Tiền đã giết chết hạnh phúc của tôi

Started by QUANGKHAI, 22/08/07, 10:43

Previous topic - Next topic

QUANGKHAI

Chồng tôi là giám đốc một công ty TNHH làm ra khá nhiều tiền. Do vậy, tôi nghỉ việc ở nhà lo hậu cần cho gia đình ngay sau khi cưới xong. Chúng tôi đã có với nhau ba đứa con ngoan ngoãn.

Anh ấy là một người rất yêu vợ thương con, dù bận bịu nhưng vẫn thường xuyên dành thời gian cho gia đình. Về mặt này, mười mấy năm chung sống tôi chẳng có gì để mà phiền trách anh ấy cả.

Duy chỉ có một điều, mà có lẽ chính điều này là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ cuộc hôn nhân của chúng tôi. Đó là anh ấy quản lý tiền nong chặt chẽ đối với vợ bao nhiêu thì thả lỏng đối với con cái bấy nhiêu. Chính vì thế, cuộc sống của tôi bị cô lập ngay trong chính nhà mình.

Cách thương vợ của anh là tạo cho tôi một cuộc sống đầy đủ tiện nghi chẳng thiếu thứ gì. Làm ra tiền nên anh cầm chìa khóa tài chính trong nhà. Mỗi lần cần mua gì, tôi đều được anh đưa cho nhưng chỉ bằng đúng số tiền mà tôi yêu cầu, không hơn cũng không kém.

Mọi người bảo với tôi anh làm như thế thì khác nào không tin tưởng vợ. Nhưng với tôi điều đó không quan trọng, trong gia đình ai quản lý tiền bạc cũng được miễn sao cuộc sống bình yên, không có chuyện gì xảy ra. Anh chẳng để tôi thiếu thốn, cần gì thì anh đi mua cho hay đưa tiền thì cũng thế cả. Mọi thứ đều có, tôi cũng chẳng cần giữ tiền để làm gì.

Nhưng khi ba đứa con bắt đầu đến tuổi đi học, biết tiêu tiền thì mọi vấn đề  đã xảy ra. Anh đưa tiền cho con tiêu vô tội vạ. Hễ đứa nào cần mua thứ gì là anh đưa cho con ngay.

Tôi góp ý với anh làm như thế sẽ tạo cho các con dễ sa vào hư hỏng. Anh bảo với tôi, bố làm ra tiền không cho con tiêu thì để cho ai. Vả lại chúng nó biết tiêu tiền thì sau này ắt sẽ biết kiếm tiền. Tôi không đồng ý với quan điểm đó và giữa chúng tôi đã mâu thuẫn với nhau nhiều lần vì chuyện này.

Tất cả không dừng lại ở đó, cả ba đứa trẻ đều cảm nhận sự thoải mái tiền nong của bố đối với chúng. Hết đứa này đến đứa nọ so bì nhau mua sắm đồ chơi, quần áo, lẫn đồ dùng học tập. Chúng đổi mốt liên tục khiến không ít lần tôi phải bán lại đồ hoặc cho con cháu trong gia đình.

Nguy hại là cô giáo nhiều lần gọi điện báo cho tôi biết chúng dùng tiền rủ bạn bè bỏ học và bao bạn đi chơi. Không còn cách nào khác, tôi phải yêu cầu anh chấm dứt kiểu cho tiền con tiêu vô tội vạ. Tôi quán triệt với các con cần mua thứ gì đều phải có mẹ đi  cùng để mẹ trực tiếp trả tiền.

Một vài lần như thế, tôi phát hiện số tiền anh đưa dư ra cho con rất nhiều. Đưa ra thắc mắc vì sao anh đưa tiền cho tôi mua sắm thì lúc nào cũng sít sao không thừa không thiếu sao đưa cho con lại dư thừa bừa bãi như vậy, anh mắng tôi thậm tệ: Rằng tôi là một người mẹ chẳng ra gì lại đi ganh tỵ với con; rằng anh chiều con một tý cũng không được.

Tôi phân tích cho anh hiểu rằng đó không phải tôi ganh tỵ với con mà mong muốn anh thương con cho đúng cách. Cũng vì điều đó mà cả ba đứa trẻ mâu thuẫn với tôi liên tục.

Chúng không muốn mẹ quản lý trong ý thích mua sắm và tiền bạc chi tiêu. Thậm chí chúng còn bảo tiền bố làm ra, bố cho chúng có quyền tiêu, tôi không được quản lý như thế.

Điều đáng nói là mỗi lần bố mẹ to tiếng với nhau là lập tức ba đứa con đứng về phía bố cùng chỉ trích mẹ. Đau lòng hơn là cũng vì chuyện tiền bạc ấy, cả ba đứa con bắt đầu có thái độ khinh thường mẹ, chỉ nghe theo lời bố.

Cuộc sống của tôi vô tình bị cô lập một bên. Mọi chuyện trong gia đình hễ anh đưa ra ý kiến nào là cả ba đứa con đồng tình hưởng ứng. Trong khi đó mỗi khi tôi đưa ra một yêu cầu gì thì lập tức chúng phản bác. Chồng tôi thấy các con nói vậy nên nhiều lần gạt đi ý kiến của tôi.

Ngày này qua tháng khác, tôi cảm thấy hình như mình trở thành một người giúp việc trong nhà cho chồng con mình thì đúng hơn. Sớm trưa lặng lẽ với công việc nội trợ, không được tôn trọng, không có quyền quyết định trong nhà.

Nhiều lần có tâm sự với chồng, anh đều cho rằng tôi nhiều chuyện, sướng quá hoá rồ. Ức chế, tôi đã không ít lần cãi nhau với anh. Kết quả, chúng tôi mất dần sự đồng cảm với nhau.

Đến tận bây giờ thì cả ba đứa con của tôi chưa hư hỏng thật sự nhưng chẳng có đứa nào học hành đến nơi đến chốn và xa rời hẳn mẹ. Cuộc sống của tôi bỗng trở nên vô nghĩa, ngột ngạt. Khi nghe tôi có ý định ly hôn cả ba đứa con đều đồng loạt bảo về sống với anh. Đến nước này thì tôi không còn muốn kéo dài cuộc sống đau khổ này nữa và quyết định giải thoát để làm lại cuộc đời


ST

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội