Rau gia vị làm thuốc

Started by tinhbanvatoi, 09/10/06, 16:31

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

Rau gia vị có mặt trong bữa ăn hằng ngày nhưng khi cần, đó cũng là những vị thuốc công hiệu.
* Hành: Một loại rau gia vị đầu vị, hầu như món ăn nào cũng cần hành. Đặc biệt là hành hoa giàu vitaminC (60mg/100g hành) và caroten. Hành có nhiều phitonxit - một chất sát khuẩn thực vật. Hành kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết dịch vị. Mùi hành phi thơm lừng, chỉ ngửi thôi đã thấy bụng cồn cào thčm ăn. Hành là vị thuốc gây ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng. Hành là đầu vị thuốc giải cảm -cùng với gừng tươi, tía tô trong bát cháo giải cảm mà nhân dân ta hay dùng ...

* Tỏi: Trong kỹ thuật nấu ăn thường cũng hay được dùng, đứng hàng thứ hai sau hành. Tỏi tía thơm hơn tỏi trắng và tác dụng trị liệu cũng tốt hơn. Tỏi có nhiều chất kháng sinh thực vật. Nước tỏi được dùng làm thuốc nhỏ mũi chữa cảm cúm, hoặc thụt vào hậu môn (dung dịch 5-10%) chữa lỵ, chữa giun kim, rửa vết thương có mủ. Tỏi còn dùng ngâm rượu chữa được rất nhiều bệnh tật...

* Gừng: Rất hay được dùng theo từng chất của các món ăn... Nếu ăn ốc luộc, ăn nhiều mà sợ đầy bụng, [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy, thì nhất thiết nước chấm ốc bạn phải cho nhiều gừng. Từ nồi canh cá rô rau cải, đến nồi chč kho, chč con ong ngày giỗ hay Tết đều cho gừng. Ngày Tết mà thời tiết lạnh sợ ho, không có gia đình nào là không mua thêm một vài hộp mứt gừng... Trong nhân dân ta, gừng là vị thuốc giúp tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy. Gừng còn là vị thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng...

* Riềng: Riềng, mẻ, mắm tôm là hương vị hỗn hợp đặc biệt của thịt chó. Riềng thường hay được dùng kho cá để khử tanh và cũng được dùng trong một số món ăn khác. Riềng là vị thuốc kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon cơm. Riềng còn chữa đầy hơi, đau bụng và cầm nôn mửa rất tốt...

* Ớt: Hầu như ai sành ăn cũng đều dùng ớt. Gia vị này đặc biệt rất giàu caroten (10mg/100g ớt) và vitaminC (25mg/100g); ở miền nam, người dân càng ăn ớt nhiều. Ngoài tác dụng gia vị, ớt cũng là vị thuốc giúp tiêu hóa, ăn ngon miệng và chóng tiêu cơm ...

* Tía tô: Hay dùng trong một số món ăn thủy sản khó tiêu. Món ốc (hoặc ba ba) nấu đậu phụ, chuối xanh không thể thiếu tía tô... lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm (là 1 trong 3 thành phần chủ yếu của bát cháo giải cảm); chữa ho, giải độc (do ăn cua, cá, ốc...). Cành tía tô sắc uống có tác dụng an thai.

* Xương sông: Thường dùng nấu với một số món thịt, cá hoặc gói chả nướng, rán. Một số nơi nhân dân dùng xương sông chữa cảm sốt, chữa nôn mửa, đầy bụng và chữa cả ho nữa ...

* Kinh giới: Là rau gia vị có mặt trong đĩa rau sống, là thuốc chữa cảm (bị cảm không ra mồ hôi), chữa nhức đầu, cổ họng sưng đau, nôn mửa.

* Sả: Loại gia vị có diện dùng hẹp, dùng nấu thịt chó, thịt dê và một số món thủy sản. Lá sả dùng pha nước uống cho mát và tiêu. Củ sả là thuốc chữa đầy hơi, cầm nôn mửa và làm ra mồ hôi chữa cảm sốt, thông tiểu tiện.

* Thìa là: Tạo hương vị rất đặc trưng cho nồi canh cá giấm - chỉ ngửi mùi thìa là hẳn nhớ ngay đến canh cá. Nó là vị thuốc chữa đầy hơi, nôn mửa.

Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội