chu hieu chu tinh

Started by tinnghia, 27/11/07, 19:12

Previous topic - Next topic

tinnghia


Sao_Online

Nhạc trước nhé!

CHỮ HIẾU CHỮ TÌNH

Nguyễn Minh Anh
Phạm Thanh Thảo


Nỗi lòng em ai có thấu, anh đừng nên trách em làm gì
Thật tình nào em đâu muốn để cho anh khổ đau vì em
Đời em đôi vai còn nặng gánh gia đình
Làm sao em vui hạnh phúc cho riêng mình em.

Cõi lòng em như tơ rối em chẳng biết tính sao cho vừa
Vì phận làm con chử hiếu trả chưa xong biết phải làm sao
Giờ em theo anh thì có lỗi với gia đình
Mà chia tay nhau em cũng không sao đành lòng

Dù yêu anh nhưng em biết phải làm sao
Thật khó cho em giữa bên hiếu bên tình
Nhìn mẹ cha em dãi nắng dầm mưa
Em đau lòng lắm anh có biết không.

Đành thôi chia tay quên em đi người ơi
Xin hiểu cho em bởi chữ hiếu chưa tròn
Mà em phải ra đi phụ tình anh
Lấy người giàu sang ta xa rời từ đây.

[stream=400,75]http://222.255.237.83/mp4/3/a45/3a45dd747b6e95db4955218b121233b7.wma[/stream]
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

Đạo hiếu là gì?
Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào?

Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Đọc bài "Đạo hiếu" của Nhất Thanh (Tr.331 cuốn "Đất lề quê thói"- NXB Đồng Tháp) cùng với một số bài nói về lễ Mừng lão,Yến lão, tôi rất nhất trí và không lặp lại, chỉ xin nói thêm vài lời.

Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của  nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành  mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi  phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu.

"Hiếu" là thiên kinh địa  nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đã nói nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" các em đã hiểu: "Công cha như núi Thái  Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"... Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa.

Tôi không dám lên mặt dạy đời, chỉ xin thuật lại một buổi tranh luận trong nội bộ gia đình tôi:

Trước hết tôi hỏi" "Hiếu" là gì? Cháu nhanh nhảu trả lời: "Hiếu" là  hiếu với dân, Bác Hồ khuyên" "Trung với nước, hiếu với dân". Đài báo cũng nhắc luôn: " Hiếu với chân, tức là cán bộ phải chăm lo cho dân, đừng ăn hôi lộ, đừng hách dịch với dân".

- "Việc hiếu" là gì?

- "Việc hiếu " là việc ... là việc... là việc cán bộ chăm lo cho nhân dân mà không ăn của đút, không... Đến đây cháu lúng túng. Thằng con út tôi trả lời thay:

- "Việc hiếu" là việc đưa đám  ma, vì hôm trước, đưa đám ma xong, ông hàng xóm đứng lên cảm ơn thân bằng  cố hữu đã giúp gia đình lo xong việc hiếu....

Đến đây, được chú em tôi phụ hoạ thêm:

- Cháu nói có lý đấy anh ạ! "Việc hiếu" là việc đối với người chết, cho  nên người ta thường nói "Hiếu", "Hỷ", tức là chỉ việc tang, việc cưới. Nhưng cháu ạ, việc hiếu phải ba năm chứ không phải đưa ma xong là xong đâu ! Đến  như tiến sĩ Lý Trần Quán, một người tận trung  tận hiếu  cuối triều Lê, trước khi chết còn viết đôi câu đối "Tam niên chi hiếu dĩ hoàn. Thập phần chi trung vị tận" (Chữ "Hiếu" 3 năm đã xong, chữ "Trung" mười phần chưa trọn).

- Hiếu đối với người chết, còn đối với người sống thì sao? "Sự tử như sự sinh" kia mà?
- ồ, anh muốn biết con anh có hiếu hay không, xin anh hãy ráng chờ sau khi anh chết sẽ rõ. Ca dao có câu "Khi sống thì chẳng cho ăn. Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi". Thời xưa còn thế nữa là bây giờ. Nhưng anh cũng đừng lo ruồi ăn hết phần, vì thanh niên ngày nay có biết đọc văn nữa đâu mà tế ruồi.

Đến đây lại chuyển sang mục tranh cãi giữa tôi và chú em về quan niệm chữ "Hiếu" thời xưa vàc thời nay.

- Thời nay lớp trẻ chẳng biết "Chín chữ cù lao" là cái gì. Công ơn mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn tốn bao nhiêu tâm lực, đến nay chúng nó có lớn mà chẳng có khôn.
- Tôi phàn nàn - Đã thế còn hỗn láo, bướng bỉnh...

- Đó chẳng qua là cái món nợ đồng lần, mình  nuôi con rồi nuôi cháu cũng thế. Lớp trẻ bây giờ nhiều  người nói ngược: "Sinh ra ta, nuôi ta lớn lên, đó là trách nhiệm của các ông bô bà bô". Có đứa còn trách bố mẹ: "Sao người ta ăn sung mặc sướng, được chiều chuộng. Bố mình thì "Khắt khe", "Ky bo' mà còn kể ơn huệ!" - Chú em tôi kể thêm.

Đối với những ông bố bà mẹ có những đứa con như vậy, quả thật là bất hạnh, song cũng phải khẳng định số người  đó rất ít,  vả lại khi đến tuổi trưởng thành, được tiếp thu sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và qua khảo nghiệm thực tế của cuộc đời, chúng sẽ thay đổi tính tình. Bố mẹ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ, nước mắt chảy xuôi là lẽ thường tình.

Bàn đến câu ca dao: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư", rồi "Trứng khôn hơn vịt"... được dịp, con cả tôi xen vào:

- Con xin phép cha mẹ và chú, con cãi cha mẹ không phải trăm phần trăm con hư cả. Nếu cha mẹ nghĩ sai làm sai, con can ngăn thì đó có phải là bất hiếu đâu!

Ông chú gật gù tán thành:

- Cháu nói có lý. Câu "Con cãi cha mẹ trăm phần con hư" chỉ đúng khi đứa con còn thơ ấu, chứ khi đã trưởng thành có nhiều cô cậu còn khôn hơn cha mẹ. "Con hơn là nhà có phúc" mà ! Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật tiến vùn vụt, tư duy chính trị, kinh tế bây giờ cũng đổi mới mà  cánh già chúng ta thường hay thủ cựu, bảo thủ  cố chấp. Âu cũng là mâu thuẫn giữa hai thế hệ...

- Theo chú, câu tục ngữ "Có con tội sống, không có con tội chết" có đúng không?
- Đúng thời xưa nhưng không đúng  thời nay. Thời xưa có câu "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" (có 3 điều bất hiếu với cha mẹ, trong đó không có con là điều nặng nhất). Cha mẹ ông bà tuy đã qua đời nhưng không còn sống trong ta, nếu ta không có con thì sau khi ta chết, ta cũng làm tiêu tan nốt giòng máu của bao đời tổ tiên, ông cha lưu lại. Nhưng còn tội sống thì sao ? Có ít người cho rằng nuôi con chẳng qua chỉ mang thêm tội vạ. Đã vậy sao nhiều người ghét  con lại thương cháu. Có lẽ họ nghĩ rằng chon họ đã không nối được nghiệp cha ông thì hy vọng cháu mình sẽ nối.

Trong cuốn "Một nghìn lẻ một đêm" một nhà thông thái đã trả lời đám đông: "Nỗi khổ nhất và dai dẳng nhất trên đời là có đứa con hư". Nhưng còn một mặt khác, mà là mặt tích cực và phổ biến "Con khôn nở mặt mẹ cha" "Một con một của", có ai từ. Gặp nhau người ta hỏi thăm nhau: "Mấy trai máy gái rồi ?", chứ có hỏi: "Mấy của rồi?" đâu. Còn như câu "Trẻ cậy cha, già cậy con" ngày nay liện còn đúng không ?

Nhân nhắc đến những gương hiếu kính thời xưa được nhà vua ban biển vàng như thời vua Lê Huyền Tông cách đây gần ba trăm năm (1663-1671), ban biển đỏ với  bốn chữ vàng "Hiếu hạnh khả phong" như thời vua Hàm Nghi cách đây hơn một trăm năm (1885-1888) chú em tôi thắc mắc có tính chất gợi ý: "Thời nay thiếu gì gương hiếu kinh sao từ trung ương đến địa phương chưa thấy có hình thức khen thưởng biểu dương gì ?. Trong quyển "Nhị thập tứ hiếu" có Lục Tích người quận Cửu Chân mới 6 tuổi đến nhà họ Viên ăn tiệc xong dấu quả quýt mang về cho mẹ Quận Cửu Chân là đất Thanh Hoá ngày nay. Lục Tích cũng được liệt trong số "Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu", sao trong sử sách ta, không thấy nói đến.

Ông chú vừa dứt lời, cậu con trai thứ của tôi xen ngay :
- Tưởng ai nổi danh, chứ như Lục Tích giấy quýt về cho mẹ cũng đưa vào sử sách, thì ở nước ta giấy mực đâu mà thống kê cho hết, ở một vùng cũng đến hàng ngày hàng vận người. Ngay như cháu đây, lúc nhỏ cùng đi ăn giỗ với chú ở nhà thờ họ, hẳn chí còn nhớ, lúc đó cháu mới bốn, năm tuổi, cháu còn nhớ chú xé sẵn cho cháu một tài lá chuối trước khi ăn cỗ, thế rồi phần giò, phần nêm, chả, xôi, hoa quả của cháu, cháu đều gói cả lại mang về phần mẹ, phần em, mặc dầu cháu rất thèm, cháu hơn hẳn Lục Tích chứ chú!

Nghe con nhắc lại chuyện cũ, vợ tôi nhoẻn miệng cười gật đầu tán thưởng. Tôi liếc thấy vợ tôi còn rơm rớm nước mắt vì cảm động.

Cậu con thứ của tôi, bỗng quay lại phía chú, đột ngột hỏi:

- Vua ban bằng 'Hiếu hạnh" gì gì đó có đúng đối tượng không chú ? Hay lại nghe dưới  tâu báo lên, chỉ phong cho bọn lắm tiền, khéo nịnh, để được ăn khao cho to ? Chú ạ, ngày xưa các cụ ngốc lắm" "Đức Đại thánh họ Ngu vua Thuấn" thì đúng là không khôn: hiếu với cha mẹ đã đành một nhẽ, chứ với mụ gì ghẻ cay nghiệt như kiểu mẹ con Cám, gặp phải cháu thì ăn đám chứ đừng hòng "Trăm cay đắng một niềm ngon ngọt". Đời nhà ai, có người chôn con nuôi mẹ như Hán Quách Cự mà cũng được "Thơm nghìn muôn thu". Đáng lý ra triều đình phải ngiêm trị tội giết người, hơn nữa lại là tội giết hại trẻ con.

Cuối cùng chú em tôi quay sang hỏi tôi:

- Theo ý anh, thế nào là "Có hiếu", thế nào là "Bất hiếu". Giữa hai đứa con, anh chọn đứa nào, một như cháu đây: Con nhà nghèo, mới 4, 5 tuổi đã biết giành phần ngon về biếu mẹ, một là đưa giàu sang, không đúng ngày giỗ cha cũng lấy cớ bịa ra ngày giỗ, cỗ bàn linh đình để khoản đãi, cầu cạnh những kẻ cao sang, lmà ra vẻ người con chí hiếu, trong khi đó thì hắt hủi người mẹ quê mùa, lam lũ nghèo hèn như trong chuyện "Báo hiếu cha" của Nguyễn Công Hoan. Thế nào, giữa "Lục Tích nhà ta" mặc dầu có lúc còn hỗn láo bướng bỉnh và nhân vật "Chủ hãng ô tô con cọp" của Nguyễn Công Hoan, anh chọn đứa nào?

Dường như để tránh dung dưỡng cho những điều không phải, chú em tôi quay lại, nhỏ nhẹ bảo cháu:

- Cháu ạ, cháu có thể tranh luận với cha mẹ nhưng phải lễ độ, từ tốn, phải biết lựa lời, chọn lúc, tuyệt đối không được có thái độ nóng nảy, cáu gắt, hỗn láo, nhất là khi có khách, khi ra đường, giữa  công chúng, hoặc trước mặt vợ con, đừng để ông bà trên bàn thờ quở mắng bố mẹ cháu rằng không biết dạy con; đừng để vợ con cháu, em út cháu khinh nhờn bố mẹ cháu, tất nhiên cũng  khinh nhờn cả cháu. Sau này cháu sẽ rõ: có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.

Từ nãy đến giờ nhà tôi chỉ ngồi nghe, bây giờ mới lên tiếng: "Nghe cha con, chú cháu nhà ông nói thì ai cũng  có lý "!

Xin mượn câu đó làm câu kết cho bài này.

(Phong tục Việt Nam)
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

Chịu ảnh hưởng của đạo đức Lão Trang, người Việt thường bảo nhau về cách ăn ở cho phải đạo, nhất là đạo làm con, đạo vợ chồng:

Ðạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha.

Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.
[/color]

Người Việt Nam cũng tiếp thu truyền thống giữ gìn "luân thường đạo lý" của Khổng Giáo thật nhuần nhuyễn và bình dị như cuộc sống gần gũi lễ phép thân thương kính trên nhường dưới trong gia đình. Luân là cái mà con người phải noi theo trong mối tương quan xã hội. Thường là sự việc không biến đổi theo không gian và thời gian mà con người phải giữ. Trong Ngũ Luân với quan hệ Quân Thần, Phụ Tử, Phu Thê, Huynh Đệ, Bằng Hữu, người Việt trân trọng những đức tính Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Trong Ngũ thường, người Việt trân trọng giữ gìn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín theo đạo lý làm người.

Anh làm trai học đạo thánh hiền
Năm hằng chẳng trễ, ba giềng chớ sai.

Chữ hiếu được mọi người đặt lên hàng đầu:

Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên
Chữ rằng mộc bổn thủy nguyên

Làm người phải biết tổ tiên ông bà. Bổn phận hiếu đễ được minh giải thêm:

Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường
Chữ đễ có nghĩa là nhường
Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên
Ghi lòng tạc dạ chớ quên
Con em phải giữ lấy nền con em.

Trong tinh thần phê phán chọn lọc, người Việt đã phân biệt chân giả, đúng sai trong từng tín ngưỡng thực hành. Chẳng hạn:

Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.

Hoặc ai nấy đều đồng ý:

Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

CHỮ HIẾU TRONG THƠ
---o0o---

Trước hiện tượng sinh hóa trong vũ trụ, chúng ta thấy cây có cội, nước có nguồn, con người có cha mẹ, tổ tiên:

Người tai mắt đứng trong thiên hạ
Ai là không bác mẹ sinh thành.

Và người ta cũng thường nói : cây nhớ cội, nước nhớ nguồn, cũng như làm con phải hiểu rõ:

Gương treo đất nghĩa trời kinh
Ở sao cho xứng chút tình làm con
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết
Thời suy ra trăm nết đều nên.
(Nhị thập tứ hiếu)

Từ xưa dân tộc ta với bản chất thông minh thuần phác đã chịu ảnh hưởng các nền Nho, Khổng và Phật giáo nên xem chữ hiếu là một bộ phận trọng yếu phải làm tròn để xứng đáng là con người có nền nếp giáo dục, có căn bản đạo đức. Tinh thần hiếu thảo đã thấm nhuần trong huyết mạch tổ tiên ta và thể hiện qua ca dao :

Chị ru em ngủ cho yên
Mai sau em lớn bút nghiêng học hành
Mẹ cha công đức sinh thành.

Công đức sinh thành, nuôi dạy, lấy lẽ sống của con làm lẽ sốntg cha mẹ, đã gắn bó tình mẫu tử từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Trong những phút trầm ngâm trước cuộc đời, người con vẫn nghĩ đến mẹ :

Mẹ ơi, con sợ màu sương khói
Làm nhạt lòng con mộng hải hà
Tám hướng đời say đang réo gọi
Sông ngàn, núi biếc, bốn phương xa
(Thanh Thuyền)

Người mẹ, ngoài công lao sinh thành, dạy dỗ, còn luôn sát cánh để nâng đỡ con mạnh tiến trên đường học vấn, sự nghiệp đôi khi không được bằng phẳng :

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi
Khó đi, mẹ dắt con đi
Con thi trường học, mẹ thi trường đời.
(Ca dao)

Tình mẹ ấp ủ làm phát sinh trong lòng con trẻ những tình cảm nồng nàn, cao đẹp đối với gia đình, trường học, xã hội. Khi mất tình mẹ, người con cảm thấy cả một trời băng giá, cô đơn :

Rồi bỗng một mùa trăng ảm đạm
Vụt từ đâu lại: mộng vàng tan
Sô gai áo trở thành côi cút.
Một mối duyên thơ cũng lỡ làng.
(Trăng Trung thu - Hoàng Trân)

Vì là ơn dưỡng dục đức cù lao, cho nên người nào chưa đền đáp được công ơn của mẹ là còn mang niềm khắc khoải cuộc đời. Một nhà thơ, khi thấy người bạn gái đã quyết lòng chung thủy với một ý trung nhân quá cố, đã giúp bạn phân định chữ tình, chữ hiếu như sau :

Suối tiên từ lạc nguồn trần 
Còn bao nghĩa vụ phải cần chở xong
Một ngày kia bạn sang sông
Đẹp hương hồn mẹ, yên lòng dạ cha 
Đông cân sao vụng  tay ngà
Để con hiếu thảo, cho gia đình duyên ? 
(Gởi bạn Hoàng Trân - Nguyễn Bính)

Cái gương hiếu hạnh cũng đã có từ ngàn xưa, không những người con gái chỉ thờ kính cha mẹ mình mà còn hết lòng cung phụng cha mẹ chồng khi chồng đi chinh chiến: 

Ngọt bùi thiếp đỡ hiếu nam
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.
(Chinh phụ ngâm)

Trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, chữ hiếu mang một ý nghĩa đặc biệt. Sau khi đã bán mình chuộc cha rồi sống lưu lạc giang hồ, nàng Kiều vẫn canh cánh bên lòng niềm thương nhớ mẹ cha. Khi ở lầu Ngưng Bích thì :

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Khi Từ Hải đang trên đường dọc ngang bốn bể, Kiều ở nhà vẫn khắc ghi hình bóng song thân dầu đã qua mười mấy năm cách biệt:

Xót thay huyên cỗi thung già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi!

Trong tâm lý cụ Nguyễn Du, đức hiếu thảo của nàng Kiều đã được đánh giá một cách tương xứng. Chúng ta thử nhắc lại đoạn đường trong khi Kiều giã từ Vãi Giác Duyên để tiếp tục dấn thân vào cuộc đời sóng gió, Giác Duyên cũng rời ngôi chùa, đeo bầu quảy gánh rộng đường vân du. Gặp bà Tam Hợp đạo cô, Giác Duyên đã hỏi về chung cuộc của đời Kiều thì được Sư Tam Hợp trả lời :

"Sư rằng : Song chẳng hề chi
Nghiệp duyên cân lại nhắc đi đã nhiều
Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm
Lấy tình thâm trả nghhĩa thâm
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời
Hại một người, cứu muôn người
Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng
Thửa công đức ấy ai bằng
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi !

Do đã thấu triệt lẽ nghiệp duyên nhân quả của Phật giáo nên cụ Nguyễn Du minh định rằng : Mọi người sinh ra trong đời này đều mang sẵn cái nghiệp nặng nề do đã tạo nhân nhiều kiếp trước và phải trả nợ trong kiếp này, thì không ai có thể thay thế được, chỉ trừ trường hợp bản thân mình biết tích trữ công đức hữu vi và vô vi thì có thể giải nghiệp mà thôi. Việc Kiều bán mình chuộc cha và "hại một người, cứu muôn người" mang tính chất hiếu và nhân rất hoàn hảo. Nhờ đó, Kiều được thoát khỏi số đoạn trường và được hưởng "duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào".

Xưa nay những tấm gương hiếu hạnh rất nhiều, không tiện kể hết, chỉ nên nhắc vài trường hợp điển hình : Vua Thuấn họ Ngu lúc hàn vi, tấm lòng hiếu thảo đã vang dội đến triều đình và đã được vua Nghiêu mời ra xin nhường cả thiên hạ. Ông Tử Lộ nước Lỗ thuở trẻ cơ hàn đã đội gạo phụng dưỡng cha ruột mẹ ghẻ và hai em cùng cha khác mẹ. Đến khi làm nên sự nghiệp, thân được vinh hoa thì cha mẹ đã mất, ông vẫn thường nhớ tiếc một thời "đội gạo canh rau" mà có cha mẹ bên mình. Huệ Năng Lục tổ,  trước khi tìm thầy học đạo, đã nhận sự tự nguyện giúp đỡ của một Phật tử để có tiền cho mẹ tự túc trước khi Ngài ra đi. Đức Bồ Tát Mục Kiền Liên khi tu hành đạt hoàn hảo thần thông đã tìm thấy mẹ đang bị hành hạ ở địa ngục và đến xin Phật cứu độ. Ngay Đức Thích Ca khi thành Phật rồi cũng vì mẹ là Ma Gia phu nhân mà thuyết kinh Địa Tạng trên cung trời Đao Lợi. Đó là những gương hiếu hạnh có mãnh lực soi sáng tâm hồn để chúng ta ý thức triệt để rằng đã là Phật tử thì phải hoàn thành hai nhiệm vụ : phụng dưỡng cha mẹ về vật chất và làm cho cha mẹ giác ngộ đạo lý để tìm được giải thoát vĩnh cửu.

Trong những giờ phút, quang cảnh trang nghiêm của mùa Vu Lan báo hiếu, chúng ta cần phải cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được no ấm, an vui, cha mẹ bảy đời, tổ tiên quyến thuộc được phiêu diêu Lạc quốc, cầu thập loại chúng sinh âm và dương đều nhất tâm theo chánh đạo tu hành để tự giải thoát. Với ý nguyện ấy, chúng ta không quên đem phẩm vật thanh tịnh cùng với tâm thanh tịnh dâng cúng chư Tăng trong ngày Tự tứ.

Hơn lúc nào hết, chúng ta chợt nhận thấy rằng những tấm lòng từ, dầu cách nhau bao nhiêu không gian và thời gian, vẫn được gặp nhau trong một niềm thông cảm vô biên, và đã nhắc nhở, kêu gọi nhau bằng những lời khẳng khái:

Lợi danh một giấc hoàng lương
Cương thường hai chữ đá vàng muôn thu
Văn chương chẳng thiếu làng Nho
Nghĩa phu hiếu tử kiếp tu mới là
Hồng nhan chẳng thiếu đàn bà
Hiền thê, hiếu phụ kể ra mấy người
Soi gương chớ thẹn với đời
Bỉ đi, thái lại có trời, có ta.
(Truyện Tỳ Bà Hành qua phóng tác của Nguyễn Bính)
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

Mấy Vần Thơ Hiếu Hạnh

"Nâng niu bú mớm đêm ngày,

Công Cha nghĩa Mẹ xem tày bể non."

Câu hát bình dân ấy đã bộc phát một cách chân thành lòng hiếu thảo của rngười Việt Nam đối với Cha Mẹ. Nhưng đó chỉ mới ý thức được tình thương và công lao của Cha Mẹ chứ chưa xác đinh rõ cái bổn phận của người làm con.

Nhiều câu ca dao khác đã nói lên một cách đầy đủ hơn, vạch rõ cho ta những nhiệm vụ phải làm để hoàn thành chữ hiêú:

"Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi

Giã gạo cho trắng mà nuôi Mẹ già."

hoặc:

"Đi mô bỏ Mẹ ở nhà

Gối nghiêng ai sửa chén trà ai bưng."

Bổn phận làm con là phải hết lòng phụng dưỡng Cha Mẹ luôn luôn ân cần săn sóc chăm nom từ miếng ăn thức uống cho đến gối đến giường.

Dẫu ở trong hoàn cảnh nghèo nàn họ cũng:

"Đói lòng ăn bát cháo môn,

Nhịn cơm nuôi Mẹ cho tròn hiếu trung."

Đó cũng là quan niệm chung của người Việt Nam. Với thi sĩ Tố Như, bổn phận người con đối với Cha Mẹ cũng không ngoài sự cung kính phụng dưỡng. Khi nàng Kiều vì hoàn cảnh gia đình phải xa lìa Cha Mẹ, nỗi đau đớn của nàng là:

"Sân hoè đôi chút thơ ngây,

Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình."

Với nhà thơ Nguyễn Bính, khi người con gái chia ly Cha Mẹ để về với nhà chồng họ cũng không quên dặn em:

"Em ơi em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn Mẹ già em thương

Mẹ già một nắng hai sương

Chị đi một bước trăm đường xót xa."

Vâng họ làm sao khỏi xót xa, dù là bước đi để mở đầu cho một cuộc đời mới, sống một cuộc đời êm đềm bên cạnh người yêu chăng nữa họ cũng cảm thấy đau đớn vì chưa báo đáp được công ơn Cha Mẹ. Trong đời họ ai là người đã từng thương yêu chân thành và tận tụy hy sinh cho họ bằng người Cha quý mến và người Mẹ yếm âu. Cuộc đời cô gái kia ngày mai có sung sướng bao nhiêu thì giờ đây họ phải khóc nhiều bấy nhiêu vì họ làm sao có thể vui sướng được khi tuổi già của bà Mẹ không được bàn tay họ chăm lo. Một câu thơ chữ Hán cũng đã nói nên được điều đó.

"Khấp như Thiếu nữ vu quy nhật"

Có người cho rằng vì cô gái kia sung sướng được bước qua cuộc sống hạnh phúc mới nên phát khóc, con người đứng trước sự sung sướng cũng có thể khóc được, một bà Mẹ đã khóc lên khi thấy đứa con trai trở về sau mấy năm chinh chiến.

Có người lại bảo cô gái khóc khi về nhà chồng là vì bỡ ngỡ thẹn thùng. Song, có lẽ yếu tố chính làm cho dòng lệ nóng của nàng tuôn trào là vì nhớ Mẹ thương Cha, vì lòng hiếu của người con vậy.

Đúng thế, dù một chàng trai dũng cảm, chưa bao giờ để đôi mắt phải ướt lệ, nhưng chàng cũng không khỏi quặn lòng khi nhớ đến người Mẹ thân yêu mà chàng không được sống gần gũi. Nữ thi sĩ Phạm Từ Quyên đã dệt thành bài thơ nỗi cảm xúc của chàng trai nhớ Mẹ ấy.

"...Bỗng hiện về bóng Mẹ chốn xa xăm

Tóc trắng cước tay gầy nâng gậy trúc !

Tim con trẻ phút giây như ngừng đập.

Chí muôn phương thu hẹp, nghĩa gia đình..."

Khi Cha mệ đã khuất núi người con còn phải có bổn phận phụng thờ. Ca dao Việt Nam cũng có câu:

"Công Cha ba năm tình thâm cốt nhục,

Nghĩa Mẹ chín tháng dưỡng dục cưu mang.

Bên ướt Mẹ nằm bên ráo con lăn

Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn.

Chừ hai đứa mình lên non gánh đá, xuống xây lăng phụng thờ."

Quan niệm thông thường về chữ hiếu của người Việt Nam hay nói chung là người Đông phương tưởng như thế cũng khá đầy đủ. Song đối với người đã hiểu đạo Phật chút ít thì quan niệm ấy vẫn còn hời hợt không được sâu đậm lắm.

Người đã hiểu lý nhân quả chắc hẳn biết rằng sự phụng dưỡng Cha Mẹ bằng miếng ăn tấm mặc thức này thức khác, hầu hạ chăm sóc cũng chưa phải là đủ, mà người con còn phải đem ánh sáng đạo Phật về nơi gia đình. Giới thiệu với Cha Mẹ con đường chánh pháp. Khuyến hoá Cha Mẹ Quy y Tam Bảo, thực hành hạnh từ bi, sống theo lời Phật dạy. Nói chung lại bổn phận người con ngoài sự cung phụng còn phải thúc đẩy Cha Mẹ gieo những nhân lành để gặt lấy những qủa tốt cho ngày mai, vì cuộc đời của một cá nhân phải do bàn tay của cá nhân ấy sáng tạo.

Nhưng đó là lúc Cha Mẹ sinh thời, khi người đã quá vãng thì cũng không phải hương khói phụng thờ xây lăng đắp mộ theo quan niệm thông thường ấy là đủ, vì con người còn phải tùy theo hành động thiện ác mà luân hồi trong sau nẻo, chúng sinh xung quanh ta cũng có thể là Cha Mẹ chúng ta từ kiếp trước. Vậy ngay chính người con hiếu lại còn phải thực hành hạnh từ bi hơn ai hết. Đến đây bổn phận người con đối với Cha mẹ chưa phải là tròn. "Ân Cha Mẹ bằng trời bể" làm sao người con có thể đền đáp đầy đủ được. Một nhà thơ Phật giáo đã nói.

"Bơ vơ cảnh khổ con đành ở,

Chẳng biết làm sao đáp thâm ân."
(Hoài Sơn)

Ngày xưa đức Mục Kiền Liên, một vị Bồ Tát cũng không thể tự mình cứu Mẹ trong địa ngục được, huống nữa chúng ta, những con người đang sống trong "Bể trần khổ." Nhưng, như chúng ta đã biết, không phải vì thế mà Ngài thất vọng; cũng như chúng ta ngày nay không phải quá bi quan trong việc cầu nguyện giải thoát cho Cha Mẹ. Một phương tiện cuối cùng nữa là nhờ đức Phật và nhờ công năng Tu tịnh của chư Tăng trong ba tháng An cư kiết hạ, sức thanh tịnh chú nguyện của các chư Tăng ảnh hưởng không phải là ít. Vì thế đến ngày xuất Hạ Tự tứ, ai là người con hiếu hạnh không thể không nhớ ơn đức Mục Kiền Liên, Ngài đã mở đầu và chỉ lại cho chúng ta pháp môn giải đảo huyền:

"Nhưng cũng may thay có Mục Liên

Thấy bao đau khổ của Mẹ hiền

Nặng lòng báo hiếu nên cầu Phật

Chỉ dạy pháp môn giải đảo huyền."
(Hoài Sơn)

Ngày nay hầu hết mọi người đã hiểu được phương pháp cứu khổ Cha Mẹ đều thành tâm hành lễ Vu Lan cúng dường Tam Bảo để cầu nguyện cho Cha Mẹ. Điều ấy cũng đã trở thành một phong tục của dân tộc Á Đông, luôn cả các dân tộc Tây phương theo Phật giáo mà nhà thơ Hoài Sơn đã khéo ghi lại vừa gọn gàng vừa đầy đủ trong mấy câu thơ:

"Từ ấu đến nay khi Thu sang

Năm châu thành thị lẫn xóm làng

Những ai là kẻ mang ân nặng

Đều vận lòng thành đón Vu Lan."

Họ đón Vu Lan bằng cách nào? Đây Hoài Sơn đã nói tiếp:

"Hôm nay gặp lễ đảo giải huyền

Con nguyền noi bước Mục Kiền Liên

Chư Tăng tự tứ con cầu nguyện

Mười phương phụ mẫu thoát đảo huyền."

Trước nỗi lòng thương Cha nhớ Mẹ nhà thơ Phật giáo cũng ghi được tất cả tình cảm trong vần thơ như các thi sĩ khác, nhưng những vần thơ ấy đã tô đậm nét cho chữ Hiếu hơn, nói lên được lòng hiếu của người con một cách sâu đậm và đầy đủ.

Chúng ta hãy đọc thêm vài dòng thơ của Hoài Sơn:

"Mẹ thấu cho chăng ở cõi trần

Đứa con của Mẹ mãi bâng khuâng.

Ngày đêm suy nghĩ và suy nghĩ

Thân con mang nặng mối thâm ân.

Nghĩ đến thâm ân con động lòng

Công Cha nghĩa Mẹ tợ núi sông

Ăn Chay nuốt đắng nuôi con trẻ

Đau khổ gian nguy chẳng nản lòng.

Đồng thời các nhà thơ Phật giáo còn bổ chính thêm cho bổn phận người con hiếu được xác định rõ ràng. Ngoài Hoài Sơn, Trúc Diệp cũng cho ta một ý niệm về chữ hiếu qua mấy vần thơ:

"Mẹ hiền về chốn thiên cung,

Toại lòng con thảo nguyện cùng Thánh Tăng

Từ bi công đức vạn năng

Mấy ngàn năm vẫn không tằng đổi thay..."

Vâng người con mãi đem lòng thành cầu nguyện dức Phật, chư Tăng và chỉ khi nào người Mẹ được về thiên cung hoạ chăng người con lúc ấy mới toại lòng. Chính ngày ấy đối với nhà thơ Trúc Diệp là ngày vui của thế kỷ vậy:

"Con cầu cho Mẹ đa sinh

Cửu huyền thất tổ tâm tình thảnh thơi

Hôm nay ngày của ba đời

Ngày vui thế kỷ không rời hôm nay."

Như vậy các nhà thơ Phật giáo đã vạch cho chúng ta một lối thoát. Với quan niệm thông thường người con hiếu luôn luôn bị bế tắc vì người con ấy chỉ có thể đem hết lòng phụng dưỡng để Cha Mẹ hiện tiền được đầy đủ với cuộc sống được thoả mãn mọi như cầu, nhưng đó là vật chất. Trên phương diện tinh thần Cha Mẹ đã chắc gì được an vui. Hơn nữa lúc tạ thế Cha Mẹ sẽ về đâu? Cuộc đời có được sung sướng không? Người con đâu có biết và đâu có còn được theo bên Cha Mẹ để săn sóc chăm nom.

Nhưng đọc qua những dòng thơ của vài nhà thơ theo Phật giáo về vấn đề báo hiếu, ắc hẳn chúng ta không còn phải thắc mắc khó khăn gì nữa.

Phương tiện báo hiếu đã có và bằng phương tiện ấy người con hiếu có thể đạt đến cứu cánh. Ở đây chỉ còn đợi lòng chí thành và sự ngưỡng mộ Tam Bảo của người con hiếu hạnh.

Đây, Vu Lan đến khi mùa Thu đã đến.

Trời Thu hương khói toả thanh

Muôn người con hiếu kính thành cầu xin

Đoá hoa với tấm lòng tin

Ngưỡng trông đức Phật bắt vin nhịp từ.

Cành dương tiếp dẫn qua bờ

Bảy đời Cha Mẹ nương nhờ Đạo Thiêng

Tâm an, thân mạnh hiện tiền

Người qua chín suối về miền Tây phương."

(Trích tập văn Hướng Thiện, tháng sáu, PL. 2514)
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

#6
Chữ Hiếu trong ca dao tục ngữ

Nhớ ơn cha mẹ và báo hiếu là những cảm giác, những suy tư, những việc làm đã in sâu đậm trong lòng người Việt Nam, đã được thể hiện linh động và triền miên, ngang qua các câu ca dao tục ngữ mà chúng ta tìm thấy tràn ngập trong các thôn quê vườn xóm.

Đâu đâu cũng đề cao công cha như núi cao, nghĩa mẹ như biển cả .

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con".

Hay:

"Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".

Hay là:

"Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới chân tu".
"Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
"Mẹ già ở tấm lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" .

Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam thường hay gắn liền với hiện tượng thiên nhiên, nên chúng ta không thấy làm lạ nhiều câu ca dao đã dùng mặt trời để nói lên lòng thương mến cha mẹ:

"Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau".

Hay là:

"Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".

Cũng vì thương cha mẹ, nên người con không bao giờ quên cầu khẩn Phật Trời cho cha mẹ luôn được sống gần mình:

"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con".

"Ngó lên trời thấy cặp cua đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".

Cha mẹ săn sóc con cho từng miếng cơm manh áo, thời những người con khi cha mẹ về già cũng phải sáng viếng tối thăm, tìm của ngon vật lạ phụng dưỡng cha mẹ:

"Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền".

"Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".

Thỉnh thoảng, chúng ta chứng kiến cảnh những người con gái không chịu đi lấy chồng, vì không muốn xa cha mẹ:

"Ơn hoài thai, to như bể!
Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con".

Người con gái đi lấy chồng xa cũng bị quở trách:

"Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?".

Mình có hiếu với mẹ cha, thời con cháu mình sẽ có hiếu với mình. Đây là luật đáp ứng thường tình và không vì vậy làm giảm bớt lòng thương mẹ kính cha của người Việt Nam:

"Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?".

Hay là:

"Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước,
Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì".

"Ở đời ai cũng có lần,
Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành.
Người xưa khó nhọc nuôi mình,
Khác gì mình đã hết tình nuôi con".

Người con cũng biết cha mẹ thương con không phải giống nhau, cha có lòng thương của cha, mẹ có lòng thương của người mẹ, nên người con cũng có thể phân biệt:

"Mẹ dạy thì con khéo,
Bố dạy thì con khôn".

"Mồ côi cha, ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ lót lá mà nằm".

Trong cao dao này, chúng ta đã nhận thấy sự phân biệt của người con về cảm tình đối với cha khác, đối với mẹ khác. Nếu như cha mất thì đã có mẹ săn sóc cho con, cho ăn cơm ăn cá đầy đủ, nhưng chẳng may mẹ mất đi người con mới thật khốn khổ, phảị đi lót lá mà nằm. Và vì vậy nên chúng ta không có lạ gì, khi người con gần mẹ hơn cha, thương mẹ hơn thương cha. Chúng ta cũng đọc rất nhiều câu ca dao và bài thơ tán dương lòng mẹ thương con, lòng con nhớ mẹ :

"Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".

"Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn".

"Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao ".

"Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình".

"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".

"Mẹ ngoảnh đi, con dại,
Mẹ ngoảnh lại, con khôn".

"Mẹ giàu con có, mẹ khó con không".

"Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau" .

"Bồng cho con bú một hồi,
Mẹ đã hết sữa, con vòi con la".

"Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con".

Vì lòng thương mẹ dạt dào, vì nhớ đến công ơn bú mớm sinh thành, nuôi nấng, nên người con luôn luôn tưởng nhớ đến mẹ :

"Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều".

"Giữa đêm ra đứng giữa trời,
Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn".

"Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền".

Đối với công ơn trời biển của cha mẹ, các người con luôn tìm cách báo đáp ơn nghĩa nặng và làm tất cả những gì có thể làm được để đền ơn mẹ:

"Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con".

"Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già".

"Đói lòng ăn đọt chà là,
Nhịn cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng".

"Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm cho mẹ, cho tròn nghĩa xưa".

"Dấn mình gánh nước làm thuê,
Miễn nuôi được mẹ quản gì là thân".

"Vô Chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ, công phu chưa đành".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Lấý gì đền nghĩa khó khăn,
Lên non xắn đá, xây lăng phụng thờ".

"Đây bát cơm đầy nặng ước mong,
Mẹ ôi, đây ngọc với dây lòng.
Đây tình con nặng trong tha thiết,
Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong".

Ai không làm tròn bổn phận người con đối với mẹ, thời bị nghe lời trách móc:

"Đi đâu bỏ mẹ ở nhà,
Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng".

Người con hiểu được tình thương của mẹ đối với con, nhưng công lao mẹ đã trải qua để nuôi con khôn lớn nhất là những hy sinh lo lắng của mẹ chiều chuộng con, săn sóc con, chịu cực chịu khổ vì con, chẳng may người mẹ đã qua đời thì người con đau khổ xót thương là chừng nào.

Dù người con thương cha không bằng mẹ, nhưng không phải vậy mà người con quên công ơn của người cha, vì vai trò của người cha rất đặc biệt trong gia đình:

"Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi".

"Khôn ngoan nhờ ấm ông cha,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ".

"Đạo làm con chớ hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm".

"Còn cha gót đỏ như son,
Một mai cha chết gót con đen sì".

Hình ảnh người cha đã già nhưng vẫn làm lụng nuôi con, cũng để lại trong tâm trí người con một nỗi biết ơn vô hạn:

"Cha tôi tuy đã già rồi,
Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà.
Sớm hôm vừa dấy tiếng gà,
Cha tôi đã dậy để ra đi làm".

Đó là hình ảnh cảm động, khi mẹ mất rồi, người cha đóng vai gà trống nuôi con lo cho con uống sữa:

"Nghiêng bình mở hộp nút ra,
Con ơi con bú cho cha yên lòng".

Tuy vậy, vai trò giáo dục trong gia đình, người cha đặt nặng hơn, và giáo dục thường hay nghiêm khắc hơn như vậy ảnh hưởng tốt đẹp cho người con, khi được một người cha nghiêm minh dạy bảo, có tác dụng hơn người mẹ nhiều :

"Mẹ đánh một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng" .
Đi dân nhớ, ở dân thương!

x4uz4j_badboy

Úi sao trong này toàn bài của Sao_0nline vậy.Để tui cổ vũ cho phong trào yêu thơ in 4rum= 1 bài nha  :bb:

Bởi em ngày đó không yêu,
Nên tôi mới đứng trong chiều ngẩn ngơ
Đem lòng kết lại thành thơ
Để thương, để nhớ, để mơ một người.

Mắt đêm rụng giọt sao trời
Như là lệ ứa hồn tôi với tình.
Em tươi tắn nụ cười xinh,
Tôi buồn riêng với bóng hình lẻ loi.

Một ngày se sắt tim côi,
Em về xứ lạ bên người không quen.
Bao nhiêu hy vọng chưa nhen
Đã thành mây khói bay trên trời chiều.

Cảm ơn em đã không yêu,
Để thơ tôi với bao điều bâng khuâng. 

Với tôi bài thơ chứa đầy cảm xúc còn các bạn thấy sao????


tinnghia

sao gap nhau lai cu phai chia tay.con tau den roi di nhanh wa doi.san ga co don mot minh ko hieu noi.thang nam voi day noi nho niem thuong  :(

tinnghia

Em yêu !
Anh biết viết gì đây ngoài những dòng chữ thể hiện rằng " Anh nhớ em " .. Anh nhớ em ,nhớ em hơn bao giờ hết ... tất cả những gì Anh muốn nói với em chỉ đơn giản có 3 chữ rằng Anh nhớ em . Một nỗi nhớ làm cho con tim Anh thêm buôn bã , Anh đã từng tự hỏi mình rằng tại sao không thể quên được tất cả những gì đã qua , không thể sống thanh thản và nhẹ nhõm so với những gì mà em đã nói với Anh . Một tình yêu mong manh , mỗi nỗi buỗn mãi mãi và tất cả có lẽ chỉ là một làn sương mờ ảo trong một buổi sớm ban mai . Trong tình yêu của đôi ta chẳng có ai là người có lỗi cũng như chẳng có ai là không hi vọng đến những gì tốt đẹp đến với nhau ... cả hai chúng ta đã từng cố gắng để vượt qua tất cả những thử thách mà cuộc sống và tình yêu mang lại . Trong sự thử thách đó và cuối cùng ai là người thất bại ... là Anh hay là em hay chằng là ai cả ? Em yêu.... Trong bao đêm Anh đã mất ngủ chỉ vì nỗi ám ảnh , chỉ vì những nỗi nhớ và cũng đơn giản chỉ vì bức chân dung mà em đã từng tặng Anh đó thôi ... Anh muốn quên đi tất cả những kỷ niệm đã qua nhưng không thể nào quên , Anh muốn thôi nghĩ đến em nữa những càng cố gắng xóa bỏ hình bóng em thì hình bóng đã càng xuất hiện trong tâm trí Anh và cả trong những giấc mơ kéo dài của cuộc đời . Liệu tất cả có kết thúc nhanh đến vậy không và liệu chúng ta có dễ dàng quên được nhau ... đoạn cuối con đường hạnh phúc thật đáng tiếc hai ta đã không gặp được nhau . Có thể là do em đến muộn hay Anh đã đáng trí quên ngày định mệnh đó ... và rồi em sẽ cùng với ai đây , em yêu ! Anh sẽ không hỏi tại sao và cũng không bao giờ muốn giải thích với em rằng điều gì đã làm Anh dễ dàng nói lời chia tay đến em .. Xin đừng bao giờ nghĩ Anh quá nông nổi hay đã quá bốc đồng khi chọn cho mình một nỗi đau mãi mãi . Tất cả rồi cũng sẽ qua thôi em yêu ! Anh sẽ chẳng bao giờ hiểu được lời giải cuối cùng trong bài toán tình yêu vô số nghiệm . Thời gian sẽ trả lời tất cả và cũng chính thời gian sẽ làm hàn gắn những vết thương trong mỗi chúng ta để rồi một ngày nào đó trên con đường đời của định mệnh mong sao chúng ta sẽ không bao giờ có cớ hội gặp lại nhau nữa vì không ai trong chúng ta muốn làm tổn thương đến nhau . Đến một ngày nào đó em sẽ hiểu hết những tình yêu mà Anh đã và sẽ mãi mãi chỉ dành tặng cho riêng em và mong rằng em cũng sẽ hiểu đã có những quãng thời gian em đối với Anh quan trọng ra sao .... Nếu tất cả những tình yêu trên cõi đời này đều mong manh như thủy tinh thì nguyện cả đời này Anh sẽ không yêu một ai nữa ... tất cả sẽ tự tìm đến mỗi bên Anh trong những đêm tối cô đơn và buồn bã . Nếu một lúc nào đó nếu em cảm thấy cô đơn hay cần sự chia sẻ nhất xin hãy nghĩ đến Anh ... xin hãy nghĩ đến người đã vì em mà đau khổ,người đã vì em mà đau đớn và cuối cùng xin em hãy nghĩ đến những kỉ niệm đẹp khi chúng ta bên nhau . Có thể trong những lúc đó ở đây mình Anh ngồi cũng đang suy nghĩ và cầu nguyện cho những điều hạnh phúc nhất cõi đời này đến bên cuộc đời em.Không có gì là mãi mãi phải không em và cũng chẳng có gì là không thể trên cõi đời này cả nhưng có một sự thực đã luôn và sẽ mãi mãi tồn tại trên cõi đời này rằng suốt cuộc đời này Anh sẽ mãi yêu em...mãi dành cho riêng em ! Dù tình yêu đó chỉ là trong giấc ngủ , trong hơi thở và cả trong những kỉ niệm đã qua ....... Xin đừng khóc khi tình yêu đã chết và cũng xin đừng bao giờ để tang cho một cuộc tình có kết thúc buồn bã mà hãy coi như tình yêu đó là vĩnh hằng trong kỉ niệm . Hãy để tất cả những nỗi buồn lạc lối trong mê cung của thời gian nhé !Em yêu ! My Love...


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội