Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - Sao_Online

#41
10 sự thật thú vị về nụ hôn

Bạn có biết rằng những người đàn ông thường hôn bạn đời trước khi đi làm sẽ có thu nhập bình quân cao hơn những người khác. Sau đây là những thông tin thú vị về cái khóa môi.

1. Cứ trong 3 đôi tình nhân thì có 2 đôi nghiêng đầu về bên phải khi hôn.

2. Một cái hôn nhẹ chỉ tác động tới 2 cơ trên mặt, nhưng một nụ hôn nồng nàn huy động tới toàn bộ 34 cơ trên khuôn mặt.

3. Cũng giống như vân tay hay bông tuyết, không có dấu ấn đôi môi nào là giống nhau.

4. Hôn tốt cho sức khỏe. Nó giúp cải thiện làn da, kích thích tuần hoàn máu, ngăn ngừa sâu răng và thậm chí làm giảm cơn đau đầu.

5. Một người trung bình dành 336 tiếng trong cả cuộc đời để hôn.

6. Tại sao chữ X lại trở thành biểu tượng của nụ hôn? Bắt đầu từ thời Trung Cổ, những ai không biết đọc và viết thường sử dụng chữ X thay cho chữ ký. Họ sẽ hôn lên biểu tượng này như một cử chỉ thân thiện. Về sau, chữ X đã trở thành biểu tượng của nụ hôn.

7. Hôn tạo ra các tín hiệu thần kinh trong não tương tự như khi người ta nhảy dù, chơi trò nhảy bungee và chạy.

8. Một người phụ nữ trung bình hôn 29 người đàn ông trước khi kết hôn.

9. Những người đàn ông thường hôn bạn đời trước khi đi làm sẽ có thu nhập trung bình cao hơn những người khác.

10. Nụ hôn dài nhất trong lịch sử điện ảnh là của đôi Jane Wyman và Regis Tommey trong bộ phim You're in the Army Now năm 1941. Nó kéo dài 3 phút 5 giây.

N.M. (theo MSN)
#42
Văn xuôi / Yêu nháp
05/06/08, 13:50
Yêu nháp

Đoàn Thạch Biền

Hai mươi mốt tuổi mà chưa biết yêu thì đúng là "anh em ruột thịt" với con cù lần. Nhưng con cù lần là con gì há? Bạn khỏi phải mất công vào sở thú tìm kiếm nó. Bạn cứ nhìn mặt tôi thì rõ. Thật đáng buồn, tôi đã giống y chang con vật lù khù đáng ghét đó.

Nếu trong một kỳ thi vấn đáp, giáo sư hỏi tôi:

- Yêu là gì ?

Ðối với một sinh viên khoa Văn năm thứ hai như tôi, câu trả lời dễ dàng như ăn ớt Ðà Lạt.

- Dạ thưa thầy, theo thi sĩ Xuân Diệu : "Yêu là chết trong lòng một ít". Còn theo tự điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa học Xã hội, trang 893 : "Yêu là cảm thấy gắn bó, trìu mến, hài lòng, thích thú, say mê... với người hay vật có sức mạnh thu hút".

Trả lời đúng bài bản như thế chắc chắn tôi sẽ được điểm 10. Nhưng nếu giáo sư hỏi tiếp :

- Làm thế nào yêu được và được yêu?

Tôi sẽ đứng gãi đầu một hồi rồi đành chịu điểm 0. Bởi lý thuyết về tình yêu, tôi đã học thuộc lòng rất nhiều từ sách vở. Nhưng thực hành thì... chưa bao giờ.

Bạn đừng hiểu lầm tôi là một kẻ nhát gan, sợ "chết ở trong lòng một ít". Không đâu. Nếu yêu là bắt buộc phải "chết luôn tại chỗ", tôi mới ớn lạnh xương sống và lắc đầu quầy quậy từ chối. Còn chết "một ít" thì có gì đáng sợ. Ai trong chúng ta mỗi ngày không chết "một ít" trong cõi đời 100 năm này?

Còn "Cảm thấy gắn bó, trìu mến, hài lòng, thích thú, say mê... với vật có sức mạnh thu hút", thì tôi đã cảm thấy rõ ràng rồi. Tiền luôn luôn là vật có sức mạnh thu hút tôi kỳ lạ. Như vậy tôi đã hội đủ những điều kiện "ắt có và đủ" để yêu. Vậy mà đến bây giờ tôi vẫn chưa được biết hương vị của tình yêu. Thế là thế nào? Tại trời đất quá bất công với tôi hay tại tất cả những cô gái đã đối xử quá bất công với tôi?

Sau bao nhiêu ngày tự gãi đầu để suy nghĩ đễn nỗi rụng cả một mảng tóc, tôi vẫn không sao giải đáp nổi những thắc mắc trên. May thay tôi chợt nhớ ra câu ông bà đã dạy: "Học thầy không tày học bạn". Tôi vội đi đến "gãi đầu" Cường, một bạn thân học cùng lớp. Cường nổi tiếng "đắt đào" ở trường đời nên tôi tin hắn sẽ giúp tôi "gỡ rối tơ lòng" dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn các vị giáo sư vốn nổi tiếng ở trường học.

Cường đang ngồi vừa đàn vừa hát ở trong nhà, thấy tôi hớt hải, chạy vào không thèm gõ cửa, hắn bỏ đàn xuống bàn, hỏi:

- Có chuyện gì mà nghiêm trọng vậy?

Tôi vừa thở vừa nói nhát gừng.

- Tối... nghiêm trọng. Tối... nghiêm trọng.

Cường rót một ly nước đầy đưa cho tôi.

- Uống cho mát cổ họng rồi hãy nói.

Tôi uống ực một hơi hết ly nước đầy rồi ngồi xuống ghế, bình tĩnh nói:

- Cậu hãy giúp mình giải đáp thắc mắc này.

- Ðề thi ở trường à?

- Không. Ðề thi ở đời: Làm thế nào để yêu được và được yêu?

Cường nhìn thẳng vào mắt tôi, hỏi:

- Cậu định "diễu" mình hả?

- Diễu gì? Mình hỏi thật lòng.

Cường nhíu mày suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Khi làm bài thi ở trường, cậu thường viết thẳng vào giấy thi hay làm bài nháp trước đã.

- Thi cử là chuyện quan trọng bậc nhất của đời sinh viên, nên phải làm bài nháp cho chắc ăn rồi mới chép sạch sẽ vào giấy thi.

Cường nghiêm mặt nói:

- Tình yêu cũng là chuyện quan trọng của một đời người, nên cậu phải tập "yêu nháp" trước khi yêu thật.

Tôi trố mắt hỏi:

- Cậu định "diễu" mình hả?

- Diễu gì. Mình nói thật lòng.

- Nhưng cũng phải hiểu biết chút chút mới "nháp" được chớ.

- Chẳng có gì khó hiểu cả. Nhà cậu có mở cửa thì nắng gió mới vào được. Trái tim cậu có "mở cửa" thì tình yêu mới len lỏi vào được.

Tôi liền cởi hai nút áo để phanh lồng ngực.

- Tưởng gì chứ "mở cửa" thì dễ quá rồi.

Tôi vui vẻ bắt tay Cường ra về, lòng hí hửng như người ta chụp trúng cái đuôi của chân lý.

Sau một thời gian tình nguyện mở cửa trái tim, tôi đã chẳng thấy một người đẹp hay xấu nào bước vào mà chỉ có nắng gió, khói xe và bụi bặm bay vào làm tôi ho muốn bể lồng ngực. Tôi lại phải đến "gãi đầu" Cường. Hắn ôm bụng cười chảy nước mắt rồi nói:

- Cậu mở cửa trái tim như người ta mở một cái bẫy chuột. Vậy cô nào dám bước vào.

Tôi đỏ mặt cãi lại.

- Trái tim tôi đã chụp X quang. Bác sĩ nói cũng bình thường như mọi người. Sao cậu dám nói nó giống cái bẫy chuột?

- Cần gì phải chụp X quang. Cứ nhìn cậu đối xử với những cô bạn trong lớp là mình rõ. Cậu còn "tự ái" nhiều quá: Nghĩa là còn tự yêu mình nhiều quá nên chẳng còn chút tình yêu nào dành cho người khác. Mà tình yêu phải luôn luôn hướng đến người khác. Nếu chỉ yêu chính mình thì khác chi con rắn tự cắn đuôi nó, làm sao tiến lên được. Cậu đã bao giờ mời một cô bạn gái đi uống nước, nghe ca nhạc, dự sinh nhật của nàng? Hay cậu chỉ biết giương mắt nhìn người ta rồi ăn uống một mình?

Tôi gật đầu nói:

- Cậu có lý. Mình sẽ tập "yêu nháp" lại.

Nghe lời Cường, ngay buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi đã mời mười cô bạn cùng lớp đi uống nước dừa xiêm. Mười cô đều nói cười, trò chuyện vui vẻ với nhau và tôi cũng vui vẻ lây. Chiều hôm sau, mười cô khác. Rồi chiều hôm sau nữa, mười cô khác. Rồi chiều hôm sau nữa, mười cô khác. Vậy là tôi đã làm nhiệm vụ chiêu đãi nước dừa tất cả các cô bạn trong lớp, không bỏ sót một ai. Xong chầu nước dừa, đến chầu hủ tíu Nam vang. Ði coi đại nhạc hội. Rồi gửi quà tặng sinh nhật của mỗi cô...

Tôi đã luôn luôn bù đầu lo "hướng đến người khác", như Cường chỉ bảo. Nhưng sao tôi vẫn chưa cảm thấy hương vị ngọt ngào của tình yêu? Trái lại tôi chỉ cảm thấy xây xẩm mặt mày khi nhìn vào sổ chi tiêu cho đợt tập yêu này, tốn hết 242.150 đồng (chưa kể tiền gửi xe gắn máy). Trời đất! yêu người khác mà tốn kém dữ như vậy, chắc tôi đành tự yêu tôi cho đỡ tốn hơn.

Một hôm thấy mặt mũi tôi ỉu xìu như cái dầu cháo quảy nhúng vô tô nước lèo nguội ngắt, Cường vỗ vai tôi hỏi:

- Cậu đã yêu được cô nào chưa?

Tôi lắc đầu ngao ngán thở dài.

- Yêu mất... nhiều quá.

- Cậu sợ mất thì giờ hay mất tự do?

- Không. Mất tiền nhiều quá. Mình đã phải bán cái máy cassette nghe nhạc để chi tiêu cho việc "yêu nháp".

Tôi móc túi lấy sổ chi tiêu hàng ngày đưa cho Cường coi. Hắn đọc xong rồi bật cười.

- Trời ơi! Làm gì có chuyện tình yêu tập thể. Cậu hãy chọn lấy một cô trong số ba mươi cô trong lớp. Yêu nhiều người cùng một lúc là kể như chưa yêu ai. Ðấy không phải là tình yêu. Ðấy là tình bạn hay tình... đồng bào. Cậu hãy ráng tập yêu một người. Chỉ một người mà thôi.

Nghe lời Cường, tôi mở căng mắt quan sát những cô bạn trong lớp để cố tuyển chọn lấy một cô. "Chỉ một cô mà thôi". Cuối cùng tôi đã tự bỏ phiếu chọn Tuyết Sương. Lý do: Sương học hành cũng làng nhàng như tôi, cao cũng bằng tôi, ốm cũng bằng tôi. Nếu hai người tay cầm tay đi dạo phố thì thật xứng đôi vừa lứa, hệt như một đôi "đũa tre xuất khẩu". Nhưng điều quan trọng là nàng cũng có xe gắn máy như tôi. Như vậy xe ai nấy lái, hồn ai nấy giữ. Nếu rủi ro có bị tai nạn xe cộ, không ai có thể đỗ lỗi cho ai.

Sau khi mời Sương đi uống cà phê máy lạnh, tôi mời nàng đi ăn miến cua tô đặc biệt rồi mời nàng đi xem phim "Tình là...". Trong rạp chiếu bóng tôi đã mạnh dạn cầm tay nàng rồi hôn lên cánh tay nàng. Và Chúa ơi, thật sung sướng cho tôi, nàng cũng đã mạnh dạn hôn đáp lại lên... đầu tôi.

Dù hằng ngày gặp nhau trong lớp, chúng tôi vẫn viết thư tình gửi cho nhau kẹp trong những cuốn sách giả đò cho nhau mượn, vừa bảo đảm đến tay người nhận vừa đỡ tốn tiền mua tem. Cứ như thế tình yêu của tôi kéo dài được 2 tháng 27 ngày rưỡi.

Chiều nay, buổi học cuối năm, tôi đã nhận được thư nàng. Tôi nghĩ chắc nàng mời mùng một Tết năm nay, tôi đến xông đất nhà nàng. Rồi chúng tôi cùng đi đến Lăng Ông xem đá gà, đi hội chợ vui xuân thảy vòng vào đầu vịt, đi xem đại hội tấu hài để suốt năm cùng cười...

Buổi tối về nhà, cơm nước xong, tôi vào phòng đóng kín cửa lại, hút một điếu thuốc thơm rồi chậm rãi mở thư nàng ra đọc.

Anh Biền thân mến,

Cám ơn anh rất nhiều trong ba tháng Sương tập yêu. Nhờ vậy Sương tìm được người yêu đích thực của mình, 28 Tết này, gia đình anh ấy sẽ đến làm lễ dạm ngõ nhà Sương và đến hè sang năm sẽ làm đám hỏi.

Vậy Tết này Sương đã là một người khác, không thể đi chơi vui Xuân với anh được. Mong anh thông cảm.

Một lần nữa xin thành thật cám ơn anh đã giúp Sương biết tình yêu đích thực là gì? Sương mong khi đám cưới của Sương sẽ không vắng mặt anh.

Thân chào anh,
SƯƠNG

Trời đất! Không ngờ tôi đã vô tình giúp nàng hoàn tất xuất sắc giai đoạn "yêu nháp". Còn tôi đến bao giờ mới chấm dứt giai đoạn hắc ám đó đây? Hay suốt đời, tôi chỉ là một kẻ tập yêu? Như vậy mùng một Tết năm nay tôi sẽ đi đâu?

Chắc các bạn nghĩ tôi là người cao thượng, tôi sẽ đến nhà Sương chúc mừng hạnh phúc của nàng. Không đâu. Tôi chỉ cao có 1m50. Tôi chẳng dại gì bắt chước người cao 1m80, với đến những gì ở tầm cao trên 2 mét, để rồi té ngã gãy chân càng lùn thêm.

Mùng một Tết năm nay, tôi sẽ đi... vào sở thú. Tôi sẽ nhờ một người thợ chụp hình màu tôi đang đứng bắt tay chúc mừng năm mới một chú cù lần. Bạn đừng nghĩ bị thất tình rồi tôi đâm ra bi quan. Không đâu. Tôi đang rất lạc quan yêu đời. Không có tình yêu thì tôi cũng có "tình anh em ruột thịt". Tôi đâu đã cô đơn như một số người khác mà bạn phải chia buồn.
#43
LỜI TỰA

Chàng là một người đa cảm, sống và lao động tại Hàn Quốc. Nàng là một người tròn tròn, thấp thấp và "nuôi dạy hổ" tại Yên Bái - Việt Nam. Tình yêu đến với họ thật tình cờ bởi họ tin rằng tình yêu không khoảng cách, vị trí địa lý cũng chẳng có nghĩa lý gì với tình yêu của họ.

Họ cùng sống và sinh hoạt trong một thế giới ảo http://huongtinhyeu.net . Trong thế giới ảo đó cũng đã từng có những câu chuyện tình lãng mạn, cũng đã có những đôi thành công và đến với nhau, hợp lại thành một mái ấm gia đình "hè ấm - đông mát". Nhưng chủ yếu trong đó là họ yêu nhau rồi để bỏ nhau, "giải tán", cũng không loại trừ có những trường hợp không yêu nhau nhưng cũng "gần nhau" cho đỡ kém phần long trọng.

Cũng chính vì có một vài cặp đã nên đôi đã tác động đến tư tưởng của họ nên họ đã quyết định yêu online, mặc dù chưa được biết mặt nhau. Chỉ là những dòng chữ run rẩy, loằng ngoằng như thuốc lào trên http://huongtinhyeu.net và những cuộc điện thoại mà chàng đốt cho nàng từ đất nước Hàn Quốc giá lạnh nhất quả đất này! Chàng và nàng đều chấp nhận "đánh bạc" với nhau để yêu nhau bởi vì có ai biết đầu cua chán rô của nhau thế nào đâu. Ấy chết em nhầm, là họ chưa biết đầu, mắt, mặt, mũi, người ngợm của nhau thế nào cả.

Rồi một ngày nọ chàng trai từ Hàn Quốc trở về thăm gia đình, anh em bạn bè và trác táng cùng những thành viên khác trong thế giới ảo. Nàng yêu chàng say đắm từ phát nhìn đầu tiên, nàng đòi chàng chiều chuộng đủ thứ. Chàng có vẻ chưa ưng nhưng cũng đã đầu tư cho nàng một đôi "Dép lốp". Tình yêu của họ cũng bắt đầu từ đó. Không hiểu vì chàng yêu thật hay là vì trót đầu tư đôi dép lốp cho nàng rồi tiếc của nên đâm lao phải theo lao. Mời các bạn theo dõi câu chuyện tình đôi dép lốp để được giải đáp.

Tác giả
#44
Mẫu cho Tùng Anh



#45
Revo Uninstaller - Gỡ bỏ tận gốc phần mềm đã cài đặt vào PC


Revo Uninstaller là bộ phần mềm mới với những tính năng độc đáo giúp bạn gỡ bỏ bất kỳ ứng dụng nào đã cài vào Windows.

Thậm chí, khi bạn bị ngưng đột ngột giữa chừng trong quá trình cài đặt một phần mềm nào đó, Revo Uninstaller cũng giúp bạn tìm kiếm ra tất cả các file, thư mục, registry và cho phép bạn quyết định xóa nó đi hay không.

Điểm đặc biệt nữa của Revo Uninstaller mà không phần mềm Uninstaller nào có, đó là chức năng "Hunter mode". Chức năng này cho phép bạn truy cập dễ dàng vào bất kỳ phần mềm nào đã cài hoặc đang chạy.

Từ đó bạn có thể quản lý phần mềm đang chạy này với các chức năng: gỡ bỏ (uninstall), dừng không chạy nữa, xóa bỏ và hủy bỏ thuộc tính tự động chạy khi Windows khởi động, mở thư mục chứa chương trình đang chạy này.

Ngoài ra, Revo Uninstaller còn tích hợp trong nó 8 công cụ hữu ích và dễ dùng khác để bạn nâng cao "sức khỏe" cũng như làm sạch máy tính của mình.


Auto Start Manager: Quản lý các phần mềm chạy khi Windows khởi động.

Windows Tools Manager: Liệt kê và cho phép bạn chạy dễ dàng các công cụ hệ thống của Windows như System Restore, Security Center, Network Diagnostics,...

Junk Files Cleaner: Tìm kiếm và gỡ bỏ các file không cần thiết, làm sạch máy tính cho bạn.

Browsers History Cleaner: Xóa bỏ các vết và các file tạm khi bạn truy cập internet.

Office History Cleaner: Gỡ bỏ các vết khi bạn sử dụng MS Office.

Windows history Cleaner: Gỡ bỏ các vết sử dụng được lưu bởi Windows.

Unrecoverable Delete Tool: Công cụ cho phép bạn xóa các file và thư mục một cách vĩnh viễn.

Evidence remover: Đảm bảo chắc chắn các file và thư mục bị xóa không thể khôi phục được.

Download ở đây chứ đi tìm đâu cho mệt!

http://www.revouninstaller.com/download/revosetup.exe
#46
HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp và khái niệm thường dùng trong dân chúng là bệnh tăng xông (tension).

Cao huyết áp là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Chiếm 8-12% dân số.Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiều đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền.Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nữa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim ,thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống ( không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong.Do đó điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó.

Ngày nay với sự tiến bộ về kỷ thuật chẩn đoán (máy đo huyết áp phổ biến rộng rãi) và càng có nhiều loại thuốc điều trị ít tác hại, việc điều trị đã mang đến cho bệnh nhân sự cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể tử vong và các di chứng(liệt nữa người, suy tim) do cao huyết áp gây nên.

Người bệnh cao huyết áp cũng cần quan niệm rằng cần phải chấp nhận việc điều trị tốn kém lâu dài để đổi lấy một cuộc sống an toàn. Cao huyết áp thường không triệu chứng do đó nhiều người chỉ nhận ra bản thân họ bị cao huyết áp khi họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quî). Không thể căn cứ vào triệu chứng nhức đầu, chóng mặt để uống thuốc hạ áp bởi vì nhức đầu, chóng mặt không phải thường xuyên xuất hiện khi huyết áp tăng cao đột ngột và các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh lý khác( ví dụ nhức đầu do căng thẳng,viêm xoang, và chóng mặt có thể do tụt huyết áp...).Tốt nhất nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ với những người chưa cao huyết áp và khi nghi ngờ cao huyết áp cần đo huyết áp nhiều lần .Nếu huyết áp vẫn cao thì nên bắt đầu biện pháp điều chỉnh cách sống(tập thể dục, cai thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn) và xem xét điều trị thuốc.

Huyết áp không phải là con số hằng định

Trị số huyết áp thay đổi rất nhiều khi có yếu tố tác động như tâm lý(lo âu, sợ hãi, mừng vui...) vận động(đi lại , chạy nhảy) hoặc môi trường (nóng lạnh), chất kích thích(thuốc lá, càphê, rượu bia) và bệnh lý (nóng sốt, đau đớn).Trong những trường hợp trên, huyết áp thường tăng cao hơn bình thường.Ví dụ huyết áp của bạn lúc nghỉ thường 130/80mmHg khi bạn lên cầu thang lầu 3,nếu bạn đo huyết áp ngay thì trị số huyết áp của bạn có thể 150/80-180/90mmHg.Trong những trường hợp này không thể cho rằng bạn bị cao huyết áp.Do đó tốt nhất bạn phải nghỉ ngơi ổn định trước khi đo huyết áp nếu bạn muốn có trị số huyết áp trung thực và phải đo nhiều lần sau đó tính trung bình sau 3 lần đo.Bạn cũng đừng thắc mắc nhiều nếu huyết áp trước đó khác với trị số bây giờ.

Nhịp sinh học huyết áp của bạn thường dao động rõ rệt, huyết áp thường cao dần từ lúc bạn thức giấc và gia tăng tùy theo bạn vận động hoặc căng thẳng hay không. Vào chiều tối khi bạn nghỉ ngơi thư giãn huyết áp xuống nhẹ và sẽ xuống thấp nhất khi bạn ngủ say vào ban đêm cho đến gần sáng.Các nghiên cứu ghi nhận rằng ở người cao huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt vào buổi sáng đều là yếu tố bất lợi vì dễ bị đột quî do cao huyết áp.

Khi nào gọi là cao huyết áp?

Người ta thường dùng khái niệm huyết áp tâm thu (hoặc huyết áp tối đa) cho trị số huyết áp trên và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) cho trị số huyết áp dưới.Ví dụ khi bác sĩ của bạn ghi huyết áp của bạn : 180/95mmHg tức là huyết áp tâm thu (hoặc tối đa của bạn là 180mmHg và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) là 95mmHg.

Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là cao huyết áp.Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).

Ở trẻ em trị số huyết áp có thấp hơn quy ước của người lớn.

Cách đo huyết áp:

Để có trị số huyết áp đúng, việc đo huyết áp là bước chẩn đoán quan trọng nhất vì tránh được việc điều trị quá mức hoặc không đầy đủ.Cần đo nhiều lần và nhiều vị trí khác nhau (2 tay, 2 chân) để so sánh đôi khi phát hiện bệnh lý mạch máu ví dụ như trong teo hẹp eo động mạch chủ huyết áp chi trên cao hơn chi dưới.

Đo huyết áp cần thực hiện trong phòng yên tỉnh, trạng thái tinh thần thoải mái.Tư thế đo huyết áp thông thường là tư thế nằm và ngồi để làm sao băng quấn cánh tay ngang mức với tim.Băng quấn cánh tay(cuff) phải phù hợp kích thứơc cánh tay. Trẻ em cần có băng quấn cánh tay kích thước nhỏ hơn.

Hướng dẫn đo huyết áp:

Nên sử dụng máy đo huyết áp nào?

Máy đo huyết áp thủy ngân được xem là tiêu chuẩn. Ngày nay người ta giảm dần việc sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân vì độc tính với môi trường.Các loại máy dạng đồng hồ thường phổ biến sử dụng trong giới thầy thuốc,trong khi đó các máy đo huyết áp điện tử thường sử dụng rộng rãi trong dân chúng vì dễ đo.Theo Uỷ Ban phối hợp quốc gia về cao huyết áp Hoa Kỳ(JNC)ø và Tổ chức Y tế Thế Giới(WHO), đối với máy đo huyết áp điện tử, chỉ nên sử dụng loại băng quấn cánh tay,không nên sử dụng cổ tay và ngón tay vì không chính xác.

Bạn có thể chọn máy đo huyết áp đồng hồ hoặc có thể máy đo điện tử để tự đo huyết áp ở nhà. Máy đo huyết áp đồng hồ thường kèm theo ống nghe thường giá rẽ hơn máy đo huyết áp điện tử nhưng đòi hỏi bạn phải được nhân viên y tế huấn luyện cách đo . Đối với máy đo huyết áp điện tử ưu điểm là dễ sử dụng , nhưng nhược điểm là các máy tại thị trường Việt nam chỉ có số ít Hãng như Omron là được kiểm định theo tiêu chuẩn Anh Mỹ.Khi chọn máy đo huyết áp điện tử các bạn nên chọn các loại máy đo huyết áp đã được các tổ chức uy tín kiểm định chất lượng. Hiện nay 2 tổ chức có uy tín trong kiểm tra chất lượng máy đo huyết áp là Hiệp hội cao huyết áp Anh quốc (British Hypertension Society) và Hiệp hội Phát triển Dụng cụ y tế Hoa kỳ (Association for Advancement of Medical Instrumentation).

Sau đây là một số máy đo huyết áp điện tử được khuyên dùng:

Loại tự động :

AND UA-767,và Sunbeam 7652

Omron HEM-711, Omron HEX -712

Omron HEM-705CP, Omron HEM-735C, Omron HEM-713C, Omron HEM -737 Intellisense,

Loại bán tự động(bơm tay) giá thành rẻ hơn:

AND UA -702, Omron HEM- 412C, Lumiscope 1065, Sunmark 144.

Một số máy có thể chấp nhận sử dụng:

Omron HEM 703CP, Omron M4, Omron MX2, Omron HEM-722C

Một số máy không chấp nhận sử dụng:

Philips HP5332, Nissei DS-175

Omron HEM 706, Omron HEM 403C

Bên cạnh đó một số máy ra đời sau này được cải tiến về chất lượng tốt hơn đã được bày bán trên thị trường nhưng chưa được kiểm định bởi 2 tổ chức trên. Do đó bảng trên đây chỉ có giá trị tham khảo.

Các xét nghiệm cần làm khi bạn bị cao huyết áp:

Xét nghiệm cơ bản đối với tất cả các bệnh nhân:

Tổng phân tích nước tiểu

Công thức máu toàn phần

Sinh hoá máu (kali, natri. creatinin, glucose, cholesterol toàn phần, HDL cholesterol)

ECG

Xét nghiệm tối ưu:

Độ thanh thải creatinine,vi đạm niệu, protein nước tiểu 24 giờ, calcium, axit uric , triglyceride lúc đói,LDL cholesterol, glycosolated hemoglobin, TSH,

siêu âm tim.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân:

Huyết áp cao xãy ra >90% không tìm thấy nguyên nhân hay còn gọi là vô căn. Chỉ một số ít bệnh nhân cao huyết áp có nguyên nhân gây ra.Cao huyết áp có nguyên nhân cần nghi ngờ ở những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc quá lớn tuổi, kém đáp ứng điều trị hoặc khởi phát cao huyết áp đột ngột. Do đó bác sĩ của bạn sẽ cho thêm những xét nghiệm tầm soát tốn kém hơn để tìm nguyên nhân của cao huyết áp và như vậy mới có thể giải quyết tận gốc nguyên nhân cao huyết áp.

Nếu huyết áp dao động nhiều có những cơn kịch phát kèm nhịp tim nhanh,vả mồ hôi, nhức đầu nhiều bác sĩ của bạn sẽ nghi ngờ khối u ở thượng thận tủy sẽ cho thêm các xét nghiệm: siêu âm thận tìm khối u vùng thượng thận và xét nghiệm catecholamine nước tiểu 24 giờ và chất chuyển hoá vanillyl madelic acid (VMA), chụp đồng vị phóng xạ MIBG

Nếu cao huyết áp kèm chênh lệch huyết áp chi trên và chi dưới hoặc mạch đùi khó bắt cần xem xét hẹp eo động mạch chủ .Có thể sử dụng siêu âm Doppler mạch máu ,chụp mạch máu chọn lọc DSA. chụp mạch bằng cộng hưởng từ(Magnetic Resonance Angiography).Những kỷ thuật này có thể sử dụng khi nghi ngờ hẹp Động mạch thận.

Các xét nghiệm Renin, Aldosterone và Cortisone cũng giúp ích nhiều trong xác định cao huyết áp do bệnh lý nội tiết tố như hội chứng Conn và Cushing...

Tại sao phải điều trị huyết áp cao?

Huyết áp cao thường gây tai biến nghiêm trọng như tử vong và hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nữa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận, phinh bóc tách động mạch chủ... Do đó mục đích chính của điều trị cao huyết áp là để phòng ngừa những biến chứng này.

Thông qua trị số huyết áp được hạ bằng thuốc hạ áp chúng ta có thể nhận biết huyết áp có thể kiểm soát tốt hay không. Tốt nhất nên đưa trị số huyết áp về < 140/85mmHg;đối với người gia,ø trị số huyết áp ban đầu có thể đưa về <160/90mmHg sau đó điều chỉnh tùy theo sự chịu đựng của bệnh nhân.

Điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời,do đó khi huyết áp đã trở về gần bình thường cũng không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị tiếp tục vì huyết áp gia tăng trở lại khi ngưng thuốc.Cần tham vấn thường xuyên bác sĩ của bạn khi huyết áp quá cao hoặc quá thấp trong quá trình điều trị.

Điều trị thuốc hạ áp có thể phối hợp các nhóm thuốc khác nhau để tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ (do sử dụng liều thấp).Cần lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc khi điều trị đặc biệt là tụt huyết áp ở người già. Ơû người già, bác sĩ điều trị thường cho thuốc hạ áp với liều khởi đầu chỉ bằng nữa liều người trẻ vì người già dễ tụt huyết áp do thuốc hơn.

Ngoàøi việc điều trị huyết áp, cần lưu ý điều trị các yếu tố nguy cơ khác kèm theo như tiểu đường , tăng lipid máu...

Bạn sẽ được bác sĩ điều trị gì khi bạn bị cao huyết áp?

Thông thường khi đo trị số huyết áp của bạn cao >140/90nnHg với nhiều lần đo trong nhiều ngày bạn có thể được xem là cao huyết áp.Nếu huyết áp của bạn không cao lắm tức khoảng 140/90-150/95nnHg và tình trạng chung tốt và không mắc các bệnh làm xấu thêm tình trạng tim mạch.Bạn có thể không dùng thuốc mà cần phải điều chỉnh cách sống. Nếu huyết áp cao hơn hoặc không cải thiện thì có thể xem xét điều trị thuốc ngay sau khi cân nhắc cẩn thận.

Việc điều chỉnh các sống bao gồm:

Điều chỉnh chế độ ăn uống như giảm ăn mặn (<6g natri chlorua), giảm mỡ,giảm đường (nếu có tiểu đường), không uống quá nhiều bia rượu mặc dù uống với số lượng hạn chế cũng giúp có lợi cho sức khoẻ của bạn (chừng 15ml rượu ethanol, 360ml bia/ngày)

Tập thể dục đều đặn là cách thức giảm cân, hoạt động thể lực aerobic hàng ngày 30-45 phút hầu hết các ngày trong tuần.

Ngưng hút thuốc lá.

Đời sống tinh thần thoải mái nghỉ ngơi giải trí hợp lý

Điều trị thuốc hạ áp:

Bác sĩ của bạn sẽ điều trị bệnh cao huyết áp bằng thuốc cho bạn khi trị số huyết áp khá cao, huyết áp cao có ảnh hưởng tim,mắt ,thận , não.hay chưa cũng như kèm theo các bệnh liên quan khác (tiểu đường, tăng mỡ trong máu.)

Một số thuốc hạ áp thường dùng:

Nhóm thuốc lợi tiểu:

Furosemid(Lasix, Lasilix)

Hydrochlorothiazid(Hypothiazid)

Indapamid(Natrilix SR)

Nhóm thuốc ức chế can xi:

Nhóm Dihydropyridine : Nifedipine(Adalat,Procardia) chỉ nên sử dụng chế phẩm tác dụng kéo dài không nên sử dụng các chế phẩm tác dụng ngắn đặc biệt là dạng ngậm dưới lưởûi vì không an toàn (gia tăng cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim và tử vong).

Felodipine(Plendil), Amlodipine(Amlor.Amdepin, Amlopress)

Nhóm Không Dihydropyridine :Tildiem(Tildiazem), Verapamil(Isoptin)

Nhóm thuốc ức chế men chuyển:

Captopril (Lopril), Enalapril (Renitec), Lisinopril (Zestril), Peridopril (Coversyl)

Nhóm thuốc ức chế bêta giao cảm:

Propranolol (Avlocardyl, Inderal), Atenolol (Tenormin), Metoprolol (Lopresor),Acebutolol (Sectral), Pindolol (Visken)

Việc lựa chọn thuốc hạ áp nào là phụ thuộc vào tình trạng huyết áp và tình trạng bệnh lý saün có( tuổi, bệnh tim, bệnh phổi,bệnh thận.).Ví dụ người có bệnh phổi như hen suyễn hoặc nhịp tim chậm(<60 lần/phút) thì không nên sử dụng thuốc ức chế bêta.Nhưng thuốc ức chế bêta có lợi hơn ở những bệnh nhân huyết áp cao kèm thiếu máu cơ tim mà nhịp tim nhanh. Người có suy tim thì thuốc ức chế men chuyển có lợi hơn. Thuốc ức chế can-xi Dihydropyridine thường được chỉ định rộng rãi vì ít tác dụng phụ, nhưng tốt nhất sử dụng dạng tác dụng kéo dài.Nhóm không Dihydropyridine (verapamil, diltiazem) có tác dụng tốt cao huyết áp kèm bệnh mạch vành , nhưng làm chậm dẫn truyền và suy giảm sức bóp của tim do đó cần thận trọng với blốc A-V, và suy tim.

Theo dõi hiệu quả điều trị:

Các cách thức theo dõi điều trị:

Đo huyết áp tại phòng khám:

Đây là cách thức thường áp dụng cho bệnh nhân. Nhược điểm là trị số huyết áp tại phòng khám thường cao hơn trị số thực sự 20-30mmHg, dù kỷ thuật đo của bác sĩ là đúng. Hiện tượng này còn gọi là hiệu ứng áo choàng trắng.Sự gia tăng huyết áp này là do tâm lý bệnh nhân khi đến môi trường y tế.Điều này làm bác sĩ thay đổi thuốc hoăïc tăng liều sẽ gây bất lợi là tụt huyết áp do điều trị quá mức.

Đo huyết áp tại nhà: Thật là lý tưởng nếu bệnh nhân tự đo huyết áp ở nhà nhiều lần trong ngày để kết hợp với trị số đo tại phòng khám. Với các máy đo huyết áp điện tử hiện nay( đặc biệt những máy có kiểm định chất lượng tốt) sẽ hổ trợ lớn cho bác sĩ và bệnh nhân theo dõi điều trị.Một khó khăn thường gặp là làm sao để bệnh nhân đo tại nhà đúng kỷ thuật và không phải tất cả bệnh nhân đều có maý đo huyết áp tại nhà dù giá máy hiện nay tương đối chấp nhận.

Đo huyết áp với kỷ thuật theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (ABPM) trong điều kiện ngoại trú:

Ngoài ra, khi bạn không có máy đo huyết áp tại nhà, bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn mang 1 máy đo huyết áp theo dõi liên tục 24 giờ (ambulatory blood pressure monitoring-ABPM), là máy đo huyết áp trong điều kiện ngoại trú. Đây là loại máy hoàn toàn tự động, ban ngày máy có thể đo mỗi 15 phút 1 lần và ban đêm mỗi 30 phút -1 giờ 1 lần đo.Sau đó 24 giờ sẽ nạp vào máy vi tính và bác sĩ chuyên trách sẽ in ra cho bạn 1 bảng kết quả đo và biểu đồ huyết áp dao động trong ngày.Nhờ số lần đo >60 lần/ ngày mà bác sĩ của bạn sẽ biết được chính xác hơn huyết áp của bạn đã trở về gần bình thường chưa và biết được thời điểm nào huyết áp bạn lên cao hoặc có tụt huyết áp không để điều chỉnh thuốc hạ áp cho bạn.Chi phí cho một lần đo 24 giờ chừng 200.000 đồng là tương đối cao nhưng hiệu quả đánh giá tình trạng huyết áp trong khi điều trị là khá lớn và cho đến nay đây là biện pháp tốt nhất để đánh giá hiệu quả điều trị so với đo huyết áp tại phòng khám hoặc tự đo tại nhà.

Điều trị cao huyết áp chỉ thật sự ích lợi khi trị số huyết áp được đưa về gần như bình thường.Với trị số này mới có thể ngăn ngừa biến chứng do cao huyết áp.Vấn đề quan trọng là việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân và sử dụng thuốc hợp lý của bác sĩ.Trong nhiều khảo sát gần đây cho thấy chỉ 40-50% bệnh nhân được điều trị cao huyết áp có trị số huyết áp trở về gần bình thường .Người cao huyết áp không tuân thủ đúng điều trị một phần do chưa hiểu hết tầm quan trọng của điều trị huyết áp, do công việc không tái khám và uống thuốc đúng giờ, chi phí thuốc và các xét nghiệm kèm theo trong mỗi lần khám khá đắt và tác dụng phụ của thuốc.

Việc theo dõi điều trị có hiệu quả hay không là vấn đề quan trọng.Có thể bạn tự đo huyết áp ở nhà trung bình > 3lần /ngày sau đó ghi vào sổ theo dõi huyết áp. Khi tái khám bạn nên đem theo để bác sĩ của bạn tham khảo kết hợp với trị số đo huyết áp tại phòng khám bệnh.

Mặc dù huyết áp bạn có thể đã ổn định trong giới hạn cho phép nhưng điều đó không có nghĩa là bạn tự ý ngưng thuốc. Bạn cần khám định kỳ tại bác sĩ chuyên khoa tim mạch mà bạn tin tưởng và tái khám ngay khi bạn thấy có thay đổi bất thường như choáng váng, khó thở...

Luôn luôn tìm nguyên nhân gây ra cao huyết áp:

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều là không rõ nguyên nhân, do đó ngoài việc điều trị bằng thuốc hạ áp phải lưu ý đến điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường ,tăng lipid máu, giảm ăn mặn,chế độ ăn kiêng hợp lý, tập thể dục đều đặn.

Ở người trẻ hoặc người quá già có cao huyết áp cần lưu ý một số nguyên nhân mà việc điều trị can thiệp phẩu thuật có thể chửa trị khỏi hoàn toàn như hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch thận,u tủy thượng thận.
#47
Đàn ông ngày càng bất lực do phụ nữ ngày càng sexy

Hầu hết các bệnh của đàn ông đều bắt nguồn từ những trang phục hở hang hay hành vi khêu gợi của các cô gái.

Kết quả là, nền văn minh phương tây dần trở thành xã hội của những anh chàng bất mãn về tình dục và cuối cùng trở thành những quý ông ốm yếu và thất bại.


Ảnh: worldofstock.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã công bố kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 30 năm. Họ tìm thấy 80% những quý ông trên 60 tuổi qua đời vì các lý do khác nhau đều bị ung thư tuyến tiền liệt bên cạnh các bệnh khác. Khoảng 1/3 đàn ông châu Mỹ và châu Âu trên 30 tuổi gặp vấn đề về cương dương. Tình hình khác hẳn ở Trung Đông. Các nước Ả rập có tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất.

Nhóm đã xem xét một loạt các yếu tố như khí hậu và chế độ ăn uống để tìm ra sự khác biệt. Cuối cùng, họ phát hiện thủ phạm chính là từ trang phục của các cô gái.

Kể từ khi cuộc cách mạng tình dục bùng phát, giới nữ phương tây ngày càng ăn mặc thoáng để khoe da thịt, trong khi phụ nữ Trung Đông thì vẫn trùm khăn che mặt và choàng áo kín mít. Chính vì thế mà đàn ông phương tây lâm vào một tình trạng khốn khổ. Trên đường phố, họ luôn nhìn thấy những cơ thể bán khỏa thân - những chiếc váy ngắn cũn cỡn khoe đôi chân trần, hay những chiếc áo mỏng manh bó sát. Chính xu hướng thời trang hiện đại làm dâng cao dục vọng của phái mạnh, nhưng sự thỏa mãn có được thì lại rất ít.

Vậy thì nó liên quan gì tới bệnh tật? Các nhà nghiên cứu giải thích, hãy đối chiếu với thế giới động vật. Nếu một con đực ốm yếu, con cái sẽ nhận ra và khước từ nó. Khi con đực không thể chiếm được tình cảm của con cái, một cơ chế tự vệ sẽ xảy ra - nó sẽ bị liệt dương và bị bệnh về tuyến tiền liệt.

Ngày nay, 70% trường hợp bất lực của đàn ông là một phản ứng tự vệ tự nhiên trước những cơn stress bị gây ra do liên tục bất mãn tình dục.

Nói theo cách khác, chính phái yếu đã hủy hoại sức khỏe của đàn ông bằng những đôi chân trần và bộ ngực hở. Mỗi cô gái đi chơi với một chiếc váy sexy sẽ chỉ thỏa mãn một anh chàng, trong khi làm hàng chục gã khác phải khổ sở chịu đựng. Trong trường hợp này, các vũ nữ khỏa thân không khác gì vũ khí hủy diệt hàng loạt; họ đã biến nền văn minh phương Tây thành một xã hội của sự bất lực.

Các nhà tình dục học đã liệt kê một loạt hoạt động gây ra tình trạng liệt dương.

- Truy cập các trang web khiêu dâm

- Xem phim tươi mát

- Nhòm ngó các cô gái ăn mặc khêu gợi trên đường phố

- Đọc tạp chí khiêu dâm

- Đến các câu lạc bộ thoát y vũ

#48
Quần lót nâng mông

Một nhà tâm lý Anh đã được trao bằng sáng chế cho một trang phục lót có thể nâng đỡ và tạo dáng cho những vòng 3 bị xệ.


Ảnh: Ananova.

Được mang tên Biniki, trang phục bao gồm những dây đeo vòng quanh eo và dưới mông, giúp tôn dáng và tăng thêm kích cỡ cho vòng 3.

Nhà sáng chế Karin Hart đã nảy ra ý tưởng về trang phục độc đáo này sau khi nhận thấy vòng 3 của mình không còn săn chắc như trước.

Ban đầu Hart dự định thiết kế nên các mẫu quần lót cầu kỳ có thể nâng mông. "Sau khi thử nghiệm, tôi đã lấy thử các băng dính dán lên người mình. Tự soi mình trong gương và kiểm nghiệm các vị trí, cuối cùng tôi đã tìm ra một kiểu đơn giản mà phù hợp", Hart nói.

Sản phẩm hiện được bán tại Mỹ với giá 15 bảng Anh. Phiên bản dành cho đàn ông mang tên Maniki cũng được bán với giá 20 bảng Anh.

#49
CHU NGUYÊN CHƯƠNG


Minh Thái Tổ

Họ: Chu (朱)
Tên: Nguyên Chương (元璋)
Thời gian trị vì: 23/1/1368-24/16/1398
Niên hiệu: Hồng Vũ (洪武)
Miếu hiệu: Thái Tổ (太祖)
Thụy hiệu: Cao Hoàng đế (高皇帝)

Chu Nguyên Chương (朱元璋) (21 tháng 10, 1328 - 24 tháng 6, 1398) tức Minh Thái Tổ (明太祖), thuở nhỏ tên là Trùng Bát (重八), về sau đổi tên thành Hưng Tông (興宗), tên chữ là Quốc Thụy (國瑞), người huyện Chung Ly, Hào Châu (phía đông huyện Phụng Dương tỉnh An Huy ngày nay); là hoàng đế khai quốc của vương triều Minh trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 1368 đến 1398, niên hiệu Hồng Vũ (洪武), miếu hiệu Thái Tổ (太祖), tên thụy là Cao Hoàng đế (高皇帝). Tiểu sử của ông được ghi tại Minh sử, quyển 1-3, Thái Tổ bản kỷ.

Tiểu sử

Chu Nguyên Chương xuất thân từ tầng lớp tá điền nghèo khổ, từng giữ dê chăn bò cho địa chủ. Đời Nguyên năm Chí Chính thứ 4 (1344), vùng đất Hoài Bắc phát sinh hạn hán và châu chấu tàn hại cùng với dịch bệnh nên cha mẹ, các anh đều nối tiếp nhau chết cả. Chu Nguyên Chương không biết lấy gì để sống, tới chùa Hoàng Giác làm thầy tu, từng khuất thực ba nam tới phía tây của tỉnh An Huy, phía đông tỉnh Hà Nam, trải qua gian khổ tôi luyện. Năm Chí Chính thứ 12 (1352), Chu Nguyên Chương tham gia quân Hồng Cân (khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân. Năm Chí Chính thứ 16 (1356), Chu Nguyên Chương đánh chiếm Tập Khánh (Nam Kinh ngày nay), được Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi tiến phong làm Ngô Quốc công. Chu Nguyên Chương lấy Ứng Thiên (Nam Kinh) làm trung tâm, phát triển rất nhanh. Từ năm 1363 đến 1367, lần lượt tiêu diệt tập đoàn Trần Hữu Lượng (tương truyền ông này là con của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc của triều Trần ở Việt Nam) ở trung lưu Trường Giang và Trương Sĩ Thành ở hạ lưu Trường Giang, bao gồm cả hai bờ nam bắc.

Năm 1368, ông xuất quân Bắc phạt, đặt quốc hiệu là Minh. Cùng năm đó, công phá Đại đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Chu Nguyên Chương bệnh chết, thọ 70 tuổi, ở ngôi 31 năm, chôn tại Hiến Lăng ở phía nam chân núi Chung Sơn thành phố Nam Kinh.

Vai trò lịch sử

Chu Nguyên Chương là một nhân vật có nhiều sắc thái truyền kỳ. Trong lịch sử Trung Quốc, Trần Thắng cuối đời Tần đã từng hô khẩu hiệu chiến đấu "Vương hầu hay tướng tá cũng đều như nhau mà thôi", khích lệ bao nhiêu nhân tài hào kiệt đua nhau tranh đoạt giang sơn. Nhưng người thành công nào được mấy ai, tuy có anh hùng áo vải Lưu Bang khai sinh ra triều Hán là tiền lệ, nhưng giống như Chu Nguyên Chương lúc thiếu thời nhà tan, người mất, lưu lạc long đong trong cảnh khốn cùng lại không hề có tiền lệ. Chu Nguyên Chương là người đầu tiên được tôi luyện trong gian khổ, biểu hiện tập trung là từ nhà sư mà xưng Hoàng đế. Trong chùa Long Hưng huyện Phụng Dương tỉnh An Huy có một cặp đối khái quát khá thần tình cả cuộc đời mà Chu Nguyên Chương nếm trải:

"Sinh trên đất Bái, học hành đất Tứ, lớn lên châu Hào, khí Thiên tử một đúc từ quận Phượng;
Lúc đầu làm sư, tiếp theo làm vương, cuối cùng xưng đế, dáng thánh nhân chiêm ngưỡng tại chùa Long."

Nguyên quán của Chu Nguyên Chương vốn thuộc huyện Bái, Từ Châu tỉnh Giang Tô, về sau dời về Tứ Châu, rồi lại dời về Hào Châu tức Phụng Dương. Cả gia đình Chu Nguyên Chương trôi nổi lênh đênh, do sinh kế thúc bách, không thể không đi khắp chốn mưu sinh. Cha mẹ ông rất đông con, anh chị em cả thảy có tám người, nhưng hai người đã chết yểu, còn lại sáu người, bốn trai hai gái. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trọng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có, mãi đến sau khi khi gia nhập nghĩa quân Quách Tử Hưng, mới lấy tên là Chu Nguyên Chương, tên chữ là Quốc Thụy.

Chu Nguyên Chương là người có tính quật cường, từ nhỏ chí khí đã chẳng tầm thường. Do sức ép của cuộc sống nên ông phải xuất gia đi tu, nhưng không muốn làm nhà sư nhỏ bé, vào chùa mới được 15 ngày thì đã làm kiểu thầy tu chu du khắp chốn. Trong lúc bôn ba bốn phương, ông đã bí mật tiếp xúc với giáo phái Bạch Liên đương thời, hiểu được tình thế trong thiên hạ, lòng người muốn đổi thay, khí vận triều Nguyên sắp hết. Chu Nguyên Chương ngẫu hứng ngâm một bài thơ rằng:

"Lấy đất làm chiếu, trời làm màn,
Trăng sao quây quần giấc ngủ an.
Đêm dài chả dám đưa chân duỗi,
Chỉ sợ non sông bị thủng toang."

Bài thơ này đã toát lên được ý chí kiên cường, nỗi lòng sôi sục muốn ngoi lên vị trí tối cao của Chu Nguyên Chương. Về sau, cuối cùng ông đã thành công, bản thân không có một tấc đất nương thân, nhưng qua tự lực phấn đấu mà khai sáng được giang sơn Đại Minh gần 300 năm, vì vậy trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại lạ lùng về ông, chính là thuật lại một cách tôn kính về sự nghiệp và mức độ thông minh tài trí của ông.

Tuy vậy, sự lạc hậu của Trung Quốc so với phương Tây bát đầu từ đời Minh. Để tạo nên sự lạc hậu này thì có nhiều nguyên nhân, mà trong đó có biện pháp thống trị chuyên chế bảo thủ của Chu Nguyên Chương, đặc biệt là thể chế chính trị tập quyền cao độ, quyền lực về kinh tế nằm dưới cực quyền chính trị, mà các chế độ về cửa ải bến sông, chế độ cấm buôn bán trên biển, chế độ hộ làm nghề thủ công, chế độ lưu thông hàng hóa... là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, cách chọn nhân tài bằng lối văn bát cổ (một thể văn dùng trong các kỳ thi thời phong kiến, chỉ chuộng phô trương hình thức, ít chuộng giá trị đích thực của nội dung) và chủ trương văn hóa chuyên chế của triều Minh cũng là nguyên nhân chủ yếu để tạo nên sự đình trệ của xã hội Trung Quốc. Công và tội của Chu Nguyên Chương đối với lịch sử đều đáng được suy ngẫm.

Thống nhất đất nước

Kế sách

Đối với chính thể chuyên chế của Trung Quốc, quân đội là trụ cột của chính quyền. Cho nên hầu hết các vua khai quốc đều lập được nhiều chiến công hiển hách. Cũng có thể nói, chiến tranh đã tôi luyện nên trí dũng và tầm nhận thức của một vĩ nhân. Chu Nguyên Chương vạch ra chiến lược Bắc phạt, đã nói rõ ông là người thông minh tài trí hơn người. Đại tướng quân Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân kiến nghị dùng đại quân đánh thẳng vào Kinh đô triều Nguyên ngay từ đầu, Chu Nguyên Chương đã nhận thấy không thích hợp. Ông đã chỉ ra: "Quân Nguyên vốn còn hơn mấy chục vạn, không thể khinh địch. Huống hồ thành trì kinh đô của nhà Nguyên kiên cố, nếu như chỉ có quân tác chiến đi sâu vào, sẽ kẹt lại dưới chân thành, lúc ấy quân Bắc phạt sẽ lọt vào vòng vây, quân Nguyên từ bốn hướng tới cứu viện, há không phải là thất bại cả sao ?" Đạo quân đơn độc đánh sâu vào lòng địch thực tế là một điều cấm kỵ của nhà quân sự.

Xem xét kỹ tình thế, Chu Nguyên Chương đã vạch ra chiến lược cẩn thận mà tất thắng: "Đầu tiên chiếm Sơn Đông, triệt chỗ phên rậu che chắn; xoay qua chiếm Hà Nam, chặt đứt vây cánh; lấy huyện Đồng Quan để phòng thủ, chặn trước ngạch cửa, hình thế thiên hạ đã lọt vào tay ta. Sau đó xuất quân đánh Kinh đô triều Nguyên lúc ấy lẻ loi không ai cứu viện, không cần đánh ắt cũng chiếm được; giục trống tiến về phía Tây, Vân Trung, Cửu Nguyên cùng với Quan Lũng sẽ bị hạ gọn như cuốn chiếu." Việc phân tích và bố trí chiến lược kiệt xuất này, hoàn toàn căn cứ theo dự liệu mà phát triển, việc Bắc phạt vì vậy đã thành công.

Nguyên nhân thắng lợi

Bất cứ sự thành công nào của một vĩ nhân, không phải chỉ ngồi đợi ơn ban, mà là nắm lấy vận mệnh của mình không ngừng buông thả. Chu Nguyên Chương đã không có quyền thế, lại không có trình độ văn hóa, ông ta mượn quân đội của Quách Tử Hưng để thâu tóm thiên hạ, sự thành công của ông khái quát lên trong ba điểm chủ yếu:

Hoãn xưng vương

Nghĩa quân các lộ phá thành chiếm đất, chưa lập được căn cứ ổn định đã vội xưng vương. Chu Nguyên Chương đã sử dụng lời khuyên của nho sĩ Chu Thăng: "Xây tường cho cao, trữ lượng cho nhiều, chớ vội xưng vương." Năm 1359, Chu Nguyên Chương đã sớm trở thành một trang hào kiệt ngất ngưởng binh hùng tướng mạnh, nhưng ông vẫn không xưng vương mà nhận sự thụ phong của Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi chính quyền nhà Tống, làm Tả thừa tướng hành tỉnh Giang Tây, năm 1361 được tấn phong tước Ngô Quốc công. Năm 1363, Chu Nguyên Chương rước Tiểu Minh vương về an trí ở Trừ Châu, mượn tay thiên tử ban lệnh cho chư hầu, nhưng vẫn không xưng vương. Năm 1364, Chu Nguyên Chương tiêu diệt tập đoàn quân sự lớn nhất ở lưu vực Trường Giang của Trần Hữu Lượng, lúc này mới xưng là Anh vương, nhưng vẫn tôn trọng Hoàng đế Tiểu Minh vương nhà Tống.

Đợi thời cơ tránh mũi nhọn của quân địch

Trước kia, khi thực lực của Chu Nguyên Chương chưa lớn mạnh, ông luôn tránh chạm trán với quân chủ lực nhà Nguyên. Ông đã từng đánh bại quân Nguyên ở huyện Lục Hợp (tỉnh An Huy), nhưng đương thời lực lượng của ông rất yếu, không thể đánh nhau với quân chủ lực nhà Nguyên, thế là nộp lại chiến lợi phẩm thu được, hướng dẫn quân Nguyên đi tấn công quân Trương Sĩ Thành, ông luôn giữ mối giao hảo với nhà Nguyên, uyển chuyển tránh né các cánh quân hùng mạnh, sách lược này được vận dụng rất thành công.

Nắm chắc thời cơ để nuốt dần miền Giang Nam

Chu Nguyên Chương lợi dụng các cánh quân lớn phản Nguyên ở các lộ làm yểm trợ, không để mất thời cơ phát triển ở vùng trung lưu Trường Giang. Ông mượn vây cánh của "Đại Tống", cam chịu phận dưới của Tiểu Minh vương, không xuất đầu lộ diện, mà âm thầm tích lũy phát triển lương thực, mở rộng địa bàn. Ông chọn Tập Khánh làm trung tâm, phía Bắc có Lưu Phúc Thông chống trả quân Nguyên, phía Đông lại có Từ Huy Thọ che chắn. Chu Nguyên Chương lợi dụng thời cơ này để phát triển vùng Giang Nam trước, đánh chiếm những vùng bỏ trống. Trong lúc quân Nguyên đang bận truy quét quân Lưu Phúc Thông và Từ Huy Thọ thì Chu Nguyên Chương cũng đã thống nhất được Giang Nam.

Thời kì cường thịnh của triều Minh

Khi nhà Minh mới thành lập, do hậu quả của chính sách cai trị của triều Nguyên và gần 20 năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ.

Trước tình hình ấy, mặc dầu từ lâu không còn là đại biểu của giai cấp nông dân nữa, nhưng Minh Thái tổ (Chu Nguyên Chương) vẫn thông cảm được các nổi khổ của nhân dân đồng thời cũng hiểu rỏ sức mạnh của quần chúng. Vì vậy ông nói: "Thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới trồng không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng...". Quán triệt tư tưởng đó, Minh Thái tổ đã thi hành những chính sách sau đây:

- Trả tự do cho những người bị biến thành nô tì trong thời gian loạn lạc, đồng thời cấm cưỡng bức hoặc mua bán dân tự do làm nô tì.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp như kêu gọi nhân dân khai khẩn đất hoang, cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh thuế; kêu gọi dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang đồng thời cấp bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để gíup họ vượt qua những khó khăn ban đầu. Nhà nước còn chú ý đến vấn đề thủy lợi, giảm nhẹ thuế khóa, cứu tế cho dân những nơi bị mất mùa.

- Bỏ những hình phạt tàn khốc thời Nguyên như thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến...đồng thời dùng nguyên tắc khoan hồng trong xét xử.

- Nghiêm trị bọn quan lại tham ô bằng các cực hình như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ... Nhờ những chính sách nói trên, trong vòng 30 năm đầu đời Minh, kinh tế được khôi phục nhanh chóng và bước đầu phát triển, tình hình chính trị được ổn định, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện.

Tập trung quyền lực

Quan chế

Để cho vương triều Minh của họ Chu kế tục lâu dài, Chu Nguyên Chương trước mắt tăng cường chế độ trung ương tập quyền. Năm Hồng Vũ thứ 9 (1376) bãi bỏ Hành trung thư tỉnh, thiết lập Bố chính sứ ty, Đề hình Án át sứ ty, Đô chỉ huy sứ ty phân ra để quản lý hành chính tư pháp, quân sự. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380) hủy bỏ chức Trung thư tỉnh ở trung ương, bãi bỏ chế độ Tể tướng, phân quyền cho sáu bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Thiết lập Đô sát viện giám sát trăm quan, lập Cẩm y vệ là những cơ cấu đặc vụ có nhiệm vụ khống chế thần dân.

Sát hại công thần

Chu Nguyên Chương còn gây ra nhiều vụ án văn chương và gây ra nhiều án liên lụy đến nhiều người nhằm diệt trừ hậu họa cho con cháu. Chu Nguyên Chương nhận thấy Thái tử nhu nhược, khó mà điều khiển nổi những công thần bướng bỉnh không thuần, trước khi ông ta chết còn giúp cho con cháu diệt trừ tận gốc. Tống Liêm là thầy của Thái tử, từ những năm đầu đã theo làm tham mưu cho Chu Nguyên Chương vào sinh ra tử chốn quân trường, lập được nhiều công to, làm quan đến chức Học sĩ Thừa chỉ tri chế cáo. Chu Nguyên Chương cũng viện cớ để giết ông ta, Thái tử thấy thầy bị kết án chém, rơi lệ cầu xin cho thầy. Để dạy bảo Thái tử, ông cho mang một cây roi lớn có đầy gai nhọn quẳng xuống đất, bảo Thái tử nhặt lên. Thái tử có vẻ lúng túng, Chu Nguyên Chương liền dạy rằng:

"Cây roi có gai ngươi không nhặt, vậy để ta róc hết cái gai nhọn thay ngươi nhé ?"

Thái tử thông minh hiểu được ý của cha, nhưng cũng không cho là đúng, liền khuyên giải phụ hoàng một cách khéo léo rằng:

"Trên mà có vua Nghiêu Thuấn, thì dưới sẽ có dân Nghiêu Thuấn"

Ngụ ý là làm vua không được tàn bạo. Chu Nguyên Chương cực kỳ giận dữ, liền tóm lấy ghế quẳng về hướng Thái tử.

Việc này cho thấy Chu Nguyên Chương sau khi đã ngồi trên ngai rồng đã xem công thần là những gai nhọn cần phải loại bỏ. Ông ta suy nghĩ rất sâu, muốn đoạt thiên hạ phải ngồi trên lưng ngựa, muốn giữ thiên hạ phải xuống ngựa. Thỏ khôn chết, chó săn phải giết thịt. Thống nhất thiên hạ rồi, không thể dùng võ tướng nữa, Chu Nguyên Chương đã tính kỹ cho con cháu, nên phải giúp họ khai đao. Dùng quan văn để trị thiên hạ, Chu Nguyên Chương vẫn không an tâm, cho nên quyền lực từ trung ương đến địa phương hầu hết đều tập trung trong tay Hoàng đế, phát triển chế độ Trung ương tập quyền đến đỉnh cao, trở thành một trong những ông vua có quyền lực nhất trong lịch sử.

Chu Nguyên Chương tạo nên những vụ án lớn, văn thần võ tướng, tất cả đều bị càn quét triệt để. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Thừa tướng Hồ Duy Dung bị kết tội mưu phản, làm liên lụy đến hơn 3 vạn người vô tội. Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), Lam Ngọc cũng chịu chung số phận như vậy cung với 2 vạn người. Chu Nguyên Chương đã cuốn một loạt "gai góc" đến hơn 6, 7 vạn người. Chu Nguyên Chương còn để cho cơ quan đặc vụ Cẩm y vệ hoạt động công khai, từ sau bức rèm the lại nhảy lên tiền đài.

Những năm cuối đời, Chu Nguyên Chương còn ban bố điều lệ Hoàng Minh tổ huấn, yêu cầu con cháu cùng các công thần phải tuân thủ "phép tắc của tổ tông", quy định đời sau kẻ nào sửa đổi điều tổ tông đặt ra thì giết không tha. Chu Nguyên Chương đã giữ chính sách bế quan tỏa cảng, trở thành "tổ huấn", dĩ nhiên là "tổ huấn" đó đã được giữ khư khư một cách tiêu cực, làm cho nền chính trị của vương triều Minh bị ảnh hưởng một cách lâu dài. Nếu nhà Minh không bị vương triều Thanh tiêu diệt, mà vẫn theo chính sách bế quan kiên trì giữ lấy Trường thành, thì Trung Quốc có được lãnh thổ được như ngày nay không, lại là một dấu hỏi lớn.

Kết cục

Chu Nguyên Chương đã vì giang sơn muôn đời của Đại Minh mà khổ tâm sắp đặt, trừ hậu họa cho con cháu, ban bố tổ huấn, nhưng sự việc cuối cùng lại không theo như ý muốn. Sau khi Chu Nguyên Chương chết mộ phần chưa ráo, thì chú cháu tranh đoạt quyền lực lẫn nhau, "tổ huấn" của ông đã bị người con thứ tư của ông là Chu Đệ phá hoại, chính là Minh Thành Tổ sau này. Ông ta chiếm ngôi Hoàng đế, dời đô về Bắc Kinh. Chu Nguyên Chương mưu sát công thần, không còn ai để giao việc, tự mình chọn trưởng tôn Chu Doãn Văn làm người kế vị nhưng đã bị chết trong binh lửa. Ông ta dựng bảng sắt cấm chỉ hoạn quan can dự chính sự, mà đến đời Thành tổ có đến 24 nha môn lọt vào tay hoạn quan, hoạn quan đã nắm giữ cơ quan đạc vụ, triều Minh đã trở thành triều đại mà hoạn quan gây họa kịch liệt nhất. Chu Nguyên Chương đặt cánh quân hùng mạnh trấn giữ Liêu Đông, dặn dò con cháu trấn thủ biên cương phía bắc, đúng lúc mà triều Minh bị một dân tộc thiểu số ngoài quan ải vào lật đổ là người Nữ Chân. Thông thường mọi việc đều không theo ý chí của một cá nhân xoay chuyển được. Lịch sử đã chứng minh, tất cả những mơ mộng hão huyền của vua hùng chúa bạo đều không thể tồn tại lâu dài, vì những dục vọng chủ quan của họ đều rất đỗi mạnh mẽ, quá cách xa thực tế khách quan.

Tiểu thuyết hoá

Chu Nguyên Chương được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung.

Trong truyện này ông là một giáo chúng của Minh giáo, có quen biết sâu sắc với giáo chủ Trương Vô Kỵ và tham gia khởi nghĩa chống quân Mông Cổ. Khi khởi nghĩa sắp thắng lợi ông lập mưu lừa Trương Vô Kỵ từ bỏ ngôi vị giáo chủ, ép giáo chủ tiếp theo là Dương Tiêu từ chức. Cuối cùng khi khởi nghĩa thành công, Chu Nguyên Chương tự mình lên ngôi hoàng đế.
#51
Đau dạ dày: Cẩn trọng khi tự chữa trị


BS. Trần Ngọc Bảo

Đau dạ dày – căn bệnh tiêu tốn khá nhiều tiền bạc và sự chịu đựng của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người đã bị bệnh mà vẫn không hiểu rõ nguyên nhân tại đâu. Bác sĩ Trần Ngọc Bảo – nguyên phó chủ nhiệm bộ môn Nội, ĐH Y Dược TPHCM, trao đổi về căn bệnh.


Bài báo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

- Thưa bác sĩ, bệnh đau dạ dày (hay viêm loét dạ dày tá tràng - VLDDTT) đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Bác sỹ có thể cho biết đâu là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh? Vi khuẩn H – Pylori có phải là nguyên nhân chính?

- Bác sĩ Trần Ngọc Bảo:  Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh VLDDTT, mà nguyên nhân hay gặp nhất là do lối sống chủ quan, không quan tâm đến dạ dày. Việc bỏ bữa, ăn không đúng bữa, hút thuốc lá quá nhiều, uống rượu bia thường xuyên là những yếu tố làm tăng lực tấn công lên dạ dày gây ra bệnh VLDDTT.

Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập thì khó có ai tránh được yếu tố gây bệnh cơ bản nhất là stress (căng thẳng). Stress làm kích thích tế bào thành của dạ dày tiết ra nhiều axít, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Các nguyên nhân này tấn công trực tiếp lên tế bào niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra VLDDTT. Hơn nữa, nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng lực tấn công gây ra bệnh là vi khuẩn H-Pylori đã được hai bác sĩ người Úc là Marshall và Warren phát hiện vào năm 1983.

- Có phải việc ngăn ngừa và điều trị VLDDTT chính là quá trình tiệt trừ H-Pylori?

- Việc điều trị bệnh VLDDTT phải nhằm mục đích phục hồi trạng thái cân bằng, bằng cách loại trừ các yếu tố tấn công, đồng thời tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc DDTT.

Đối với các bệnh nhân VLDDTT không do nhiễm khuẩn H-Pylori thì việc điều trị gồm (1) ngưng các thuốc gây loét; (2) điều trị chống loét bằng các thuốc băng niêm mạc, thuốc kháng axít, thuốc kháng tiết axít. Còn đối với các bệnh nhân VLDDTT do nhiễm khuẩn H-Pylori thì việc điều trị chủ yếu dựa vào các phác đồ điều trị tiệt trừ H-Pylori.

Một số người bệnh có thói quen khi lên cơn đau dạ dày là mua ngay các thuốc trung hòa axit để giảm đau, vậy điều đó có đúng không?

Các thuốc trung hòa axít trước đây được coi là thuốc chính trong điều trị VLDDTT. Nhưng hiện nay chỉ còn sử dụng như thuốc hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng của bệnh VLDDTT, như đau bụng, ăn không tiêu...

Tuy nhiên, cần phải thận trọng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chống chỉ định khi dùng thuốc, nhất là đối với những bệnh nhân suy gan, suy thận mãn tính.

Các thuốc kháng axít, băng niêm mạc có muối aluminum thường gây táo bón, ngược lại các thuốc có muối magne thường gây tiêu chảy. Đặc biệt, ở bệnh nhân suy thận mãn, muối aluminum có thể gây nhiễm độc thần kinh, và muối magne làm tăng lượng magne trong máu làm giảm nhu động ruột, liệt ruột; vì vậy không nên sử dụng các thuốc này cho bệnh nhân suy thận mãn. Các thuốc có muối canxi có thể gây hội chứng sữa - kiềm có thể gây nhiễm canxi thận và suy thận.

- Những tiến bộ mới của y dược học có đưa ra giải pháp nào để khắc phục tác dụng phụ của thuốc điều trị VLDDTT?

- Một thành công gần đây của y học là nghiên cứu ra được Chitosan. Chitosan là một hợp chất thiên nhiên, chiết xuất từ sinh vật biển, đã được nghiên cứu từ những năm 1980, cho thấy khả năng ức chế pepsin và bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng nên được dùng để điều trị hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét DDTT như đau thượng vị, ợ nóng, ợ chua, ăn không tiêu, tráng phủ vết loét. Các nghiên cứu gần đây của Tiến sỹ dược sỹ Nguyễn Hữu Đức và cộng sự cho thấy Chitosan còn hỗ trợ ức chế H-Pylori, góp phần trong điều trị VLDDTT.

- Cảm ơn bác sĩ.

#52
Chát nhiều nick

Down load: http://huongtinhyeu.net/up/download.php?file=559ChatNhieuNick.zip

Chạy file Reg, sau đó có thể mở liên tục chương trình YM để đăng nhập các nick bạn muốn chát. Dùng tốt nhất cho YM 8x.

Status Tiếng Việt

Chạy chương trình. Nhập nick bạn cần viết Status tiếng việt rồi gõ status bạn muốn.

Download: http://huongtinhyeu.net/up/download.php?file=229VietnameseStatus4Yahoo.zip

#53
Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên chính thức của quốc gia) khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam.

Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.

Văn Lang

Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.

Âu Lạc

Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱, 甌貉) được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc)

Khoảng cuối thế kỷ III, đầu thế II TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN[1]), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.

* Theo Trương Thái Du[2], Âu Lạc là kí âm bằng Hán tự của từ "Đất nước - Xứ sở". Ông cho rằng không tồn tại quốc gia Âu Lạc của An Dương Vương. Suốt vùng Lĩnh Nam gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt Nam, người ta gọi nơi sinh sống của mình là "Đất nước", tức là "Âu Lạc".

Vạn Xuân

Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Nó tồn tại từ năm 544 đến năm 602.

Đại Cồ Việt

Đại Cồ Việt (大瞿越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh năm 968. Nó tồn tại đến đời vua Lý Thánh Tông năm 1054.

Đại Việt

Đại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý. Nó ra đời năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Nó tồn tại không liên tục, đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn.

Đại Ngu

Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.

Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui", chứ không có nghĩa là "ngu si" (愚癡).

Việt Nam

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi "Việt Nam" có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), chẳng hạn ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).

Sau này, danh xưng Việt Nam được chính thức sử dụng như quốc hiệu từ thời Đế quốc Việt Nam.

Đại Nam

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.

Đế quốc Việt Nam

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, cũng là lần đầu tiên danh xưng Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này lại phải đối đầu với Việt Nam Cộng Hoà được thành lập tại miền Nam Việt Nam.

Nam Kỳ quốc

Nam Kỳ quốc hay Nam kỳ Cộng hòa quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lãnh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 16. Chính quyền Nam Kỳ quốc được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Nam kỳ quốc giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2 tháng 6 năm 1948.

Quốc gia Việt Nam

Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Việt Nam Cộng Hòa

Việt Nam Cộng Hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Năm 1955, trong một cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chính quyền này tồn tại độc lập trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn, đặt ra cho miền Nam Việt Nam với việc thành lập một chính phủ mới để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Danh xưng này tồn tại trong 7 năm (1969-1976), sau đó, chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã giải tán để hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một quốc gia Việt Nam thống nhất.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.

Các danh xưng gây tranh cãi

Dưới đây là những danh từng được dùng không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Những danh xưng không chính thức được ghi nhận lại từ cổ sử hoặc từ các tài liệu nước ngoài từ trước năm 1945.

Xích Quỷ

Xích Quỷ, còn gọi là Thích Quỷ, theo Việt Nam Sử lược là có nguồn gốc từ thủy tổ của người Việt là Kinh Dương Vương.

Sách chép:

Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải.

Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm nhâm tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.

Nam Việt

Nam Việt là quốc hiệu thời nhà Triệu (207 TCN-111 TCN), Nói chính xác thì đối tượng tranh cãi không phải là bản thân tên gọi Nam Việt, mà vấn đề là quốc hiệu này có đại diện cho nước Việt Nam hay không. Thời phong kiến xem Nam Việt chính là quốc hiệu của tộc người Việt, nhưng quan điểm chính thống ngày nay cho rằng quốc gia Nam Việt khi đó là của người Trung Hoa. Lý do không coi Nam Việt là của Việt Nam: Triệu Đà là người Hán, quê huyện Chân Định, nhân lúc nhà Tần suy loạn đã nổi lên lập ra nhà Triệu, lấy quốc hiệu là Nam Việt. Các ý kiến cho rằng quốc hiệu này là của người Việt có các nhận định của các học giả như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên.

Lê Văn Hưu nói: Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.

Ngô Sĩ Liên nói: Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.

Hoặc vua Quang Trung sau khi đánh bại đội quân nhà Thanh năm 1789 đã có ý định đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây với lý do đây là đất cũ của Nam Việt thời Triệu Đà.

An Nam

An Nam là danh xưng của người nước ngoài chỉ lãnh thổ Việt Nam trong một số thời kỳ.

Nguồn gốc danh xưng này từ thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt tên cho khu vực lãnh thổ tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay là An Nam đô hộ phủ (673-757 và 768-866).

Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu An Nam quốc vương (kể từ năm 1164).

Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Cách gọi này đã ảnh hưởng đến cách gọi của người châu Âu trước năm 1945.

Thời kỳ thuộc Pháp, Annam (gọi theo tiếng Pháp) là tên gọi chỉ vùng lãnh thổ Trung Kỳ do nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Tuy vậy, người Pháp vẫn dùng danh xưng Annam để chỉ người Việt nói chung ở cả 3 vùng Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine).

Chú thích

1. ^ Đa phần sách sử Việt Nam (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm Định Việt Sử, Việt Sử Tiêu Án) đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN, nhưng Sử Ký của Tư Mã Thiên - ra đời sớm hơn nhiều so với sử sách vủa Việt Nam - chép là "sau khi Lã Hậu mất" (180 TCN), tức là khoảng năm 179 TCN.

2. ^ Trương Thái Du, Cổ Sử Việt Nam - Một cách tiếp cận vấn đề, NXB Lao Động, 2007.
#55
Nhớ bé Vân đứng trên đùi bố nhảy như uống thuốc lắc, đầu gật liên tục như bổ củi, cười như Liên Xô được mùa bắp cải. Nhiều hôm cho ăn cứ tưởng bị làm sao vì cứ gật đầu giật cục liên tục.


Download: http://220.231.104.28:4158/blogdata/3587/512_414_Baby%20Video.flv
#56
ĐỀN HÙNG

Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Vị trí

Quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Thanh Sơn và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa.

Đặc điểm

Các di tích chính

1. Cổng đền: Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917), có bốn chữ Hán viết theo lối chữ chân, đại tự "Cao sơn cảnh hành" (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là "Cao sơn cảnh hạnh" (Đức lớn như núi cao), do chữ 行 trong bức hoành phi có thể đọc bằng hai âm "hành" hoặc "hạnh" với nghĩa khác nhau.

2. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Kiến trúc đền Hạ kiểu chữ nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m.

3. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nhà bia trước đặt tấm bia công đức ghi công những người đóng góp tu bổ di tích, nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1945 và nói chuyện với Trung đoàn Thủ đô, trước khi trung đoàn về tiếp quản Hà Nội.

4. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau.

5. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

Đền Thượng

1. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (tổ tiên của Việt Nam).

2. Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Tuy nhiên, các nhà khoa học khi nghiên cứu cột đá thề thấy trên cột đục lỗ, cho rằng rất có thể đây chỉ là tàn tích cột đá của một kiến trúc cổ xây dựng tại khu vực này từ trước.

3. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.

4. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 theo dạng hình chữ công.

5. Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

6. Bảo tàng Hùng Vương: được khởi công xây dựng vào năm 1996 và khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi 2003. Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm của thời đại Văn Lang được phát hiện trong địa phận tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là các di vật phát hiện quanh khu vực đền Hùng.

7. Hồ: dưới chân núi Nghĩa Lĩnh có một cái hồ rất rộng, ngày xưa trồng nhiều sen. Hồ đã được kè xung quanh, trở thành một thắng cảnh cho du khách tới thăm Đền Hùng thêm một địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi. Đây cũng là nơi thường diễn ra lễ hội bắn pháo hoa vào ngày quốc giỗ.

Hành trình của du khách

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6.

Sau khi lên đến Đền Thượng du khách sẽ dừng tiếp tục cuộc hành trình theo một con đường khác với đường đi lên, và điểm dừng chân cuối cùng là Đền Giếng ở dưới chân núi. Đền Giếng là nơi được cho rằng rất linh nghiệm cho những ai muốn cầu duyên. Tên gọi của đền do trong đền có chiếc giếng ngọc tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi dung nhan. Nguồn nước thiêng của giếng ngọc tuôn chảy từ lòng núi Nghĩa Lĩnh.

Lễ hội

Hội đền Hùng diễn ra vào ngày chính là ngày 10 tháng 3 âm lịch, có câu: "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng. Lễ hội Đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành quốc giỗ tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Thông tin thêm

Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990[1] khi một gia đình người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á[2]. Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao 12 cánh đường kính đến 20cm, 8 con chim lạc dài 15cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

-----

Chú thích:

1. Phạm Bá Khiêm, Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 6 năm 1991
2. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trống đồng vùng đất Tổ, Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Phú Thọ, 2001, trang 103
#57
Có chuyện gì đó làm cho bạn lo lắng hoặc bận tâm?













Hãy than phiền ít hơn và cho nhiều hơn nữa!

Nguồn: http://vietbds.com
#58
Chú rể bắt quả tang cô dâu "ôm ấp" người tình cũ

Trước đêm tân hôn Hạnh đã liên lạc và tìm đến với người yêu cũ để nói lời chia tay và quyết định trao cái quý giá nhất của đời con gái cho người mình yêu.

Trong khi nhà trai đang hối hả soạn cỗ linh đình để tiếp khách đón cô dâu mới, đêm đó chú rể Trung tất bật tiếp bạn đến chúc mừng, hát hò vui vẻ. Giữa tiếng nhạc ồn ào chiếc di động của Trung rung lên. Sau khi nhận điện, mặt Trung đỏ phừng, bỏ đám bạn phóng xe lao đi trong đêm tối. Đến nơi, Trung không dám tin vào mắt mình khi thấy cảnh vợ sắp cưới đang ôm ấp bạn trai cũ của cô ta trên giường.

Câu chuyện bi hài trên vừa mới xảy ra tại xã Đ. B huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Hậu quả đám cưới bị huỷ bỏ, quá xấu hổ cô dâu Hạnh đã phải bỏ làng ra đi, còn anh em làng xóm mừng hụt vì mất bữa cơm mừng hạnh phúc.

Đã gần nữa tháng nay, người dân không ngớt xôn xao bàn tán về câu chuyện bi hài này. Theo thông tin mà người dân ở đây cho biết, trước khi quyết định lấy Trung, chị Hạnh đã từng yêu say đắm một anh ở làng khác, làm nghề cắt tóc. Hai người đã thề non hẹn biển nhưng hoàn cảnh gia đình chàng cắt tóc quá nghèo, công việc không ổn định, bố mẹ Hạnh đã căn ngăn và ra lệnh cấm cô quan hệ yêu đương với chàng cắt tóc này.

Tuy là gái quê, nhưng Hạnh có vóc dáng mảnh mai khiến bao chàng trai trong làng "thèm khát". Nhiều người đã có thành ý nhưng đều bị Hạnh từ chối một cách rất khéo léo. Trong khi đó Trung không đẹp trai nhưng gia đình lại có "của ăn của để", điều mà bố mẹ Hạnh luôn hướng đích đến cho con của họ. 

Thấy được lợi thế này, Trung mạnh dạn đến tấn công Hạnh. Để tiếp cận và gây ấn tượng tốt cho buổi ra mắt, đầu tiên Trung chọn thời điểm Hạnh vắng nhà để đến nói chuyện "thế sự" với bố mẹ Hạnh. Với Trung, đây là kinh nghiệm mà các cụ đã từng dạy "cưa cây phải cưa gốc trước" quả là không sai trong hoàn cảnh này. 

Được gia đình Hạnh "bật đèn xanh", sau gần một tháng trời, kết quả mà Trung thu được là rất khả quan, trước sức ép của bố mẹ, Hạnh đành chấp nhận tình cảm của Trung.

Hai gia đình bắt đầu đi lại và quyết định vào cuối tháng 3/2008, sẽ chọn ngày lành để làm lễ cưới cho hai con. Phía gia đình nhà trai đã chuẩn bị đầy đủ mâm cao cỗ đầy gồm 3 bò 4 lợn, theo tính toán nhà trai đã mời gần 800 thực khách gần 140 mâm.

Còn với Trung đây là thời điểm để anh khuếch trương danh thế trước "người đẹp" và đám trai làng vì vậy tất cả được chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là khâu trang trí đến loa máy phục vụ đám cưới phải thật ầm ĩ và nổi trội.

Vì quá bực tức với bố mẹ và người chồng mà Hạnh không hề có tình cảm. Trước đêm tân hôn, Hạnh đã liên lạc và tìm đến với người yêu cũ để nói lời chia tay. Trong đêm đó Hạnh đã quyết định trao cái quý giá nhất của đời con gái cho người mình yêu.

Vậy là mối duyên "ép" đã nhanh chóng trở thành nỗi tủi hổ của gia đình nhà gái; sự bực tức, giận dữ của phía nhà trai. Ngẫm ra, "Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên" đến giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Theo Hữu Anh
#59
Theo quan niệm của người phương Tây, Thứ 6 ngày 13 luôn là ngày không may mắn. Nhưng tại sao sự không may mắn lại đến với chúng ta đúng vào Thứ 6 ngày 13?

Từ xa xưa, trước khi nền văn minh phương Tây được thiết lập, con người có quan niệm rất khác biệt về thế giới. Họ cho rằng cuộc sống là một chuỗi những mối liên hệ lễ nghi mang tính thần thánh giữa con người và thiên nhiên. Mỗi một giờ, mỗi một ngày đều có một vị thần bảo hộ.

Theo quan niệm đó, thứ bảy (Saturday) là ngày do Thần Nông (Saturn) bảo hộ; Chủ nhật (Sunday) là ngày do Thần Mặt trời (Sun) bảo hộ; thứ hai (Monday) được coi là ngày của Thần Mặt trăng (Moon). Tương tự như vậy, thứ ba (Tuesday) sẽ là ngày mà Thần Chiến tranh, được biết đến với cái tên Mars bảo hộ; thứ tư (Wednesday) là ngày do Thần Nước (Woden hay Mercury) bảo hộ; thứ 5 (Thursday) là ngày Thần sấm (Thor hay còn được biết đến với cái tên là Jupiter) bảo hộ. Và thứ 6 (Friday) chính là ngày Thần tình yêu (Freya hay Vệ nữ) bảo hộ.

Tuy thứ 6 được Thần Tình yêu bảo hộ nhưng với các tín đồ Thiên Chúa Giáo, thứ 6 ngày 13 được coi là ngày không may mắn bởi đó là ngày Chúa Jesus bị tông đồ thứ 13, Juda phản bội và Chúa cũng bị đóng đinh lên cây thập ác đúng vào thứ 6 ngày 13.

Thêm vào đó, ngày này cũng là ngày mà Jack DeMolay, người đứng đầu ngôi đền các hiệp sĩ bị vua Phillip đệ tứ của Pháp đồng thời cũng là một hiệp sĩ được dân chúng thời đó rất hâm mộ, bị hành hình. Kể từ đó, người ta coi thứ 6 ngày 13 là một ngày không may mắn.

Cũng theo quan niệm cổ xưa, mỗi năm có 13 tuần trăng và do đó, phải có 13 tháng. Tuy nhiên, trong lịch hiện đại, mỗi năm chỉ có 12 tháng. Bởi thế, các nhà nghiên cứu sử dụng lịch mặt trăng cho rằng, tháng thứ 13 chính là tháng chết của Mặt trời. Và 13 là con số không may mắn.

Một giả thuyết khác nói rằng, 13 là con số không may mắn bởi chúa Jesus và 12 tông đồ hợp thành 13 người ngồi ăn trong bữa ăn cuối cùng của Chúa (trước khi bị đóng đinh lên cây thập ác). Theo quan niệm của người theo đạo Thiên chúa, thứ sáu ngày 13 sẽ cực kỳ tồi tệ nếu nó rơi đúng vào ngày thứ 6 trước lễ phục sinh.

Một sự kiện khác phủ bóng đen lên con số 13 là việc tàu vũ trụ Appollo 13 bị nổ tung khi xuất phát vào lúc 13h13 giờ Houston, ngày 13 tháng 4 năm 1970.

Theo VTV, con số 13 luôn là con số kỵ của người phương Tây. Và sự không may mắn của con số này lại nhân lên gấp bội khi đó là thứ 6 ngày 13. Theo thống kê của các nhà khoa học, rất nhiều người gặp phải tai nạn giao thông hay ngã bệnh trong những hôm thứ 6 ngày 13, bởi sự ám ảnh tinh thần luôn khiến họ căng thẳng.

Trung tâm nghiên cứu tâm thần tại North Carolina, Mỹ tổng kết được rằng, chỉ tính riêng tại nước này, thứ 6 ngày 13 là ngày nền kinh tế thiệt hại gần 1 tỷ USD bởi người dân không muốn đi lại. Thậm chí họ còn nghỉ không đi làm trong ngày này.
#60
Khi Giấc Mơ Về

Lâm Nhật Tiến - Như Loan

http://www.youtube.com/v/iwd6as9WWt4&hl=en
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội