Tạp Văn của Thảo Hảo

Started by saos@ngmo, 13/09/06, 20:06

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Mình rất thích những tác phẩm của Thảo Hảo, và tình cờ đọc được 1 topic trên VNthuquan thì thấy có 1 bộ sưu tập nho nhỏ, post lên để các bạn cùng thưởng thức.

150 diễn viên = 75 cân thịt?

Buổi sáng, mở báo ra, ở trang 2 có một cái ảnh, chụp một lũ trẻ con chăm chú xem một đàn vịt trượt cầu tuột xuống hồ nước. Bên cạnh là tin: 150 "diễn viên" vịt ... bị thiêu

"150 diễn viên vịt tại khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số Củ Chi đã phải chia tay vĩnh viễn với sàn diễn vì bị tiêu hủy toàn bộ để tránh dịch cúm gà. Như vậy du khách còn lâu mới lại được xem tiết mục xiếc vịt độc nhất vô nhị ở đây, vì ngay cả khi dịch cúm gà đã được khống chế thì phải mất ít nhất nửa năm mới 'đào tạo' được một đàn diễn viên vịt khác để biểu diễn..."

Khi đem đi thiêu sống 150 con vịt đã được huấn luyện, hàng ngày vẫn biểu diễn cho trẻ em xem, cái khu du lịch sinh thái trên hẳn đã coi hành động hy sinh của mình là một sự cao cả, hoặc cũng có thể chỉ quan niệm một cách đơn giản, là "thiêu có 75kg vịt thôi mà!", (tôi cho là nửa cân một con đi).

Trẻ con đọc tin xong, thắc mắc: "Nhưng người ta có nói bọn vịt này bị cúm đâu?", "Sao không nhốt bọn nó riêng ra, cho uống thuốc phòng? Khi nào hết dịch cho ra diễn lại?"... Trẻ con! Đúng là cái bọn máu còn ấm, chưa lạnh như người lớn. Có lẽ trong ban quản lý các sở thú, các khu sinh thái cũng nên có chúng nó.

Gần hai tháng nay, dịch cúm gà thì ai cũng thuộc. Trong chương trình thời sự mỗi tối đều có tin hủy gà. Hình như đối với những nhà làm tin, cảnh bỏ gà chết vào bao, vứt xuống hố là chưa đủ sinh động và thời sự, nên có thêm rất nhiều cảnh nhồi gà lớn đang giãy giụa, vứt gà con đang vùng vẫy vào lửa.

Báo chí cũng sôi nổi đưa tin. Trên một tờ báo thứ Hai vừa qua giật tít lớn: "Một số tỉnh mạnh tay tiêu hủy gà sống", và bức xúc hỏi: "Bao giờ mạnh tay hơn trong tiêu hủy gà sống?", nghe thật đáng sợ (cho người viết báo). Giá như người viết bài nào, người làm tin truyền hình nào trong nhà cũng đang chứa chấp vài con gà, thì may ra trong cách đưa tin mới có được sự thương nông dân. Người nuôi gà trông chờ vào cả đàn gà. Giờ vì việc chung, cần bảo vệ cộng đồng mà phải đem chúng đi giết, thì phải giết. Nhưng đó làm cơm áo, là mồ hôi, là cả những dự định bị tan tành của người ta, chưa kể, đó còn là tình cảm của người ta. Cúm gà là một "tai nạn". Người đưa tin, làm báo ắt không thể đứng ngoài dửng dưng tường thuật tai nạn của người khác theo cái lối "máu lạnh" đó được.

Cho nên, thỉnh thoảng đọc được những tin "đầy tính người" về dịch bệnh thì mừng vô kể, thí dụ như tin người ta không tiêu hủy đàn cò ở vườn cò, mà tận tâm vệ sinh vườn cò để bảo vệ chúng; Hay Thảo Cầm Viên TPHCM với kế hoạch "nội bất xuất, ngoại bất nhập", xịt thuốc chuồng để giữ cho đàn chim khỏi dịch... Cũng thế, hôm trước, trên một tờ báo có đăng một bức ảnh thật cảm động, chụp một con gà con đang được bế cho uống thuốc chủng. Đó cũng là ảnh nói về cúm gà, nhưng cúm gà ở một nước khác. Chắc chắn là ở nước đó, người ta cũng phải tiêu hủy gà bệnh, gà dịch thôi, để ngăn ngừa dịch; Nhưng cái quan điểm mà người chụp ảnh kia và tờ báo kia muốn mang đến cho người dân là quan điểm "cố bảo vệ mầm sống", dù đó là mầm sống của một con vật thấp kém hơn ta rất nhiều. Và thật ra, không biết động lòng trước mầm sống thì làm sao bảo vệ mầm sống được?

Thế thì, cứ yêu thương con vật đi, còn con người thì sao? Những người mất mạng vì cúm gà thì sao? Người ta sẽ thộp cổ tôi mà hỏi.

Cho đến hôm nay, báo chí vẫn đưa tin theo kiểu: "Đã có 119 người vào viện vì viêm phổi do virus (nghi do cúm A). Trong đó xác định có 15 người là cúm A. Tử vong 10 người."

Đọc tin đưa theo kiểu này, hai con số sau có lẽ sẽ gây chú ý nhất: 119 và 10. Không ai rảnh mà làm phép tính
119 - 15 = 104

104 là số bệnh nhân mà người ta chưa xác định được là cúm gì, bệnh gì. Cứ ghi vào cho chắc ăn là "nghi cúm A" cái đã. Và nếu những người đó khỏi bệnh, ra viện, bác sĩ sẽ thở phào, "Không phải cúm A", mà cũng không tìm hiểu xem, vậy thì thực chất họ mắc phải chủng virus gì mà cũng làm sốt cao, khó thở... như cúm A? Cách đưa tin như thế, tuy có tác dụng làm người ta không liều ăn thịt gà bệnh nữa, nhưng thực ra lại rất lù mù, không thực chất, làm hốt hoảng không đúng mức, chưa kể là còn che lấp những bệnh khác.

Nhưng thôi, tôi cũng phải kết thúc bài, bằng cách quay trở lại cái tin ở đầu bài:
"...Để thay thế tiết mục vịt bị xóa sổ này, khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số đã xây dựng tiết mục mới là đua heo cũng khá hấp dẫn và độc đáo."

Thương thay, mấy con heo! Rơi vào tay cái ông khu du lịch máu lạnh này, thì dù có giỏi giang đến mấy, cũng đừng mong được bảo vệ một khi các ông ấy cần an toàn. Nhưng biết đâu đấy, may ra với phong cách "phần xác át phần hồn" của cái khu du lịch này, mà con heo - vì nhiều thịt hơn con vịt - nên sẽ sống?

Thể thao - Văn hoá, 06.02.2004

saos@ngmo

34 tỉ, 16 tỉ, và bao nhiêu đồng bào?

Tháng trước, đến làm việc tại phòng y tế xã nọ, thuộc miền núi phía Bắc, ngồi một lúc lâu và uống rất nhiều trà xong, thì xin lỗi, cả đoàn có "nhu cầu".
Nhà vệ sinh nằm ở một góc vườn xa, xây bằng gạch, ngang chừng 80 phân, cao quá đầu người một tí, cánh cửa gỗ ọp ẹp chắp vá, không khép kín nổi.
Hỏi trưởng phòng y tế, nhà vệ sinh của các anh bẩn thế này, bé thế này, làm sao anh vận động được dân trong vùng ở sạch?
Anh trưởng phòng y tế cho biết, thật đáng thương, chỉ có hai trăm nghìn đồng để làm cái nhà vệ sinh ấy thôi. Bằng gạch cơ mà. Đến cánh cửa là hết tiền, anh em phải lấy gỗ ở nhà chắp lại tạm.
Sẵn dịp, anh đưa sang nhà bếp tập thể. Hai triệu một cái bếp ăn cho nhân viên, cũng là nơi nấu nước sôi cho công việc y tế. Tiền bên trên chỉ cho chừng ấy, anh em đốn một cây mít, một cây gì nữa (tôi quên rồi) trong sân, bán lấy tiền bù vào để hoàn tất nhà.
Cả một vùng nghčo lắm, thư viện không có, rạp hát không có, trường học lụp sụp, thanh niên không có gì giải trí nên chích hút rất nhiều...
*

Trong khi đó, trên báo Tuổi Trẻ, ngày 1. 12. 04, có một mẩu tin ngắn, trong đó UBMTTQ TP.HCM đã phải kiến nghị với UBNDTP về cái kế hoạch (đã được UB phê duyệt) là dùng 34,7 tỉ đồng để biến đường Đồng Khởi - một con đường tuy trung tâm nhưng có thể gọi là ngắn - thành phố đi bộ.
Với 34,7 tỉ này, theo báo, người ta chắc sẽ lại nạy gạch (mới lát) lên, lát lại bằng granite cả lòng đường lẫn vỉa hč. Người ta lắp mấy cột điện thoại công cộng (cái thứ mà giờ gần như không ai dùng nữa, vì rất khai), rồi xây thêm các bồn hoa trang trí... Con đường sang trọng đó, xưa nay vốn không phải dành cho người Việt số đông, nay sẽ sang trọng hơn, khách Tây ghé lại vài ngày sẽ có một cái nhìn về Việt Nam hào nhoáng đầy giả tạo.
*

Còn ở Hà Nội thì sao?
Hà Nội đang hối hả lắp cho xong tượng đài "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" ở vườn hoa Vạn Xuân. Người ta sẽ dành cho cái tượng đài này khoảng 16 tỉ đồng. Tượng đài cũ đã có, nằm ở vườn hoa Bà Kiệu, cách nơi sẽ đặt tượng đài mới khoảng một cây số rưỡi. Cả hai tượng đài nói chung đều phải có người chiến sĩ ôm bom ba càng, một cô gái Hà Nội... 16 tỉ để gần như lặp lại một cái đã có, chỉ có những thành phố lớn mới vô tâm trước cái nghčo của đất nước như thế.
*
Thế đấy, đất nước ta, mấy chục tỉnh thành như mấy chục anh em, lại là anh em con nhà nghčo, vậy mà lại rất đúng với câu "anh em kiến giả nhất phận". Thành phố lớn thờ ơ trước khó khăn và bế tắc của các thành phố bé. Nếu cán bộ thành phố lớn có hôm nào đi ngang qua một thị xã đìu hiu, thì chắc cũng chỉ thấy hả hê trong lòng, "thằng này thua mình xa".
Thành phố lớn sẽ nói, mỗi vùng có một nhiệm vụ, một đặc thù, tiền chi mỗi nơi phải mỗi khác.
Nhưng dùng 34,7 tỉ phố đi bộ để nâng cấp 34 cái trường học miền núi, hay dùng 16 tỉ tượng đài để cải tạo 16 trung tâm y tế xã, các vị thấy cái nào mang tính "vì đồng bào" hơn?
Chúng ta vẫn có phong trào Thanh niên Tình nguyện để dạy cho sinh viên cái tinh thần tương trợ những người yếu hơn mình. Nhưng sinh viên chỉ là những người chưa là gì cả trong guồng máy. Họ đến với hai bàn tay và tình cảm của họ, để đào mấy con mương, làm mấy cái cầu khỉ. Rồi cái nghčo ở một vùng xa vẫn hoàn nghčo, khoảng cách thành thị-nông thôn chẳng thu ngắn lại được sau mấy tháng hč. Sẽ chỉ là vô ích và hình thức, nếu chính cái tinh thần tương trợ ấy không có trong bản thân những người đứng đầu các tỉnh thành.
Nhưng thôi (có thể tôi nghĩ sai?), biết đâu trong chiến lược của các vị lại có mục cứ giữ nguyên những vùng nghčo đói, để mùa hč còn có nơi mà giáo dục thanh niên hai chữ "đồng bào"!

saos@ngmo

Ŕ ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói...

Chuyện như sau: Có một anh phóng viên gặp một quan chức ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói trắng ra cho rồi: ông Phó Cục trưởng.
Anh phóng viên so sánh kiểu "chạm tự ái": nước người ta có những công trình lớn, nghiên cứu các mầm ngộ độc, để kịp thời phát hiện mà cảnh báo cho dân. Còn nước ta ít làm như thế. Đợi ngộ độc rồi mới (bị động) lật ra xem đó là cái gì.
Ông Cục phó bảo, anh nói sai rồi. Hai năm nay, chúng ta cũng nghiên cứu, phải gọi là "chủ động" chứ!
Anh phóng viên (là người hay ăn hoa quả?) cãi lại: thế cái nghiên cứu cách đây hai năm, về độc chất trong hoa quả Trung Quốc, sao mãi các ông không "chủ động" đưa kết quả ra cho dân biết?
Ông Cục phó nói, kết quả có rồi. Nhưng tại chúng tôi đưa táo lê Tàu đi 3 nơi xét nghiệm. Mà ba nơi này, mỗi nơi thiết bị, thuốc thử, phương pháp khác nhau, nên cho kết quả khác nhau, không thống nhất được, nên không thông báo được. Vả lại, mẫu táo, lê chúng tôi đem đi xét nghiệm ít quá, không nói được.
Anh phóng viên bảo, gì mà kỳ vậy, thế theo Tiến sĩ (ông này tiến sĩ nhé), chừng nào mới có một cách làm việc khoa học để có kết quả chính xác?
Ông Cục phó nói: Ŕ ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói...
Anh phóng viên vẫn dai dẳng: thế sao không thuê chuyên gia nước ngoài xét nghiệm cho chính xác? Cả một dân tộc ăn táo lê Tàu cơ mà...
Ông Cục phó nói, thôi đi, đắt lắm. Vả lại, cái gì chúng ta đã làm rồi thì không làm nữa. Hơn nữa, xét nghiệm chỉ là xét nghiệm, trong khi chỉ cần "chủ động" nhìn lâm sàng (trợn mắt, tê môi, co giật, chết?) thì biết ngay là ngộ độc chứ gì!
Và giải pháp cuối cùng cho vệ sinh và an toàn thực phẩm, theo ông, là: giáo dục dân, "địch vận" các cơ sở kinh doanh, sản xuất. Tuyên truyền là hàng đầu.

Tuyên truyền, giáo dục là hàng đầu. Nhưng cho đến bây giờ, chỉ vì kết quả của ba phòng thí nghiệm cho ra khác nhau mà những bà nội trợ chúng ta vẫn chỉ nghe phong thanh về chất độc trong hoa quả Trung Quốc, cho nên vẫn khó mà cầm lòng được trước sự mơn mởn, rực rỡ của chúng. Không ai cho một bảng phân chất rő ràng, cho nên chúng ta đành chỉ biết thắc mắc về sự quá trắng của bún, quá dòn của rau câu, quá to của đu đủ... Và cái nền ẩm thực của chúng ta đây phải chăng là một nền ẩm thực đầy nghi ngờ? Bố mẹ vẫn can con cái bằng một câu mơ hồ: "Đừng ăn cái đó, độc lắm." Độc cái gì, may mà con cái không vặn lại, vặn lại thì bố mẹ bí. Sự bí lời giải thích cũng như sự nghi ngờ bao giờ cũng đến từ sự thiếu thông tin. Ở đây lại là cái thiếu thông tin từ một Cục với ông Cục phó quan niệm rằng công việc mình chủ yếu là thông tin cho dân đầy đủ!
Cứ xét theo tên gọi, thì nếu bạn là vua, có phải Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn thực phẩm phải là kẻ nếm trước bạn? Phải là kẻ nhìn thấy đôi đũa bạc ngả xám đen trước khi bạn thấy? Còn nếu để bạn trợn mắt, chảy dãi rớt rồi, kẻ kia mới chạy đến và (chủ động) hô to: "Thạch tín!", thì kẻ ấy đáng chịu tội gì?
"Ŕ ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói..."
Bởi vì, ông Cục phó kia đã giải thích việc phân chia quyền lực như sau: quản rau sạch là bộ Nông nghiệp. Quản thuốc trừ sâu không đúng cách là Cục Bảo vệ thực vật. Tác động của rau bẩn, thuốc độc thì không thấy nói ai quản, chỉ thấy anh bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vùi đầu vào nghiên cứu. Thậm chí có báo cáo lên là có tác động đến sức khỏe thì Bộ Y tế chỉ có chỉ đạo, đề xuất thôi, chứ cũng không quản. "Vấn đề nào thì Bộ ấy nghiên cứu", ông nói. "Được hay không là do phối hợp liên ngành".
Cho nên cái Cục của ông muôn đời chẳng bị sao cả. Nhưng cái đáng buồn ở đây là cái thái độ của ông. Ông là quan chức mà không hề điên tiết lên trước cái cơ chế "đổ tội liên ngành" - một cơ chế tù mù không quan tòa tối thượng làm người ta nhụt chí làm việc. Ông ẩn náu vào đó mà ung dung trả lời phỏng vấn. Nếu bạn đọc tận mắt bài phỏng vấn này, thì bạn sẽ thấy thái độ của ông thật chẳng khác gì thái độ của một... ông Tây thực dân, nghĩa là thờ ơ với tính mạng con người và với cả... thức ăn bản xứ; như thể cái mà dân ta đưa vào miệng không phải là cái mà ông đưa vào mồm.
Thế ông đưa cái gì vào mồm?
"Ŕ ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói..."

saos@ngmo

#3
Ai cho mày chê con tao xấu?


Tôi xin tóm tắt một tí cho tiện dòng theo dői:
Phim Vua Bãi Rác được chiếu ở rạp. Tôi đi xem về và viết bài chê.
Sau đó đạo diễn của phim (ông Đỗ Minh Tuấn) viết lại một bài chê cái bài chê của tôi, mắng là tôi đã chê sai. (**)
Rồi bây giờ tôi được phép viết thêm một bài nữa.
Nhưng lần này tôi không đi cãi nhau chuyện Vua Bãi Rác làm gì nữa. Cái việc khen chê là của người đi xem phim (cũng như tôi đã là người đi xem phim). Vả lại chê thế là đủ rồi, cũng "hết chỗ chê" rồi, tôi đang thấy những chân trời mới hé lộ ra tươi sáng hơn cho bài tuần này đây.
Đó là tôi thấy cái bệnh: AI CHO MÀY CHÊ CON TAO XẤU?
1.Hãy tưởng tượng, bạn là nhà đạo diễn phim, 50 năm sau, nếu may mắn phim của bạn chưa mốc trong kho lưu trữ, nó sẽ được chiếu lại trong rạp. Rồi một khán giả về nhà viết lại cảm xúc hôi hổi của mình về bộ phim. Bài viết đăng lên báo. Bài viết có thể sai bét (theo bạn), người viết chẳng hiểu gì ý đồ của bạn, không thấy hết cái mà bạn muốn nói, lại còn áp đặt những ý đồ của anh ta vào...
Giả sử, lúc đó bạn đã "xanh cỏ" rồi, bạn làm gì nào?
Bạn hiện hồn về bóp cổ?
Bạn đi đến từng nhà độc giả của tờ báo, nói thì thầm ma quái giữa cơn mơ: "Sai bét rồi!"?...
Tóm lại, bạn chẳng làm gì được. 300 năm sau, người ta khóc hay cười cho phim của bạn, bạn cũng phải chịu thôi.

2.Một trong những cái thú nhất của người chuyên làm báo tường trong cơ quan như chúng tôi là: rình rập.
Khi báo dán lên cái bảng chung rồi, cả bọn nhấp nhổm rình xem phòng tài vụ đã lên đọc chưa? Phòng quản trị đã tới xem chưa? Có cười không? Có cau mày không?... Ai cau mày không hiểu thì xông ra hỏi liền, vì sao cau mày? Rồi giải thích ngay, viết thế có nghĩa là thế này, thế này... Một cái cơ quan bé tí, chỉ có chừng 40 nhân viên, rình chừng hai ngày là đã có đủ danh sách ai thích, ai không thích, và cũng có thể thu phục hết cái đám không thích mình.
Nhưng ở một nước 70 triệu dân, thì rình mò dư luận như thế là chuyện thật không nên làm (làm sao cho xuể!), chưa nói đến chuyện cố bịt dư luận, là việc nghệ sĩ (thật) không nên bắt chước bọn làm báo tường mà dính vào.
Một bộ phim anh chiếu ra, thì tốt nhất là anh nên coi nó như sự đã rồi, và mình đã chết rồi. Tiền (nhà nước) đã mất, tâm sức (anh) đã bỏ vào, việc bây giờ là của người xem. Anh không có nhiều phép như Tôn Ngộ Không để hóa thành 100 anh con con, bám vào tai của 100 khán giả trong rạp, thuyết minh cho họ cái chủ đề của anh, giải thích cái triết lý của anh, ngăn chặn kịp thời cái cau mày của họ. Họ có quyền có những nhận xét của họ, tùy theo kinh nghiệm và trình độ cá nhân, và cái tính đa chiều lắm hướng đó trong cảm nhận tác phẩm mới là cái hấp dẫn của nghệ thuật.
Chưa kể, quay lại phần 1 của bài, nếu anh đã chết rồi, thì vô phương, nghệ sĩ ạ. Tác phẩm của anh như con mồ côi, anh không bảo vệ nó được nó rồi. Muốn bảo vệ nó, đáng ra anh phải chuẩn bị cho nó có những phẩm chất đủ để chống chọi ngay khi không có mặt anh kìa. Có nghĩa là, thưa đạo diễn, phim của ông làm ra rồi thì cũng như con ông vứt ra giữa chợ. Chúng tôi thấy nó xinh thì chúng tôi khen. Chúng tôi (mắt mù) thấy nó xấu thì chúng tôi chê. Đó là quyền của khán giả - người đi chợ. Nếu ông hỏi: "Ai cho chúng mày chê con tao xấu?", thì chúng tôi sẽ trả lời: "Tại ông đã tự nguyện vứt nó ra giữa ''rạp đời''."

3.Hỡi nghệ sĩ, đừng bắt chước bọn báo tường chúng tôi. Hãy tập câm, tập mù, tập điếc. Ai khen không cười, ai chê không giận, cắm cúi mà làm việc. Người ta không hiểu mình trong khi mình có giá trị thật thì trăm năm sau thể nào cũng có thằng sáng mắt nhìn ra. Mà nếu may thì có khi cũng chẳng phải đến trăm năm sau, ngay tuần sau, số báo sau, đã có người nhận ra mình rồi, và kinh phí làm phim năm sau lại rơi vào tay mình tiếp. Chưa kể còn hàng ngàn khán giả âm thầm khen mà mình không biết (tại họ không viết thành bài), và cũng không loại trừ được trường hợp xấu là có hàng ngàn khán giả khác đang chê ở nhà mà mình không hay. Hì hục phá cái chóp con của tảng băng trôi làm gì cho nó mệt.
Nhưng thôi, tôi chưa có con, hoặc đứa con tinh thần của tôi cũng vớ vẩn, nên tôi chưa hiểu được tâm lý quý con. Có lẽ phải làm nghệ thuật thực thụ, mà là làm nghệ thuật như một số người ở Việt Nam kìa, chừng đó mới thông cảm được với những bậc phụ huynh múa gậy giữa đường cấm không cho ai chê con mình xấu.

saos@ngmo

Ai khiến mày lạ?

Trong "Tôi nghe, đọc, thấy, xem" tuần trước của Khuê Văn có bàn về việc "nếu một ngày kia nhặt được vật lạ" [ talawas 11.04.2003 ].
Khuê Văn cho rằng, nếu bỗng nhặt được vật thể lạ, người Việt ta sẽ về gọi mọi người cùng ra xem, sau đó cãi nhau như mổ bò mỗi người một ý, tiếp đó mỗi anh tự về bắt chước làm một cái vật na ná với cái vật lạ mà họ chưa biết gọi tên kia. Còn cái tên gọi thật, bản chất thật của cái vật đó, là việc cần biết nhất thì vẫn không ai biết...
Thưa bạn Khuê Văn,
Bạn nói chẳng có gì sai, duy có việc là bạn sống trong một đất nước có hẳn những cơ quan có thể giúp ta giám định vật thể lạ, vậy mà trong toàn bài của bạn không hề có một chữ nào nói đến vai trò của họ là sao? (xem tôi chụp mũ nhé!).
Bởi vì, ở nước ta, bản thân việc nhặt được vật lạ chưa phải là tốt hay xấu, mà phải đợi cho có kết luận của cơ quan chức năng sau khi xem xét mới biết là rủi hay may. Chính điều này nhiều khi làm ta lưỡng lự khi bất chợt thấy một vật lạ trên đường.
"Có nên mang về không? Có nên hét lên cho mọi người biết là nó "lạ" không?" ta tự hỏi.
Bởi vì ta đã biết bố mẹ chúng ta hình như hơi sợ những cái gì là "lạ", họ cho rằng hệ tiêu hóa của chúng ta còn non nớt. Nếu chúng ta hét lên, họ giấu béng vào tủ, và chúng ta cũng mất luôn cả cái cơ hội gọi bạn bč đến mà thảo luận về bản chất cũng như tên gọi của cái vật lạ kia.
Nếu bạn thường xuyên sống trong tâm trạng "không-để-bố-biết-mình-nhặt-được-vật-lạ", thì lâu dần, bạn sẽ mất thói quen ngắm nghía vật lạ ngay cả khi nó nằm hẳn trong lòng bàn tay. Trong khi con cái nhà người ta, được bố mẹ khuyến khích đi tìm cái lạ, sẽ băng rừng, vào núi, mang về những thứ lóng lánh để mà tự hào. Cũng có khi mang về, bố mẹ nó sẽ cho nó biết, vật này thường lắm, chẳng lạ đâu con, khiến nó thất vọng vứt đi, thì ít nhất cái cuộc hành trình đi tìm cái lạ của nó cũng đã là một phần thưởng.
Thế đấy, người Việt Nam ta là con nhà lành, bố mẹ cẩn thận (có lý do). Cẩn thận dạy con tránh vật lạ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, với những bài văn không được đi trệch lối, sách đọc tham khảo thì chỉ nên đọc tác giả này (tức là thầy) mà đừng đọc tác giả kia, không thì điểm kém. Cẩn thận tránh ngắm những triển lãm nhìn-mãi-không-hiểu-ý; tránh cho nhau đọc những từ ngữ mạnh bạo, tình tính dục gì đó - những cái có thể đề cập đến tận đáy sâu con người; Ở tầng nông, lửng lơ thôi, vì đáy sâu là đáy lạ, không ai xuống tận nơi thẩm tra được.
Chúng ta đã được giáo dục để tránh xa cái lạ, đến mức gán cho cái lạ đến 70% là nguy hiểm. Trước những vật thể lạ, chúng ta không dại mà cầm lên ngay, dí sát vào mắt tìm tương quan thị giác như người Pháp, càng không mạo hiểm lắc lắc bên tai tìm tiếng nhạc như người Đức, càng quyết không đập vỡ xem cái bản chất, cái tận cùng của nó là gì, như chú Tây Ban Nha...(những cái này tôi lấy ở đọan trích trong bài của Khuê Văn, chứ "lạ" thế, tự tôi không nghĩ ra.)
Không, chúng ta không liều mạng thế. Việc trước nhất, ta phải ghi nhớ: đã lạ là nhiều phần nguy hiểm. Nên nếu thấy vật lạ, chúng ta cần rủ vài người cùng đến xem cho có nhiều kẻ cùng phạm tội. Ta đứng từ xa, và quyết không đưa ra ý kiến rő ràng. Bởi vì, nếu ý kiến của ta hay, anh bên cạnh sẽ ăn cắp mất (và đăng trên báo khác), nếu ý kiến của ta nhỡ đâu không đúng, thế thì mất mặt ta. Mà thật ra, ta không phát biểu bởi vì ta cũng không chắc được lời ta nói ra là đúng hay là sai, là hay hay là dở. Về vật lạ, ta cần có một cơ quan thẩm định, với những nhân vật ta biết thẩm định còn dở hơn ta, họ hẹn 2h nhưng 6h vẫn chưa thấy tới. Nhưng ta phải đợi họ đến, vì không thì ai là người chịu trách nhiệm trước cái vật lạ khốn kiếp tự nhiên rơi xuống cuộc đời đều đặn và an nhàn này.
Thế rồi ta oán vật lạ... Lạ làm gì không biết cơ chứ!
Cơ quan thẩm định rồi cũng tới, khi tất cả đều đã mòn mỏi. Và vì họ cũng là người Việt Nam, cho nên họ cũng sẽ im lặng, vì họ cũng hoang mang như ta...
Tất cả sẽ đợi như thế. Trăng sẽ lên. Trong ánh trăng bàng bạc mà cô độc ấy, vật thể lạ trên mặt đường tan dần, tan dần. Nó teo tóp lại, lộ rő vẻ vô hại, bợt bạt dần đi, mang theo cả cái bí mật trong lòng, trôi đi mất cả xuất xứ.
Và chúng ta ra về, hội đồng giám định về trước vì có xe con. Chúng ta ra về sau, lòng hơi buồn buồn, vì mãi vẫn không có ai sờ được đến vật lạ đó, ngửi tới nó, thậm chí đá vào nó một cái. Và nhất là, trong lòng ta lại tiếc rẻ, nếu biết nó không hại như thế này, thì lúc nãy mình đã liều khen một câu, rồi mang về, bán.

saos@ngmo

Ai sẽ làm việc này đây?

Cả đám ăn trưa xong, ra đến bãi gửi xe thì thấy ở giỏ xe mỗi người đã có một tờ rơi in trên giấy cứng, vẽ một con gấu mặt buồn bã. Nội dung:
Kính chào quý khách
Hiện nay chúng tôi có TRẠI GẤU Trọng lượng từ 150 đến 300 kg/con
Quý khách có nhu cầu lấy mật trực tiếp TỪ GẤU ĐANG SỐNG
Chúng tôi đưa đón miễn phí. Xe xuất phát vào hồi 7h30 sáng thứ bảy hàng tuần tại cổng chính công viên X, TP. HCM.
Xin liên hệ chúng tôi tại..., số điện thoại...
Quý khách có xe riêng đi đến trại theo sơ đồ sau...
(sơ đồ vẽ rất chi tiết, dễ tìm)

Hai tuần trước, trong chương trình "Người Đương Thời" của VTV3, đạo diễn Lê Hoàng - người làm phim "Gái Nhảy" - có nói về ý thức trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ bên cạnh việc làm nghệ thuật, giải trí đơn thuần. Bản thân ông là người rất quan tâm đến các vấn đề khác nhau trong xã hội (chứ không phải chỉ vũ trường). Ông là người vẫn viết các bài tiểu phẩm châm biếm, và trong chương trình Người Đương Thời này, người ta giới thiệu một bài mới viết của ông, trước một vụ việc thời sự. Bài có tên: "Điếu văn đọc trước mộ bò"[1]
Đại ý, hai mẹ con bò tót thấy một quan chức kia là rất xấu xa, nhưng mãi các cơ quan chức năng chưa phanh phui ra. Hai con bò bàn nhau, thôi thì mình hy sinh, chạy ra trước họng súng khi kẻ kia đi săn trộm, nhân cái chết của mẹ con mình, người ta mới phanh phui ra những cái tội còn to gấp trăm lần của hắn - những cái tội làm hại đến con người chứ không phải chỉ con bò, nhưng phải nhờ đến con bò thì con người mới đi tố cáo.
Tổng hợp cả lại: ý của đạo diễn Lê Hoàng về trách nhiệm công dân của nghệ sĩ, bài viết về mẹ con hai con bò tót của ông, thêm tờ rơi quảng cáo hút mật gấu sống, tôi xin thử đề xuất một chuyện sau với một số văn nghệ sĩ (và chỉ một số thôi ạ!).
Đó là lâu nay tôi thấy các vị sống một đời sống thật là phí phạm, với mình và với cả đất nước.
Sống bằng sự nhớ dai của những người yêu thơ và mến văn, đã từ lâu không sáng tác nữa, nhưng các vị vẫn an tâm, chẳng thấy cần làm gì nữa.
Nhận một thứ lương nhỏ nhoi của những cơ quan văn nghệ, các vị làm việc cầm chừng rồi la cà trong quán nước; ngây ngất hơi rượu, các vị nói những chuyện thông minh và chua cay về người này kẻ nọ trong giới văn chương. Còn cái cuộc sống cụ thể xung quanh đang ngùn ngụt thay đổi, với những tin vui đến chảy nước mắt cùng những điều bất cập, ngu dốt nghe mà tức đến nghẹt thở, đều bị các vị coi khinh, như chuyện của người khác. Coi việc khoanh tay đứng bên lề cuộc sống như một việc sang trọng, các vị chẳng bao giờ dùng ngòi bút của mình lên tiếng nói như một công dân trong cuộc.
Nhưng tôi biết, là nghệ sĩ, các vị còn yêu thiên nhiên, còn sự đa cảm, chẳng nỡ bó tay nhìn bầy gấu bị hút mật sống ngay giữa lòng một thành phố văn minh. Vả lại, đến mẹ con con bò tót còn xả thân cho công lý như thế được, chẳng lẽ ta không thể hy sinh để cứu gấu sao?
Thế thì "2 trong 1", nên chăng có người trong các vị hy sinh làm một chuyện sau:
Hãy mượn cho được một khẩu súng săn, và đi săn trộm trong rừng quý. Rình bắn cho được một con gấu. Bắn được cả hai mẹ con nó càng tốt. Rồi làm cách nào cho kiểm lâm họ túm gọn cả ta lẫn gấu.
Khi đó, tên của các vị có thể trở lại một cách tiếng tăm trên mặt giấy, dù là trong một vụ săn trộm. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Chẳng ai cần chuyện ấy, đúng không ạ! Hy sinh này chỉ cốt để cho vế thứ hai: đó là nhân vụ việc đó, người ta sẽ nói rằng "gấu là động vật quý, phải bảo vệ". Và thế thì, khi ra tòa, xin các vị cãi hộ cái câu này:
"Nếu các ông bảo là nó quý, sao vẫn để bao nhiêu đứa giết gấu dần mòn, công khai ngay giữa ban ngày?
Thưa các vị,
Lằng nhằng quá phải không? Nhưng một kế hoạch giải cứu phải có những bước zích zắc của nó. Tôi đã tính kỹ càng (tuy có hơi lẩn thẩn) từng bước để cứu loài gấu. Nhưng tới đây, tôi chợt nghĩ lại, có một yếu tố quan trọng, rất có thể làm hỏng bét kế hoạch của chúng ta.
Đó là: các vị chỉ là văn nghệ sĩ. Nếu lâu nay các vị vẫn sống vô trách nhiệm, bông đùa, không có gì là nghiêm túc, thì xã hội gọi là phục tài đó mà vẫn có phần xem thường các vị; nhìn các vị phù du như chim hoa cá kiểng, hoặc coi hành vi của các vị nhiều phần chỉ như của trẻ con hư.
Nếu người ta đã xem thường mình như thế, thì đến ngay cả khi mình phạm tội, cái tội ấy cũng có cơ bị người ta xem thường nốt.
Vậy nên, việc bắn chết gấu của các vị rất dễ bị người ta phẩy tay bỏ qua, chỉ coi là một chuyến thực tế lên mây của mấy ông làm thơ say rượu lỡ tay cò.
Và thế thì, mọi chuyện chẳng đâu vào đâu cả. Kế hoạch của chúng ta tan nát. Các vị được thả, mà gấu thì mất.
Ồ, nhưng vẫn chưa mất hết. Vẫn còn túi mật. Ngâm ra cũng được mấy bầu rượu (thơ).

saos@ngmo

Biết tin ai bây giờ?


Như thế này:
Ông bà chủ giàu sang có mỗi cô con gái rượu. Hàng ngày cô có anh tài xế đưa đi học. Một hôm cao hứng, anh ôm cô, hôn. Cô tát cho anh một cái rồi đi mách bố mẹ. Anh tài xế thế là bị đuổi việc.
10 năm sau. Cô gái đã bỏ chồng. Ông bà chủ sa sút. Biệt thự bán đi. Đã có lúc cùng quẫn cả nhà đe nhau treo cổ. Anh tài xế ngày xưa đột ngột xuất hiện, tay hoa hồng, tay chai rượu, đến cầu hôn.
Cô gái không yêu nhưng đồng ý, với điều kiện: anh phải trả cô 200 triệu và chỉ 6 tháng vợ chồng.
Họ về sống với nhau, ngay trong ngôi biệt thự cũ (anh đã mua lại).

Làm ơn lấy giấy, bút, và hãy làm bản trắc nghiệm sau, xong tôi nói bạn nghe chuyện này...
Bạn là cô con gái nói trên. Khi lấy anh tài xế, bạn vẫn chỉ mong cho hết 6 tháng hợp đồng hôn nhân trên. Những ngày đầu mới về, bạn thấy gớm mỗi khi anh chồng này đến ôm lấy bạn. Anh đụng đến người là bạn né. Cho nên:

1. Những lúc anh đùa âu yếm:
Bạn cười gượng gạo hoặc không cười, lảng tránh
Bạn liếc mắt, mắng yêu anh ấy.
2. Bạn không muốn ngủ cùng anh ấy. Buổi tối:
Bạn lên ngủ với con riêng của bạn.
Bạn khiêu khích: "Mčo mà chê mỡ à!"
3. Có một cô gái là bạn thân của anh ấy đến tìm. Cô rất đẹp, và lẳng lơ. Anh ấy không có nhà. Bạn xông ra:
Tiếp đãi bình thường, nghĩ bụng: "Có con này càng tốt."
Ghen tuông lồng lộn. Xưng mình là vợ. Làm cho cô kia mất mặt.
4. Rồi đến lúc, bạn thấy yêu anh ấy vì anh ấy quá tốt với con bạn, bố mẹ bạn, và bạn. Bạn không muốn ngủ một mình nữa. Bố mẹ bạn lại thúc giục việc ngủ chung. Anh ấy cũng muốn ngủ chung. Bạn gọi anh ấy sang phòng bạn:
Mọi việc sẽ diễn ra bình thường.
Chỉ là đóng kịch. Đợi đến khi bố mẹ bạn ngủ rồi, bạn bắt anh ấy phải quay về phòng của mình.
Rồi, bạn thuộc loại (a) hay là loại (b)?
Tôi có hỏi một số người, tất cả là (a). Tôi cũng vậy.
Thế người là (b) thì sao?
Tôi cắt và ghép lại đây cho bạn thấy (b) là người nào:
Khi lấy anh tài xế, bạn vẫn chỉ mong cho hết 6 tháng hợp đồng hôn nhân trên. Những ngày đầu mới về, bạn thấy gớm mỗi khi anh chồng này đến ôm lấy bạn. Anh đụng đến người là bạn né. Cho nên những lúc anh đùa âu yếm, bạn liếc mắt, mắng yêu anh ấy. Bạn không muốn ngủ cùng anh ấy. Buổi tối bạn khiêu khích: "Mčo mà chê mỡ à!" Có một cô gái là bạn thân của anh ấy đến tìm. Cô rất đẹp, và lẳng lơ. Anh ấy không có nhà. Bạn xông ra, ghen tuông lồng lộn, xưng mình là vợ, làm cho cô kia mất mặt.
Rồi đến lúc, bạn thấy yêu anh ấy vì anh ấy quá tốt với con bạn, bố mẹ bạn, và bạn. Bạn không muốn ngủ một mình nữa. Bố mẹ bạn lại thúc giục việc ngủ chung. Anh ấy cũng muốn ngủ chung. Bạn gọi anh ấy sang phòng bạn, nhưng chỉ là đóng kịch. Đợi đến khi bố mẹ bạn ngủ rồi, bạn bắt anh ấy phải quay về phòng của mình.
Đó là kịch "Hợp Đồng Hôn Nhân", đang diễn ở Sân khấu nhỏ 5B Vő Văn Tần. Đúng là một khối lùng nhùng của những phản ứng bất nhất. Bản trắc nghiệm trên mới chỉ ra cái sự bất nhất của cô con gái. Tôi còn có thể làm thêm bản trắc nghiệm cho hai vợ chồng ông chủ, của anh chồng cũ, và nhất là của anh tài xế. Bất nhất đến nỗi nhân vật không còn tính cách. Họ chỉ còn là những cái xác đựng những phản ứng bất chợt của biên kịch. Có lẽ trong lúc viết, biên kịch nghĩ cái phản ứng này thì gây hiệu quả sân khấu đây, và cứ thế nhồi vào nhân vật, bất kể lúc đầu mình định nặn nó thành người tốt hay người xấu.
Có người bạn tôi làm một bộ phim tài liệu nhỏ về kịch nói Việt Nam. Nhận xét của chị về kịch VN là: tâm lý không lô-gích nên dẫn đến kịch tính giả tạo. Thôi, chị không phải mắng chúng tôi chị ạ. Chúng tôi đã phải trả giá rồi đây, không thấy sao: sân khấu kịch sống mà như chết. Chết theo một cách khác, sân khấu hơn. Nghĩa là khán phòng vẫn đông, màn hạ vẫn có vỗ tay, lúc diễn thì khán giả cười vang từng chặp. Nhưng kịch mới chỉ động được ví người mua vé mà chưa động đến trí não người xem. Người ta ngồi xem diễn viên vấp té, nói giỡn trong một tư thế hưởng thụ thụ động như xem "Trong nhà ngoài phố" ở truyền hình. Thụ động vì người ta không giật mình nhận ra bản thân ở những nhân vật kịch đó. Mà nhận ra sao được, mỗi nhân vật ở đây, như đã nói, tính cách bất định, giả tạo, có lẽ chỉ tồn tại dưới ánh đčn lung linh của sân khấu (Việt Nam), làm gì có giữa ánh sáng ban ngày của cuộc đời thực.
Có câu chuyện nhỏ sau, chắc nhiều người đã biết: một ông bố mang thằng con bé tí ra bờ biển, bảo nó bơi đi. Nó nói, con không biết bơi, chết thì sao. Bố nó bảo, chết sao được, tao ở đây mà. Nó nhảy xuống bơi và bị sặc nước. Trong cơn vùng vẫy, nó thấy bố mình đứng khoanh tay trên bờ. Thoát chết, nó đến sừng sộ, sao bố nói thế kia... Bố nó bảo, tao muốn cho mày biết, không tin ai được, kể cả bố mày.
Một cách nào đó, đi xem những vở kịch bất nhất kiểu này cũng là một cuộc luyện-bơi-không-tin-nổi-bố. Bạn sẽ thấy ở đời đúng là không tin ai nổi, bởi vì chẳng hề có quy luật của tình cảm, tâm lý ở đây nữa: lúc (biên kịch và đạo diễn) đã hứng lên rồi thì ai cũng có thể hành động ngược với bản chất của mình, bất chấp những nguyên tắc về lô-gích tâm lý đã được dạy ở... trường sân khấu.

saos@ngmo

Cái bệnh hòn non bộ


Năm nào cũng thế, cứ đến dịp Tết là có hội Hoa Xuân, thi mai kiểng, lan đủ màu, với hòn non bộ. Tôi rất thích xem khu hòn non bộ. Đúng như một bài viết, lâu rồi (của nhà văn Sơn Nam? Trên Tuổi Trẻ?), đã giải thích vì sao người ta thích hòn non bộ, ấy là vì cái gì nó cũng có: một tí nước, một tí núi, một tí cá, một tí tiều phu, một tí lãng mạn, một tí hoang sơ, một tí chỉn chu, một tí hùng vĩ, một tí tí...
Nhưng không phải cứ "một tí" là thích. Cho nên mới có hòn non bộ đẹp và hòn non bộ xấu.
Một người chơi non bộ nói với tôi: hòn non bộ đẹp khác hòn non bộ xấu ở chỗ có để lộ ra cái tính chất "mỗi thứ một tí" đó của mình hay không. Hay nói cách khác nữa, hòn non bộ đẹp là thu vạn vật lại trên một đầu kim, trong khi hòn non bộ xấu là lấy kim chọc mỗi nơi một tí.
Nếu bạn đang ở Hà Nội, bạn có thể đến Fansland, xem một bộ phim Việt Nam có tên là Vua Bãi Rác. Tôi gọi phim này thuộc nhóm "hòn non bộ xấu".
Khoảng 20 phút đầu của phim quả thật đã làm được cái mà các phim Việt Nam khác hiếm khi làm được, đó là: cuốn hút người xem.
Câu chuyện mở ra bằng một anh chàng đi chơi gái. Anh gặp một cô gái trinh trắng, bị bố ép làm "gái". Anh đưa cô về nơi mình sống. Hệt như chuyện Vua Sáo, cô biết được người yêu mình chính là một ông vua, với vương quốc là bãi rác ngoại thành Hà Nội, cùng những thần dân móc rác một lòng kính nể, và những luật lệ chỉ có ở riêng đây...
Quả thật, một cái tứ khởi đầu như thế đã có thể là một miếng mồi ngon cho nhiều nhà biên kịch. Chỉ khai thác đời sống lạ lùng ở bãi rác, cùng cá tính của ông vua rác kia thôi, mà khai thác đến cùng, hợp logic, thì đã có thể hấp dẫn hết sức; bởi đó là mảnh đất (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) mà đa phần chúng ta không biết gì về nó. (Chúng ta chẳng phải đã từng bị những phim về maphia, về gái điếm, về đua xe... thu hút sao? Với điều kiện, thông tin về những thế giới xa lạ ấy phải "thật", phải "giàu có"...)
Nhưng trong Vua Bãi Rác, bạn chỉ gặp một bãi rác uể oải, nhợt nhạt, không mùi, thiếu thông tin, đến mức bạn có thể thay bãi rác bằng bãi gì cũng được: bãi bốc vác, khu chích hút, bãi cá... Có vẻ như một hôm, cái tứ hay hay "làm-vua-trên-đống-rác" bay qua đầu đạo diễn, và thế là ông quyết định xin kinh phí làm phim; Chứ bộ phim không phải là một sự thôi thúc đến điên người của tác giả, muốn làm cho được một bộ phim, để thể hiện cho hết những hiểu biết của mình về đời sống cơ cực tại bãi rác, về số phận một ông vua bãi rác; hay để trình bày một triết lý về người-trong-rác... đủ sâu, đủ đầy.
Và có lẽ cũng là cái bệnh chung của phim ta. Hình như luôn luôn cái tứ (là cái tóm tắt trong 2- 3 dòng, đủ cho nghệ sĩ rung đùi) thì nhiều, còn phần tư liệu, phần vốn sống (là phần mồ hôi, khổ nhọc đi thực tế của nghệ sĩ) để nâng cái tứ đứng được, thì mỏng. Thiếu thông tin của bối cảnh xảy ra câu chuyện, thiếu một triết lý đủ sâu sắc và mạch lạc, chỉ với cái tứ đơn thuần và chút chi tiết hời hợt, người làm phim không tài nào đi hết được 90 phút phim.
Ý chính không đủ lớn để đi hết đường, thì sa vào ôm đồm ý tưởng (vặt). Và thế là lâm vào thế "chọc mỗi nơi một tí" của hòn non bộ xấu. Quả thật, bộ phim "Vua Bãi Rác" như một người dùng một cái que cời rác chọc vào mỗi nơi một tí (sau khi đã chọc vào bãi rác một cách hời hợt): chọc vào du côn, chọc vào tình yêu, chọc vào tình người, chọc vào tranh vẽ, chọc vào (cả) nghệ thuật sắp đặt...
Chọc vào mỗi nơi một tí xong hình như lại hoang mang, sợ mình không đủ cao, không đủ sâu, không đủ trữ tình, không đủ dữ dội..., và thế là cứ đắp thêm vào tiếp, tung ra tiếp trăm thứ bà rằn cho cái tư tưởng của phim dầy dặn lên, bề bộn lên.
Nhưng, tung ra cho lắm rồi không quản nổi, nhân vật, tình huống như con nhà đông anh em, bỏ đi lúc nào, bất nhất lúc nào, chết lịm đi ở đâu..., đạo diễn cũng như buông tay, tặc lưỡi cho rồi. Phim cứ đuội dần, đuội dần theo các câu chuyện giải quyết vội vàng, đơn giản. Cái hấp dẫn trong khoảng 20 phút đầu đã bị cái ham muốn làm hòn non bộ đč cho nhợt nhạt suốt 70 phút còn lại.

Viết đến đây, tôi nhớ ra và phải nói ngay, rằng nếu bạn chưa xem, thì có lẽ bạn nên thuê băng về xem, một bộ phim của Mỹ có tên là "Chiến Hữu".
Phim lâu rồi, cốt truyện không có chuyện. Chỉ là một quãng đời của một tay anh chị. Cả phim là lời kể. Toàn là những chuyện bình thường, sinh hoạt "bình thường": lấy vợ đẻ con buôn thuốc phiện giết người... của tay anh chị; và đạo diễn chỉ tập trung vào cái gọi là "chiến hữu" trong thế giới maphia ấy; Dùng tất cả kiến thức của mình về thế giới maphia, với dày đặc chi tiết đời sống (mà hẳn là đã phải khổ công tìm hiểu), cắm cúi đi theo một chủ đề, bám theo nó tới cùng. Xem xong phim, đảm bảo bạn sẽ ngẩn ngơ mất ít nhất nửa ngày, như nhớ lại một cuộc thám hiểm một thế giới lạ lùng, và ngẫm nghĩ mãi về điều mà đạo diễn muốn nói, (đạo diễn nói gì, tôi xin không nói lộ ra với bạn.)
Nhưng thôi, đó là phim người ta, nói nhiều bạn lại bảo tôi là vọng ngoại. Quay lại với "Vua Bãi Rác", nếu bạn vẫn còn đọc tới đây, thì tôi khuyên bạn nên đi xem ngay phim này. Ít ra bạn được thấy 20 phút đầu hấp dẫn hiếm hoi của phim Việt Nam. Còn khoảng 70 phút sau, nếu bạn đang học lớp biên kịch trường Điện Ảnh, thì bạn thử làm bài tập này xem: rằng bạn có thể san bỏ bớt phần nào, đào sâu thêm khúc nào, để khối chất liệu làm phim đó không trở thành một hòn non bộ xấu.

saos@ngmo

#8
Cái Đẹp, Cái Nết, Cái Nào Chết


Mấy tuần qua, báo chí đã nói nhiều về cuộc thi "Hoa hậu Việt Nam qua ảnh", do một tờ báo của phụ nữ[1] cùng một công ty mỹ phẩm chủ trì.

Chung quy nội dung cuộc bàn luận, là: vì sao để các em (tuổi) còn bé thế mà đi thi. Bé quá, già như tôi khéo ngồi xem tuy có thích cũng phải hơi ngượng, thấy mình tự nhiên thiếu tư cách phụ huynh khi cứ nhìn chằm chằm vào người các cháu. Và theo lời một bà cụ xem T.V có biết tí Nguyễn Du, thì có thí sinh ở đây còn bé hơn cô Kiều lúc bán mình.


Khía cạnh đạo đức, lợi hay hại, nên hay không nên, trách nhiệm thuộc về ai... thì mọi người đã bàn kỹ lắm rồi. Ở đây, tôi thì thấy hé ra một chuyện khác. Ấy là cái tính bất nhất của phụ nữ.

Sự bất nhất của phụ nữ, ai cũng biết, muôn đời là cái đau đầu cho cả đàn ông (lẫn đàn bà).
Sự bất nhất của Hội Liên hiệp Phụ nữ dĩ nhiên còn làm đau đầu gấp bội.

Bởi vì Hội có tiếng nói của mình, ấy là báo Hội. Và tiếng nói này có tác động đến xã hội hẳn hoi. Thế mà hóa ra tiếng nói ấy cũng có lúc này, lúc khác, tuy phát âm kiểu gì cũng chặt chẽ, nhưng chính thế mới làm điên cái đầu chị em độc giả.

Trước tiên, nếu bạn là độc giả cần cù của những tờ báo thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ, "mưa lâu thấm đất", bạn sẽ thấm nhuần cái câu mà khi còn trẻ, còn tí sắc, chẳng bao giờ bạn tin: "Cái nết đánh chết cái đẹp".

Báo của Hội, lúc nào cũng thế, mục nào cũng thế, từ hỏi đáp tâm tình cho đến mua sắm, nấu ăn... đều tôn vinh "cái nết", từ cái nết ăn mặc kín đáo (không anh ấy coi thường), cho đến cái nết cắn chặt răng sống đời trầm cảm, đợi qua cơn (anh ấy sẽ về mà, con ranh ấy chỉ là đồ mất nết!)

Thế đấy! Biết bao nhiêu phụ nữ nước ta (nhất là phụ nữ không thể thi hoa hậu) đã tựa vai tin cẩn vào những trang báo Hội, như một điện thờ của sự đoan trang, một pháo đài của giữ gìn đạo đức gia đình, như một vòng tay an ủi những ai thừa hương mà thiếu sắc.

Ấy nhưng,
Chỉ cần có một nhà tài trợ, một ngày kia xách cặp đen đến rủ rê thôi, thì hỡi các chị em công nhân viên chức, các chị em nội trợ, buôn bán nhỏ! Chính tờ báo kia của Hội Liên hiệp Phụ nữ- chỗ dựa tinh thần của các chị - sẽ bắt tay với nhà tài trợ, dẹp qua một bên những lý thuyết "kín đáo" với "duyên ngầm", mà biểu diễn chứng minh cho các chị một câu nói lâu nay các chị vẫn ngấm ngầm lo: "Cái đẹp dẫm bẹp cái nết".

Và, ác một cái, để cho các chị choáng váng, họ lại dùng đến rất nhiều "cái đẹp" bé tí teo, có khi mới lớp 9, lớp 10. Bé đến mức phải dùng đến chữ "vô đạo đức", khi ngày thường có thể chính các cô bé ấy bị bố mẹ cấm đi chơi quá 9h tối, nay lại được đem ra tỉ thí ba vòng; rồi thịt da trẻ con mềm như sữa, quay ngang cùng nghiêng ngửa cho hàng ngàn, hàng ngàn người già, người lớn xăm soi. So ra, chẳng khác nào tôi bảo con gái tôi, nào con mặc áo tắm vào, lên phòng khách lượn vài vòng cho mấy bác ở cơ quan mẹ xem một tí. Và người xem vừa xem vừa thắc mắc, chà, cái bà (Hội) phụ nữ này, bà thật là bất nhất. Ngày thường bà nói chuyện đạo đức trên báo, bà vẽ đường bày cách chính chuyên cho người ta kéo chồng về lại tổ ấm; rồi bây giờ cũng chính bà lại khuyến khích trẻ con gái nhà người ta sớm biết khoe thân.

Nhưng sự bất nhất này cũng tìm được lý do. Bà Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - cũng là thành viên của Ban tổ chức cuộc thi, đã nói trên một báo khác: "Phụ nữ VN hiện nay ngày càng đẹp hơn và trí tuệ hơn trước."

Như vậy, có thể hiểu rằng mọi việc đã ổn. Vòng đầu của các thí sinh đã to hơn xưa, đủ để "bảo lãnh" cho việc biểu diễn ba vòng còn lại trên sân khấu.

Vả lại, đã có biết bao nhiêu số báo, bao nhiêu hoạt động để cổ vũ, động viên sự "đẹp nết", thế sao lại hẹp hòi với sự khuyến khích "đẹp người" nhỉ! Dù hình thức cổ động sự "đẹp người" lần này hơi khác thường một chút khi dùng cả đến học trò cấp II, nhưng xét cho cùng, cái đẹp cũng như cái nết, không phân biệt tuổi tác. Các chị tốt nết có thể giữ được cái nết đến tận khi đầu bạc răng long, thì tại sao các cháu bé kia không có quyền phô một vài vòng lúc vừa mới... thi chuyển cấp?

Thế đấy! Các chị em vẫn đọc báo Hội! Sau cuộc thi này, có thể các chị sẽ hoang mang mất một lúc. Các chị không còn tin vào đường hướng thuần phong của Hội nhà nữa, và các chị đâm lo âu vào giá trị của mình.

Thế nhưng, may thay, anh nhà là người tinh tế (và nhất là anh biết thương chị). Sau khi xem truyền hình trực tiếp cuộc thi xong, giấu nỗi buồn tuổi tác và "lực bất tòng tâm" thật kín đáo, anh xuống bếp rửa mặt rồi lên nhà, vừa ngáp vừa nhìn chị cười buồn bã: "Trẻ con mà toàn son phấn. Thua xa em giản dị mỗi áo dài!".

saos@ngmo

Cái không thuộc về y đức


Hôm qua là ngày thầy thuốc Việt Nam. Hôm qua chúng ta đã tặng hoa và những lời biết ơn.
Nhưng bên cạnh lòng biết ơn chân thành đó, thì cũng phải xét đến điều sau.
Đó là, phàm ở đời, cái gì người ta càng cần thì càng sợ bị mất lòng. Càng sợ bị mất lòng thì đến dịp cần chúc mừng thì càng chúc mừng nhiều. Thí dụ, kỷ niệm ngày thành lập ngành cao su thì mấy ai nhớ, nhưng ngày hiến chương các nhà giáo thì phụ huynh lũ học trò đã nô nức từ tận mấy hôm trước.
Có lẽ dân ta đối với ngành Y nước ta cũng vậy, mà còn nặng hơn. Bởi vì cái ngành này không chỉ liên quan đến sinh tử, mà còn dính líu đến vô vàn điều không liên quan đến sinh tử, nên cái "cần" và cái "sợ" của người dân đối với ngành này đi liền với nhau, lẫn lộn vào nhau, quyện thành một khối treo lơ lửng trên đầu; đầu người bệnh, và nhất là, đầu người nuôi bệnh.
Tôi còn nhớ, một lần cô tôi đi xe máy và bị ăn cướp giật giỏ xách, làm gãy tay
Người ta đưa cô vào bệnh viện, nằm ít hôm, chờ mổ đóng đinh vào trong xương.
Cô nằm đó, thật như một bà hoàng, ngủ thiêm thiếp cả ngày, tỉnh dậy là ăn một tí, rồi nhìn ngó chung quanh, xem mấy trang báo, đòi uống nước cam, rồi lại lim dim ngủ.
Chỉ có chúng tôi - những người đi nuôi cô là khổ.
Bị cuốn vào dòng xoáy nuôi bệnh rồi, chúng tôi không còn đầu óc đâu mà nghĩ về bệnh tật, sinh - tử. Cũng không nghĩ tới viện phí hoặc giấy tờ.
Chúng tôi chỉ đau đáu nghĩ tới giờ cô đòi... đi vệ sinh, vì mỗi lần như thế, cả đám lại phải đối mặt với cái tưởng là bé nhất mà thật ra lại rất to của các bệnh viện nước mình, ấy là khu nhà vệ sinh, tắm giặt.
Ở cái bệnh viện rất to ấy, rất đông người bệnh và người nuôi bệnh, mà cái khu vực tối quan trọng này lại ẩm thấp và tối tăm, tanh tanh mùi bông băng, đčn tù mù soi những sọt đầy giấy và rác. Đưa cô tôi vào rồi thì bọn tôi chỉ muốn về nhà để "tẩy trần" ngay.
"Thế này là còn tốt", vẫn có người nói thế.
Bởi vì ở một bệnh viện khác, tại khoa dành cho người bị liệt nửa người, mà phòng vệ sinh là "xí xổm", khiến có bệnh nhân già yếu đành phải chọn cách ngồi bệt xuống, xung quanh là nước chảy ướt đầm đìa...
Hay như ở một bệnh viện lớn khác, nhà vệ sinh cho sản phụ lại ở ngoài hành lang đầy gió, bên trong không có đến một cái đinh móc áo, một cái gương con tối thiểu tiện nghi. Chỉ có một cái xô bẩn, mấy cái vòi, và nước thì lạnh toát. Bồn vệ sinh thì rất bẩn, người nhà thà nhịn còn hơn là phải rùng mình.
"Thế này là còn tốt". Ai cũng nhăn mặt nói thế, trong bệnh viện cô tôi nằm.
Có đi nuôi bệnh thì tôi mới "ngộ" ra, người ta sợ bệnh nhiều phần không phải vì "bệnh" mà vì sự mất vệ sinh của "bệnh viện".
Nếu như bệnh viện của ta cũng như trong phim truyền hình Hàn Quốc: ai cũng sạch, chỗ nào cũng sạch - giường bệnh, nhà tắm, với lại căng tin... thì có lẽ mỗi khi có bệnh, người dân ta đã không trù trừ khi quyết định nhập viện như thế này, đến mức người nhà nhiều phen phải năn nỉ rồi dọa nạt.
Thế đấy, cái đức hy sinh, không muốn làm phiền người khác của dân ta, nhiều khi là do hoàn cảnh (y tế) xô đẩy mà có. Lắm lúc ta không muốn nhập viện không phải vì sợ dao kéo hay kim chích; chỉ vì nghĩ đến cảnh kẻ đi nuôi mình sẽ phải ăn uống, tắm rửa, vệ sinh trong bệnh viện không thôi đã thấy rợn người, mà thương.
Vào nuôi người trong bệnh viện rồi, mới thấy ngành Y tế nếu thương bệnh nhân và người nuôi bệnh một chút, thì cũng chẳng cần phải làm gì nhiều lắm đâu: chỉ cần nghĩ rằng họ cũng như ta, cũng có cái nhu cầu được ăn trong một căng tin sạch sẽ, được tắm giặt trong một nhà tắm sạch sẽ, được thảnh thơi về những nhu cầu vệ sinh tối thiểu, dành tâm trí cho những điều đáng để lo hơn.
Và khi bất lực rồi, thì lại chỉ mong sao có ngay được một ông giám đốc bệnh viện sâu sát và quyết đoán như ông thủ tướng Hun Xen: ông này từng ra lệnh cho khu du lịch Ankor Wat phải xây nhà vệ sinh đàng hoàng, không thì ông cách chức.
Nhưng điều này có lẽ cũng rất khó. Bởi vì ông giám đốc bệnh viện kia hẳn cũng là bác sĩ.
Mà ngày ra trường của các bác sĩ, chắc có lẽ người ta chỉ đọc lời thề Y đức, mà không đọc lời thề Vệ sinh.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội