Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - vitconhocve

#1
Người ngoại tình có thể bị phạt tù cao nhất là 3 năm

Theo luật sư Nông Thị Hồng Hà, người vi phạm chế độ một vợ, một chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu mức phạt từ cảnh cáo tới mức cao nhất 3 năm tù, nếu hành vi đó "gây hậu quả nghiêm trọng" hoặc người đó "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm".


Theo quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 thì đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 trở đi đến trước ngày 1/1/2001 mà kể từ ngày 1/1/2001 cho đến ngày 1/1/2003 đã đăng ký kết hôn thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Như vậy, thời điểm được tính là vợ chồng của bạn là tháng 2/2000 tức thời điểm hai người chung sống.

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân". Ngoài ra "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng".

Do vậy tài sản chung của vợ chồng bạn sẽ là giá trị quyền sử dụng đất của hai mảnh đất và quyền sở hữu hai ngôi nhà trên và các tài sản khác mà vợ chồng bạn tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân.

Theo quy định tại Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 thì người "Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng" sẽ bị phạt tiền từ 100.000-500.000 đồng và buộc chấm dứt quan hệ trái pháp luật.

Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự (với mức hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù với mức cao nhất đến 3 năm) - nếu hành vi đó "gây hậu quả nghiêm trọng" hoặc người đó "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm".

Vì vậy, trường hợp chồng bạn có quan hệ bất chính, có con với một phụ nữ khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý về hình sự theo các căn cứ pháp lý nói trên.

Bạn có quyền đề nghị Chủ tịch UBND xã hoặc chủ tịch UBND huyện nơi cư trú xử lý (nếu thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính) hoặc Công an cấp quận, huyện xử lý (nếu thuộc trường hợp xử lý bằng biện pháp hình sự).

http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/Tu-van/2009/12/3BA16632/
#2
Rốn cu Chũi tự nhiên gần đây bị ướt. BS bảo bị viêm rún, kê thuốc rửa betadine nhưng em chấm cho Chũi thấy j đỡ  :(. Sốt ruột quá.
#3
Niềm tin là một dạng tâm lý rất phức tạp và mỏng manh, nó dễ dàng bị phá huỷ hơn là được củng cố và duy trì. Nhưng niềm tin lại là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng một tập thể đoàn kết. Vậy làm thế nào để tạo dựng niềm tin?


Từ ý tưởng...

Điều gì quan trọng nhất đối với việc xây dựng một tổ chức tập thể đoàn kết?

Đó là niềm tin.


Niềm tin là một yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một  tập thể đoàn kết
Ảnh: www.gralon.net

Niềm tin giúp các nhân viên của bạn giải quyết bất đồng, tự tin đón nhận rủi ro, trung thành với công ty hơn, cống hiến những ý tưởng hiệu quả hơn và nghiên cứu chuyên sâu hơn... Không có niềm tin, nhân viên sẽ dễ dàng từ bỏ công việc và tập trung vào những tin đồn, những mối quan hệ và tranh giành quyền lợi.

Niềm tin là một dạng tâm lý rất phức tạp và mỏng manh, nó dễ dàng bị phá huỷ hơn là được củng cố và duy trì. Các nhân tố tạo dựng niềm tin cũng rất bình thường: Những thói quen quản lý lỗi thời nhưng kiên định, các thông tin được truyền đạt rõ ràng và một ý chí sẵn sàng khắc phục những vấn đề khó khăn....

Nhưng kẻ thù của nó thì nhiều vô kể.

Vậy làm thế nào để bảo vệ niềm tin khỏi những kẻ thù giấu mặt và củng cố lại niềm tin đã bị rạn vỡ?

... Đến thực tế

Niềm tin bao gồm ba yếu tố:

    * Chiến lược: Nhân viên đặt niềm tin vào những người quản lý có đường lối đúng đắn.
    * Cá nhân: Nhân viên tin tưởng vào các nhà quản lý đối xử công bằng và đặt quyền lợi của người lao động cũng như lợi ích của công ty lên trên nhu cầu bản thân.
    *Tổ chức: Người lao động muốn quy trình hoạt động của công ty công bằng và phù hợp

Nhưng các đặc điểm của niềm tin đầy phức tạp trong cuộc sống tập thể: Người ta bị tấn công bởi các thông điệp trái ngược nhau; các nhóm dự án khác nhau thường có mục tiêu đối lập... Vì thế, người lao động nào không có niềm tin vững chắc vào kế hoạch phát triển và hành động của tổ chức sẽ lựa chọn giải pháp rời bỏ khỏi công ty. Còn nếu như họ ở lại cũng khó có thể được mọi người tha thứ vì đã thiếu niềm tin vào tổ chức.

Kẻ thù của niềm tin

Bất cứ một động thái quản lý tập thể yếu kém nào cũng có thể phá huỷ niềm tin. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

Những thông điệp trái ngược

Các nhà điều hành cấp cao thường động viên khích lệ các nhân viên marketing rằng chính họ mới là những trợ thủ tuyệt vời của các đơn vị kinh doanh. Nhưng các nhà quản lý bình thường không được trang bị những thông tin đó, họ vẫn coi nhân viên marketing giống như những người bán hàng rong bậc thấp.

Cách giải quyết: Phải đảm bảo rằng đội ngũ quản lý của bạn nắm vững thông tin và thực hiện các thông điệp một cách chính xác.

Các tiêu chuẩn trái ngược nhau


Những tiêu chuẩn trái ngựoc nhau là kẻ thù của niềm tin
Ảnh: www.ccsdschools.com

Tình huống: Các văn phòng công ty trong một thành phố rất tiện nghi; nhưng các văn phòng công ty trong thành phố khác lại là những căn phòng nhỏ hẹp và tù túng. Một nhân viên quyết định sẽ thay đổi điều đó và làm cho những người khác cũng phải tuân theo.

Kết quả anh ta thu được: Sự hồ nghi và lời nhạo báng từ các đồng nghiệp.

Cách giải quyết: Tránh tỏ ra vượt trội so với những người khác.

Đặt lòng nhân từ không đúng chỗ

Các nhà quản lý tránh đối xử ưu ái với những nhân viên thiếu trình độ, chống đối hay dễ thay đổi. Điều đó có tác hại làm giảm năng suất và tinh thần làm việc theo nhóm.

Cách giải quyết: Chú ý và ngăn ngừa những hành vi với mục đích quấy rối công việc.

Bịa đặt tình huống

Tình huống: Vì không muốn mất thời gian giải thích dài dòng với những nhân viên hay thắc mắc, người quản lý làm ra vẻ không thể giải thích do bị một gánh nặng quyền lực chi phối, mặc dù điều đó không có thực, bất chấp việc mọi người xì xào nói xấu sau lưng.

Kết quả: Các nhân viên bắt đầu nghi ngờ người quản lý tìm cách che giấu một điều gì đó.

Cách giải quyết: Tháo gỡ các vấn đề gây rắc rối bằng cách trả lời những câu hỏi mà các nhân viên đã đặt ra cho bạn ở mức độ có thể, thậm chí kể cả khi bạn phải nói: "Tôi không thể nói chi tiết hơn bởi vì điều đó sẽ vi phạm vào bí mật công ty."

Những lời đồn đại

Tình huống: Những người quản lý còn giữ vai trò lưu trữ thông tin trong suốt thời gian giải quyết một vấn đề phức tạp. Nếu không nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết, nhân viên sẽ truyền bá những lời đồn đại tiêu cực.


Những lời đồn đại cũng là kẻ thù của niềm tin
Ảnh: www.firstvictims.org

Cách giải quyết: Hãy thẳng thắn, thậm chí nếu điều đó giống như việc thừa nhận rằng bạn không chắc chắn về điều sắp xảy ra.

Phục hồi và củng cố niềm tin đã mất

Khi niềm tin đã sụp đổ. Hãy thực hiện các bước sau đây để xây dựng và củng cố lại niềm tin:

    * Hãy phục hồi và củng cố niềm tin đã mất
      Tìm hiểu vấn đề đã xảy ra. Nếu niềm tin tan vỡ một cách nhanh chóng, hãy hi vọng sửa chữa từ từ. Nếu niềm tin của bạn và của những người khác bị nghi ngờ, hãy suy nghĩ cách giải quyết xung đột hợp lý, nhưng đừng bao giờ nghĩ đến việc trả đũa
    * Đánh giá tổn thất. Bạn nên phản ứng bằng cách dần thích nghi với nhu cầu hoặc sự thay đổi của các nhóm làm việc khác nhau trong công ty do hậu quả của việc mất lòng tin gây nên.
    * Nhanh chóng thừa nhận tổn thất. Thể hiện cho mọi người biết bạn quan tâm đến tình hình và cam kết thực hiện quyền lợi của họ. Khi nhân viên chịu lắng nghe, hãy giải thích rõ ràng, sau đó thực hiện đúng theo những gì đã cam kết.
    * Đề ra những hành động để khôi phục niềm tin đã bị đánh mất. Liệt kê những thay đổi bạn sẽ thực hiện đối với chế độ làm việc, con người và đường lối. Xác định phương pháp bạn sẽ tiến hành để củng cố niềm tin. Cuối cùng là thực hiện các thay đổi đã dự kiến.

- Những ý tưởng chủ đạo từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Robert Galford và Anne Seibold Drapeau –

* HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ "Bản quyền @Harvard Business School Publishing", hoặc "Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC" khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ "Trích từ trang Harvard'S-VNN".
#4
Thương về quê mẹ

                                    tác giả: Việt Dương Nhân



                     Thương Về Quê Mẹ

            Ði đâu ? Ði đến nơi nào ?
            Miệng cười tươi thắm mắt trào lệ tuôn
            Ðường đời bước mãi không suông
            Mỏng manh như chỉ treo chuông đầu ghềnh

            Sống như gió cuốn bập bềnh
            Bao nhiêu gai nhọn chênh chênh giữa đường
            Ai nào thấu kiếp đoạn trường
            Vì sao viễn xứ mười phương lạc loài !


            Quê hương xa tít dặm đoài
            Ngàn trùng cách biệt vọng hoài cố hương
            Bao nhiêu chất chứa tình thương
            Thương về quê Mẹ đêm trường xót xa.


                                                 Việt Dương Nhân


            (Viết trong những ngày đen tối. Tại đường Vaugirard
            Paris 15ème, đêm 03-03-1979)
#5
Vui buồn thụ tinh trong ống nghiệm

Với nhiều người khi tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, việc để có được một đứa con là cả hành trình gian khổ. Đủ mọi trạng thái tình cảm: khao khát, hy vọng, mong đợi, vui sướng, thất vọng, tuyệt vọng, đau đớn...

Câu chuyện của một người phụ nữ trong cuộc dưới đây là hành trình đầy nước mắt và nụ cười của người đi tìm cho mình một đứa con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm...

... Tôi đã vài lần đề cập chuyện đi làm thụ tinh trong ống nghiệm với anh, nhưng anh ậm ừ nên tôi cũng bỏ lửng, rồi bị công việc lôi đi. Cho tới sau một đợt stress nặng, tôi khóc như mưa, quyết liệt đòi làm mới vỡ lẽ anh bị một "nỗi sợ rất đàn ông": Sợ không có tinh trùng.

Tôi đã bước sang tuổi 40. Tôi thường trốn tránh những ngày lễ thiếu nhi, tết trung thu, những cuộc họp mặt gia đình, ở cơ quan có dắt theo trẻ con. Ngay cả xem tivi cũng không dám mở chương trình thiếu nhi.

Chồng tôi đã bước sang tuổi 50, ngày hai buổi thầm lặng đi về, xem chừng mỏi mệt. Căn nhà hầu như không có tiếng người.

Ngồi chờ khám bệnh hiếm muộn, vô sinh.

Thỉnh thoảng em của chồng có đưa vợ con sang chơi. Thằng bé 5 tuổi chạy loanh quanh khắp nơi. Khi họ về rồi, sự im lặng như được nhân lên, bầu không khí gần như đặc quánh.

Tôi bảo cứ đi xét nghiệm mới biết, đâu thể căn cứ vào mắt thường nhưng anh cứ chần chừ. Tôi đã một mình đến Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) làm hồ sơ.

Cầm cái lọ và tờ giấy xét nghiệm về, tôi đặt lên bàn làm việc của anh, nói giọng chắc nịch: "Em đã đăng ký rồi, người ta phải đợi cả năm trời mới được làm, còn em nhờ quen biết mà được cho làm ngay. Nếu mình không làm lúc này, tuổi càng lớn càng khó".

Đó là tôi nói xạo với anh, chứ bác sĩ nói phải sắp hàng chờ, còn nếu muốn thu ngắn thời gian chờ đợi thì chọn loại dịch vụ, đóng thêm 3 triệu đồng và làm đơn gửi ban giám đốc bệnh viện, trình bày lý do xin được làm sớm.

Thấy anh có vẻ xuôi xuôi, để tăng thêm hiệu quả, tôi nói: "Anh thử giùm em đi, nếu không được cũng đâu có sao". Thời điểm nộp mẫu tinh trùng cũng nghiệt, được cố định chỉ có hai lần trong ngày và đều trong giờ hành chính.

Có thể chọn một trong hai cách: Đến bệnh viện để lấy hoặc lấy ở nhà. Cách nào cũng có cái hay, cái dở. Lấy ở bệnh viện không sợ khâu bảo quản, nhưng mấy cái phòng để dành cho chuyện tế nhị này nhỏ xíu, nằm ngay trong khu vực ồn ào, bên ngoài luôn có người sắp hàng chờ đến lượt.

Ông xã tôi chọn ngay cách thứ hai. Tôi dặn anh tỉ mỉ cách lấy để không làm ảnh hưởng tới kết quả như phải rửa tay sạch, không sát trùng lọ đựng và để lại cho anh tờ giấy hướng dẫn một số động tác kỹ thuật bệnh viện phát cho.

Quan trọng nhất là khi lấy mẫu xong phải mang ngay tới nộp cho xét nghiệm trong vòng nửa giờ, nếu trễ hơn là hỏng. Mãi mấy ngày sau, tôi hỏi, câu đầu tiên anh nói là: "Luýnh quýnh quá, anh làm đổ mất cái lọ rồi". Suýt nữa tôi cáu lên, sau đó anh nói đã trở lại Từ Dũ xin cái lọ khác, lấy mẫu đem nộp lại rồi.

Tôi nôn nóng hỏi: "Kết quả đâu?", anh rụt rè đưa ra một tờ giấy. Nghĩ cũng buồn cười cho cái gọi là tự ái đàn ông, chuyện lớn lao như đầu tư kinh doanh có thể quyết định dễ dàng, nhưng lại không dám đối mặt với một kết quả xét nghiệm.

"Anh bị thiếu số lượng tinh trùng và cả chất lượng. Chắc không làm được rồi", giọng anh nhuốm vẻ thiểu não.

Tôi nói chắc như đinh đóng cột là được, vì tôi đã được bác sĩ tư vấn rồi. Vậy là coi như xong bước đầu tiên. Phần anh vậy là tạm xong. Trong khi tôi còn phải đối mặt với một quá trình rất dài và gian nan sắp tới.

Những ngày sau đó, hầu như mỗi ngày tôi đều phải đến bệnh viện, có ngày phải đến hai lần để làm các xét nghiệm, lấy kết quả, nghe bác sĩ tư vấn, chích thuốc...

Chuyện chờ đợi là thường xuyên, vì vậy những người đồng cảnh chúng tôi có rất nhiều dịp để hỏi han chuyện của nhau.

Tôi làm quen và nói chuyện với chị Nghĩa, một chủ vựa trái cây ở An Giang. Chị 39 tuổi, gương mặt khá ưa nhìn.

Tôi há hốc miệng khi nghe nói chị đã làm tới lần thứ năm. Hai lần đầu không thành công, lần thứ ba bác sĩ tư vấn chị nên xin trứng. Tìm mãi mới được một đứa cháu họ đáp ứng đủ điều kiện, đã có chồng và con, tuổi 20-30.

Chị nói: "Mình đã giải thích với đứa cháu hết rồi, bác sĩ đã dặn không được gần chồng trong suốt thời gian chích thuốc kích thích buồng trứng, vậy mà tới khi siêu âm phát hiện nó có thai, coi như tiêu mười mấy triệu đồng của mình".

Lần thứ tư, chị chuyển sang Bệnh viện Phụ sản quốc tế để coi có hên hơn không. Vẫn thất bại. Chị quay lại Bệnh viện Từ Dũ. Chị nhắc đi nhắc lại: "Lần này là lần cuối cùng, được hay không được gì cũng ngưng". Nhưng rồi chính chị rốt cuộc cũng vẫn làm tiếp tục .

Nghe chuyện chị Nghĩa tôi lại thêm sợ. Nhất là khi chị cho biết ngay chính bác sĩ cũng không thể giải thích được tại sao chị không thể đậu thai. Trong số khoảng 15 người cùng làm thụ tinh trong ống nghiệm đợt này với tôi, có khá nhiều người đã làm lần thứ hai.

"Tiền công" cho bác sĩ chỉ 7-10 triệu đồng, nặng nhất là tiền thuốc. Cứ 3-4 ngày mua một đợt thuốc, mỗi lần mua 5-6 triệu đồng. Cầm trên tay một cọc tiền có thể xài trong cả năm chỉ đổi lấy mấy ống thuốc nhỏ xíu. Tùy theo đáp ứng thuốc hay không, chi phí 10-40 triệu đồng.

Lúc ngồi chờ khám trong phòng bác sĩ Lan, chị Hòa, một người đã làm lần thứ hai, nói: "Thiệt tình cái này giống như đánh bài, mà đặt một lần tới 15-20 triệu". Một câu ví von hết sức hình tượng và chính xác.

Đã tìm hiểu nhiều về quy trình làm thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng tôi chưa bao giờ hình dung mình sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như vậy. Cho nên sau khi nghe bác sĩ tư vấn, tôi xin về nhà để suy nghĩ thêm.

Có tới trên 60% trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm không thành công mà không hiểu tại sao. Đó là thử thách thứ nhất.

Chích thuốc kích thích buồng trứng sẽ có nguy cơ quá kích buồng trứng, có thể dẫn tới chết người. Cứ 100 người có hai người bị nặng. Tỷ lệ không phải nhỏ. Đó là thử thách thứ hai.
Theo các thống kê trong và ngoài nước, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có vấn đề vô sinh chiếm tỷ lệ khoảng 10%.

Ước tính hiện nay ở VN có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng có nhu cầu trợ giúp sinh sản. Tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ gần bằng nhau.

Nguyên nhân vô sinh thường do ống dẫn trứng, buồng trứng, viêm nhiễm, bất thường bộ phận sinh dục do ống dẫn trứng; những trường hợp vợ bình thường, chồng bình thường, vợ bình thường nhưng do stress; hoặc muốn có con nên chịu nhiều áp lực...

Nếu đậu thai thì có nguy cơ thai ngoài tử cung phải mổ cấp cứu. Nếu đậu nhiều thai lại phải áp dụng kỹ thuật giảm thai, nghe kể là đau đớn lắm.

Đối với người lớn tuổi như tôi, nếu có thai rồi phải nằm dưỡng suốt mấy tháng trời trên giường. Đó là tôi chưa lường trước được một tình huống cực kỳ xấu khác mà sau này đã xảy ra với tôi.

Nhưng rồi cũng phải đánh liều. Bắt đầu quá trình chích thuốc để kích thích rụng trứng. Các cô y tá dặn mỗi ngày phải đến bệnh viện từ 7 đến 7h30 để chích, phải đúng giờ, nếu trễ coi như phải chích lại từ đầu. Mỗi cô cầm sẵn một ống thuốc, một ống chích.

Phòng chích khá nhỏ, người chen chúc, người trước vừa xuống khỏi giường là người sau lập tức leo lên, cô y tá chích liền tay mà vẫn không giải tỏa nhanh được số người chờ đợi.

Tôi vốn sợ chích, nhất là chích vào vùng bụng, xung quanh rốn, cho nên phải cắn răng, nhắm chặt mắt. Phải chích hàng chục mũi. Tới mũi thứ ba, thứ tư, vùng chích bắt đầu thâm tím do thuốc tan không kịp, nhìn rất ghê. Sau mỗi đợt chích, chúng tôi còn phải đi thử máu đo lượng hoócmôn để bác sĩ điều chỉnh thuốc.

(Còn nữa)

Theo Ngoisao.net

#6

Một SV đang dùng PowerPoint trình bày ý tưởng tiếp thị sản phẩm cho Công ty Unilever VN.

Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: "Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?".

Ông Buffett trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết. "Với một số người nó là tài sản qúy giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm", ông nói.

Các bài diễn thuyết thường đi kèm với sử dụng phần mềm PowerPoint của Microsoft. Và một số liệu thống kê từ khách hàng của hãng này gây bất ngờ: từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2004, trong số các bài diễn thuyết thì 60% là chán ngắt, chỉ có 19% khiến người nghe cảm thấy thích thú. Theo cuốn sách Diễn thuyết để thành công của Jerry Weissman, một ngày có khoảng 30 triệu bài diễn thuyết trình bày sử dụng PowerPoint trên khắp toàn cầu và rất nhiều trong số đó được mô tả là tệ hại.

Edward Tufte, một chuyên gia về giao tiếp và diễn thuyết, từng được New York Times gọi là "Leonardo da Vinci của số liệu", chỉ ra rằng có thể lỗi trình bày là một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa khủng khiếp cho tàu không gian Columbia vào ngày 1/2/3003. Trước vụ tai nạn, các kỹ sư giới thiệu 28 tấm ảnh động (slide) cho các quan chức NASA (Cơ quan không gian Mỹ) thấy những vấn đề nguy cơ của tàu con thoi này. Thật không may, phần trình bày có quá nhiều chữ, nên không gây được ấn tượng để buộc người ta phải lưu ý và sửa chữa. Kết quả là toàn bộ 7 phi hành gia thiệt mạng.

Khi các doanh nhân thành đạt chuẩn bị một bài diễn thuyết, họ thường bắt đầu bằng những câu hỏi: Tôi muốn đạt được cái gì? Tôi muốn người nghe làm gì sau bài diễn thuyết?

Thường có ba mục tiêu đối với bất cứ bài diễn thuyết nào: dễ hiểu, đáng tin cậy và những hành động sau đó. Vậy chúng ta muốn điều gì?

Một ví dụ điển hình là bộ phim An Inconvenient Truth nói về cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore. Ông muốn mọi người làm gì đó sau khi xem phim. Vì vậy ông bắt đầu bằng những trình bày dễ hiểu, đưa ra những số liệu và bằng chứng để thuyết phục người nghe. Và cuối cùng là kêu gọi hành động. Trong khi đó nhiều người khác quên mất một yếu tố cơ bản của một bài diễn thuyết: phải dễ hiểu.

Theo cuốn Nghe để quên của Madelyn Burley-Allen, trung bình chỉ có khoảng 25% thực sự có khả năng nghe một cách hiệu quả, vậy thì phải lôi cuốn những người còn lại chú ý tới bài diễn thuyết của mình. Những số liệu khác cho thấy thường thì người lớn chỉ tiếp thu tốt những bài nói chuyện ngắn hơn 15-20 phút. "Càng ngắn gọn càng tốt". Đừng "bỏ bom" người nghe với quá nhiều thông tin.

Một số lời khuyên khi diễn thuyết bằng Powerpoint

1. Theo đúng tuần tự

2. Đánh dấu, gạch đầu dòng những chỗ cần nhấn mạnh

3. Nếu có quá nhiều thông tin thì dùng thêm một box phụ trợ, không nhét quá nhiều chữ vào một slide.

4. Mỗi dòng trong slide nên ngắn gọn, tối đa 6-8 chữ, giống như tựa các bài báo.

5. Mỗi slide chỉ nên có tối đa 6 gạch đầu dòng.

6. Dùng phông chữ lớn đủ để người nghe có thể đọc.

7. Sử dụng nhiều đồ họa và hình ảnh vì "một bức ảnh có giá trị hơn ngàn lời nói".

8. Màu chữ nổi bật trên nền phông.

9. Không để phần PowerPoint lấn át vì lời nói của bạn vẫn là chủ đạo.

10. Đánh số thứ tự các slide để người nghe tiện theo dõi.

(Theo Tuổi Trẻ)
#7


"Con trai tôi 4 tuổi. Cháu không thích vẽ. Có phương pháp nào giúp bé thích thú với môn học này không?" (Phanthithanhvinh)

Trả lời:



Vẽ là một trong những con đường phát triển trí tuệ cho trẻ, tuy nhiên không phải là cách duy nhất. Thông qua vẽ, chúng ta dạy trẻ thể hiện cái nhìn thế giới theo cách của mình, kiểm tra lại kiến thức của bé về khả năng nhận thức các thuộc tính của sự vật hiện tượng như hình dạng, màu sắc, sự liên tưởng, sắp xếp... Ngoài ra, qua đó, bố mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng cầm bút, vận động.

Tuy nhiên, nếu trẻ không thích vẽ, bố mẹ hoàn toàn có thể dùng các hình thức hoạt động khác cũng có tác dụng tương tự để phát triển trí tuệ và kỹ năng cho bé.

Với trường hợp con chị, chị chưa nói rõ là cháu không thích vẽ nhưng vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ, hay không thích là từ chối thực hiện luôn, nên chúng tôi cũng khó tư vấn cụ thể.

Nếu bé vẫn thực hiện nhiệm vụ khi không thích thì cũng không sao. Tuy nhiên để cháu hứng thú, chị có thể bắt đầu từ việc cho con vẽ tự do trên nền đất, sân nhà, bãi cát, rồi đến việc vẽ ngoài trời.... Những hình thức này thường thu hút trẻ tốt hơn. Sau đó, chị gợi ý con chuyển vào vẽ lên giấy, trong phòng... Trước khi thực hiện nhiệm vụ, bố mẹ hãy tạo cho con cảm xúc thích thú để bé xuất hiện nhu cầu muốn thể hiện. Hãy động viên bé ngay sau mỗi cố gắng dù nhỏ nhất.

Chúc chị thành công!

(Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa, Chuyên gia Trường Mầm non Hoàng Gia. Điện thoại: 04 7624788).
#8


Cho đến cuối năm 2006, những mảnh xương hóa thạch vẫn được bán rộng rãi ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) với giá 4 NDT/kg dưới cái tên "xương rồng". Loại xương đặc biệt này được các bà nội trợ đem về nhà ninh làm món canh bổ dưỡng hoặc tán nhỏ thành hỗn hợp điều chế thuốc gia truyền.

Phát biểu với phóng viên hãng tin AP, giáo sư Đổng Chí Danh thuộc Viện nghiên cứu động thực vật cổ đại, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cho biết: trước đó những người dân Hà Nam luôn tâm niệm rằng, đây là xương của một loài rồng bay trên trời



Sau khi biết đó là xương khủng long hóa thạch, họ đã tình nguyện "biếu" toàn bộ 200 kg xương cho Viện để phục vụ mục đích nghiên cứu.



Thông thường, loại xương giàu chất canxi này được ninh nấu với một số gia vị khác để cho trẻ con hoặc người lớn ăn, nghe nói có khả năng điều trị chứng hoa mắt chóng mặt và chuột rút rất hiệu quả. Ở một số hiệu thuốc gia truyền, họ tán nhỏ xương này thành bột, hòa thành hồ nhão rồi đắp trực tiếp lên vết rạn nứt ở chân tay...



Bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh bằng "xương rồng" đã trở nên quá quen thuộc với người dân trong tỉnh trong ít nhất 2 chục năm trở lại đây, ông Đổng nói.



Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã khai quật được bộ xương khủng long ăn cỏ dài hơn 18 mét ở huyện Bộc Dương tỉnh Hà Nam, sống trong thời kỳ khoảng 85-100 triệu năm về trước. Hôm 3/7 vừa qua, chính quyền địa phương đã tổ chức họp báo và lần đầu tiên đem mẫu hóa thạch ra trưng bày.



Ngoài ra nhóm khai quật còn phát hiện thêm 2 bộ xương khủng long khác, bên trong còn nguyên ổ trứng đã hóa thạch.




Theo AP
#9
 
Tập sách "Nhà văn Việt Nam hiện đại".
"Nhà văn Việt Nam hiện đại" là tập sách được ban Chấp hành khóa VII Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức biên soạn và xuất bản trong dịp kỷ niệm Hội tròn 50 tuổi.

Tập sách, là sự tập hợp, điểm danh đội ngũ nhà văn Việt Nam theo cách mạng nửa thế kỷ qua.

Vì chỉ tập hợp những nhà văn Việt Nam đã đi theo cách mạng nên trong phần đầu tiên "Các nhà văn mất trước khi thành lập Hội" chỉ có tên 13 nhà văn là Vũ Bằng, Nam Cao, Trần Đăng, Dương Tử Giang, Thôi Hữu, Lan Khai, Nguyễn Đình Lạp, Hoàng Lộc, Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Thâm Tâm, Ngô Tất Tố, Hải Triều, trong đó người nhiều tuổi nhất là cụ Ngô Tất Tố, sinh năm 1894 và người ít tuổi nhất là nhà thơ Hồng Nguyên, sinh năm 1924. Còn những nhà văn tài năng của thời kỳ này đã có đóng góp rất quan trọng cho văn chương Việt Nam như Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam... đều không được nhắc đến!

Cũng vì tiêu chí chỉ tập hợp những nhà văn đã đi theo cách mạng nên các nhà văn sống và viết ở miền Nam trước 1975 cũng không có tên trong cuốn sách này! Không có tên những nhà văn đã có những tác phẩm ghi nhận diện mạo xã hội Việt Nam một thời lịch sử... Không có tên cả những nhà văn đã viết với lòng yêu nước, niềm tự hào về nền văn hóa dân tộc như nhà văn Vũ Hạnh! Đó là điều rất đáng tiếc cần được nhìn nhận để sẽ có một "Nhà văn Việt Nam hiện đại" đầy đủ, công bằng và có giá trị lịch sử hơn.

13 nhà văn đã mất từ trước khi có Hội Nhà văn. 8 nhà văn chưa là hội viên đã hy sinh trên chiến trường chống Mỹ. 1.121 nhà văn được kết nạp vào hội, trong đó 231 nhà văn đã mất, còn lại 890 nhà văn đang có mặt trên khắp đất nước. Hơn 80 triệu dân mới có hơn 800 nhà văn! Gần một trăm ngàn dân mới có một nhà văn! Chỉ riêng tỉ lệ nhà văn và dân số ấy đã cho thấy sự quý hiếm của nhà văn.

Năm 1997, tròn 40 tuổi, Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã xuất bản tập sách "Nhà văn Việt Nam hiện đại". Ngày đó hội mới có 765 hội viên. Mười năm, từ 1997 đến 2007, Hội Nhà văn Việt Nam đón nhận thêm 356 hội viên mới nhưng cũng phải đưa tiễn 98 nhà văn về thế giới bên kia! Trong số những nhà văn ra đi trong mười năm đó có những tài năng, những tên tuổi đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học nước nhà. Đó là nhà văn Nguyễn Đình Thi, mất năm 2003.

Đó là Gia Ninh, mất năm 2004, Huy Cận, mất năm 2005, những nhà thơ cuối cùng của một thời Thơ Mới trẻ trung, trong trẻo. Đó là Tô Ngọc Hiến, mất năm 1998, cây bút viết truyện ngắn chia sẻ với cuộc sống lam lũ  của người thợ làm than. Đó là Đồng Đức Bốn, mất năm 2006, một hồn thơ lục bát hồn nhiên, dân dã. Đó là Trần Bạch Đằng, mất năm 2007, một cây bút sức vóc, thông tuệ.

98 hội viên mất đi được bù đắp bởi 356 hội viên mới với những tài năng và cá tính sáng tạo đặc sắc. Họ là Quang Chuyền, vào hội năm 2003 là Cao Xuân Sơn, vào hội năm 1998, cây bút hóm hỉnh và rất có duyên viết cho tuổi thơ. Là Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, vào hội năm 2006.  Là Đỗ Bích Thúy, hội viên năm 2005, một cây bút văn xuôi viết về những con người sống trên những triền núi cao phía bắc. Là Nguyễn Ngọc Tư, hội viên năm 2003, một tiềm lực mới, một sức sống mới của vùng đất văn chương trù phú Nam bộ. Là Phạm Công Trứ, vào hội năm 1999, một giọng thơ lục bát trẻ trung, mới mẻ.

Cá tính sáng tạo độc đáo, thực sự văn chương, mang rõ dấu ấn tài năng của họ đã tiếp thêm sức sống trẻ trung và tạo ra tư thế chững chạc cho Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng nhìn vào đội ngũ mà "Nhà văn Việt Nam hiện đại" tập hợp, điểm danh còn mang đến cho ta cảm giác băn khoăn về khái niệm văn chương.

Nhà văn của quốc gia là khuôn mặt văn hóa của quốc gia cần có tác phẩm in ấn và định lượng ở phạm vi quốc gia. Ngày nay người ta có thể bỏ tiền ra in sách. Lại cũng có thể bỏ tiền ra để có bài viết lăng xê sách. Rồi cũng đã có những cuộc vận động hành lang công khai và chạy chọt bí mật để có những giải thưởng văn chương cho những cuốn sách đó! Vì thế việc định lượng nhà văn không thể chỉ căn cứ vào số đầu sách. Trong "Nhà văn Việt Nam hiện đại" còn thấy có những tên tuổi chưa vượt ra khỏi vùng miền, ngành nghề để đạt tới tầm quốc gia.

Đó cũng là điều rất đáng băn khoăn về tập sách nặng cân, dày 1.200 trang, khổ lớn 16x24cm, bìa cứng và mang cái tên cũng rất "nặng cân": "Nhà văn Việt Nam hiện đại"

Theo Nhà văn Phạm Đình Trọng
An Ninh Thủ Đô

#10
Chỉ cho em với các bác  :lick:
#11


Cái chết ồn ào của diễn viên Lê Công Tuấn Anh sau khi uống nhiều viên thuốc sốt rét trong tình trạng say khướt, khiến dư luận đổ dồn miệng lưỡi nghiệt ngã lên người mẫu Minh Anh. Theo lời đồn đại, anh đã không chịu nổi cú sốc sau khi chia tay mối tình sâu nặng với chị.

Năm 2000 Minh Anh sang Singapore du học ngành Maketting và sau đó lập gia đình với một doanh nhân người Singapore, trở thành mẹ của hai đứa trẻ. Tuy nhiên, cuộc sống của một phụ nữ xa quê hương với áp lực dường như chưa được cởi bỏ, những giấc mơ vẫn trĩu nặng, đau đáu... Gặp Minh Anh nhân chuyến đi ngắn ngủi về Sài Gòn dự tiệc cưới của cô bạn thân Chung Vũ Thanh Uyên, lần theo những lời tâm sự về chuyện tình dĩ vãng của Minh Anh trên blog - sau gần 12 năm, những sự thật đằng sau cái chết của Lê Công Tuấn Anh dần được hé lộ.

Chuyện tình cảm của Minh Anh và Lê Công tan vỡ vì một người con gái khác tên V. xen vào.

Lê Công mồ côi cha từ nhỏ, mẹ đi bước nữa nên anh sớm phải bươn chải với cuộc sống không có người thân. Từ một đứa trẻ bụi đời, Lê Công phải vào trường giáo dục thiếu niên lang thang cơ nhỡ học nghề trở thành công nhân... Nhưng nghiệp diễn đã thay đổi toàn bộ cuộc đời anh.

Khán giả những năm đầu thập niên 90 rất ấn tượng với vai Quang "Đông ki-sốt" trong phim Vị đắng tình yêu của anh. Trái ngược với bạn thân Lê Tuấn Anh thường vào vai phản diện, thì Lê Công hay được đạo diễn đo ni đóng giày với mẫu nhân vật tốt bụng, nhân hậu và điều này gần như đồng nghĩa với việc anh dành khá nhiều tình cảm của công chúng trẻ - nhất là các fan nữ.

Vào thời điểm vinh quang nhất của nghề nghiệp thì Lê Công quen biết và yêu Minh Anh. Trong nỗi cô đơn đầy tự ti của thân phận trẻ mồ côi, Lê Công được gia đình Minh Anh đón nhận với tình yêu thương như con cái trong gia đình. Có lần sốt xuất huyết nằm Chợ Rẫy, anh được người yêu lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ, đến đêm cô trải giấy báo nằm ngay dưới chân gường, qua đêm trong bệnh viện... Những tình cảm bấy lâu thiếu thốn như ngày càng đuợc bù đắp. Có lẽ đó là hình ảnh làm Lê Công nhớ mãi và không thể nào dứt bỏ được. Anh quyết định gắn bó đời mình với Minh Anh, chính thức gọi mẹ Minh Anh là "mẹ".
"Em tiếc cho anh, buồn cho anh và giận anh nhưng tất cả những điều đó chỉ là vô nghĩa khi mà anh không bao giờ còn hiện hữu bên cạnh. Anh chọn con đường hủy hoại mọi thứ và để dằn vặt em suốt đời. Chẳng hiểu anh nghĩ gì khi làm điều đó? Câu hỏi này em đã hỏi anh bao nhiêu lần mà không tìm được câu trả lời. Chẳng lẽ sau tất cả những lỗi lầm của anh em là nguời cuối cùng nhận lấy mọi tội lỗi. Lỗi của ai? Có ai biết người đáng chịu những tội lỗi và trách móc lại là một người con gái khác không? Em đã im lặng và gánh chịu mọi thứ đổ lên đầu chỉ vì em muốn hình ảnh anh nguyên vẹn trong mắt mọi người như khi anh nằm xuống..." (Minh Anh's blog)

Chuyện tình yêu của một người mẫu triển vọng và một diễn viên tên tuổi đang được bồi đắp mỗi ngày, thì Minh Anh phát hiện ra Lê Công có quan hệ lén lút với diễn viên trẻ V. khi họ sinh hoạt chung Đoàn kịch nói Trẻ. Biết chuyện, Minh Anh đã trực tiếp nói chuyện với V. để xác nhận mối quan hệ đó và quỵết định chia tay anh; cho dù Lê Công một mực bảo rằng chỉ là cuộc chơi qua đường... Khi không thuyết phục được Minh Anh, Lê Công dọa tự tử. Và anh đã uống một vốc thuốc, nhưng bạn bè kịp đưa vào bệnh viện. Sau lần chết hụt đó, nghĩ đến sự chân thành hối lỗi của người yêu, Minh Anh quyết định quay lại với Lê Công.

Lần cuối cùng đó, chính là chuyến lưu diễn Duyên dáng Việt Nam tại Hà Nội. Lê Công và Minh Anh đã có những phút giây hạnh phúc tràn trề bên nhau, lúc chia tay bịn rịn trở về Sài Gòn. Nhưng chỉ vài ngày sau, một người bạn gọi báo cho Minh Anh biết là Lê Công đang vui vẻ ở Nha Trang với V. và cũng gần như sau đó, Lê Công gọi báo Minh Anh tàu bị hỏng nên chưa về Sài Gòn được. Cô nén giận trả lời: "Vậy hả! Em biết tại sao rồi? Anh ở đó với V. phải không? Vậy đi nhé, em không có gì để nói nữa".

Và đêm đó, Lê Công đáp tàu về ngay Sài Gòn như một cách thanh minh với nguời yêu. Những niềm tin cứ hết lần này đến lần khác bị chà đạp, nhất là sau cuộc gọi của bà chị ruột V. báo cho Minh Anh biết tin em gái của mình đã mang thai. Hoàn toàn sụp đổ, Minh Anh quyết định mãi mãi rời xa Lê Công. Rất nhiều bạn bè tiếc cho mối tình này, ngay Lê Tuấn Anh cũng đã gọi khuyên Minh Anh nên bình tĩnh lại.

Tháng 8/1996 Minh Anh lên đường lưu diễn châu Âu hai tháng, Lê Công nhắn: "Chúc em lên đường mạnh khỏe và hạnh phúc". Lúc đó Minh Anh tin rằng mọi thứ đã chấm dứt. Khi trở về, Lê Công có gọi điện thoại về nhà nói chuỵên với mẹ Minh Anh, Mẹ bảo: "Con có muốn nói chuyện với Minh Anh không?". "Dạ, không! Con chỉ hỏi thăm thôi!".

Đúng 4 tháng chia tay. Ngày 15/10/1996 cũng là ngày sinh nhật Minh Anh, Lê Công đang quay phim ở xa điện thoại nói sẽ về. Hôm đó, đang đi ăn với vài người bạn thì Lê Công tới, anh trò chuỵện với cô như một người anh, một người bạn. Sau đó anh vẫn muốn Minh Anh tha thứ và quay lại. Minh Anh nhẹ nhàng nói: Dù không còn tình yêu nhưng cô luôn thương và yêu anh như một người anh. Còn quay lại là điều không thể, lòng đã bị tổn thương quá nhiều.

Đưa Minh Anh về tới cổng, Lê Công rủ Minh Anh mai đi ăn sáng trước khi anh trở lại đoàn phim. Sáng 16/10 Minh Anh qua nhà đón thì thấy Lê Công ngủ li bì, đứa cháu nói lại là tối qua anh uống rượu khá nhiều. Vào phòng, Minh Anh lay mãi mà anh cũng không dậy. Trông thấy cuốn sổ ghi chép đầu gường, cô với tay lấy đọc. Một tấm hình của Lê Công chụp với V. đang ngồi trong lòng rơi ra. Đau nhói, cô bỏ về và chỉ nhắn lại: Có Minh Anh qua! Ra tới cửa thì gặp anh Vinh - trợ lý đạo diễn đi vào, cô nói anh đánh thức giùm Lê Công dậy.

Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau. Minh Anh đã không tin vào tai mình khi được báo tin Lê Công đã chết. Đó là ngày 17/10/1996, anh qua đời sau khi uống cả đống thuốc sốt rét. Cái chết của anh kéo theo sau hàng nghìn người hâm mộ khắp nơi đổ về, một đám tang ồn ào nhất Sài Gòn bấy giờ. Minh Anh suy sụp đầu đội khăn trắng đi bên quan tài như nguời bạn đời của Lê Công, một nghĩa cử cuối cùng trọn vẹn tình nghĩa. Quá tiếc thương cho một tài hoa điện ảnh, dư luận trút mọi óan trách lên đầu cô gái 22 tuổi. Ngay cả những người bạn thân của Lê Công rất hiểu rõ sự tình, cũng im lặng nhìn Minh Anh cắn răng nhận đòn roi của mọi nguời quất vào.

Trong cơn suy sụp đó, Minh Anh đã thử tìm đến cái chết vì thấy mọi thứ quá bất công và nghiệt ngã với mình. Nhưng khi mở mắt tỉnh dậy đã thấy mẹ và mọi người đứng bên giường. Một người anh kết nghĩa có nói với cô: "Em đã đi đến tận cùng đau khổ rồi, sẽ chẳng còn đau khổ nào hơn thế nữa đâu. Mọi thứ về sau đã nhẹ đi rồi, ráng sống để vượt qua". Và như thế, Minh Anh đã gạt nước mắt và tiếp tục đi, cô không muốn những lời nguyền rủa mình có cơ hội trở thành hiện thực.

Câu chuyện tay ba này hầu như mọi người trong giới đều biết khá chi tiết, nhưng với tình cảm mù quáng mà công chúng dành cho Lê Công bấy giờ, thì lỗi lầm vẫn chỉ là Minh Anh. Hơn 10 năm trôi qua, cô diễn viên tên V. ấy hàng ngày đứng trên sân khấu, vô cảm với nỗi đau mà một phụ nữ khác phải gánh chịu. Còn cái tên Minh Anh vẫn luôn nghiệt ngã dính kèm theo sau số phận bi đát của Lê Công.


Minh ANh
Hàng năm, cứ mỗi lần cùng chồng về Việt Nam, Minh Anh đều đưa chồng đến nghĩa trang Nghệ sĩ để thắp nhang cho Lê Công Tuấn Anh.

Đọc những dòng cuối cùng trong nhật ký Minh Anh: "Em chấp nhận mọi thứ ác độc nhất, vì em im lặng cho những gì em đã trải qua suốt 4 năm yêu anh để rồi mất tất cả. Mất hết sự tin yêu của những người xung quanh, mất tất cả lòng hâm mộ của mọi người để cho anh của em có tất cả điều đó khi nằm yên dưới lòng đất. Để anh được thanh thản và để anh biết rằng em đã phải trả giá cho sự trừng phạt không phải do bản thân em tạo ra nó.

Em đã theo anh từ cõi sống về cõi chết và được cứu sống để làm lại con người khác - một con người mạnh mẽ và dám đối đầu với mọi thứ hơn. Để hôm nay nhìn lại 10 năm qua, em thấy mình nhẹ nhàng và thanh thản hơn, dù đôi lúc hình ảnh anh vẫn làm em đau. Nhưng em hiểu ra giá trị của con người và mọi thứ xung quanh mình hơn. Em ước gì anh có thể ngồi dậy để em thanh thản nói với anh rằng, em đã tha thứ cho anh. Em đã có một cuộc sống hạnh phúc sau tất cả những đau khổ, em từng chạy trốn khỏi thành phố nơi đầy ắp hình ảnh của anh để làm lại tất cả mọi thứ. Em đã xin lỗi anh ngày chia tay và giờ đây vẫn là câu nói đó.

Hãy cho em cuộc sống bình yên bên những đứa con của em và cạnh người chồng yêu em hơn tất cả mọi thứ... Đây là lần sau cùng, và em mong rằng, từ nay về sau đừng ai nhắc đến Minh Anh sau cái tên Lê Công Tuấn Anh nữa. Xin hãy để mọi thứ ngủ yên mãi mãi!".

Vậy là sau cùng Minh Anh cũng đã lựa chọn sự thật để bảo vệ gia đình mình, rửa đi những năm tháng oan trái chịu đựng. Hiện nay trong nhà mẹ vẫn thờ di ảnh của Lê Công. Hàng năm, cứ mỗi lần cùng chồng về Việt Nam chị đều đưa chồng đến nghĩa trang nghệ sĩ để thắp nhang cho Lê Công. Sống với một người đàn ông có tấm lòng rộng mở và bao dung như thế, thì sự lựa chọn của Minh Anh hoàn toàn xứng đáng được mọi người chia sẻ và cảm thông...

(Theo Điện Ảnh Kịch Trường)
#12
Hiện Gia đình HTY đang vô cùng bún rối vì sự vắng mặt không lí do của một thành viên bự. Đặc điểm nhận dạng:

Đầu bù, tóc xoắn, quần xà lỏn, áo siêu nhân nhiều lỗ.

Ai biết cháu Vova ở đâu xin báo theo địa chỉ:

http://www.huongtinhyeu.net
Điện thoại: 0912372xxx - 0904802xxx

Gia đình HTY xin cảm ơn và ....cộng điểm hậu hĩnh
 :P
Nhà nước ta đang kêu gọi chống lãng phí,vậy mà bạn lại quá vô ý thức,lãng phí rất nhiều dấu cách.Tôi quyết định sửa bài và cảnh cáo bạn.Yêu cầu những người khác lấy VCHV làm gương.Đừng có thấy MOD hiền mà giỡn mặt.Còn ai có ý kiến gì không ? :cammieng:
Vovavietnam
#13


Có vị khách nghe giọng nhân viên tổng đài ngọt ngào quá nên mỗi ngày gọi gần cả trăm cuộc. Có người khác rất khoái gọi điện thoại cho nhân viên để... kể chuyện "người lớn".

Đang đêm mưa, nhân viên tổng đài nhận được cuộc điện thoại hết sức lâm ly: "Chị ơi! Chị cứu em với. Chị có thể thương tình bố thí cho em một cuộc gọi được không? Điện thoại của em hết tiền rồi, mà em đang ở trong... lô cao su. Ôi! Bóng đêm đang bủa vây em, mà chị ơi! Em sợ nhất là bóng đêm... Em uống từng ngụm nhỏ bóng tối". Choáng váng với cuộc điện thoại quá sức ấn tượng này, nhân viên tổng đài nhỏ nhẹ giải thích là mình không thể nào giải quyết được chuyện khách hàng yêu cầu. Sau "bài ca than thở" không thấy ăn thua, vị khách cười rộ rồi... cúp máy.

Lần khác, nhân viên tổng đài MobiFone nhận điện thoại. Phía bên kia đầu dây là giọng rất nhỏ nhẹ của một cô gái: "Chị ơi! Em mới nạp cái card. Chị có thể kiểm tra tài khoản của em còn bao nhiêu tiền không ạ?". Nhân viên giải thích là khách hàng có thể tự kiểm tra tài khoản theo cú pháp *101#, nhưng khách hàng nhất định không chịu vì "Có tổng đài gọi miễn phí, sao chị còn bắt em bấm phím điện thoại làm gì cho... mỏi tay".

Chuyện khiếu nại của khách hàng liên quan đến mạng di động còn nực cười hơn. Điện thoại reng, nhân viên chưa kịp chào thì lập tức nhận được cơn giận dữ : "Tại sao mấy người làm ăn lừa gạt dữ vậy. Tui mới kiểm tra điện thoại của tui còn... 873 đồng, mà tui gửi tin nhắn có một lần à, sao điện thoại của tui chỉ còn có... 450 đồng".

Trường hợp khiếu nại vì sóng... quá mạnh khiến các nữ nhân viên cũng đành chào thua. Gần 2h sáng, nhân viên tổng đài nhận điện thoại của một vị khách nam: "Em ơi! Giờ này anh đang nằm trong phòng nhưng anh không thể ngủ được. Vì sóng của VinaPhone mạnh quá, khiến anh không ngủ được. Mai có khả năng anh sẽ phải nghỉ làm...", cứ thế một loạt câu hỏi được khách tuôn ra trong điện thoại.

Nhưng khi nhân viên khuyến cáo khách có thể tắt điện thoại để ngủ, thì khách phản ứng ngay. "Em đừng xúi dại anh, nhé! Anh tắt máy thì lỡ bạn bè anh gọi kiếm anh không liên lạc được thì sao...".

Sau chuyện khiếu nại, là những chuyện vô thưởng vô phạt khác. Khách hàng gọi điện thoại đến hỏi bộ phim "Mùi ngò gai" trên tivi chiếu đến tập mấy rồi. Khi nghe cô nhân viên trả lời không thuộc lĩnh vực của mình, khách hàng nộ ngay: "Trời ơi, cũng là nhân viên tổng đài giống mấy cô kia (nhân viên của 1080) mà sao mấy cô... dốt quá vậy. Thôi, để tôi hỏi cháu tôi, chứ gọi 1080 cho... tốn tiền".

Mỗi tháng, trung bình tổng đài viên bắt buộc phải nhận cuộc gọi của khách hàng theo chỉ tiêu của công ty, nếu không đạt số lượng này sẽ bị trừ lương. Quy định này phần nào bắt buộc nhân viên trực tổng đài phải luôn bám sát... ghế ngồi của mình để chờ phục vụ khách.

Có vị khách nghe giọng nhân viên tổng đài ngọt ngào quá, cộng thêm chuyện gọi điện thoại không tốn tiền nên mỗi ngày gọi gần cả trăm cuộc điện thoại đến để... nghe giọng của nhân viên. Vị khác thì rất khoái gọi điện thoại cho nhân viên để... kể chuyện "người lớn" hoặc mô tả các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của mình cho nhân viên tổng đài nghe.

Cũng có người gọi điện thoại đến tổng đài để tâm sự chuyện buồn của mình hay nhờ nhân viên tổng đài đánh giá giúp... giọng ca của mình trước khi đăng ký tham dự cuộc thi ca nhạc. Nghĩa là tất tần tật mọi hỷ nộ ái ố đời thường đều trút vào... tai của nhân viên tổng đài miễn phí.

Theo Người Lao Động
#14



Đột ngột sốt cao kéo dài nửa tháng, anh Đỗ Văn Hội, ở Lào Cai được điều trị nhiều loại kháng sinh mà không khỏi. Sau này anh mới biết, mình suýt mất mạng vì một vết mò đốt bé xíu sau vai.

Khi tới Viện Các bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm Quốc gia, anh Hội đã hôn mê, chảy máu tiêu hóa, khó thở, tụt huyết áp. Sau 2 ngày điều trị tại Viện, anh được tháo máy thở và một tuần đã qua cơn nguy kịch tuy sút 20 kg, cơ thể suy kiệt và vẫn còn trong trạng thái lơ mơ.

Một bệnh nhân khác ở Hà Giang cũng sốt cao dài ngày, điều trị tại tuyến dưới nhưng bác sĩ không xác định được nguyên nhân. Khi nhập Viện Các bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm Quốc gia, chị đã ở tình trạng nguy kịch, phim phổi mờ mịt, suy hô hấp, sốc nặng. Nguyên nhân của căn bệnh "kỳ lạ" này cũng xuất phát từ một vết mò đốt được tìm thấy ở bẹn.

Mò đốt rất nguy hiểm

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Viện Các bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm Quốc gia, từ đầu năm đến nay Viện đã tiếp nhận 15 trường hợp bị ấu trùng mò đốt. Trong đó, 10 ca rất nặng, bệnh nhân sốt cao li bì kèm vô số biến chứng trầm trọng.

Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh viện tuyến dưới thường không có đầy đủ các thiết bị xét nghiệm, trong khi bác sĩ lại thiếu kiến thức hoặc ít nghĩ đến loại bệnh này.

"Việc cần làm đầu tiên là cởi quần áo bệnh nhân để tìm vết mò đốt thì nhiều cơ sở y tế lại ngại làm", bác sĩ Thái nói. Ngoài việc tìm vết mò đốt trên cơ thể bệnh nhân, có thể xác định bằng cách xét nghiệm máu để tìm phản ứng huyết thanh đặc hiệu với á vi khuẩn.

Cũng theo bác sĩ Thái, ấu trùng mò bé xíu, kích cỡ chỉ từ 2 đến 4 mm và thường không phân biệt được với các loại bọ nhảy khác.

Loại côn trùng này thường xuất hiện vào đầu mùa hè và kéo dài đến hết mùa mưa. Ấu trùng mò sống dưới đất, buổi sớm leo lên đỉnh ngọn cỏ. Khi người đi qua, ấu trùng nhảy vào cơ thể rồi đốt.

Mò thường đốt vào vùng da mỏng, đàn ông ở quanh bộ phận sinh dục, phụ nữ thường ở vai, nách. Tuy nhiên, không có quy luật nhất định nào cho cả hai giới.

Khi đốt, ấu trùng mò truyền vào cơ thể á vi khuẩn có tên Orientia tsutsugamushi. Nguy hiểm là sau khi bị mò đốt, người ta thường không có cảm giác gì đặc biệt nên quên bẵng đi.

Sau đó ít lâu, vết đau sưng lên giống vết muỗi đốt rồi hơi phỏng và vỡ thành vết loét nhỏ 0,5-1cm. Lâu sau, bề mặt vết loét đóng vảy đen và nằm yên tĩnh ở nơi kín đáo, ít bị để ý.

Sau một thời gian bị mò đốt, bệnh nhân lên cơn sốt kéo dài, li bì từ 7 đến 15 ngày, da và niêm mạc xung huyết, nổi hạch to, để lâu, có thể biến chứng và tử vong.

Các biến chứng thường gặp như suy hô hấp cấp tiến triển (nguyên nhân chính dẫn đến tử vong), tiếp đó là suy thận, tụt huyết áp. Nếu không xử lý tốt có thể suy đa phủ tạng, khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Bệnh nhân lâm vào tình trạng này phải điều trị tích cực phối hợp nhiều phương pháp, trong đó có lọc máu liên tục. Riêng tiền lọc máu tốn hơn 10 triệu đồng/ngày.

Nhiều trường hợp, bác sĩ nhầm bệnh nhân sốt mò với các bệnh khác và điều trị bằng nhiều loại kháng sinh, trong đó có cả thuốc hạ sốt khiến tình nặng hơn. Bệnh nhân có thể bị suy gan, hoại tử gan, người mệt lả, nôn nhiều, da và mắt dần dần xuất hiện vết vàng. Khi xét nghiệm, men gan tăng lên rất cao.

Nếu phát hiện sớm vết mò đốt, chỉ cần dùng một loại thuốc thông dụng, rẻ tiền (cả liệu trình điều trị chỉ hết khoảng 10.000 đồng) như Doxycyclin, Tetracyclin, hoặc Cloramphenico cho trẻ em, Azithromycin cho phụ nữ có thai, là chữa khỏi bệnh.

Để đề phòng căn bệnh này, các bác sĩ khuyên cáo, mọi người không nên đi chân không hay vệ sinh ở những lùm cây, bụi cỏ lúp xúp.

(Theo Tiền Phong)
#15
Người béo nhất thế giới


Anh Manuel Uribe có số cân nặng cơ thể lên tới 560 kg. Hiện Uribe được kỷ lục Guiness thế giới công nhận là người béo nhất thế giới.

Với nỗ lực vừa giảm được 200 kg, Uribe có thể đạt được thêm một kỷ lục thế giới nữa: người giảm được nhiều kg nhất.

Mục tiêu cuối cùng của Manuel Uribe là thực hiện ăn kiêng tới khi giảm còn 120 kg mới ngừng.

(Theo Lao Động)
#18

Câu lươn vừa là thú vui vừa là công việc của học trò quê

Giadinh.net - Với đa số học trò quê, con nhà nghèo, nghỉ hè chỉ là tạm nghỉ học ở trường để giúp đỡ cha mẹ, chăn trâu, quét nhà, thái rau, phụ bếp, thậm chí là kiếm tiền để đóng học phí khi vào năm học mới.

Tôi gặp Dương Văn Thơi (HS lớp 8, trường THCS Thành Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và Lê Văn Mại (HS lớp 5, Trường tiểu học Xuân Giang) trên bãi biển Xuân Thành với túi hàng rong giữa trưa hè oi bức, mau miệng. Qua Thơi và Mại tôi được biết, trên bãi biển Xuân Thành này có khoảng 50 em bán hàng rong. Em lớn nhất 16 tuổi học lớp 9, bé nhất là Lê Thị Thảo 10 tuổi. "Các anh chị lớn hơn khung (không) đi bán hàng, mà đi sắt vụn, kem que, hoặc đi phụ hồ cho thợ xây", Thơi kể.

Năm mươi em bán hàng rong cùng giống nhau ở hoàn cảnh: Bố mẹ làm nông nghiệp, đông con, nghèo khổ, gia đình thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Vì vậy để trang trải một phần kinh phí học tập, các em phải tranh thủ bán hàng rong kiếm tiền. Nói là hàng hóa, nhưng chỉ lèo tèo chục bánh đa, dăm bảy gói kẹo hoặc bimbim... Mỗi ngày như vậy, mỗi em bán được khoảng 30.000 đồng (cả vốn lẫn lời).

"Tiền vốn về trả cho mẹ, tiền lời bỏ ống lợn, vào năm học mổ lợn ra. Trung bình mỗi ngày được 10.000 đồng. Không nghỉ buổi nào, hết hè sẽ kiếm được dăm trăm, chú ạ!", Mại khoe. Nhưng, để bán được hàng cũng bao nhiêu trầy trật. "Em ba lần bị ngã xe đạp. Có lần vỡ hết bánh đa. Có lần đổ hết lạc, ngô, phải về không", Thảo nhỏ nhẹ kể cho tôi nghe. Lại còn cạnh tranh nữa chứ. Thảo đã từng bị xô đẩy, hăm dọa. "Lúc ấy, em sợ và khóc. Rồi người ta cũng chẳng đánh đập gì cả".

Bán hàng rong

Thảo đã kể cho tôi nghe, nhiều lần đi bán hàng gặp cô giáo ra biển. Thảo cúi mặt lảng tránh, nhưng cô gọi lại. Cô mua mấy cái bánh đa, Thảo không lấy tiền, nhưng cô cứ giúi vào tay. "Thế Thảo không đi học hè à?". "Có chứ ạ. Mỗi tuần em học ba buổi. Sáng thứ 2, thứ 4, thứ 6. Học từ 7 giờ đến 9 giờ. Học xong lại đi bán hàng cho đến chập choạng mới về nhà". "Thảo đã bao giờ xuống biển tắm chưa?". Thảo lắc đầu.

Biển trước mặt, chỉ cách vài chục mét, nhưng với những học sinh nhà nghèo biển là những đồng bạc lẻ lấm láp mồ hôi. Nhặt những đồng bạc lẻ như nhặt những vỏ sò trên bãi biển.

Với những học sinh nghèo nông thôn miền núi có trăm nghề, nào là đi kem, nhặt sắt vụn, (em gái thì ra chợ bán rau) đi câu cá, câu lươn, và vào rừng kiếm củi.

Tôi đã gặp hai anh em Võ Quý Miền, Võ Trọng Quê ở Sơn Lâm, Hương Sơn  (Hà Tĩnh). Bố mất khi mẹ còn mang thai. Người mẹ ốm đau quăng quật, vẫn ráng nuôi con. Người đàn bà chưa đầy 40 tuổi da cháy nắng, mặt quắt lại, tóc đốm bạc. Bảy tuổi, hai anh em đã đi làm giúp mẹ. Bây giờ hai đứa trẻ ở tuổi 14 rắn rỏi, giống nhau như đúc, quần quật làm để kiếm sống. Với Miền và Quê không phải chỉ ngày hè mới đi làm mà trong cả năm học. Đi học về ăn vội cơm canh, hai anh em lại mang dao rựa vào núi.

Vào rừng kiếm củi


Miền kể cho tôi nghe: Cứ mỗi ngày, hai anh em vác được 10 chuyến củi từ rừng ra. Những khúc củi dài gấp 7 lần chiều cao các em, mà phải lên dốc, xuống khe trầy trật. Mỗi ngày như vậy, hai anh em kiếm được 35.000 đồng. Hết vác củi rày, lại đi câu lươn, nhặt sắt vụn. Được cái cả hai anh em ngoan ngoãn, nên xóm làng rất thương, có việc là gọi cho làm, có củi rày là cho lấy.

Nhìn những đống củi cao ngất của hai anh em chất nơi bìa rừng, tôi ái ngại cho sức khỏe các em. Các em đã làm quá sức. "Trường có tổ chức học trong hè, nhưng bày cháu (chúng cháu) không có tiền nộp, nên không đi học thêm được". Quê thủ thỉ: "Cháu học hết lớp 12 và ước được đi làm công nhân lâm trường trồng rừng", còn Miền không nói gì, ra sân múc nước tắm cho mấy con chụp mào mà cu cậu nuôi mà không quan tâm đến mình có hè hay không?

Lê Văn Vỵ 
#19
Tình người trong cõi mộng du

Có một bà mẹ già đến thăm con từ sáng đến chiều tối mà lần lữa chưa về được. Giữa giây phút của tình mẫu tử thiêng liêng ấy, bỗng dưng khuôn mặt của người con biến đổi dữ dội. Anh hô to: "Tất cả chú ý. Bọn địch đã đến tầm bắn. Bắn đi. Pằng, pằng, pằng...".

Người mẹ khóc ròng. Đó là một trong hàng vạn cảnh đời ở Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần kinh (xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình) Trung tâm là nơi nuôi dưỡng nhiều thương binh bị tâm thần.


Anh Tô Văn Long, 40 tuổi, hàng ngày vẫn phải có sự chăm sóc của bố.

Thế nhưng, trong cõi tối tăm của thứ bệnh nghiệt ngã này tình cảm người với người vẫn bừng lên mãnh liệt. Trung tâm có một trường hợp rất đặc biệt: cả 2 bố con cùng bị tâm thần. Đó là ông Tô Văn Thái (gần 70 tuổi) và con trai là Tô Văn Long (40 tuổi). Nếu được chứng kiến cảnh người bố chăm sóc người con thì không ai có thể bảo đây là hai bố con người điên.

Đến bữa đi ăn cơm, chúng tôi thấy ông Thái ân cần, nhẹ nhàng dẫn người con trai của mình xuống khu nhà ăn ("độ điên" của ông bố nhẹ hơn của người con). Ông Thái được hưởng chế độ ăn khá hơn dành cho đối tượng đã từng đi chiến đấu, còn anh Long hưởng chế độ của đối tượng xã hội. Nếu suất cơm của mình có quả trứng, ông đều đập vỏ rồi nhường trứng cho con trai. Hàng ngày, hai bố con cứ rủ rỉ tâm sự chuyện trò với nhau những câu chuyện không đầu không cuối, rời rạc. Đến bữa uống thuốc, ông đều giành lấy phần mang thuốc cho con uống.

Tại khu trại của giới nữ, nhiều phụ nữ tụ tập bên cạnh chiếc cửa xếp sắt, sát với bên khu nam để rủ rỉ tâm sự những điều người tỉnh không bao giờ hiểu được. Trong số đó có chị Lương Thị Lam, 53 tuổi, xã Tây Ninh, Tiền Hải. Chị từng là thanh niên xung phong, rồi không may bị nhiễm chất độc da cam. Sau khi phát hiện ra đứa con bị nhiễm chất độc da cam, bản thân chị lại bị tâm thần, chồng chị đã "chạy làng".

Hai mẹ con đã về quê sống một thời gian, khi bệnh quá nặng, chị đã phải vào đây chạy chữa. Năm ngoái, đứa con tội nghiệp của chị sống với bà ngoại đã bỏ chị mà đi vì bệnh tật. Trong số nữ bệnh nhân, chị là người tâm sự nhiều và các chị khác cũng rất chăm chú nghe. Chẳng biết họ tâm sự những gì, nhưng thấy họ ngồi đồng ở đó hàng giờ liền qua song cửa sắt.

Dù điên hay tỉnh, được nói chuyện vẫn là nhu cầu lớn của con người. Không thể tàn nhẫn với đồng đội, ông Bùi Xuân Quý, Giám đốc trung tâm, cho biết: "Ngoài việc khám bệnh, theo dõi sức khoẻ, tâm lý còn phải có tình thương của một người thân, một người đồng đội. Hầu hết bệnh nhân ở đây đều bị rối loạn bản năng ăn uống nên miếng cá, miếng thịt phải gỡ xương mới dám cho bệnh nhân ăn. Mọi sinh hoạt đời thường như cắt tóc, cạo râu, tắm giặt, vệ sinh... bệnh nhân đều không có ý thức, các hộ lý, y tá phải trực tiếp làm".

Nhưng điều làm ông Quý cay đắng là không ít người thân khi đưa bệnh nhân đến đã nói nhỏ với bác sĩ, hãy tiêm cho họ một liều thuốc để có thể chết ngay.

Các nhân viên ở đây cũng hiểu hoàn cảnh của họ, bởi có bệnh nhân mỗi khi lên cơn đã phá phách, đánh đập cả bố mẹ già. Thế nhưng, các bác sĩ ở đây, bằng kinh nghiệm từng trải trận mạc, nên dễ thông cảm và biết cách chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân. "Chúng tôi sẵn sàng nhận bệnh nhân dù Trung tâm luôn quá tải, đơn giản là vì không thể tàn nhẫn với đồng đội của mình", ông Quý nói Cũng vì tình đồng đội mà họ chấp nhận nguy hiểm.

Hộ lý Trần Đăng Phượng bị bệnh nhân đánh dẫn đến hỏng một bên mắt. Anh bảo: "Vào sinh ra tử suốt 10 năm trời, may mắn tránh được hòn tên mũi đạn, được lành lặn trở về, anh không ngờ mình lại bị mất đi một con mắt tại nơi này, ngay giữa thời bình". Thế nhưng, anh không hận người đã gây ra thương tích cho mình, vì "dù sao mình cũng còn suy nghĩ minh mẫn, còn có cả gia đình êm ấm để đi về. Đằng này anh em lúc nào cũng sống dữ dội với thời bom đạn, lúc lên cơn thì điên điên dại dại, được lúc tỉnh táo thì lại buồn chán, mặc cảm. Đến mình là đồng đội mà còn xa lánh thì tủi cho anh em lắm".

Ngoài anh Phượng còn có nhiều y, bác sĩ khác bị bệnh nhân đánh. Y sĩ Phạm Mạnh Cường bị bệnh nhân (vốn là sĩ quan đặc công) đá vào sườn làm gãy 3 dẻ xương; anh Hùng (hộ lý) bị bệnh nhân dùng gạch đập vào đầu; chị Dung (nhà bếp) bị một bệnh nhân khác ném đĩa vào mặt phải khâu 10 mũi...

Gần đây nhất, bác sĩ Hà Đình Hoàng bị bệnh nhân cầm đá ném vào gáy ngất lịm, phải đưa đi cấp cứu... Thế nhưng, trong câu chuyện kể về những cuộc đời thương binh ở đây, các y bác sĩ không hề trách móc mà vẫn lo: "Cuộc sống của họ còn rất nhiều khó khăn. Chúng tôi rất mong có sự ưu đãi cho những thương binh đặc biệt này".

(Theo Nông Thôn Ngày Nay)
#20


Lawrence Leegen, người vẽ minh họa, nhà văn, nhà giáo dục và nhà đại lý, đưa ra 10 cách để bạn luôn dẫn đầu và thiết lập được vũ khí cần thiết để đẩy lùi được bất cứ sự tấn công tiềm tàng nào tới hồ sơ của bạn.

Ngành công nghiệp thiết kế hiện nay có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Với những khóa học thiết kế khắp nơi mà mỗi mùa hè lại sản xuất ra các designer, người vẽ minh họa và thiết kế hình ảnh có bằng cấp, và những vị trí thiết kế đã được quảng cáo thu hút được ngày càng nhiều người nộp hồ sơ, hơn bao giờ hết, người designer lương thiện phải tự bảo vệ mình một cách công nghiệp trước những kẻ sẵn sàng "ăn bánh" mà không chịu trả tiền.

Cho dù đó là một người bạn đồng nghiệp, cần vài sự bổ sung vào hồ sơ của mình đêm trước buổi phỏng vấn, hay một khách hàng không ngần ngại sử dụng lại một sản phẩm đã đặt làm trước đây mà không buồn trả thêm tiền – hãy nhớ rằng ngoài đó là chiến trường.

10 cách dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo rằng cuộc chiến ngoài kia cũng chỉ là một cuộc cạnh tranh lành mạnh – hãy chủ động ngăn chặn và tấn công để cảnh báo cho quân thù rằng bạn nghiêm túc trong công việc.

01/ Đối tác mới – thực hiện một thái độ khôn ngoan

Hãy làm việc nghiêm túc ngay từ đầu và hãy khôn ngoan trong việc chọn làm việc với đối tác nào. Đừng chấp thuận nhận làm mọi dự án một cách mù quáng mà không tìm hiểu về họ một chút. Đối tác của bạn là ai? Trước đây họ đã đặt làm những thiết kế nào và họ có tai tiếng gì về việc sử dụng nó không? Họ có thanh toán đúng hẹn và nắm rõ những điều kiện trong việc sử dụng những sản phẩm bạn làm cho họ không? Nếu không thì đừng làm việc với họ.

02/ Dự án mới – đảm bảo rằng bạn sở hữu bản quyền

Hãy nói rõ với đối tác của bạn rằng tất cả những sản phẩm của dự án đều là sản phẩm gốc do bạn làm. Họ có thể mua giấy phép để được sử dụng và tái sản xuất sản phẩm, nhưng phải được sự cho phép của bạn, và họ phải trả tiền cho việc đó. Nếu không, bất cứ sản phẩm nào bạn làm cho họ đều được bảo vệ bởi bảo quyền – bản quyền thuộc về bạn trừ phi bạn quyết định khác. Các designer tự do nhiều khi quên mất điều quan trọng này. Không cần phải gửi sản phẩm của bạn lại cho bạn, nó là của bạn, hãy giữ nó và làm gì với nó tùy thích. Bản quyền thuộc về bạn trừ phi bạn bán nó.

03/ Xuất bản tác phẩm – ghi tên khi cần

Hãy chắc chắn rằng mọi tác phẩm của bạn đều ghi tên tác giả ở những nơi cần thiết. Điều này là hợp lý khi bạn minh họa cho một tạp chí hay thiết kế chương trình cho một event nghệ thuật, nhưng không thể ghi tên ngay cạnh logo công ty mà bạn thiết kế hay một hình ảnh tạo riêng cho một chiến dịch quảng cáo. Hãy nhớ rằng, ghi tên mình không chỉ có tác dụng như một cách quảng cáo thương hiệu, nó còn là một biện pháp ngăn chặn – những tên kẻ trộm sẽ được cảnh báo trước rằng đó là thiết kế do bạn tạo ra, và nó thuộc về bạn.

04/ Nắm rõ luật bản quyền

Bản quyền có thể là một bãi mìn pháp luật, vì vậy hãy chắc rằng bạn nắm rõ những quyền hạn mà mình có. Nói ngắn gọn, để đăng kí bản quyền cho một sản phẩm thì nó phải nguyên gốc và sáng tạo. "Nguyên gốc" đơn giản có nghĩa là designer tự tạo ra sản phẩm đó mà không copy nó từ người khác. "Ý tưởng" và "phong cách" thì không thể đăng kí bản quyền, vì vậy nếu người khác xem cách bạn làm việc và tạo ra phiên bản của mình dựa trên ý tưởng của riêng họ mà không sử dụng tranh vẽ hay ảnh bạn chụp thì không phạm luật.

05/ Sử dụng kí hiệu bản quyền

Một dạng bảo vệ ngăn chặn những cá nhân hay tổ chức có ý định sử dụng hay tái sử dụng những thứ không thuộc về họ là kí hiệu bản quyền - ©. Việc sử dụng kí hiệu này là không bắt buộc, nhưng thêm vào kí hiệu đó cạnh tên bạn sẽ đảm bảo nó thuộc về bạn và không được tự do sử dụng.

06/ Sử dụng một dịch vụ đăng kí bản quyền trên mạng

Chỉ cần tìm kiếm nhanh trên mạng cũng có thể gặp rất nhiều công ty đưa ra dịch vụ đăng kí bản quyền trên mạng tốc độ và dễ dàng, nhưng thực ra nó chỉ là một cách đăng kí sản phẩm của bạn, nên nếu có ai kiện bạn hay bạn kiện ai về vấn đề hợp pháp, đây sẽ là một nguồn đáng tin cậy để bạn xác nhận lại ngày mà sản phẩm của bạn được đăng kí. Việc đó có đáng tiền không? Chỉ có bạn mới quyết định được.

07/ Tìm kiếm hình ảnh

Phần tìm kiếm hình ảnh của Google (Google Images) đã chấm dứt việc đến thư viện để tham khảo tài liệu, nhưng cũng đừng bất cẩn sử dụng những hình ảnh, minh họa, biểu đồ hay font chữ nào mà bạn không được phép tự do sử dụng hay không có sự cho phép sử dụng từ tác giả. Tất nhiên, bạn có thể tìm kiếm hình ảnh trên Google để tham khảo về màu sắc hay chi tiết, hay thậm chí là để tìm cảm hứng, nhưng đừng lấy thứ gì về máy với ý định sử dụng nó trong một thiết kế nếu nó không thuộc về bạn hoặc bạn không có sự cho phép để sử dụng nó.

08/ Hồ sơ trên mạng – nên và không nên

Dường như ngày nay ai cũng có một trang web cá nhân, cho dù họ nổi tiếng hay không. Vì thế, làm cách nào bạn đảm bảo được rằng trang web của bạn được an toàn khỏi những tay kẻ cắp?

Một lựa chọn đơn giản là hãy xây dựng trang web của bạn bằng Flash thay vì HTML. Ở những trang Flash, người xem không thể cứ thế là save hình ảnh của bạn về desktop. Bạn cũng nên nghĩ đến chuyện đặt watermark trên những hình ảnh cỡ lớn trên site của mình. Nhưng, đây chỉ là một cản trở chứ không phải là một giải pháp đảm bảo.

09/ Sử dụng những hình ảnh clip-art và không có bản quyền trong sản phẩm của bạn

Hãy cẩn thận, giữa việc sử dụng miễn phí và gặp rắc rối chỉ có một ranh giới mong manh. Hãy kiểm tra khi bạn sử dụng những hình ảnh không có bản quyền từ sách, đĩa CD hay các trang web xem những hạn chế ở đó là gì. Bạn có thể sẽ gặp những dòng chữ in nhỏ sau – "hình ảnh này có thể được sử dụng miễn phí và không cần sự cho phép đặc biệt nếu không sử dụng quá 10 hình ảnh trong một ấn phẩm." Hãy bảo vệ bản thân bằng cách biết mình nên và không nên làm gì và hãy làm theo đúng như thế.

10/ Cuối cùng

Những tưởng tượng trên có phần hơi quá, nhưng bản quyền là một vấn đề quan trọng. Nếu bạn thấy có người sử dụng sản phẩm của mình mà không xin phép thì bạn sẽ không hài lòng, và ngược lại cũng vậy thôi. Câu trả lời đơn giản cho việc này là hãy sáng tạo nguyên gốc, tự làm ra sản phẩm của mình và sống yên ổn.

HoaDTH (dịch từ photoshop)
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội