Tập sách không tương xứng với tên gọi

Started by vitconhocve, 04/08/07, 11:14

Previous topic - Next topic

vitconhocve

 
Tập sách "Nhà văn Việt Nam hiện đại".
"Nhà văn Việt Nam hiện đại" là tập sách được ban Chấp hành khóa VII Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức biên soạn và xuất bản trong dịp kỷ niệm Hội tròn 50 tuổi.

Tập sách, là sự tập hợp, điểm danh đội ngũ nhà văn Việt Nam theo cách mạng nửa thế kỷ qua.

Vì chỉ tập hợp những nhà văn Việt Nam đã đi theo cách mạng nên trong phần đầu tiên "Các nhà văn mất trước khi thành lập Hội" chỉ có tên 13 nhà văn là Vũ Bằng, Nam Cao, Trần Đăng, Dương Tử Giang, Thôi Hữu, Lan Khai, Nguyễn Đình Lạp, Hoàng Lộc, Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Thâm Tâm, Ngô Tất Tố, Hải Triều, trong đó người nhiều tuổi nhất là cụ Ngô Tất Tố, sinh năm 1894 và người ít tuổi nhất là nhà thơ Hồng Nguyên, sinh năm 1924. Còn những nhà văn tài năng của thời kỳ này đã có đóng góp rất quan trọng cho văn chương Việt Nam như Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam... đều không được nhắc đến!

Cũng vì tiêu chí chỉ tập hợp những nhà văn đã đi theo cách mạng nên các nhà văn sống và viết ở miền Nam trước 1975 cũng không có tên trong cuốn sách này! Không có tên những nhà văn đã có những tác phẩm ghi nhận diện mạo xã hội Việt Nam một thời lịch sử... Không có tên cả những nhà văn đã viết với lòng yêu nước, niềm tự hào về nền văn hóa dân tộc như nhà văn Vũ Hạnh! Đó là điều rất đáng tiếc cần được nhìn nhận để sẽ có một "Nhà văn Việt Nam hiện đại" đầy đủ, công bằng và có giá trị lịch sử hơn.

13 nhà văn đã mất từ trước khi có Hội Nhà văn. 8 nhà văn chưa là hội viên đã hy sinh trên chiến trường chống Mỹ. 1.121 nhà văn được kết nạp vào hội, trong đó 231 nhà văn đã mất, còn lại 890 nhà văn đang có mặt trên khắp đất nước. Hơn 80 triệu dân mới có hơn 800 nhà văn! Gần một trăm ngàn dân mới có một nhà văn! Chỉ riêng tỉ lệ nhà văn và dân số ấy đã cho thấy sự quý hiếm của nhà văn.

Năm 1997, tròn 40 tuổi, Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã xuất bản tập sách "Nhà văn Việt Nam hiện đại". Ngày đó hội mới có 765 hội viên. Mười năm, từ 1997 đến 2007, Hội Nhà văn Việt Nam đón nhận thêm 356 hội viên mới nhưng cũng phải đưa tiễn 98 nhà văn về thế giới bên kia! Trong số những nhà văn ra đi trong mười năm đó có những tài năng, những tên tuổi đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học nước nhà. Đó là nhà văn Nguyễn Đình Thi, mất năm 2003.

Đó là Gia Ninh, mất năm 2004, Huy Cận, mất năm 2005, những nhà thơ cuối cùng của một thời Thơ Mới trẻ trung, trong trẻo. Đó là Tô Ngọc Hiến, mất năm 1998, cây bút viết truyện ngắn chia sẻ với cuộc sống lam lũ  của người thợ làm than. Đó là Đồng Đức Bốn, mất năm 2006, một hồn thơ lục bát hồn nhiên, dân dã. Đó là Trần Bạch Đằng, mất năm 2007, một cây bút sức vóc, thông tuệ.

98 hội viên mất đi được bù đắp bởi 356 hội viên mới với những tài năng và cá tính sáng tạo đặc sắc. Họ là Quang Chuyền, vào hội năm 2003 là Cao Xuân Sơn, vào hội năm 1998, cây bút hóm hỉnh và rất có duyên viết cho tuổi thơ. Là Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, vào hội năm 2006.  Là Đỗ Bích Thúy, hội viên năm 2005, một cây bút văn xuôi viết về những con người sống trên những triền núi cao phía bắc. Là Nguyễn Ngọc Tư, hội viên năm 2003, một tiềm lực mới, một sức sống mới của vùng đất văn chương trù phú Nam bộ. Là Phạm Công Trứ, vào hội năm 1999, một giọng thơ lục bát trẻ trung, mới mẻ.

Cá tính sáng tạo độc đáo, thực sự văn chương, mang rõ dấu ấn tài năng của họ đã tiếp thêm sức sống trẻ trung và tạo ra tư thế chững chạc cho Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng nhìn vào đội ngũ mà "Nhà văn Việt Nam hiện đại" tập hợp, điểm danh còn mang đến cho ta cảm giác băn khoăn về khái niệm văn chương.

Nhà văn của quốc gia là khuôn mặt văn hóa của quốc gia cần có tác phẩm in ấn và định lượng ở phạm vi quốc gia. Ngày nay người ta có thể bỏ tiền ra in sách. Lại cũng có thể bỏ tiền ra để có bài viết lăng xê sách. Rồi cũng đã có những cuộc vận động hành lang công khai và chạy chọt bí mật để có những giải thưởng văn chương cho những cuốn sách đó! Vì thế việc định lượng nhà văn không thể chỉ căn cứ vào số đầu sách. Trong "Nhà văn Việt Nam hiện đại" còn thấy có những tên tuổi chưa vượt ra khỏi vùng miền, ngành nghề để đạt tới tầm quốc gia.

Đó cũng là điều rất đáng băn khoăn về tập sách nặng cân, dày 1.200 trang, khổ lớn 16x24cm, bìa cứng và mang cái tên cũng rất "nặng cân": "Nhà văn Việt Nam hiện đại"

Theo Nhà văn Phạm Đình Trọng
An Ninh Thủ Đô

Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội