Hai cái phong bao

Started by saos@ngmo, 13/09/08, 15:33

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Tác giả: HẦU PHÁT SƠN ( Trung Quốc)
Người dịch: VŨ PHONG TẠO
(Theo tạp chí " Truyện mini chọn lọc", TQ. số 18 – 2007)
Một trong những truyện ngắn được đọc nhiều nhất trong năm qua

Trong số những người bệnh mà tôi chẩn trị buổi sáng hôm nay, có hai người bị bệnh ung thư tuyến sữa, một người là phụ nữ thành phố, một người là phụ nữ nông thôn. Tôi thấy lạ quá, người nhà của họ tại sao lại đều không đến? Người phụ nữ thành phố hầu như rất tự hào nói, chồng chị ta đang ở đơn vị họp hành, bận quá dứt ra không nổi; Người phụ nữ nông thôn đỏ lựng mặt, mắt sụp xuống nói, chồng chị đang ở nhà gặt hái, chị không cho anh ấy đến. Để quan sát thêm bệnh tình, tôi giải quyết cho hai người nhập viện, hơn nữa lại ở cùng một phòng bệnh nhân.

Người phụ nữ nông thôn khổ sở hiện rõ trên nét mặt, nước mắt tuôn lã chã. Đúng thế, mắc căn bệnh này, ai mà còn yên tâm được chứ?

Người phụ nữ thành phố khinh khỉnh nhìn người phụ nữ nông thôn, kênh kiệu nói với tôi:

- Bác sĩ ơi! Có thứ thuốc gì nhập ngoại thì kê đơn cho tôi, chồng tôi có tiền mà!

Nghe nói vậy tôi vô cùng phản cảm, nói: " Tôi kê đơn trúng bệnh, thuốc không thể tùy tiện kê đơn, hơn nữa thuốc nhập ngoại chưa chắc đã trúng bệnh!"

Người phụ nữ thành phố nói: " Ý tôi nói là chồng tôi có tiền, bệnh viện có thuốc gì tốt, có máy móc gì hiện đại, xin cứ yên tâm dùng cho tôi, tôi không lo mình không có tiền tiêu!"

Tôi lạnh nhạt nói: " Cần chữa trị như thế nào tôi biết!".

Nói xong, tôi quay người kiểm tra cho chị phụ nữ nông thôn.

Người phụ nữ nông thôn rụt rè nói: " Bác sĩ ơi! Em biết bệnh của mình...đừng khám cho em nữa!"

Tôi không hiểu hỏi: " Tại sao lại không chữa được chứ? Chị phải tin vào thầy thuốc, tin vào khoa học, không có bệnh tật nào mà không chiến thắng nổi!"

Người phụ nữ nông thôn xuýt xoa nói: " Nhà em kiếm ra đồng tiền khó khăn lắm, em không muốn để nhà em vất vả thêm nữa... hay là, chỉ kê cho em một ít thuốc giảm đau là được!"

Tôi thở dài, kiên nhẫn giải thích cho chị hiểu bệnh này không phải là bệnh gì khó chữa lắm, chỉ cần người bệnh phối hợp với thầy thuốc chạy chữa, là có thể chữa khỏi.

Người phụ nữ nông thôn lại nói: " Chờ chồng em đến, bác sĩ hãy nói bệnh của em không thể chữa nổi, để anh ấy khỏi suy nghĩ nữa!"

Tôi nói: " Chị đã quá mơ hồ rồi!"

Người phụ nữ nông thôn giải thích rằng: " Nhà em chỉ cần biết bệnh của em còn chút hy vọng, thì dù có phải bán hết đồ đạc trong nhà, anh ấy cũng sẵn lòng vì em!"

Tôi thấy chua xót trong lòng, không biết nói thế nào nữa.

Đến chiều, anh chồng của người phụ nữ nông thôn mệt lử, đến phòng làm việc của tôi. Anh ta có dáng vẻ đôn hậu, nhưng hơi rụt rè. Sau khi hỏi kỹ càng bệnh tình của vợ mình, anh ta mặt buồn thiu, nói với tôi:

Tôi nói rõ cho anh ta biết rằng, bệnh này cần kịp thời chữa trị, nếu để kéo dài thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Anh ta lo lắng nói: " Bác sĩ ơi! Bác sĩ phải cứu cô ấy" Bác sĩ ơi! Bệnh của vợ tôi có gay go không?"..., tôi cầu xin bác sĩ đấy!" Vừa nói, anh ta vừa run run thò tay vào túi lấy ra một cái phong bao ấn vào tay tôi.

Tôi nhận chiếc phong bao để vào trong túi, nói: " Ông anh cứ yên tâm, tôi sẽ cố hết sức!" Nếu như lúc này, tôi không nhận phong bao, trong lòng của bệnh nhân và gia đình sẽ nghĩ khác, nên tôi đành phải nhận trước đã, sau đó sẽ ghi vào hóa đơn thanh toán của bệnh viện, đó là cách làm nhất quán của tôi.

Anh ta cơ hồ thở phào nhẹ nhõm, ngửa mặt cười thẹn thùng, nói: " Bác sĩ cứ yên tâm, chữa cho vợ tôi, bệnh viện ta có thuốc gì tốt cứ việc dùng..., tôi sẽ tìm mọi cách, cho dù có phải bán nhà bán cửa cũng phải chữa bệnh cho cô ấy!"

Lòng tôi như ấm áp hẳn lên, nói: " Anh cứ yên tâm, nên dùng thuốc gì tôi biết rõ mà!"

Anh ta lại không tự nhiên, nói: " Bác sĩ! Tôi xin bác sĩ một việc, không biết có được không?"

Tôi nói: " Không sao cả! Chỉ cần tôi có thể giúp được!"

Anh ta nói: " Bác sĩ nói với cô ấy rằng, bệnh của cô ấy chẳng phải là bệnh gì ghê gớm, uống một ít thuốc là khỏi ngay mà, tiêu không tốn nhiều tiền đâu...!"

Tim tôi như ngừng đập, mũi thấy cay cay, gật đầu đáp ứng thỉnh cầu của anh ta.

Khi ấy, anh ta mới vội vàng đến phòng bệnh nhân thăm vợ anh. Chồng của người phụ nữ nông thôn vừa đi khỏi, tiếp theo là một người đàn ông trung niên mặc Âu phục đi giầy da bóng lộn bước vào, thông qua một hồi giới thiệu, tôi mới biết anh ta là chồng của người phụ nữ thành phố.

Anh ta cũng hỏi han tỷ mỷ bệnh tình của vợ, cuối cùng, anh ta tỏ ra bí ẩn hỏi tôi: " Bệnh của của cô ta có nguy hiểm đến tính mạng không?"

Tôi nói đương nhiên là nguy hiểm, hiện tại đã vào giai đoạn cuối rồi, nếu không dùng biện pháp chữa trị, cứ để cho nó phát triển thì cũng chỉ có thể kéo dài một năm nữa thôi.

Tôi phát hiện, trên nét mặt của anh ta thoáng hiện một nụ cười không dễ nhận ra. Anh ta gật gật đầu, nói: " Tốt, tốt, tốt. Tôi hiểu!"

Tôi không rõ, nghĩ thầm trong bụng: Bệnh tình của vợ anh ta đã đến giai đoạn cuối, thì có gì là tốt chứ?

Anh ta quay người đóng cửa lại, moi trong ca táp ra một chiếc phong bao căng căng nhét vào tay tôi, tôi cũng giả vờ thoái thác một hồi, rồi bỏ vào trong túi.

Tôi nói: " Xin sếp cứ yên tâm, tôi sẽ cố gắng chạy chữa cho vợ sếp!"

Không ngờ, anh ta xua xua tay, sau đó hạ giọng nói khẽ: " NO! Bác sĩ hiểu nhầm ý tôi rồi..., không nên dùng thuốc tốt làm gì, chỉ cần kê đơn cho cô ta thuốc giảm đau là được rồi, nhưng bác sĩ không nên nói cho cô ta biết. Bác sĩ có thể nói cho cô ta biết rằng bệnh của cô ta đã đêùn giai đoạn cuối rồi!"

Tôi nghi ngờ tai mình nghe nhầm, nói: " Sếp nói gì cơ?"

Anh ta ghé sát tai tôi, nói khẽ: " Nói thật với bác sĩ, tôi mong cô ta chết sớm cho rảnh, còn tiêu uổng tiền làm gì nữa chứ?"
Tôi bỗng trố tròn mắt, há hốc miệng, mãi vẫn chưa định thần lại.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội