Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Messages - tinhbanvatoi

#2881
Cô Bé Tôi Yêu II Người yêu tôi vẫn giận hờn tôi,
Hồi tối, tôi kêu chẳng trả lời,
Mấy chục lần phôn, bao messages,
Đợi hoài nhưng chẳng thấy tăm hơi .

Em học miền Đông, tôi miền Tây,
Xa ba ngàn dậm, sáu giờ bay,
Mỗi năm, hai đứa dăm lần gặp,
Tình vẫn nồng nàn, vẫn đắm say .

Cho đến, tuần qua tôi hẹn sang,
Nghỉ Spring break để thăm nàng,
Máy bay, đặt sãn vài hôm trước,
Qùa tặng cho em cũng sẵn sàng .

Nhưng bỗng công ty có chuyện cần,
Không cho tôi nghỉ Vacation .
Baỏ tôi khăn gói, mai đi gấp,
Nói lệnh này từ President .

Tôi biết, làm sao vẹn mọi bề,
Nói hoài em cũng chẳng thčm nghe,
Hẹn người yêu, lỗi là trăm tội,
Lệnh xếp, không theo mất việc nč .

#2882
Cô Bé Tôi Yêu I

Cô bé tôi yêu, đẹp tuyệt vời,
Lần đầu, cô đã cướp hồn tôi,
Tôi về đêm ấy, nằm không ngủ,
Mơ bóng, thương hình, tưởng nhớ thôi .

Cô bé tôi yêu, đẹp tuyệt trần,
Cô cười, tươi thắm cả trời xuân,
Dáng đi tha thướt, ngàn hoa thẹn,
Ong, bướm đón chào, mỗi bước chân,

Cô bé tôi yêu, nhỏ xiú hà,
Cô là bạn học của Lisa,
Em tôi với cổ thân nhau lắm,
Vừa mới trao tình, lại cách xa .

Cô bé tôi yêu, đã vắng nhà,
Từ mùa thu trước, học trường xa,
Tiễn đưa, lưu luyến tôi còn nhớ,
Chân bước đôi giòng giọt lệ sa .

Bây giờ hai đứa ở hai nơi,
Kẻ ở chân mây, kẻ cuối trời,
Nỗi nhớ, niềm thương, lời nhắn gởi,
Qua giòng điện thoại, đổi trao thôi .
#2883
10 Qui Định Của Bố Vợ 1- Nếu cậu phóng xe đến nhà tôi rồi bấm còi "pim pim" thì cậu sẽ phải đi chơi tối hôm đó một mình. Tốt hơn hết là xuống xe bấm chuông.

2- Không được phép chạm vào con gái tôi trước mặt bố nó. Liếc thì được nhưng trong trường hợp ánh mắt cậu chạy xuống phía dưới cổ nó thì cậu sẽ biết tay tôi. Nếu cậu không làm chủ được mắt và tay mình, tôi và nắm đấm của tôi sẽ giúp cậu làm việc đó.

3- Cậu mặc quần xệ xuống, đến độ người ta nghĩ nó sắp tụt ra khỏi người cậu đến nơi. Nếu cậu đồng ý, tôi sẽ ghìm nó vào người cậu bằng cách dập ghim sau đó dán tem vào đó nếu cậu định mạng con gái tôi ra đường.

4- Cậu đã nghe nói tới tình dục không an toàn? Nghĩa là nếu cậu định quan hệ với ai đó mà không có một thứ ba-ri-e chắn ở giữa thì cậu sẽ chết. Trong trường hợp con gái tôi, chính tôi sẽ là cái ba-ri-e đó. Nếu cậu định gì gì đó, tôi sẽ giết chết cậu.

5- Thứ duy nhất tôi muốn cậu nói là một lời hứa sẽ mang con gái tôi về nhà nguyên vẹn. Và thông tin duy nhất tôi nói với cậu về chủ đề này là "sớm".

6- Nếu con tôi phật lòng về cậu, cậu sẽ chỉ được hẹn với một mình nó mà thôi. Nếu cậu làm nó khóc, tôi sẽ làm cho cậu phải khóc.

7- Đừng có thở dài hày tỏ ra suốt ruột mỗi khi phải đợi cả tiếng đồng hồ để con tôi xuất hiện. Nếu cậu muốn đến rạp chiếu phim đúng giờ thì nên đi một mình. Con tôi đang phải trang điểm, công việc tốn nhiều thời gian hơn cả việc vẽ bức Mona Lisa. Thay vì đứng đó nhìn đồng hồ, tại sao cậu không làm việc gì đó có ích, như lắp hộ tôi cái máy bơm nước chẳng hạn.

8-Những chỗ sau đây không thích hợp để mang con gái tôi đến: những nơi có giường, ghế sa lông hay bất kể thứ gì mềm hơn ghế gỗ, những nơi nằm ngoài tầm mắt của bố mẹ, công an và cả nữ tu sĩ, những chỗ nhảy nhót, cầm tay hôn hít, những chỗ có nhiệt độ ấm áp đến độ con tôi phải mặc quần soóc và áo may ô. Cấm không được ngồi xem bộ phim quá lãng mạn. Xem bóng đá thì được. Mà xem TV ở nhà cùng bố mẹ thì càng tốt.

9- Đừng bao giờ nói dối tôi. Trông tôi có thể già yếu, bụng phệ, mắt kém. Nhưng bất cứ điều gì xảy ra với con gái tôi , tôi đều biết hết. Tôi là chúa tàn nhẫn trong vũ trụ của cậu. Nếu tôi hỏi cậu vừa đi đâu, với ai thì cậu chỉ có một cơ hội để nói một sự thật mà thôi. Toàn bộ sự thật và không khác gì ngoài sự thật. Tôi vẫn còn khẩu súng trường, một cái xẻng và 100m2 vườn đằng sau nhà. Chớ coi thường.

10- Cuối cùng, nếu như một ngày đẹp trời nào đó, tôi mời cậu uống rượu thì điều đó không có nghĩa là các quy định của tôi đã được dỡ bỏ. Đơn giản, đó chỉ là vì tôi muốn con gái tôi vui vẻ một chút, hay cũng có thể ngày hôm đó tôi vừa trúng xổ số. Chớ vội mừng!
#2884
hay lắm đó ghen các bạn http://echop4.googlepages.com/Haidacsac.html
to: mu_forever cũng rễ thôi mà em( em vào chỗ thay đổi màu ý để tạo màu sắc mà mình thick thế là được thôi mà)
#2885
anh thì thix nhiều thứ lắm em à hihiihi... em có lòng tặng anh cái gì thì anh nhận cái đó thồi hihihi...
#2886
đẹp trai đó chứ nhỉ
#2887
nếu được thế thì còn gì bằng nữa nhỉ thích ghê quá này anh phải đổi lấy mấy cái để dùng dần em à
#2888
Tôi đạp xe xuôi triền dốc. Và chui vào phòng đọc sách, đọc lặng lẽ. Thế là Phiên chẳng quay về nữa rồi. Phiên có quá nhiều niềm vui mà. Niềm vui của Phiên, những niềm vui gắn vào nhiều công việc rất cụ thể. Niềm vui của tôi, những niềm vui bâng khuâng mơ hồ, chẳng có gì rő rệt, bảng lảng hệt những nỗi buồn. Tôi nhìn lại dòng tít trên đầu kịch bản: Vệt dài ký ức. Ký ức của ai, một thứ kỷ niệm riêng biệt sao Phiên lại đưa lên phim. Anh biết không, bố em sẽ dựng thành phim, bố em đang tìm diễn viên. Bố em bảo, phim bây giờ không khó làm, kịch bản của em được khen là dung dị và dễ thể hiện. Sẽ có nhiều diễn viên nổi tiếng vào vai hai đứa mình. Tôi nghĩ mãi, nghĩ mãi rồi viết: Em cho anh ra khỏi vệt ký ức của em được không.
Tôi không nhận được thư Phiên nữa. Phim đã làm xong, những nhân vật đi lại nói cười như những con rối. Tôi bảo, thôi phim chẳng hay đâu bà ạ.

Phim bây giờ toàn bọn trẻ yêu đương linh tinh. Bà bảo, ừ, phim với chả ảnh. Cháu đi học bài đi, bao giờ thì học xong hả Bình? Tôi cười, chả bao giờ xong được bà ạ. Nhưng cháu học sắp hết lớp 12 rồi. Nếu cháu đi thì bà có buồn không? Mày đi đâu chứ? Cháu về thành phố, đi học ấy mà. Ừ, đi thì đi, thành phố thì nhiều cái lạ lẫm, nó hút những đứa nhiều ảo vọng. Ông cười, bà chẳng hiểu gì đâu. Bà hiểu chứ, tôi biết. Nhưng bà cũng như tôi, bà sợ sự mất mát, sợ sự hiu quạnh trong căn nhà quá rộng. Nhưng cuộc đời là biển rộng, tôi như cát nhỏ trên bờ, gió cuốn đi xào xạc vang nhẹ như một tiếng chuông xa. Tôi ngồi vào bàn học, những con chữ dài dằng dặc. Tôi ngủ gục trong phòng sách.

Buổi sáng, Hạ bảo: "Tôi có một bức thư, chẳng biết cậu có muốn đọc không. Thư của Phiên phải không? Tôi gấp gáp hỏi. Tôi là tôi còn Phiên là Phiên chứ. Tôi cười, thì Hạ chỉ là Hạ thôi. Tôi ngồi trong góc lớp đọc, những màu sắc chói lóa, những điểm nhấn mạnh mẽ trong thư Hạ. Tôi vùng chạy, thế là mất đi một người bạn thân thiết rồi. Tôi chẳng thích thế. Tôi chưa chuẩn bị cho điều này. Tôi lao xe xuôi triền dốc, mặt bỏng rát như có người đuổi theo.

Không có Phiên lâu rồi cũng thành quen. Nhưng nếu thiếu Phiên trong suy nghĩ thì thật là đáng sợ. Ôi, con gái, họ là một khái niệm cực kỳ phức tạp.
Tôi đi dọc ký ức thời học trò cùng với bóng dáng của Phiên ít nhiều bị mờ nhạt do những dư chấn quá mạnh của bộ phim tẻ nhạt ngày trước. Nhưng tôi không làm được gì, hệt như Phiên ngày ra đi. Tôi bảo, cháu cũng chẳng thích thành phố. Học xong cháu sẽ về bà ạ. Bà cười phóm phém, bà già quá rồi. Thôi, mày đi đi, về nhà con Phiên ở tạm. Ông bà sẽ thi thoảng xuống thăm. Tôi mang những đốm nắng vàng cho Phiên xuôi đčo. Nắng thì mãi phải là nắng thôi.

Thành phố là một thứ ký ức riêng biệt trong tâm trí tôi, mà đến bây giờ tôi vẫn không thể hòa vào dòng sống chung của đời mình. Cô Mễ bảo, bây giờ nhà cô bận lắm, Phiên lại chuẩn bị đi du học, nó không có thời gian giúp cháu nhiều. Cháu đừng buồn, một vài ngày sẽ quen ngay thôi. Nhưng mày có một vẻ mặt rất đáng ngờ, nó sẽ làm cho nhiều đứa con gái sẽ tò mò đấy. Mà như thế thì cô không thích. Tôi bảo, cháu cũng không biết nữa, nhưng cháu tin là mình sẽ không để xảy ra điều gì khiến cô phiền lòng. Phiên bây giờ không thích màu nắng vàng nữa. Phiên chỉ thích những chiếc áo màu tuyết lạnh. Tôi ở trên núi, không có tuyết. Tôi đến giảng đường, thấy những ngày xưa xa quá rồi. Có lẽ chỉ còn bà nghĩ vẫn mãi nghĩ về nó vẹn nguyên như những ngày Phiên chưa ra đi. Tôi sợ lắm nếu một ngày bà dồn những hồ nghi thành nỗi buồn già nua nhưng có thật. Như thế thì Phiên sẽ thành người có tội mất. Tôi không muốn thế. Hãy để cho Phiên đi theo giấc mộng của riêng Phiên.

Tôi mang nhiều thất vọng về thành phố vào những trang viết trong suốt những năm đại học. Tôi đã quen, nhưng quen không đồng nghĩa với việc người ta thích nó. Tôi sống một cuộc sống bàng bạc như đã từng sống, một tháng về thăm ông bà một lần, rồi ra đi mang theo nhiều tiếc rẻ của những ngày nghỉ vội vàng. Phiên đi, không có một lời về. Tôi biết thế là xa thật, xa mãi mãi. Thành phố vẫn vậy, nhiều bụi và quá ồn ào.

Một ngày, cô Mễ hớt hải vào trường tìm tôi. Bà đang bệnh nặng lắm, mày về đi cùng cô. Tôi về, bà tóc bạc như một vạt nấm héo. Ông ngồi bó gối nhìn mưa giêng hai giăng ngang gian đọc sách đầy mạng nhện. Bà phều phào, con Phiên không về à? Cô Mễ rưng rức khóc: Bà ơi, cháu nó đi du học cả năm nhưng không thčm liên lạc về. Con trắng tay rồi. Mắt bà thoắt sáng rồi bạc đi như đã cạn vơi hoàn toàn, không năm không tháng. Bà cầm chắc tay tôi. Bà còn một mình mày thôi. Nhưng tiếc bà không còn đủ sức để nhìn mày quay trở về. Ông bám vai tôi, thế là bà đi thật rồi. Bình ơi, bà dành cho con tất cả ở trong chiếc âu đồng kia. Tôi chẳng muốn mở ra xem, ngồi ôm chiếc âu nho nhỏ trong lòng thoang thoảng hương trầu thuốc. Bà đi thật, vĩnh viễn lãng quên màu nắng vàng.

Cô Mễ tóc bạc nhìn chú Tịch dọn đồ đạc từ phòng làm việc về nhà trong ngày nghỉ hưu. Không tin tức của Phiên, chỉ thỉnh thoảng dői trên Internet, tôi bắt gặp một địa chỉ quen quen với một hình ảnh quen quen, nhưng khi truy cập tôi lại thật sự hồ nghi bởi những thông tin của ai đó về quê hương rất mờ nhạt và buồn cười. Tôi ôm nỗi niềm riêng trong lòng, cất kín chiếc âu đồng trong tủ sắt.

Ngày trôi bất tận không hạn hồi. Ký ức màu gì. Ký ức trôi včo như một tiếng chuông xa. Tôi gục đầu trên bàn phím giêng hai, nghĩ đến bình nguyên thẳm xanh, thiên đường của ông bà, của tôi và của Phiên ngày thơ bé và thầm nghĩ đến một ban sớm ngày trở về.
#2889
Như một tiếng chuông xa
Dương Bình Nguyên

Tuần sau thì Phiên đi. Tôi đưa Phiên lòng vòng quanh những con đường nhỏ xíu của thị trấn. Những ngày này chẳng có nhiều nữa.

Tôi nhìn về phía dưới chân đčo, dưới ấy đường phẳng hơn. Phiên bảo, cuối cùng thì cũng phải đi với bố mẹ thôi. Bố mẹ ở đâu thì con cái phải ở đấy chứ. Mẹ Phiên bảo, bây giờ hòa bình rồi, chẳng phải như ngày xưa còn chiến tranh. Tôi bảo, Phiên xin ở lại một năm cũng được mà. Phiên cười buồn buồn, chẳng biết làm gì cả. Phiên yếu đuối. Phiên là con gái, nhút nhát lắm và cũng ngây thơ lắm. Tôi lại hỏi, thế về thành phố thì Phiên làm điều gì đầu tiên? Phiên bảo, cũng chẳng biết. Cái đó là ở bố mẹ. Nhà mình trên này còn rộng, đi thì buồn và rất vắng, biết không? - tôi cố níu kéo. Nhưng Phiên thực sự không làm được gì.

Ngày mai Phiên đi rồi.

Tôi mang cảm giác tiếc nuối đạp xe về phía bên này dốc. Ngày mai thì vắng thật vắng, chẳng biết ai sẽ ngồi thế vào chỗ của Phiên. Những bông hoa vàng lẫn lộn bên lề đường, không thật rực rỡ để thčm muốn lại cũng chưa đủ viên mãn cho nhuốm độ phai tàn. Tôi vùng vằng, có lẽ nên quay lại.

Phiên việc gì phải làm cái việc nhọc công ấy chứ. Hừ, thành phố! Thành phố thì có gì nào? Chả có gì ngoài khói và bụi như những người lớn vẫn thường nói. Cô Tịch, chú Mễ chả dóng dả bảo: Bao giờ nghỉ việc thì về quê cho yên bình thôi. Hà Nội ấy à, mệt mỏi lắm, kiếm được một chỗ ngồi yên tĩnh cũng chẳng có. Tôi biết mình vô lý, nhưng tại sao người ta lại cứ phải đưa Phiên về với bụi thị thành?

Ngày Phiên đi.

Tôi đứng nhìn chiếc xe chất đầy những cành hoa màu nắng vàng lừ lừ xuôi đčo. Phiên bên trong những ô cửa kính, những ngón tay thon nhỏ lắc lắc. Những người lái xe ôm đẩy tôi ra ngoài. Về đi, còn gì mà ngóng. Trông chú mày cứ như bị đòn oan ấy nhỉ. Từng tràng cười rộ lên. Tôi ngồi trên thanh chắn barie, chẳng muốn về. Ngày mai thì xa vắng thật rồi. Nhớ, nhớ lắm. Tôi nghĩ đến những gian nhà mênh mông, những đồi nương và cả tiếng bước chân hai đứa chạy lịch bịch sau hiên nhà chơi trò trốn tìm. Nhà bây giờ như một khu bảo tàng kỷ niệm. Ngày mai, ừ, ngày mai mới là một ngày đáng chán. Ai mà lấp được chỗ Phiên trong lớp chứ. Chẳng biết Phiên có viết thư về ngay không.

Phiên đã đi từ ngày hôm qua.

Hôm nay ở lớp nhiều người nhắc đến Phiên, nhắc tiếc nuối nhưng cũng nhiều lời tiếng không vui lắm. Phiên xinh thế, lại học giỏi thế, người ta ghét âu cũng là lẽ thường. Tôi vẫn ngồi bàn cuối, chỗ bàn trống tôi lấp bằng cái cặp to sụ. Mấy cậu bạn nhấp nhỏm nhìn xuống: Mày có bị làm sao không, nó là em gái mày cơ mà. Thì là em gái. Em gái thì mình không có quyền thương nhớ à. Vớ vẩn thật. Cô giáo bảo, Bình có chuyện gì không được bình thường. Hay là cô chuyển em lên bàn trên nhé. Đám con gái hích hích cười, cô ơi, đấy là "dấu ấn kỷ niệm" làm sao nó dám bỏ. Cô bảo, để cô chuyển Hạ xuống ngồi cùng em, hai đứa giúp đỡ nhau nhé. Tôi không đáp, không đồng tình cũng không phản đối, nhưng thực tình chẳng vui vẻ gì. Hạ cũng xinh, cũng học giỏi. Nhưng Hạ thì chỉ là Hạ thôi.

Thế là đã một tuần chiếc xe chở màu nắng vàng đưa Phiên xuôi triền dốc.

Tôi đi học, tôi về nhà. Con đường sao mà dài, nắng đầy và mưa cũng tràn qua rát mặt. Bà bảo, sáng có một đứa con gái tóc dài thật dài đi ngang qua ngő nhà mình, bà đang quét lá rớt ngỡ con Phiên về thăm. Khi bà chạy ra thì nó đã vụt qua như một chiếc bóng. Nó đi hút mãi về phía rừng già. Tôi bảo, chắc bà nhớ Phiên quá thế thôi. Bà lấy vạt áo chấm nước mắt, không nhớ sao được, có nó căn nhà ấm thêm một tiếng nói. Nó đi bà càng thương mày hơn, đừng bao giờ nghĩ mình là một đứa trẻ được ông bà nhặt về. Cháu và Phiên đều là những đứa cháu đáng quý. Tôi nhìn vòm mắt đầy nắng ấm của bà. Không, bà đừng nghĩ làm gì, cháu đã lớn rồi.

Ông dong đàn bò từ trên núi về, hỏi dóng vào, có nhận được tin gì của con Phiên không. Tin gì được nào, nếu không phải là bức thư nét chữ nghiêng và thuôn dài. Bà lần trong hộp trầu vỏ, đây rồi, nó đem đến từ sáng sớm, nhưng bà không biết mở. Bình, nó viết cái chữ gì, nó có hỏi thăm bà không. Tôi bóc thư, những nét chữ mãi nghiêng nghiêng như thế. Phiên bận lắm, bà ạ, em phải đi học ở trường chuyên, phải đi học thêm, học luyện thi đại học... bà hỏi, đại học là học cái giống gì. Tôi bật cười, thì... học trên lớp mười hai, học làm ông thầy chẳng hạn. Bà lại phóm phém, miệng cười hoen vệt cốt trầu... Phiên lại phải đi học thêm tiếng Anh, phải vào mạng Internet để lấy tin tức từ bč bạn. Bà ạ, Phiên có nhiều bạn mới rồi. Ông rung đùi: Vậy là mừng. Sợ nó quen nếp đồng rừng, về đấy lại chẳng sống được với ai đâm thành con ngố.

Ông cũng có lý. Nhưng mà sao lòng tôi lại chẳng thấy yên. Tôi vào bàn học, nhìn những chùm hoa màu vàng óng treo tràn ngoài cửa sổ. Rồi đặt bút viết: Em gái yêu quý!

Một tháng.

Hạ bảo, cậu có cần tôi giúp gì không. Tôi cười nhẹ, không, có gì đâu nào. Tôi không cần là một nhân vật nổi bật trong lớp. Tôi là một gã trai mắt nâu tóc xoăn nhàn nhạt, thường người ta cần để làm một cái phông hay một điểm tựa không chói lóa. Thế thì cần gì phải giúp chứ. Tôi ngồi trong lớp và nghĩ mình có thể làm thơ. Cuối cùng Hạ bảo, vẻ khinh mạn của cậu thật đáng mến, điều đó làm tôi thấy cậu đáng mặt con trai hơn những người khác. Tôi quay sang: Hạ vừa bảo cái gì nhỉ. Một gương mặt đỏ bừng quay đi. Không, có gì đâu, đùa ấy mà.

Một buổi sáng, ông bưu tá già đưa cho tôi một vuông quà xinh xinh. Một vuông quà có gắn ru băng màu nắng vàng. Tôi nhìn thấy màu mắt nâu hiền từ trong ấy. Những nét chữ nghiêng dài, mềm mại và không một gợn buồn phiền. Anh có còn thích đọc sách như ngày xưa không. Em không phải là nhà văn, nhưng em cũng có thể viết được sách, đúng không nào. Anh đọc nhé, đây là kịch bản của em đấy, nó sẽ được dựng thành phim. Tôi ngồi nhìn những dòng đối thoại trong trang viết của Phiên. Những xưa cũ gần lắm, hiện lại dần dần. Nắng thì cứ nắng, mà mưa thì cứ mưa. Ngày hôm qua là nắng vàng, là lay phay mưa trôi qua lưng đčo. Những đứa con gái tò mò nhìn hộp quà, cái gì thế hả Bình? Cái gì mà chẳng được chứ. Tôi chẳng thích thế chút nào. Cậu cần gì phải giữ khư khư như vậy. Cậu là con trai cơ mà. Mà con trai thì...


#2890
Có thể là gió lạnh làm cho tôi tỉnh giấc. Vẫn tiếng sáo diều vút lên trong vắt. Giữa đêm khuya thanh vắng càng lảnh lót vang ngân. Ỳ oạp tiếng ếch kêu phía đầm sen. Và giọng nói thì thào như gió thoảng ở ngay sát nơi tôi nằm... "Anh có yêu em thật không?". Giọng nam thở gấp: "Lại chả thật. Mùa thu tới, thầy u anh sẽ mang lễ lên đây ăn hỏi em. Hai ta sẽ thành vợ, thành chồng". Giọng nữ khẽ khàng: "Thật chứ? Anh có dám thề không?". "Thề thì thề, sợ gì! Nhưng ngộ nhỡ anh đi bộ đội thì sao?". "Lâu mấy em cũng chờ...". Tôi nằm dán xuống cỏ. Nín thở, nhưng nghe rő tim mình đập loạn. Anh Cấp và chị Lụa. Giọng nói của họ chớ có sai. Hčn chi anh Cấp mấy ngày nay nóng ruột, chỉ mong bầy trâu về đến làng Yên. Tôi nằm ở phía bên này đống rơm. Anh chị ở phía bên kia đống rơm. Có thể họ không biết tôi ngủ quên ở đây. Hoặc giả anh Cấp có biết tôi đang ngủ, cũng coi tôi là con nít. Mười lăm tuổi con nít chớ còn gì? Một lúc lâu sau, nghe tiếng hai người vật lộn, không đừng được tôi trườn nhẹ, ghếch đầu he hé mắt nhìn. Chỉ thấy tấm lưng trần của anh Cấp và tấm thân trắng lốp của chị Lụa nhập nhòa trong khoảng tối của tán lá nhãn đung đưa. Tôi tự cắn vào tay mình để khỏi hét lên. Tôi nhắm mắt lại, bịt tai để khỏi nghe thấy những câu đối đáp của họ, xen lẫn tiếng thở gấp. Chỉ đến khi, tiếng mő khua lốc cốc của mấy người du kích đi tuần canh trên đê, đôi trai gái yêu nhau mới rời khỏi chân đống rơm đi lại phía đàn trâu cho chúng ăn cỏ.


III


Vào cuối tháng tám, tôi còn có một chuyến đi nữa trở lại làng Yên. Chỉ huy chúng tôi và bầy trâu 48 con không phải là anh Cấp mà một ông trung niên tên Cứ. Tôi chỉ nghe láng máng vào tháng 7, anh Cấp có giấy gọi nhập ngũ. Tôi đã quen với công việc và có chút ít kinh nghiệm làm bạn với bầy trâu rừng. Lòng thoáng chợt buồn vì thiếu vắng anh Cấp.

Những ngày đi đường, tôi mong ngóng từng đêm để tới được làng Yên. Đàn trâu về đến làng đã sẩm tối. Chị Lụa nhận ra tôi là người quen cũ, từng đi với anh Cấp về nghỉ ở nhà chị lần trước, nhưng trong bữa cơm chị không nói gì. Còn bà cụ Mít cũng ậm ừ cho qua chuyện và đôi mắt luôn dői theo cô con gái từng bước một. Hình như ông Cứ không được bà cụ Mít tiếp đãi nồng nhiệt như anh Cấp bữa trước. Sau bữa ăn, cụ Mít ngồi tính chi ly từng hào để thanh toán tiền gạo củi, rau mắm, tiền cỏ trâu, tiền thuê bãi cho trâu nghỉ. Tôi buồn bã cầm tấm mềm mỏng đi ra bờ đê tìm đến gốc nhãn. Đống rơm to như cái nơm cá khổng lồ hao đi quá nửa. Tôi ngồi xuống dệ cỏ, ngửa đầu ngắm trời sao. Lòng buồn se sắt. Chị Lụa lặng lẽ tới bên tôi tự bao giờ. Bàn chân chị đi trên lớp cỏ êm ái không một tiếng động. "Anh Cấp đi bộ đội, chị có biết không?" - Tôi hỏi chị Lụa. "Anh ấy chẳng nói gì với chị, trước ngày đi anh ấy có lên đây được một tối, thưa chuyện với mẹ chị. Bà cụ chửi cho một trận, rồi cấm cửa..." "Đang thời chiến tranh mà chị...". Tôi an ủi. Chị Lụa nhìn lên mặt đê, buông giọng buồn rầu: "Chị buồn lắm em ạ. Biết anh ấy bây giờ ở đâu mà tìm?".

Tôi không biết chị Lụa buồn vì lẽ gì? Bị bà cụ Mít chửi cấm chị lấy chồng xa? Hay chỉ vì chị trót yêu một anh chàng đi bộ đội. Làng nào bây giờ chả có người ra trận? Nghe nói đã có người trên huyện đánh tiếng hỏi chị Lụa, nhưng chị kiên quyết không lấy. Bà cụ Mít càng giận... Bỗng chị Lụa bật khóc ngay trước mặt tôi. Rồi chị đứng dậy đi lên bờ đê... Tấm áo cánh nâu, chiếc quần thâm bó chặt lấy cơ thể phổng phao, cái bụng đã hơi căng đầy của người con gái...

Thêm một mùa hč nữa, tôi lại ngược rừng làm bạn với bầy trâu về xuôi. Vẫn những chặng nghỉ đêm sau khi đi bộ quãng đường 20, 25 km một ngày. Mùi trâu rừng hôi hám ám vào quần áo, lẫn vào giấc ngủ. Chỉ có điều khi đi qua những thành phố, thị trấn, làng mạc cả người và trâu lo đi cho nhanh để tránh những trận máy bay Mỹ đánh phá đường sá, cầu cống không theo một quy luật nào cả.

Đêm ngủ lại làng Yên, bà cụ Mít vẫn nấu cơm cho toán thợ, bán cỏ, rơm khô cho bầy trâu ăn đêm, keo kiệt tính từng xu gạo mắm... Khi tôi buột miệng hỏi: "Chị Lụa đi đâu, thưa bà?". Chỉ nghe tiếng bà chít nước bã trầu qua kẽ răng và một giọng đay nghiến: "Bôi vôi, thả trôi sông rồi...!". Tôi chạy ào ra ngoài bờ đê, úp mặt vào thân cây nhãn khóc tấm tức. Năm ấy tôi tròn 16 tuổi.

Thêm một mùa hč nữa qua đi. Tôi vào bộ đội. Rồi đi Nam. Gặp lính Công trường 4 ở Phú Vang, Phú Lộc; đụng với lính Công trường 6 ở Phong Quảng, đi với Sư đoàn 324 đánh điểm cao Dốc Chč, Cao điểm 360, căn cứ Động Tranh Bình Điền, chốt giáp ranh với lính Sư đoàn 325 ở bờ sông Ô Lâu, lên đường tuyến A Sầu. A Lưới đi nhận gạo đạn gặp lính cao xạ bảo vệ đường tuyến, gặp ai đồng hương tôi cũng dò tìm tin tức về anh Cấp. Cả một trung đoàn toàn là lính Hải Phòng, Thái Bình tăng cường cho chiến trường Trị Thiên trong chiến dịch Mậu Thân 68 không lẽ chết cả...

Cho đến một ngày khi tôi bị thương phải vào trạm phẫu Nhô bên bờ Bắc sông Bồ, tôi mới tìm được tung tích của anh. Anh Cấp vào Nam được điều về một đơn vị vận tải gạo dọc theo Khe Trăng, Khe Lu. Trong một lần đi tải đạn B41, anh Cấp đã bị lính Mỹ phục kích bắn chết ngày dưới chân Động Chuối. Y sĩ Nhô - Trạm xá trưởng đã đưa tôi tới nơi chôn cất anh Cấp. Hy sinh cùng với anh còn có 5 người lính vận tải. Những cơn mưa rừng tầm tã ở miền Tây Bắc Huế làm cho những ngôi mộ hao vẹt cả. Chỉ còn lại dòng tên anh được đục bằng đinh trên những mảnh sắt tây cắt ra từ thùng lương khô đã han gỉ.


IV


Anh cán bộ huyện Lắc đưa tôi đi thăm hồ cả buổi sáng. Hồ Lắc rộng nhất nước và đầy vẻ thơ mộng. Thỉnh thoảng trên mặt hồ nổi lên những hòn đảo nhỏ. Thấp thoáng bóng nhà sàn, nhà ngói có những cần ăngten bắt sóng truyền hình thấp thoáng bóng cây rừng.

Ở một ngọn đồi sát mép hồ ngôi biệt điện của vua Bảo Đại bao năm mưa nắng vẫn soi bóng xuống mặt hồ. Gần đây còn có trại nuôi voi của Hoàng cung. Vào mùa săn bắn, vua từng lên đây cưỡi voi đi săn, đi câu cá... Buổi trưa, mấy anh cán bộ huyện ủy đưa tôi vào ăn cơm ở Trường phổ thông cơ sở nội trú dân tộc. Anh hiệu trưởng Y Ban khoe với tôi: "Ở đây anh có đồng hương đó nghen!" - Y Ban chỉ cho tôi một cô gái ngoài 20 tuổi: "Cô Kim Thu, Hiệu phó chuyên môn của trường tôi". Cô giáo Thu nghe nhắc tên ngẩng lên nhìn tôi, khẽ chào và có ý xin lỗi vì đang trao đổi điều gì đó với hai ba thầy cô giáo đang giờ nghỉ giải lao.

Khi tôi còn mải nhìn các cháu học sinh nội trú tập thể dục giữa giờ, bỗng giật mình nghe có người hỏi: "Có phải chú đi theo anh Cấp đến nghỉ ở làng Yên năm nào không?". Tôi quay lại, sững sờ đánh rơi cốc nước đá... Trước mặt tôi là chị Lụa. Chị Lụa của hơn 20 năm trước ở làng Yên. Vẫn gương mặt bầu bĩnh phúc hậu. Tóc chị lốm đốm nhiều sợi bạc, đuôi mắt có chân chim. Chiếc chổi chị Lụa cầm trên tay đang quét lá rụng cũng rơi xuống sân.

Vậy là chị Lụa đã không chết trôi sông như lời nguyền của cụ Mít. Người đàn bà không chồng mà chửa đã chịu bao cơ cực tủi nhục để còn được sống tới ngày hôm nay, quyết chí đi tìm chồng. Hai mẹ con chị đã tới hàng trăm nghĩa trang ở các tỉnh dọc dải miền Trung và Tây Nguyên, làm đủ nghề để hai mẹ con khỏi chết đói, chỉ cốt dò la cho được tung tích của anh Cấp. Một ngày nọ, chị Lụa dắt con dừng lại bên hồ Lắc. Cô hiệu phó xinh đẹp nói giọng bắc: "Kim Thu là cô con gái rượu của chị".
CAND

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội