300 CÂU HỎI CỦA BỐ MẸ TRẺ

Started by saos@ngmo, 11/01/08, 13:36

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

VII. Sự phát triển về mặt xã hội của trẻ
1. Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh đi dạo được?

Trong vòng 3-4 ngày đầu sau khi mới ở bệnh viện về, chưa nên cho trẻ đi dạo ngay. Phải để cho trẻ có thời gian làm quen dần với khung cảnh trong nhà. Sau đó, hằng ngày có thể đưa trẻ đi dạo khoảng 15-20 phút (nếu trời ấm), rồi tăng dần lên 45-60 phút. Nếu ngoài đường trời lạnh, gió mạnh, không nên cho trẻ đi dạo mà nên mở cửa sổ nhỏ trong vòng 10-15 phút để trẻ ngủ trong phòng.

2. Khi nào có thể cho trẻ đang bú mẹ ra bãi tắm được?

Trẻ đang bú mẹ trước 6 tháng tuổi không nên cho ra bãi tắm. Từ 6 đến12 tháng tuổi, nếu có cho ra bãi tắm cũng chỉ giới hạn trong khoảng 30-60 phút/ngày vào các giờ buổi sáng và buổi chiều. Cần có các điều kiện chống cho trẻ khỏi bị tác động của ánh nắng mặt trời.

Trẻ 12-24 tháng có thể ra ngoài bãi tắm từ 1 đến 2 giờ, trước 11 h sáng và sau 16 h chiều. Nếu da trẻ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nên hạn chế việc cho trẻ ra ngoài nắng.

3. Liệu có thể cho trẻ đang bú mẹ đi du lịch và ngủ cùng trong các lán, lều bạt du lịch không?

Không nên. Trẻ có thể đi du lịch cùng người lớn khi đã tự đi, có thể ăn chung cùng người lớn, thích nghi với sự thay đổi về mặt nhiệt độ. Thường đó là những trẻ hơn 5 tuổi.

4. Việc cho trẻ tập bơi lúc trẻ còn bú mẹ có lợi không?

Có, rất tốt nếu tập cho trẻ bơi từ lúc 1,5 tháng tuổi.

5. Các loại thuốc chống muỗi có nguy hiểm gì đối với trẻ đang bú mẹ không?

Dùng thuốc chống muỗi trong phòng có trẻ sơ sinh là không nên. Cần tạo các điều kiện khác để chống muỗi như mắc màn, chắn lưới ở cửa.

6. Tôi đang cho đứa con 2 tuổi học ngoại ngữ, như vậy có quá sớm không?

Đối với những đứa trẻ đã nói tốt tiếng mẹ đẻ, việc học ngoại ngữ không có khó khăn gì cả. Khi đó, trẻ đã có khả năng phân biệt tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ. Nhưng nếu vì một lý do nào đó trẻ chậm phát triển về mặt ngôn ngữ thì ngoại ngữ dễ làm cho trẻ nhầm lẫn với tiếng mẹ đẻ.

7. Đứa con 1 tuổi của tôi chỉ chơi một mình, không quan tâm tới những trẻ khác. Điều đó có bình thường không?

Bạn đừng lo lắng gì về chuyện con bạn không chơi với những đứa trẻ khác. Thường trước 2-2,5 tuổi, trẻ còn chưa biết chơi với nhau. Đối với trẻ 1 tuổi, người quan trọng nhất là mẹ, còn những người khác đều là "người lạ" cả. Động cơ chủ yếu giúp cho đứa trẻ khám phá thế giới xung quanh là các đồ vật khác nhau, ý muốn được điều khiển chúng. Sự tò mò của trẻ đối với các đồ vật thể hiện mức độ phát triển của trẻ ở độ tuổi này. Bằng sự có mặt hay giọng nói của mình, người mẹ cần khuyến khích động viên trẻ. Khi được 2 tuổi, trẻ bắt đầu có sự giao tiếp với những đứa trẻ khác và quan tâm xem chúng làm cái gì.

8. Đứa con 18 tháng tuổi của tôi thường hét lên khi những trẻ khác đến nhà và chơi đồ chơi của nó. Tôi phải xử lý thế nào?

Hành động đó của trẻ cũng không có gì là lạ cả. Mặc dù trẻ thích giao tiếp với những đứa trẻ khác nhưng chúng ít chơi với nhau. Trẻ ở tuổi này thích chơi một mình hoặc tranh giành sở hữu một thứ đồ chơi nào đó. Trẻ chỉ cho bạn mượn hoặc chơi đồ chơi của nó trong trường hợp nó đã chán. Phải mất nhiều thời gian để dạy trẻ cho bạn cùng chơi đồ chơi.

Bạn có thể giúp con mình trở nên hào hiệp. Khi trẻ đã lớn hơn, nên đề nghị trẻ cho ai đó mượn đồ chơi. Nhưng không được bắt ép trẻ nếu nó không thích. Khi trẻ cho mượn đồ chơi, nên theo dõi để trẻ lấy lại đồ chơi đó. Dần dần, con bạn sẽ hiểu rằng có thể góp một đồ chơi, một quả bóng để mọi người cùng chơi chung. Bạn đừng tiếc thời gian và sức lực để con của bạn có thể giao tiếp với những đứa trẻ khác dù chỉ vài lần trong 1 tuần. Trước khi muốn dạy trẻ chia đồ chơi cho người khác, trẻ cần có vài tháng hòa nhập trong cộng đồng với những đứa trẻ khác và làm quen với chúng.

9. Khi nào nên cho trẻ đi mẫu giáo?

Lứa tuổi thích hợp nhất cho trẻ đi mẫu giáo là 3 tuổi. Nhưng nhiều đứa trẻ cảm thấy thoải mái trong cộng đồng với những đứa trẻ khác sớm hơn. Điều quan trọng nhất là chuẩn bị từng bước cho trẻ quen với chế độ sinh hoạt ở mẫu giáo.

10. Con tôi 2 tuổi, có nên đội mũ bảo hiểm cho cháu khi đi xe máy không?

Không cần, ở tuổi này nên để trẻ ngồi sau và có người lớn giữ.

11. Con tôi đang bị cúm, liệu có nên cho cháu đi máy bay du lịch cùng chúng tôi không?

Nếu con bạn bị cảm cúm, nên tạm hoãn chuyến du lịch bằng máy bay, đợi cháu khỏi hẳn rồi hãy đi.

12. Đứa con 1 tuổi của tôi dạo này rất khó ngủ. Có thể nguyên nhân là do tiếng đàn do anh cháu đánh quá to chăng?

Đúng, các âm thanh lớn của nhạc cụ, ti vi, đài... đều có ảnh hưởng tới trạng thái cơ thể của trẻ, làm cho nó hay quấy khóc, khó ngủ.

13. Đứa con 1 tuổi của tôi rất hay đòi "đưa đây"! Liệu như vậy có tốt không?

Bạn đừng lo. "Đưa đây cho con" trong khái niệm của trẻ có nghĩa là "đưa đây cho con xem", "cho con sờ thử". Khi bạn đưa cho cháu vật gì đó, nó sẽ lật qua lật lại rồi đưa lên miệng. Đó là cách để đứa trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh. Tất nhiên, cũng không nên đưa cho trẻ tất cả những gì mà nó đòi.

Đứa trẻ cũng cần biết từ "không được". Nhưng sẽ không tốt nếu trẻ phải nghe từ đó thường xuyên. Cách tốt nhất là bạn để xung quanh trẻ ít các đồ vật để trẻ có thể đòi được.

14. Các xe đẩy gấp được có an toàn không?

Có, vì trong thiết kế của xe người ta đã kiểm tra rất kỹ rồi.

saos@ngmo

VIII. Khả năng nói của trẻ
1. Khi nào trẻ bắt đầu phát âm những từ đầu tiên?

Thường sau tháng thứ 9, trẻ có thể phát âm những từ "mẹ", "bố". Sau một năm tuổi, trẻ sẽ phát âm được các từ khác.

2. Trẻ gần 1 tuổi thường phát âm được mấy từ? Đến cuối năm thứ hai, vốn từ này tăng lên bao nhiêu?

Đến cuối năm thứ nhất, trẻ có thể phát âm được khoảng 3 đến 5 từ có nghĩa. Đến cuối năm thứ 2, trẻ có thể nói được 80-100 từ, có trẻ nói được tới 200 từ.

3. Đứa con 1 tuổi rưỡi của tôi vẫn chưa phát âm được các từ như "mẹ", "bố". Liệu điều đó có bình thường không?

Đối với đa số trẻ, như vậy là không bình thường. Cần cho trẻ tới bác sĩ thần kinh để khám và thử thính giác.

4. Đứa con 2 tuổi của tôi bị tật nói lắp. Khi cháu lớn lên, tật nói lắp có tự hết đi được không?

Trong trường hợp này, không nên hy vọng dị tật này sẽ tự hết. Cần cho trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa về phát âm để có kết luận cụ thể xem trẻ có phải theo học các lớp dạy phát âm đặc biệt hay không?

saos@ngmo

IX. Tính di truyền
1. Tôi bị viêm khớp di truyền. Cần phải chú ý tới những triệu chứng gì ở con tôi? Ở lứa tuổi nào, bệnh có thể xuất hiện?

Trước hết, cần phải xác định rõ bạn bị viêm khớp di truyền ở dạng nào. Nếu là dạng thấp khớp, bệnh có thể xuất hiện ở trẻ ở độ 3 tuổi và thường gặp sau khi trẻ bị viêm họng cấp. Việc điều trị sớm có thể phòng ngừa được bệnh này. Thấp khớp cũng có thể gặp ở trẻ giữa năm thứ nhất và năm thứ hai. Đứa trẻ có thể bị sốt cao, đau nhức trong các khớp xương hoặc các khớp xương bị sưng tấy. Trẻ cần được đưa tới bác sĩ khám.

Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng có thể xuất hiện trong 2 năm đầu. Trẻ bị sốt, sưng khớp, tấy đỏ các khớp. Viêm khớp do nhiễm trùng chỉ xảy ra ở 1 khớp nào đó nên cần tiến hành điều trị ngay; nếu để lâu, bệnh sẽ thành mạn tính.

2. Tôi và chồng tôi đều có tóc màu đen. Tại sao tóc của con tôi lại có màu bạch kim?

Trong đa số các trường hợp, màu tóc của bố mẹ sẽ là màu tóc của con. Nhưng hiện nay, người ta còn chưa tìm được cơ cấu về mặt gene của việc chuyển màu tóc từ bố mẹ sang con. Do đó, khoa học chưa giải thích được tại sao đa số trẻ có màu tóc giống màu tóc của bố mẹ, còn một số khác lại không.

3. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp là gì? Khi trẻ lớn, bệnh có đỡ không hay sẽ nặng thêm?

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm khớp hiện vẫn chưa được xác định rõ. Một trong các nguyên nhân chính gây viêm khớp là phản ứng đối với việc viêm nhiễm hoặc dị ứng. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra nguyên nhân của bệnh thấp khớp. Các nhà bác học nghi ngờ một loại virus phát triển chậm là thủ phạm chính.

Những đứa trẻ bị thiếu hụt về miễn dịch rất dễ viêm khớp. Thường bệnh này phát mạnh vào thời kỳ phát dục.

4. Đứa con của tôi bị bệnh tắc ruột. Liệu đứa thứ hai có bị bệnh đó không?

Tắc ruột là một bệnh di truyền. Tuyến dưới của dạ dày, tuyến ruột và đường tiêu hóa bị tắc do đờm từ đường hô hấp đẩy xuống. Có thể nghĩ đến bệnh này nếu trẻ đã ra đời mà không thấy có phân su.

Chỉ có xét nghiệm mồ hôi mới có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh tắc ruột, nhưng lấy được mồ hôi của trẻ sơ sinh không phải là dễ. Phải đợi tới khi trẻ được 2-3 tháng mới có thể lấy đủ lượng mồ hôi cần thiết để xét nghiệm.

Trẻ bị tắc ruột có các triệu chứng chính kéo dài trong vòng nhiều tháng: không tăng cân, phân ít, màu không bình thường, mùi rất khó chịu, biếng ăn. Ngoài ra, trẻ có thể có các biểu hiện khác như ho kéo dài, dị ứng với sữa... Nếu xét nghiệm mồ hôi khẳng định đúng trẻ bị tắc ruột, cần đưa trẻ tới trung tâm nghiên cứu gene để tư vấn và có phương pháp điều trị.

5. Chồng tôi hay bị cao huyết áp. Vậy cần lưu ý triệu chứng gì ở con tôi?

Hãy để ý xem trẻ có bị đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, thị lực giảm hay không. Sau 3 tuổi, cần thường xuyên đo huyết áp cho trẻ. Thường thì cho đến 5 tuổi, các hiện tượng trên sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, cần tổ chức chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều độ, cho trẻ tập thể dục.

Nên nhớ rằng, bệnh cao huyết áp không mang tính di truyền mà chỉ có khuynh hướng dễ mắc bệnh. Nhưng bạn cũng cần có các biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh này đối với trẻ.

6. Tôi và chồng tôi là những người có hồng cầu thấp. Làm thế nào để biết được con chúng tôi có bị bệnh đó không?

Phương pháp xét nghiệm máu có thể giúp xác định con bạn có bị thiếu máu do lượng hồng cầu thấp hay không. Nếu không phát hiện ra, khi cháu được hơn 6 tháng nên, đưa cháu tới các trung tâm y tế lớn để dùng các phương pháp phức tạp hơn nhằm chẩn đoán bệnh này.

saos@ngmo

X. Chấn thương
1. Những triệu chứng của chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não có thể kèm theo ngất xỉu kéo dài từ vài giây đến vài phút ngay sau khi bị chấn thương. Sau đó, trẻ sẽ trở lại bình thường. Các triệu chứng khác là chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, nôn mửa. Bất kỳ đứa trẻ nào bị chấn thương sọ não cũng cần được bác sĩ khám kỹ để xác định mức độ của chấn thương.

2. Đứa con 2 tuổi của tôi bị ngã theo bậc cầu thang xuống. Nhìn bề ngoài cháu không sao cả. Làm thế nào để biết được cháu có bị các chấn thương bên trong hay không?


Khi trẻ bị ngã cầu thang mà không bị ngất hoặc không có các vết chấn thương rõ thì chỉ cần khám bên ngoài là đủ. Cần kiểm tra xem trên cơ thể trẻ có vết chảy máu bên trong hay sưng tấy gì không, đặc biệt ở vùng đầu của trẻ. Do sợ hãi hoặc khóc nhiều sau khi ngã nên trẻ thường có vẻ mệt mỏi, uể oải. Nếu trẻ ngủ, cần đánh thức trẻ dậy để kiểm tra xem trẻ có bình thường không.

Trẻ bị nôn, chóng mặt hoặc không bình thường là triệu chứng của chấn thương sọ não. Nếu trẻ nôn, đau bụng, ăn kém thì có thể cú ngã đã gây ảnh hưởng đối với khoang bụng. Nếu trẻ bị đau khi đi lại, cầm nắm hoặc bị sưng tấy thì có thể bị gãy xương. Trong các trường hợp đó, cần cho trẻ đi bác sĩ khám hoặc soi chụp nếu cần thiết.

3. Đứa con đang bú của tôi bị ngã từ trên bàn, đập đầu xuống đất. Nhìn bên ngoài cháu bình thường, chỉ có vẻ hơi mệt mỏi. Liệu có đáng phải lo lắng không?

Mệt mỏi, uể oải là hiện tượng hay gặp sau khi bị chấn thương ở trẻ đang bú mẹ. Nếu sau khi bị ngã đập đầu xuống, trẻ chỉ khóc khoảng 15 phút, sau đó nín hẳn, vẻ mặt bình thường, không bị nôn thì chắc cháu không bị chấn thương sọ não. Sau khi ngã, có thể cho cháu sinh hoạt như cũ. Nếu cháu bị ngã mạnh, sau đó bị nôn, uể oải, đau đầu, bỏ ăn, mặt tái trong vòng vài giờ, dễ ngủ nhưng dễ dậy thì cần khẩn trương đưa cháu đi khám.

4. Con tôi ngồi trong xe đẩy, xe bị lật và cháu ngã, trên mắt cháu có một vệt sưng tím lại, rất ngứa. Liệu cháu có bị làm sao không?

Nếu sau khi ngã, con bạn không bị ngất; sau khi hết sợ và nín khóc, thái độ cháu vẫn bình thường thì không có gì phải lo lắng. Cần rửa vết thương sưng bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng đá lạnh chườm để không bị tím lại. Nếu cháu bị ngất hoặc bị nôn, cần đưa đi cấp cứu.

5. Đứa con đang bú mẹ của tôi bị ngã khỏi giường và đập đầu khá mạnh. Sau đó cháu rất hay bị nôn. Tôi phải làm gì?

Hãy giữ bình tĩnh. Bạn hãy thử xác định lại chính xác tình trạng chung của trẻ, chú ý màu da mặt, nhịp thở, các hành vi khác của trẻ. Trong vòng 1-2 tiếng, không cho trẻ ăn gì mà chỉ cho uống nước thôi.

Nếu vết sưng càng to thì vết đập là rất mạnh. Bạn hãy lấy đá chườm lên các vết thương đó. Nếu trẻ vẫn tiếp tục nôn trong vòng 1 giờ sau khi ngã, cần cho trẻ đi cấp cứu. Nếu trẻ ngừng nôn, cần tiếp tục theo dõi trong vòng 8-12 tiếng tiếp sau đó.

6. Con tôi đi khập khiễng mặc dù tôi nhớ cháu không hề bị ngã. Vậy nguyên nhân do đâu?

Trước hết, cần phải kiểm tra xem giày dép của cháu đi có vừa, thoải mái không. Sau đó, hãy kiểm tra chân trẻ xem có các vết xước không, móng chân có sao không. Nếu cháu không sao, có thể đưa cháu đến bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ chỉnh hình để khám.

7. Con tôi bị ngã đập mông xuống đất. Sau khi ngã, cháu nín thở mất một lúc lâu. Liệu cháu có làm sao không? Tôi phải làm gì?

Trong trường hợp này, cần cho trẻ đến trạm xá gần nhất hoặc bác sĩ ngoại khoa để khám xem trẻ có bị ảnh hưởng gì tới cột sống không.

8. Tôi nắm 2 tay con tôi và nhấc lên, cháu thét lên và một tay cháu không cử động được. Tôi đã làm gì để cháu bị như vậy?

Có thể lúc bế cháu lên, do vô ý, bạn đã làm khớp cẳng tay của bé bị sái. Cần cho cháu đến bác sĩ khám để nắn lại khớp.

9. Con tôi 2 tuổi, sau lần ngã từ cầu thang xuống, một bên vai của cháu cao hơn bên kia. Tôi có cần cho cháu đi khám không?

Cần cho cháu đi khám vì có thể con bạn bị gãy hoặc trật xương bả vai.

10. Một bài báo viết rằng khi thay tã, nếu thường xuyên nhấc chân trẻ thì trẻ sẽ bị vẹo đùi. Có đúng không? Tôi phải làm gì?

Nếu bạn giữ chân trẻ không lâu thì không thể vẹo đùi được. Nhưng nếu bạn muốn kiểm tra chân của cháu có bằng nhau không, hãy đặt cháu nằm ngửa, co hai chân lại rồi kéo thẳng ra, xem đầu gối có bằng nhau không. Nếu bạn muốn, có thể đưa trẻ đến bác sĩ chỉnh hình khám.

11. Đứa con 2 tuổi của tôi bị kẹp ngón tay vào cánh cửa, các ngón tay đỏ lên và còn lại vệt khá sâu mặc dù vẫn cử động bình thường. Tôi có cần cho cháu đi chụp Rơnghen không?


Bạn nên cho cháu đi chụp Rơnghen để kiểm tra xem xương các ngón tay có bị gãy hay không.

12. Tôi có cảm giác con mình bị sai khớp đùi bẩm sinh. Làm thế nào để kiểm tra được điều đó?

Khi bạn quấn tã cho cháu, hãy để ý xem hai đùi của cháu (cả phía trước và phía sau) xem có đều nhau hay không (nếu bình thường thì chúng phải đều nhau) hoặc gập chân trẻ lại để kiểm tra. Nếu cần, bạn có thể đưa cháu tới bác sĩ chỉnh hình để kiểm tra thêm.

13. Con tôi bị ngã đập lưng, cháu kêu đau lưng. Liệu điều đó có nguy hiểm không? Tôi phải đưa cháu đi khám ở đâu?

Con bạn có thể bị ép cột sống, cần đưa cháu tới bác sĩ ngoại khoa hay các khoa chấn thương để khám.

saos@ngmo

XI. Táo bón và tiêu chảy

1. Thế nào thì được coi là táo bón? Nguyên nhân gây ra táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài. Khi trẻ bị táo bón, phân thường cứng và khô.

Táo bón rất hay gặp ở trẻ bé khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ. Các cơ bụng và thành ruột cũng có một vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón. Những đứa trẻ còi xương, đẻ thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn quá nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.

2. Các loại sữa bột có chất sắt có phải là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ đang bú mẹ không?

Trong các loại sữa bột cũng chỉ có một lượng sắt vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể. Vì vậy sữa bột chứa chất sắt không phải là nguyên nhân gây táo bón.

3. Tôi phải làm gì nếu con tôi vừa bị tiêu chảy vừa bị nôn?

Nôn và tiêu chảy cùng một lúc sẽ làm cho cơ thể trẻ bị mất nước rất nhanh. Cần phục hồi lượng nước bị mất bằng cách cho trẻ uống nước chè, nước hoa quả và trong 24 giờ đầu tiên không cho trẻ ăn gì cả.

Nếu cơ thể trẻ trở lại bình thường, sau đó vài ngày, dần dần cho ăn uống trở lại như cũ, nhưng hạn chế cho uống sữa khi phân của trẻ chưa ổn định. Việc cho ăn sữa sớm có thể làm trẻ bị đi ngoài trở lại.

Nếu sau 24 giờ, trẻ vẫn tiếp tục tiêu chảy, nôn, bị sốt, mất ngủ, quấy khóc, xuất hiện các vết mẩn đỏ, hãy cho trẻ đi cấp cứu.

4. Tại sao phân của con tôi có màu xanh lá cây?

Phân của trẻ có màu xanh lá cây là hiện tượng không bình thường do dịch của mật qua ruột quá nhanh và không hòa lẫn với thức ăn đã được tiêu hóa. Những trẻ bị tiêu chảy cũng hay có phân màu xanh lá cây. Cần loại bỏ mỡ ra khỏi thức ăn của trẻ vì mỡ là thức ăn rất khó tiêu hóa. Thức ăn khó tiêu sẽ được các vi khuẩn biến thành các axit mỡ, các axit này dễ gây ra tiêu chảy ở trẻ. Nếu chế độ ăn kiêng không làm thay đổi màu sắc của phân, cần cho trẻ uống thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Nếu đứa con đang bú của tôi bị táo bón, tôi phải cho cháu ăn thế nào?

Trước hết, bạn phải xác định xem thế nào là táo bón. Nếu hơn 2 ngày, con bạn không đi ngoài được hoặc có đi hằng ngày nhưng rất khó khăn thì mới được coi là táo bón. Việc cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước mận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.

Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Các thuốc nhuận tràng chỉ nên uống sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

6. Con tôi bị lòi dom, liệu có cần phải phẫu thuật để cắt bỏ không?

Lòi dom là hiện tượng thường gặp ở những trẻ thường xuyên bị táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa. Lúc đầu, dom thường chỉ xuống ít, sau đó sẽ dài dần ra. Không cần phải cắt bỏ dom vội, cần có chế độ ăn uống phù hợp để dom tự thu lên. Chỉ phẫu thuật khi đã sử dụng các phương pháp khác mà vẫn không có kết quả.

7. Nhiều người nói rằng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài ở trẻ có thể gây ra lòi dom. Liệu có đúng như vậy không?

Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến sa trực tràng. Ngoài ra, một số bệnh khác như giãn ruột, rối loạn hệ thần kinh cũng gây sa trực tràng.

8. Con tôi cố tình không chịu đi ngoài, mặc dù tôi biết rằng cháu muốn đi ngoài. Tôi phải làm gì?

Đứa trẻ có thể cố tình không chịu đi ngoài mặc dù nó muốn đi. Tốt nhất là không nên bắt ép hoặc quát mắng trẻ, hãy đợi khi nào trẻ lớn hơn, việc giải thích cho trẻ sẽ dễ dàng hơn. Nhiều khi trẻ không muốn đại tiện vì sợ bị đau bụng hoặc do hậu môn bị rạn. Cần cho trẻ đi khám và có cách điều trị phù hợp.

9. Con tôi đại tiện khi phân ra thường kèm theo tiếng động khá to. Liệu cháu có bị làm sao không?

Đại tiện có tiếng động không quan trọng bằng số lần đại tiện của trẻ và phân của trẻ ra sao. Việc đại tiện kèm theo đẩy hơi gây ra tiếng động không có hại gì đối với sức khỏe. Nhưng nếu hiện tượng đó kèm theo đi ngoài lỏng, kéo dài, bị sốt, nôn, trong phân có máu thì cần cho trẻ đi khám.

10. Đứa con 18 tháng của tôi uống kháng sinh và cháu bị tiêu chảy. Liệu điều đó có bình thường không?

Kháng sinh có thể gây ra các rối loạn trong hoạt động của hệ tiêu hóa, gây ra tiêu chảy. Khi đó, cần cho trẻ đi khám để điều trị.

11. Đứa con đang bú mẹ của tôi bị [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy suốt ngày. Điều đó có làm cho cơ thể của cháu bị mất nước không?

Tiêu chảy kéo dài trong vòng 24 tiếng sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, gây ra sự mất cân đối cho cơ thể. Khi cơ thể mất nước, dưới mắt trẻ thường xuất hiện các quầng thâm, da bụng trẻ nhẽo và không căng như bình thường.

12. Có nên sử dụng nến để thông hậu môn cho trẻ khi trẻ bị táo bón không?

Nến, cũng như tất cả các loại dụng cụ chống táo bón khác, chỉ nên sử dụng sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ. Cách chống táo bón tốt nhất là có chế độ ăn uống hợp lý.

13. Sau khi tôi cho con uống viên sắt, phân của cháu có màu đen. Liệu điều đó có bình thường không?

Ở những trẻ uống các viên sắt có chứa sunfat sắt, phân thường có màu đen do tác động của các vi khuẩn trong hệ tiêu hóa đối với sunfat sắt. Điều đó không nguy hiểm đối với trẻ và không cần phải lo lắng.

14. Nếu con tôi có giun đũa, liệu mọi người trong gia đình có phải tẩy giun không?

Các thành viên trong gia đình nên đi thử phân, nếu có giun đũa nên đi tẩy giun.

15. Trong phân đứa con 18 tháng của tôi có những con giun nhỏ li ti như sợi chỉ. Tôi cần phải làm gì?

Đó chắc là giun kim. Nếu muốn biết chính xác, nên đi thử phân. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

16. Trong phân của con tôi có các sợi đỏ như máu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là gì?

Đó chắc là các vết máu. Nguyên nhân có thể do cháu bị rạn lỗ hậu môn, bị viêm nhiễm. Cần cho cháu đi khám để xác định rõ thêm.

17. Con tôi bị tiêu chảy, tôi phải làm gì để giúp cháu?

Khi trẻ bị tiêu chảy, phân sẽ bị lỏng và đi nhiều lần. Đa số các trường hợp tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày cho đến 1 tuần.

Mục đích chính khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy là giữ cho cơ thể trẻ không bị mất nước bằng cách cho uống các loại nước chè, nước hoa quả, nước rau. Không nên cho uống sữa và ăn các loại thức ăn cứng. Cần cho trẻ đến bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

18. Đứa con 2 tuổi của tôi vừa bị tiêu chảy 1 tuần, khỏi được vài ngày thì bị lại. Liệu có gì đáng phải lo lắng không?

Có, không loại trừ khả năng con bạn bị viêm nhiễm đường ruột kéo dài. Cần khẩn trương cho cháu đi khám để có phương pháp điều trị.

19. Có nên dùng phương pháp thụt rửa nếu đứa con đang bú của tôi bị táo bón không?

Thụt rửa cũng có thể sử dụng được nhưng chỉ sau khi được sự đồng ý của bác sĩ. Cách tốt nhất vẫn là thay đổi chế độ ăn và thức ăn của trẻ để chống táo bón.

20. Trong 3 ngày, đứa con 2 tuổi của tôi bị tiêu chảy, nhìn bề ngoài cháu vẫn khỏe mạnh. Có cần phải cho cháu đến bác sĩ không?

Nếu trẻ bị tiêu chảy 3 ngày liên tục nên cho cháu đi khám.

21. Những nguyên nhân gì có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ?

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy rất khác nhau. Thường [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy ở dạng nhẹ là do viêm dạ dày gây ra, do ăn phải thức ăn ôi thiu, kém phẩm chất hoặc đường ruột quá nhạy cảm với một loại thức ăn nào đó. Các điều kiện vệ sinh ăn uống, sức chịu đựng của cơ thể trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng chống tiêu chảy.

Tiêu chảy có thể là triệu chứng đi cùng với một số bệnh khác như cảm cúm, viêm tai giữa, các bệnh viêm da có mủ... Một số trường hợp rất khó xác định nguyên nhân.

22. Con tôi rặn rất khó khăn, phân của cháu cứng, có lẫn máu. Vì sao như vậy?

Con bạn có thể bị rạn lỗ hậu môn. Cần cho cháu đi khám bác sĩ ngoại khoa nhi để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị. Nếu chưa kịp đi khám, có thể cho cháu ngồi ngâm nước thuốc tím pha loãng trong khoảng 15-20 phút.

saos@ngmo

XII. Dạy trẻ đi đại tiện thế nào?
1. Làm thế nào để có thể dạy trẻ đi đại tiện được?

Cách dạy trẻ đi đại tiện phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Trong vòng 1 năm tuổi, trẻ hầu như chưa có cảm giác về hoạt động bài tiết của đường ruột. Vì vậy, bố mẹ phải đoán được thời điểm nào trẻ muốn đi vệ sinh. Khi trẻ được 2 tuổi, bạn cần phải thường xuyên nói để trẻ hiểu rằng ị đùn ra quần là không tốt và mất vệ sinh. Cần khuyến khích trẻ tự nói với bạn khi nào cháu muốn đi ngoài. Khi cháu tự đòi đi vệ sinh, cần phải khen ngợi và tỏ ra cho cháu biết rằng điều đó làm cho bạn rất hãnh diện về cháu.

Không nên bắt trẻ đại tiện khi trẻ chưa muốn. Sự hướng dẫn phải từng bước, trong vài tuần, vài tháng, nên nhớ nguyên tắc chính là không ép buộc mà phải khuyến khích trẻ. Có thể cho rằng ở độ tuổi từ 2,5 đến 3 tuổi, trẻ hoàn toàn có thể tự đi đại tiện lấy một mình.

2. Tôi có cần dạy cháu phải đại tiện và tiểu tiện cùng một lúc không?

Trẻ từ 1,5 đến 2 tuổi chỉ biết báo cho mẹ biết chúng muốn đi đại tiện. Thường trẻ cuối 2 tuổi đầu 3 tuổi có thể vừa đại tiện vừa tiểu tiện mà không cần phải hướng dẫn.

3. Con tôi đã tự biết đi đại tiện, nhưng thỉnh thoảng cháu lại quên mất. Nguyên nhân do đâu?

Điều đó thường xảy ra do trẻ ham chơi mà không cảm thấy nhu cầu phải đại tiện hoặc tiểu tiện.

Nguyên nhân cũng có thể là trẻ ở trong một hoàn cảnh lạ, môi trường mới mà trẻ không quen, hoặc do các rối loạn về tiêu hóa, bài tiết của trẻ.

4. Khi nào có thể bắt đầu dạy trẻ đi đại tiện được?

Nếu con bạn đại tiện không đều thì toàn bộ các nỗ lực dạy trẻ tự đi đại tiện trong năm đầu sẽ vô ích. Nếu con bạn đại tiện đều, chẳng hạn sau giờ ăn sáng 5-10 phút, thì trong khoảng 8-12 tháng sau khi trẻ đã tự ngồi được, bạn có thể cho trẻ tự ngồi đại tiện. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, chỉ có thể giúp trẻ làm quen với khái niệm bài tiết chứ chưa thể dạy trẻ được gì vì bản thân trẻ cũng chưa hiểu người lớn muốn gì ở chúng.

Việc dạy trẻ đi đại tiện sẽ dễ hơn vào nửa cuối năm thứ 2, khi trẻ đã lớn hơn và bắt đầu hiểu về chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Một số cha mẹ chỉ bắt đầu dạy trẻ đi đại tiện khi chúng tự yêu cầu bố mẹ giúp đỡ.

5. Việc dạy trẻ đi đại tiện sớm có hại gì cho trẻ không?

Dạy trẻ đi đại tiện trong năm đầu là không thể được. Trẻ không hiểu bạn và càng gắng sức, bạn sẽ càng thêm bực tức và làm ảnh hưởng tới trẻ. Vì vậy, hãy đợi trẻ lớn hơn, hiểu được người lớn muốn đòi hỏi nó làm gì, ít nhất cũng là lúc trẻ đã ngồi vững được.

6. Con tôi [em xin lỗi, em là người chửi bậy] dầm, tôi phải làm gì?

Không nên làm các biện pháp đặc biệt để trẻ không [em xin lỗi, em là người chửi bậy] ra giường. Vào ban đêm, không bao giờ được nhấc trẻ lên xi [em xin lỗi, em là người chửi bậy]. Mọi cái đều diễn ra theo đúng quy luật của nó. Khi bọng [em xin lỗi, em là người chửi bậy] của trẻ đã khá chắc chắn để giữ được nước tiểu, lúc đó, trẻ sẽ không cưỡng lại việc bạn muốn xi [em xin lỗi, em là người chửi bậy] cháu về đêm. Nếu cháu không [em xin lỗi, em là người chửi bậy] dầm, cần động viên, khuyến khích cháu. Thường thì đến 2-3 tuổi, trẻ sẽ ít [em xin lỗi, em là người chửi bậy] dầm. Các cháu trai hay [em xin lỗi, em là người chửi bậy] dầm lâu hơn các cháu gái. Nếu sau 3 tuổi, trẻ vẫn tiếp tục [em xin lỗi, em là người chửi bậy] dầm, đó có thể là hiện tượng bệnh lý, cần cho cháu tới bác sĩ thần kinh khám để có biện pháp điều trị.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội