Thẩm quyền của toà án các cấp

Started by Sao_Online, 08/09/08, 11:36

Previous topic - Next topic

Sao_Online

Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11

CHƯƠNG XVI
THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN CÁC CẤP

Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.

Điều 171. Thẩm quyền theo lãnh thổ

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Điều 172. Thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam

Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.

Điều 173. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp

Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.

Điều 174. Chuyển vụ án

Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.

Chỉ được chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định.

Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong vụ án.

Điều 175. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử

1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định.

2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định.

3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Số: 24/2004/QH11

CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN

Mục 1

NHỮNG VỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TOÀ ÁN

Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Điều 26. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.

3. Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

4. Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

6. Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Điều 28. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

7. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:

a) Mua bán hàng hoá;

b) Cung ứng dịch vụ;

c) Phân phối;

d) Đại diện, đại lý;

đ) Ký gửi;

e) Thuê, cho thuê, thuê mua;

g) Xây dựng;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;

l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;

n) Bảo hiểm;

o) Thăm dò, khai thác.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Điều 30. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.

4. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Điều 31. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

2. Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm:

a) Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác;

b) Về việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;

c) Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.

Điều 32. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.

3. Các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.

Mục 2

THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN

Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;

b) yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.

Điều 34. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Bộ luật này;

b) yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 33 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật này.

2. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Toà án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Toà án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết;

d) Toà án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài;

đ) Toà án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Toà án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;

g) Toà án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;

h) Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Toà án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

k) Toà án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

l) Toà án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

m) Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

Điều 36. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Toà án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết;

b) Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi người con cư trú giải quyết.

Điều 37. Chuyển vụ việc dân sự cho Toà án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đã thụ lý thì Toà án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Toà án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại.

2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Toà án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.

Điều 38. Nhập hoặc tách vụ án

1. Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

2. Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.

3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

LUẬT
Tổ CHứC TOà áN NHâN DâN

Căn cứ vào Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xa hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của các Toà án nhân dân.

CHươNG I
NHữNG QUY địNH CHUNG

Điều 1

Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do Luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.

Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xa hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống x• hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Điều 2

1- ở nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam có các Toà án sau đây:

- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị x•, thành phố thuộc tỉnh;
- Các Toà án quân sự;
- Các Toà án khác do Luật định.

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

2- ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Tổ chức và hoạt động của tổ chức này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 3

Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Toà án các cấp.

Chế độ cử Hội thẩm được thực hiện đối với Toà án nhân dân tối cao và các Toà án quân sự. Chế độ bầu Hội thẩm được thực hiện đối với các Toà án nhân dân địa phương.

Điều 4

Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của các Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.

Điều 5

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Điều 6

Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử do pháp luật tố tụng quy định.

Điều 7

Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 8

Toà án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần x• hội, địa vị x• hội.

Điều 9

Toà án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Điều 10

Toà án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.

Điều 11

Bản án, quyết định của Toà án đ• có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức x• hội và mọi người tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Điều 12

Trong trường hợp cần thiết, cùng với việc ra bản án, quyết định, Toà án ra kiến nghị yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc vi phạm pháp luật tại cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị, có trách nhiệm nghiên cứu thực hiện và trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị phải thông báo cho Toà án về việc đó.

Điều 13

Toà án phối hợp với cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế trong việc phát huy tác dụng giáo dục của phiên toà và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành bản án, quyết định của Toà án.

Điều 14

Toà án cùng với Viện kiểm sát, các cơ quan Công an, Thanh tra, Tư pháp, cơ quan hữu quan khác, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Điều 15

Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 16

Việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

CHươNG II
TOà áN NHâN DâN TốI CAO

Điều 17

1- Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối gồm:
- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
- Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
- Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, Toà dân sự và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân tối cao;
- Bộ máy giúp việc.

3- Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án.

Điều 18

Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Toà án;

Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án các cấp; giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt và các Toà án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Toà án đó;

Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội dự án Luật và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật.

Điều 19

Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền:

1- Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
2- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị;
3- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Điều 20

1- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời là cơ quan hướng dẫn công tác xét xử của các Toà án các cấp.

2- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có:

- Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
- Các Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao;
- Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được Chánh án Toà án nhân dân tối cao cử và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Điều 21

1- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị;
- Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật;
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Chuẩn bị dự án luật để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

2- Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ tư pháp có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi thảo luận việc hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử.

Điều 22

1- Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là tổ chức thường trực của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2- Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh toà các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao.
3- Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Hướng dẫn các Toà án thực hiện nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
- Thông qua báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về công tác xét xử của các Toà án để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
4- Quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Điều 23

1- Toà hình sự, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà, các Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
2- Toà hình sự, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Điều 24

1- Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà, các Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
2- Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 25

Chánh án Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Tổ chức công tác xét xử của Toà án nhân dân tối cao;
2- Chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán và Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
3- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật của các Toà án các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng;
4- Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;
5- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;
6- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ của các Toà án;
7- Báo cáo công tác xét xử của các Toà án trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
8- Chỉ đạo việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh do Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
9- Quy định bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Điều 26

Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án;
2- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới.

CHươNG III
TOà áN NHâN DâN địA PHươNG

MụC A
CáC TOà áN NHâN DâN TỉNH, THàNH PHố TRựC THUộC TRUNG ươNG

Điều 27

1- Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
- Uỷ ban Thẩm phán;
- Toà hình sự, Toà dân sự;
- Bộ máy giúp việc.

2- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án.

Điều 28

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền:
1- Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
2- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị;
3- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị.

Điều 29

1- Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh toà các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2- Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị;
- Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại Toà án cấp mình và các Toà án cấp dưới;
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Thông qua báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác xét xử của các Toà án ở địa phương để báo cáo trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân tối cao.
3- Quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Điều 30

1- Các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh toà, Phó Chánh toà, các Thẩm phán, Thư ký Toà án.
2- Các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Sơ thẩm những vụ án do pháp luật tố tụng quy định;
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 31

1- Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác xét xử;
- Chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán;
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đ• có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà chuyên trách và các chức vụ khác trong Toà án cấp mình, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Toà án cấp mình và cấp dưới;
- Báo cáo công tác xét xử của các Toà án địa phương trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân tối cao.
2- Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án.

MụC B
TOà áN NHâN DâN HUYệN, QUậN, THị X•, THàNH PHố THUộC TỉNH

Điều 32

1- Toà án nhân dân huyện, quận, thị x•, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án.
2- Toà án nhân dân huyện, quận, thị x•, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

Điều 33

1- Chánh án Toà án nhân dân huyện, quận, thị x•, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác xét xử;
- Báo cáo công tác xét xử của Toà án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án cấp trên trực tiếp.
2- Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án.

CHươNG IV
TOà áN QUâN Sự

Điều 34

1- Các Toà án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.
2- Các Toà án quân sự gồm có:
- Toà án quân sự trung ương;
- Các Toà án quân sự quân khu và tương đương;
- Các Toà án quân sự khu vực.
3- Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng làm việc tại Toà án quân sự có các quyền và nghĩa vụ theo chế độ của Quân đội.

Điều 35

1- Các Toà án quân sự có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Toà án.
2- Chánh án Toà án quân sự trung ương là Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Điều 36

Tổ chức và hoạt động của các Toà án quân sự do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

CHươNG V
THẩM PHáN Và HộI THẩM

Điều 37

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất, đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế x• hội chủ nghĩa thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán, được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.
Tiêu chuẩn cụ thể của Thẩm phán, Hội thẩm của Toà án mỗi cấp, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán, bầu hoặc cử, miễn nhiệm, b•i nhiệm Hội thẩm, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, Hội thẩm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 38

Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và b•i nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị x•, thành phố thuộc tỉnh và các Toà án quân sự do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự là năm năm.

Điều 39

Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, b•i nhiệm.

Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự Trung ương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, b•i nhiệm.

Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, b•i nhiệm.

Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, b•i nhiệm.

Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực do Chủ nhiệm Chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương, miễn nhiệm, b•i nhiệm.
Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao và Hội thẩm quân nhân là năm năm.

Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Điều 40

Số lượng Thẩm phán và Hội thẩm của Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Số lượng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của các Toà án nhân dân địa phương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp sau khi đ• thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Số lượng Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân của các Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp sau khi đ• thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Điều 41

Các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức x• hội có người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho Hội thẩm làm nhiệm vụ xét xử.

Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ và được hưởng phụ cấp khi làm nhiệm vụ xét xử.

CHươNG VI
VIệC BảO đảM HOạT độNG CủA TOà áN

Điều 42

Chế độ tiền lương, phụ cấp, giấy chứng minh, trang phục đối với các Toà án do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 43

Biên chế của Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Tổng biên chế của các Toà án nhân dân địa phương do Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định biên chế cho từng Toà án nhân dân địa phương.

Điều 44

Kinh phí hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, của các Toà án nhân dân địa phương và của các Toà án quân sự do Chính phủ trình dự toán để Quốc hội quyết định.

Điều 45

Cơ quan công an có nhiệm vụ áp giải bị cáo và bảo vệ phiên toà của Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương.

Lực lượng cảnh vệ trong quân đội có nhiệm vụ áp giải bị cáo và bảo vệ phiên toà của Toà án quân sự.

CHươNG VII
ĐIềU KHOảN CUốI CùNG

Điều 46

Luật này thay thế các luật đ• ban hành trước đây về tổ chức Toà án; những quy định trước đây trái với Luật này đều b•i bỏ.

Luật này đ• được Quốc hội nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 6 tháng 10 năm 1992.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

293A/2007/UBTVQH12   -   Nghị quyết về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự cho các TAND huyện, quận, thị xã...

NGHỊ QUYẾT

CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 293A/2007/UBTVQH12 NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 2007 VỀ VIỆC GIAO THẨM QUYỀN XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 170 CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 33 CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ CHO CÁC TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 và Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2003/QH11 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết số 32/2004/QH11 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự;

Xét đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Những Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã sau đây được thực hiện thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự từ ngày 01 tháng 11 năm 2007:

1. Toà án nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang;

2. Toà án nhân dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang;

3. Toà án nhân dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang;

4. Toà án nhân dân huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang;

5. Toà án nhân dân huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang;

6. Toà án nhân dân huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

7. Toà án nhân dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;

8. Toà án nhân dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;

9. Toà án nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang;

10. Toà án nhân dân huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn;

11. Toà án nhân dân huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn;

12. Toà án nhân dân huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu;

13. Toà án nhân dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu;

14. Toà án nhân dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;

15. Toà án nhân dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;

16. Toà án nhân dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;

17. Toà án nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

18. Toà án nhân dân huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre;

19. Toà án nhân dân huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương;

20. Toà án nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương;

21.Toà án nhân dân huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương;

22. Toà án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương;

23. Toà án nhân dân huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định;

24. Toà án nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định;

25. Toà án nhân dân huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định;

26. Toà án nhân dân huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước;

27. Toà án nhân dân huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước;

28. Toà án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước;

29. Toà án nhân dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận;

30. Toà án nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận;

31. Toà án nhân dân huyện Hàm Thuận Nam , tỉnh Bình Thuận;

32. Toà án nhân dân thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận;

33. Toà án nhân dân huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận;

34. Toà án nhân dân huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau;

35. Toà án nhân dân huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau;

36. Toà án nhân dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng;

37. Toà án nhân dân huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;

38. Toà án nhân dân huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng;

39. Toà án nhân dân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng;

40. Toà án nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;

41. Toà án nhân dân quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ;

42. Toà án nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ;

43. Toà án nhân dân huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ;

44. Toà án nhân dân quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng;

45. Toà án nhân dân quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng;

46. Toà án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;

47. Toà án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;

48. Toà án nhân dân huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk;

49. Toà án nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk;

50. Toà án nhân dân huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk;

51. Toà án nhân dân huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông;

52. Toà án nhân dân thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông;

53. Toà án nhân dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên;

54. Toà án nhân dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên;

55. Toà án nhân dân huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai;

56. Toà án nhân dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;

57. Toà án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai;

58. Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai;

59. Toà án nhân dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp;

60. Toà án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp;

61. Toà án nhân dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp;

62. Toà án nhân dân thị xã Ayun Pa , tỉnh Gia Lai;

63. Toà án nhân dân huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai;

64. Toà án nhân dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai;

65. Toà án nhân dân huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai;

66. Toà án nhân dân huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;

67. Toà án nhân dân huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang;

68. Toà án nhân dân huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang;

69. Toà án nhân dân huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang;

70. Toà án nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ;

71. Toà án nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ;

72. Toà án nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ;

73. Toà án nhân dân huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây;

74. Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây;

75. Toà án nhân dân huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây;

76. Toà án nhân dân huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây;

77. Toà án nhân dân huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây;

78. Toà án nhân dân huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh;

79. Toà án nhân dân huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh;

80. Toà án nhân dân huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh;

81. Toà án nhân dân huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;

82. Toà án nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh;

83. Toà án nhân dân huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh;

84. Toà án nhân dân huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh;

85. Toà án nhân dân huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương;

86. Toà án nhân dân huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương;

87. Toà án nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương;

88. Toà án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương;

89. Toà án nhân dân huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương;

90. Toà án nhân dân thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng;

91. Toà án nhân dân huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng;

92. Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng;

93. Toà án nhân dân huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng;

94. Toà án nhân dân thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang;

95. Toà án nhân dân huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình;

96. Toà án nhân dân huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình;

97. Toà án nhân dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình;

98. Toà án nhân dân quận 2, thành phố Hồ Chí Minh;

99. Toà án nhân dân quận 4, thành phố Hồ Chí Minh;

100. Toà án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh;

101. Toà án nhân dân quận 12, thành phố Hồ Chí Minh;

102. Toà án nhân dân huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh;

103. Toà án nhân dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh;

104. Toà án nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh;

105. Toà án nhân dân huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên;

106. Toà án nhân dân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên;

107. Toà án nhân dân huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên;

108. Toà án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;

109. Toà án nhân dân huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà;

110. Toà án nhân dân huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà;

111. Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang;

112. Toà án nhân dân thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang;

113. Toà án nhân dân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang;

114. Toà án nhân dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang;

115. Toà án nhân dân huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum;

116. Toà án nhân dân huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu;

117. Toà án nhân dân huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai;

118. Toà án nhân dân huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai;

119. Toà án nhân dân huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;

120. Toà án nhân dân huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai;

121. Toà án nhân dân huyện Sa Pa , tỉnh Lào Cai;

122. Toà án nhân dân huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai;

123. Toà án nhân dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai;

124. Toà án nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn;

125. Toà án nhân dân huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn;

126. Toà án nhân dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn;

127. Toà án nhân dân huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn;

128. Toà án nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng;

129. Toà án nhân dân thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng;

130. Toà án nhân dân huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng;

131. Toà án nhân dân huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng;

132. Toà án nhân dân huyện Đức Huệ, tỉnh Long An;

133. Toà án nhân dân huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An;

134. Toà án nhân dân huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An;

135. Toà án nhân dân huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định;

136. Toà án nhân dân huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định;

137. Toà án nhân dân huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định;

138. Toà án nhân dân huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định;

139. Toà án nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định;

140. Toà án nhân dân huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An;

141. Toà án nhân dân huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;

142. Toà án nhân dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An;

143. Toà án nhân dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An;

144. Toà án nhân dân huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An;

145. Toà án nhân dân huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An;

146. Toà án nhân dân huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An;

147. Toà án nhân dân huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An;

148. Toà án nhân dân huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An;

149. Toà án nhân dân huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình;

150. Toà án nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình;

151. Toà án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình;

152. Toà án nhân dân huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận;

153. Toà án nhân dân huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận;

154. Toà án nhân dân huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ;

155. Toà án nhân dân huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ;

156. Toà án nhân dân huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;

157. Toà án nhân dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên;

158. Toà án nhân dân huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên;

159. Toà án nhân dân huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên;

160. Toà án nhân dân huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên;

161. Toà án nhân dân huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên;

162. Toà án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;

163. Toà án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình;

164. Toà án nhân dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ;

165. Toà án nhân dân huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam ;

166. Toà án nhân dân huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ;

167. Toà án nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam ;

168. Toà án nhân dân huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi;

169. Toà án nhân dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;

170. Toà án nhân dân huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;

171. Toà án nhân dân huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh;

172. Toà án nhân dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh;

173. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh;

174. Toà án nhân dân huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh;

175. Toà án nhân dân huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh;

176. Toà án nhân dân huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh;

177. Toà án nhân dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;

178. Toà án nhân dân huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị;

179. Toà án nhân dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị;

180. Toà án nhân dân thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị;

181. Toà án nhân dân huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;

182. Toà án nhân dân huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La;

183. Toà án nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh;

184. Toà án nhân dân huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh;

185. Toà án nhân dân huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh;

186. Toà án nhân dân huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh;

187. Toà án nhân dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình;

188. Toà án nhân dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình;

189. Toà án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình;

190. Toà án nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;

191. Toà án nhân dân huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên;

192. Toà án nhân dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên;

193. Toà án nhân dân huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá;

194. Toà án nhân dân huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá;

195. Toà án nhân dân huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá;

196. Toà án nhân dân huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá;

197. Toà án nhân dân huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá;

198. Toà án nhân dân thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá;

199. Toà án nhân dân huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá;

200. Toà án nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá;

201. Toà án nhân dân huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá;

202. Toà án nhân dân huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá;

203. Toà án nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

204. Toà án nhân dân huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

205. Toà án nhân dân huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

206. Toà án nhân dân huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

207. Toà án nhân dân huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang;

208. Toà án nhân dân huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang;

209. Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh;

210. Toà án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh;

211. Toà án nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;

212. Toà án nhân dân huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long;

213. Toà án nhân dân huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long;

214. Toà án nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long;

215. Toà án nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc;

216. Toà án nhân dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;

217. Toà án nhân dân huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

218. Toà án nhân dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái;

219. Toà án nhân dân huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Điều 2.

1. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

2. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.



CHỦ TỊCH

Nguyễn Phú Trọng
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

Nghị quyết về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự cho các TAND huyện, quân, thị xã, thành phố.

NGHỊ QUYẾT

CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 1036/2006/NQ-UBTVQH11 NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 2006 VỀ VIỆC GIAO THẨM QUYỀN XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 170 CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 33 CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ CHO CÁC TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ vào Nghị quyết số 24/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ vào Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự;

Xét đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Những Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau đây được thực hiện thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự từ ngày 01 tháng 8 năm 2006:

1.
Toà án nhân dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang;

2.
Toà án nhân dân huyện Phú Tân, tỉnh An Giang;

3.
Toà án nhân dân thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

4.
Toà án nhân dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang;

5.
Toà án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;

6.
Toà án nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang;

7.
Toà án nhân dân huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn;

8.
Toà án nhân dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn;

9.
Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre;

10.
Toà án nhân dân huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương;

11.
Toà án nhân dân huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định;

12.
Toà án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước;

13.
Toà án nhân dân huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;

14.
Toà án nhân dân huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận;

15.
Toà án nhân dân huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;

16.
Toà án nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau;

17.
Toà án nhân dân huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng;

18.
Toà án nhân dân quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ;

19.
Toà án nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk;

20.
Toà án nhân dân huyện KRông Păk, tỉnh Đắk Lắk;

21.
Toà án nhân dân huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông;

22.
Toà án nhân dân huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên;

23.
Toà án nhân dân thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai;

24.
Toà án nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai;

25.
Toà án nhân dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp;

26.
Toà án nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp;

27.
Toà án nhân dân thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai;

28.
Toà án nhân dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;

29.
Toà án nhân dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam;

30.
Toà án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;

31.
Toà án nhân dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội;

32.
Toà án nhân dân huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội;

33.
Toà án nhân dân huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây;

34.
Toà án nhân dân huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây;

35.
Toà án nhân dân huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây;

36.
Toà án nhân dân huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây;

37.
Toà án nhân dân huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Tây;

38.
Toà án nhân dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;

39.
Toà án nhân dân huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;

40.
Toà án nhân dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương;

41.
Toà án nhân dân huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương;

42.
Toà án nhân dân huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương;

43.
Toà án nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương;

44.
Toà án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;

45.
Toà án nhân dân huyện An Lão, thành phố Hải Phòng;

46.
Toà án nhân dân huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng;

47.
Toà án nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng;

48.
Toà án nhân dân huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình;

49.
Toà án nhân dân huyện Yên Thủy, tỉnh Hoà Bình;

50.
Toà án nhân dân quận 6, thành phố Hồ Chí Minh;

51.
Toà án nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh;

52.
Toà án nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh;

53.
Toà án nhân dân huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh;

54.
Toà án nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh;

55.
Toà án nhân dân quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh;

56.
Toà án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh;

57.
Toà án nhân dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;

58.
Toà án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên;

59.
Toà án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên;

60.
Toà án nhân dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;

61.
Toà án nhân dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên;

62.
Toà án nhân dân huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà;

63.
Toà án nhân dân huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà;

64.
Toà án nhân dân huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang;

65.
Toà án nhân dân huyện Bắc Hà, tỉnh Kon Tum;

66.
Toà án nhân dân huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum;

67.
Toà án nhân dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn;

68.
Toà án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn;

69.
Toà án nhân dân huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn;

70.
Toà án nhân dân huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng;

71.
Toà án nhân dân huyện Bến Lức, tỉnh Long An;

72.
Toà án nhân dân huyện Cần Đước, tỉnh Long An;

73.
Toà án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An;

74.
Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An;

75.
Toà án nhân dân huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định;

76.
Toà án nhân dân huyện ý Yên, tỉnh Nam Định;

77.
Toà án nhân dân thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An;

78.
Toà án nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An;

79.
Toà án nhân dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An;

80.
Toà án nhân dân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An;

81.
Toà án nhân dân huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An;

82.
Toà án nhân dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An;

83.
Toà án nhân dân thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;

84.
Toà án nhân dân huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận;

85.
Toà án nhân dân huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ;

86.
Toà án nhân dân huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ;

87.
Toà án nhân dân huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình;

88.
Toà án nhân dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam;

89.
Toà án nhân dân thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam;

90.
Toà án nhân dân huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam;

91.
Toà án nhân dân huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam;

92.
Toà án nhân dân huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi;

93.
Toà án nhân dân huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh;

94.
Toà án nhân dân huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị;

95.
Toà án nhân dân huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng;

96.
Toà án nhân dân huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng;

97.
Toà án nhân dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La;

98.
Toà án nhân dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;

99.
Toà án nhân dân huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình;

100.
Toà án nhân dân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình;

101.
Toà án nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;

102.
Toà án nhân dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên;

103.
Toà án nhân dân huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;

104.
Toà án nhân dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá;

105.
Toà án nhân dân huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá;

106.
Toà án nhân dân huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá;

107.
Toà án nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá;

108.
Toà án nhân dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá;

109.
Toà án nhân dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

110.
Toà án nhân dân huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

111.
Toà án nhân dân thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang;

112.
Toà án nhân dân huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang;

113.
Toà án nhân dân huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang;

114.
Toà án nhân dân huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc;

115.
Toà án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc;

116.
Toà án nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái;

117.
Toà án nhân dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

 

Điều 2

Những Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau đây được thực hiện thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự từ ngày 01 tháng 8 năm 2006:

1.
Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang;

2.
Toà án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh An Giang;

3.
Toà án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;

4.
Toà án nhân dân huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;

5.
Toà án nhân dân huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre;

6.
Toà án nhân dân huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương;

7.
Toà án nhân dân huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định;

8.
Toà án nhân dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định;

9.
Toà án nhân dân huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp;

10.
Toà án nhân dân huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp;

11.
Toà án nhân dân huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang;

12.
Toà án nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam;

13.
Toà án nhân dân huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây;

14.
Toà án nhân dân huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây;

15.
Toà án nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh;

16.
Toà án nhân dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang;

17.
Toà án nhân dân huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình;

18.
Toà án nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;

19.
Toà án nhân dân quận 11, thành phố Hồ Chí Minh;

20.
Toà án nhân dân huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà;

21.
Toà án nhân dân huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu;

22.
Toà án nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn;

23.
Toà án nhân dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai;

24.
Toà án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng;

25.
Toà án nhân dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng;

26.
Toà án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An;

27.
Toà án nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định;

28.
Toà án nhân dân huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định;

29.
Toà án nhân dân huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An;

30.
Toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An;

31.
Toà án nhân dân huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình;

32.
Toà án nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ;

33.
Toà án nhân dân huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ;

34.
Toà án nhân dân thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ;

35.
Toà án nhân dân huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình;

36.
Toà án nhân dân huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam;

37.
Toà án nhân dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

38.
Toà án nhân dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi;

39.
Toà án nhân dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi;

40.
Toà án nhân dân huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh;

41.
Toà án nhân dân thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;

42.
Toà án nhân dân thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;

43.
Toà án nhân dân huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị;

44.
Toà án nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị;

45.
Toà án nhân dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng;

46.
Toà án nhân dân huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng;

47.
Toà án nhân dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;

48.
Toà án nhân dân huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh;

49.
Toà án nhân dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

50.
Toà án nhân dân huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

51.
Toà án nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá;

52.
Toà án nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá;

53.
Toà án nhân dân huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá;

54.
Toà án nhân dân huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá;

55.
Toà án nhân dân huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

56.
Toà án nhân dân huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh;

57.
Toà án nhân dân thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang;

58.
Toà án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long;

59.
Toà án nhân dân thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;

60.
Toà án nhân dân huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

 

Điều 3

Những Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau đây được thực hiện thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự từ ngày 01 tháng 8 năm 2006:

1.
Toà án nhân dân thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre;

2.
Toà án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;

3.
Toà án nhân dân thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp;

4.
Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;

5.
Toà án nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội;

6.
Toà án nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội;

7.
Toà án nhân dân thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây;

8.
Toà án nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng;

9.
Toà án nhân dân quận Kiến An, thành phố Hải Phòng;

10.
Toà án nhân dân quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng;

11.
Toà án nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;

12.
Toà án nhân dân quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;

13.
Toà án nhân dân quận 3, thành phố Hồ Chí Minh;

14.
Toà án nhân dân quận 8, thành phố Hồ Chí Minh;

15.
Toà án nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh;

16.
Toà án nhân dân quận 10, thành phố Hồ Chí Minh;

17.
Toà án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh;

18.
Toà án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh;

19.
Toà án nhân dân thị xã Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình;

20.
Toà án nhân dân thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn;

21.
Toà án nhân dân thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng;

22.
Toà án nhân dân huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình;

23.
Toà án nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;

24.
Toà án nhân dân thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

 

Điều 4

1. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có tên tại các điều 1, 2 và 3 chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

2. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

T/M ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Chủ tịch

Nguyễn Phú Trọng
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Mục 2
Thẩm quyền của Toà án các cấp

http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2004/200406/200406150008

Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.

BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

CHƯƠNG XVI
THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN CÁC CẤP

http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2003/200311/200311260010

Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.


2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội