Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - Sao_Online

#141
TÌNH CA DU MỤC

Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời
Cỏ cây hoa lá, hương thơm toả ngát đồng
Tìm em năm tháng, thấy đâu hình bóng nàng
Em thân yêu ơi, biết em giờ này nơi nao ?

Nhắn giúp cho ta chim ơi
Nhắn giúp cho ta mây ơi
Thảo nguyên bát ngát, đem giấu em tôi nơi nào ?
Lần theo dấu vết em đi
Tìm đâu cho thấy em thân yêu
Tình yêu đốt cháy trong tim phút giây nào nguôi

Tháng tháng năm năm trôi qua
Gió tuyết mưa rơi sương sa
Tình anh vẫn xanh như lá cây đang mùa xuân

Dù cho năm tháng phôi phai hình bóng nàng
Dù thời gian có xóa tan bao ước vọng
Hàng mi đen láy như nhung vì nắng chiều
Trên vai em tôi, vẫn buông dài đôi bím tóc ...

Nhắn giúp ....



LE TEMPS DES FLEURS

Dans une taverne du vieux Londres
Où se retrouvaient des etrangers
Nos voix criblées de joie montaient de l'ombre
Et nous écoutions nos coeurs chanter

C'était le temps des fleurs
On ignorait la peur
Le lendemain avait un goût de miel
Ton bras prenait mon bras
Ta voix suivait ma voix
On était jeune
Et l'on croyait au ciel
La, la, la...

Et puis sont venus les jours de brume
Avec des bruits étranges et des pleurs
Combien j'ai passé de nuit sans lune
A chercher la taverne dans mon coeur

Tout comme au temps des fleurs
Où l'on vivait sans peur
Où chaque jour avait un goût de miel
Ton bras prenait mon bras
Ta voix suivait ma voix
On était jeune
Et l'on croyait au ciel
La, la, la

Et ce soir je suis devant la porte
De la taverne où tu ne viendras plus
Et la chanson que la nuit m'apporte
Mon coeur déjà ne la connait plus

C'était le temps des fleurs
On ignorait la peur
Le lendemain avait un goût de miel
Ton bras prenait mon bras
Ta voix suivait ma voix
On était jeune et on croyait au ciel
La la la...



THOSE WERE THE DAYS

Once upon a time there was a tavern
where we used to raise a glass or two.
Remember how we laughed away the hours,
think of all the great things we would do.

Those were the days, my friend,
we thought they'd never end.
We'd sing and dance forever and a day.
We'd live the life we choose,
we'd fight and never loose,
for we were young and sure to have our way.

La da da da da da da.
La da da da da da da.

Then the busy years went rushing by us,
we lost our star emotions on the way.
If by chance I'd see you in the tavern
we'd smile at one another and we'd say:

Those were the days, my friend,
we thought they'd never end.
We'd sing and dance forever and a day.
We'd live the life we choose,
we'd fight and never loose,
for we were young and sure to have our way.

La da da da da da da.
La da da da da da da.

Just a night I stood before the tavern,
nothing seemed the way it used to be.
In the glass I saw a strange reflection.
Was that lonely woman really me?

Those were the days, my friend,
we thought they'd never end.
We'd sing and dance forever and a day.
We'd live the life we choose,
we'd fight and never loose,
for we were young and sure to have our way.

La da da da da da da.
La da da da da da da.

Through the door there came familiar laughter,
I saw your face and heard you call my name.
Oh my friend, we're older but no wiser,
for in our hearts the dreams are still the same.

Those were the days, my friend,
we thought they'd never end.
We'd sing and dance forever and a day.
We'd live the life we choose,
we'd fight and never loose,
for we were young and sure to have our way.

La da da da da da da.
La da da da da da da.

#142
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG (Nguyên Sa)

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông,
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên màu lụa trắng.

Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa.

Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu.

Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt !

Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại ?

Để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã chẳng nói lên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng

Em ở đâu hỡi mùa thu tóc ngắn ?
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng...

Nhạc:

Áo Lụa Hà Đông
::: Ngô Thụy Miên :::

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa Thu dài lắm ở chung quanh

Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bay vội vã vào trong hồn mở cửa
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng gì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau?
Để anh gọi tiếng thở buồn vọng laị ....

Em ở đâu, hỡi mùa Thu tóc ngắn?
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
...Anh vẫn yêu màu áo ấy em ơi

http://huongtinhyeu.net/htysic/#Play,382
#143
Nhiều thứ hay ghê mà chưa có điểm. Điểm không có thì làm ăn gì cho đời. Uất thật, mai đổi nick thành Uất_Song_Hận cho rồi.

Thơ mới:
"Đẹp trai, có tài không ai sài cũng vứt"

Đã vậy cứ post những thứ (hình như là có rồi) cho đỡ hận!




#144
HẠNH PHÚC (Hoàng Ngọc Hà)

    Tôi sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, cha mẹ tôi đã sống bên nhau ba mươi năm, theo trí nhớ của tôi thì hình như chưa bao giờ nghe thấy họ cãi cọ hoặc giận dỗi nhau. Vậy mà không hiểu sao cảm giác giả giả cứ ám ảnh, y như một người đàn bà đẹp hoàn hảo quá thì có vẻ như họ là sản phẩm của mỹ viện.

    ẤN tượng nặng nề ấy khiến tôi kinh hãi mỗi khi nghĩ đến chuyện lập gia đình, mặc dù tôi đã từng yêu say đắm một cô gái duyên dáng dịu dàng. Nhưng rồi nàng chẳng đủ kiên nhẫn chờ đợi sự quyết đoán của tôi.

    Nàng khóc nức nở trên vai tôi: "Chúng mình yêu nhau đã lâu mà sao anh thờ ơ thế?". Tôi lắp bắp trả lời: "Anh yêu em vô cùng, anh chỉ sợ mất em". Nàng thiết tha hỏi: "Thế tại sao anh không cưới em đi?".

    Tôi run lên vì hạnh phúc và đau đớn nghe em hỏi vậy, biết nói sao cho phải đây? Em chân thành quá, thật thà quá, còn tôi thì rối bời: "Anh sợ, anh sợ lắm". Em ngạc nhiên: "Anh sợ điều gì mới được chứ? Cả hai gia đình đều quý chúng mình cơ mà?". Tôi ngu dại thốt lên: "Cưới nhau thì tình yêu sẽ tan biến mất, đó là điều anh sợ nhất". Nàng ngẩng phắt nhìn tôi với đôi mắt kinh hoàng, rồi nàng dằn giọng nói: "Anh là thằng điên, em không cần thứ tình yêu ấy của anh".

    Nàng quay ngoắt bỏ chạy, và từ đấy nàng chẳng bao giờ gặp lại tôi nữa. ít lâu sau tôi nghe tin nàng lấy chồng, và gia đình nàng rất êm ấm.

    Còn tôi, tôi vẫn yêu nàng, có lẽ càng yêu sâu sắc hơn, bền chặt hơn và tôi nghĩ có thể mãi mãi yêu nàng.

    Không hiểu điều gì đã ngăn cản tôi tìm đến hạnh phúc gia đình. Nhiều lần mẹ tôi đã giục dã: "Này con, đã gần ba mươi rồi đấy, đến bao giờ mới chịu lấy vợ có cháu cho mẹ bế?". Tôi đột nhiên buột ra câu hỏi dớ dẩn: "Mẹ ơi, mẹ có hạnh phúc không?". Mẹ tôi lặng đi rồi lẩm bẩm: "Thế con thấy gia đình ta không hạnh phúc sao?". Tôi lẩn thẩn trả lời: "Gia đình ta êm đềm quá, có lẽ thiếu ngọn lửa tình yêu nên mới phẳng lặng như thế?. Mẹ tôi sững sờ buông rơi tấm áo đang vá, phải một lúc sau bà mới nhỏ nhẹ nói: "Mẹ ngẫm ra ở đời này cái Nghĩa quý hơn cái Tình con ạ". Nói xong mẹ tôi chống tay đứng dậy, lưng còng xuống lững thững đi về phòng riêng. Chẳng lẽ hạnh phúc là một gánh nặng?

    Nếu mẹ tôi cư xử với tôi dè dặt như đối với khách lạ thì cha tôi lại thân tình cởi mở với tôi như bạn thân. Hai cha con có thể ngồi đàm đạo suốt đêm về mọi sự trên đời trừ chuyện gia đình. Một hôm tôi hỏi cha: "Thế nào là hạnh phúc hở cha?". Ông cười vỗ vai tôi: "Thế là con trai cha đã bắt đầu quan tâm đến hạnh phúc rồi đấy, cha mừng cho con". Tôi hỏi lại: "Cha có hạnh phúc không cha?". Cha cười cười: "Hạnh phúc tự nơi mình con ạ". Tôi ngơ ngác hỏi lại: "Sao lại thế được?". Cha nghiêm trang nói: "Nếu biết tự bằng lòng thì hoàn cảnh nào cũng có thể hạnh phúc". Thật mập mờ quá, hình như cha tôi muốn lẩn tránh điều gì đó. Biết vậy nên cha con tôi chẳng bao giờ trở lại với đề tài đó nữa.

    Còn tôi vẫn triền miên gặm nhấm mối tình không thành của mình, và nhất quyết không muốn xây dựng một gia đình yên ổn mà lạnh lẽo như cái nhà mồ bằng cẩm thạch thật đẹp đẽ ở nghĩa trang xứ Ðạo quê tôi.

    Có thể đó là hội chứng tâm thần của con người được sống trong một gia đình bão hòa về hạnh phúc???

    Ðể tôi kể chuyện nhà tôi, mọi người thử xem xét có phải đó là một gia đình tuyệt vời không?

    Cha tôi là giáo sư Ðại học Văn khoa, ông chinh phục lòng ngưỡng mộ của mọi người không chỉ bằng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, mà chính là bằng những bài giảng có sức truyền cảm với kiến thức uyên bác và sự rung động tâm hồn. Nhiều nữ sinh viên đã thầm lặng say đắm thầy giáo của mình. Vậy mà cha tôi lấy mẹ tôi, một người đàn bà học vấn tầm thường mà dung nhan cũng chẳng có gì đặc sắc, tính nết lại trầm lặng. Thực ra tôi không hiểu hai người có yêu nhau không, họ đối đãi với nhau trân trọng như khách quý.

    Tôi có hai đứa em gái song sinh xinh xắn vui vẻ. Cha tôi yêu quý chúng bởi các em tôi là niềm vui của gia đình, chúng tếu táo đùa nghịch suốt ngày. Mẹ tôi chăm sóc hai đứa cứ như hầu hạ những nàng công chúa. Tôi nghĩ vậy với đôi chút hậm hực, bởi mẹ tôi lạnh lùng xa cách tôi cứ như tôi là con riêng của cha. Nhưng tôi chẳng nhỏ nhen ghen tị, tôi cũng yêu các em tôi với tình thương bao dung của người anh cả, chấp gì cái thói nhõng nhẽo của bọn con gái.

    Mẹ tôi có biệt tài nấu ăn rất ngon, mỗi bữa cơm mẹ thường sung sướng ngắm nhìn cha con tôi ăn ngon lành. Cha gắp một miếng thức ăn nhấm nháp rồi gật gù nói: "Cứ như thế này thì chẳng thể bỏ cơm nhà mà đi ăn quà được". Mẹ tôi tủm tỉm cười: "Ông cứ việc ăn quà, tôi có cấm ông đâu". Hai đứa em tôi ré lên cười: "Cơm là vợ, bồ là quà. Ai ai cũng phải ăn quà, ai ai cũng phải về nhà ăn cơm".

    Tôi chợt nghĩ phân vân cha có người yêu không nhỉ? Chẳng lẽ một người hào hoa phong nhã như thế mà sống khô khan như vậy sao?

    Gia đình tôi là một gia đình hạnh phúc, nhất định là thế, bởi vợ chồng rất mực chung thủy với nhau, con cái đều thành đạt cả, mọi người đều tự hào về nhau.

    Thế mà tôi vẫn không tin cái hạnh phúc đó, càng chẳng muốn mình sẽ có một gia đình như thế. Vậy thì tôi mong muốn điều gì mới được cơ chứ?

    Chính cái sự mung lung đó đã kìm giữ tôi với cuộc sống độc thân. Trái lại hai đứa em gái của tôi thì yêu đương cuồng nhiệt và thành lập gia đình rất sớm.

    Mỗi đứa đều có một gia đình sung túc, chúng sống phong lưu vui vẻ, nhưng mà cãi cọ giận dỗi nhau suốt ngày, có khi còn định làm đơn ly dị nữa, vậy mà vợ chồng vẫn không thể rời nhau được một ngày.

    Mẹ tôi cứ lắc đầu phàn nàn: "Yêu nhau lắm, cắn nhau đau".

    Tôi cứ ngầm nghĩ mãi về câu nói của mẹ.

** *

    Năm cha tôi bước vào tuổi sáu mươi ba, ông bị một cơn đột quỵ do nhồi máu cơ tim. Ông vẫn tự hào về sức khỏe của mình có thể làm việc thâu đêm suốt sáng mà vẫn tỉnh táo, chỉ phải tội hút thuốc lá liên miên. Mỗi buổi sáng mẹ tôi đem đổ một gạt tàn đầy ắp mẩu thuốc. Thế rồi bây giờ hậu quả đã ập đến một cách bất ngờ.

    Tối hôm ấy cả nhà đang ngồi xem ti-vi, trên màn hình hiện lên hình ảnh một cô giáo đã luống tuổi nhưng vẫn còn rất đẹp, họ đưa tin cô vừa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Tôi bật dậy reo lên: "Cô Mai, giáo viên chủ nhiệm của con kia kìa". Cha tôi cũng nhổm dậy rồi bỗng từ từ xỉu đi trên ghế. Hai đứa em gái của tôi cùng xô đến lay gọi và kêu khóc ầm ĩ, còn tôi thì đứng sững như trời trồng. Mẹ tôi điềm tĩnh gạt hai đứa ra xa, từ tốn nói: "Ðể yên, đừng lắc như thế nguy hiểm lắm, gọi điện thoại cấp cứu đi". Mẹ nhẹ nhàng đỡ cha nằm xuống đi văng, lấy một viên thuốc trong túi áo cánh ra đặt dưới lưỡi cha, rồi xoa nhè nhẹ lên ngực một cách kiên nhẫn. Lúc đó tôi không hiểu tại sao mẹ lại sẵn thuốc như thế, chẳng lẽ mẹ đã tiên đoán được bệnh tình của cha sao? Sau này tôi mới biết mẹ đã bị suy động mạch vành từ lâu, nhưng bà lặng lẽ chịu đựng một mình. Khi bác sĩ cấp cứu đến, họ khen mẹ tôi đã xử lý tình huống bệnh tình của cha tôi rất kịp thời, nếu không thì khó mà cứu được. Cha đã hơi hồi tỉnh mở mắt ngơ ngác nhìn mọi người. Hai đứa em gái vô tích sự của tôi lúc này lại hơn hớn tếu táo nói với cha: "Suýt nữa thì cụ đã trốn đi Văn Ðiển rồi". Ðến nỗi cha phải bật cười, và hai tay vội ôm ngực đau đớn. Tức giận quá tôi đuổi hai đứa ra khỏi phòng. Mẹ tôi giúp các bác sĩ làm các công việc sơ cứu mãi cho đến sáng thì tạm ổn mới chuyển đi bệnh viện. Tôi nhìn mẹ tôi vừa khâm phục vừa băn khoăn, tại sao bà lại có thể lạnh lùng bình tĩnh đến thế? Bà cứ như là một y tá giỏi chứ không phải là người vợ yêu thương chồng.

    Bệnh viện bảo cha tôi phải nằm viện từ hai đến ba tháng mới có thể phục hồi được, bác sĩ dặn dò mẹ tôi: "Quả tim của ông nhà bây giờ như quả trứng dập phải gượng nhẹ, nếu không thì sẽ vỡ tung ra đấy".

    Mẹ tôi ở lại bệnh viện suốt ngày đêm với cha. Ðêm đêm bà không dám ngủ, mắt lúc nào cũng chăm chăm theo dõi màn hình nhịp tim. Còn ban ngày lại tất bật lo thuốc men, ăn uống cho cha. Cái bệnh tim này rất kỳ lạ, sau cơn đau đột ngột ban đầu, bây giờ lại chẳng còn dấu hiệu đau đớn nào, vậy mà phải nằm bất động, không được tiếp khách, thậm chí cấm cả đọc sách, và chỉ được ăn tí chút một. Bởi vậy mà cứ một giờ đồng hồ lại ăn một lần, mà mỗi lần chỉ được ăn nửa cốc sữa hoặc nửa bát xúp. Ðang ốm mà cha tôi vẫn đùa: "Cha bây giờ như trẻ sơ sinh, mẹ các con lại phải nuôi con mọn một lần nữa".

    Hàng ngày tôi vào thăm cha vào lúc hết giờ làm việc. Tôi ở lại bệnh viện vài tiếng đồng hồ để mẹ tôi nghỉ ngơi chốc lát. Những lúc đó cha con tôi lại rì rầm tâm sự, bởi bác sĩ cấm nói nhiều sợ mệt tim. Cha tôi thường nắm chặt tay tôi "Con là người bạn tâm đắc nhất của cha". Quả có thế, ông vừa là cha vừa là bạn vong niên của tôi. Cha con tôi quấn quít nhau từ thuở tôi còn đi học mẫu giáo cho đến bây giờ, lúc nào hai cha con tôi cũng có chuyện để kể cho nhau nghe cùng tìm ra những nhận xét độc đáo nào đó để rồi cùng thú vị tán thưởng nhau.

    Một buổi chiều rảnh rỗi công việc, tôi vào bệnh viện sớm để mẹ tôi được nghỉ dài hơn. Vừa đến phòng bệnh tôi nghe cha mẹ tôi đang nói chuyện, nên tôi ngồi xuống ghế ở hành lang, tôi không muốn ngắt quãng câu chuyện của hai người.

    Cửa phòng he hé nên tôi nghe rành rọt câu chuyện của cha mẹ tôi.

    Cha tôi nói: "Suốt đời mình đã tận tâm chăm sóc tôi, nếu không có mình thì tôi chẳng thể làm nên sự nghiệp gì".

    Tiếng mẹ nhỏ nhẹ: "Ông đừng nói thế, tôi biết ơn ông vô cùng. Ông ơi tôi đã mắc tội lớn với ông, hôm nay tôi muốn nói thật mọi điều để ông xá tội cho tôi". Giọng trầm trầm của cha tôi: "Mình đừng nói, tôi biết hết rồi, biết từ lâu. Nhưng tôi cám ơn mình đã đem đến cho tôi một đứa con trai tuyệt vời".

    Tiếng thút thít nghèn nghẹn: "Vậy ư? Vậy ra ông đã cưu mang người đàn bà lầm lỗi này, lại còn đem đến cho đứa con hoang tình cha con ấm áp, tôi xin quỳ lạy tạ ơn trời biển của ông". Tiếng cựa sột soạt. "Ðừng! Mình đứng dậy đi, đừng làm thế".

    Tai tôi ù lên, mắt tôi tối sầm, ngực tôi đau tức, tôi vịn tường lần lần đi ra khỏi bệnh viện. Hết cơn choáng tôi phóng xe trên suốt dọc đường đê, rồi tôi đi vòng quanh Hồ Tây, và cuối cùng tôi đi ra bờ sông, lang thang suốt đêm mà đầu óc vẫn chẳng nghĩ ra được cái gì, chỉ ước muốn sao mình biến thành dòng nước để cứ trôi, trôi mãi chẳng bao giờ trở lại nữa. Tôi không dám giáp mặt cha, từ trước đến nay tôi yêu quý ông với tình yêu hồn nhiên của đứa con trai, còn bây giờ hóa ra ông lại là ân nhân của tôi, tôi biết dành cho ông tình cảm nào đây?

    Tôi cũng không muốn gặp mẹ tôi nữa, người mẹ mà tôi hằng tôn sùng như Ðức Thánh Mẫu. Vậy mà suốt đời bà đã lừa dối tôi.

    Tiếng gà eo óc gáy ở xóm ven bãi, mặt sông đã loang loáng ánh hồng, gió ban mai thấm đẫm sương đang tỏa lan mơn man mái tóc bù xù của tôi. Tôi chợt tỉnh lại. Trời ơi! Tôi đã làm gì thế này? Có lẽ cha mẹ tôi đang hốt hoảng lo lắng cho tôi, mà có thể vì thế bệnh tình cha tôi sẽ... Tôi không dám nghĩ tiếp nữa, tôi lao vào bệnh viện.

    Phòng bệnh ngộn lên những máy móc, bình ô-xy, những bóng áo trắng đi lại khẩn trương, mẹ tôi quỳ xuống cạnh giường bệnh, mặt trắng bệch thất thần, mấy đứa em tôi đứng thút thút khóc. Cha tôi nằm thiêm thiếp, vầng trán xanh xao dưới mái tóc bạc lòa xòa. Tôi lao vào hét lên: "Cha ơi". Chợt mi mắt ông nhấp nháy, một tiếng gọi phào ra như hơi thở: "Con trai của cha!". Mọi người xôn xao: "Tỉnh lại rồi". Mẹ tôi ghé sát tai cha tôi nói: "Tôi mời cô Mai đến với ông nhé". Cha tôi lắc đầu: "Ðừng! Gặp cô ấy tim tôi đau lắm". Lặng đi một lúc rồi ông nói tiếp: "Nếu tôi ra đi, bà báo tin cho cô ấy biết". Mẹ tôi rũ xuống như tàu lá héo, nước mắt chan hòa. Cha tôi mỉm cười, đầu ngật ra khỏi gối.

    Vừa lúc đó tia nắng sớm thả một bông hoa mai long lanh trên mặt gối trắng.

** *

    Khi tôi viết chuyện này thì tôi đã cưới vợ và có một cậu con trai kháu khỉnh. Chẳng hiểu tại sao cháu rất giống ông nội. Không giống dáng nét mà giống ở thần thái khí sắc. Cũng điềm đạm mà hóm hỉnh, cũng có nét cười đôn hậu, và ánh mắt trong trẻo hơi buồn buồn.

    Tôi thường đem cháu đến thăm bà Mai, cô giáo năm xưa của tôi, người đã dẫn dắt tôi đi vào con đường khoa học. Nhờ cô mà tôi đã đỗ thủ khoa khi tốt nghiệp phổ thông và được vào thẳng đại học. Sau này nối tiếp đà đó tôi đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ xuất sắc và được chuyển tiếp làm luận án Tiến sĩ.

    Vợ tôi là một người đàn bà hiền hậu. Mẹ tôi yêu quý con dâu hơn con trai của mình. Bao giờ mẹ tôi cũng yêu những người khác hơn yêu tôi.

    Thỉnh thoảng mẹ tôi lại nhắc câu nói thuở trước: "Tình yêu vốn không bền, cho nên phải vun đắp cái Tình thành cái Nghĩa. Ðó là nền tảng vững chắc của một gia đình con ạ".

    Tôi nghiệm ra quả có thế thật!
#145
Khi núi thò chân xuống biển (Thủy Tiên)

'Em yêu núi còn anh thích biển
Tự bao giờ, núi và biển sinh đôi''
Thơ Nguyễn Nhật Ánh

*************

Thằng Nam thô bạo gãi mạnh dưới lòng hai bàn chân tôi :
- Dậy, dậy, dọn phòng! Mày không nhớ hôm nay ''giao liêu'' sao ?

Tôi ngái ngủ ngáp lên ngáp xuống, mắt không muốn mở. Trời ơi! Nó không biết tôi ngồi với đống bản vẽ đến hơn 3 giờ sáng à ? Mà cũng phải dậy thôi. Không dậy thì hóa ra lát nữa tôi sẽ phải nằm đây cho bá quan văn võ chiêm ngưỡng ư ? Tôi ngồi bó gối trên giường, mắt vẫn nhắm tịt. Chợt đầu óc tù mù của tôi ''lóe'' lên một tia sáng : ''Sao không qua chỗ thằng Huy xin ''tị nạn'' nhỉ?''. Huy là em họ tôi, ở cùng dãy và học cùng khóa. Mắt nhắm mắt mở tôi cũng lò dò qua được bên đó. Câu trả lời ''Huy đi ăn sáng'' làm tôi tỉnh ra được một chút. Cố gắng lịch sự nhưng tôi vẫn ngáp, định bụng chờ chút nó về thì ngủ nhờ chứ nói với đám phòng nó, dù có quen biết cũng thấy ngại ngại. May thằng Huy đi đã lâu nên về sớm. Tôi chưa kịp ngỏ lời thì nó đã nói:

- Gay go rồi ông anh ơi, hôm nay phòng này có khách. Toàn dân sư phạm cả. Bộ anh không muốn cho thằng em kiếm một ''mối'' hay sao?
Tôi chợt thấy hết buồn ngủ, thôi thì đi về phòng. Tôi đi rửa mặt. Dậy trễ thì làm gì còn nước. Mà chủ nhật thế này, dậy sớm chưa chắc đã có nước. Thằng Nam lệ mệ khiêng mấy cái nồi to, chắc chưa rửa cũng cả tuần, khụt khịt mũi: ''Mùi thập cẩm đây!''. Thằng Nguyên thì hí hoáy ngoáy khua khoắng lung tung cái chổi cán dài trên trần nhà vốn chẳng có gì là sạch sẽ, không biết nó mượn được ở đâu nhỉ ? Quét tới quét lui mà nó còn sợ dơ hay sao mà cứ nghiêng nghiêng ngó ngó suốt. Thằng Hùng thì lọ mọ cọ rửa nhà vệ sinh. Các thằng khác thì lo xách nước. Trông tụi nó vừa đáng thương vừa buồn cười. Ngày thường thì chả có ông tướng nào chịu động chân, động tay cho một tí. Ngay cả quét nhà còn nạnh lên, nạnh xuống nữa là. Thật khôi hài! Tôi bỗng dưng phì cười rồi chợt thấy mình vô duyên vì đang ngồi một chỗ mà cứ như là chỉ huy. Thằng Tâm, thằng Vũ ào vào phòng. Trời ạ! Lại còn hoa! Vũ lôi ra khỏi bọc ni lon một miếng xốp xanh nho nhỏ, dõng dạc :

- Thằng nào biết cắm hoa thì cắm đi. Tao chịu. Bà bán hoa chỉ mãi mà tao cũng chẳng nhớ. Hình như là hoa hồng cắm bên phải, hoa cẩm chướng màu vàng thì bên trái hay sao ấy.
- Thôi đi ông tướng, chỉ có ông là chưa già mà đã ''lẩm cẩm'' lại còn ''chướng'' thôi.
Thằng Nam giễu làm cả đám phá lên cười. Thằng Vũ có vẻ mắc cỡ nhìn quanh quất thấy tôi đang ngồi không liền chọn làm nạn nhân để đánh trống lảng :
- Sao giờ này còn ngồi đây, không lo make up đi hả? Trời ơi, nhìn mày thì có nước khách muốn đi về. Mày không nhớ nhiệm vụ của mày là tiếp khách hay sao ?

Tôi ớ người ra. Hèn gì mà chúng nó lại để mình ngồi yên thế này. Tôi cũng chẳng nhớ chúng giao nhiệm vụ này cho mình lúc nào. Chắc là lúc đang chăm chú vào bản vẽ nên chúng nó nói gì tôi cũng gật đầu đây. Thôi chết rồi chắc chúng dùng biệt hiệu ''đẹp trai nhất phòng'' để lấy cớ ''giao liêu'' với người ta đây mà, khổ thân tôi không chứ. Chẳng lẽ lại tiếp khách với cái mặt ngái ngủ này ư ? Mà không thì sống làm sao yên với cái lũ giặc này! Sắp thi rồi mà tự dưng lại bày trò cho nó khổ thế này nhỉ. Giao lưu với tụi con gái phòng dưới, không biết có ''điên'' không ? Người ta còn biết giao lưu với con gái Sư phạm, thế mà mấy cái thằng này lại chọn con gái khoa Hóa ở tầng dưới để giao lưu. Chắc chúng quên : ''Trai bách khoa như chim anh vũ, gái bách khoa như củ sắn lùi!'' mất rồi. Rõ khổ. Thôi thì chiều lòng chúng, tôi đi sửa soạn, nhìn vào gương cũng không đến nỗi nào dù mặt có hơi hốc hác một chút. Đến gần 10 giờ thì đã xuất hiện hai cô thập thò ngoài cửa. Thằng Nam nhanh nhẹn đẩy tôi ra :
- Mời chị em vào đi nào.
Tôi cũng chẳng biết lạ hay quen. Hồi giờ nào có để ý mấy cô này đâu. Ký túc xá chỗ nào cũng là nam tự dưng dãy nhà C lại dành một tầng cho nữ. Nhưng thôi, tôi cũng lịch sự ra chào. Một cô lên tiếng :
- Xin lỗi, bọn em chuẩn bị lên phòng các anh đây ạ ?

Té ra mấy cô này cũng lịch sự nhỉ ? Rồi sau đó thì mọi việc diễn ra như một đoạn phim quay nhanh. Các cô gái vào phòng bưng bê nào xoong nào nồi, rau củ thôi thì đủ thứ lỉnh kỉnh khác. Thấy điệu bộ lóng ngóng của tôi, thằng Nam nóng ruột nên đã dạn dĩ hơn ngày thường giành luôn phần tiếp khách. Thế rồi cũng xong cuộc giao lưu. Nói là giao lưu cho oai chứ thực ra chỉ là một buổi ăn trưa ngon miệng vì lâu ngày chẳng được ăn ngon. Khi họ ra về, tôi lại lăn kềnh ra ngủ tiếp. Nhưng lũ bạn tôi thì không, chúng có vẻ hài lòng với buổi giao lưu lắm nên cứ bàn tán râm ran mãi về các cô nàng phòng dưới. Chúng nhất trí nhận xét cô nàng trắng trẻo, quê Đà Lạt là xinh nhất. Thằng Nam tiết lộ không những nàng nhất phòng mà còn nhất cả khu C. Tôi cũng chẳng nhớ là cô nào. Cả buổi chỉ biết cắm đầu ăn, nói thì ấp a ấp úng vài câu như cái máy khi chúng nó yêu cầu. \! mà hình như có cô gái trắng trắng, ít nói mà đến giờ tôi cũng chẳng nhớ mặt, nhưng mà cũng chả đến mức như chúng ca ngợi. Tôi lầu bầu và xoay mặt vào vách ngủ tiếp.
* * *

Mối quan hệ giữa hai phòng chúng tôi té ra lại diễn ra tốt đẹp hơn những gì mong đợi. Từ dạo ''giao liêu'', các chàng phòng tôi dù bận bịu với học tập ở giảng đường nhưng cũng không quên dành thời gian quan tâm đến các cô nữ phòng dưới. Xách nước, dắt xe, mượn hộ tài liệu... nói chung là đủ thứ lý do để chúng galăng với các em. Tôi thì chả hơi đâu, tôi vốn không quen với cái kiểu hiệp sĩ mã thượng ấy. Nam thì có vẻ mê mệt với cái cô ''hoa khôi'' phòng ấy mất rồi, khổ nỗi Nam cứ than cô ta lại là người kiêu kỳ (nó giải thích trường toàn nam nhi chi chí cả nên con gái, nhất là mấy cô xinh xinh là chúa kiêu kỳ). Nam dù tốn khá nhiều công sức vẫn chưa thấy báo cáo với chúng tôi về dấu hiệu chuyển biến của ''hoa khôi''. Nghe nói ngoài Nam ra còn vô khối vệ tinh khác nữa. Các cô kia thì còn lên phòng chúng tôi chơi chứ cô nàng ấy thì tuyệt nhiên không. Chắc là để tránh mặt ông Nam nhà mình chứ gì ? Tôi nghĩ thế nhưng chẳng nói ra. Được cái, từ dạo ấy, lịch lau nhà dạo này được thực hiện nghiêm túc một cách không ngờ, thằng Nguyên bỏ luôn cái tật trải chiếu ngay cửa phòng nằm ghếch chân ''ngủ cho mát'', thằng Tâm thì cũng thôi treo quần áo lung tung khắp nơi nữa.
* * *

Chiều ấy khi vội vàng phóng xe đến trường, mải lo nghĩ đến kỳ thi sắp đến xe của tôi vượt đèn đỏ và đâm sầm vào chiếc xe khác ở một ngã tư vắng vẻ. Nạn nhân của tôi là một cô gái. Cô ấy ngước mắt lên nhìn tôi, chẳng thấy cô lên tiếng chỉ trích hay tỏ ra đanh đá như thường thấy trong các pha đụng xe, ngược lại cô ấy còn có vẻ cam chịu, mắt cá chân cô ấy trầy trụa, rớm máu làm tôi cảm thấy có lỗi ghê gớm. Nhưng cô gái nhanh chóng dựng xe dậy và đi chẳng để tôi nói một lời đề nghị bồi thường hay đưa cô về, mà tôi cũng đang vội quá nên chẳng kịp hỏi địa chỉ của cô. Chỉ nhớ hình như tôi đã gặp cặp mắt này ở đâu đó thì phải. Mà thôi chuyện ngoài đường ấy mà! Thế rồi tôi cũng quên bẵng. Cho đến một hôm, khi dắt xe ra khỏi nhà để xe, đuôi xe tôi lại đâm sầm vào một chiếc xe đang đi vào. Thật xui xẻo! Một tuần mà đến hai vụ đụng xe. ánh sáng yếu ớt trong nhà xe khiến tôi không nhận ra nạn nhân của mình là ai. Tôi rối rít xin lỗi và bối rối dựng chiếc xe lên miệng ấp a ấp úng:
- Xin lỗi, trời tối quá với lại tôi bị cận thị.

Bỗng có tiếng cười rúc rích nho nhỏ :
- Thế tuần trước, vượt đèn đỏ cũng là do cận thị ư ?
Tôi giật nảy người, nhìn kỹ ''nạn nhân'', té ra ''oan gia lại đụng nhau trong ngõ hẹp''. Cô gái này chính là nạn nhân lần trước đây mà. Tôi cứ ngớ người và sực nhớ ra đây là ''hoa khôi'' mà thằng Nam hay nói đến thì nàng cũng đi mất. Chả trách mà lần trước tôi thấy cô ấy quen quen. Khi về phòng, tôi cứ áy náy lần trước đụng nàng bị trầy mắt cá chân, chẳng biết lần này có bị gì không nhỉ ? Thế rồi tối ấy, tôi qua phòng nàng để hỏi thăm, trái với tưởng tượng của tôi nàng không tỏ ra kiêu kỳ như thằng Nam nói mà rất dịu dàng và tinh tế. Nàng từ chối nhận số cam và sữa tôi tặng nhưng một cô cùng phòng dạn dĩ :
- Thôi anh đừng lo! Nó không ăn thì để tụi em.
Rồi mấy cô lại cười nắc nẻ, đấm lưng nhau thùm thụp. Tôi chào và ra về.
* * *

Mồng một Tết Dương lịch, ký túc xá chăng đầy đèn đón mừng năm mới. Xô phòng được trưng dụng để mắc bóng đèn vào, nhìn xa quả là rực rỡ. Chúng tôi kéo xuống phòng các nàng, thằng Nam tranh thủ tặng nàng một cuốn sổ năm mới. Mọi người nói chuyện vui vẻ, trêu chọc nhau và theo một sáng kiến của ai đó mỗi người phải tự nói về mình như tính cách, sở thích... Tôi chẳng biết nói gì, mọi người thúc giục quá, tôi đành nói qua loa rằng tôi sinh ra ở biển nên tôi yêu biển, khi nào ra trường, tôi sẽ trở về thành phố biển quê huơng tôi để làm việc và sống với biển. Thằng Nam thì nói nó yêu sông, những con sông miền Tây rộng lớn, nó sẽ trở về để xây dựng những cây cầu. Nó còn hát bài ''Trở về dòng sông tuổi thơ'' nữa. Tôi mừng cho bạn vì có lẽ điều ấy gây ấn tượng gì đó cho ''hoa khôi'' chăng ? Mọi người còn nói nhiều nữa, nhưng tôi chỉ nhớ ''Hoa khôi'' nói là nàng thích núi, à mà đúng thôi, nàng ở Đà Lạt mà...
* * *

Thế rồi chúng tôi cũng sắp ra trường. Đứa nào cũng đắn đo trước tương lai. Nam lo sốt vó tìm một công việc ở thành phố vì ''hoa khôi'' của nó năm sau mới ra trường. Tôi thì nhất quyết về quê nhà cho dù cha mẹ muốn tôi ở lại đây. Ngày ra trường tràn ngập những hoa là hoa, vui lắm mà cũng bịn rịn và bâng khuâng lắm. Một cô gái phòng dưới giúi vội vào tay tôi một hộp quà nhỏ. Tôi ngẩn người vì bất ngờ. Suốt 5 năm học có bao giờ tôi nhận quà của một cô gái nào đâu nhỉ. Tôi chờ khi chỉ còn một mình mình để giở hộp quà. Đó là một cuốn châm ngôn nho nhỏ, xinh xắn. Trang đầu tiên có một vài câu thơ :
''ở một nơi núi thò chân xuống biển
Khoảnh trắng nhỏ nhoi là bãi cát ta ngồi
Em yêu núi còn anh thì thích biển
Tự bao giờ núi và biển sinh đôi''
Ký tên T.L

Tôi lẩm nhẩm : Em yêu núi, còn anh thì thích biển...? Thôi chết, đúng là của ''hoa khôi'' rồi. Lần đầu tiên tôi biết thao thức. Có khi nào nàng nhờ cô bạn đưa cho Nam mà lại nhầm qua tôi không nhỉ ? Nhưng thằng Nam chỉ thích sông... Tôi cứ lẩm nhẩm mấy câu thơ nghe là lạ, mà quả là lạ lắm đối với tôi. Tôi thực sự bối rối không biết xử sự sao cho phải. Tôi biết Nam đang ''si'' nàng lắm. Thôi thì cứ coi như là không biết gì. Rồi tôi cũng chẳng gặp nàng để cảm ơn, và trở về thành phố biển quê tôi. Ba mẹ tôi muốn tôi vào thành phố học tiếp vì điểm tốt nghiệp của tôi khá cao. Tôi đang lưỡng lự thì một hôm nhận được phong thơ. Trong đó chỉ vỏn vẹn một đoạn của bài thơ :
''Anh yêu biển nhưng anh không là biển
Khi xa nhau đâu biết lối quay tìm
Em yêu núi và em không là núi
Bước chân nào đứng lại với thời gian
Cho nên núi dẫu thò chân xuống biển
Vẫn chừa ra một khoảng trắng ta ngồi
Em yêu núi, còn anh thì thích biển
Vẫn để dành một nỗi nhớ chia đôi''
Ký tên vẫn là T.L

Tôi bất ngờ và dường như rung động trước một cái gì lạ lùng lắm. Và rồi tôi cũng trở vào thành phố để học tiếp và tranh thủ đi làm thêm. Gặp Nam, thấy nó buồn thiu. Sau khi đã hàn huyên về công việc, bạn bè chán, chúng tôi ngồi im lặng uống cà phê trong một buổi chiều Sài Gòn mưa bụi. Ngoài đường từng dòng xe vẫn nườm nượp, hối hả. Tiếng nhạc nhẹ nhàng kéo chúng tôi về thực tại. Nam rầu rĩ :
- ''Hoa khôi'' để ý mày từ lâu, và trong tình yêu thì chẳng có chuyện nhường nhịn.
Tôi chỉ biết im lặng. Khó khăn lắm tôi mới mời nàng đi uống nước để cảm ơn về món quà tặng dù đã trễ. Nàng không nói gì nhưng tôi thấy ánh mắt nàng long lanh. Rồi chúng tôi quen nhau, tình cảm trong tôi dần lớn nhưng không dám nói sợ nàng mất tập trung trước kỳ thi tốt nghiệp sắp đến. Công ty nơi tôi làm phân công tôi lên Đà Lạt để thực hiện một chuyến khảo sát. Quả là chuyến đi đã làm tôi thêm yêu ''núi''. Giữa rừng thông bạt ngàn nắng, gió và xanh màu cỏ, tôi lại càng nhớ đến nàng. Khi về gặp lại nàng, tôi giúi vội vào tay nàng một mẩu giấy nhỏ, mạo muội sửa đi mấy từ:

''ở một nơi núi thò chân xuống biển
Khoảnh trắng nhỏ nhoi là bãi cát ta ngồi
Em yêu núi còn anh thì thích biển
Tự bây giờ núi và biển sinh đôi''
#146
Tôi cũng ham đọc thơ, nhưng cả đời cũng chỉ làm được 2 bài thơ "con cóc" (2 x 2 trang A4 = 4 trang) tặng cho 2 người bạn. Nói chung là văn mình, vợ người. Tự mình ngẫm nghĩ cũng thấy thơ mình hay hay. Rất tiếc là cũng chẳng nhớ viết nội dung cụ thể ra sao nữa. Thứ mà được đưa vào đầu là thơ của người khác, thơ hay, ý nghĩa và có giá trị cao về mặt giáo dục, về cuộc sống, về ý chí... vân vân và vân vân....

Để Box thơ thêm sinh động, tôi xin giới thiệu 1 bài thơ của tác giả Phùng Quán (1932 - 1995, quê Thừa Thiên Huế).
DI CHÚC CHIẾN SĨ
(Thay Quyết tâm thư trong trận công đồn diệt viện Phò Trạch Thừa Thiên)

Nếu tôi chết
Xin các đồng chí đừng đưa tôi đi đâu hết cả
Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!

Dù đồng xanh hay giữa núi đồi
Dũ bãi lầy, trảng cát xương rồng gai
Hay ngay bên rệ đường tôi nằm phục kích
Mà không ngày nào đinh giày và xích xe tăng địch
Không xéo dày lên phần mộ của tôi
Dù thế đi nữa, các đồng chí ơi
Cũng đừng đưa tôi đi đâu hết cả
Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!
Để mát dạ những người đã khuất
Người ta trồng cây đẹp rủ bóng lên nghĩa trang
Nhưng quanh mộ tôi
Xin đừng trồng bạch đàn, liễu biếc hay thùy dương
Hãy trồng cho tôi một nghìn mũi chông nhọn hoắt
Mỗi mũi chông đều nhớ tẩm thứ thuốc độc mạnh nhất!
Viếng mộ tôi xin đừng đốt hương
Hãy đốt cho tôi ngọn lửa thiêu đồn
Khắp cả quê hương đều ngó thấy
Soi sáng hết những nơi nào máu nhân dân đang chảy
Nếu phần mộ tôi là vị trí đánh mìn
Xin các đồng chí đừng do dự gì cả
Hãy đào mộ tôi lên!
Quẳng hài cốt tôi đi!
Và thay vào đó cho tôi một trăm cân thuốc nổ!
Xin các đồng chí đừng đưa tôi đi đâu hết cả
Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!
1952
Đọc bài thơ mới thấy hết được sự hy sinh sao cả của những người chiến sĩ. Cho dù đến lúc hy sinh cũng luôn một lòng một dạ vì Tổ Quốc, vì nhân dân!

-----------

Nếu hay cho tớ xin mấy cái "lốp bốp" - vỗ tay  :D
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội