Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - hoatim

#101
Những bài văn tốt nghiệp hài hước

Có lẽ do "ngấm" chưởng nhiều quá một thí sinh đã viết: ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết...


Hội đồng chấm thi tại trường Chu Văn An, Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong
Bài thi tốt nghiệp THPT của học sinh Hà Nội dù khá so với mặt bằng của cả nước nhưng những lỗi mà học sinh mắc phải ngô nghê khiến giám khảo cười như mếu...

Lui Aragông là người Pháp nhưng học sinh cứ viết hồn nhiên rằng đó là một người Nga, sinh ra ở vùng Sông Đông cùng với Sôlôkhốp.

Có thí sinh hoặc nhầm Lui Aragông với Mácxim Goócki hoặc có thí sinh nêu tên tác giả là Lui Aragông nhưng toàn trích tác phẩm của Mácxim Goócki.

Dù đề thi đã nêu rõ: nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, có thí sinh sau khi đã lan man đủ điều về tác phẩm liền gán ngay Vợ nhặt cho nhà văn Nguyễn Tuân.

Một ví dụ khác, khi viết về tình huống độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt, có học sinh miêu tả rất nhiệt tình về nạn đói nhưng không phải là năm 1945 mà khẳng định đó là nạn đói năm 2000...

Viết về Người lái đò trên sông Đà, tác giả dùng từ "ông đò" để tạo ra định danh cho một con người vô danh thì có những thí sinh lại dùng "lão" lái đò, một từ để gọi nhân vật khi không có thiện cảm.

Thí sinh viết: lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ; hoặc: "bọn đá" gầm ghè; có thí sinh viết: "ông" lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì. 

Trong bài Việt Bắc có hình ảnh kẻ ở người đi phải là người chiến sĩ Cách mạng và chiến khu Việt Bắc, có học sinh nhầm lẫn và phân tích đó là tình cảm của một cặp vợ chồng và cả bài chỉ đi phân tích nỗi nhớ nhung của phụ nữ nhớ chồng khôn nguôi và sa đà vào việc miêu tả tình cảm riêng tư của 2 người.

Có thí sinh đã mạnh dạn thay đổi hẳn người tình cho nhân vật Chí Phèo khi nói đến tình huống độc đáo của Vợ nhặt. Thí sinh này viết: Trong văn học Việt Nam, những tình yêu đẹp thường bắt đầu từ những tình huống kỳ lạ. Ví dụ chuyện tình cảm mang đậm tính nhân đạo của Chí Phèo và Nguyệt (Nguyệt là nhân vật trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng).

Sai lỗi chính tả là điều không mấy ngạc nhiên hoặc các lỗi khác như: câu không có chủ ngữ, nhầm trạng ngữ thành chủ ngữ...

Lý giải những lỗi văn chương đã nói ở trên, một nữ giám khảo cho rằng học sinh đã nắm kiến thức không chắc, không chăm, hoặc học vội quá nên bị "lú" mặc dù chương trình ngữ văn lớp 12 không khó.

Một nguyên nhân khác là do các em tiếp cận với ngôn ngữ rút gọn nhiều trong ngôn ngữ đối đáp, trong chuyện tranh... khiến sự diễn đạt trong văn chương trở nên không đến đầu đến đũa, cắt xén từ ngữ.

Một giám khảo tâm sự: "Trong khi chấm bài, đôi lúc các thày cô giáo cũng đọc to những câu viết ngây ngô, hoặc những khám phá kỳ cục của của học sinh cho đỡ căng thẳng, nhưng đi liền sau đó cảm giác phiền lòng, là nỗi buồn hơn là vui".

(Theo Tiền Phong)

 
#102
Kiêng gì khi ăn hải sản?


Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
Khi ăn tôm biển, bạn nên tránh món thịt dê, và cũng không nên uống vitamin C. Còn cua biển không nên ăn kèm rau kinh giới.

Khi thưởng thức đồ biển, không hiếm người đã gặp những trục trặc về sức khỏe do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số kiêng kỵ cần thiết khi ăn đồ biển theo kinh nghiệm dân gian:

Tôm biển: Không nên dùng cho những người bị dị ứng tôm, viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ). Không ăn cùng với thịt dê. Sau khi ăn tôm không nên uống vitamin C.

Cua biển: Không dùng cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát), người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua. Không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Tránh cua không còn tươi vì chất đạm trong cua rất dễ thối và biến thành chất độc hại.

Mực: Dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, sau đẻ thiếu sữa... Không nên dùng cho những người tỳ thận dương hư (tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục). Nên kiêng mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.

Ngao: Là thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể âm hư (người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ), người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính... Nhưng vì ngao vị mặn, tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên dùng.

Hàu: Rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.

Sứa: Là thực phẩm thích hợp cho những người bị hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp, trúng độc không rõ nguyên nhân... Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn thì không nên dùng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

 
#103


                 



lục bình tím
#104
Cách mặc áo thun sành điệu


Ảnh: Usopenshop.
Áo thun hợp nhất với các chân váy dạng cứng, khỏe khoắn như váy jeans, kaki. Không mang áo thun với váy lụa, vì nó sẽ khiến bạn trông hơi "khác người".

Một chiếc áo thun chuẩn phải đẹp từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc cho đến chiếc logo và cả những thông điệp được in trên nó. Hầu hết áo thun chúng ta mặc ngày nay đều làm từ sợi vải cotton, polyester và sự pha trộn của hai thứ vải này với nhau.

Xu thế màu sắc của áo thun càng ngày càng nền nã và bớt "kịch tính" hơn. Nếu năm 2006, các sàn diễn thời trang thế giới tràn ngập áo thun tông màu nổi như da cam, đỏ, tím thì năm 2007, chúng đã được tiết chế cho giảm sắc độ xuống. Bởi thế, những tông màu cơ bản của thời trang như đỏ, đen và trắng vẫn luôn giữ vị thế số một.

Với nhiệm vụ thấm hút mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể, áo thun tốt nhất được làm 100% cotton. Khi được pha thêm polyester nhằm tạo độ co giãn, các tính năng trên của áo thun sẽ giảm đi, song nó lại tạo ra những đường lượn gợi cảm cho người mặc. Đó là lý do đàn ông luôn thích áo thun làm hoàn toàn từ vải cotton, còn phụ nữ lại chuộng áo có chất co giãn để tăng thêm nét quyến rũ. Tất nhiên, chiếc áo thun đẹp hay không còn phụ thuộc vào chính người mặc nó.

- Cổ cao: Nên mặc áo thun có cổ, bẻ ra bên ngoài để rút bớt độ cao của cổ.

- Vai to, cổ ngắn: Áo thun hình cổ tim duyên dáng là lựa chọn số một. Kiểu cổ này giúp tạo điểm nhấn nơi chiếc áo, khiến người đối diện "quên" mất những nhược điểm của người đang mặc.

- Da trắng: Đây là nước da dễ "ăn" các màu của áo thun nhất. Các màu như đỏ tươi, đỏ tím và đen sẽ mang lại cho bạn một ấn tượng khó phai.

- Da ngăm đen: Đừng đặt những chiếc áo thun có màu tối vào tủ áo quần của bạn nữa, nó sẽ làm cho khuôn mặt bạn không được sáng và già đi trông thấy. Nên chọn các màu nhạt, dễ chịu như hồng phớt, xanh lơ, trắng để tôn dáng vóc của bạn lên.

- Diện với quần tây: Hãy quên đi kiểu thời trang hài hước này. Mặc áo thun với quần tây ống đứng để đi làm chưa bao giờ là lựa chọn của những người có phong cách thời trang.

- Đi với quần jeans và soóc: Bản thân áo thun đã nói lên phong cách khỏe khoắn và đơn giản, nên dù là áo rộng, áo ôm, có cổ hay không cổ thì cách mặc với quần jeans và quần soóc vẫn được chuộng qua mọi thời đại.

Bí quyết giữ áo thun được bền đẹp

- Áo thun được dệt tốt sẽ có độ chảy xệ ít hơn, nhưng để hạn chế sự bai giãn của áo, bạn nên phơi ngang áo trên dây. Tuyệt đối không phơi áo bằng cách treo móc vì áo sẽ có xu hướng chảy xệ theo chiều dọc.

- Không giặt áo bằng chất giặt có độ tẩy cao. Nếu vô tình giặt chung với một chiếc áo thun màu trắng với những áo màu khác, chất tẩy trong bột giặt sẽ làm áo loang lổ. Luôn giặt áo ở nhiệt độ âm ấm khoảng 40 độ C.

- Phơi mặt trái của áo: Tốt nhất bạn nên phơi áo ở những nơi râm mát, tránh ánh nắng gắt. Phơi mặt trái nhằm giữ cho màu sắc luôn tươi mới.

- Nên là mặt trái của áo: Áo thun 100% cotton hơi nhàu khi giặt xong. Bạn nên là mặt trái của áo để tránh làm chết màu sắc của vải, và bong tróc những hình ảnh, logo, khẩu hiệu in trên áo.

#105
Nhiều thói quen vốn được cho là tốt nhưng vẫn có thể gây hại nếu bạn không điều chỉnh cho hợp lý, chẳng hạn dùng xà bông diệt khuẩn, ngồi thẳng lưng, ăn với chế độ ít béo, uống nhiều nước, thoa kem chống nắng...

Dùng xà phòng diệt khuẩn

Bạn sẵn sàng dùng bất cứ loại "búa sinh học" nào để đập chết lũ vi trùng vi khuẩn đáng ghét dám mon men đến gần gia đình. Nhưng thực tế là chúng ta biết rất ít về hiệu quả các loại sản phẩm khử trùng vật dụng trong gia đình. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, 3 chất hóa học được sử dụng trong các sản phẩm khử trùng chỉ có thể tiêu diệt những vi khuẩn ốm yếu. Khi chất khử trùng được rửa trôi, chúng lại tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Nhiều chuyên gia y tế còn lo ngại rằng việc dùng xà phòng khử trùng sẽ chỉ tạo thêm "cơ hội rèn luyện" giúp vi khuẩn thích nghi và trở nên mạnh hơn. Vì vậy, dùng xà phòng diệt khuẩn hay xà phòng thường thì tác dụng của chúng cũng chỉ tương tự nhau.

Ngồi thẳng lưng 

Bạn được khuyên ngồi thẳng lưng để bảo vệ cột sống, nhưng đừng cố thẳng quá. Theo các nhà nghiên cứu Canada và Scotland, tư thế ngồi thẳng đứng 90 độ sẽ tạo ra sức ép không cần thiết lên lưng. Đĩa đệm bị di chuyển khi sức nặng cơ thể đặt lên xương sống, và có thể lệch khỏi vị trí.

Tư thế ngồi tốt nhất là hơi ngả về phía sau, khoảng 135 độ.

Tuân thủ chế độ ăn ít béo

Cắt giảm chất béo trong chế độ ăn là để giảm cân, ngừa ung thư và duy trì một trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu quá ít chất béo, não bộ không nhận được đủ năng lượng cần thiết. 

Một nghiên cứu kết thúc năm 2007 cho thấy, những phụ nữ hoàn toàn kiêng khem các sản phẩm từ sữa nguyên kem cũng sẽ suy giảm khả năng sinh sản.

Ăn nhiều cà rốt

Nếu bạn nghĩ rằng cần ăn thật nhiều loại rau củ này vì nó giúp cải thiện thị lực thì hãy nghĩ lại. Đúng là cà rốt chứa rất nhiều vitamin A, một chất vô cùng quan trọng đối với mắt. Nhưng chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ mỗi ngày và không có chuyện dung nạp thật nhiều vitamin A thì bạn sẽ sớm thoát khỏi cặp kính dày cộp.

Thực tế, nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin A, bạn có thể bị ngộ độc, mặc dù phản ứng có thể không rõ ràng lắm.

Uống bổ sung viên chống ôxy hóa

Chúng ta luôn cho rằng để giảm nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch, ngăn chặn quá trình lão hóa, việc uống vitamin tổng hợp là phương thức hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu bạn uống các chất chống ôxy hóa dưới dạng thuốc tổng hợp thì dường như nó chỉ có tác dụng trấn an về mặt tinh thần. Thay vì dùng thuốc, bạn nên bổ sung các chất trên từ rau quả.

Uống 8 cốc nước mỗi ngày

Đây là một trong những thói quen phổ biến và ít bị nghi ngờ nhất. Tuy nhiên, đối với một số người, 8 cốc nước mỗi ngày thực sự là quá nhiều, dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu muối và thậm chí nhiễm độc nước do thận làm vịêc quá tải.

Năm 2002, một chuyên gia về thận học đã thử nghiệm tác dụng của lời khuyên uống 8 cốc nước mỗi ngày. Kết quả cho thấy lời khuyên này hoàn toàn là vô căn cứ, nếu không muốn nói là nhảm nhí. Thực tế, cơ thể cần 1 ml nước cho mỗi calo thực phẩm nạp vào - tương ứng với khoảng 10 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, phần lớn lượng chất lỏng cơ thể nạp vào là từ thực phẩm. Vậy nên bạn không nhất thiết phải cố uống quá nhiều nước.

Dùng kem chống nắng

Kem chống nắng rất cần thiết, nhưng thực tế lại gây hại. Theo bác sĩ Francesca Fusco, phát ngôn viên của Quỹ Ung thư da Mỹ, muốn kem chống nắng phát huy tác dụng, bạn cần:

- Thoa kem chống nắng trước khi trang điểm.

- Dùng một lượng tương đương 1 hay 2 tách nhỏ kem chống nắng để thoa khắp cơ thể, kể cả những vùng được phủ kín bởi quần áo, đợi ít nhất 30 phút trước khi ra ngoài.

- Thường xuyên dùng kem chống nắng có mexoryl; nếu không da bạn sẽ chỉ được bảo vệ khỏi các tia có bước sóng dài (UVB) chứ không có tác dụng với các tia có bước sóng ngắn (UVA).

Rất ít người tuân thủ được các điều kiện trên. Họ thoa kem chống nắng và vô tư ra ngoài, khiến ánh nắng có cơ hội hủy hoại làn da họ.

#106
Những chiếc nhẫn xinh





Chiếc nhẫn là vật không thể không có trong ngày cưới, giờ đây khi nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, xu hướng chọn nhẫn cưới cũng nghiêng về kiểu dáng nhiều hơn là giá trị của chiếc nhẫn.

Thay vì một chiếc nhẫn vàng, tròn đơn giản như xưa, ngày nay, chiếc nhẫn cưới được chăm chút kĩ hơn, từ chất liệu gì, đính những loại đá quý nào, nhẫn cho lễ đính hôn hay lễ cưới và cả tính tiện dụng, nếu là cặp nhẫn cho cả cô dâu và chú rể thì nên tính đến sự gọn nhẹ vì đây là nhẫn bạn sẽ đeo suốt trên tay, còn nếu là nhẫn mang tính trang sức nhiều hơn thì bạn có thể tha hồ chọn cho mình nhiều kiểu dáng cầu kì.
Mời bạn tham khảo một số mẫu đang được bán rất chạy trên các trang web chuyên về cưới hỏi.


         

               









                               

                                       

                                   
#107
Văn xuôi / Hoa và nước mắt
01/06/07, 15:44
Hoa và nước mắt


Chương 1


Hưng thất thểu đi dọc bờ sông, cặp kính cận trễ xuống khiến cho gương mặt vốn sáng láng trở nên thảm hại. Bộ quần áo ký giả màu tàn thuốc thanh nhã, lem nhem bụi đất, đôi giầy da màu ghi dẫm bừa vào bất kể vũng bùn, vũng nước nào.
Anh cứ đi dọc bãi sông, mắt đăm đắm nhìn bất cứ vật gì trôi lập lờ giữa dòng - Anh đi , đi mải miết suốt dọc bãi sông từ giữa chiều đến giờ.
Mặt trời đã chuyển sang màu hồng tím sà xuống mặt sông bồng bềnh. Cả một vùng trời bỗng trở lên lộng lẫy. Trời nước đẹp đến sững sờ, đến đau đớn. Vẻ đẹp bừng lên trước khi lụi tàn.
Hưng đứng sững, hai giòng nước mắt cứ trào, trào ra mãi. Mắt kính nhoè ướt, chân mỏi rã rời, Hưng ngồi xuống một cây gỗ trên bãi. Trước mắt anh ngổn ngang gỗ bè. Cây nào cũng to tầy tay ôm, đen xỉn, rắn đanh, ương bướng nằm chắn hết lối đi. Hai tay ôm đầu, người anh rũ xuống, rồi bỗng anh nức lên:
- Quỳnh ơi, con ở đâu?
... Trưa nay đi họp , anh ghé về nhà buổi trưa thấy Thiên Thanh, vợ anh, một tay bế con một tay lấy thìa xúc cơm ăn. Hưng bật cười hỏi:
- Con Quỳnh đâu mà để má vừa bế em vừa ăn thế kia?
Thanh sa sầm, giọng dấm dẳn:
- Má con gì nó. Nó chửi tôi rồi bỏ đi luôn!
Hưng không lạ gì cảnh đó nữa, bẩy tháng nay từ khi sinh thằng cu Thịnh, thì bỗng nhiên Quỳnh đổi tính đổi nết, quan hệ giữa hai dì cháu trở lên nặng nề. Trước đây hàng xóm cứ khen: Chưa thấy dì ghẻ con chồng nào lại thương nhau đến thế!
Chính Quỳnh tự ý gọi Thanh là Má, cô gái không muốn gọi dì hoặc gọi Cô. Bởi vì Quỳnh vẫn hằng mong ước là mình lại có Mẹ.
Hưng không nói gì với Thanh, anh đi vào phòng Quỳnh, một căn phòng nhỏ 8 mét vuông xinh xắn, dành riêng cho cô gái tuổi 15 ấy, cái tuổi thích có không gian riêng của mình để yên tĩnh học hành và cả để mộng mơ, buồn vơ vẩn và cả giận dỗi nữa.
Chiếc giường con kiểu Đức, chiếc gối trắng tinh như phập phồng bởi bọc gối bằng xoa trắng óng lên dưới ánh nắng và gió lộng từ cửa sổ hướng về phía vườn.
Trên gối đặt mảnh giấy viết mấy dòng:
Bố ơi!
Vĩnh biệt bố, con đi về với Bà nội đây.
Con yêu bố, nhưng không muốn sống với Bố nữa.
Lệ Quỳnh.
Hưng choáng váng, nó nói gì trong thư vậy? Về với Bà nội nào? Mẹ Hưng đã mất 20 năm trước rồi cơ mà, hay nó viết nhầm, có lẽ nó về ở với ông nội. Anh nhìn nhớn nhác lên bàn học. Trên bàn sách vở vẫn để nguyên. Vở nháp còn để mở, đang làm bài tập toán. Trên trang giấy một dòng chữ viết chéo qua cả trang:
Đời là một bài toán vô nghiệm !
Hưng vùng dậy, uống một cốc nước lạnh rồi dắt xe đi ra cổng.
Thiên Thanh ngạc nhiên và bực bội gọi:
- Anh đi đâu đấy?
- Đi tìm con Quỳnh.
- Ôi dào! Việc gì phải tìm, tối đói lại bò về thôi mà!
Hưng nói phũ phàng:
- Không phải con cô, nên cô không xót!
Hưng phóng xe vụt đi. Thanh bỏ dở bát cơm ngồi tấm tức khóc.
Hưng đến nhà chị Ngọc, chị ruột Hưng, ông giáo Thư, bố Hưng đang ở cùng chị. Mỗi lúc Quỳnh có chuyện giận dỗi thường hay đến tâm sự với ông nội. Hai ông cháu là bạn vong niên của nhau. Ông cụ buồn vì cụ bà sớm bỏ ông mà đi về cõi trước một mình. Còn Quỳnh buồn vì mẹ đã bỏ hai bố con mà lẳng lặng ra đi không nói một lời, mẹ đến với người yêu của mẹ.
Hưng sầm sập chạy lên gác, anh gặp ông Thư đang ngồi dịch sách.
- Ba! con Quỳnh có đến đây không?
Ông Thư buông bút, gỡ kính, lo sợ hỏi:
- Cả tuần nay không thấy nó đến. Có chuyện gì vậy?
Hưng đưa mẩu giấy con cho ông cụ xem. Ông Thư thất sắc đứng dậy ngay:
- Bây giờ anh đến nhà các bạn nó, rồi đến bà ngoại nó mà hỏi thử xem. Còn tôi đến nhà cô Kim, và họ hàng xem thử nó có đến đấy không? Cái tuổi này là bồng bột dại dột lắm. Thôi anh đi ngay đi.
Hưng bỗng nhiên cáu kỉnh:
- Ba bảo với con Kim, hay tâm sự lăng nhăng với con Quỳnh, mà nó thì đã hiểu biết gì đâu cơ chứ!
Ông giáo Thư nghiêm sắc mặt nói:
- Kim không nói điều gì bậy đâu. Nó tuy là em của anh, nhưng nó chín chắn hơn anh đấy.
- Ba khi nào cũng bênh các cô con gái. Nói rồi Hưng bỏ đi ngay. Anh phóng xe đến các nhà bạn thân của Quỳnh đều không thấy. Cuối cùng anh đến nhà mẹ vợ cũ. Bà ngoại của Quỳnh.
Bà Xuân đang ngồi máy may quần áo. Thấy chàng rể cũ đi vào, dáng điệu hớt hải, bà vội đứng dậy ra đón vừa mừng vừa lo. Mừng vì bà quý Hưng lắm, bà giận con gái vô cùng, nó ngu dại mới bỏ một con người quý đến như vậy. Nhưng nhìn nét mặt thất sắc của Hưng , bà ngờ là có chuyện chẳng lành.
- Có chuyện gì vậy con? Giọng bà êm ái thân thương.
- Mẹ! Con Quỳnh bỏ nhà đi đâu từ sáng.
Tiếng " Mẹ " thốt ra tự nhiên, khiến bà Xuân cảm động lắm. Con người sống tình nghĩa thế mà con gái tôi làm khổ nó. Bà âm thầm nghĩ.
- Cứ vào nhà uống nước đã. Có lẽ nó đi đâu với bạn bè thôi. Cứ bình tĩnh anh ạ. Gia đình có chuyện gì ư?
Hưng ngồi xuống tràng kỷ, anh nói nghẹn ngào:
- Nếu con Quỳnh mà cũng bỏ đi nữa, thì con không thể sống được nữa!
- Đừng nói vớ vẩn vậy con!
Hưng đưa mảnh giấy Quỳnh viết cho bà cụ xem. Bà cụ đọc xong, mặt tái xanh, nhưng vẫn giữ giọng điềm tĩnh:
- Gia đình có chuyện gì ư?
- Dạ cũng chẳng có chuyện gì lớn, nhưng hai dì cháu dạo này cứ khủng khỉnh cãi nhau.
- Rõ tội! Bà cụ thở dài não lòng.
Vừa lúc đó thằng Tít cháu nội bà Xuân chạy ào vào nhà, quẳng chiếc xe đạp ngoài sân không thèm khóa.
Bà cụ mắng thằng cháu nghịch ngợm:
- Khoá xe vào chứ! Nhìn xem, rõ lấm lem như trâu đầm vậy. Kìa, thằng Tít không chào bác Hưng à? Tít lúc đó mới nhìn thấy Hưng, cậu bé mười hai tuổi mừng rỡ ra mặt:
- Cháu chào bác Hưng. May quá, cháu gửi xe chị Quỳnh bác mang về luôn.
Hưng bật dậy như phải bỏng:
- Cháu gặp chị Quỳnh ở đâu? Sao lại gửi xe cháu?
- Cháu đá bóng ngoài bờ sông thì thấy chị Quỳnh, chị ấy bảo cháu mang xe về hộ rồi chị đi ra bến sông. Chị ấy bảo có việc phải đi xa, mà chị có vẻ buồn lắm.
Hưng hoảng hồn, anh bỏ chạy bộ ra bờ sông...
... Bóng đêm vừa trùm xuống, thành phố bỗng rực lên lấp lánh như vương miện của hoàng hậu. Còn ở đây, ngồi bên bờ sông, Hưng đắm chìm trong nỗi đau buồn thất vọng, không biết bám víu vào đâu mà ngoi lên. Dòng sông âm u cuộn chảy, giấu kín mọi nỗi âm thầm trong dòng nước trôi xiết. Khúc nào nông, khúc nào cuộn xoáy, mênh mông đến kinh hoàng. " Con ơi, con đang ở đâu? ".
Đêm đen thẫm , mưa bụi thong thả ngấm dần cái lạnh lẽo vào trời đất. " Lẽ nào con gái tôi lại đang ở dưới dòng nước lạnh ngắt ấy". Hưng rùng mình, anh ngồi như hoá đá. Giá không có cái tỉnh táo của người đàn ông đứng tuổi thì anh đã nhảy xuống.
Lệ Quỳnh là tất cả hạnh phúc tình yêu còn lại với anh. Đứa con gái giống mẹ như hai giọt nước, nhưng nó là giọt nước mắt trong veo của hoa Quỳnh.
Quỳnh sinh ra đúng vào đêm hoa Quỳnh nở rộ. Tối đó, cụ giáo Thư ngồi chờ Quỳnh nở, lúc mười hai giờ đêm, bông hoa to nhất từ từ mở cánh, toả hương thanh khiết. Vừa lúc đó, Hưng từ bệnh viện trở về reo to: " Ba ơi, Tuyết sinh con gái" . Hưng đứng sững nhìn bông hoa Quỳnh to chưa từng thấy. Cánh trắng lung linh, phơn phớt tím vươn lên kiêu hãnh như dáng một nàng tiên đang múa. Bỗng một giọt nước từ nhuỵ hoa ứa ra như giọt nước mắt, ông giáo Thư nâng chiếc đĩa hứng giọt nước trong veo đọng lại lòng đĩa. Ông nhìn giọt nước như hạt ngọc , cảm động nói: " Chẳng phải bông hoa nào cũng có được giọt nước tròn trặn thế này đâu. Điềm lành đây! ".
Và cụ giáo đã đặt tên cho đứa cháu nội của mình là Mạc Lệ Quỳnh - Giòng họ Mạc thêm một bông hoa đẹp.
Hưng quặn lòng nhớ đến những nét tuyệt vời của con gái mà trước đây anh chẳng hề coi trọng.
Con bé xinh đẹp hơn cả mẹ nó, mà nó mới hiền hậu làm sao. Tại sao mình luôn cáu gắt với nó cơ chứ, mà nó thì ân cần chăm sóc bố đến thế!
Kỷ niệm ùa vào như một trận lũ cuốn chìm anh trong đau khổ và ân hận.
Khi Tuyết bỏ nhà ra đi với người tình, Hưng cũng ngồi hóa đá như thế này trước thềm nhà. Trời lâm thâm mưa bụi. Hồi đó, Quỳnh mới 10 tuổi, nó rón rén đến ngồi cạnh bố, im lặng gục đầu vào đầu gối anh, anh cảm thấy những giọt nước mắt nóng ấm lặng lẽ thấm qua lần vải. Anh gục mặt vào mái tóc con gái mà nức nở:
- Mẹ bỏ bố con mình mà đi rồi!
Quỳnh ngồi dậy vươn đôi cánh tay nhỏ bé quàng qua vai bố, nói giọng trầm tĩnh như một người đàn bà:
- Bố đừng buồn. Con sẽ ở suốt đời với bố, con sẽ chăm sóc bố như khi còn mẹ.
Anh sửng sốt trước thái độ ấy của con gái. Một đứa bé lên 10 đang dỗ dành an ủi người đàn ông 40. Và kì lạ thay, chính anh cảm thấy yên lòng, cuộc đời anh vẫn còn có chỗ dựa!
Trước kia khi mẹ còn ở nhà, mỗi sáng phải gọi mãi thì cô bé mới chịu chui ra khỏi chăn. Sắp đến giờ đi học mà còn ỉ eo chưa chịu ăn sáng cho. Còn bây giờ, Quỳnh dậy từ 5 giờ sáng, rón rén xuống bếp thổi cơm, lại còn đặt ấm nước sôi để bố pha cà phê. Mỗi tối khi hai bố con ngồi vào mâm cơm, Quỳnh líu lo kể chuyện bạn bè, chuyện cô giáo, chuyện hàng xóm láng giềng. Hưng hiểu con gái đang tìm cách lấp khoảng trống vắng mà mẹ nó đã để lại trên bữa cơm gia đình.
Hưng yên tâm thấy con gái không tỏ ra buồn bã vì vắng mẹ. Trái lại nom lại có vẻ nhanh nhẹn xăm xắn hơn trong nhà. Nó sắp xếp nhà cửa gọn gàng và đem cất tất cả những bức ảnh có hình mẹ nó. Anh nghĩ thôi thế cũng là mừng, nếu mà Quỳnh khóc lóc nhớ mẹ, thì có lẽ anh đến phát điên lên mất.
Một hôm Hưng đi họp mãi khuya mới về, anh nhẹ nhàng mở khoá, cố đi thật êm, sợ con gái thức giấc, bỗng anh nghe tiếng thút thít nho nhỏ, ngỡ là tiếng mèo gừ, anh bước đến gần phòng con gái nhìn qua khe cửa. Quỳnh ngồi trên giường, bật chiếc đèn bàn, em đang cầm bức ảnh mẹ, hai dòng nước mắt đẫm má, em thì thầm: Mẹ ơi, sao mẹ lại đi mất? Bây giờ mẹ đang ở đâu? Con nhớ mẹ lắm mẹ ơi!
Hưng đứng như trời trồng, anh muốn chạy vào ôm con gái mà an ủi, nhưng anh không đủ can đảm phá tan giây phút tưởng nhớ kín đáo của con. Anh biết nỗi đau âm thầm, có sức mạnh để giúp con người đứng vững trước mất mát. Mỗi người đều phải tỏ ra cứng rắn để làm chỗ dựa cho nhau trong hoạn nạn. Anh lặng lẽ về phòng nằm dài ra giường, đêm hôm đó anh hiểu được nỗi đau buồn âm thầm của con gái. Có lẽ nỗi đau mất mẹ còn nặng nề hơn nỗi cô đơn của người đàn ông mất vợ.
Sáng sớm hôm sau anh dậy sớm xuống bếp định nấu cơm hộ con, nhưng Quỳnh đã đặt nồi lên bếp, em vừa cầm vở ôn lại bài, vừa trông cơm.
Anh đến ngồi cạnh con, lúc này anh mới nhận ra dạo này con gái gầy võ vàng, đôi mắt ngây thơ thâm quầng, bàn tay xanh xao gầy tong teo, lòng anh quặn thắt vì thương con nhưng anh chẳng biết nói gì với con, anh lúng túng hỏi:
- Con buồn lắm phải không con?
Quỳnh lắc đầu, giọng vui vẻ đáp:
_ Con ở với bố là vui rồi. Con yêu bố nhất trên đời.
- Đêm qua con khóc phải không? Anh lẩm bẩm hỏi thế.
- Con có khóc đâu, có khi là mèo gào đấy!
- Bố nghe tiếng con khóc thật mà.
Quỳnh đứng dậy nói bình thản:
- Có khi con ngủ mê đấy. Thôi, bố đi rửa mặt đi, con pha cà phê cho bố nhé.
Những ngày thân thương đầy xúc động ấy qua đi. Thời gian làm chai cứng những nỗi đau và đem lại sự yên ổn lạnh lùng. Cuộc sống bị cuốn trôi bởi những lo toan công việc và tính toán trong đời thường.
Rồi Hưng cũng quen với sự đảm đang của con gái, anh coi đó là nghĩa vụ của nó. Anh tin sự chủ động chín chắn của nó như tin vào một người lớn từng trải. Anh không biết Quỳnh học hành ngày một sút kém.
Mãi cho đến một hôm Quỳnh đưa học bạ cho bố ký, em len lén nhìn bố với đôi mắt đầy lo ầu. Trước đây thỉnh thoảng anh vẫn ký vào học bạ, nhưng anh không xem kỹ. Lần này anh chợt nhận thấy một dẫy toàn điểm kém, như bị xúc phạm ghê gớm, anh quát lên:
- Học hành thế này à? Đồ ngu!
Quỳnh rơm rớm nước mắt, em nói lí nhí:
- Con xin lỗi bố!
- Xin lỗi cái gì! Trời ơi sao lại đổ đốn thế này?
Anh nắm lấy vai Quỳnh mà lắc dữ dằn rồi gầm lên:
- Từ nay chẳng cần thổi cơm nấu nước làm gì nữa. Đi ăn cơm bụi. Lo học hành đi hiểu chưa? Học dốt nát thế này thì chết đi cho rảnh nợ.
Hưng giận dữ như điên. Cả họ Mạc này không ai có quyền học dốt. Truyền thống gia đình mấy đời Tiến sĩ, và chính Hưng cũng là Tiến sĩ đời thứ năm. Vậy mà đứa con gái của anh lại dám rước điểm kém về, nhục ơi là nhục!
Quỳnh cũng không hiểu tại sao mình học hành đột nhiên lại sa sút đến như vậy. Em không biết làm cách nào để lại hiểu bài, nhớ bài, làm bài giỏi giang như trước kia. Cố gắng lắm em cũng chỉ đạt điểm trung bình.
Hưng sốt ruột, anh quyết định tự mình kèm cho con gái học. Nhưng mỗi lần dạy con học là lại một lần quát mắng. Anh nổi giận điên cuồng khi giảng mãi mà nó vẫn không hiểu nổi một bài toán đơn giản. Có hôm anh đã tát con gái lạng cả người.
Quỳnh hoảng sợ đến đần độn, em rối loạn đến mức chẳng còn hiểu một tí gì nữa. Nhiều lần em oà khóc: " Bố ơi, con ngu quá, cho con thôi học. Con xin ở nhà hầu hạ chăm sóc bố, con sẽ làm mọi việc trừ việc học". hết: Chương 1, xem tiếp: Chương 2 
#108
CÁC KIỂU HOA CƯỚI THÔNG DỤNG.


Khi bạn bước những bước chân vào nhà thờ làm lễ, hoặc vào phòng tiệc trong buổi tiệc cưới, mọi người sẽ chú ý đến bó hoa cưới xinh xinh nơi tay bạn chẳng kém gì việc ngắm bộ váy cưới của bạn đâu. Vì thế một bó hoa cưới thật xinh xắn, hoàn hảo và phù hợp với trang phục là điều rất đáng quan tâm đấy.
Có vài kiểu hoa cưới thông dụng mà đa phần các tiệm hoa thường giới thiệu và tư vấn cho bạn

Kiểu tròn:

Đây là kiểu phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện lợi và trẻ trung của nó. Bó hoa tròn giúp cô dâu dễ cầm và không bị vướng víu, ngoài ra nếu bạn muốn hoa tươi lâu suốt ngày làm lễ tiệc, bạn có thể yêu cầu cửa hàng hoa để những cuống hoa thừa dài một chút để có thể đặt vào bình khi không dùng tới.
Tất cả các kiểu áo đều phù hợp với loại hoa này, bạn chỉ cần lưu ý thêm rằng, đừng chọn những bó hoa quá to nếu bạn nhỏ người vì như thế sẽ mất cân xứng và bó hoa không còn là điểm nhấn cho bạn nữa.




Kiểu dài:

Như tên gọi của nó, đây là kiểu hoa cưới có thêm phần đuôi hoa tuôn dài xõa xuống. Nếu bạn muốn thêm phần thướt tha và duyên dáng thì đây là kiểu hoa dành cho bạn. Nhưng nó có một nhược điểm là hơi vướng và nặng.


Ngoài ra còn có một số kiểu được sáng tạo từ hai kiểu cơ bản trên, những bó hoa tròn nhỏ cần từ 3 đến 5 bông được cột chùm lại với nhau dành cho phụ dâu. Hoặc những kiểu hoa dài nhưng phần đuôi hoa được uốn cong, hoặc các cành được cuộn tròn và vòng ngược lại chùm hoa chính.

Cho dù bạn chọn kiểu hoa nào cũng nên chú ý đến màu sắc sao cho thật phù hợp với chiếc áo cưới của bạn và thật tiện lợi nhé. Chúc bạn có một bó hoa thật tươi, thật đẹp trong ngày cưới của mình.






THANH QUỲNH - Theo Yourwedding

#109
Nếu luôn đưa ra quyết định cuối cùng mỗi khi bàn luận điều gì với chàng, bạn hẳn rất lấn lướt người yêu. Bạn có thể kiểm tra điều đó bằng kết quả bài trắc nghiệm sau.

1. Đang chán nản, cần một chỗ để tâm sự, bạn gọi cho người yêu nhưng anh ấy lại bận. Bạn sẽ:

a. Gây sự với anh ấy và bảo: "Anh có 30 phút để làm xong việc".
b. Tự an ủi: "Anh ấy bận rồi"
c. Gọi cho bạn thân

2. Hai bạn bàn về đám cưới. Kết quả do ai quyết định?

a. Cả hai cùng bàn luận và quyết định
b. Anh ấy và tôi cùng ý
c. Tôi quyết tất cả

3. Cách đối xử của hai bạn khi đi ăn:

a. Anh ấy luôn phải gắp thức ăn cho bạn và giục: "Ăn đi em"
b. Bạn giành cả việc gắp thức ăn cho anh ấy
c. Phần ai người ấy lo

4. Bạn đang mệt nhưng anh ấy muốn xem kịch:

a. Hứa sẽ đền cho anh ấy vào lần sau
b. Để anh ấy đi một mình
c. Miễn cưỡng đi

5. Khi không bằng lòng với anh ấy việc gì, bạn sẽ:

a. Giữ trong lòng
b. Bắt anh ấy làm theo ý mình
c. Nói ra để cả hai cùng tìm ra giải pháp

6. Lý do bạn thích món quà anh ấy tặng?

a. Đó là những món tôi gợi ý cho anh ấy mua
b. Chúng tôi cùng đi chọn
c. Vì đó là quà anh tặng

  1 2 3 4 5 6
a 15 10 5 5 10 15
b 10 15 10 15 15 5
c 5 5 15 10 5 10

30-50 điểm: Tình yêu bình đẳng. Bạn và anh ấy rất bình đẳng khi cư xử với nhau, không có chuyện anh ấy nói bạn răm rắp nghe hay ngược lại. Hai bạn luôn cùng nhau tìm ra tiếng nói chung trước bất cứ việc gì. Tương lai rất hứa hẹn với các bạn.

50-70 điểm: Bạn không biết cái tôi là gì: Cái tôi của bạn chìm trước anh ấy. Bạn luôn ngoan hiền, chưa bao giờ dám làm, nói điều gì phật ý anh ấy. Chính vì vậy, bạn không bao giờ bộc lộ chính kiến của mình. Có thể bạn không nhận ra nhưng cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ trở thành chiếc bóng mờ nhạt bên anh ấy.

70 điểm trở lên: Anh phải nghe em: Lời nói của bạn là mệnh lệnh cuối cùng. Nhất nhất mọi thứ chàng phải nghe theo ý bạn, nếu không, sẽ gặp rắc rối to. Nếu cứ xem người yêu như lính của mình mãi, sẽ có ngày bạn phải một mình xung trận đấy.

#110

CHIỀU TÍM HOÀNG HÔN
#111
 không biết có quý vị nào dám gan mặc những chiếc váy không ?



Cửa hàng chuyên... váy nam

(Ảnh: cityskirt).
(Dân trí) - Ý tưởng thời trang váy nam của ông chủ cửa hàng xuất phát từ trang phục truyền thống lâu đời của người dân châu Âu, đặc biệt là Anh và Scottland.

Theo lời quảng cáo rất đỗi ấn tượng trên website công ty, CitySkirt - với tham vọng khuấy đảo xu hướng thời trang nam giới Bắc Mỹ trong tương lai gần - sẽ mang đến những chiếc váy sự cách điệu tân thời, phong cách trẻ trung, đảm bảo những đường cắt xéo và thiết kể đậm chất "nam tính" từ chân tới đầu.
 
"Có thể coi đây là cuộc cách mạng trong suy nghĩ về cách ăn mặc của nam giới. Phong cách và sự thoải mái - đó là mục đích cuối cùng mà CitySkirt muốn đem lại cho khách hàng".
 
Nếu bạn thích thú và đủ cam đảm... mua 1 chiếc, hãy ngó qua webstie http://www.cityskirt.com và chọn cho mình cái ưng ý nhất, sau đó thanh toán qua công cụ điện tử PayPal.


giá 105,80 usd
#113

hoa mười giờ
#114
Dù rất hào hứng với chuyến tu nghiệp nước ngoài do cơ quan cử đi nhưng chàng không đồng ý, bạn sẵn sàng ở lại. Có thể bạn rất lụy tình. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ cho bạn kết quả chính xác hơn.

1. Mỗi ngày, bạn dành ra bao nhiêu phút để suy nghĩ đến người yêu?

a. Không nhớ chính xác, nhưng hầu như tôi luôn nghĩ đến anh ấy mỗi khi rảnh rỗi (3 điểm).
b. Chỉ một lần vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ (1 điểm).
c. Không lúc nào tôi quên anh ấy, kể cả lúc làm việc (5 điểm).

2. Đôi khi, anh ấy có thái độ, lời nói thiếu tôn trọng bạn. Xin lỗi xong, vài hôm sau, anh ấy lại nói y như thế. Bạn sẽ:

a. Cảm thấy bị tổn thương và không muốn duy trì mối quan hệ (3 điểm).
b. Buồn, nhưng vẫn tha thứ (5 điểm).
c. Cãi nhau với anh ấy một trận (1 điểm).

3. Bạn biết rõ, nếu phải lựa chọn giữa sự nghiệp và tình yêu, anh ấy không chọn bạn. Lúc ấy, bạn sẽ:

a. Cố gắng mọi cách để tăng giá trị của mình trong mắt anh ấy (3 điểm).
b. Tìm cách quên anh ấy dần dần để chia tay (1 điểm).
c. Cứ yêu. Được ở bên anh ấy phút nào hay phút đó (5 điểm).

4. Cơ quan cử bạn đi tu nghiệp ở nước ngoài. Anh ấy bảo, nếu bạn đi thì chia tay. Thái độ của bạn là:

a. Cố thuyết phục anh ấy thông cảm để bạn vẫn đi và giữ được mối quan hệ (3 điểm).
b. Nghĩ rằng anh ấy cư xử không hay và sẵn sàng chia tay (1 điểm).
c. Hủy bỏ chuyến đi vì bạn không thể xa anh ấy (5 điểm).

5. Anh ấy gặp trục trặc về vấn đề tài chính và tỏ ra khó chịu mỗi khi phải chi tiêu. Bạn sẽ:

a. Bực bội vì thái độ khó chịu ấy (1 điểm).
b. Đưa tiền tiết kiệm để anh giải quyết khó khăn (5 điểm).
c. Góp ý giải quyết sự việc và khuyên anh ấy bình tâm (3 điểm).

6. Bạn ốm nặng, phải vào bệnh viện. Anh ấy nói bận công việc không vào thăm được. Bạn sẽ:

a. Hiểu rằng bạn không có giá trị trong lòng anh ấy (3 điểm).
b. Buồn nhưng tin anh nói thật (5 điểm).
c. Tự hỏi mình đã làm gì để anh ấy chán ghét thế (1 điểm)?

Từ 6 đến 15 điểm: Bạn không lệ thuộc vào tình yêu. Là người tỉnh táo, có đầu óc phán đoán, bạn luôn làm chủ tình hình, kể cả trong những giây phút lãng mạn hoặc căng thẳng. Có thể bạn chưa thật sự yêu, hoặc từng bị một vết thương lòng nên có thái độ như vậy. Đừng cứng nhắc quá, bạn ạ. Tình yêu đôi khi rất cần sự mềm mại.

Từ 16 đến 22 điểm: Bạn khá lệ thuộc vào người yêu. Dù yêu say đắm, song bạn vẫn giữ cho mình chút tỉnh táo trong quan hệ yêu đương. Tính tình dịu dàng, bạn dễ tha thứ cho người yêu mỗi khi có mâu thuẫn. Chính vì vậy, đôi khi anh ấy ỷ lại và làm những điều khiến bạn buồn. Dẫu sao, hai người vẫn có một kết cục vui vẻ.

Từ 23 đến 30 điểm: Bạn chính là kẻ lụy tình. Sinh ra để yêu và sống chết vì tình yêu, bạn sẵn sàng hy sinh tất cả cho người ấy. Do đó, bạn dễ chuốc lấy những nỗi buồn khổ và suy sụp nếu có chuyện xích mích. Bạn cũng là tuýp người đã yêu là bộc lộ hết mình và tự hào vì điều ấy. Người yêu của bạn có thể vin vào tính cách này để lợi dụng nếu anh ta là người xấu. Nếu tốt, anh ấy sẽ luôn muốn che chở bạn.

#115
Là cô nàng rất đoảng về bếp núc, nhưng không muốn bị "mất điểm" khi về làm dâu, bạn có 3 giải pháp: Lấy anh chồng thật khéo, đảm đang; tìm bà mẹ chồng thông cảm hoặc cũng vụng về như bạn và sống càng xa nhà chồng càng tốt.

Hòa may mắn trúng trường hợp thứ nhất. Là giám đốc điều hành của một công ty tầm cỡ, cô "không sợ trời không sợ đất", chỉ sợ mỗi cái... bếp gas và bồn rửa chén. May cho Hòa, anh chồng là kỹ sư nhưng nấu ăn cực ngon, giỏi việc nhà lại rất khéo ăn nói.

Ngày đầu tiên về làm dâu, Hòa xung phong rửa chén và may mắn không đánh vỡ chiếc bát nào. Chỉ có điều, mới rửa được 5 phút thì ống nước ở bồn bị nghẽn toàn phần. Nàng dâu mới loay hoay sửa chữa thế nào lại làm ống nước gãy làm đôi. Mếu máo cầu cứu chồng, lát sau Hòa mới được anh "tư vấn", trước khi rửa chén phải đổ hết thức ăn thừa vào thùng rác chứ không được... lùa hết xuống ống. Anh chồng đáng yêu giúp vợ dọn dẹp bãi chiến trường rồi báo cáo với mẹ: "Tại đường ống lâu ngày nên mục hết cả". Nhờ chồng khéo mà làm dâu suốt 8 năm, Hòa vẫn tự hào: "Chỉ cần anh ấy ở nhà là yên tâm... xuống bếp"!

Nhưng tìm được một anh chồng đảm đang khéo vén trong thời buổi cơm hàng cháo chợ này quả thật rất hiếm. 99% đàn ông hiện đại đều không giỏi nội trợ, 1% còn lại sở dĩ biết nấu ăn vì họ làm nghề... đầu bếp. Vì vậy, Bình, một điển hình "vợ thằng Đậu" thời hiện đại, tự nhận mình là rất may mắn khi có bà mẹ chồng cực kỳ thông cảm với con dâu.

Ngay từ ngày hai gia đình gặp mặt, mẹ của Bình đã vui vẻ thú nhận với bà thông gia tương lai: "Cháu nó từ nhỏ chỉ biết học hành chứ không biết nấu nướng bếp núc chi cả". Thấy bà sui vẫn gật gù, mẹ Bình phấn khởi kể tiếp, năm lớp 10, cô con gái bà suýt... đốt nhà trong lần đầu tiên xuống bếp. Ấy thế mà bà mẹ chồng tương lai vẫn thản nhiên, tuyệt không tỏ vẻ gì là kinh hãi.

Sau này, trong một lần tâm sự, bà mới thủ thỉ: "Ngày xưa, mẹ cũng từng... thiêu rụi nguyên cái chuồng lợn sau khi đốt rơm um muỗi cho bầy lợn con". Vì vậy, cô con dâu vụng về bếp núc vẫn được bà thông cảm và làm lơ mỗi khi đánh vỡ bình hoa hay trót nêm nồi canh hơi mặn. Mỗi lần Bình vào bếp, lại thấy mẹ chồng "tình cờ" đi ngang, chỉ con dâu cách nêm món này, nếm món kia. Cô sung sướng: "Mẹ chồng mình là nhất!".

Đấy là chuyện những cô nàng vụng về gặp may mắn. Nhưng nếu bạn không có chồng rành chuyện bếp núc, mẹ chồng lại chẳng dễ cảm thông thì chắc chắn bạn phải nhấp nhổm và hồi hộp khi đối diện với mẹ chồng.

Lúc này, bạn nên dịu dàng thủ thỉ khuyên chồng dọn ra ở riêng một thời gian ngắn, trước khi tập nấu nướng một số món, cắm vài bông hoa hay ít nhất là rửa vài cái chén cho thật sành điệu. Sau khi đã thực hành nhuần nhuyễn các ngón nghề, bạn có thể ung dung về thăm mẹ chồng và biểu diễn "món tủ" cho bà xem.

Còn nếu mẹ chồng đã sớm phát hiện ra chân tướng cô con dâu đoảng ngay từ đầu, có lẽ cách tốt nhất là bạn đi học nấu ăn, nâng cao tay nghề nội trợ. Theo những "chuyên gia làm dâu", các bà mẹ chồng bây giờ rất thông cảm với những cô con dâu hiện đại - luôn đầu tắt mặt tối, vất vả không kém chồng trong việc mưu sinh, nên bạn cũng có thể hy vọng kéo dài những khóa học này.

#116
Bằng lăng tím nở




Người khách ngập ngừng hồi lâu, trên tay cầm bó hoa bằng lăng tím đi qua đi lại trước ngôi nhà cũ, nằm ẩn mình dưới dàn hoa thiên lý. Tường rào kẽm gai được phủ đầy lớp lá cây dâm bụt, trước lề đường có hai cây bằng lăng tím. Anh ta hồi hộp, ngóng nhìn đồng hồ trên tay chốc lát rồi lại tiến lại cánh cổng gỗ sơn màu trắng. Bên trái có hộp thư và bảng số 79. Cửa đóng im có khoá chứng tỏ chủ nhân đã đi vắng, anh cẩn thận lấy lá thư nhét vào hộp, rồi lặng lẽ ra về sau khi ngắm rất kỹ ngôi nhà ấy.
Đi được cách ngôi nhà số 79 khoảng năm chục mét, anh gặp chiếc xe lăn ngược chiều. Ngồi trên xe là một cô bé có gương mặt khá xinh, cô nhìn thoáng qua rồi nhịp tay để quay xe tới trước. Anh đứng lại rồi nhìn theo bóng cô cùng chiếc xe lăn ngờ ngợ. Cô ta bị tật nguyền, tội nghiệp nhỉ? Chợt chiếc xe lăn đột ngột dừng lại trước ngôi nhà có dàn cây thiên lý, rồi cô với tay mở khoá, nhẹ lăn xe vào bên trong. Niềm cảm xúc bất chợt lẫn chí tò mò làm anh quay trở lại. Anh nhanh chân tiến đến ngôi nhà ấy, vừa tới cánh cổng cũng là lúc cô ta mở xong cửa bên trong nhà. Anh chủ động chào cô ta:
- Chào em! Xin lỗi cho anh hỏi thăm chút nhé.
- Chào anh! Anh hỏi gì ạ? - Giọng cô gái nhỏ nhẹ.
- Đây có phải là nhà của Hạnh Trang không em?
- Vâng! Anh là ai? - Cô gái nhìn thẳng vào mặt anh ngạc nhiên.
- Anh... là... bạn của Hạnh Trang, anh từ Trường Sa mới về...
- à ... à... anh là Minh Quang phải không? - Cô gái dè dặt - Vậy mời anh vào nhà.- ồ, sao em biết? - Đến lượt anh kinh ngạc.- Có gì đâu... Hạnh Trang là em gái của em... Nó có kể về anh cho em.
- Thế à! Vậy Hạnh Trang đâu hả em?
- Dạ... nó đi... học thêm... à, mà quên, nó có gia đình rồi... anh không biết à?
- Mới đây thôi - Cô gái nói tiếp, đến lúc này cô mới quay thẳng vào khuôn mặt sững sờ của anh.
- Thế ư! Không lý do nào? - Anh hơi choáng váng. Bó hoa trên tay bỗng rơi xuống đất - Thảo nào mấy tháng nay anh không nhận được tin tức gì từ Hạnh Trang nữa.
- Vậy à! - Cô gái thản nhiên.
- Chào em, thôi xin phép, anh về - Anh vội đứng lên.
- Chừng nào anh lại ra đơn vị? - Cô gái hỏi pha chút gì nôn nao.
- Anh được nghỉ phép 1 tuần.
Cô gái nhìn anh đổi giọng:
- Hạnh Trang nó kể là rất mến anh. à, có những lý do tế nhị nào đó nên nó không báo thiệp cho anh trong ngày vu quy. Và nó buồn về chuyện này nhiều lắm. Em thấy nó rất quý anh... Anh có nhắn gì cho nó không?
- Không... à mà nhờ em nói hộ là cho anh Minh Quang gửi lời chúc sức khoẻ và trăm năm hạnh phúc đến với Hạnh Trang nhé, và nói anh có ghé thăm nhưng không gặp mặt - Anh nói giấu vội nỗi buồn.
Tiễn anh lính ra về, cô gái đứng nhìn theo mãi đến khi bóng anh khuất xa dần, dường như cô gái cũng muốn nói gì với anh nhưng ngại ngùng. Một thoáng bịn rịn hiện rõ trên khuôn mặt cô, cũng tựa như nét buồn đọng lại trong đôi mắt người lính vậy. Cô lại nhìn cánh hoa bằng lăng tím đã nở trước hiên nhà, đang lung lay trước gió... rồi những ký ức cũ lại hiện về khiến lòng cô xốn xang khó tả. Cô không biết mình phải sống như thế nào trong thời gian sắp tới, và điều gì sẽ xảy ra nếu anh ấy biết được sự thật...
Hạnh Trang là một cô gái có nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Tạo hoá đã ban cho cô nhan sắc cộng với những đức tính tuyệt vời đúng như tên cô vậy, song lại lấy đi của cô cái quyền đi lại của đôi chân mà thường ai cũng có, đó là nỗi khổ tâm lớn cho riêng cô. Cô rất mặc cảm với bất hạnh đó của mình đến mức gần như mắc phải chứng trầm cảm. Tròn 30 tuổi, cô thực sự chưa có một mối tình nào - dù trong đời cô có đôi lần rung động. Những tình cảm của cô không được đáp lại bởi do chính nỗi bất hạnh cay nghiệt ấy. Trong một lần độc tờ báo nọ, cô đã quen một người con trai ở mục "Tìm bạn bốn phương". Qua nhịp cầu tình cảm, cô đã mạnh dạn gửi thư hỏi thăm anh ấy. Rồi sau đó, cô được hồi âm. Người biên thư là anh bộ đội đóng quân ở hải đảo xa xôi. Qua tự bạch của anh, cô biết anh lớn hơn cô 1 tuổi và chưa có gia đình. Anh tình nguyện ở lại quân đội sau khi hết hạn nghĩa vụ của đời trai. Hai người thư từ qua lại thường xuyên, làm quen thân thiết với nhau trên những trang giấy. Họ chỉ hình dung khuôn mặt của nhau chứ chưa gặp mặt bao giờ. Có lần anh kể qua thư, trên đảo anh thích nhất loại hoa bằng lăng tím, loại hoa rất hiếm có giữa vùng đại dương mênh mông này. Theo anh, màu tím là màu tượng trưng cho những tình cảm đẹp. Anh có ép bảy bông hoa bằng lăng tím rồi gửi kèm với thư cho cô. Cô cũng kể với anh ở nhà mình cũng có cây bằng lăng tím trước hiên. Cô còn nhớ lá thư sau cùng mà cách đây gần 6 tháng, anh báo tin mình được cử đi học trường sĩ quan. Trước khi đi, anh có hứa sẽ ghé thăm cô và gia đình, sẽ tặng cho cô bó hoa bằng lăng tím còn tươi màu. Nào ngờ, không hiểu lý do gì mà anh biền biệt, chẳng thực hiện lời hứa, kể cả những cánh thư cũng không đến tay cô. Cô cứ bâng khuâng mãi, đến độ cứ mỗi lần nhìn hoa bằng lăng tím trước nhà lại nghĩ đến anh. Người ta nói, mỗi khi con tim thổn thức, hồi hộp là lúc đã xuất hiện tình yêu ở đó. Cô tự biết: nếu như vậy thì mình có thật dễ dãi và vội vàng lắm không khi mà chưa thật hiểu rõ ý định của người đang mong đợi.
Từ đấy càng nhìn hoa bằng lăng tím, cô càng cảm thấy yêu thích nó hơn. Hoa bằng lăng tím không thơm ngát như những loại hoa khác, màu hoa dìu dịu ngất ngây. Hoa bằng lăng tím có sáu cánh, nhụy vàng, lá hao hao giống lá cây bơ, khi nhuỵ dài rụng, là lúc họ đã kết trái. Trái nó tròn như trái cau lúc nhỏ. Không hiểu sao nơi phố phường này, cây bằng lăng lại tồn tại được khi mà môi trường của nó thường ở vùng núi cao. Cứ từ tháng 6 đến tháng 9 là mùa hoa bằng lăng tím nở. Lúc đó đường phố như càng đẹp hơn, sáng bừng cả một góc trời. Lúc ấy, những cánh hoa bằng lăng tím khẽ rung rinh trước những cơn mưa đầu mùa càng làm cho thành phố thêm phần mơ mộng. Hạnh trang thích nhìn những cảnh trời như thế mỗi khi nhớ về anh.
Thành phố đang vào mùa mưa. Những cơn mưa đầu mùa càng làm cho Hạnh Trang tăng thêm những nỗi buồn miên man. Lá thư trong hộp thư trước cổng đã làm cho nỗi day dứt trong cô thêm dữ dội, cô cảm thấy mình có lỗi nhiều với anh. Hạnh Trang đọc đi đọc lại những dòng chữ mà anh đã viết cho cô. Chiều nay, đọc lại lá thư ấy, không biết bao nhiêu lần, chỉ biết rằng khi hiểu ra sự thật thì mọi việc đã muộn màng. Cô thấy mình có lỗi với anh lắm. Anh viết: "... Anh thành thật xin lỗi em, Mẹ anh đột ngột qua đời ở quê. Sự học hành của anh bị gián đoạn trong thời gian chịu tang, bởi vì muốn làm tròn trách nhiệm trưởng nam và đạo hiếu của người con. Anh thật có lỗi lớn khi đã không thực hiện lời hứa với em, mong em thông cảm và tha thứ cho anh nhé, Hạnh Trang nhỉ! Chiều nay, anh có đến nhà em, nhưng rất tiếc không có em ở nhà. Anh nghĩ, sự may mắn luôn cứ xa rời mình nên lặng lẽ ra về và có vài dòng này để đến với em đó. Khi em đọc xong nó, cũng là lúc anh lên đường ra Bắc...
Cô lại bỗng thấy cay cay nơi mí mắt. Phải, cô khóc. Cô cầm bút, viết. Có thể đó là lá thư cuối cùng hoặc sẽ là điểm mở đầu cho sự huyền diệu nào đó sẽ xảy ra, không phải hoàn toàn dựa vào may mắn, cái chính là từ trái tim thành thật của anh. Thật khó viết quá vì cô chỉ cần sự cảm thông quý trọng của anh, chứ không phải lòng thương cảm bình thường. Cô lại xoá, rồi viết, lại xoá... Thật tình, cô không biết phải viết như thế nào để anh dễ hiểu nhất. Cô nhìn qua khung cửa sổ. Những giọt mưa rơi..., những nhành hoa bằng lăng tím lung lay. Thật khó khăn lắm, Hạnh Trang mới viết xong lá thư.
*** Đã lâu lắm, Minh Quang không nhận tin tức gì từ Hạnh Trang. Hôm nay, nhận thư từ Phan Thiết gởi ra, anh vội đọc, trong lòng hân hoan vui mừng mà từ lâu lắm anh mới có trở lại.
Phan Thiết, ngày..... tháng...... năm 2001 Anh Minh Quang thân mến!
Em thật can đảm lắm mới cầm bút viết cho anh đây. Chắc chắn là nó đã đem lại nỗi buồn nhiều hơn niềm vui đất, anh ạ. Trước tiên, anh cho em xin lỗi anh vì những gì mà em đã tạo ra cho anh vừa rồi. Thật tình, anh có đủ can đảm để đón nhận sự bất ngờ đó hay không?... Nhưng riêng em, em rất cảm động trước sự chân tình của anh đó, anh Minh Quang à. Em... em không đủ can đảm để viết ra những từ này trên mặt giấy, anh ơi. Nhưng có điều em rất nhớ anh và thật sự hối hận vì đã nói dối anh, anh có tin không?
Vâng, em đã từng nói dối anh đấy.
Ngôi nhà mà anh ghé hôm trước chỉ có một người chủ và chỉ có duy nhất một người con gái bất hạn chứ không hề có một người con gái nào khác. Và anh đã đối diện với thực tế mà anh biết đấy... Riêng Hạnh Trang rất toại nguyện là hân hạnh được nói chuyện với người mà mình đã từng quý mến...".
Tới đây, mắt Minh Quang hoa lên, anh không thể đọc tiếp được nưa, vì nước mắt ở bờ mi đã trào ra tự lúc nào. Anh lật đật với tay nhấc điện thoại:
- Alô! Xin lỗi, có phải ga xe lửa đó không ạ? Làm ơn cho tôi đặt một vé đi Phan Thiết...ở một quán cà phê nào gần đó vẳng tới bản nhạc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa". Tiếng nhạc nhẹ êm đềm, làm anh xao động nơi con tim mình...
  hết
#117
Văn xuôi / BÁN THÂN
27/05/07, 13:37
Bán Thân

(Truyện Trung Quốc )



1. Hắn vốn là người siêng năng, nhưng số phận hắn - như người ta hay nói - đen như mõm chó. Nợ nần lút đầu. Thân thể hắn gầy nhom, nước da xanh mét, mắt lờ đờ. Bộ mặt lúc thì cau có, gắt gỏng, lúc thì im ỉm như đưa đám, trông bệ rạc chẳng khác cái nhà của hắn - nếu có thể gọi là "nhà" bởi vẻ lụp xụp tối tăm, ẩm thấp của nó.
Bữa nọ, đi đâu về trông hắn tươi tỉnh hẳn. Vợ hắn thấy lo, bởi khi nào trông hắn vui vẻ là sắp có "chuyện lớn", ít nhất cũng là đi khất nợ hoặc mượn nợ để mua rượu đổ vào mồm hắn.
Thế nhưng sự việc lại ngoài dự đoán. Hắn nói với vợ: "Nếu cảnh này cứ tiếp tục, cả nhà mình cũng sẽ chết thôi. Tao nghĩ, cách hay hơn hết, mẹ mày nên cho thuê cái thân mẹ mày đi!", "Gì? Bán cái xác của tôi à?". Người vợ đang cho đứa con trai mới lên 3 tuổi ngậm vú thảng thốt nói với giọng run rẩy. Căn chòi tranh im lặng hoàn toàn. Sau khi đã thở ra một hơi dài thật nặng nề, người đàn ông nói tiếp: "Hôm qua tao gặp bà Lưu. Bà ấy bảo, có lão Triệu đã ngoài lục tuần rồi mà chưa có con. Ông ấy muốn mua thêm một tì thiếp, nhưng mụ vợ không chịu. Mụ vợ chỉ bằng lòng cho lão ấy thuê một nàng hầu trong vòng vài ba năm thôi. Lão đã nhờ tìm cho một người đàn bà khoảng ngoài 30, đã qua sinh nở đôi lần, nhưng phải thành thực và siêng năng làm việc, nhất là phải biết phục tùng, lễ phép với bà vợ cả. Họ sẽ trả năm trăm lượng. Nếu trong thời gian đó đẻ được cho họ một đứa con trai thì họ sẽ tăng gấp đôi số tiền. Tao thấy vợ mày được lắm. Mày tính sao? Ôi, một ngàn lượng bạc! Cả gia tài đấy mẹ mày ạ. Có nó nhà mình sẽ đổi đời. Tao đã nhận lời bà Lưu rồi. Mẹ mày chịu thiệt vậy!".
Người đàn bà nghe chồng kể nín thinh chẳng nói lời nào. Tâm trí của chị như bị tê tiệt. Chị đau đớn hỏi chồng: "Tại sao không cho tôi biết trước?", "Cần gì, mẹ mày nghĩ coi, nếu không cho thuê mẹ mày đi, cả nhà này chỉ còn chờ chết đói. Giờ chỉ còn chờ ký tên vào giấy giao kèo thôi. Mà mẹ mày sao vậy, tao là chồng mà còn chịu được, mẹ mày có gì mà sợ !", "Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Cha mày có nghĩ gì đến thằng cu Chít nhà này không? Nó mới lên 3 tuổi. Không có mẹ nó sống sao được?". Cu Chít là tên thằng bé trai mà chị đang ẵm trong lòng - nó là đứa con trai duy nhất của chị.
"Trời ơi, số phận tôi sao mà cay đắng thế này!?". Đột nhiên chị rên lên khiến thằng cu Chít ngạc nhiên nhả vú ra và kêu: "Mẹ! Mẹ!"...
2. Đêm trước ngày phải rời chồng con, chị ngồi im một mình trong một góc nhà. Chiếc đèn dầu leo lét treo trên bếp, tỏa một đốm ánh sáng yếu ớt như con đom đóm. Chị ẵm thằng cu Chít trong lòng và cúi gục đầu trên tóc của nó. Trong lúc ấy đầu óc của chị phiêu diêu tận đâu đâu. Nhưng hơi thở của đứa trẻ đã kéo chị về với thực tại. Chị khẽ gọi tên con một cách trìu mến: "Cu Chít của mẹ ơi, mai mẹ phải đi xa rồi con!".
Thằng nhỏ ậm ừ không trả lời, chỉ cố rúc đầu vào sâu trong ngực mẹ. Dường như nó chẳng hiểu gì lời mẹ nó vừa than thở. "Mẹ đi lâu lắm. Mẹ đi mãi 3 năm sau mẹ mới trở về con ạ!". Chị vừa nói với con vừa gạt nước mắt. Thằng bé ậm ừ có vẻ không bằng lòng, rồi lại gục đầu vào ngậm vú mẹ. Chị cố nuốt nước mắt dặn dò tiếp: "Con phải ở nhà với cha. Cha sẽ lo cho con. Cha sẽ ngủ với con và đưa con đi chơi. Con phải ngoan ngoãn nghe lời cha...". "Cha đánh con!" - thằng bé làu bàu. "Cha sẽ không đánh con nữa đâu" - chị dỗ dành con. Nhưng mắt chị không rời cái sẹo nhỏ còn in rõ nét bên má phải của đứa bé. Đó là dấu vết của trận đòn mà chồng chị đánh con khi đang say rượu.
Chị còn muốn nói với con nhiều hơn nữa, nhưng chồng chị đã đẩy cửa bước vào. Hắn ta đi thẳng đến chỗ chị ngồi, thảy ra bọc giấy nhỏ và nói: "Tao đã nhận được một nửa số tiền rồi. Số còn lại người ta sẽ trả nốt khi mẹ mày đến nơi. Thôi, cứ yên tâm, việc nhà đã có tao lo". Không khí im lặng hoàn toàn.
3. Vừa bước vào nhà mới, chị biết cuộc đời của chị kể từ nay sẽ không phải đói rét nữa, ít nhất cũng được vài năm. Nhà cửa và ngay cả người đàn ông đã thuê chị về làm tì thiếp cũng đều hơn hẳn những gì chị vừa bỏ đi. Ông Triệu rõ ra là một người đàn ông đàng hoàng, nói năng từ tốn, khoan thai. Còn bà vợ thì cũng tỏ ra là một người đàn bà không đến nỗi độc ác lắm. Ngay buổi đầu tiên bà đã đem kể hết chuyện gia đình của bà cho chị nghe. Bà kể chuyện từ ngày hai vợ chồng mới lấy nhau, từ cái đám cưới linh đình, trọng thể cho đến nay đã 30 năm... cho chị nghe.
15 năm về trước, bà ta đã cho ông một đứa con trai rất kháu khỉnh dễ thương, nhưng chẳng may khi đứa trẻ mới đầy năm thì nó chết. Kể từ ngày đó, bà không còn sinh nở gì nữa. Chính vì vậy bà rất lo sợ. Bà sợ ông sẽ cưới vợ khác để có con nối dõi tông đường. Mãi đến thời gian gần đây ông vẫn không tỏ ý muốn lấy vợ khác. Có thể ông còn yêu bà hay là thế nào thì bà cũng không biết rõ. Nhưng có điều chắc chắn là ông rất nóng lòng sớm được có con. Bởi thế bà phải lo tìm người sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường cho ông và làm cho ông vui lòng không nghĩ đến chuyện lấy vợ khác...
Chị nghe bà vợ cả kể chuyện thì cũng cảm thấy vui vui trong lòng, vì dù sao mình cũng đang đóng một vai trò cần thiết trong cái gia đình này. Cuối cùng, bà vợ cả nói toạc ngay ước vọng của bà với chị, khiến chị không khỏi đỏ mặt ngượng ngùng: "Dù sao cô cũng đã sinh nở vài lần rồi, chắc chắn là cô kinh nghiệm về đường sinh nở hơn tôi". Nói xong câu ấy bà ta bỏ đi chỗ khác.
Đêm hôm đó ông chủ nhà cũng kể nhiều chuyện về gia đình cho chị nghe. Chị ngồi bên cái rương gỗ sơn đỏ dành riêng cho chị đựng đồ đạc, một vật mà trong đời chị từ nhỏ đến lớn chưa từng dám một lần mơ ước đến. Chị đã mở to đôi mắt để nhìn cho rõ, để ngắm nghía cho thỏa lòng ưa thích cái vật quý báu ấy. Ông chủ nhà đến ngồi bên chị và hỏi: "Cô tên gì?". Chị bẽn lẽn ngượng ngùng, lắp bắp trả lời không rõ ràng và đứng lên đi về phía chiếc giường. Ông ta cũng bước theo và vừa cười vừa hỏi: "Cô ngượng ngùng à? Hay là cô cứ xem tôi như chồng cô!". Giọng nói của ông dịu dàng và ông ta kéo chị vào lòng: "Cô cũng đừng buồn. Tôi... tôi...". Ông ta đã không nói thêm, bỏ lửng câu nói, tủm tỉm cười và bắt đầu cởi quần áo... Ngay lúc ấy chị nghe bên ngoài có tiếng bà chủ nhà đang lớn tiếng chửi mắng một người nào đó...". Lại đây cô, mình đi ngủ!" nằm sẵn trên giường ông chủ gọi chị đến.
4. Nửa năm sau, chị cảm thấy có nhiều thay đổi khác thường trong người. Chị cảm thấy sợ cơm, mỗi lần nuốt vào lại ói ra. Thấy thế ông Triệu lộ vẻ vui mừng ra mặt. Ông thừa biết đó là dấu hiệu gì rồi. Ông đích thân ra chợ hoặc sai người ở đi mua rau trái về cho chị ăn. Có lần ông thấy chị đang phụ với bà lão Vương xay bột làm bánh ăn tết, ông liền la chị: "Cô hãy nghỉ tay, không được làm nặng nhọc như thế. Không phải việc của cô". Có lần chị nhức đầu dã dượi, phải nằm suốt 3 ngày, khiến ông chủ nhà lo lắng cuống cuồng. Ông thường đến bên giường hỏi han chị và còn hỏi xem chị có cần gì hay không.
... Rồi cũng tới ngày đứa bé sơ sinh được mở mắt nhìn đời trước ánh sáng mặt trời êm dịu của mùa thu. Nó được người mẹ đẻ săn sóc, thay tã lót và cho bú mớm. Bọn đàn bà con gái trong nhà và hàng xóm lúc nào cũng quây quần đông đảo chung quanh. Người thì khen cái mũi dọc dừa xinh xắn. Người thì nức nở ca ngợi cái miệng của đứa bé rộng và tươi, mai sau thế nào cũng trở nên đại gia. Có người lại khen cả cái dái tai, cho rằng dái tai to như tai Phật thế là sẽ rất trường thọ... Còn bà vợ của ông Triệu thì càng tỏ ra nghiêm khắc hơn, chẳng khác nào bà mẹ chồng đối với nàng dâu. Bà thường la rầy chi không được để cho đứa bé khóc, mất sức khỏe. Đứa bé được đặt tên là Hạo Dân.
Hạo Dân càng ngày càng trở nên kháu khỉnh, dễ thương, suốt ngày cứ bám lấy mẹ. Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, chẳng mấy lúc sắp đến ngày mãn hạn hợp đồng. Về phần chị, lúc này đầu óc của chị hoang mang rối bời giữa hai con đường. Tất cả đều xoay vần chung quanh mấy chữ "ba năm". Ngày xưa, khi rời chồng con, đem thân đến nơi xa lạ bán cả sức lao động lẫn thân xác chị thấy tiếng "3 năm" sau mà dài lê thê khủng khiếp.
Nhưng đến bây giờ, không hiểu tại sao, chị lại thấy thời gian dường như đã mọc thêm cánh mà bay đi rất mau. Thời gian "3 năm" trôi qua vùn vụt, chẳng khác nào bóng câu qua cửa sổ. Trong tâm hồn chị, hai đứa con thằng cu Chít và thằng Hạo Dân đều là con của chị, do chị đã mang nặng đẻ đau, nên chị đều thương yêu chúng nó như nhau, mặc dù hoàn cảnh của mỗi đứa rất khác biệt. Nhiều lần ngồi ngoài sân cho thằng Hạo Dân bú, chị tưởng tượng giá như lúc ấy có thằng cu Chít ở đó. Chị sẽ đưa tay vẫy nó lại gần và nói chuyện cùng một lúc với cả hai anh em. Chị sẽ... Nhưng đó chỉ là giấc mơ giữa ban ngày của chị mà thôi!
5. Mùa xuân đã đến. Bầy chim đã bắt đầu ca vang mừng mùa xuân sớm. Lúc này vợ chồng chủ nhà bắt đầu cho mời thầy đến, nhờ xem tuổi, bấm số, để định ngày làm lễ cho đứa trẻ... xa rời vĩnh viễn người mẹ đẻ của nó!
Rồi ngày chia ly cũng đến. Mặt trời đã lên cao, tiết trời quang đãng. Bé Hạo Dân vẫn không chịu rời người mẹ đẻ, khiến bà chủ nhà phải dùng sức để lôi nó ra. Đứa bé càng gào khóc dữ dội. Nó đạp bà ta vung vít bằng đôi chân nhỏ bé. Nó cấu xé và bứt tóc bà ta bằng đôi bàn tay nhỏ bé, yếu ớt của nó. Người đàn bà đẻ thuê nước mắt ròng ròng: "Xin bà làm ơn cho tôi ở lại, đến chiều tôi sẽ đi". Bà chủ quay ngoắt lại nhìn chị với cặp mắt giận dữ: "Thu xếp quần áo, rồi cút xéo nhanh lên!".
Tiếng khóc, tiếng gào thét của đứa bé như mũi xiên đâm vào tai chị. Chị đứng gói mớ quần áo tư trang lại mà cử chỉ cứ lơ mơ như người mất hồn. Bà lão Vương cũng luẩn quẩn bên chị để an ủi dỗ dành, nhưng thực ra là bà ta để ý dò la theo lệnh bà chủ xem chị ta đem theo những vật gì. Cuối cùng, chị ra đi vỏn vẹn với một gói quần áo cũ kẹp dưới nách. Khi chị ra khỏi cửa, tiếng gào khóc của bé Hạo Dân càng xé lòng. Chị phải cắn chặt môi mới đủ sức lê bước. Cả 10 phút sau tai chị vẫn còn nghe văng vẳng tiếng khóc của nó. Dường như tiếng khóc ấy muốn bám theo chị mãi mãi. Chị bước đi như người bị mộng du, mặc cho trời nắng, mặc cho sức đuối, thậm chí có lúc tưởng chừng không thể nào lê chân nổi nữa. Nhưng chị vẫn cố đi, cố chạy như bị ma đuổi...
Cuối cùng thì chị cũng về đến đầu làng. Ngay cổng làng, chị ngồi phệt xuống bất động. Đôi mắt nhắm nghiền. Tai ù đặc. Thân thể rã rời. Đầu óc hoang mang rối bời. Trông chị phờ phạc như người ốm nặng. Người qua đường xúm nhau nhìn chị với vẻ tò mò. Lũ trẻ con đang nô đùa cũng bỏ cuộc chơi chạy tới xem, hò hét tưng bừng "bà khùng kìa chúng mày ơi. Lại đây xem nào, nhanh lên!". Trong đám trẻ con ấy có cả thằng cu Chít, con của chị - nó là một trong những thằng to tiếng nhất. Mệt nhọc, chị đứng dậy lê bước tiếp. Bọn trẻ bu theo đến trước cửa nhà chị - giờ cũng vẫn chỉ là một túp lều tranh, nhưng trông rách rưới hơn, tối tăm nghèo nàn hơn. Thằng cu Chít chạy vào nhà đứng ngó ra, lấy làm ngạc nhiên thấy chị đứng ngay trước nhà nó. Chị gắng sức kêu: "Chít con!".
Thằng bé sợ hãi, chạy vào kêu cha nó. Nhưng không nghe tiếng người đàn ông. Trong bóng tối của căn nhà ẩm thấp, tồi tàn, hắn - người mà chị gọi là chồng - vẫn ngồi yên bó gối không ngẩng đầu lên. Đến chiều, người đàn ông nói với con: "Cu Chít, đêm nay ngủ với mẹ!". Thằng bé đứng bên bếp thút thít khóc. Thấy thế chị đến bên con, cầm tay đứa bé nói: "Cu Chít! Con cưng của mẹ. Lại đây với mẹ!". Thằng bé ngó chị vẻ xa tại rồi giằng mạnh tay ra, chạy vọt nép vào sau cánh cửa, lấp ló nhìn chị với vẻ sợ hãi.
... Đêm hôm ấy chị thao thức ôm cu Chít trong lòng mà không sao chợp mắt được. Trong đầu chị tại nhớ tới thằng Hạo Dân với tiếng gào đứt ruột xé gan của nó...
    hết
#118
QUỲNH DAO

BẢN TÌNH CA MUÔN THƯỞ


Một


Mây trắng bay về núi Chim bay moỉ cánh rồi Mắt người tình lạnh xa xôi Trăm năm hạnh phúc, môi cười vỡ tan...
Khuôn mặt người nam sinh viên trên sân khấu mông lung như phủ một lớp sương. Giọng chàng trầm ấm, dồi dào sinh lực. Đôi mắt đen sâu, mái tóc đen bồng trong một dáng vẻ thanh tao lịch lãm.
Nhìn chàng người ta dễ nhận ra ngay một mẫu người giầu tình cảm, suy tư mà cương quyết, thanh thoát mảnh mai mà nhanh nhẹn. Tất cả những thứ đó đã như một tiếng sét nổ giữa trời làm rung động trái tim Miêu Quán Anh. Như vị hương toát ra từ một bông hoa lạ mà nàng vừa ngửi phải, làm cho tâm trí rối loạn và con tim nàng tràn đầy xúc cảm, rạo rực ngất ngây. Tiếng hát của chàng như rót vào tâm tư nàng, cho nàng say sưa uống cạn chẳng khác gì người ta uống cạn một chén rượu nồng say. Và trong men say bồng bềnh siêu thoát đó, nàng cảm như cả linh hồn thể xác của nàng chìm ngập trong giọng hát, trong đôi mắt sâu đen tuyệt diệu của chàng. Tất cả đã bắt đầu vào một sự tình cờ, trong đêm văn nghệ tất niên của trường Cao Trung. Một số phụ huynh học sinh và quan khách được mời đến tham dự buôỉ lễ phát thưởng và chương trình văn nghê. Trong số quan khách được cho là quan trọng có thân phụ của Miêu Quán Anh. Nàng đã theo phụ thân đi dự lễ. Khi người nam sinh trên sân khấu dứt tiếng hát thì những tiếng vỗ tay rào rào nổi lên, những bông hoa từhàng ghế khán giả tung lên sân khấu tặng chàng. Theo với sự khích động của mọi người, với nỗi khích động của chính lòng nàng, Miêu Quán Anh gỡ bông hoa lan tím nàng gài trên mái tóc tung lên sân khấu. Người nam sinh ca sĩ cúi đầu chào khán giả. Chàng cúi xuống lượm một trong những đóa hoa mà khán giả đã tung lên thưởng chàng. Tim Miêu Quán Anh muốn ngừng đập, hai chân nàng đứng không muốn vững vì chợt nhận ra trong cả chục đóa hoa tung lên sân khấu, chàng đã nhặt lên bông lan tím nhỏ của nàng. Đó là đêm thứ nhất, của những đêm dài trong cuột đời vô tư con gái của Miêu Quán Anh. Nàng không thể ngờ được khi theo phụ thân dự khán đêm văn nghệ, tâm hồn nàng còn nhẹ nhàng như một chiếc thuyền không. Và, khi theo người trở về, chiếc thuyền không đó đã chứa đầy những ước mơ rạo rực...Đêm lạnh vào khuya, trở về phòng riêng trằn trọc, Miêu Quán Anh mơ tớI khuôn mặt, gịong hát của chàng nam sinh ca sĩ có cái tên la Đỗ Vương Long. Chẳng biết đó là tên thật hay là biệt hiệu của chàng? Nàng thắc mắc rồi nàng kết luận: chàng còn đang là một nam sinh của trường Cao Trung, chắc chưa có biệt hiệu như những ca sĩ chuyên nghiệp.. Đỗ Vương Long cái tên mới cao ngạo, dễ mến làm sao. Miêu Quán Anh tiếp tục suy nghĩ vẩn vơ. Những tư tưởng hiện về, cuồn cuộn trôi trong tâm trí nàng, như một dòng thác thóat chạy xuống thung lũng, dập dồn và tung toé. Nàng thả hồn theo coĩ mông lung, nhẹ nhàng phiêu bạt như mây trời trôi lãng đãng bềnh bồng... Nàng mĩm cười một mình trong bóng tối. Nàng thở daì aí ngại cho những suy tư của nàng. Nàng nhắm mắt lại cố ru giấc ngủ rồi nàng mở mắt ra nhìn qua khung cưả sổ, cho hồn trôi dạt loãng tan vào khoảng trời đêm đen tối. Rồi, nàng lại sợ haĩ lo âu, cảm nghe linh hồn mất hút vào khoảng không gian mù mịt, chìm ngập vào cõi hư vô. Miêu Quán Anh không còn thể tự hiểu được nàng, đang nghĩ gì muốn gì trong nỗi lo sợ mông lung đó. Nàng sung sướng với những tư tưởng viễn vông rồi nàng lại tự trách mình đã buông thả cho tâm hồn say đắm bởi những sự viễn vông đó. Nàng xao xuyến chối bỏ nhưng rồi nàng lại muốn duy trì tiếp tục, nàng tự mâu thuẫn với chính những ý nghĩ chợt hiện, chợt tan trong tâm trí nàng. Cuối cùng giấc ngủ rồi cũng đến với Miêu Quán Anh, một giấc ngủ đầy chập chờn, xao động và mộng mi. Miêu Quán Anh mơ thấy trên một đỉnh núi cao vời vợi, le lói ánh hồng nhạt của một buổi bình minh. Mặt trời hiện ra, lấp lánh nhu từlòng biển cả, làm hồng cả mặt nước trước mặt. Sóng biển ì ầm từ chân núi đá vọng lên. Bên cạnh nàng là chàng trai trẻ Đỗ Vương Long, chàng cất tiếng hát, riêng một bản tình ca tặng nàng. Tiếng hát của Đỗ Vương Long vươn cao, trầm ấm. Hát cho riêng nàng mà âm thanh tiếng hát của chàng tưởng như tràn ngập hoà tan vào trời đất, tràn vào sóng biển. Vừa hát chàng vừa nhìn nàng với ánh mắt long lanh tình tứ mà thanh khiết, ánh mắt đó như được phủ bởi một màn sương, mơ hồ, diệu vợi mà huyền aỏ. Miêu Quán Anh thu mình, nằm gọn trong đôi mắt chàng. Như một cánh hoa nằm gọn trong lòng bàn tay. Như chiếc thuyền nhỏ, thả chèo trong lòng hồ êm không sóng. Như vạn vật cảnh sắc thế gian, thu gọn vào bầu trời. Mặt trời càng lên cao, tiếng hát của chàng càng thanh thoát. Và rồi, tiếng hát đó như mây, bảng lảng bay đi, bay vút lên cao, bay xa mịt mù... Nàng nhìn lại, chàng không có ở bên. Nàng hoảng hốt đưa mắt tìm kiếm, chỉ thấy biển cả mênh mông, bầu trời ửng một màu hồng...
Chương 2 Miêu Quán Anh thức giấc bởi tiếng chim hót bên song cưả và ánh sáng chan hòa của một buổi bình minh tràn ngập căn phòng.
Miêu Quán Anh tung mền ngồi dậy, thân thể có hơi uể oaỉ và tâm trí có hơI bâng khuâng. Nàng đứng trước cưả sổ, quay mặt về phía mặt trời, làm những động tác thể dục của một buôỉ sớm mai. Trong chiếc aó ngủ mỏng manh màu xanh da trời, những động tác mềm mại, nhịp nhàng của nàng tóat ra một vẻ thanh xuân dồi dào sức sống. Khi Miêu Quán Anh xuống phòng khách, một quang cảnh hơi lạ làm nàng lưu tâm: Muối An với mớ dẻ trong tay, đang khom lưng lau bóng nền nhà. Mẹ nàng, đang lúi húi cắm bông. Những bông hồng nhung đỏ thắm, to như những chiếc chén còn đọng nước tươi.
- Mẹ mua bông đẹp quá!
Bà Miêu Tôn ngửng lên nhìn con gái. Mỉm cười ánh mắt long lanh.
- Con gái cưng của mẹ bây giờ mới dậy à? Thật là tệ quá, con có biết hôm nay là ngày gì không?
Quán Anh liếc nhìn tấm lịch, nghĩ ngợi một chút rồi reo lên:
- Là ngày sinh nhật của con! Mẹ .. Mẹ thương con quá!
Quán Anh chạy ùa lại ôm chầm, hôn lên má me. Bà Miêu Tôn vuốt ve con gái rồi đẩy nàng ngồi xuống ghế.
- Ngồi đây để mẹ ngắm con, xem con đã thật lớn chưa! Ừ, mà con của mẹ lớn rồi, có thể nói chuyện chồng con được rồi!
Quán Anh co rút đôi chân lên ghế, hai tay ôm gối chân cho người thu nhỏ lại. Giọng nàng nũng nịu:
- Không đâu, con còn nhỏ lắm. Mẹ coi nè con chỉ nhỏ bằng một đứa trẻ lên ba, bằng một con búp bê thôi!
Bà Miêu Tôn bật cười:
- Thôi đi, cô thử đếm xem, có bao nhiêu đóa hồng ở trong bình này rồi? Cắm đến moỉ cả tay và mẹ biết rằng người ta sẽ chê mẹ là cắm hoa dở vì tham lam cắm nhiều! Nhưng dù có bị chê, mẹ cũng không muốn bớt đi một bông nào, vì con gaí cưng của mẹ năm nay tròn mười bảy tuôỉ.
- Và mẹ đã cho con mười bảy bông hồng?
- Thì phải thế mới có ý nghĩa! Nhưng mẹ có thể đóan chắc với con là tối nay, trong bình này sẽ chỉ còn có mười sáu bông.
Quán Anh ngạc nhiên:
- Tại sao vậy mẹ?
- Vì, tối nay nhà ta có khách. Và, ba mẹ đều muốn con sẽ tặng một bông hồng cho một người.
- Tại sao con lại phải tặng một bông hồng cho một người? Con quên mất ngày sinh nhật của con, nên không mời một người bạn nào cả, mà nếu như có nhớ, con cũng không thích tổ chức to lớn rườm rà, làm ba mẹ bận tâm...
Đôi mắt bà Miêu Tôn nhìn con đầy trìu mến - Ba mẹ đã bàn với nhau, lễ sinh nhật của con năm nay phai? Là một lễ sinh nhật đặt biệt Bà Miêu Tôn ngừng nói, chăm chú nhìn con, giọng bà trở nên nghiêm trọng:
- Ba con đã nhờ mẹ giaỉ thích cho con hiểu một chuyện quan trọng, có thể liên hệ đến cả đời con. Và, mẹ nghĩ ngày hôm nay là thích hợp nhất để nói chuyện đó...
Bà lại ngừng nói, ngồi xuống cạnh Miêu Quán Anh. Choàng tay ôm ghì vai con vào lòng, giọng bà càng nhỏ nhẹ âu yếm:
- Ngày xưa, khi ba mẹ còn trẻ, ba con có một người bạn thân, cả hai cùng quyến luyến với nhau, cùng muốn tăng thêm tình quyến luyến đó bằng một dây liên kết tình cảm gì đó, ràng buộc vớI nhau suốt đời.
Bà Miêu Tôn ngừng lời, đôi mắt xa xôi như chợt nhớ về những ngày vui tươi trẻ.
- Một hôm, ba mẹ hay tin người bạn đó vừa sanh được một quí nam, đến thăm và nhân câu chuyện ngẫu hứng, ba con đã nói với me. "Anh mong mình có con gái đầu lòng, để anh có cậu bé kháu khỉnh này làm rể", Câu nói vui đó đã khơỉ đầu cho một lời hứa. Và, một năm sau khi mẹ sanh con, trong bữa tiệc ăn mừng đầy tháng, lời hứa đó đã được nhắc lại giữa hai gia đình.
Nghe mẹ nói, Miêu Quán Anh cảm thấy bối rối, lo âu. Một ý nghĩ chợt đến với nàng và mặc dù đang được mẹ âu yếm, ôm vào lòng, đang được nương tựa vào một nơi êm ái, trìu mến nhất đời, nàng cũng đang rùng mình lo sợ.
- Thưa mẹ, vậy ra con đã được đính hôn?
Bà Miêu Tôn gật đầu, mỉm cười âu yếm.
- Chưa hẳn như thế, con à. Nhưng, đó là niềm ao ước của Ba mẹ, mẹ tin rằng cậu Trương Tú là người khá.
- Tên cậu ta là Trương Tú hả mẹ? Sao không bao giờ con nghe ba mẹ nhắc đến tên đó?
- Vì đã từ lâu, từ ngày xẩy ra nội chiến, hai gia đình bị mất liên lạc với nhau. Sáu tháng trước, trong một dịp tình cờ, ba con đã gặp lại người bạn cũ. Ông ta cho biết là vợ của ông đã mất, nhưng cậu Trương Tú thì vẫn bình thường, năm nay học hết chương trình Cao Trung, sửa soạn thi vào đại học. Ngừng lại một chút như nghỉ ngợi, bà Miêu Tôn lại tiếp:
- Mẹ chưa gặp lại cha con cậu Trương Tú nhưng theo lời ba con nói thì họ khá lắm. Ông Trương Hồng có cơ sở lớn, giầu có và có địa vị vững chắc trên thương trường. Còn cậu Trương Tú là một thanh niên có tương lai.
Miêu Quán Anh gục đầu vào vai mẹ, giọng nàng vẫn không dấu được vẻ lo âu:
- Nhưng thưa mẹ, con chưa gặp Trương Tú, cũng chưa gặp con. Nếu như gặp nhau rồi mà chúng con không thể bằng lòng nhau thì sao hả mẹ?
Bà Miêu Tôn cười:
- Mẹ không hy vọng chuyện đó có thể xảy ra. Vì, con gái của mẹ thì đẹp, cậu Trương Tú lại là người khá.. Tuy nhiên, nếu như các con thật sự không ưa thích nhau thì con cũng đừng quên rằng ba mẹ không phải là người cổ hủ, có quan niệm sai lạc, khắt khe về hôn nhân. Khi lấy mẹ, ba con đã phải tranh đấu và cầu xin với ông bà nộị. con sanh ra là bởi tình yêu chứ không phải là một cuôc hôn nhân ép buộc.
Ánh mắt Miêu Quán Anh long lanh nhìn mẹ:
- Con biết, con là đứa con của hạnh phúc sinh ra!
Bà Miêu Tôn cũng cười, nụ cười đầy sung sướng - Ừ, cô bé hạnh phúc của me. Con dư hiểu rằng ba mẹ mong sao suốt đời, con vẫn là một cô bé tràn đầy hạnh phúc. Nếu như con và Trương Tú hợp nhau thì ước mong của ba me đạt thành. Bằng không ba me sẽ dành cho con quyền tự chọn ...
Chương 3 Bàn tiệc được bày nơi phòng khách trong khung cảnh ấm cúng thân mật. Cả nhà đã biết mục đích bữa tiệc tối nay vào bưã cơm trưa do ông Miêu Tôn tiết lô. Hai cô em gái của Miêu Quán Anh bắt đầu ghẹo chị, Miêu Quán Lâm, cô bé xí xọn nhất nhà khai hoả trước:
- Ba bí mật ghê bưã nay mới tiết lộ cho chúng con biết. Chắc chị Quán Anh đã biết cả mười mấy năm rồi để mà mơ mộng phải không ba?
Miêu Quán Vi, cô em nhỏ tiếp lời Quán Lâm:
- Em cá rằng chị Quán Anh đã biết từ ngày chập chững biết đi. Vì, ba mẹ phải nói sớm như thế để khuyến khích chị Quán Anh mau lớn.
- Ừ, cũng có thể lắm. Cặp dò của chị Quán Anh cao nhất nhà mà. Chắc tại hồi nhỏ chị Quán Anh hay kiễng chân để đi cho mau lớn.
Bà Miêu Tôn cười dễ daĩ khi nghe các con chọc ghẹo lẫn nhau. Nhưng bà giaỉ thích để bênh vực cô gaí lớn:
- Quán Anh chỉ mới biết sáng nay, do mẹ kể mà thôi.
Quán Vi tròn xoe đôi mắt nhìn mẹ, làm ra vẻ ngạc nhiên:
- Vậy sao hả mẹ? Sao mẹ không nói sớm hơn để chị Quán Anh sửa soạn tinh thần, lời ăn tiếng nói cho ngọt ngào đằm thắm?
- Hoỉ ba con đó. Ổng chưa cho phép mẹ đâu dám noí.
Ông Miêu Tôn giaỉ thích:
- Caí gì bất ngờ, tự nhiên mới quý. Vả lại ba muốn nói trước với các con trong bửa tiệc tối nay tuy có mục đích đê? Quán Anh và Trương Tú làm quen với nhau nhưng chưa chắc đã nên chuyện. Vậy các con không được làm ồn, chọc ghẹo Quán Anh lỡ nó mắc cỡ, ưng mà nói là không thì hỏng.
Bà Miêu tiếp lời:
- Và nhất là không phải chỉ mình Quán Anh, mà tất cả các con đều phải xử sự cho đàng hoàng, ăn nói cho thận trọng, đừng có như là một lũ quỷ, ai tới nhà cũng phải sơ.
Quán Lâm le lưỡi:
- Mẹ sắp thành bà sui có khác, nghiêm khắc hẳn ra. Chắc tối nay con phải xuống bếp ăn không dám ngồi ăn chung đâu.
Quán Vi tiếp lời:
- Mẹ à, mẹ cho con hỏi một điều, chẳng biết mẹ có ưng tiết lộ không?
- Điều gì?
- Hồi sáng khi mẹ tiết lộ cho chị Quán Anh biết chuyện, chị Quán Anh có cảm động nhiều không hả mẹ?
- Lỡm hỏi để làm gì? Để rút kinh nghiệm tới phiên con à?
Quán Vi dẫy nảy:
- Không đâu, con đã tự nguyện suốt đời ở với mẹ, không thèm lấy chồng. Cái mộng của con là sau này trở thành một nữ giáo sư tâm lý. Mẹ trả lời điều con vừa hỏi là để giúp cho sự học của con chóng tấn tới.
Mặc cho những lời đối đáp có ý trêu ghẹo của mấy em, Quán Anh ăn vội chén cơm rồi bỏ lên phòng riêng. Nằm suy nghĩ vẫn vơ, Quán Anh tưởng tới buôỉ gặp gỡ tối nay, với cái anh chàng Trương Tú xa lạ mà ba mẹ hy vọng sẽ là con rể của gia đình. Chẳng biết mặt muĩ của anh chàng sẽ ra sao, ăn nói thế nào? Cứ như ý kiến của mẹ thì chàng phải là một thanh niên khá lắm. Nhưng mà.... Quán Anh chợt nghĩ tới khuôn mặt, giọng hát của chàng nam sinh ca sĩ của trường Cao Trung mà nàng đã được nghe, được thấy đêm qua. Và, ánh mắt đen sâu diệu vợi của chàng nhìn nàng trong giấc mợ.. Tâm hồn Quán Anh lại bâng khuâng xao xuyến... Nàng tự xấu hổ với lòng vì những ý nghĩ bâng khuâng xao động đó. Nàng tự nhủ:
- Mình phải xua đuôỉ hình bóng của chàng nam sinh đó ra khỏi tâm trí ngay. Chàng ta chỉ là một người xa lạ chưa hề quen biết. Cũng chẳng có hy vọng gì sẽ được gặp lại chàng. Mà, có gặp lại chăng nữa, biết chàng nghĩ gì về mình, biết chàng coi mình ra gì mà cứ nghĩ vẩn vơ?
Nhưng, dù lòng đã quyết nhủ lòng, hình ảnh chàng trai vẫn phản phất chờn vờn trong tâm trí Quán Anh. Miêu Quán Anh đâm bực lấy sách ra học. Nhưng tâm trí nàng trong lúc đó, còn đâu sự thanh thản để nghĩ tới chữ nghiã. Miêu Quán Anh nhủ thầm:
- Học bài không đựơc thì mình làm bài vậy.
Rồi nàng lấy toán học ra làm. Nhưng nàng đụng phải một bài toán khó quá, không sao giaỉ nổi. Miêu Quán Anh ngồi cắn bút nghỉ ngợi, lúc đầu nàng còn nghĩ cách giaỉ baì toán. Rồi tư tưởng nàng lại vơ vẩn vẩn vơ ... Cây viết trên tay nàng đụng đậy, vẽ nhăng vẽ nhít trên tờ giấy nháp, đè lên những con số đã giaỉ hỏng bài toán. Một lúc lâu Miêu Quán Anh giật mình, trở về với thực tại, nhìn xuống tờ giấy nháp, ý muốn giaỉ tiếp bài toán khó khăn. Nhưng nàng giật mình:
- Mình vẻ quái quỷ gì thế này? Ồ những nốt nhạc và ...
Miêu Quán Anh ngừng lại và bẽn lẽn, mắc cỡ với chính nàng. Trên trang giấy nháp ngoài những con số, những nốt nhạc, những hình vuông, hình tròn, nàng còn thấy tên nàng và tên chàng nam sinh ca sĩ Đỗ Vương Long! Miêu Quán Anh vò nát tờ giấy, xé ra từng mảnh vụn vứt vào xọt rác. Rồi, tưởng như sẽ có người nào đó tò mò, sẽ lượm những mảnh vụn đó lên để coi. Miêu Quán Anh cúi xuống lượm lại, xé vụn thêm cho tới nỗi mỗi mảnh giấy lả tả rơi xuống sọt rác chỉ nhỏ bằng đầu cây tăm. Rồi Quán Anh đứng dậy bực tức với chính nàng.
- Hư thiệt! Cũng may là không có ai ở bên cạnh nếu không mắc cỡ đến chết được!
Miêu Quán Anh ra đứng bên cạnh cửa sổ, vươn vai hít một hơi dài. Buôỉ trưa trời thanh vắng và tĩnh mịch. Bầu trời xanh những mây. Những con chim sẻ ríu rít tình tự trên mái hiên nhà. Miêu Quán Anh lắng nghe tiếng chim tình tự, tiếng chim ca hót và rồi nàng thử phân tích xem nó giống như tiếng đàn gì. Nhưng nó chẳng giống bất cứ một tiếng đàn nào mà nàng đã đựơc nghe. Miêu Quán Anh thấy tiếc. Khu vườn ở dưới đủ các thứ hoa, màu sắc tươi xinh. Miêu Quán Anh nhìn xuống màu vàng rực rỡ của hoa hướng dương, màu đỏ nhung của hồng, tím than của hương sa, và nhất là, một thứ hoa mỏng manh, xinh xinh, sắc hoa dịu dàng mà nàng thích nhất là những bông lan tím... Thứ hoa mà Miêu Quán Anh đã gài đầu trang điểm, đã tung lên sân khấu và đã thấy chàng nam sinh ca sĩ nhặt lên. Miêu Quán Anh gửi xuống khu vườn một nụ hôn thân aí. Và, dù là trờI trưa đứng gió, Miêu Quán Anh có cảm tưởng như những bông hoa nghiêng mình lay động, đón nhận nụ hôn của nàng. Men theo dẫy tường trắng là những cây bạch dương. Con đường nhỏ chạy dài hun hút. Con đường và những hàng bạch dương như dính liền với nhau. Miêu Quán Anh tự hỏi, nó có tự bao giờ? Nó đã được chứng kiến bao nhiêu cuộc đổi thay, thay đổi của trời đất, của con người? Trong ý tưởng nhẹ nhàng và những thắc mắc thơ ngây đó, Quán Anh tưởng như cùng với tháng ngày, hàng bạch dương với con đường đã là một sinh vật, ấp ủ gắn bó lấy nhau. Buổi trưa nhẹ nhàng trôi qua và buổi chiều cũng thế. Và, cho dù thờ ơ với bưã tiệc gặp mặt buổi tối Miêu Quán Anh cũng vẫn có một chút gì vui vui chờ đợi, hồi hộp một cảm giác hiếu kỳ về những sự việc sắp xảy ra. Miêu Quán Anh xuống nhà dướị Để che dấu những xúc động của tâm tư, nàng cố tạo ra cho nàng một dáng vẻ mệt moỉ thông minh của một người vưà chăm chú dành hết cả buổi chiều cho sự học hành chăm chỉ. Như tất cả những bữa tiệc khác trong gia đình, bà Miêu Tôn xuống bếp và tự tay làm món ăn. Quán Anh có ý tiếp tay với mẹ, nhưng bà Miêu đuổi nàng lên:
- Con gái cưng của mẹ, mẹ không muốn là tối nay người trai đó ngồi cạnh con, sẽ không bị nhăn mũi vì mùi dầu mỡ. Con nên về phòng sửa soạn mái tóc cho thật đẹp và suy nghĩ xem chiếc aó nào sẽ làm con duyên dáng nhất.
Miêu Quán Anh cười bẽn lẽn:
- Không đâu mẹ ạ, con sẽ chẳng sửa soạn một chút gì, và con sẽ chọn một chiếc áo xấu nhất để mặc Tuy nói thế, nhưng tối hôm đó, Miêu Quán Anh cũng đã lựa chọn một chiếc áo ưng ý nhất để mặc cho mẹ hài lòng.
Đúng tám giờ tiếng chuông ngoài cổng reo vang. Miêu Quán Anh giật mình, hồI hộp. Nàng lắng nghe tiếng chào hỏi của ba mẹ, tiếng cười vang ồn ào, vui vẻ của người khách. Hình như chỉ có đàn ông ...Tiếng mẹ mời trà và sai Quán Vi lên gọi nàng.
Khi Miêu Quán Anh nhẹ nhàng bước xuống khoỉ cầu thang ra phòng khách, nàng thấy cha đang ngồi tiếp chuyện với hai người đàn ông. Một người cỡ tuổi cha nàng và một người còn trẻ. Miêu Quán Anh muốn khựng lại khi hai người khách cùng ngửng lên, nhìn về phía nàng. Ông Miêu Tôn vẫy tay - Lại đây con, lại đây chào bác và anh.
Miêu Quán Anh rụt rè lại ngồi bên cha. Nàng có cảm tưởng như muốn nghẹt thở. Trong bữa tiệc thân ái gần như gia đình đó, ông Trương Hồng ngồi giữa ông bà Miêu Tôn. Miêu Quán Anh ngồi bên cạnh Trương Tú. Ông Trương Hồng là một người tự nhiên cởi mở. Giọng nói ông oang oang. Ông Miêu Tôn trầm tĩnh hơn, nhưng trong ánh mắt của ông biểu lộ ra chan chứa cảm tình với người bạn cũ. Trái với cha Trương Tú tỏ ra ít nói, trầm tĩnh. Chàng tự nhiên và lễ độ, những câu trả lời chính xác của chàng làm ông bà Miêu Tôn hài lòng. Bà Miêu Tôn tỏ ra âu yếm và săn sóc cho Trương Tú. Bà thường gắp thức ăn cho chàng. Mỗi lần như thế, Trương Tú lại có vẻ bối rối ngượng ngùng. Ngồi bên cạnh Trương Tú, Miêu Quán Anh cũng mất hết cả tự nhiên. Nàng sợ ánh mắt mọi người nhìn nàng. Nàng sợ cả tiếng đôi đũa ngà đụng nhẹ vào miệng chén do nàng tạo ra. Miêu Quán Anh mong cho bữa tiệc kết thúc mau hơn, nhưng bữa tiệc vẫn kéo dài, tự nhiên cởI mở. Đêm dần vào khuya, bữa tiệc rồi cũng phải chấm dứt. Không muốn làm mẹ thất vọng, Miêu Quán Anh đã ngắt một bông hồng tặng cho Trương Tú Chương 4 Hình ảnh và giọng hát của chàng nam sinh ca sĩ thoáng vương trong tâm hồn Miêu Quán Anh như hình ảnh của một cơn mộng. Và, cho dù hình ảnh đó có đẹp tới đâu thì cũng chẳng có ai lại đi hy vọng sẽ đựơc gặp lại một lần nữa. Chẳng có ai điên dại tới độ đi ôm giấc mộng thoáng qua mà sống suốt đời. Miêu Quán Anh đã không thể nào hy vọng rằng trong cuộc đời của nàng, sẽ có một dịp tương ngộ lại chàng nam sinh ca sĩ đó. Nàng cũng chẳng thể nào kỳ vọng rằng cuộc đời sẽ dành cho nàng nhiều thuận tiện may mắn hơn, để những tình cảm vừa mới nhen nhúm mơ hồtrong tim nàng, nó sẽ có thể nảy nở rõ ràng hơn. Thế nên, sự viếng thăm của cha con Trương Tú đã đến thật vừa đúng lúc. Nó cất đi cho Miêu Quán Anh sự thiếu vắng cô đơn. Nó đem đến cho Miêu Quán Anh một bông hoa mà nàng đang muốn có. Sợi giây liên kết giữa hai gia đình, sau một thời gian bị mất liên lạc, nay trở nên thân thiết hơn bao giờ. Ông Trương Hồng và Miêu Tôn gặp nhau thường như mỗi ngày, như đê? bù đắp lại mười mấy năm hai người xa cách nhau vì hoàn cảnh. Trương Tú cũng thường theo cha đến nhà ông bà Miêu Tôn. Do đó chàng cũng thường gặp được Miêu Quán Anh. Qua vài tuần tiếp xúc, một tình bạn chân thành đã nảy nở giữa hai người. Quả như lời ông Miêu Tôn đã nói, Trương Tú là một thanh niên có tương lai.
Chàng đẹp trai, tươi trẻ mà điềm đạm. Chàng học giỏi và nhất là chàng sẽ là người duy nhất được thừa hưởng gia tài sự nghiệp to lớn của cha, nếu như sau này ông Trương Hồng không còn hoạt động hoặc qua đời. Nhưng trên hết tất cả danh vọng, tiền tài mà cuộc đời đã dành sẵn cho tương lai Trương Tú, Quán Anh nhận thấy, chàng cũng là một thanh niên đáng mến. Trương Tú có một bản lãnh riêng và trong những câu chuyện trao đổi, Quán Anh nhận thấy chàng là một con người có nhiều khoan dung độ lượng, hiểu biết và nhân từ. Đó là một thanh niên lý tưởng, để cho những thiếu nữ chưa chồng vào tuổi Miêu Quán Anh phải mơ ước.
Ông Trương Hồng và Miêu Tôn, nhất là bà Miêu Tôn nhận thấy tình cảm giữa Trương Tú và Miêu Quán Anh nẩy nở tương đồng rất hài lòng. Và, cho dù chưa có một buổi lễ chính thức, bà Miêu Tôn đã coi Trương Tú như con rể trong gia đình. Ca? Trương Tú và Miêu Quán Anh đã biết lời giao kết của cha mẹ khi xưa. Đều biết được những sắp đặt dự trù, mong ước của cha mẹ, thế nên, họ trao đổi tâm tình, tìm hiểu lẫn nhau trong niềm tương kính. Cả hai như đã cùng nhìn thấy tương lai của nhau, thấy con đường mà họ sẽ đi. Cả hai cùng như cảm thấy hài lòng. Một buổi tối ông Trương Hồng đề nghi.
- Tôi thấy hai cháu nó có vẻ tương đắc với nhau, tôi muốn tiến hành một lễ hỏi chính thức trước. Chờ ba năm nữa, cháu Trương Tú đỗ xong đại học, ra trường rồi sẽ làm đám cưới, anh chị nghĩ sao?
Ông Miêu Tôn cười - Anh tính thế nào cũng được. Tôi thấy tuị nó không phản đối là tôi mừng rồi. Cái mộng mười bảy năm trước, mong được làm ông sui của tôi với anh đã thành.
Ông Trương Hồng cũng cười đắc chí - Anh mừng nhưng chắc không mừng bằng tôi đâu. Tất cả hy vọng cuộc đời của tôi sau này đều kỳ vọng vào cháu Trương Tú. Tôi không may phải sống cảnh gà trống nuôi con, chỉ có mình nó để nối dõi tổ tiên, sự nghiệp sau này. Nó không bị anh chị và cháu Quán Anh chê bỏ là tôi thấy toại nguyện rồi.
Bà Miêu Tôn góp lời - Bác Trương cứ nói quá lời. Chứ, cháu Quán Anh nó được cậu Trương Tú để ý tới và bác không nỡ chê là may mắn cho phần nó rồi.
Ông Trương Hồng cười vang - Những lời chị nói khiến tôi cảm động. Nhưng thôi, bao giờ thì anh chị cho phép tôi đem đồ sính lễ lại đây?
- Tùy anh ..
Bà Miêu Tôn ngắt lời chồng - Mình nên coi ngày đàng hoàng - Vâng, mình phải coi ngày cẩn thận. Ở nhà có sẵn tấm lịch nào không hở chị?
Thế rồi, ngày đám hỏi được chọn lựa kỹ lưỡng. Những cánh thiệp hồng được gửi đi, đẹp như những cánh bướm, chính thức liên kết sợi giây cầm sắc giữa hai dòng ho. Trương - Miêu.
Chương 5 Vì có một giọng ca thiên phú, nên Đỗ Vương Long đựơc bạn bè yêu mến, được các giáo sư khuyến khích va giúp đỡ. Họ nói rằng nếu như chàng thích và cố gắng trao luyện tài nghệ, sau này chàng có thể trở thành một danh ca. Trở thành một danh cả Đối với Vương Long đó không phải là niềm mơ ước tối cao của chàng. Chàng thích trở thành một văn sĩ hoặc một thi sĩ hơn. Nhưng dù sao, sự việc được tự do ra vào phòng âm nhạc, được phép xử dụng hết cả mọi nhạc khí của nhà trường, từ cây dương cầm cổ quý gía đến những cây vĩ cầm, tây ban cầm đã làm cho chàng thích thú và cũng lưu tâm tới việc trao dồi âm nhạc. Vương Long trở thành một ca sĩ hát hay nhất của trường. Và, trong mọi sinh hoạt văn nghệ, chàng đều góp mặt, baỏ đảm tài năng và sự xuất sắc. Tổ tiên Vương Long vốn là những danh gia giầu có. Nhưng tới đời cha của Vương Long thì sự may mắn không còn. Sau một biến cố thời cuộc, sự nghiệp tan tành. Cha Vương Long lại không phải là một người có tài sáng nghiệp. Thế nên, bất cứ một chuyện làm ăn nào mà ông tính toán, nhúng tay vào đều thất bại. Chán nản và phẩn chí, ông quay ra say sưa tối ngày rồi bỏ đi mất biệt. Vương Long được mẹ sinh ra trong tình cảnh không biết người cha phiêu bạt phương nào, còn sống hay đã chết. Và, sau này lớn lên, chắc chắn là chàng không thể biết được mặt mũi của cha. Năm lên sáu thì bà mẹ qua đời trong một cơn bạo bệnh. Vương Long được một người chú không con, có một xưởng mộc đem về nuôi. Người chú hy vọng là sau này Vương Long sẽ thay ông nối nghiệp, sẽ là người nhan đèn thờ phụng ông sau khi vợ chồng ông đã qua đời. Sống trong tình thương của chú thím, tuy được đối xử tử tế như con, được cắp sách đến trường đi học như những đứa trẻ khác, Vương Long vẫn mang một nỗi buồn, một mặc cảm của đứa trẻ mồ côi. Ngoài những giờ học, những khi tập nhạc và giúp đỡ cho chú trông coi xưởng mộc một chút, Vương Long thường tìm an uỉ trong những đoạn văn, vần thơ mà tự chàng sáng tác ra. Chàng mơ tới một khung trời mà ở đó, chàng sẽ trở thành một con người nổi danh, một thi sĩ được quí chuộng. Những bài thơ Vương Long sáng tác, chàng thường gửi đăng vào những số báo đặc biệt của nhà trường. Nhiều baì thơ đựơc bạn bè thích, các vị giáo sư cũng hài lòng và khuyến khích. Họ cùng nhận ra khả năng sáng tác thi văn của Vương Long, cũng đáng khuyến khích như giọng ca của chàng. Có thể một tương lai tươi sáng đang chờ đợi Vương Long. Cho chàng thóat được hoàn cảnh tầm thường, thoát ra khoỉ cái xưởng mộc của ông chú.
Vương Long hăng say làm việc theo với những dự tính của chàng. Nhưng Vương Long cũng sống thật cô đơn. Chàng có nhiều người quý mến, yêu thích giọng hát của chàng nhưng không hiểu được tâm tư, cuộc sống của chàng. Vương Long chỉ có một người bạn thân, một người bạn hết mình với chàng. Một người bạn mà theo Vương Long, là một con người hoà nhã, quảng đại với bạn bè, có tấm lòng vị tha và đôi mắt nhiệt tình. Người ấy không ai xa lạ chính là Trương Tú. Trương Tú và Vương Long cùng học chung một lớp. Trong niên học cuối cùng vừa qua, cả hai đều đô? Cao Trung, sửa soạn thi vào đại học. Là bạn thiết với nhau, Trương Tú thấy Vương Long nhà nghèo lại có khiếu về văn chương nên có lòng giúp đỡ. Chàng bỏ tiền ra mua những sách hay, những tác phẩm gía trị của các danh nhân thi sĩ về cho Vương Long mượn đọc. Tuy tiếng là cho mượn, nhưng thật ra Trương Tú mua những sách đó là chỉ vì Vương Long. Cũng vì thế, Trương Tú vừa là bạn, vừa là người gợi khởi mà cũng là nguồn cung cấp kiến thức cho Vương Long. Trong sự giao tiếp chung của xã hội, người ta thường lựa chọn, phân chia giữa kẻ giầu với người nghèo, giữa giai cấp nọ với giai cấp kia. Nhưng trong tình bạn Vương Long và Trương Tú, họ đã gạt bỏ được những thứ tầm thường đó ra ngoài. Thời gian còn học năm cuối cùng của chương trình Cao Trung, ngoài những lúc bận việc riêng tư, hai người thường gặp nhau, cùng nhau đi dạo, vui đùa. Tương lai của Trương Tú thì đã rõ ràng và được baỏ đảm vì nhà chàng giầu, có thừa phương tiện để sửa soạn cho tương lai.
Còn Vương Long trái lại, sự học của chàng không biết có thể kéo dài được tới đâu. Bước đường còn quá dài và nhiều gian truân. Ông chú của Vương Long tuy có lòng nhưng nghèo. Có thể là ông sẽ không còn cung cấp phương tiện cho Vương Long được học vào bất cứ lúc nào, để bắt chàng ở nhà, phụ những công việc trong xưởng mộc của ông. Theo đuổi sự học hành trong nỗi lo âu hồi hộp đó, đôi khi Vương Long không tránh được sự chán nản, ngã lòng. Những lúc đó, Trương Tú lại lựa lời an uỉ bạn.
- Anh Vương Long ạ, anh chẳng nên ngã lòng. Thật ra, tương lai của anh sẽ sáng suả hơn hết tất cả những bạn bè cùng lớp của chúng ta. Anh có khiếu về văn chương, về âm nhạc. Một triệu người chưa chắc đã có một người có năng khiếu như anh. Chỉ cần anh cố gắng trau dồi kiến thức một chút, trao luyện thêm về sự sáng tác là anh có thể đạt được sự thành công.
Vương Long cảm động nắm chặt lấy tay bạn - Cám ơn những lời khích lệ của anh, anh Trương Tú a. Nhưng anh biết đó, dù đã quyết tâm đeo đuổi sự nghiệp văn chương, nhưng tôi chưa chắc đã có phương tiện hay thời giờ đủ để đeo đuổi được. Ngoài vấn đề phải có tiền để theo đuổi sự học, có khi tôi còn phải kiếm một việc làm để kiếm miếng ăn nếu như chú tôi thôi không thể cung cấp hoặc nuôi tôi được nữa. Anh biết đó, chú tôi quá nghèo lại đã gìa. Gần như ông không thể xốc vác những công việc nặng nhọc trong xưởng mộc được nữạ Ông thường than với tôi là công việc vì thiếu người trông coi, rất kém.
Trương Tú vẫn cố gây niềm tin cho bạn - Nhưng dù sao thì anh cũng không được ngã lòng. Sự thể tới đâu sẽ tính tới đó. Ngoài chú anh ra, anh cũng còn bạn bè và các thầy của chúng ta nữa chứ.
Vương Long cười buồn - Các thầy rất tốt với tôi, còn bạn bè thì có anh là người thân thiết hơn cả. Nhưng chẳng lẽ tôi lại chịu nhận sự nhờ vả sao, nếu thật như có người muốn giúp đỡ?
- Anh ngại gì mà không nhận?
- Tư cách tự lập cho đời mình, anh Trương Tú a. Nếu như chú tôi là người thân thiết ruột thịt không thể giúp tôi đựơc nữa, thì tôi sẽ làm việc trong xưởng mộc, và sẽ không nhận bất cứ một ân huệ nào của bất cứ ai. Dầu sao thì cũng chưa phải là lúc đê? Nói tới chuyện này.
Thế rồi niên học dần qua. Và, đã tới ngày bãi trường ...
Chương 6 Nhà trường tổ chức lễ phát giải thưởng cuối năm, có chương trình trình diễn văn nghê. Mọi thứ đã được sắp đặt chu đáo. Vì có giọng hát phong phú nhất trường, nên Vương Long được sắp xếp cho một màn trình diễn đơn ca.
Buổi tối trước giờ trình diễn, các quan khách, phụ huynh học sinh đến thật đông, đầy cả sân trường. Trong số nữ tân khách, Vương Long đã bị dung mạo tuyệt vời của một giai nhân thu hút. Nàng chừng mười bảy mười tám tuổi, với bộ y phục trắng, nàng đứng tựa lưng vào một cột trụ gần sân khấu, đôi tay duỗi xuôi ra đằng trước, với vẻ thoải mái, tự nhiên mà thơ ngây tươi trẻ. Chiếc mũ vành to, cũng mang sắc trắng cùng với màu áo của nàng, hờ hững che trên những lọn tóc đen bỏ xõa ngang vai. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú và cao cả như dung nhan của các vì tiên nữ trong truyện cổ tích. Hai mắt nàng to đen, lấp lánh mà trầm mặc, huyền aỏ mà trong sáng, diụ dàng mà đoan trang. Giữa cảnh sắc huyên náo và rực rỡ của một đêm liên hoan, nàng đứng chung mà tưởng như đứng riêng biệt một mình. Nàng ở giữa mà tưởng như trên cao hết cả. Vẻ thanh tú cao sang của nàng, hầu như chẳng có cái gì có thể làm cho lu mờ tan biến. Vì chỉ có một số ít ghế ngồi dự khán dành cho những quan khách quan trọng, nàng cũng như một số đông khán giả, phải đứng coi trình diễn từ đầu tới chót chương trình. Vương Long đứng ngây người trước sắc đẹp diễm tuyệt của cô gaí. Trong ý nghĩ, trong tâm trí chàng, Vương Long tự nhủ chưa bao giờ chàng được nhìn thấy, được chiêm ngưỡng một dung nhan tuyệt vời như thế. Sắc đẹp của nàng đã thu hút mất hồn Vương Long. Chàng đứng ngây người sững sờ, chết lặng như tượng gỗ. Quên hết mọi sự chung quanh, để chỉ còn nhìn thấy có nàng trong không khí tưng bừng nhộn nhịp của cả một đêm văn nghê. Cho tới khi một bàn tay đập mạnh lên vai chàng tiếng vị giáo sư sắp xếp giới thiệu chương trình thúc dục - Sưả soạn đi, tới phiên anh rồi đó, Vương Long.
Vương Long giật mình, trở về với công việc của chàng. Rồi chàng được giới thiệu với khán giả. Chàng bước ra sân khấu mà tưởng như đi trong mơ. Vẫn với tâm trạng tuyệt vời do dung nhan của người thiếu nữ áo trắng tạo ra, Vương Long đứng trước diễn đàn mà tưởng như váng vất, khán giả như lu mờ chẳng còn thấy ai. Vì mọi sư. chú ý của chàng đều dành cả vào người thiếu nữ aó trắng. Vương Long cảm thấy chàng cất tiếng hát lên là để dành riêng tặng nàng, để riêng một mình nàng nghe. Chàng hát hay tới nỗi ngoài cả sự tưởng tượng của chính chàng. Dứt bản nhạc tiếng vỗ tay rào rào nổi lên. Khán giả yêu cầu Vương Long trình diễn thêm một nhạc phẩm nữa. Vương Long tiếp tục và khi bài hát thứ hai được ngân dài, cao vút ở câu cuối, tiếng vỗ tay và những lời tán thưởng lại vang lên. Rồi, những bông hoa từ dưới khán đài tới tấp tung lên. Trong số những người tung hoa tặng chàng, Vương Long nhận ra người thiếu nữ đưa tay lên đầu, gỡ khoỉ mái tóc của nàng ra một bông lan tím. Nàng tung lên tặng chàng. Trái tim Vương Long đập nhịp muốn nhaỷ bung ra ngoài. Mạch máu chàng muốn vỡ tung! Trong ý nghĩ xôn xao ngây ngất, niềm phấn khởi say mê nung đốt lòng chàng.
- Nàng tặng hoa cho mình! Nàng tán thưởng tiếng hát của mình!
Ôi nếu như cuộc đời có thể thành tựu, nếu như những giấc mơ có thể trở thành sự thật, thì suốt đời mình sẽ chỉ hát cho riêng nàng nghe.
Vương Long cúi đầu cám ơn khán giả. Rồi, giữa những màu sắc rực rỡ của các bông hoa, Vương Long lượm lên bông hoa lan tím. Thật, chẳng biết làm sao diễn tả bằng những lời gì để có thể nói lên cho được sự sung sướng, niềm phấn khơỉ trong lòng Vương Long khi chàng ấp ủ đóa hoa mỏng manh, xinh xắn trong lòng bàn tay. Mùi hương thoảng nhẹ làm chàng ngây ngất, tưởng như mùi hương đó chính là hương thơm vương vất từ mái tóc đen huyền, bỏ xõa của nàng mà ra. Trong niềm ngây ngất vui sướng đó, Vương Long chỉ có được một điều rõ ràng: lòng chàng tràn ngập hân hoan. Và, niềm hân hoan đó, lại là một niềm hân hoan mới mẻ chưa bao giờ chàng có.
Trở về nhà, Vương Long nâng niu, để bông lan tím trên kệ sách đầu giường. Chàng có cảm tưởng như tất cả phòng chàng đều toả ngát hương thơm của đóa hoa lan nhỏ bé. Phút chốc chàng thấy căn phòng nhỏ, nghèo nàn của chàng trở thành gía trị đáng yêụ Đó mới chỉ là dư hương của một đóa hoa cài trên mái tóc! Ôi đó chỉ là một cơn mộng thoáng qua!
Nghĩ tới đêm văn nghệ trình diễn, nghĩ tới hương sắc của người con gái áo trắng vô tình chàng được chiêm ngưỡng, Vương Long nghĩ tới nó như là một cơn mộng. Một cơn gío mát thoáng qua trong một buổi trưa hè khô cằn của tâm hồn. Có thật chăng, chỉ còn lại đóa hoa lan tím mỏng manh, qua ngày thứ hai đã bắt đầu héo úa. Quả thật, cuộc đời đã có những cuộc tương ngộ lạ lùng, những lần gặp gỡ định mệnh mà nỗi éo le, trớ trêu nhất đã dành cho tình cảnh của Vương Long. Nó đã đem đến cho chàng đầy đủ cả sự ngất ngây, rạo rực, bâng khuâng và tuyệt vọng cho tâm hồn.
- Nàng là ai? Tên nàng là gì? Vương Long nào có biết!
- Nàng là người hay là tiên nữ giáng trần? Chàng tưởng như không thể biết chắc được?
- Nàng đến từ đâu và sau buổi dự khán văn nghệ đó, nàng đi đâủ Ôi nếu như mà chàng biết được chỗ ở của nàng! Nếu như mà chàng được gặp lại nàng, nếu như chàng được quen nàng!
Một tuần lễ trôi qua, tâm hồn chàng mỗi ngày mỗi thêm nặng triũ vì những suy tư về nàng. Nỗi nhớ thương, vọng tưởng và tuyệt vọng dằn vặt tâm tư, tưởng như càng lúc càng chồng chất, chới với không thể nào khuây khoả được, thì một đêm hồn thơ trở giấc, chàng ngồi vào bàn, nhìn cành hoa tím nhỏ héo tàn mà tưởng như còn ngợp ngát hương. Chàng sáng tác ra một bài thơ, với tựa đề "Lan Tím Tình Sầu. Suốt đêm, chàng rạo rực say mê với bài thơ không ngủ. Sáng hôm sau, Vương Long chép lại bài thơ gởi cho một tuần báo văn nghệ với hy vọng được chọn đăng.
Sau khi gởi bài thơ đi rồi , tâm hồn Vương Long mới bớt đi một phần nào suy tư dằn vặt, nhưng không phải vì thế mà chàng đã bớt vương vấn ngất ngây. hết: Một, xem tiếp: Hai 




#119
Hơn 5000 euro là số tiền phải trả cho một vé xem trận Milan - Liverpool, được hãng tin Reuters ghi nhận tại Athens (Hy Lạp), trong khi giá ban đầu chỉ khoảng 100 euro.




Chừng hơn 50.000 CĐV của Liverpool và Milan đã sang thủ đô đất nước Hy Lạp. Rất nhiều người trong số này chẳng hề có vé. Và điều đó càng khiến cho "thị trường tự do" hoạt động hết sức sôi nổi.

Theo hãng tin của Anh, đã có một người bị thương ở đầu và lưng, sau khi khoảng 50 CĐV đến từ xứ sở sương mù tranh giành nhau mua một chiếc vé "chợ đen".

Một người khác cũng bị thương ở đầu và ngực - kết quả của cuộc ẩu đả giữa khoảng hơn 100 CĐV say rượu. "Cả hai đều đã được đưa tới bệnh viện. Những vết thương không nghiêm trọng lắm", một cảnh sát Hy Lạp cho biết.

#120
Hôm nay, Tiểu ban kỷ luật giải V-League đã ra quyết định xử phạt đối với CLB Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn sau sự cố khán giả gây náo loạn trên sân QK7. Theo đó, họ phải nộp 30 triệu đồng và tổ chức trận đấu kế tiếp trên sân nhà không khán giả.

Lý do là BTC trận đấu hôm chủ nhật vừa qua đã không đảm bảo an toàn trật tự, để khán giả ném nhiều vật lạ xuống sân gây ảnh hưởng đến chuyên môn của cuộc so tài giữa TMN.CSG và Halida Thanh Hóa. Trận này bị hoãn lại giữa chừng ở hiệp hai (khi CSG đã dẫn 2-0), và hai bên sẽ đá nốt những phút cuối trên sân trung lập không khán giả vào chiều 1/6.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội