Truyện ngắn Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Started by NgaC, 06/01/07, 22:44

Previous topic - Next topic

NgaC

Truyện ngắn : 
Cúc đắng

Bọn tôi đến đỉnh Khau Nọi mất khoảng ba mươi phút, từ thị trấn. Từ trên đỉnh đèo, đám con trai tắt máy, thả xe lao vun vút xuống dốc làm những đứa con gái ngồi sau kêu ré lên. Lác đác vài ngôi nhà sàn cũng lướt qua. Những người dân đang cặm cụi trên nưng ở mấy qủa đồi bên đường phi ngẩng lên vì đám thanh niên áo xanh áo đỏ. Song có lẽ, họ không ngạc nhiên. Những ngày cuối tuần, nhất là vào mùa hè thì không ngày nào thanh niên ngoài thị trấn không kéo nhau qua đây.
Hết dốc, qua hai cái cua tay áo là đến thác Đăng. Từ trên đường đã nghe thấy tiếng nước xô ào ào từ trong núi ra. Nước chy tràn trên những tng đá lớn. Cm giác như cả một vạt núi lớn đắm mình trong nước. Không phi đổ ào ào từ trên cao, mà giống như con suối cứ chảy miệt mài từ những ngọn núi phía sâu bên trong. Những người bạn ào xuống – kẻ học xong về thị trấn công tác, đứa làm ở xa, chỉ những dịp có cưới xin thì về gặp nhau một ngày như này. Tôi ngần ngừ, cố nán lại trước sân ngôi nhà nhỏ bên đường. Cửa khép hờ. Nó đã là một ngôi nhà gỗ thay vì bốn bức tường là nứa ép cách đây sáu năm. Sau ngôi nhà, ở dưới kia, nước thác Đăng vẫn đang ào ạt chảy về phía Khuổi Măng.
Ngày ấy, con đường từ thị trấn vào thác Đăng không dễ đi như bây giờ. Nhất là đoạn đèo Khau, đá nổi lên trên mặt đường xanh bóng như đầu ông sư, đừng nghĩ đến chuyện th xe lao xuống như gió để có cm giác mạnh. Chúng tôi vẫn hay đi xe đạp vào thác chi, mất hn một tiếng đồng hồ cho quãng đường hn mời cây số toàn đèo dốc. Mà hầu như là dắt bộ. Không có một nhà dân nào ở gần thác Đăng nên chúng tôi phi gửi xe cách đó gần ba trăm mét. Nhà của gia đình Mè.
Tôi không phi là người để ý Mè đầu tiên, mà là thằng Hùng, thi sĩ của lớp tôi. Đúng là nổi tiếng nhạy cm, nó bo với tôi, con bé nhà gửi xe có đôi mắt ướt át thế rồi thì không chịu sống ni rừng thiêng nước độc này đâu. Không chú ý lắm tới lời Hùng nhưng tôi chú ý đến Mè khi nó đa cho tôi đôi dép nhựa trắng có quai hậu, giọng rất trong :
- Chị đi dép em vào thác khỏi trơn.
Tôi ngạc nhiên vì không hiểu tại sao thay vì nói tiếng Nùng như mẹ nó đang nói với đám bạn tôi nó lại nói bằng tiếng Kinh rất sõi. Đám bạn cũng ngạc nhiên thì phi. Tất c chúng nó đều nói được tiếng Tày hoặc Nùng, duy nhất tôi là lớ ngớ dù đã sống từ bé ở phố huyện miền núi. Mè chỉ nói một câu duy nhất ấy rồi chạy ào vào trong bếp. Tôi nghĩ, như thế nó cũng đã bạo dạn lắm rồi. Những đứa trẻ ở đây, gặp chúng tôi dọc đường, có hỏi gì chúng cũng im thin thít dẫu có hiểu những điều đang được hỏi. Nghe mấy đứa nói, Mè đã học hết lớp chín nhưng thi tốt nghiệp không đỗ. Nó ở nhà và đang có mấy nhà đến hỏi về làm dâu. Thằng Hùng cứ cười mủm mỉm về điều ấy mãi.
Sau lần đi thác ấy, lớp chúng tôi tốt nghiệp. Đa số xa thị trấn đi học chuyên nghiệp. Đợt nghỉ hè nào về, cũng lại tụm năm tụm by kéo nhau vào thác Đăng. Con đường dễ đi dần vì Chính phủ đã bắt đầu dự án nâng cấp quốc lộ 279 từ Bắc Cạn đi qua thác Đăng. Màu áo xanh của những người công nhân miền xuôi xuất hiện giữa màu xanh của núi rừng Khuổi Măng, giữa tiếng rì rào của thác Đăng. Những chiếc xe ka-mat chạy rầm rầm từ sáng tinh m cho đến khuya. Tất c những điều ấy nh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người dân ni này. Ngay cả với Mè.
Năm tôi về thị trấn thực tập, mấy đứa lại kéo nhau vào thác Đăng. Một ngôi nhà vách nứa xuất hiện ở ngay bên đường chỗ rẽ xuống thác. Tôi sững sờ khi nhìn thấy Mè bước ra từ trong nhà với đứa trẻ trên tay. Khi ấy tôi hai mươi tuổi. Mè đang mười bảy. Nhưng không có thằng Hùng trong chuyến đi này. Hùng đã đỗ báo chí và mùa hè nó ở lại luôn Hà Nội làm thêm ở một toà soạn. Chắc chắn Hùng không thể ngờ, cô bé mắt ướt năm nào đã trở thành một bà mẹ. Giọng nói vẫn trong nhưng ánh mắt của Mè nhìn tôi không như lần gặp đầu nữa :
- Chị về chi?
Tôi khẽ gật đầu và lẳng lặng bước vào nhà. Một chiếc giường. Không, một tấm phản gỗ kê trên bốn cái cọc tre. Góc trong cùng là bếp với cái kiềng kê nghiêng nghiêng. Củi khô, tre nứa vứt bừa bãi. Tôi nhìn Mè :
- Chồng đâu em?
Cô bé quay ra cửa. Môi mím lại. Đứa con gái oằn người kêu ré lên. Tim tôi nhói nhẹ. Cái cảm giác lần đầu tiên xuất hiện. Sao bỗng dưng một đứa ở bản heo hút như này lại trở nên thân thiết trong trái tim tôi? Nhìn Mè vạch áo cho đứa bé bú, tôi càng chùng lòng. Lẽ ra ở tuổi này, Mè đang chạy nhảy với đám bạn ở trường như đứa em gái tôi.
Một lúc lâu, Mè khẽ cười, nụ cười mà tôi cm giác như méo mó và nặng nề :
- Nhà chị chuyển ra thị xã rồi à? Có một lần em ra tìm chị nhưng người ở phố nói nhà chị chuyển đi rồi.
Tôi ngỡ ngàng :
- Em ra nhà chị?
Đột nhiên giọng Mè nghèn nghẹn :
- Vâng, em ra ... sau khi em có chuyện. Em muốn hỏi chị... Nhưng không tìm được chị.
Tôi lờ mờ nhận ra một phần câu chuyện về Mè, về đứa bé trên tay nó. Nhưng tôi không hỏi. Tôi muốn Mè tự kể. Về những gì đã xy ra với nó.
Chiều nào Mè cũng bê chậu quần áo xuống con suối dưới chân thác Đăng để giặt, sau khi đi rừng về. Ngày trước, chỉ có một vài nhà dân gần đây nên những buổi chiều như thế thường là yên tĩnh. Nhưng từ khi đám công nhân miền xuôi lên làm đường thì thác Đăng luôn ồn ã tiếng cười nói, trêu đùa của các anh chị công nhân. Họ đến tắm giặt, bi lội và thậm chí là hát hò rất vui vẻ. Những điều ấy thật lạ lẫm và thu hút Mè. Giữa chốn sn thuỷ hữu tình như thế, xuất hiện một cô bé dân tộc xinh xắn như thế, đám công nhân ch dại gì mà không buông lời trêu chọc. Ban đầu Mè sợ, sau thì nó quen. Mà lạ, anh con trai có đôi lông mày rậm rất hay cản những lời trêu đùa bay về phía Mè. Anh ta có đôi mắt to và đen mà chưa bao giờ Mè nhìn thấy. Người ấy là Định.
Định không phi là công nhân. Anh là kỹ sư thi công. Ngày nào anh cũng qua nhà Mè rất nhiều lần. Mè ở trong bếp cũng nhận ra tiếng xe máy anh chạy qua. Có lần, chiếc xe lu đi qua, chẳng hiểu sao Mè lại ngó ra cửa bếp nhìn lên đường. Nó sững người khi thấy Định mỉm cười tưi rói bên cạnh người lái xe lu. Từ lúc ấy, trái tim mười sau non nớt của Mè đã sai nhịp. Nó như con chim rừng, ríu rít cả khi nấu cm, c khi cào thóc trên sân phi.
Mà cũng không biết Định gặp và nói chuyện với pá Mè từ bao giờ. Đi rừng về tới chân cầu thang, Mè đã nghe thấy giọng của Định vang lên trong nhà. Nó len lén lấy quần áo ra thác Đăng. Một lúc sau đã thấy Định đi xuống suối. Giọng anh rất ấm:
- Mè đi rừng về muộn vậy ? Đi cả ngày như thế có mệt không?
Anh ấy biết tên Mè? Lại còn quan tâm đến chuyện đi rừng của Mè? Mè run cả hay tay, làm cái áo tuột theo dòng nước trôi đi. Nó chưa kịp kêu lên thì Định đã nhy ùm xuống suối.
Hôm sau thì Định mang ra nhà Mè một giò phong lan to, nói tìm được trên đường đi làm. Anh đề nghị với pá Mè để anh giúp ôn bài cho Mè vào các buổi tối. Anh nói ngoài huyện có lớp bổ túc văn hoá, chỉ cần Mè tập trung ôn là thi được tốt nghiệp rồi học tiếp. Phi gần một tuần sau pá mới đồng ý. Mè cũng ngạc nhiên không hiểu sao Định lại thuyết phục được pá. Pá vẫn nói Mè không cần học nữa. Mè đi học thì không có ai đi rừng, không có ai lên nưng. Cho nên, với Mè, Định là một người thực sự phi thường.
Mè không nhớ hôm Định đi cùng Mè lên rừng vác củi về là ngày nào nữa. Hình như là một ngày giữa mùa đông. Hoa cúc đắng nở vàng rực, bạt ngàn cả triền đồi. Định cầm dao cắt được một bó to, gói vào lá chuối và đưa cho Mè. Phạ i, lần đầu tiên trong đời có một người con trai tặng hoa cho Mè. Mè run lắm. Có lẽ anh nhận ra điều ấy, Định choàng hai tay lên vai Mè. Chân nó chỉ muốn quỵ xuống. Mè sợ nhưng Mè cũng thích cảm giác ở trong vòng tay của anh, giữa mênh mang màu vàng cúc đắng ...
Mè đỗ tốt nghiệp. Pá bắt hai con gà rồi bảo Mè vào khu công nhân cầu đường mời Định ra ăn cơm. Mè ngồi trước bàn thờ mé, tự nhủ mình sẽ cố gắng thi đỗ vào trường cấp ba của huyện. Rồi sẽ ra phố huỵên học, sẽ có bạn bè như các anh chị ở phố huyện vẫn vào thác Đăng chi. Khi Định vừa bước lên bậc thang trên cùng để vào nhà, bỗng dưng Mè không thể chịu được. Nó chạy như bị ma đuổi. Chạy xuống cầu thang. Chạy về phía thác Đăng. Nôn. Phạ ơi! Mè buồn nôn quá! Mè chỉ thấy đất trời tối sầm đi ...
Mè đỗ vào trường cấp ba. Nhưng trước khi biết điểm thì Định và đám công nhân áo xanh, những cái xe ka-mat đã hoàn thành nhiệm vụ. Định là người phát hiện ra sự thay đổi trên cơ thể Mè trước ngày anh chuyển đi. Anh ngồi bên Mè dưới chân thác Đăng, khóc rưng rức như một đứa trẻ. Nhưng Mè thì mỉm cười. Mè nghĩ tới mé. ở đâu đó trên trời, chắc mé không trách Mè. Định bo anh không biết làm gì bây giờ. Mè cũng không nghĩ, chỉ một lần đi cùng nhau giữa đồi cúc đắng ấy mà Mè đã sắp làm mẹ. Mè nói, anh cứ đi làm đi, khi nào anh quay về với Mè cũng được. Mè sẽ xin pá cho Mè nuôi con. Mè sẽ xin pá làm cho Mè ngôi nhà bên thác Đăng để chờ Định trở lại. Mà anh đừng khóc thế, Mè có trách gì anh đâu. Mè thưng anh thật lòng, như thưng mé, thưng pá...
Từ lần ấy, tôi đi làm, dạy ở thị xã. Cũng ít về quê. Có về thì cũng không còn kịp kéo bạn bè vào thác Đăng. Tôi cũng gần như quên Mè, quên câu chuyện không bão giông nhưng xót lòng của nó.
Lần này về, con đường đã xanh nhẵn màu nhựa đường.
Tôi bước lại gần cánh cửa gỗ, khẽ gọi :
- Mè ơi!
Không có tiếng tr lời. Tôi lên giọng to hơn :
- Thưng ơi!
Một đứa bé gái chạy ra. Mắt ướt đây rồi. Bây giờ Thưng đã được gần sáu tuổi, chuẩn bị vào học lớp một. Con bé khe khẽ :
- Bá là bá Quỳnh?
Tôi ngỡ ngàng.
Con bé không để tôi kịp nói gì. Nó chạy ù vào trong buồng rồi ào ra với một bức nh trên tay. A! Bức nh Hùng chụp trộm khi tôi ngồi nói chuyện với Mè. Tôi ôm bé Thưng vào lòng :
- Mé đâu con?
Con bé nói rất sõi tiếng Kinh :
- Mẹ Mè đi rừng. Mẹ Mè dạy con gọi bá Quỳnh là mẹ Quỳnh. Gọi bố Định nữa cơ. Bố Định con về mua cho Thưng nhiều quà lắm mẹ Quỳnh nhá!
Tôi lắp bắp trước mặt một đứa trẻ :
- Bố Định đâu?
- Bố Định lại đi công tác rồi.
Trời đất ơi, tôi không thể tin được. Số phận? Hay tình yêu của con người? Tôi cứ ôm chặt con bé Thưng, mãi đến khi Mè bước vào nhà ...
Mè bật khóc khi nhìn thấy tôi. Nó lao đến ôm tôi như chị em ruột lâu ngày không gặp. Thì ra Định đã trở lại làm đăng ký kết hôn. Anh lại tiếp tục đi những công trình như đã làm ở quê Mè, lâu lâu lại về thăm hai mẹ con Mè. Không đám cưới. Không đón đưa. Mè cũng không muốn về xuôi. Thỉnh thong bà mẹ miền xuôi đi ô tô lên thăm con dâu, cũng đi rừng với Mè, cũng tắm giặt dưới chân thác Đăng. Họ đang cố gắng để năm tới Định xin chuyển công tác về huyện này. Qua đỉnh Khau Nọi rồi thì mấy núi mấy đèo nữa mà chẳng qua.
Mè bế bé Thưng cùng tôi xuống thác chân thác Đăng. Bên suối, cúc đắng xanh rì. Mè nói, nó đã đem từ trên rừng về trồng ni này. Nhưng không bao giờ Mè hái lá hay hoa bên suối. Bé Thưng bị mẩn ngứa đầy người. Ngày nào Mè cũng lên rừng lấy lá cúc đắng về đun nước tắm cho con. Thưng cũng có đôi mắt giống như Mè nhưng khuôn mặt, nhất là cái mồm thì giống Định lắm. Mè nói với tôi điều ấy, bằng giọng nghèn nghẹn nhưng lại mỉm cười. Tôi chợt nghĩ, nụ cười ấy mong manh, dịu dàng nhưng sao chan chứa yêu thương? Giống như cúc đắng giữa mùa đông lạnh giá.


Lạng Sơn : 8.2006
Nguyễn Thị Quỳnh Nga.

vitconhocve

VOVA đâu vào đây cộng điểm cho chị Nga nèo
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

hoatim

chuyện hay quá......em thích đọc chuyện của QÙNH DAO chị ạ nhưng đọc chuyện của chị cũng rất hay....và cảm động.
trên con đường một mình em về nơi chốn tha hương ,cơn đau xa người còn thắm môi hôn nhớ về ai?....~bàn tay như cố kéo những ước mơ đã mai xa rồi
những tháng năm tàn phai hình bóng thôi còn ai??

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội