PIRENZEPINE NIỀM HY VỌNG CỦA BỆNH NHÂN CẬN THỊ

Started by tinhbanvatoi, 03/09/06, 14:30

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

PIRENZEPINE NIỀM HY VỌNG CỦA BỆNH NHÂN CẬN THỊ
Tác giả : BS. ĐỖ QUANG NGỌC )
Cận thị là một trong những bệnh mắt thường gặp nhất trên toàn cầu và thực sự là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà hay suy giảm thị lực trên thế giới. Ở châu Á, tỷ lệ cận thị cao nhất và còn đang có xu hướng gia tăng. Chẳng hạn như ở Đài Loan, Singapore và Hồng Kông tỷ lệ cận thị ở người trẻ từ 60-80%, trong khi tỷ lệ này ở người trung niên ở châu Âu và Mỹ là 20-50%.

Pirenzepine - một loại thuốc mới

Phẫu thuật khúc xạ, kính đeo và kính tiếp xúc có thể điều chỉnh tật cận thị. Tuy nhiên các phương tiện đó không điều trị được các rối loạn bệnh lý đi kčm như sự dài ra bất thường của nhãn cầu do đó không làm giảm được các nguy cơ biến chứng đe dọa thị lực như bong vőng mạc, thoái hóa hoàng điểm và glôcôm phối hợp với cận thị nặng. Trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu, tìm kiếm các phương pháp điều trị nhằm làm giảm thậm chí là ngừng lại sự tiến triển cận thị ở trẻ em. Một số thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát gần đây đã chứng minh: atropine, một kháng muscarin kinh điển có khả năng kết hợp với thụ thể M3 (tác dụng liệt điều tiết và giãn đồng tử) và thụ thể muscarin M1 (được giả định là gây cận thị) có khả năng làm chậm cận thị tiến triển ở trẻ em. Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm ở động vật sử dụng kháng muscarin chọn lọc cho thấy, hiệu quả điều trị của atropine đối với cận thị có vẻ như không liên quan tới tác dụng liệt điều tiết của thuốc. Điều đó đã thúc đẩy những nghiên cứu và ứng dụng những kháng dopaminergic chọn lọc mà không làm ảnh hưởng đến chức năng điều tiết.

Pirenzepine là thuốc kháng thụ thể muscarin M1 có chọn lọc và do đó ít gây ra giãn đồng tử và liệt điều tiết như atropine. Nghiên cứu có kiểm soát trên động vật cho thấy pirenzepine làm giảm sự phát triển chiều dài trục nhãn cầu và giảm độ cận thị. Dựa trên thử nghiệm giai đoạn I từ trước về độ an toàn và sự dung nạp dung dịch pirenzepine 2% ở người lớn và mỡ pirenzepine ở trẻ em, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu giai đoạn II để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của mỡ pirenzepine 2% với liều 2 lần/ngày và 1 lần/ngày đối với sự làm chậm tiến triển của cận thị ở trẻ em. Từ tháng 11/2000 đến 7/2002 các tác giả đã tiến hành một nghiên cứu mù đôi, thành nhóm song song có đối chứng ở 7 trung tâm y tế của Singapore, Hồng Kông và Thái Lan. Trẻ được chia thành nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 2: 2: 1 để điều trị là: nhóm 1 (dùng mỡ Pirenzepine 2% 2 lần/ngày), nhóm 2 (tra tá dược buổi sáng và mỡ Pirenzepine 2% buổi tối) và nhóm 3 là nhóm chứng placebo (chỉ tra tá dược) trong thời gian 1 năm. Đối tượng nghiên cứu là 353 trẻ em khỏe mạnh từ 6-12 tuổi với độ cận thị tương đương từ 0.75-4.0 đi-ốp (D) và độ loạn thị dưới 1D ở mỗi mắt đo bằng khúc xạ kế tự động sau khi liệt điều tiết. Kết quả nghiên cứu: ở tháng thứ 3, 6, 9, 12 thì mức độ cận thị tăng lên trung bình ở nhóm 1 ít hơn có ý nghĩa thống kê so với mức độ tăng lên nhóm 3 (p < 0,001 ).

Hiệu quả từ pirenzepine

Hiệu quả điều trị có ý nghĩa thống kê cũng được thấy khi so sánh mức độ cận thị tăng lên giữa nhóm 2 và nhóm 3 ở các tháng 3, 6 và 9 (p = 0,04-0,003). ở tháng thứ 12 mức độ tăng lên trung bình của độ cận thị là 0,47D ở nhóm 1; 0.70D ở nhóm 2 và 0,84D ở nhóm 3. Khi so sánh với nhóm 3 thì nhóm 1 có mức độ giảm độ tiến triển của cận thị là 0,37D tức khoảng 44% với ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Mức độ giảm độ cận thị ở trẻ dưới 10 tuổi (-0,50D) lớn hơn ở trẻ trên 10 tuổi (-0,14D). Tuy nhiên mức độ liên quan giữa hiệu quả điều trị và tuổi (p=0,160) cũng như giữa hiệu quả điều trị và giới (p=0,992) không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ các trẻ có mức độ cận thị tăng trên 0,75D sau 6 tháng theo dői lần lượt ở các nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 là: 5%; 13% và 21% (p=0,001). Sau 12 tháng thì tỷ lệ đó lần lượt ở các nhóm là 29%; 41% và 57% )p=0,008). Về chiều dài trục nhãn cầu: sau 12 tháng điều trị thì mức độ tăng lên của chiều dài trục nhãn cầu lần lượt ở nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 là 0,20mm; 0,30mm và 0,33mm với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả điều trị (p=0,008). Một số tác dụng phụ của thuốc cũng được nêu lên như: nhú và hột, tồn lưu thuốc, ngứa mắt, bất thường về điều tiết, giảm thị lực (một cách chủ quan) và đau bụng. Biểu hiện tại mắt là giãn đồng tử và không có bệnh nhân nào có tăng nhãn áp.

Cận thị là một tình trạng bệnh lý mắt quan trọng và làm tăng nguy cơ bong vőng mạc, thoái hóa vőng mạc chu biên hay tăng nguy cơ glôcôm. Các nguy cơ này có thể thấy ở tất cả các mức độ cận thị khác nhau nhưng đặc biệt là với những mắt có độ cận thị cao. Hơn nữa mức độ giảm thị lực liên quan đến mức độ tăng lên của cận thị và làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Mức độ hiệu quả điều trị ở nghiên cứu này làm giảm độ cận thị khoảng 50% (0,35D) trong thời gian điều trị 1 năm và cao hơn hiệu quả của việc sử dụng kính đa tròng bổ sung trong nghiên cứu ở Mỹ. Tác dụng kháng muscarin M3 trên mắt của Atropine 0,1-0,5% (tức gây liệt điều tiết và giãn đồng tử) mạnh hơn so với dùng mỡ tra mắt pirenzepine 2% trong nghiên cứu này. Khả năng làm chậm tiến triển của cận thị mà không có tác dụng kháng muscarin M3 nổi trội của pirenzepine ủng hộ cho cơ chế thần kinh ở vőng mạc hơn là cơ chế điều tiết trong sự tiến triển của cận thị ở trẻ em.

Kết quả của nghiên cứu này đã xác định được độ an toàn và hiệu quả của mỡ tra mắt pirenzepine đối với việc làm chậm quá trình tiến triển của cận thị ở trẻ em trong thời gian nghiên cứu 1 năm. Hy vọng trong thời gian tới Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ cấp phép sử dụng pirenzepine và đây sẽ thực sự là một tin vui đối với trẻ cận thị.

Theo SK& ĐS

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội