Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Messages - kien lua thong minh

#1
Ai đã đọc "Hai số phận" - Jeffrey Archer, Ai hồi hộp theo dõi cuộc đua tranh chức chủ tịch ngân hàng Lester giữa William Kane và Peter Parfitt, và ai thầm thán phục trước chiến thắng thuyết phục của William? Nguyên nhân của chiến thắng là gì? Đáp án là một lời khuyên từ một ông già thám tử người nhập cư " QUYỀN LỰC CỦA LỜI NÓI CUỐI CÙNG".
Bạn là một người trung lập và thường chỉ tin vào những gì mình biết, những gì tai nghe mắt thấy? Bạn đọc một bài báo phê bình, bạn tự nhủ: "À, vấn đề là thế", ngày mai có một bài báo khác đứng trên quan điểm khác, nhưng phân tích vấn đề cũng hoàn toàn hợp lý. Bạn lại "À!". Điều này tương tự như trận "bút chiến" do cùng 1 người là "Ruồi Trâu" gây ra. Và tri thức của bạn sẽ dừng lại ở những thông tin cuối cùng, chuyên sâu nhất và có tính hợp lý cao nhất.
Một ví dụ đơn giản, tiền bạc và tình cảm cái gì quan trọng hơn?
-Tình cảm, bởi vì có nhiều tiền mà không có tình cảm hoặc tinh thần luôn căng thẳng buồn chán thì cũng chẳng để làm gì.
- Tiền, bởi vì nếu thiếu tình cảm hoặc gặp vấn đề về tình cảm, nhiều trường hợp tiền có thể bù đắp, tháo gỡ khó khăn tình cảm trước mắt, mở ra những cơ hội tình cảm mới và tạo nhiều điều kiện cho tinh thần phát triển. Còn ngược lại, chỉ tình cảm không đôi khi không giải quyết được vấn đề gì, thậm chí người ta có thể chết đói và không thể tiếp tục duy trì cái tình cảm đẹp đẽ đó.
- Tốt nhất là hài hoà, vừa phải cả hai cái. Đừng chết đói mà cũng đừng sống một cuộc sống mà ý thưc không tồn tại. Người ta vẫn bảo bình thường là hạnh phúc đấy thôi...
Còn bạn, bạn nghĩ sao? Sao không rèn luyện khả năng hùng biện cho mình trước khi trở thành một người có cả "vật chất" và " ý thức"?
Ai sẽ bắt đầu có quyền lực lời nói cuối cùng "đầu tiền"?

#2
.............................................. cầu hoà
#3
Chết! xin lỗi quá. Định đăng cái tin " Don't know" mà lần trước mãi không đăng được, lại đang mải mê mấy việc bận rộn linh tinh nên quên luôn. Hôm nay mới vào, vừa bị nhầm lẫn lớn trong đuổi hình bắt chữ xong lại nhớ ra còn chưa sorry mọi người nữa. Quả thực là Kiến không biết gì về tranh thủy mặc (nhưng biết là nó thường vẽ trên giấy lụa và giấy gió chứ không phải giấy Điệp, giấy Điệp là giấy của làng tranh Đông hồ - Kiến có người bạn ở làng này và là người thường xuyên cung cấp tranh Đông Hồ ở Văn Miếu, nhưng chưa kịp hởi thêm vì họ vừa Đại hỉ, cỗ to, đông người quá có nhìn thấy chú dể đâu, chỉ toàn thấy đồ ăn thôi).
Đã là tranh thủy mặc hay viết chữ Thư Pháp thì phải học chuyên sâu mới hiểu được, không chỉ biết chữ mà còn phải hiểu được ý tứ và thần thái của người  viết, ngay cả người Trung Quốc cũng vậy. Bằng chứng là Kiến đã đem mấy chữ mà Kiến không biết hỏi 1 người TQ, 1 người Đài Loan nhưng không ai hiểu là chữ gì?????
Hihi, nên mặc dù biết mình vẫn còn "ấu trĩ" Kiến vẫn cứ nhăn nhở cười 
#4
oái! sao mình lai mở nhầm trang 25 ra mà hì hục ngồi đoán để rồi thấy đáp án đã có sẵn ở trang 26 nhỉ.
Đúng là mãi không được nghỉ tết lên "đơ" mất rồi.
To ga_ru: Đoán thêm lần nũa :Hifi
#5
To TBVT: Kiến đoán là "cầm bóng"
To ga_ru: có phải là "Hi"
=> Liên tiếp ghi điểm
Không biết đủ năm mươi chưa, không thì lại "hai năm mươi" thì ....... :Gutted:
#6
"xà kép"
Hihi, chắc là lại đúng rồi, mà sao đúng mấy lần mà không thấy được cái ... gì nhỉ?
Oái, thừa 50 rồi.  :P
#7
Hình.... hì...nh.... như...  l...à.....
a... à....á...a .... Tam.... a... à...á....
" Tam sao thất bản" thì phải?
Oái!.. Đủ số ký tự chưa nhỉ?
#8
"sớm mận tối đào"
??????????
#9

...
Có thể ngày mai ta cũng sẽ đi qua
Một cánh cửa nao lòng như trong truyện "Tuyết"
Có tiếng chuông rung và con mčo Ackhip
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong
Xa xôi sao...
Thời thơ ấu sau lưng.

2. Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu
Cuộc đời không phải thế
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Biển mặn mòi sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh trước biển cả dâng triều
Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt tới
Dấu đen sầm khi đáy bóng đêm trôi

Và hạnh phúc vỡ ra như nốt đàn căng
Nốt cao quá trong đời xao động quá
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn
...
Đưa em đi. Tất cả đã qua rồi.
Ta đã lớn, và Pauxtopxki đã chết
Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em.
(Bằng Việt)


Và đây là ....


TUYẾT

(Pauxtopxki)

Tachiana Petrovna dọn đến nhà cụ Potapov được một tháng thì cụ mất. Nàng ở lại một mình với đứa con gái nhỏ là Varia và người vú già.
Ngôi nhà nhỏ, chỉ có ba gian, ở trên một ngọn đồi trông xuống con sông phía Bắc ngay đầu tỉnh lị. Sau nhà, bên kia khu vườn đã trụi lá là một rừng bạch dương phi màu trắng bạc. ở đó, từ sáng đến tối, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi báo hiệu trời xấu.
Từ khi rời Moskva, Tachiana mãi vẫn không sao quen được cái tỉnh lị đìu hiu với những ngôi nhà nhỏ bé, những cánh cửa hàng rào kêu ken két, những buổi tối vắng lặng, nghe rő cả tiếng ngọn đčn dầu ho nổ lép bép.
"Mình ngốc quá! - Nàng nghĩ - Không dưng đi bỏ Moskva, nhà hát và bč bạn! Đáng lẽ phải đưa Varia đến với bà vú ở Puskino, nơi đó chưa bị máy bay bắn phá lần nào, còn mình thì cứ việc ở lại Moskva. Trời, mình thật ngốc!".
Nhưng không thể trở lại Moskva nữa rồi, Tachiana quyết định sẽ biểu diễn trong các trạm quân y - trong thị xã này có vài trạm - và nàng cảm thấy yên tâm. Nàng còn thấy thích cái tỉnh lỵ ấy nữa là khác, nhất là khi đông về và tuyết xuống phủ đầy. Ngày lại ngày, êm dịu và xám ngắt. Sông mãi chưa đóng băng, mặt nước màu xanh lá cây bốc khói.
Tachiana quen dần với tỉnh lị và cả với ngôi nhà không phải của mình. Nàng đã quen chiếc dương cầm lạc giọng, những tấm ảnh úa vàng trên tường chụp những thiết giáp hạm cổ lỗ bao vệ bờ biển. Trước kia, cụ Potapov làm thợ máy tàu biển. Trên cái bàn giấy phủ dạ xanh của cụ có đặt mô hình tuần dương hạm "Grômôbôi", trên tàu đó cụ đã làm việc, Varia không được phép sờ mó vào mô hình ấy. Và nói chung, không được sờ mó vào bất cứ vật gì.
Tachiana biết cụ Potapov có con trai đang phục vụ ở trong hạm đội "Hắc Hi". Trên bàn, bên cạnh mô hình tuần dương hạm, có bức ảnh của anh. Đôi lúc, Tachiana cầm bức ảnh lên ngắm nghía rồi nhíu đôi lông mày thanh thanh lại, nghĩ ngợi. Nàng cứ có cảm giác là đã gặp anh ở một nơi nào đó, nhưng đã lâu lắm rồi, trước cả cuộc hôn nhân không toại nguyện của nàng. Nhưng ở đâu? Và khi nào nhỉ?
Anh lính thuỷ nhìn nàng bằng đôi mắt bình thản hơi có vẻ chế nhạo, như muốn hỏi: "Thế nào chị? Chẳng lẽ chị vẫn chưa nhớ ra là chúng ta đã gặp nhau ở đâu hay sao?"
- Không, tôi không nhớ - nàng trả lời khe khẽ.
- Mẹ ơi, mẹ nói chuyện với ai thế? - Varia từ phòng bên hỏi to.
- Với cái dương cầm con ạ - Tachiana mỉm cười đáp lại.
Vào giữa mùa đông bắt đầu có những lá thư do cùng một bàn tay viết gửi cho cụ Potapov, Tachiana xếp những lá thư ấy lại trên bàn. Một lần đang đêm nàng chợt thức giấc. ánh tuyết mờ mờ chiếu vào cửa kính. Con mčo xám Arkhiv của cụ Potapov để lại đang ngáy khò khò trên đi văng.
Tachiana khoác áo choàng mỏng vào phòng làm việc của cụ Potapov và đứng môt lát bên cửa sổ. Một con chim lặng lẽ bay vút ra khỏi cây làm tuyết đổ xuống. Tuyết bay như bụi trắng phủ một lớp mỏng trên mặt kính.
Tachiana thắp ngọn nến trên bàn, ngồi xuống ghế bành và nhìn mãi ngọn nến. Ngọn nến cũng chả buồn lay động. Sau đó nàng thận trọng lấy ra một bức thư, bóc phong bì, nhìn chung quanh rồi bắt đầu đọc:
" Cha yêu quý, thế là con đã nằm bệnh viện được một tháng, - nàng đọc - Vết thương không nặng lắm. Đại thể là nó đang lên da non. Xin cha đừng lo lắng và chớ hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Con van cha đấy!"
" Con luôn nhớ đến cha, - Tachiana đọc tiếp - đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lị của chúng ta. Tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời. Con nhắm mắt lại và thấy con mở cửa hàng rào, bước vào vườn. Mùa đông, tuyết xuống, nhưng con đường nhỏ dẫn tới phong đình bên dốc đã được quét dọn sạch sẽ, còn băng bụi phủ đầy những khóm tử đinh hương. Lò sưởi trong phòng kêu tí tách. Khói bạch dưng thoang thoảng. Cây dương cầm cuối cùng đã được lên dây lại và cha đã cắm những cây nếnvàng hình xoắn ốc con mua từ Leningrad vào những chân đčn. Và vẫn những bản nhạc ấy trên chiếc đàn? Bạn tự khúc của vở nhạc kịch " Con đầm Pích" và tình ca " Trên bờ cői Tổ quốc xa xôi." Không biết quả chuông treo ở cửa có kêu không? Thế là con vẫn chưa kịp chữa. Chả lẽ rồi con sẽ lại được gặp tất cả những cái đó? Chả lẽ rồi con lại được lấy nước giếng trong bình mà rửa sạch bụi đường xa? Cha nhớ không? Ôi,nếu cha biết được rằng từ chốn xa xôi này con yêu mến tất cả những cái đó biết chừng nào? Cha đừng ngạc nhiên, nhưng con nói với cha một cách thật nghiêm túc rằng con nhớ đến những cái đó trong những phút ác liệt nhất của trận đánh. Con biết rằng con đang bảo vệ không riêng gì bờ cői đất nước mà cả cái góc nhỏ bé và thân yêu ấy trong lòng con: tức là cả cha, cả khu vườn nhà ta, cả những chú bé tóc bù xù trong làng ta, cả những khu rừng bạch dương bên kia sông và cả con mčo Arkhiv nữa. Xin cha đừng cười và đừng lắc đầu cha nhé. Có thể khi ra viện con sẽ được về nhà ít lâu. Điều đó chưa chắc lắm. Tốt hơn là cha đừng đợi".
Tachiana ngồi mãi bên bàn, mắt mở to nhìn qua cửa sổ, nơi bình minh bắt đầu hé lên trong màu xanh dày đặc và nghĩ rằng rồi đây, ngày một ngày hai, một người không quen biết có thể từ mặt trận trở về ngôi nhà này và người đó sẽ phải đau khổ khi phải gặp những người xa lạ ở đây và phải trông thấy mọi vật hoàn toàn không giống như ý người đó muốn.
Sáng hôm sau, Tachiana sai Varia lấy xẻng ra dọn con đường dẫn tới phong đình trên bờ dốc. Cái lầu ấy đã hoàn toàn cũ nát. Những cột gỗ mốc meo, rêu phủ đầy. Tachiana tự tay chữa lấy quả chuông con treo trên cửa. Trên chuông có một hàng chữ đúc đến buồn cười "Ta treo trên cửa - hãy giật cho vui!" Tachiana đụng vào chuông, nó kêu lên lanh lảnh. Con mčo Arkhiv khó chịu, ve vẩy đôi tai, rồi bực dọc đi ra khỏi nhà; có lẽ nó cho tiếng chuông vui vẻ kia là càn rỡ.

Trưa hôm đó, Tachiana, má ửng hồng, cười nói ầm ĩ, mắt quầng thâm vì xúc động, từ ngoài phố về dắt theo một ông lão lên dây đàn, một người Tiệp dã Nga hoá. Ông làm nghề chữa đčn cồn. đčn dầu ho, búp bê, ắccoocđêông và lên dây đàn dương cầm. Ông lão có cái họ nghe rất buồn cười: " Neviđan" (của lạ). Sau khi lên dây đàn, ông già nói rằng chiếc đàn cũ nhưng rất tốt. Không cần ông nói Tachiana cũng biết.

Khi ông lão đã ra về, Tachiana cần thận lục khắp các ngăn kéo bàn và tìm thấy một gói nến to hình xoắn ốc. Nàng cắm vào các chân nến đặt trên dưng cầm. Tối đến, nàng thắp nến, ngồi chơi đàn, và tiếng nhạc tràn ngập ngôi nhà.

Khi Tachianan ngừng chơi và tắt nến đi thì một làn khói thm to ra khắp các phòng như quanh cây thông ngày hội.
Varia không chịu được nữa.
- Sao mẹ lại đụng vào đồ vật của người khác? - Nó hỏi Tachiana - Mẹ cấm con, còn mẹ thì lại đụng vào đủ mọi thứ? Nào chuông, nào nến, nào đàn. Mẹ lại còn đặt những bn nhạc của người ta lên trên dương cầm nữa.
- Vì mẹ là người lớn, - Tachiana tr lời.
Varia chau mày, ngờ vực nhìn mẹ. Lúc này Tachiana không giống người lớn một chút nào. Mặt nàng tươi hẳn lên và nom giống cô gái tóc vàng đã đánh rơi chiếc hài pha lê trong hoàng cung. Chính Tachiana đã kể cho Varia nghe chuyện cô gái ấy.

Ngồi trên tàu hoả, trung uý Nicolai Potapov đã tính rằng anh chỉ có thể ở với cha nhiều lắm là một ngày đêm. Hạn nghỉ phép thì ngắn mà đi đường đã chiếm gần hết thời gian.

Tàu hoả tới thành phố vào ban ngày. Ngay tại nhà ga, trung uý được người quen làm trưởng ga cho biết cha anh mất đã một tháng và một nữ ca sĩ trẻ cùng đứa con gái đang ở nhà anh.
- Chị ta người tản cư, - ông trưởng ga nói.
Nicôlai im lặng nhìn ra ngoài cửa kính, nơi những hành khách mặc áo bông, đi ủng dạ, tay cầm ấm nước, đang chạy. Anh thấy chóng mặt.
- Vâng, - trưởng ga nói - Cụ nhà là người thật tốt bụng. Thế mà cụ chết đi mà không kịp gặp con trai.
- Bao giờ lại có tàu ra, thưa bác? - Nicôlai hỏi.
- Năm giờ sáng mai, - ông lão nói, rồi im lặng một lát và nói tiếp - Anh lại đàng tôi chi. Bà lão nhà tôi sẽ pha trà, làm cơm anh ăn. Anh không phải về nhà nữa đâu.
- Cám ơn bác. - Nicôlai tr lời và bước ra.
Ông trưởng ga nhìn theo, lắc đầu.
Nicôlai đi qua tỉnh lị về bờ sông. Phía trên là một bầu trời xanh xám. Tuyết lơ thơ, bay chênh chếch giữa trời và đất. Mấy con quạ bước đi bước lại trên con đường phân rác bẩn thỉu. Trời sẩm tối. Gió thổi từ bên kia bờ sông, từ những cánh rừng, làm anh chảy nước mắt.
"Làm sao được! - Nicôlai nói! - Chậm mất rồi! Và giờ đây cái tỉnh lị này, cả con sông và ngôi nhà - mọi thứ đối với ta gần như xa lạ!"
Anh ngoảnh nhìn sườn đồi bên kia thành phố. ở đó hiện ra lờ mờ ngôi nhà trong khu vườn tuyết phủ. Từ ống khói to ra, khói bị gió cuốn về cánh rừng bạch dương.
Nicôlai thong thả bước về phía nhà mình. Anh định không vào nhà mà chỉ đi ngang thôi, cũng có thể rẽ vào vườn đứng một lát trong cái lầu nghỉ chân cũ kĩ. Thật khó chịu khi nghĩ rằng những người thờ xa lạ đang ở trong ngôi nhà của cha anh. Tốt hơn là chẳng nhìn thấy gì hết để khỏi phải đau lòng, cứ đi đi và lãng quên dĩ vãng.
" ồ - Nicôlai nghĩ bụng - con người mỗi ngày một trưởng thành, và nhìn sự vật chung quanh một cách nghiêm khắc hơn."
Nicôlai về đến nhà khi trời tối. Anh nhẹ nhàng mở cửa vào vườn, nhưng nó vẫn kêu ken két. Mnh vườn như giật mình. Tuyết đọng trên cành rơi xào xạc. Anh nhìn quanh. Trên con đường nhỏ dẫn tới phong đình, tuyết đã được dọn sạch. Nicôlai vào trong lầu, đặt hai tay lên cái lan can cũ kĩ. Đằng xa, bên kia rừng, bầu trời hồng lên mờ nhạt: có lẽ trăng đã lên sau những đám mây. Nicôlai cất mũ, lấy tay vuốt tóc. Chung quanh yên lặng, chỉ ở dưới chân đồi, mấy người đàn bà xách những chiếc xô rỗng kêu long xong đi đến lỗ băng lấy nước.

Anh chống cùi tay trên lan can, nói khẽ:
- Có thể nào lại như thế?
Có ai đó nhč nhẹ chạm vào vai anh. Nicôlai ngoảnh lại. Đằng sau anh là một thiếu phụ trẻ, có khuôn mặt xanh xao và nghiêm nghị, đầu trùm khăn len. Thiếu phụ nhìn anh bằng đôi mắt sâu thẳm và chăm chú. Trên mi mắt và má nàng những bông tuyết tan dần. Có lẽ đó là tuyết trên cành rơi xuống.
-Anh đội mũ vào kẻo cảm lạnh đấy! - Thiếu phụ nói khẽ - Mời anh vào nhà đi. Không nên đứng ở đây.
Nicôlai im lặng. Thiếu phụ nắm lấy tay áo của anh và dẫn anh theo những con đường nhỏ đã dọn sạch. Đến bên thềm Nicôlai dừng lại. Xúc động làm anh nghẹn ngào, không sao thở được. Thiếu phụ vẫn nói khe khẽ:
- Không sao, xin anh đừng ngại vì chuyện tôi ở đây. Cảm giác đó sẽ qua ngay thôi.
Nàng giậm chân để rũ tuyết bám vào giày. Tức khắc quả chuông ở phòng mắc áo reo lên lanh lảnh đáp lại. Nicôlai thở dài thực mạnh, lấy hơi.
Anh bước vào nhà, vẻ bối rối, lẩm bẩm điều gì. ở phòng ngoài, mới cởi áo choàng anh đã ngửi thấy mùi khói bạch dương thoang thoảng và nhìn thấy con mčo Arkhiv. Nó ngồi ngáp dài trên đi văng. Một cô bé tóc bím đứng bên đi văng và nhìn anh bằng cặp mắt sung sướng, nhưng không phi nhìn mặt anh mà nhìn mấy viền vàng trên tay áo anh.
-Vào đây, anh! - Tachiana nói và dẫn anh vào bếp.
Trong bếp có bình giếng nước lạnh và treo một chiếc khăn vải lanh quen thuộc thêu hình những chiếc lá sồi.
Tachiana trở ra. Đứa con gái mang xà phòng cho Nicôlai và nhìn anh cởi áo, rửa mặt. Nỗi bối rối trong lòng anh vẫn chưa tan.
- Mẹ cháu là ai vậy? - Anh hỏi đứa bé và đỏ ửng mặt. Anh hỏi câu đó cho có hỏi mà thôi.
- Mẹ cháu tưởng mẹ cháu là người lớn. - Con bé thì thầm với một vẻ bí ẩn.- Nhưng mẹ cháu chẳng phi là người lớn tẹo nào. Mẹ cháu còn xoàng hơn cả cháu nữa cơ.
- Tại sao vậy? - Anh hỏi
Nhưng con bé không trả lời, nói cười và chạy ra ngoài.
Suốt buổi tối anh không sao xua đuổi được cảm giác nhẹ nhàng mà sâu lắng. Mọi vật trong nhà xếp đặt đúng theo ý anh muốn. Vẫn những bản nhạc ấy trên dương cầm, vẫn những cây nến hình xoắn ốc đang cháy, nổ tí tách và chiếu sáng phòng làm việc của cha anh. Cả những bức thư anh gửi từ bệnh viện về cũng nằm trên bàn, dưới chiếc địa bàn cũ mà ngày trước ông cụ vẫn thường dùng chặn lên thư.
Uống trà xong, Tachiana dẫn Nicôlai ra sau cánh rừng thăm mộ cha anh. Mặt trăng mờ mờ đã lên cao. Những cây bạch dưng tỏa sáng yếu ớt trong ánh trăng ngả bóng nhẹ xuống tuyết.
Đêm đã khuya, Tachiana ngồi trước dương cầm, nhẹ nhàng lựa phím đàn, rồi ngoảnh lại nhìn Nicôlai và nói:
- Tôi cứ có cảm giác là tôi đã gặp anh ở đâu rồi.
- Vâng, cũng có lẽ - anh đáp.
Nicôlai nhìn thiếu phụ. ánh nến ở bên cạnh soi sáng nửa khuôn mặt nàng. Anh đứng dậy đi đi lại lại trong phòng rồi dừng lại.
- Không, tôi không nhớ ra được! - Anh nói giọng trầm trầm .
Tachiana ngoảnh lại hốt hong nhìn Nicôlai nhưng không nói gì hết.
Nàng đã sửa soạn chỗ ngủ cho Nicôlai trên chiếc đi văng trong phòng làm việc, nhưng anh không sao chợp mắt được. Mỗi phút trong ngôi nhà này đối với anh thực sự quý báu và anh không muốn bỏ mất phút nào. Anh nằm lắng nghe bước chân rón rén của con mčo Arkhiv, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng thì thào của Tachiana với người vú già sau cánh cửa đóng. Rồi những giọng nói im bặt, người vú già đã đi, những vệt sáng ở dưới cánh cửa vẫn không tắt. Anh nghe thấy các trang giấy loạt soạt: chắc Tachiana còn đọc sách. Anh đoán nàng thức cốt để gọi anh dậy cho kịp tàu. Anh muốn nói với nàng rằng anh cũng không ngủ, nhưng anh không dám gọi.
Bốn giờ sáng, Tachiana khe khẽ mở cửa và gọi Nicôlai.Anh cựa mình.
- Anh dậy đi thôi, đến giờ rồi,- nàng nói - Tôi rất tiếc phải đánh thức anh.
Tachiana tiễn anh ra ga khi thành phố đang yên giấc. Sau hồi chuông thứ hai họ từ giã nhau. Tachiana đưa cả hai tay cho Nicôlai và nói:
- Anh nhớ viết thư nhé! Giờ đây chúng ta như người thân. Phải vậy không anh?
Nicôlai không trả lời, anh chỉ gật đầu.
Mấy hôm sau, Tachiana nhận được một bức thư của Nicôlai viết ở dọc đường:
" Tôi đã nhớ ra chúng ta gặp nhau ở đâu - anh viết -nhưng tôi không muốn nói với chị khi còn ở nhà. Chị có nhớ Krưm năm hăm bảy không? Mùa thu. Những cây tiêu huyền cổ thụ ở công viên Livađia. Trời u ám, biển nhợt nhạt. Tôi đi theo con đường nhỏ tới Orêanđa. Trên chiếc ghế dài bên đường có một thiếu nữ đang ngồi. Cô ta chừng 16 tuổi. Trông thấy tôi, cô ta đứng dậy và đi về phía tôi. Khi chúng tôi đi ngang nhau, tôi liếc nhìn cô. Cô ta đi qua tôi rất nhanh, nhẹ nhàng, tay cầm một cuốn sách mở rộng. Tôi dừng lại, nhìn theo cô ta rất lâu. Thiếu nữ đó là chị. Tôi không thể nhầm được. Tôi nhìn theo chị và cảm thấy rằng người con gái vừa đi qua bên cạnh tôi, người có thể làm tan vỡ cả đời tôi mà cũng có thể đem lại hạnh phúc cho tôi. Tôi hiểu rằng mình có thể yêu người con gái ấy đến quên cả thân mình. Lúc đó tôi đã biết rằng phải tìm được chị dù phi trả bằng giá nào. Tôi nghĩ vậy, nhưng vẫn đứng lì tại chỗ. Vì sao - tôi chẳng biết. Từ ngày ấy tôi yêu Krưm và con đường nhỏ, nơi tôi đã gặp chị trong giây lát và mất chị vĩnh viễn. Nhưng cuộc đời đã thương tôi và tôi lại được gặp chị. Nếu mọi việc ổn thoả và chị cần đến cuộc đời tôi, thì tất nhiên nó sẽ là của chị. à, tôi đã thấy bức thư của tôi bị bóc ra để trên bàn. Tôi đã hiểu tất cả và chỉ biết cám ơn chị từ nơi xa này."

Tachiana đặt lá thư xuống, đôi mắt mơ màng nhìn qua cửa sổ ra mảnh vườn tuyết phủ, đoạn thốt lên:
- Trời, mình có ở Krưm bao giờ đâu? Chưa bao giờ! Nhưng lúc này cái đó có gì quan trọng? Và để cho anh ấy tuyệt vọng làm gì? Và cả mình nữa!
Nàng cười, đưa tay lên che mắt. Ngoài cửa sổ ánh tà dương mờ nhạt vẫn to sáng, mãi không sao tắt được.
- Hết -
#10
...
Nội quy bắt buộc sinh viên năm đầu và năm thứ hai phải ở hai người một phòng, còn sinh viên năm thứ ba và năm cuối thì được ở riêng mỗi người một phòng. Phòng đôi thì dài hơn và hẹp hơn cỡ phòng bề ba mét bề bốn mét một chút, với một cửa sổ khung nhôm kính trên bức tường đối diện cửa ra vào và hai chiếc bàn kê cạnh đó theo lối để hai người ngồi học quay lưng vào nhau. Bên trái cửa ra vào kê một bộ giường tầng khung thép. Đồ đạc đi liền với phòng đều chắc chắn và giản dị, bao gồm hai tủ sắt đựng quần áo có khoá, một bàn nước nhỏ, và một số giá đỡ liền tường. Ngay cả người dễ tính nhất cũng khó lòng gọi cách bài trí ấy là thơ mộng. Trên giá đỡ của hầu hết các phòng đều thấy để những đồ như đài bán dẫn, máy sấy tóc, ấm đun nước và nồi cơm điện, cà-phê tan, trà túi, đường miếng, và những nồi bát đơn giản để nấu mì ăn liền. Trên tường treo đầy những ảnh cắt từ tạp chí dành cho con gái hoặc bích chương quảng cáo phim ảnh khiêu dâm ăn trộm được. Một gã có hình chụp lợn đang đi tơ nhau, nhưng đó là một ngoại lệ đặc biệt so với đa số hình ảnh đàn bà trần truồng bình thường, các nữ ca sĩ phổ thông hoặc nữ diễn viên. Giá sách phía trên bàn học thì đựng sách giáo khoa, tự điển và tiểu thuyết.
Rác rưởi của những căn phòng toàn bọn con trai này thật khủng khiếp. Vỏ quýt mốc meo dính chặt vào đáy những bồ đựng giấy loại. Những vỏ đồ hộp dùng làm gạt tàn chất đầy đầu mẩu thuốc lá, và khi chúng bắt lửa âm ỉ cháy thì liền bị giội cà-phê hoặc bia rồi đề mặc đó cho đến lúc bốc mùi chua loét. Bụi đen và những vụn bẩn vô tăm tích bám đầy bát đĩa trên, các giá đỡ, và sàn nhà thì đầy những vỏ mì ăn lỉền và hộp bia rỗng cùng những nắp đậy của thứ này thứ kia vứt lung tung. Không ai nghĩ đến việc quét nhà và dọn rác. Cơn gió nào thổi qua phòng cũng làm bụi bốc lên mù mịt. Mỗi phòng có một mùi gớm guốc riêng của mình, nhưng cấu phần của cái mùi ấy thì đều như nhau: mồ hôi, mùi thân thế bẩn thỉu, và mùi rác rưỡi. Quần áo bẩn chất đống dưới gầm giường, và vì không có ai thčm phơi phóng chăn nệm thường xuyên nên những thứ vải vóc ngấm đẫm mồ hôi ấy bốc mùi hôi hầm không thể cứu chữa nổi. Nghĩ lại, có vẻ thật kì diệu là những đống hôi thối ấy không làm nay sinh dịch bệnh chết người nào.
Nhưng buồng tôi ở lại sạch tinh tươm như một phòng ướp xác. Sàn nhà và cửa sổ không một vết bẩn, chăn nệm tuần nào cũng được phơi phóng, tất cả bút chì đều đứng ngay ngắn trong hộp đựng của chúng, thậm chí màn cửa cũng được giặt mỗi tháng một lần. Bạn cùng phòng với tôi là một gã sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Khỏng có ai trong khu học xá tin lời tôi khi tôi kề chuyện giặt màn cửa phòng mình. Chúng không biết rằng màn cửa lại có thể giặt được. Hình như chúng tin rằng màn cửa là một bộ phận bán thường xuyên của kết cấu cửa sổ.
"Thằng cha đó hỏng rồi," chúng nói, và đặt biệt danh cho anh bạn tôi là một thằng lính phát xít, một tên Quốc-xã.
Thậm chí chúng tôi không có cả ảnh trên tường. Không, chúng tôi có bức ảnh chụp một con kênh đào ở Amsterdam. Trước đấy tôi đã ghim một tấm ảnh khoả thân lên rồi, nhưng bạn cùng phòng với tôi lại hạ nó xuống. "Này, Watanabe," hắn nói, "tơ-tơ-tớ không khoái mấy của này lắm đâu," rồi găm luôn cái ảnh kênh đào lên thay. Tôi cũng không mặn mà gì với cái ảnh khoả thân, nên chẳng buồn phản đối làm gì.
"Cái quái gì thế kia hả?" Đó là câu cảm thán đôi với bức ảnh kênh đào Amsterdam của tất cả bọn con trai đã từng vào phòng tôi.
"Ŕ, Quốc-xã nó thích vừa nhìn cái đó vừa cho ra bằng tay," tôi nói.
Tôi chỉ định đùa thôi, nhưng tất cả bọn chúng lại tin là thật - đến nỗi chính tôi cũng bắt đầu tin đó là chuyện thật.
Ai cũng tỏ vẻ thương tôi vì phải ở chung với Quốc-xã, nhưng thực tình tôi không khó chịu gì chuyện đó. Hắn để tôi yên thân chừng nào tôi giữ chỗ của mình thật sạch sẽ, và thực tế là ở cùng phòng với hắn lại dễ chịu hơn trong nhiều chuyện. Hắn làm tất các việc dọn dẹp, hắn phơi phóng chăn nệm, hắn thu dọn và đổ rác. Hắn hít hít mấy cái và khuyên tôi nên đi tắm nếu tôi đã quá bận đến nỗi mấy ngày rồi chưa tắm. Thậm chí hắn còn nhắc tôi đã đến lúc phải đi cắt tóc hoặc tỉa lông mũi. Chỉ có một thứ làm tôi khó chịu, đó là cái lối hắn phun thuốc trừ sâu mù mịt mỗi khi phát hiện ra dù chỉ một con ruồi thôi ở trong phòng, vì lúc ấy tôi sẽ phải tị nạn sang một cái chuồng chỗ hàng xóm nào đó.
Quốc-xã học địa lý ở một trường đại học quốc gia.
Như lời hắn nói ở buổi sơ giao, "Tớ học về bờ-bờ-bản-bản đồ."
"Cậu thích bản đồ à?" Tôi hỏi.
"Đúng vậy. Khi tốt nghiệp, tớ sẽ vào làm việc cho Viện Địa Đạc và làm bờ-bờ-bản-ban đồ."
Tôi bị ấn tượng rất mạnh khi thấy cuộc đời có thể cho người ta nhiều ước mơ và mục đích khác nhau đến thế. Đó là một trong những ấn tượng đầu tiên của tôi khi lần đầu đặt chân đến Tokyo. Một ý nghĩ chợt đến với tôi là xã hội cần một vài người - chỉ vài người thôi - có ý thích và thậm chí say mê việc làm bản đồ. Kể cũng lạ, vì cái người muốn làm việc cho Viện Địa Đạc lại cứ lắp bắp mỗi khi nói đến chữ "bản đồ". Quốc-xã thường không lắp bắp bao giờ, chỉ trừ mỗi khi hắn phát âm từ
"bản đồ", mà chắc chắn trăm phần trăm là hắn phải lắp bắp cái từ ấy.
"Cậu sẽ học ca-ca-cái gì?" hắn hỏi tôi.
"Sản khấu," tôi đáp.
"Cậu sẽ dàn dựng các vở kịch à?"
"Không, chỉ đọc kịch bản và nghiên cứu thôi. Racine, Ionesco, Shakespeare, đại loại thế."
Hắn nói đã nghe tiếng Shakespeare, nhưng không biết những người khác. Tôi cũng chẳng biết gì mấy về những tác giả kia, mới chỉ thấy tên họ trong các giấy tờ giới thiệu bài giảng.
"Cậu thích kịch à?" hắn hỏi.
"Cũng không hẳn thế."
Thế là hắn thấy lẫn lộn, và khi lẫn lộn thì hắn lắp bắp tợn. Tôi thấy hối hận vì đã nói vậy với hắn.
"Tớ có thể chọn bất kỳ môn gì," tôi nói. "Nhân chủng học, lịch sử châu Á. Tớ chọn sân khấu chỉ là tình cờ thôi, chẳng có gì khác." Thật là một cách giải thích không mấy thuyết phục.
"Tớ chịu không hiểu nổi," hắn nói, mặt mũi có vẻ như không hiểu thật. "Tớ thích bờ-bản-ban đồ, nên tớ quyết định đến Tokyo và xin bố mẹ tớ gư-gửi tiền để tớ có thể học về bờ-ban-bản đồ. Nhưng cậu lại không thế, hả?"
Cách đặt vấn đề của hắn có lí hơn của tôi. Tôi chịu không thể giải thích được cho mình. Thế rồi chúng tôi rút thăm (bằng que diêm) để chọn giường. Hắn trúng tầng trên.
Cao lớn, với một cái đầu của và hai gò má cao, lúc nào hắn cũng đóng một bộ: sơ-mi trắng, quần dài đen, giày đen, áo len cộc tay màu xanh thuỷ quân. Đi học thì hắn thêm cái áo tây đồng phục và mang theo một chiếc cặp đen: một sinh viên hữu khuynh điển hình. Chính thế mà mọi người gọi hắn là Quốc-xã. Nhưng thực ra thì hắn hoàn toàn không để ý gì đến chính trị. Hắn mặc đồng phục để khỏi phải nghĩ ngợi về quần áo. Hắn chỉ quan tâm đến những chuyện như biến động bờ biển hoặc sự kiện hoàn thành một đường hầm cho xe lửa chạy xuyên qua núi. Không có gì khác. Một khi đã nói đến chuyện như thế thì hắn sẽ thao thao bất tuyệt hàng nhiều giờ liền, cho đến lúc ta phải bỏ đi chỗ khác hoặc ngủ thiếp lúc nào không hay.
Sáng nào hắn cũng dậy lúc sáu giờ theo hồi quốc thiều kéo cờ. Có nghĩa là cái lễ kéo cờ khoa trương kia cũng không phải hoàn toàn vô dụng. Hắn mặc quần áo, vào nhà tắm rửa mặt - lâu không thể tả được. Đôi khi tôi có cảm giác như hắn đang tháo từng cái răng ra và chải rửa lần lượt từng cái một. Trở lại phòng, hắn sẽ vuốt phẳng chiếc khăn mặt và trải lên dàn sưởi cho khô, rồi để bàn chải đánh răng và xà-phòng vào chỗ của chúng ở trên kệ. Cuối cùng, hắn tập bài thể dục theo đài phát thanh cùng với nhân dân cả nước.
Tôi quen đọc sách khuya và ngủ đến tám giờ mới dậy, nên dù hắn có lục sục trong phòng và bắt đầu tập thể dục, tôi vẫn cứ không biết gì - cho đến khi hắn vào động tác nhảy. Hắn làm động tác này một cách nghiêm chỉnh, thình thịch rung hết cả giường. Tôi chịu đựng trong ba ngày, vì người ta đã dặn chúng tôi rằng sống chung là phải biết nhường nhịn nhau cho chừng mực, nhưng đến buổi sáng thứ tư thì tôi không thể chịu nổi nữa.
"Này, cậu có thể làm động tác ấy ở trên mái nhà hoặc ở đâu đó không hử?" tôi bảo. "Tớ không thể ngủ được."
"Nhưng đã sáu rưỡi rồi còn gì?" hắn đáp, miệng há hốc.
"Phải, tớ biết đã sáu rưỡi rồi. Nhưng tớ vẫn phải ngủ. Tớ không biết nói thế nào, nhưng phải như vậy tớ mới sống được."
"Nhưng mà tớ không thể lên mái nhà được. Sẽ có người ở tầng ba họ phàn nàn. Chỗ này của bọn mình ở bên dưới chỉ là nhà kho."
"Thế thì cậu ra sân. Ra bãi cỏ ấy."
"Thế cũng không được. Tớ không có đài chạy pin. Tớ phải cắm điện. Mà tập thể dục buổi sáng thì phải theo nhạc mới được."
Đúng vậy, cái đài của hắn cũ rích và không chạy pin. Đài của tôi là bán dẫn di động được, nhưng lại chỉ có sóng FM để nghe nhạc mà thôi.
"Thôi được rồi, mình nhượng bộ nhau nhé," tôi nói. "Cậu cứ việc tập thể dục nhưng bỏ cái động tác nhẩy ấy đi! Nó ầm ĩ bỏ mẹ. Được chứ."
"Nh-nha-nhảy ư? Là động tác nào thế?"
"Nhảy là nhảy chứ còn gì nữa. Cứ nẩy lên nẩy xuống ấy mà."
"Nhưng làm gì có động tác nhảy."
Đầu tôi bắt đầu thấy nhức nhối. Tôi đã định đầu hàng, nhưng lại muốn làm rő ý mình. Tôi ra khỏi giường và bắt đầu nhảy tưng tưng, miệng hát điệu nhạc mở đầu của chương trình thể dục buổi sáng của đài NHK. "Là cái này này," tôi nói.
"Ô, cái đó. Có lẽ cậu nói đúng. Tớ chưa bao giờ để ý chuyện đó."
"Cậu hiểu ý tớ chưa? tôi nói, ngồi xuống mép giường. "Cứ bỏ cái động tác ấy thôi. Tới có thể chịu được những cái khác. Đừng nhảy nữa để cho tớ ngủ."
"Nhưng không thể thế được," hắn nói, giọng tỉnh bơ. "Tớ không thể bỏ một động tác nào. Tớ đã tập thế này mỗi sáng trong suốt mười năm qua, và hễ bắt đầu là mọi thứ cứ thế tự động diên ra một cách vô thức. Bỏ một động tác nào là tớ phải bỏ hết mất."
Tôi không biết nói gì thêm. Còn nói gì được nữa? Cách nhanh nhất để chấm dứt tình trạng ấy là đợi cho hắn ra khỏi phòng và quăng cái đài chết tiệt của hắn qua cái cửa sổ chết dẫm kia, nhưng tôi biết nếu làm vậy thì mọi việc sẽ tá hoả tam tinh. Quốc-xã quý hoá đồ của hắn lắm. Hắn mỉm cười khi thấy tôi ngồi thừ trên mép giường, và cố an ủi tôi.
"Này, Watanabe, sao cậu không dậy tập thể dục cùng với tớ cho xong?" Rồi hắn đi ăn sáng.
...
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội