Ý cao tình đẹp

Started by saos@ngmo, 25/11/06, 13:32

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

VỊ ÂN NHÂN BÍ ẨN CỦA TÔI


Đã trên nửa thế kỷ nay tôi vẫn thắc mắc hoài về một người mất cách đây bốn mươi lăm năm mà tôi chưa bao giờ thấy mặt. Càng sắp tới cái lúc không sao tránh khỏi, cái lúc tôi phải từ biệt cői đời, không làm sao giải được bí ẩn đó thì tôi lại càng gấp muốn biết nhiều hơn về ông ấy. Tại sao tôi tọc mạch hoài như vậy? Tại tôi chịu của ông ấy một cái ơn mênh mông; giá phải đổi bất kỳ cái gì thì tôi cũng xin đổi để tỏ cho ông ấy thấy rằng hồi xưa một sự đầu tư hú họa của ông ở Texas rốt cuộc đã có kết quả tốt!
  Không thể báo cho ông William Hinds (tên vị đó) hay được, tôi đành đăng lên báo, mong rằng có một số độc giả của tôi muốn biết tinh thần của ông. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm vui lòng ông vì có lần tôi muốn tỏ lòng biết ơn của tôi với ông thì ông viết cho tôi như vầy: "Em không thể giúp tôi được gì đâu, nhưng sau này có lẽ em cũng có thể giúp đỡ lại cho một người khác như bây giờ tôi giúp em". Tôi nghĩ theo đúng đạo Ki-tô thì không có cách nào hơn cách đó.
  Ông William Hinds không hề nói gì nhiều về ông cả mà tôi cũng không hỏi ông: một chú bé nhà quê miền Texas mà đâu dám tò mò hỏi một vị ân nhân bí ẩn và phi thường ở New York. Ông đã mất trước khi tôi có tin mừng để báo cho ông, trước khi sự đầu tư của ông có kết quả. Vì vậy bài này như  là một chứng thư công bố rằng tôi mắc một món nợ với ông.


*
  *
  *
  Sau cuộc Nam Bắc phân tranh, song thân tôi tiêu tan sự nghiệp, bỏ miền Mississipi, qua Texas làm ăn. Tôi sanh ở đó năm 1888. Ba tôi tự học, làm thầy giáo làng, mỗi năm chỉ dạy có năm tháng, lương chẳng được bao nên mùa hč phải làm ruộng và mọi công việc lặt vặt để kiếm thêm tiền. Tôi sớm biết đọc và phải đi năm cây số qua cánh đồng để kiếm sách báo. Nhờ đọc sách mà tôi được biết một thế giới tuyệt đẹp và đâm ghét cái thế giới chung quanh tôi, quyết thoát ly nó để bước vô cái thế giới của các nhân vật trong sách.
  Hồi tôi mười hai mười ba tuổi, ba tôi khai khẩn một đồn điền nhỏ ở miền Tây Texas. Người ta đã chiếm hết các lô tốt rồi, chỉ còn lại cho chúng tôi một khoảnh nhỏ ở trong cái xó xỉnh cuối cùng mà người ta gọi là Cross Timbers. Trên mặt có một lớp cát dày, dưới là đất sét đỏ. Cây cối thì là thứ "chêne", lá như lá ô rô (houx) và thứ "chêne" Maryland. Chúng tôi khai phá để trồng trọt. Đối với một em trai, thì không có công việc nào cực nhọc hơn công việc đó. Bốn năm đầu tôi thấy sao mà dài bất tận. Lúc cày thì gặp toàn những gốc cây trên một đất hoang, mà hễ buông cày ra thì phải đốn cây để có đất mà trồng, mặc dầu là đất cằn. Ít nhất là tôi phải nghỉ học hai năm vì mùa đông ba tôi dạy học thì tôi là "đàn ông trong nhà", phải thay ba tôi trong mọi việc, trừ những ngày nghỉ cuối tuần.
  Một hôm ba tôi dắt tôi lại Ranger và tôi đánh bạo vào tòa soạn nhật báo Record của thị trấn đó. Đứng sau lưng ông chủ bút, ngó qua vai ông cho tới khi ông thí cho tôi một chồng báo, toàn những số làm mẫu, chất đống ở một góc, để tôi khỏi quấy rầy ông nữa. Trong chồng báo đó tôi thấy nhiều số The Sunny South: tạp chí này đăng truyện của Conan Doyle và nhiều tác giả đứng đắn khác. Tôi thích mê đi! Và tôi đọc được lời rao này: trả mười xu thì mỗi tuần nhận được một số The Sunny South liên tiếp ba tháng.
  Số tiền mười xu đó lớn quá, tôi làm sao có được. Nhưng một buổi tối tôi bày tỏ ước nguyện với má tôi. Bây giờ đây tôi còn thấy rő người đi qua căn phòng dưới ánh đčn dầu vàng vọt, lấy ra một đồng bạc cắc cất trong một chỗ kín đáo; có lẽ trong nhà chỉ còn có mỗi đồng bạc cắc đó thôi.
  Đồng bạc cắc đó là đồng bạc quan trọng nhất trong đời tôi, vì các mặt lấp lánh của nó là cái trụ trong suốt đời tôi. Nhờ nó mà tôi nhận được những số The Sunny South và tôi thấy có mục Thư độc giả. Một hôm tôi viết cho tòa soạn báo rằng tôi muốn được học để sau thành một văn sĩ. Bức thư của tôi đăng trên số báo ngày 14 tháng 5 năm 1904.
  Cách đó ít lâu, ba tôi trở về nhà (vì niên học đã hết) và hai cha con tôi cùng cày một khu ruộng để trồng bắp. Đã xế chiều và chúng tôi đều mệt, ngồi trên cái bắp cày cổ lỗ để cho ngựa nghỉ. Em gái tôi chạy ra chìa cho tôi một bức thư em thấy trong thùng thư.
  Bao thư làm bằng một thứ giấy rất đẹp, trắng như tuyết, mực đen nhánh; nét chữ quả quyết mà tươi, tỏ rằng người viết có một cá tính mạnh; mép bao thư đóng khằn đỏ với con dấu có chữ H. Tôi bóc ra đọc :
  Cháu,
  Đọc tờ The Sunny South, tôi để ý tới bức thư của cháu trong mục "Thư độc giả". Tôi tin rằng cháu sẽ đủ kiên nhẫn giữ chí hướng làm được những việc lớn lao. Cháu biết dư rồi, thanh niên không bao giờ dùng tiếng "thất bại". Vậy cháu cứ hướng về một lý tưởng cao cả đi và chịu kiên nhẫn làm việc nhiều vào thì sau một thời gian, thế nào cháu cũng toại nguyện, tôi tin chắc vậy. Tôi sẽ sung sướng gởi sách báo cho cháu, nếu cháu chịu nhận, nhưng cháu phải cho tôi biết cháu thích loại nào.
  Chúc cháu mạnh.


William Hinds


Từ ngày đó, không lúc nào tôi thiếu món ăn tinh thần: những tạp chí hay nhất và thỉnh thoảng cả sách nữa. Càng đọc tôi càng khát khao học hỏi. Ba tôi, vốn trầm tĩnh, ít nói mà thấy tôi hăng hái như vậy, cũng cảm động và một hôm - năm đó tôi mười bảy tuổi - người hỏi tôi:- Học một năm ở Ranger con có thể lấy được bằng cấp khả năng sư phạm không ? Nếu được mùa thì chúng ta có thể ra ngoài đó ở một năm và con có thể đi học được.
  Năm 1905 nhờ mưa thuận, mùa màng rất tốt, ruộng đã trúng mùa, máy tuốt bông cũng chạy suốt ngày thâu đêm cả mùa thu. Tuy nhiên tôi cũng phải hy sinh.
  Thanh niên nào ở Texas cũng có một con ngựa; để có đủ tiền mua sách, tôi phải bán con ngựa cái của tôi, một con ngựa lưng đẫy đà, nhanh nhẹn, đẹp đẽ, để lấy 60 đồng. Còn học phí thì tôi quét lớp học để khỏi phải đóng.
  Tôi cắm đầu cắm cổ học. Nhờ trước kia đọc tản mạn các sách báo nên tôi hiểu biết hơn các bạn khác được ít nhiều nhưng về toán và ngữ pháp thì dở tệ, phải cực nhọc mới theo nổi. Sau cùng tôi đậu được một bằng cấp cho phép dạy tại các trường làng: đối với tôi bằng cấp đó là một bằng cấp giải thoát. Từ đó, trong mấy chục năm dạy học tôi còn giật được nhiều bằng cấp quan trọng hơn nhiều, nhưng tôi vẫn quí bằng cấp đầu đó hơn cả.
  Tôi được bổ dụng ngay trong giáo giới. Kiếm được tiền, tôi dành dụm một số để có thể nghỉ dạy mà học thêm một năm lấy một bằng cấp cao hơn. Thời vận tới, tôi làm gì cũng thành công. Tôi thành một nhân vật quan trọng: tôi được lãnh số lương cao nhất trong giáo giới trường tỉnh, tôi ăn bận đàng hoàng, ra vào những chốn sang trọng nhất trong tỉnh, làm việc năm ngày trong một tuần mà chiều nào cũng được về rất sớm.
  Rồi bỗng một ngày mùa đông 1909, tôi nhận được một bức thư nữa:
  Tôi mong được em cho tôi biết những ước vọng và dự định của em về tương lai. Có thể rằng tôi giúp em được. Giúp đỡ được người khác, chẳng là điều vui nhất trong đời tôi ư? Giúp cho một người nổi danh, chẳng hạn thành Lincoln hay Gladstone, thì sau này nhớ lại, thú biết bao nhiêu. Biết đâu chừng một ngày kia tôi chẳng có thể nói được: "Chính tôi đã giúp Webb khi ông ta còn là một thanh niên đấy".
  Thân ái.


William Hinds


Trên một tờ giấy đính theo, ông tỏ rő ý muốn của ông:
  Em có tính mùa thu này vô đại học không ? Nếu em chưa nghĩ tới thì em cho tôi biết có thích như vậy không? Nếu có thì em muốn vô trường đại học nào? Hồi âm ngay cho tôi nhé.


Hồi đó tôi có bao giờ dám nghĩ tới chuyện vô đại học, đó là việc của "bọn con nhà giàu". Với lại tôi đã có địa vị rồi, chẳng gì thì tôi cũng thỏa mãn về ảo tưởng đó rồi. Bức thư đó buộc tôi phải suy nghĩ và tôi bỗng thấy hoạt động của tôi tầm thường quá. Chỉ là một cách để kiếm ăn.
  Tôi bčn trả lời tất cả các câu hỏi trong thư, nói rő rằng tôi muốn vô đại học Texas. Tôi đã để dành được một số tiền, quyết tâm dành dụm thêm nữa. Tôi bớt giao du, hội họp đi, có hùng tâm không hỏi cưới một thiếu nữ mà tôi khó quên được: con đường còn chật vật, không nên lôi kéo bất kỳ ai theo mình.
  Thế là tháng 9 năm 1909, mang theo khoảng hai trăm đồng, tôi lên xe lửa tại Austin, vô trường đại học. Đã thỏa thuận trước với ông Hinds, mới đầu tôi hãy tiêu số tiền đó đã, khi nào hết mới cho ông hay và ông sẽ đều đều mỗi tháng gởi cho tôi một chi phiếu.
  Học hết năm thứ nhì, tôi nợ ông khoảng 500 đồng. Ông khuyên tôi hãy ngưng học để kiếm một chút tiền. Ông bảo: "Tôi không giàu có gì". Tôi gởi cho ông một tờ biên nhận thiếu nợ ông, nhưng ông không chịu lấy lời, ông luôn luôn khăng khăng một mực như vậy.
  Vậy niên học 1911-1912, tôi đi dạy và trả lần được món nợ. Cuối năm đó, tôi ngỏ ý với ân nhân của tôi muốn trở về đại học. Ông đồng ý. Tóm lại, tôi có thể nói rằng suốt thời gian ở đại học, năm nào ông cũng giúp đỡ tôi.
  Khi vô đại học, tôi hai mươi mốt tuổi mà không chuẩn bị gì cả. Trước kia sự học của tôi không bao giờ được liên tục. Nếu đời sinh viên của tôi chẳng rực rỡ gì: trong đa số các môn, tôi cũng được những điểm kha khá đấy nhưng không lần nào làm cho ông Hinds có thể hãnh diện được về tôi. Nhưng cũng không lần nào ông rầy tôi. Và chi phiếu cứ tới đều đều mỗi tháng.
  Ông thấy ở tôi có tài năng gì không ? Thú thực tôi không bao giờ hiểu nổi ông. Nhưng chắc chắn ông thấy ở tôi có cái gì đó và có vẻ tin tôi thành công, điều ấy là một dẫn lực nâng đỡ tôi trên suốt con đường học vấn. Tôi có lần nào, như các bạn học của tôi, muốn bỏ dở cuộc chiến đấu, phóng đãng, phung phí tiền bạc hay không? Có, nhưng không lâu, vì có một người ẩn danh bí mật ở New York tin cậy nơi tôi.
  Năm 1915, tôi đậu Cử nhân và thiếu nợ ân nhân tôi gần 500 đồng, đó là cái giới hạn ước định với nhau rồi. Tôi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Trung học Cuero và tôi bắt đầu trả lần lần số nợ. Rồi tới mùa thu năm 1915 một bức thư cho tôi hay tin ông William Hinds đã qui tiên.
  Tôi còn thiếu ông 265 đồng.*
  *
  *
  Mùa thu năm 1916 tôi cưới nhà tôi, tên là Jane Oliphant và được bổ làm giáo sư Sử ở trường Trung học San Antonio. Người em gái của ông William Hinds, cô Ida Hinds - được hưởng của anh trái quyền 265 đồng đó - lại trọ khách sạn Councer một phần mùa đông và thường lại thăm vợ chồng tôi. Nhờ cô mà tôi được biết về đời ông Hinds: ông suốt đời ở độc thân, đã giúp nhiều thanh niên khác nữa, nhập cảng các đồ trân kỳ ở châu Âu nhưng không bao giờ hăng hái kinh doanh. Cô cho tôi một tấm hình rất đẹp của ông mà lúc nào tôi cũng đặt ở bàn viết: mắt đẹp, tóc đen, nước da sáng, mũi thẳng và thanh, râu mép đen, tóc rậm, rối bù. Nét mặt có vẻ hiền từ, cao thượng.
  Tôi nhớ đâu như vào tháng giêng năm 1917 thì cô Ida Hinds rời San Antonio. Bức thư cuối cùng tôi nhận được của cô mang dấu bưu điện Burlington, Vermont, ngày 18 tháng tư năm 1918. Trong bao thư đó có mấy hàng này không đề ngày :
  Ông Walter thân mến, tôi bỏ tờ giấy nợ của ông vào bao thư đề tên ông này. Như vậy, có chuyện gì xảy ra cho tôi thì tờ giấy nợ đó sẽ tới tay ông. Ngày nào ông nhận được thư thì ông sẽ biết rằng tôi không sống nữa mà ông không còn thiếu nợ ai cả. Ông coi như việc đó đã xong vì tôi không còn người thừa kế.
  Thân ái


Ida Hinds


Tính ra tôi còn thiếu 75 đồng. Bảy mươi lăm đồng đó không hề được trả cho một người nào có tình họ hàng xa gần gì với anh em ông Hinds. Nhưng số tiền đó đã được trả không phải một lần mà nhiều lần cho những người cần tiền; và sau này tôi sẽ tiếp tục trả nữa, tôi chắc đó cũng là ý muốn của ân nhân tôi.
  Cho tới nay tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại giúp đỡ tôi như vậy. Gởi một chi phiếu giúp một sinh viên túng thiếu mà mình biết mặt, biết tính tình, điều đó là chuyện thường. Nhưng tôi không làm sao hiểu được một người ở New York mà lại đi kiếm một đứa nhỏ làm việc cực khổ ở một xó xỉnh miền Texas, giúp đỡ em khỏi cầm cày, thoát ly được khu ruộng đầy những gốc cây, rồi nâng đỡ không ngừng suốt mười một năm, mà chẳng bắt buộc em phải theo ý mình, cũng chẳng bao giờ hỏi điều này điều nọ, cho tới khi chết mới thôi.
  Tiếc thay ông không được sống để thấy một dấu hiệu nhỏ nhặt đáng phấn khởi, tỏ rằng số tiền đầu tư của ông không phải là uổng. Năm 1918, tôi thành giáo sư ở đại học Texas. Sự thăng tiến của tôi ở đó hơi chậm - trong đời tôi, bao giờ tôi cũng trễ - và mãi đến năm 1931 tôi mới xuất bản tác phẩm đầu tiên của tôi. Tới năm 1950 công việc của tôi mới có mòi có thể làm cho ông William Hinds thỏa mãn được. Nhưng ông là người đọc nhiều, chắc nhớ những câu thơ chán đời dưới đây của Shelley.


Hạt giống anh gieo người khác sẽ hái,


Tài sản anh dựng, người khác sẽ hưởng.


Áo anh dệt, người khác sẽ mặc,


Khí giới anh rčn, người khác sẽ đeo.


Tôi đã gặt thứ hạt mà ông đã gieo, đã mặc chiếc áo đẹp mà ông đã dệt; sự thực tôi đã hưởng được một phần tài sản ông đã dựng. Nhưng tôi cũng đã ráng hướng một chút cái tinh thần của ông khi ông gieo, dệt, và tinh thần đó đã luôn luôn hướng dẫn tôi trong cuộc đời.


Walter Prescott Webb

saos@ngmo

NĂNG LỰC KỲ DIỆU CỦA NHIỆT TÂM


Đã lâu rồi, một hôm má tôi bảo tôi:
  - Norman, từ trước tới nay má đã khuyên con nhiều điều, có điều con nghe, có điều con bỏ qua. Nhưng có lời khuyên này má muốn con theo cho được: đừng quên rằng thế giới đầy những vẻ đẹp làm cho ta xúc động, hồi hộp. Ráng mở lòng ra để tiếp nhận những cái đó, đừng bao giờ để cho lòng lạnh giá tê liệt đi, đừng bao giờ làm mất cái nhiệt tâm của con.
  Từ hôm đó tôi luôn luôn ráng nuôi cái nhiệt tâm của tôi. Vậy tôi nói đây là do kinh nghiệm bản thân, chứ không phải là lý thuyết suông. Xin bạn nghe tôi: lời khuyên của má tôi tốt đấy. Trên đường đời, những người nào đi xa nhất, leo lên được những nấc thang cao nhất, đều là những người có nhiệt tâm. Một kỹ nghệ gia nghĩ như vậy, có lần bảo tôi:
  - Hai người tới xin làm việc mà khả năng suýt soát nhau thì tôi lựa người nào có nhiệt tâm hơn vì tôi biết rằng người đó sẽ đi xa hơn người kia. Nhiệt tâm gây cho người đó được nhiều khí lực, và người đó có thể tận lực làm công việc được. Mà nhiệt tâm lại dễ lây nữa, nó quét sạch mọi sự cản trở.
  Nếu hôm nay bạn bị tánh nhu nhược, bộ thần kinh, nỗi lo sợ và các mặc cảm tự ti của bạn lôi cuốn mà không chống cự lại được thì có thể rằng chỉ tại bạn không ngờ được khả năng của mình. Hầu hết chúng ta đều tự đánh giá mình thấp quá. Tự cao tự đại thì không nên, nhưng bạn có thể và có bổn phận bồi dưỡng nhiệt tâm của bạn. Triết gia và tâm lý gia William James khuyên chúng ta tự tin. Ông bảo: "Bạn nên thầm tin rằng bạn có một nguồn sức khỏe, sinh lực, sức bền bỉ còn dự trữ ở trong người. Cứ tin rồi thì sẽ có".
  Điều thứ nhất phải làm: tự xét ý nghĩ và tâm trạng của mình. Một người mà trí óc toàn những ý nghĩ rầu rĩ, bệnh hoạn, tiêu cực thì không thể có nhiệt tâm được. Muốn thay đổi tâm trạng đó, mỗi buổi sáng bạn nên soi gương tự nhủ đại khái như vầy:
  - Hôm nay là ngày lành của tôi. Tôi có được nhiều cái may lắm: có gia đình, nhà cửa, có công việc làm ăn, có sức khoẻ... Nhờ trời, tôi sẽ ráng lợi dụng tất cả những may mắn đó trong suốt ngày. Tôi sung sướng được sống.
  Buổi sáng, bạn lặp lại lời đó nữa. Cách đó công hiệu đấy, vì tâm trạng ảnh hưởng  tới thái độ, hành vi của ta. Những ý tưởng không lành mạnh có thể làm cho ta hóa đau, những tình cảm thất bại có thể làm cho ta thất bại. Cách tôi chỉ cho bạn đó không dễ theo đâu, nhưng nếu bạn ráng kiên nhẫn thử thì bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả.
  Một buổi tối nọ, một người hoảng hốt kêu điện thoại cho tôi:
  - Tôi không biết phải làm gì nữa. Tôi không còn chút can đảm nào cả, lo quá ngủ không được. Chiều mai, tôi tới khúc quẹo nguy kịch nhất trong đời tôi đây, nếu việc hỏng thì đời tôi kể như hết.
  Tôi nói ít lời cho ông ta vững lòng rồi vô thẳng vấn đề:
  - Chắc ông đã nhiều lần thắng được những nỗi khó khăn khác, vậy lần này ông cũng  sẽ vượt được nữa. Nhưng này, sao ông có vẻ mất bình tĩnh như vậy hả? Ông kéo một chiếc ghế bành lại, ngồi cho thoải mái rồi bình tĩnh nói chuyện cho tôi nghe nào? Cơ thể có thoải mái rồi óc mới suy nghĩ sáng suốt chứ.
  Rồi tôi khuyên ông ta đừng nghĩ về mình mà nghĩ về người khác, vì có cái luật tinh thần tế nhị này là nghĩ tới người, hy sinh cho người thì mình lại tìm ra được mình.
  Tôi nói thêm: ngay sáng mai, ông bảo người ta chỉ cho ông một người nghčo khổ. Ông lại thăm người đó và giúp người đó một việc gì: giúp mà không một chút vị lợi, thực tâm hy sinh. Chiều mai, ông cứ tin tưởng, yên tâm lại chỗ hội họp đó. Tôi kết: nhưng trước hết, ông phải nuôi lòng lạc quan và nhiệt thành đã.
  Vài tuần lễ sau ông ta kêu điện thoại cho tôi hay mọi sự xảy ra như ý muốn. Ông ta bảo:
  - Tôi tập có nhiệt tâm và tôi đã thấy có sự thay đổi lạ lùng trong người tôi, nên tôi quyết tâm tiếp tục. Tôi cũng đã theo lời ông khuyên: ngày nào cũng giúp cho ai một việc gì đó... Quả là lời khuyên của ông chí lý.
  Bạn hỏi tôi:
  - Nhưng phải làm cách nào để có được nhiệt tâm đó? Giản dị lắm: mới đầu cứ làm bộ như mình có nhiệt tâm, đóng trò riết rồi thì mình thay đổi mà không hay. Đó là một thuật tâm lý ai cũng nhận là đúng: muốn trút một tình cảm xấu nào thì cứ làm bộ có tình cảm ngược lại: bạn khốn khổ ư, cứ làm bộ như mình là người sướng nhất đời, và bạn sẽ thấy đỡ khổ. Bạn cứ làm bộ có nhiệt tâm rồi thì sẽ thực sự có nhiệt tâm.
  Tiếng Anh enthusiasm, Pháp enthousiasme do tiếng Hy Lạp entheos nghĩa là "có thần linh ở trong lòng". Vậy theo nghĩa gốc, nhiệt tâm là một thần cảm, một tình cảm về tâm linh, phát từ chỗ sâu thẳm của linh hồn, tác động tốt của nó tới sức khỏe thật hiển nhiên, gần như có thể đo được.
  Một danh y đã quả quyết rằng:
  - Mất nhiệt tâm thì người ta có thể chết được, vì cơ thể không chịu nổi sự chán nản khi thấy sống không có ích lợi gì cả.
  Một vị khác nói chuyện về sức mạnh tâm lý của tinh thần lạc quan, bảo tôi:
  - Những ý nghĩ rầu rỉ nếu hiện ra thường thì làm cho cơ thể ta dễ bị nhiễm độc gấp bội. Lòng lạc quan, tin tưởng, nhiệt tình tạo cho ta một thứ áo giáp để chống với vi trùng.Tôi nhận thấy rằng những người có thái độ tin tưởng thường mau hết bệnh hơn những người khác. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiệt tâm là một nguồn sức khỏe dồi dào nhất.
  Những người thành công, những người xây dựng được cái gì cho xã hội, đều có một nhiệt tâm bất tận trong khi làm việc. Họ không đánh giá thấp công việc cùng khả năng của họ; trái lại họ hăng hái làm việc, nhờ vậy mà sức sáng tạo của họ tăng lên. Chrysler, nhà chế tạo xe hơi, một hôm bảo:
  - Bí quyết để thành công là sự nhiệt tâm. Hễ làm việc mà hăng hái như điên thì là có cơ thành công rồi đấy.
  Công việc hằng ngày của bạn nhạt nhẽo quá thì bạn gia vị cho chút dấm ớt vào, bạn sẽ thấy nó hóa ra thú vị, như có phép thần vậy. Chỉ nhờ ý nghĩ của bạn mà bạn có thể làm cho cuộc đời của mình hết buồn tẻ, thành một cuộc mạo hiểm say mê, đáng sống. Quả quyết yêu công việc của bạn đi, tận tâm, nhiệt tâm làm nó, thì dù nó là công việc gì, bạn cũng sẽ thấy nó đẹp, bạn nên tin tôi đi.


Norman Vincent Peale

saos@ngmo

MỘT EM NHỎ ĐÁNG LŔM GƯƠNG
  CHO NGƯỜI LỚN HỌC TẬP


Tôi được biết em Larry hồi tôi dạy học ở một trường ngoại ô Minneapolis. Mới tựu trường được mấy bữa, chiều hôm đó tôi ngồi lại trong lớp khi trẻ đã về hết; lớp học suốt buổi ồn ào như chợ, lúc đó tĩnh mịch một cách không tưởng tượng được. Tôi bỗng nghe thấy tiếng gő cửa nhč nhẹ. Rồi một thiếu phụ duyên dáng hiện ra ở bực cửa, rụt rč nói với tôi:
  - Ông hiệu trưởng khuyên tôi lại kiếm cô. Ông có báo trước cho tôi biết rằng lớp II của cô đông, cô bận rộn lắm, nên tôi không lại thăm cô ngay từ buổi đầu. Tôi nghĩ nên đợi ít bữa cho cô có thì giờ tổ chức lớp học đã.
  Bà ta ngắm nghía những bàn đánh bóng loáng, những chiếc ghế dựa xinh xinh, những cuốn sách bìa dày màu rực rỡ, những hình vẽ của các em treo ở tường, có vẻ thčm thuồng lắm, nói nho nhỏ:
  - Ước gì cháu Larry được đi học.
  Tôi hỏi:
  - Larry nào?
  - Cháu trai của tôi. Cháu đủ tuổi rồi. Từ tháng sáu vừa rồi, cháu được sáu tuổi. Nhưng cháu đi không được mà tay cử động cũng vụng về. Cháu mới vừa biết nói. Nhưng cháu có thể bò mà lết đi được. Tóm lại, mặc dầu cháu bị bệnh tê liệt giật giật, cháu cũng có thể làm được nhiều chuyện.
  Bỗng bà ta nhìn thẳng vào mặt tôi, vẻ chăm chú tuyệt vọng:
  - Ông hiệu trưởng bảo để tùy cô quyết định. Tôi sẽ gắng hết sức để cho công việc của cô được dễ dàng. Giờ ra chơi, tôi sẽ lại đây đưa cháu đi cầu và dắt cháu ra sân chơi. Tới trưa, tôi sẽ lại cho cháu ăn. Đi đâu tôi cũng dắt cháu theo, tôi đặt cháu ngồi vào chiếc xe nhỏ của cháu. Cháu suốt ngày ngồi một mình, ít có cơ hội gặp các trẻ khác, mà cháu thích có bạn, yêu bạn lắm!
  Tôi rất bực mình nghe bà ta biện hộ cho con như vậy để xin một chỗ học. Tôi bảo bà ta rằng tôi sẽ vui vẻ nhận em Larry, với lại em có quyền đi học như mọi trẻ khác. Không bao giờ tôi quên được vẻ mừng rỡ, ngạc nhiên và hoài nghi của bà ta.
  Bà ta ra về rồi, tôi mới sực nhớ rằng tôi đã phải điều khiển một bọn sáu chục em nhỏ nghịch ngợm, phá phách và la hét đinh tai. Mà bây giờ lại còn nhận thêm một em tật nguyền nữa! Nghĩ lại, bắt nó sống trong cái thế giới quỷ sứ này có tội cho nó không ?
  Thân mẫu em Larry sáng hôm sau dắt con lại. Nó ngồi trong chiếc xe nhỏ, một hộp bút chì màu, một tập vở và một hộp bút đặt trên đùi. Em nhỏ thật ngộ: mắt lớn màu xanh dương, tóc vàng rủ xuống, bao một khuôn mặt tròn trĩnh. Khi tôi hỏi em, em mỉm cười, má lúm đồng tiền, nhưng rồi nét mặt em lại nghiêm trang, không vui mà không buồn, không chấp nhận mà cũng không từ chối.
  Thân mẫu em khoe:
  - Cháu ngồi vững lắm rồi.
  Tôi gật đầu, Larry y hệt các trẻ khác, chỉ trừ lâu lâu đầu lại giật giật. Thân mẫu em bồng em ra khỏi xe, đặt em ngồi lên một chiếc ghế dựa, trước một cái bàn thấp.
  Tôi đề nghị:
  - Chúng mình nên để em ngồi một mình như mọi trẻ khác lần đầu tiên tới trường.
  Bà ta bằng lòng và bước ra ngoài.
  Em Larry ngồi yên, rất ngoan ngoãn, trong khi các trẻ khác lần lượt vô lớp. Cặp mắt em ghi nhận hết thảy. Em chăm chú ngó các bạn cho tới khi tôi phát giấy vẽ và bảo chúng lấy hộp bút chì màu ra.
  Tôi đứng bên cạnh em khi mở hộp bút chì màu. Em đương lấy ra một cây thì bỗng cánh tay em giật giật, em không làm chủ được cử động và tất cả các cây viết lăn xuống đất.
  Các em khác cười rộ lên, mà người lớn thì cũng vậy khi có một việc gì bất ngờ xảy ra. Em Larry ngồi yên, lúng túng. Em cũng muốn góp vui với các bạn, nhưng ngỡ ngàng, không hiểu tại sao các bạn lại cười như vậy.
  Tôi đợi cho các trẻ khác hết cười rồi mới ung dung bảo:
  - Việc mới xảy ra không có gì ngộ nghĩnh, bí mật cả.
  Tôi giảng vắn tắt cho chúng hiểu bệnh tê liệt giật giật và bảo trước cho chúng biết rằng những chuyện như vậy sẽ còn xảy ra thường. Rồi tôi quay về phía Larry, không kịp suy nghĩ gì cả, bảo em:- Việc mới xảy ra không có gì ngộ nghĩnh, bí mật cả.
  Tôi giảng vắn tắt cho chúng hiểu bệnh tê liệt giật giật và bảo trước cho chúng biết rằng những chuyện như vậy sẽ còn xảy ra thường. Rồi tôi quay về phía Larry, không kịp suy nghĩ gì cả, bảo em:
  - Larry, con phải lượm bút chì lên chứ.
  Larry trườn xuống, té sóng soài trên đất, rồi bíu lấy chân bàn, em quì lên được. Em lượm được một cây viết, cẩn thẩn đặt lên bàn. Rồi em bò tới kiếm một cây khác, vừa mới chụp được thì nó lăn ra xa. Em bò tới, đuổi theo, chụp được nó nữa và trở lại bàn.
  Em tiếp tục lượm như vậy, một cách chậm chạp, khó nhọc, không ngừng mà cũng không ngước mắt lên. Mấy lần, cứ đưa tay ra chụp thì viết chì lại lăn đi, em lại đuổi theo, khó nhọc và siêng năng chuyên tâm vô cùng. Lượm hết rồi, em bò trở về chỗ, bíu lấy chân bàn, leo lên rồi ngồi phịch xuống ghế. Lúc đó em mới nhìn tôi, khẽ mỉm cười thích thú.
  Lúc đó tôi mới bỗng nhận thấy rằng bọn trẻ bao vây chúng tôi và đứng ngó cảnh đó, hoàn toàn kinh ngạc. Nét mặt tôi chắc cũng kinh ngạc như nét mặt chúng. Chúng tôi đều thán phục em Larry, thật là một nhân cách cao, có tính cương cường làm những việc khó khăn nhất mà không khi nào chịu nhờ người khác tiếp tay với mình cho việc được dễ dàng.
  Tới giờ ra chơi, tôi ra lệnh cho các em xếp hàng. Larry không do dự, trườn xuống đất bò ra cửa. Gom hết sinh lực, em bám chặt vào chân các bàn, lết tới bằng đầu gối, thân mình thẳng thắn. Thân mẫu em đứng đợi ở cửa lớp với chiếc xe. Tất cả các em khác đòi được đẩy xe. Từ đó, em nào được đẩy xe thì mừng rỡ như được một đặc ân.
  Sau buổi học đầu tiên đó, tôi biết rằng em Larry có một nghị lực phi thường, không gì lay chuyển nổi. Bất kỳ làm công việc gì em cũng theo cái lối lượm bút chì đó. Khi em viết hoặc vẽ, cánh tay em giật giật, run run, có lúc cây bút chì chạy vọt ra ngoài trang giấy thành một nét bậy bạ, nhưng em vẫn kiên nhẫn. Larry vẽ hình những em bé, nét run run, nhưng không bỏ dở.
  Tới lúc tập đọc, em trườn xuống đất, lết tới phía trước lớp học. Em chú ý lắm, hết sức đọc cho trúng. Em nói được nhưng rất khó khăn, cơ thể em phải chiến đấu dữ dội mới phát ra được một tiếng. Cánh tay, vai em run bần bật, mặt em đỏ tía lên, trán nhớp mồ hôi. Nhưng em vui vẻ, theo các bài tập đọc, tràn trề hi vọng. Chiến đấu cực khổ bao nhiêu, em không nề hà, em chỉ nghĩ tới công việc em đương làm thôi.
  Và tôi hiểu thêm ngay rằng lòng ham sống của em cũng mãnh liệt không kém nghị lực của em. Ở trong lớp cũng như ở ngoài sân, em không bỏ qua một cơ hội nào cả. Các trẻ khác bày các trò chơi để em có thể dự được và em luôn luôn vui vẻ dự. Nếu một trò chơi nào mạnh quá, em không dự được thì ngồi một chỗ mà ngó, nhưng ít khi em ngồi một mình vì thường có bạn lại bên cạnh, bảo:
  - Tôi lại ngồi với Larry cho Larry có bạn.
  Các bạn em giúp đỡ em trong việc học, tự cho là được một đặc ân khi đuổi theo chụp một cây viết chì hoặc lượm một vật gì khác đem lại trả em. Larry không than thân, mà cũng không bao giờ tỏ vẻ lúng túng khi có người giúp đỡ. Dĩ nhiên em không bao giờ ngờ rằng chính em, em cũng giúp lại được cho các bạn. Nhờ có em mà các bạn em tập chia sẻ gánh nặng của người khác, đó là một kinh nghiệm  làm cho tâm hồn các em phong phú lên.
  Mùa xuân năm sau tôi phải rời thị trấn và trước khi đi, tôi lại thăm Larry tại nhà. Tôi thấy em đương đi đi lại lại giữa hai thanh ngang (để tập thể thao) mà thân phụ em dựng cho em. Em đưa tay chào tôi. Thân mẫu em bảo tôi:
  - Cháu đã bắt đầu tập dùng nạng, cô biết tính cháu cương quyết lắm.
  Phải, tôi biết rő tính Larry rồi. Nếu có thể đi được thì em sẽ rán đi cho được; nếu không được thì em cũng không buồn. Không khi nào em ngừng lại để tự hỏi xem công việc có khó nhọc hay không, không bao giờ em do dự, suy tính hoài về công việc em phải làm, em chỉ nghĩ tới một điều là hoạt động.
  Rồi sao em Larry sẽ ra sao? Em lên trung học và học giỏi. Em đã chống nạng mà đi lại khắp nơi được. Nhờ nghị lực, em vượt được mọi khó khăn mà bây giờ nói được như mọi người. Thật là một thiếu niên thông minh, quả quyết, hăng hái. Ngay từ hồi nhỏ đã vậy.


Virginia Gordon

saos@ngmo

LŇNG NHỚ ƠN LŔ MỘT ĐỨC QUÍ


Tuần trước, một buổi chiều đẹp trời, tôi thuê một chiếc taxi. Coi vẻ mặt và thái độ hung hăng khi nhấn ga, tôi hiểu ngay rằng người lái xe không được bình tĩnh. Tôi hỏi chú ta bực mình vì chuyện gì vậy?
  Chú ta càu nhàu:
  - Không bực mình làm sao được! Sáng nay một khách hàng bỏ quên trong xe tôi một cái ví, trong đó có gần 50.000 quan [1]. Tôi bỏ ra trên một giờ đồng hồ để tìm hắn, sau cùng tìm được trong khách sạn hắn trọ. Ông tưởng hắn đã cám ơn tôi vài lời ư? Hắn đỡ lấy cái ví và ngó tôi như thể tôi đã ăn cắp của hắn.
  Tôi ngạc nhiên hỏi:
  - Người đó không thưởng cho chú một đồng nào ư?
  - Một xu cũng không. Công tôi đi tìm cả giờ, lại thêm tiền xăng nhớt nữa, mất toi! Tiền nong, tôi không cần. Nhưng nếu thằng cha đó cảm ơn tôi một tiếng thôi...
  Thế là cả ngày hôm đó chú ta hết vui vì lỗi của một kẻ không biết nhận đúng cử chỉ lương thiện và lòng hảo tâm của chú; và tôi tin chắc rằng từ bữa đó chú sẽ suy đi tính lại trước khi giúp ai một việc như vậy. Hết thảy chúng ta, khi làm một việc thiện đều muốn người ta tỏ lòng biết ơn mình; không có gì diệt lòng nhân từ, đoàn kết bằng thói vong ân.
  Trong thế chiến vừa rồi, bà mẹ của một người lính nhảy dù Mỹ nhận được một bức thư của con cho hay rằng trong lúc bị thương và đói khát, đã được một người đàn bà ở Avranches cứu giúp, giấu không cho tụi Đức bắt. Chẳng may ít tháng sau chính người lính đó tử trận trong khi tấn công Ardennes. Nhưng bà mẹ anh ta vẫn tiếp tục thực hiện một ước nguyện không thể nào quên được. Bà dành dụm tiền trong hai năm để vượt Đại Tây Dương, lại thành phố ghi trong bức thư của con trai. Phải dò hỏi lâu bà mới kiếm được người đàn bà đã cho con trai bà trú ngụ - vợ một tá điền nghčo - và rụt rč đưa biếu người đó một gói nhỏ. Trong gói có một chiếc đồng hồ vàng, mà con trai bà được thưởng khi đậu một bằng cấp tốt nghiệp; chàng chỉ có mỗi vật đó là đáng giá.
  Cử chỉ biết ơn của một người mẹ đó làm cho toàn dân miền Normandie rất đỗi cảm động, ở Avranches và khắp cả vùng chung quanh ai cũng nhắc tới, gần như một truyền kỳ.
  Lòng biết ơn là nghệ thuật nhận ơn huệ một cách vui vẻ, nhã nhặn, tỏ rằng mình cảm động trước mọi dấu hiệu nhân từ của người khác, dù lớn dù nhỏ. Phần đông chúng ta đều biết tỏ nỗi mừng khi được ai vui vẻ tiếp đãi hoặc tặng một món quà, cho hưởng một cái lợi rő rệt nào đó. Nhưng phải tìm cách biểu lộ lòng biết ơn một cách thật thành thực, không có vẻ gì xã giao thì nghệ thuật mới hoàn toàn.
  Mới đây, trong khi vợ chồng tôi đi du lịch ở miền Nam nước Ý, tôi gởi về tặng một ông bạn thân vài chai rượu vang thổ sản mà chúng tôi cho là rất ngon. Món quà chẳng đáng gì, vậy mà ông bạn tôi đã viết thư cám ơn lại còn gởi cho một đĩa hát nữa. Đĩa đó ghi giọng nói của bạn tôi, sau bữa ăn tối, tả nỗi vui của các khách khứa và chính ông ta khi được nếm rượu và cảm ơn chúng tôi đã nghĩ tới họ. Lối cám ơn đó thực độc đáo; và chúng tôi rất sung sướng khi biết rằng món quà đã làm cho họ thích.
  Không gì làm phật ý người ta bằng lối cám ơn ngoài miệng. Ông bạn già của tôi, James Barrie mà các vở hát và các tác phẩm tỏ rằng đã hiểu rő tâm lý thanh niên, thường kể câu chuyện này:
  - Một buổi chiều nọ, một ông bạn tôi gốc gác ở Ecosse và tôi đương bàn bạc về công việc làm ăn. Đứa con gái ông, chín tuổi, bước vô để dâng ông những chiếc bánh kẹp em mới làm xong vì biết ông thích thứ bánh đó. Ông bực mình vì câu chuyện bị ngắt, làm bộ nhấm nháp một chút, vội vàng khen em một lời nho nhỏ nhưng vẻ mặt vẫn nhăn nhó, rồi tiếp tục ngay câu chuyện bỏ dở. Em đó lúng túng, rất rầu rỉ, lặng lẽ bước ra. Vài tuần lễ sau má em hỏi em tại sao không làm bánh nữa.
  Em òa lên khóc, la lớn: "Không khi nào con làm bánh kẹp nữa". Em tuyệt vọng.
  Ông Barrie nói tiếp:
  - Và từ đó, em tuyệt nhiên không làm bánh nữa.


*
  *
*
  Lòng biết ơn, đôi khi không phải chỉ là một việc riêng tư. Con trai tôi học y khoa ở trường đại học Mc Gill kể chuyện rằng một bệnh nhân chở lại dưỡng đường Montreal, nhờ sang huyết mà được cứu sống. Khi khỏi bệnh ông ta hỏi:
  - Có cách nào biết được tên người cho máu để tôi cám ơn người đó không?
  Người ta đáp rằng dưỡng đường luôn luôn giấu tên những người cho máu. Về nhà được ít tuần, ông ta trở lại dưỡng đường để cho máu và từ đó đến nay, đã mấy lần như vậy rồi. Một bác sĩ giải phẫu khen ông ta đã giúp đời một cách ẩn danh, ông ta chỉ đáp:- Có một người ẩn danh đã giúp tôi. Tôi làm như vậy để đáp lại.
  Thật là một điều phấn khởi khi ta nghĩ rằng lòng biết ơn có khi không phải chỉ là một tình cảm thoáng qua đâu mà có thể như một nguồn nước suốt đời không cạn. Một người chồng nhớ hoài một lần nào đó vợ đã tận tình hi sinh cho mình, một người vợ nhớ hoài những món quà chồng tặng mình, nhờ vậy sự hòa hợp trong gia đình sẽ tăng lên vô cùng. Nhà tự nhiên học W.Hudson kể câu chuyện dưới đây:
  - Một buổi tối nọ, tôi dắt một ông bạn thân về nhà, gặp bữa, mời ông ăn. Ăn xong, ông ta bảo: "Anh thật có phước, chị nhà yếu đuối, phải săn sóc các cháu mà còn nấu cho anh được những món ngon như vậy". Lời khen đó đã mở mắt tôi ra: nhờ ông bạn đó mà tôi mới thấy sự can đảm hàng ngày của nhà tôi mà trước kia tôi cứ cho là tự nhiên, và từ đó tôi tỏ lòng mang ơn nhà tôi.
  Thái độ nhã nhặn khi nhận ơn đó, phải được biểu lộ trong cả những tiểu tiết, những việc lặt vặt. Người đưa thư, người giao sữa, người hớt tóc, chị hầu bàn ở khách sạn [2], người điều khiển thang máy, đều là người giúp việc cho ta quanh năm. Ta biết cảm ơn họ thì những giao tế đó không có tính cách máy móc nữa mà còn đượm thêm cái tình người, nhờ đó những công việc đơn điệu hàng ngày đỡ buồn tẻ, hóa dễ chịu hơn. Mấy năm trước, có lần tới Cannes, tôi ở chung một khách sạn với huân tước Grey, một chính khách Anh. Tôi nhận thấy ông cảm ơn người giữ cửa mỗi khi người này mở cửa cho ông. Một hôm tôi đánh bạo hỏi tại sao ông lại mất công như vậy. Ông ngó thẳng vào mặt tôi, đáp:
  - Tại chú ấy đã mất công giúp tôi.
  Một bệnh nhân của tôi, bán vé ô tô buýt ở Londres, một hôm tâm sự với tôi rằng:
  - Có nhiều lúc tôi ngán công việc của tôi quá. Thiên hạ kêu nài, làm tôi chịu không nổi, họ không bao giờ đem theo tiền lẻ cả. Nhưng có một bà sáng nào chiều nào cũng đi chuyến xe của tôi và lần nào cũng nhã nhặn cảm ơn khi tôi phát vé cho bà. Tôi cứ tưởng tượng rằng bà thay mặt tất cả hành khách mà cảm ơn tôi, có vậy tinh thần tôi mới phấn khởi lên được.
  Có khi phải cho tiền thưởng; những lúc đó chúng ta nên nhớ rằng một nụ cười, một lời không sáo còn quí hơn món tiền thưởng nữa. Một ông bạn thân của thi hào Paul Valéry có thói quen ăn bữa trưa ở một quán trọ nọ ở Paris, ông ta làm thinh khi người hầu bàn dọn ăn cho, không khen chê gì cả và lần nào cũng thưởng một món tiền hậu hĩ. Valéry một hôm lại cùng ăn với ông và khi đi, mỉm cười cám ơn người hầu bàn, khen rằng nhờ cách tiếp đãi niềm nở, khéo léo mà bữa ăn ngon hơn nhiều. Người hầu bàn đó nhớ hoài Valéry và cứ thỉnh thoảng lại hỏi thăm ông.
  Ông giám đốc một nhà xuất bản nọ thường khen tài năng của cô thư ký. Một hôm, nhà văn Arnold Bennett lại thăm ông ta, nói với cô thư ký:
  - Ông chủ của cô khen cô là một thư ký tuyệt luân.
  Cô ta đáp:
  - Đâu phải là bí quyết của tôi, chính là bí quyết của ông chủ tôi đấy chứ.
  Mỗi lần cô làm xong một việc gì dù là nhỏ nhặt tới đâu đi nữa, ông giám đốc cũng không quên cảm ơn cô. Nhờ được khuyến khích như vậy, cô tận tụy làm cho đến nơi đến chốn.
  Không có gì làm cho đời sống - của chúng ta và của người khác - vui tươi rực rỡ hơn là lòng biết ơn. Tôi biết một y sĩ cho một số bệnh nhân thần kinh suy nhược cái toa này: "đa tạ". Khi một bệnh nhân tới nhờ ông chẩn mạch, có vẻ thất vọng, chán đời, óc chỉ nghĩ tới những đau khổ của mình thôi, mà cơ thể không có triệu chứng gì đau nặng cả thì ông ta khuyên:
  - Liên tiếp sáu tuần lễ, hễ có ai giúp ông một việc gì thì ông nói: "đa tạ", và để tỏ rằng trong thâm tâm thực tình ông mang ơn người đó thì ông nên vừa nói vừa mỉm cười nhé.
  Có vài bệnh nhân bảo:
  - Nhưng thưa bác sĩ, có ai giúp tôi được việc nào bao giờ đâu.
  Vị y sĩ già đó, nhắc lại câu này trong Thánh kinh:
  - Cứ tìm đi thì sẽ thấy.
  Sáu tuần lễ sau, đa số bệnh nhân đó trở lại, thay đổi hẳn, không trách oán người khác nữa, tin rằng thiên hạ sao mà tự nhiên hóa ra tốt hơn, nhân từ hơn.
  Có vài người không tỏ lời cảm ơn vì ngại quấy rầy người ta. Một bệnh nhân của tôi hết bệnh, rời dưỡng đường rồi, vài tuần sau trở lại để cảm ơn nữ y tá đã săn sóc cho mình.
  Ông ta bảo:
  - Tôi không dám tới sớm vì tôi nghĩ rằng có nhiều người lại cảm ơn cô quá, làm rầy cô.
  Nữ y tá đó đáp:
  - Trái lại. Ông lại thăm tôi, tôi mừng lắm chứ. Rất ít người hiểu rằng chúng tôi cần được khuyến khích, và những lời bệnh nhân khuyến khích chúng tôi làm cho chúng tôi phấnkhởi nhiều lắm.
  Vậy chúng ta đừng bao giờ nên ngại tỏ lời mang ơn người khác. Và chúng ta đừng nên quên rằng nụ cười, lời cảm ơn, những hành động biểu lộ lòng mang ơn của ta giúp cho người chung quanh ta có một thái độ lạc quan về đời sống.



  A.J. Cronin
  __________
  [1] quan cũ, bằng một phần trăm quan mới.
  [2] người phương Tây bữa trưa thường ăn ở tiệm, tối mới về nhà.

saos@ngmo

NGHỆ THUẬT CHO


Đêm đông mà ngồi trước một lò sưởi, ngọn lửa cháy đều, củi nổ lách tách thì lòng ai cũng cởi mở mà câu chuyện nổ như pháo ran. Chị bạn tôi, bình thường kín đáo lắm mà tối đó cũng kể lể tâm sự:
  - Có một điều làm cho tôi đau khổ nhất là chưa hề tặng ai được vật gì.
  Tôi hiểu chị muốn nói gì rồi. Chồng chị đau hoài và hai anh chị nợ ngập tới cổ. Có ba người con, phải ráng cho chúng ăn học đàng hoàng, thành thử chị phải tiết kiệm từng xu một. Vậy mà, chị không biết đấy thôi, chứ khắp thành phố không ai được cái tiếng là hay giúp đỡ người khác bằng chị.
  Nghe chị nói vậy, tôi giận, la lên:
  - Chị là người rộng rãi nhất mà tôi được biết, tôi xin giảng cho chị nghe.
  Thế là chúng tôi nói chuyện về cái việc tặng lẫn nhau, có đi có lại trong đời sống hàng ngày của mọi người. Lần lần vẻ mặt chị tươi ra. Chị đã hiểu cái đức rộng rãi theo một quan niệm mới.
  Trước hết chúng tôi nói về tiền nong, vì nói tới rộng rãi thì thường thường người ta nghĩ nhiều nhất tới tiền nong. Dĩ nhiên, không nên coi thường những cơ quan do các phú gia thành lập, vì những cơ quan đó làm được nhiều công việc từ thiện lớn lao. Nhưng tôi cho rằng chính các nhà tỉ phú đó cũng phải nhận rằng lòng nhân từ chân chính biểu lộ bằng những cách khác còn đẹp đẽ hơn nữa.
  Trong hồi dịch cúm ghê gớm năm 1918, khi mà y sĩ và y tá tối tăm mặt mũi vì công việc, tình cảnh trong các dưỡng đường, bệnh viện thật là thảm hại thì hội viên của một hội thượng lưu nọ ở New York quyết đem sức lực ra giúp đồng bào. Họ giàu có và đã lớn tuổi, có thể chỉ ký một chi phiếu để giúp bệnh nhân, như vậy cũng đủ rồi. Vậy mà họ khoác áo "bờ lu" trắng tới bệnh viện cọ sàn, săn sóc, tắm rửa các bệnh nhân, vỗ về các người hấp hối, an ủi những gia đình đau khổ, mà không ngại mệt nhọc, cũng không sợ lây bệnh. Đó mới là một tấm gương nhân từ chân chính, vì tặng ai bản thân mình mới quí hơn là tặng tiền.
  Giá trị một tặng vật tùy thuộc hai yếu tố: hảo ý của người tặng và tinh thần của người nhận. Một ông bạn tôi kể chuyện rằng năm đó, nhân ngày sinh nhật của ông, vợ ông tặng ông một cây mộc lan (magnolia). Ở sở về sớm hơn thường nhật, ông thấy chú làm vườn ông chỉ mướn có nửa buổi, đương đào một cái hố, mặc dầu hôm đó không phải là ngày chú lại làm cho ông. Ông kể:
  "Chú làm vườn hay rằng nhà tôi tặng cho tôi một cây mộc lan, bảo tôi:
  - Tôi nghčo, nhưng cũng muốn tặng ông một cái gì và tôi tặng ông cái hố này đây.
  Chưa bao giờ một tặng vật làm cho tôi cảm động như lần đó. Tôi không nói quá đâu!"
  Khi tặng tiền thì càng tế nhị hơn khi tặng các vật khác. Sarah Bernhardt luôn luôn để một cái chén đầy tiền trong một gian phòng kín đáo. Các bạn đào kép của bà biết rằng có túng tiền thì vô đó mà lấy, chẳng ai thấy đâu. Một họa sĩ nổi đanh cũng noi gương đó, bảo tôi rằng thỉnh thoảng, ông lại thấy cái chén tự nhiên đầy tiền, như có phép thần vậy. Thì ra người được ông giúp đã thành một người hảo tâm giúp đỡ lại bạn bč.
  Có nhiều người đau lòng khi phải nhận tiền của ai. Gia đình một người hàng xóm nọ của bà S. thình lình đau. Bà tặng họ một số tiền để mướn nữ y tá và người giúp việc nhà. Bà giàu mà họ nghčo. Họ từ chối. Bà bčn đích thân săn sóc họ, đi chợ, làm bếp, tới khi cơn nguy kịch của họ qua rồi thì bà vì quá sức mà hóa đau, nằm liệt giường. Những người láng giềng đó vì tự ái một cách vô lối, không nhận tiền bà giúp mà bắt bà phải chịu cực khổ như vậy, quả là không tốt đối với bà chút nào cả.
  Cho nên phải biết vui vẻ nhận mới là con người lịch sự. Không vui vẻ nhận thì có thể làm phật lòng người tặng, gây một vết thương lòng cho người đó. Tôi nhớ có lần gặp ông chồng một bà bạn tôi trở về nhà, tay ôm một gói lớn, vẻ mặt hí hởn như một học sinh được nghỉ hč.
  - Chị biết chứ, nhà tôi vẫn mong có một chiếc áo măng tô bằng da lông. Hai năm nay tôi ki cóp từng đồng mỗi chỗ một chút, và mới mua được một chiếc áo này đây. Hôm nay là ngày kỷ niệm lễ cưới của chúng tôi. Mời chị về với tôi! Chị sẽ thấy nhà tôi vui mừng ra sao.
  Tôi theo ông ấy về nhà. Bà vợ mở gói ra rồi la lên:
  - Mình! Tại sao lại mua thứ này tốn kém quá, mà chúng mình cần có một tấm nệm mới kia!... (Bà ta nói tiếp nhưng chẳng vui vẻ chút nào)... Dĩ nhiên, mình thật tốt bụng.
  Câu vuốt đuôi đó thốt ra trễ quá rồi. Ông chồng mất cái vui tặng vợ, mà công hai năm ki cóp vì tình âu yếm hóa ra công toi.
  Tôi cũng nhớ một thái độ trái ngược hẳn : Một hôm một bà giàu có, phàn nàn rằng bận việc mà sắp phải lặn lội ra tỉnh mua một món đồ. Lần đó tôi mới có dịp giúp đỡ bà ta, nhận đi mua giùm cho. Tôi ngạc nhiên và xúc động làm sao khi thấy bà mừng rỡ tới rưng rưng nước mắt và bảo tôi:
  - Thật tôi không ngờ chị chịu lặn lội như vậy để làm vui lòng tôi!
  Việc tôi làm giúp đó có đáng kể gì đâu mà bà đó niềm nở cảm ơn tôi như vậy làm cho tôi có cảm tưởng rằng chính bà đã gia ân cho tôi. Và tôi nhớ lại câu này đọc trong một cuốn nào đó:"Vui vẻ nhận của ai một món quà, thì cũng như là đã tặng lại người đó một món khác rồi, mặc dầu mình không có gì để tặng".
  Tôi nhận thấy rằng không có tặng vật nào đáng quí hơn là thì giờ của mình. Vì tặng ai thì giờ của mình chính là tặng người đó một phần của bản thân mình. Một hôm ông bạn tôi đương mải làm một việc gấp thì đứa con trai của ông vô. Ông đưa cho nó một con dao nhỏ, một cây viết chì, một đồng bạc cắc để nó chơi, nhưng nó không thích mấy thứ đó.
  Ông hỏi nó:
  - Vậy chứ con thích cái gì?
  Đứa nhỏ đáp:
  - Con chỉ thích ba thôi.
  Chúng ta biết nhiều bậc cha mẹ bề ngoài có vẻ rộng rãi, không từ chối con cái một chút gì, có thể nhịn ăn nhịn tiêu cho chúng nữa. Vậy mà nhiều khi những đứa con được nuông chiều lại hóa ra vong ân.
  Cha mẹ nào mà sáng suốt hơn thì nhận thấy rằng không nên cho trẻ nhiều tiền mà phải cho chúng nhiều thì giờ của mình.
  Một nhà kinh doanh làm ăn thịnh vượng hỏi một ông hàng xóm:
  - Ông có biết Noel này tôi cho cháu món quà nào không?
  Ông hàng xóm tưởng rằng món quà tất đắt tiền lắm, cho nên ngạc nhiên làm sao khi thấy ông nọ chìa một miếng giấy chỉ có mấy hàng chữ này: "Con cưng của ba: ba cho con mỗi ngày một giờ và mỗi chủ nhật hai giờ của ba để con tùy ý dùng. Ba của con".
  Ông hàng xóm đáp:
  - Đó là món quà quí nhất mà một người cha có thể - và phải - tặng cho con.
  Một món quà không cần phải đắt tiền; cũng vậy, thì giờ tặng người khác không cần phải nhiều. Nếu chúng ta không rảnh để bỏ ra cả một buổi chiều đi thăm bạn được thì kêu điện thoại ít câu, không có thì giờ viết một bức thư thì gởi một tấm bưu thiếp.
  Mới chỉ thành thực và nhã nhặn thì chưa phải là nhân từ. Trước hết, cần phải biết tưởng tượng nỗi khó khăn cùng nhu cầu của người khác rồi tìm cách giúp sao cho có lợi cho họ. Có một điều tôi muốn dạy cho trẻ trước cả những điều khác là chỉ cho chúng nghệ thuật tự đặt mình vào địa vị người khác, hiểu sự cực nhọc của mẹ, nỗi ưu tư của cha, nỗi sợ sự cô độc của em, rồi tận tâm tìm cách làm nhẹ bớt cái gánh đó cho người thân. Trẻ mà có ý thức tập được tính đó thì sẽ giữ được nó suốt đời và lớn lên, tới đâu cũng được mọi người quí mến.
  Phần nhiều ai cũng thích tặng. Cũng may mà có nhiều cách tặng lắm. Thấy người khác gặp may hoặc thành công mà mình cũng vui lây; hoặc khoan hồng với người khác, chấp nhận quan điểm của họ, nhận rằng ai cũng có quyền có ý kiến riêng, có cá tính riêng, như vậy cũng là một cách tỏ rằng mình rộng rãi, nhân từ.
  Biết nhã nhặn, tránh những lời nói, những hành động khinh suất, tàn ác, cũng là có lòng nhân từ nữa; kiên nhẫn nghe người khác kể lể nỗi khổ của họ, có thiện cảm chia sẻ nỗi khổ tâm, thất vọng, rầu rĩ của người, cũng là một hình thức từ tâm.
  Trong mọi cách từ tâm, cách quan trọng nhất có lẽ là nghi ngờ, không tin, không kể lại những lời nói xấu người khác và sẵn sàng tin những điều tốt về họ.
  Chị bạn ngồi nói chuyện với tôi ở trước lò sưởi mà tôi đã kể ở trên, mới đây hay tin rằng một người trong bọn chúng tôi bị xã hội tẩy chay. Chị đã tìm ra nguyên do: chỉ tại một lời vu cáo đê tiện mà kẻ có dã tâm thốt ra đã phải rút lại trước đám đông.
  Tôi bảo chị:
  - Chị có những cách thức nhân từ như vậy, không ai hơn được: chị hết lòng với mọi người.
  Dưới ánh lửa, tôi thấy chị e lệ mỉm cười, như đã được nhận một lời an ủi bất ngờ.


I. Wylie

saos@ngmo

NGHỆ THUẬT CHO


Đêm đông mà ngồi trước một lò sưởi, ngọn lửa cháy đều, củi nổ lách tách thì lòng ai cũng cởi mở mà câu chuyện nổ như pháo ran. Chị bạn tôi, bình thường kín đáo lắm mà tối đó cũng kể lể tâm sự:
  - Có một điều làm cho tôi đau khổ nhất là chưa hề tặng ai được vật gì.
  Tôi hiểu chị muốn nói gì rồi. Chồng chị đau hoài và hai anh chị nợ ngập tới cổ. Có ba người con, phải ráng cho chúng ăn học đàng hoàng, thành thử chị phải tiết kiệm từng xu một. Vậy mà, chị không biết đấy thôi, chứ khắp thành phố không ai được cái tiếng là hay giúp đỡ người khác bằng chị.
  Nghe chị nói vậy, tôi giận, la lên:
  - Chị là người rộng rãi nhất mà tôi được biết, tôi xin giảng cho chị nghe.
  Thế là chúng tôi nói chuyện về cái việc tặng lẫn nhau, có đi có lại trong đời sống hàng ngày của mọi người. Lần lần vẻ mặt chị tươi ra. Chị đã hiểu cái đức rộng rãi theo một quan niệm mới.
  Trước hết chúng tôi nói về tiền nong, vì nói tới rộng rãi thì thường thường người ta nghĩ nhiều nhất tới tiền nong. Dĩ nhiên, không nên coi thường những cơ quan do các phú gia thành lập, vì những cơ quan đó làm được nhiều công việc từ thiện lớn lao. Nhưng tôi cho rằng chính các nhà tỉ phú đó cũng phải nhận rằng lòng nhân từ chân chính biểu lộ bằng những cách khác còn đẹp đẽ hơn nữa.
  Trong hồi dịch cúm ghê gớm năm 1918, khi mà y sĩ và y tá tối tăm mặt mũi vì công việc, tình cảnh trong các dưỡng đường, bệnh viện thật là thảm hại thì hội viên của một hội thượng lưu nọ ở New York quyết đem sức lực ra giúp đồng bào. Họ giàu có và đã lớn tuổi, có thể chỉ ký một chi phiếu để giúp bệnh nhân, như vậy cũng đủ rồi. Vậy mà họ khoác áo "bờ lu" trắng tới bệnh viện cọ sàn, săn sóc, tắm rửa các bệnh nhân, vỗ về các người hấp hối, an ủi những gia đình đau khổ, mà không ngại mệt nhọc, cũng không sợ lây bệnh. Đó mới là một tấm gương nhân từ chân chính, vì tặng ai bản thân mình mới quí hơn là tặng tiền.
  Giá trị một tặng vật tùy thuộc hai yếu tố: hảo ý của người tặng và tinh thần của người nhận. Một ông bạn tôi kể chuyện rằng năm đó, nhân ngày sinh nhật của ông, vợ ông tặng ông một cây mộc lan (magnolia). Ở sở về sớm hơn thường nhật, ông thấy chú làm vườn ông chỉ mướn có nửa buổi, đương đào một cái hố, mặc dầu hôm đó không phải là ngày chú lại làm cho ông. Ông kể:
  "Chú làm vườn hay rằng nhà tôi tặng cho tôi một cây mộc lan, bảo tôi:
  - Tôi nghčo, nhưng cũng muốn tặng ông một cái gì và tôi tặng ông cái hố này đây.
  Chưa bao giờ một tặng vật làm cho tôi cảm động như lần đó. Tôi không nói quá đâu!"
  Khi tặng tiền thì càng tế nhị hơn khi tặng các vật khác. Sarah Bernhardt luôn luôn để một cái chén đầy tiền trong một gian phòng kín đáo. Các bạn đào kép của bà biết rằng có túng tiền thì vô đó mà lấy, chẳng ai thấy đâu. Một họa sĩ nổi đanh cũng noi gương đó, bảo tôi rằng thỉnh thoảng, ông lại thấy cái chén tự nhiên đầy tiền, như có phép thần vậy. Thì ra người được ông giúp đã thành một người hảo tâm giúp đỡ lại bạn bč.
  Có nhiều người đau lòng khi phải nhận tiền của ai. Gia đình một người hàng xóm nọ của bà S. thình lình đau. Bà tặng họ một số tiền để mướn nữ y tá và người giúp việc nhà. Bà giàu mà họ nghčo. Họ từ chối. Bà bčn đích thân săn sóc họ, đi chợ, làm bếp, tới khi cơn nguy kịch của họ qua rồi thì bà vì quá sức mà hóa đau, nằm liệt giường. Những người láng giềng đó vì tự ái một cách vô lối, không nhận tiền bà giúp mà bắt bà phải chịu cực khổ như vậy, quả là không tốt đối với bà chút nào cả.
  Cho nên phải biết vui vẻ nhận mới là con người lịch sự. Không vui vẻ nhận thì có thể làm phật lòng người tặng, gây một vết thương lòng cho người đó. Tôi nhớ có lần gặp ông chồng một bà bạn tôi trở về nhà, tay ôm một gói lớn, vẻ mặt hí hởn như một học sinh được nghỉ hč.
  - Chị biết chứ, nhà tôi vẫn mong có một chiếc áo măng tô bằng da lông. Hai năm nay tôi ki cóp từng đồng mỗi chỗ một chút, và mới mua được một chiếc áo này đây. Hôm nay là ngày kỷ niệm lễ cưới của chúng tôi. Mời chị về với tôi! Chị sẽ thấy nhà tôi vui mừng ra sao.
  Tôi theo ông ấy về nhà. Bà vợ mở gói ra rồi la lên:
  - Mình! Tại sao lại mua thứ này tốn kém quá, mà chúng mình cần có một tấm nệm mới kia!... (Bà ta nói tiếp nhưng chẳng vui vẻ chút nào)... Dĩ nhiên, mình thật tốt bụng.
  Câu vuốt đuôi đó thốt ra trễ quá rồi. Ông chồng mất cái vui tặng vợ, mà công hai năm ki cóp vì tình âu yếm hóa ra công toi.
  Tôi cũng nhớ một thái độ trái ngược hẳn : Một hôm một bà giàu có, phàn nàn rằng bận việc mà sắp phải lặn lội ra tỉnh mua một món đồ. Lần đó tôi mới có dịp giúp đỡ bà ta, nhận đi mua giùm cho. Tôi ngạc nhiên và xúc động làm sao khi thấy bà mừng rỡ tới rưng rưng nước mắt và bảo tôi:
  - Thật tôi không ngờ chị chịu lặn lội như vậy để làm vui lòng tôi!
  Việc tôi làm giúp đó có đáng kể gì đâu mà bà đó niềm nở cảm ơn tôi như vậy làm cho tôi có cảm tưởng rằng chính bà đã gia ân cho tôi. Và tôi nhớ lại câu này đọc trong một cuốn nào đó:"Vui vẻ nhận của ai một món quà, thì cũng như là đã tặng lại người đó một món khác rồi, mặc dầu mình không có gì để tặng".
  Tôi nhận thấy rằng không có tặng vật nào đáng quí hơn là thì giờ của mình. Vì tặng ai thì giờ của mình chính là tặng người đó một phần của bản thân mình. Một hôm ông bạn tôi đương mải làm một việc gấp thì đứa con trai của ông vô. Ông đưa cho nó một con dao nhỏ, một cây viết chì, một đồng bạc cắc để nó chơi, nhưng nó không thích mấy thứ đó.
  Ông hỏi nó:
  - Vậy chứ con thích cái gì?
  Đứa nhỏ đáp:
  - Con chỉ thích ba thôi.
  Chúng ta biết nhiều bậc cha mẹ bề ngoài có vẻ rộng rãi, không từ chối con cái một chút gì, có thể nhịn ăn nhịn tiêu cho chúng nữa. Vậy mà nhiều khi những đứa con được nuông chiều lại hóa ra vong ân.
  Cha mẹ nào mà sáng suốt hơn thì nhận thấy rằng không nên cho trẻ nhiều tiền mà phải cho chúng nhiều thì giờ của mình.
  Một nhà kinh doanh làm ăn thịnh vượng hỏi một ông hàng xóm:
  - Ông có biết Noel này tôi cho cháu món quà nào không?
  Ông hàng xóm tưởng rằng món quà tất đắt tiền lắm, cho nên ngạc nhiên làm sao khi thấy ông nọ chìa một miếng giấy chỉ có mấy hàng chữ này: "Con cưng của ba: ba cho con mỗi ngày một giờ và mỗi chủ nhật hai giờ của ba để con tùy ý dùng. Ba của con".
  Ông hàng xóm đáp:
  - Đó là món quà quí nhất mà một người cha có thể - và phải - tặng cho con.
  Một món quà không cần phải đắt tiền; cũng vậy, thì giờ tặng người khác không cần phải nhiều. Nếu chúng ta không rảnh để bỏ ra cả một buổi chiều đi thăm bạn được thì kêu điện thoại ít câu, không có thì giờ viết một bức thư thì gởi một tấm bưu thiếp.
  Mới chỉ thành thực và nhã nhặn thì chưa phải là nhân từ. Trước hết, cần phải biết tưởng tượng nỗi khó khăn cùng nhu cầu của người khác rồi tìm cách giúp sao cho có lợi cho họ. Có một điều tôi muốn dạy cho trẻ trước cả những điều khác là chỉ cho chúng nghệ thuật tự đặt mình vào địa vị người khác, hiểu sự cực nhọc của mẹ, nỗi ưu tư của cha, nỗi sợ sự cô độc của em, rồi tận tâm tìm cách làm nhẹ bớt cái gánh đó cho người thân. Trẻ mà có ý thức tập được tính đó thì sẽ giữ được nó suốt đời và lớn lên, tới đâu cũng được mọi người quí mến.
  Phần nhiều ai cũng thích tặng. Cũng may mà có nhiều cách tặng lắm. Thấy người khác gặp may hoặc thành công mà mình cũng vui lây; hoặc khoan hồng với người khác, chấp nhận quan điểm của họ, nhận rằng ai cũng có quyền có ý kiến riêng, có cá tính riêng, như vậy cũng là một cách tỏ rằng mình rộng rãi, nhân từ.
  Biết nhã nhặn, tránh những lời nói, những hành động khinh suất, tàn ác, cũng là có lòng nhân từ nữa; kiên nhẫn nghe người khác kể lể nỗi khổ của họ, có thiện cảm chia sẻ nỗi khổ tâm, thất vọng, rầu rĩ của người, cũng là một hình thức từ tâm.
  Trong mọi cách từ tâm, cách quan trọng nhất có lẽ là nghi ngờ, không tin, không kể lại những lời nói xấu người khác và sẵn sàng tin những điều tốt về họ.
  Chị bạn ngồi nói chuyện với tôi ở trước lò sưởi mà tôi đã kể ở trên, mới đây hay tin rằng một người trong bọn chúng tôi bị xã hội tẩy chay. Chị đã tìm ra nguyên do: chỉ tại một lời vu cáo đê tiện mà kẻ có dã tâm thốt ra đã phải rút lại trước đám đông.
  Tôi bảo chị:
  - Chị có những cách thức nhân từ như vậy, không ai hơn được: chị hết lòng với mọi người.
  Dưới ánh lửa, tôi thấy chị e lệ mỉm cười, như đã được nhận một lời an ủi bất ngờ.


I. Wylie

saos@ngmo

NGHỆ THUẬT NHẬN


Theo nguyên tắc thì không có dấu hiệu nào tỏ lòng nhân từ, thân thiết bằng tặng người khác một vật gì. Nhưng chúng ta thường quên rằng trong công việc đó luôn luôn có hai người: người tặng và người nhận.
  Tôi nhớ có lần một chị đồng sự của tôi bỗng nhiên bị đuổi vì những biến cố khá rắc rối mà chị không chịu trách nhiệm. Lại thêm nông nỗi trong nhà chị đương có nhiều chuyện lo lắng: một cô em đau nặng, chị thì thiếu một món nợ lớn. Những khó khăn đó, do tình cờ nghe được vài mẩu chuyện trong điện thoại.
  Vài ngày sau khi chị thôi việc rồi, tôi gởi biếu chị một bó hoa rất đẹp, thú thực hồi đó món tiền mua hoa đó đối với tôi quả là nặng. Chị kêu điện thoại nói với tôi:
  - Chị không bao giờ ngờ được đâu, chị đã an ủi em đến bực nào. Khi em trông thấy người đem bó hoa lại, em khóc, chị ạ. Sau mấy tuần nay, mấy tuần u ám đằng đẵng, em mới thấy được một tia nắng. Chỗ em xin việc bảo em ngày mai tới để người ta xét đơn, và hôm nay là lần đầu tiên em mới lại thấy yêu đời một chút.
  Thái độ của chị ấy khi nhận bó hoa của tôi một cách thành thực, vui vẻ, không lúng túng, không hề bảo tại sao tôi lại phí tiền như vậy, làm cho tôi thích quá và tôi rút được kinh nghiệm này. Nhận một cách giản dị, không màu mč gì cả là cách làm cho người tặng vui lòng nhất. Người khác tặng ta bất kỳ một thứ gì - một món quà, một lời khuyên, một lời vỗ về, tỏ tình quí mến, hoặc tiếp đãi ta tại nhà, giúp đỡ ta một việc - thì ta cũng nên nhã nhặn, vui vẻ nhận. Không có cách cảm ơn nào hiệu nghiệm hơn cách đó.
  Biết nhận một cách nhã nhặn là việc khó khăn hơn là biết tặng. Bạn không tin như vậy ư ? Xin bạn suy nghĩ về cách bạn nhận lời khen của người khác ra sao.
  Một hôm tôi được mời tới dự một cuộc hội họp nhỏ, mà chủ nhân muốn giới thiệu vị hôn thê của một người bạn thân. Thiếu nữ đó là người Pháp, gần như không biết nói tiếng Anh, nhưng nàng thành thực, vui vẻ chú ý tới chúng tôi, mà nàng lại đẹp đẽ, dễ thương thành thử chúng tôi bao vây nàng, khen nàng đủ điều, giá nàng hiểu được chắc phải thẹn đỏ mặt lên. Sau cùng nàng khẽ chạm vào tay vị hôn phu hỏi xem chúng tôi nói gì vậy. Vị hôn phu của nàng mỉm cười, giảng cho nàng ít lời mà tôi không còn nhớ rő. Nhưng tôi nhớ rằng nàng ngó chúng tôi, khẽ cúi đầu chào rồi nói bằng tiếng Anh: "Đa tạ".
  Lời cảm ơn bình dị đó có kết quả lạ lùng. Chúng tôi bỗng có cảm tưởng rằng được nàng đặc biệt chú ý tới một cách nhã nhặn, tế nhị. Mà nàng có làm gì đâu, chỉ thành thực nhận lời khen của chúng tôi thôi.
  "Bàn tay nắm lại thì không nhận được"; tấm lòng không cởi mở ra thì cũng không nhận được. Một bà nọ giữ một chức vụ quan trọng trong một công ty chiếu bóng, nhân dịp lễ Noel tặng cô thư ký một chi phiếu, và xin lỗi cô vì bận việc quá không thể ra tiệm lựa cho cô một món quà được. Cô thư ký mỉm cười đáp:
  - Thưa bà, cháu mừng quá, nhẹ hẳn lòng đi. Cháu cũng ở trong cảnh của bà và nghĩ hoài không biết nên thưa với bà ra sao để bà nhận cho vật mọn này.
  Rồi cô ta cũng chìa ra một tấm chi phiếu, số tiền nhỏ hơn nhiều.
  Tức thì bà nọ thụt tay lại, diễn thuyết một hồi về lương lậu nhỏ nhoi của một nữ thư ký, và bảo nếu vậy thì bà, ở địa vị chủ, có thể giảm số tiền ghi trên chi phiếu đi, vân vân.
  Cô thư ký làm thinh nghe, sau cùng thưa:
  - Được bà chủ như bà, cháu thật có phước, bà đã dạy cho cháu biết công việc. Nhưng có một điều mà cháu có thể - xin lỗi bà - dạy lại bà được: tức nghệ thuật nhận. Nghệ thuật đó làm cho đời sống mọi người dễ chịu hơn biết bao?
  Bà nọ sững sờ, sau cùng bảo:
  - Cô có lý đấy. Vậy xin cô cho tôi lại tấm chi phiếu đó. Tôi vẫn muốn mua một đôi vớ tốt mà còn ngại tốn tiền. Cám ơn cô nhiều.
  Người ta cho mình hay tặng mình cái gì thì cứ nhận liền, bất chấp qui tắc này qui tắc nọ, như vậy có lẽ mới thực là nhã nhặn, lịch sự đấy. (...)
  Tôi ráng tập cách nhận vật tặng của người khác, để cho những vật đó làm cho đời của tôi và đời của họ phong phú lên. Mới cách đây vài ngày, một chị bạn còn trẻ, có chồng rồi, không có dư tiền để phung phí, ở rất xa, kêu điện thoại bảo rằng nhớ tôi lắm, đúng vào một lúc tôi cần được an ủi. Hết ba phút nói chuyện rồi, tôi muốn bảo cô giữ điện thoại: "Cô để cho tôi nói chuyện thêm ít phút nữa, phí tổn tôi sẽ chịu."
  • Nhưng tôi suy nghĩ lại kịp, nếu không thì xấu hổ quá, có khác gì bảo thẳng vào mặt chị bạn tôi: "Chị nghčo, để tôi trả tiền cho". Nhận một thiện cảm của bạn mà thiếu lịch sự như vậy ư? May quá, tôi ngừng lại ngay, chào chị bạn và liền sau đó, gởi cho chị một bức thư tỏ nỗi vui của tôi khi chị kêu điện thoại hỏi thăm tôi.


    Michčle Drury

saos@ngmo

LŔM VUI LŇNG NGƯỜI
LŔ MỘT NGHỆ THUẬT TẾ NHỊ

Cách đây mấy năm, đi du lịch xứ Ecosse bằng xe ca, tôi ngồi bên cạnh một bà cao mà gầy, làm chủ một trại ruộng.
  Bà ta bảo tôi:
  - Bà là người Mỹ, giữa mùa đông này mà qua đây du lịch miền Bắc làm chi! Thời tiết trên đó lúc này xấu lắm.
  Tôi đáp rằng tôi không ngại các cơn dông tố, và tôi đương thu thập tài liệu để viết một tiểu thuyết lịch sử, nên muốn được hỏi chuyện các người nhà quê còn thuộc các truyền kỳ, các phong tục trong miền gần như bốn thế kỷ nay vẫn chưa thay đổi.
  Bà ta mời tôi tối đó nghỉ ở nhà bà:
  - Nhà chúng tôi không rộng rãi nhưng ấm áp. Với lại có bà tới cũng vui nhà, vì những khi nhà tôi đi vắng, tôi sống một mình lẻ loi lắm.
  Khi tới ngôi nhà nhỏ bằng đá của bà ở sườn một ngọn đồi trống gió thì mưa đổ xuống tầm tã.
  Một đoàn chó bẹc giê ùa ra sủa mừng chúng tôi. Tôi vô một phòng khách nhỏ bày biện sơ sài nhưng rất sạch sẽ.
  Bỗng mấy ngọn đčn nháy nháy rồi tắt. Bà chủ nhà thở dài:
  - Tắt điện rồi.
  Bà vừa mới đốt mấy ngọn đčn cầy và đương nhúm lửa trong lò sưởi thì có tiếng gő cửa.
  Bà ra mở cửa cho một em trai vô, lột cái áo ngoài và cái mũ nâu ướt đẫm cho em. Em lại gần lò sưởi và dưới ngọn lửa, tôi thấy em trạc mười hai tuổi mà tật nguyền.
  Nghỉ một chút cho hết hổn hển rồi em mới nói:
  - Ba con muốn kêu điện thoại hỏi bác, nhưng tắt điện. Con qua xem bên bác có sao không.
  - Không sao cả, cảm ơn cháu John.
  Và bà Mc Intosh giới thiệu chúng tôi. Một cuồng phong rít lên, các cánh cửa lá sách đập rầm rầm. Tôi nói:
  - Tôi thích những cơn dông tố gầm lên như vậy, những lúc này mà thấy ngọn lửa sáng rực trong lò thì thú tuyệt.
  Em John hỏi :
  - Bà không sợ sao?
  Tôi sắp đáp "không" thì bà chủ nhà - coi bộ mạnh dạn lắm, không biết sợ là gì - vội đáp một câu mà em trai nào cũng thčm được nghe:
  - Sợ chứ cháu. Nhưng bây giờ đã có đàn ông trong nhà rồi, cũng vững bụng.
  Mọi người làm thinh một chút. Rồi em John nói:
  - Cháu đi coi xem các cửa đã đóng kỹ chưa.
  Rồi em khập khiễng bước ra ngoài, vẻ trịnh trọng lắm.
  Câu chuyện đó làm cho tôi cảm động, mấy tuần sau vẫn ám ảnh tôi hoài. Tại sao mình không nghĩ ra được như bà Mc Intosh một câu đáp tài tình, khéo léo và âu yếm để trả lời câu hỏi của em đó nhỉ? Trong đời mình đã biết bao lần rồi, vì tính ích kỷ mà mình không nhận ra được nhu cầu của người khác?
  Có lẽ con tim mình đã thiêm thiếp ngủ từ lâu rồi chăng? Nhưng lần này thì nó đã tỉnh dậy và quyết kéo lại thời gian đã mất, mà cũng tò mò muốn biết nữa. Do phép mầu nào mà bà Mc Intosh đã làm cho em trai tật nguyền đó thành một nam nhi tự tín? Lòng tốt của bà là do bản năng hay là do cố ý? Do lòng trắc ẩn hay do tính tế nhị, hay là do cả hai? Tôi nhớ lại một triết gia bạn thân của tôi gọi thứ nhân từ đó là "sự tế nhị của lòng".
  Ôn lại dĩ vãng tôi thấy chính tôi cũng đã mấy lần được những người có tính thiên phú đó giúp đỡ, đã mấy lần cảm động vì một câu hoặc một cử chỉ khoan nhân. Thân mẫu tôi đã bao nhiêu lần hành động như vậy khi tôi còn nhỏ và có nhiều nhược điểm; chỉ một cử chỉ tế nhị của người mà tôi hiểu được ý nghĩa quí báu của phẩm cách con người!
  Hôm đó - hồi tôi bảy tuổi - người sửa soạn để đãi bạn bč một tiệc trà long trọng. Tời muốn giúp người, hái một bó bồ công anh (pissenlit) để tặng người. Nhiều bà mẹ trong trường hợp đó thốt một lời cám ơn xong rồi liệng mấy cành xấu xí đó vào một bình sữa cũ, đem hết thảy xuống bếp. Má tôi thì không, đem chúng vào bình bông đẹp nhất, đặt lên nắp bàn piano, giữa hai chân đčn lớn. Và người rất hồn nhiên giảng cho các bà bạn rằng đó là bó hoa của cháu Betty đấy". Bây giờ đây, trong các cuộc hội họp sang trọng tôi không thể nhìn một bình bông nào mà không nhớ niềm hãnh diện của tôi hồi đó khi thấy bó bồ công anh của mình được quí hơn một bó hồng.
  Con người tế nhị trước hết hiểu thấu tình cảm của người. Hồi còn nhỏ tôi được anh tôi dạy cho tôi điều đó trong một buổi dạ hội có khiêu vũ. Một thiếu nữ nọ e lệ, xấu xí đứngtrơ trơ một mình trong một góc, không ai mời vũ. Anh tôi thấy vậy, cảm động lại mời cô ta vũ và một phép mầu đã xảy ra. Cô ta vui vẻ hóa ra tươi tỉnh gần như đẹp nữa. Một cậu khác cũng lại xin vũ và rốt cuộc cô ta vũ gần hết buổi tối đó.
  Thái độ phong nhã đó làm cho loài người thân mật với nhau, nó có thể làm cho cuộc đời hôn nhân sáng rực lại. Một bà bạn tôi kể chuyện rằng năm bà bốn mươi tuổi, bà rất chán nản như nhiều người đàn bà khác. Bà biết rằng còn sống được nhiều năm sung sướng, phong phú nữa chứ, nhưng thời đại chúng ta coi trọng tuổi trẻ quá đổi, thành thử bà hoang mang, không nhận định được đúng nữa. Trong bữa điểm tâm hôm đó bà ráng không tỏ vẻ u sầu, nhưng khi ông chồng đi khỏi rồi, bà khóc. Bà tưởng tượng mớ tóc bạc, những nét nhăn trên mặt, rồi phải chiến đấu để giữ thân hình được mảnh mai. Khi ông chồng về, bà bình tĩnh lại được một chút, nhưng vẫn rầu rĩ.
  Ăn tối xong ông bảo bà:
  - Mình lại coi quà của mình nč.
  Cặp đó thường tặng nhau những món thực dụng, và bà đoán rằng chồng đã đem lén về nhà một máy hút bụi trong nhà đương cần dùng. Bà ngạc nhiên làm sao thấy món quà là một đôi hài đính ngọc, và một chiếc áo dài bận trong nhà rất đẹp.
  Bà ta kể tiếp:
  - Nhà tôi không giảng tại sao lại lựa những món đó. Chẳng cần giảng tôi cũng hiểu rằng nhà tôi muốn bảo tôi: "Mình còn đẹp tuyệt trần". Và cái điểm hay nhất của câu chuyện là từ đó tôi bắt đầu tin rằng tôi đẹp tuyệt trần.
  Một tâm hồn tế nhị thì luôn luôn tìm được cách biểu lộ. Tôi nhớ một em trai cô độc, mê đồ chơi của em lắm, một con "gấu gấu" đã xấu xí lại chột. Người ta đưa em vô bệnh viện để cắt những bạch hầu long (amygdale) và khi viên y sĩ giải phẫu vô thì em ôm chặt con gấu vào lòng. Cô y tá đưa tay ra tính giật con gấu. Nhưng y sĩ giọng rất nghiêm trang, bảo:
  - Cứ để con gấu đó, cũng chữa bệnh cho nó nữa.
  Khi em tỉnh dậy thì con gấu nằm ở trên một cái gối, con mắt chột được băng rất khéo.
  Không thiếu gì cơ hội để tỏ lòng tế nhị của ta. Một hôm tôi đi chợ với một bà bạn. Bà để ý tới một em trai tám tuổi giúp cha bán rong các hoa quả, rau đậu. Em hãnh diện lắm, bán một chiếc cải hoa cho một bà nọ, đợi bà này trả tiền, nhưng bà không để ý tới em, chìa tiền cho người cha và em tiu nghỉu. Bà bạn tôi nghĩ bụng: "Phải làm cho em nhỏ này vui lên mới được". Bà gọi em, lựa mấy quả cà chua, mấy cây hẹ, bỏ vào giỏ, và mặc dầu có tiền lẻ chứ, bà vẫn chìa tấm giấy bạc cho em thối. Em suy nghĩ một chút, tính nhẩm rồi mặt tươi tỉnh hẳn ra, thối đúng tiền cho bà. Bà đáp:
  - Cảm ơn cháu, tôi tính không nhanh bằng cháu được đâu.
  Em ngó ba em, bảo:
  - Có gì đâu ạ.
  Sự thực thì em mừng rỡ lắm. Và bỗng cả bốn chúng tôi đều mỉm cười, vui vẻ vì thái độ tế nhị của bà bạn tôi.
  Ông bạn triết gia của tôi bảo:
  - Một người tế nhị thì biết trọng và làm phát triển nhân phẩm, cá nhân của người khác. Buổi tối, ở sở về, bạn thấy con bạn chạy ra đón, hăng hái khoe: ba biết có gì xảy ra ở đại lộ không?" thì dù biết, bạn cũng nên nói là không biết, để cho nó được cái vui kể chuyện cho bạn nghe. Nếu trái lại, bạn đáp: "Biết chứ, ba biết từ một giờ trước kia lận", thì là bạn chỉ nghĩ tới bạn thôi đấy.
  Ở đời nhiều người có một tình thương rất tự nhiên, bất giác, chỉ đợi cơ hội mà biểu lộ ra. Chúng ta chỉ tế nhị chú ý tới những người đó một chút là làm cho tình thương tiềm ẩn, bị giam cầm trong lòng họ bộc phát ra liền.


Elizabeth Byrd

saos@ngmo

PHÚT TUYỆT THÚ


Trên đường đời, từ "buổi đầu" cho tới "lúc cuối" ai cũng được hưởng ít nhất là một lần, một lúc tận thiện tận mỹ. Có thể có nhiều lúc như vậy, nhưng hầu hết chúng ta đều hoặc bận quá, trẻ quá, già quá, phức tạp quá, quá thế này, quá thế nọ, nên không để ý tới... và những lúc đó trôi qua đi mà ta không hay.
  Tôi được biết cái phút tuyệt thú của tôi hồi tôi tám tuổi. Đêm xuân đó, tôi bỗng thức dậy, thấy ánh trăng rọi qua cửa sổ, tràn ngập trong phòng. Trăng tỏ quá, tôi không ngủ được nữa, ngồi ở trên giường. Không có một tiếng động... Không khí nhẹ nhàng, thoang thoảng hương lê và kim ngân hoa (chčvrefeuille).
  Tôi trườn xuống sàn, rón rén bước ra sân. Giờ đó đã khuya, trẻ tám tuổi không được thức, nhưng tôi muốn ngồi một lát trên cái đu để ngắm ánh trăng. Khi tôi khép nhẹ cánh cửa lại thì thấy má tôi ngồi trên bực thềm. Người ngẩng đầu lên, mỉm cười, đặt một ngón tay lên môi, còn tay kia vẫy tôi lại. Tôi ngồi nép vào người, người đưa tay ra choàng tôi.
  Đồng quê thiêm thiếp trong cảnh tĩnh mịch; nhà nào cũng tắt đčn. Ánh trăng rót xuống như bạc, rực rỡ tới nỗi chúng tôi nhìn thấy được khu rừng cách đó một cây số.
  Tôi thì thầm:
  - Cảnh đẹp quá, má!
  Và cánh tay người ghì chặt lấy tôi.
  Con chó bẹc giê của chúng tôi, con Frollo đi băng qua bồn cỏ, lại nằm dài trên bực thềm, vẻ sung sướng, đầu đặt lên đầu gối má tôi. Cả ba chúng tôi đều im lặng trong một lúc lâu. Những ngôi sao mờ mờ lấp lánh ở xa, xa lắm. Thỉnh thoảng một ánh trăng chiếu vào một cánh hồng gần thềm, và giọt sương rung rung tỏa sáng. Bụi cây như đeo những chuỗi kim cương và một mùi hương ẩm thấp từ cỏ bốc lên.
  Chúng tôi biết rằng ở giữa khu rừng âm u, đời sống thảo mộc, thú vật vẫn tiếp tục. Có cả ngàn tiếng động của thỏ, sóc, chồn đi đi lại lại trong thế giới của chúng. Ngoài đồng, trong vườn cũng vậy, cây cỏ vẫn âm thầm mọc. Con ngựa tơ đương ngủ bên cạnh mẹ nó trên bãi cỏ, và ở gần chúng tôi, một con bê nằm nép vào sườn mẹ.
  Chẳng bao lâu nữa, những cánh hoa hồng hồng và trắng sẽ rụng lả tả như tuyết và hoa sẽ thành quả. Những bụi mận (prunier) sẽ đầy những trái tròn, sắc đỏ lần lần dưới ánh nắng, và được những cơn mưa tưới nhuần. Trong những thửa ruộng, những đọt bắp non bắt đầu đâm thẳng lên trời. Sáng mai, ong sẽ tấp tới bay lại hút đầy mật các bông dưa bở, và chẳng bao lâu trên các dây dưa, hoa sẽ rụng mà trái xanh xanh nho nhỏ sẽ lốm đốm xuất hiện.
  Phép màu của đời sống tiếp tục một cách vô thanh vô hình trong cảnh tĩnh mịch bao la đó. Thuận theo luật hóa công, chim ấp trứng trên cây dâu. Trải qua biết bao thế kỷ, núi vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt, hiên ngang, hùng vĩ. Các vì tinh tú vẫn vận chuyển, cơ man nào là thế giới vẫn được bàn tay mạnh mẽ mà nhẹ nhàng của Hóa công điều khiển.
  Má tôi chỉ cho tôi cây bá hương, nói khe khẽ với tôi:
  - Con coi kìa, ngôi sao đó như mắc kẹt trên cành cây.
  Trong khi chúng tôi ngắm ngôi sao đó thì một con chim họa mi cất tiếng hót trên ngọn một cây lê, cơ hồ như nó không thể không biểu lộ niềm vui tràn ngập trong lòng. Tiếng hót đó trong trẻo như tiếng vàng ròng, nhẹ nhàng như ánh trăng; âm bổng âm trầm hòa hợp lẫn nhau một cách dịu dàng, có lúc thật nhỏ gần như không nghe ra được, rồi lại vang lên, tỏ một niềm vui thú tuyệt trần. Bỗng tiếng hót im bặt và cảnh đêm trở lại tĩnh mịch dưới ánh trăng.
  Một em gái tám tuổi không phân tích nổi những ý nghĩ đó, cũng không nhận được sự mênh mông của vũ trụ. Nhưng em thấy được ngôi sao cắm trên cành một cây bá hương và cảm được nỗi vui hoàn toàn xuất thần đó. Em nghe được tiếng họa mi dưới ánh trăng mà trong lòng tràn trề một niềm hoan hỉ âm thầm. Em cảm thấy cánh tay má ghì chặt em mà được hoàn toàn an tâm.
  Em có thể không nhận ra được dòng sinh hoạt nghiêm khốc, lúc thăng lúc trầm, không nhận được sự vận chuyển của vũ trụ, sự lên xuống của thủy triều nhưng em cảm thấy lúc đó như được nhìn một vũ trụ mới qua một cánh cửa hé mở và đã được biết trong một lát cái tận thiện tận mỹ.


Gladys Bell

saos@ngmo

TĚM THĘM BẠN MỚI


Mùa hč năm ngoái tôi ngồi xe ca Thụy Sĩ, và một buổi sáng đẹp trời nọ, ở Berne, đoàn du lịch lên đường bỏ lại tôi. Mới đầu tôi thấy bực mình; nhưng các bạn đồng hành hôm sau thế nào cũng sẽ trở lại, tôi nghĩ khôn hơn hết là tìm cách lợi dụng thời gian phải ngừng chân bất như ý này. Vậy là tôi đi ngắm chiếc đồng hồ cổ - đồng hồ đó cứ mỗi giờ chuông gő thì lại có một đoàn nhân vật cổ diễn qua - và coi cái hầm nhốt gấu nổi danh của thị trấn.
  Tôi nhờ một người đứng bên cạnh tôi chỉ cho một khách sạn tốt. Người Thụy Sĩ đó nhận ngay ra rằng tôi là một người ngoại quốc, bảo tôi:
  - Tôi về nhà ăn bữa trưa đây, xin mời ông về dùng bữa với chúng tôi.
  Tôi thú thực rằng lời mời mọc đó bất ngờ quá, nên tôi do dự một chút rồi mới nhận. Ông ta giới thiệu tôi với bà vợ và hai đứa con quấn quít chung quanh; cả gia đình đều nhã nhặn và tôi thấy thoải mái liền.
  Ăn xong chủ nhân mời tôi đi thăm xưởng đồng hồ nhỏ của ông. Tôi nhìn cách người ta lắp các bộ phận tế vi ra sao, hỏi chuyện vài người thợ.
  Chúng tôi chia tay nhau, thân mật lắm và cùng hứa sẽ nối chặt thêm thiện cảm mới mẻ đó. Hôm sau, gặp lại bọn đồng hành rồi, tôi không hề tiếc một chút rằng tôi đã bị bỏ rơi, vì nhờ vậy tôi mới được thêm một tình bằng hữu trường cửu và tin thêm rằng nhiều người có một tâm trạng lầm lẫn làm tê liệt đời sống của họ.
  Những người đó cho đời sống như một "cuộc du lịch đã được tổ chức", chỉ giao du với người đồng hành, không bao giờ ra khỏi những lộ trình lớn, chỉ coi những cảnh đã được sắp hạng. Sau này - nhưng lúc đó đã trễ quá - xét lại cuộc đời chật hẹp của mình, họ phàn nàn đã "không được sống một cách mãnh liệt" mà không hay rằng nguyên do là tại họ, vì chỉ cần quả quyết bỏ những đường mòn đi, tìm kiếm và chinh phục tình thân thiện trong mọi giới, là đời của họ sẽ phong phú lên vô cùng. Như câu tục ngữ Ả Rập đã nói: "Sung sướng thay người nào biết tìm nhiều bạn thân khác nhau, vì người đó được sống một ngàn lẻ một cuộc đời".
  Từ Aristote, tất cả các triết gia đều bảo rằng tình bạn mà phong phú thì quí nhất đời, không gì bằng, hơn cả tài năng nữa.
  Hầu hết những người có một cuộc đời rực rỡ đều đã chọn lựa bạn trong mọi giới vì họ cho rằng không tiếp xúc với mọi hoàn cảnh của loài người thì không thể nói là biết đời được.
  Sự thực thì gây một tình bằng hữu đâu có khó khăn như người ta tưởng. Một chính khách nổi danh nọ có thói quen khi vô một tiệm nào thì hỏi chuyện người bán hàng về vài điểm rő rệt nào đó trong nghề của họ, về cách xay cà phê chẳng hạn hoặc cách lựa một thứ xì gà ngon. Ông ta biết rằng ít ai mà không thích nói về một đề tài mà mình thông thạo; như vậy ông ta phá tan được sự lãnh đạm, gây được thiện cảm và nhờ đó sự giao thiệp của ông được dễ đàng hơn.
  Một cách khác là sốt sắng tỏ lòng mang ơn người khác dù người đó chỉ giúp mình một việc nhỏ nhặt. Thế là hàng rào phân cách bị hạ xuống và mình được lòng người hơn là nói chuyện tào lao cả một giờ. Chính nhờ một lời cảm ơn mà tôi được quen một người vào hạng có cá tính mạnh mẽ nhất, một ông lão đánh giày ở Picadilly. Ông ta có nước da sạm nắng, cử chỉ ngôn ngữ bình tĩnh và lễ độ. Hầu hết các khách hàng của ông chỉ nói với ông vài lời lãnh đạm rồi bỏ đi mà không lợi dụng cơ hội để được biết một người lạ lùng, thú vị nhất trên đường phố London, một cựu kỵ binh sở cảnh sát Canada, biết năm sinh ngữ và vô số chuyện kỳ cục, hấp dẫn, sôi nổi.
  Trong những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, nếu hai bên có một điểm chung nào thì dễ thân với nhau ngay. Cùng đọc một thứ nhật báo hoặc cùng có một kiểu xe, thế là có thể thành thân với nhau được.
  Tình bằng hữu có nhiều nỗi vui mà có nhiều người không biết gây nó để cho đời mình thêm phong phú. Một số người tự cho mình là sang trọng quá, không muốn ra khỏi cái giới của mình. Họ thường là những ông bà không có gì để cho, và nguyên do họ không chịu tự thú, là tại họ sợ bị lột mặt nạ, hiện nguyên hình, không đáng được hưởng tình thân của người khác.
  Nhưng họ phải biết rằng những nhân vật cao thượng nhất trong lịch sử không bao giờ chê tình thân của bất kỳ ai, và trái lại, mới gặp ai, họ cũng đem hết tấm lòng của họ ra mà đối xử. Disraeli rời bọn chính khách để xem xét tình cảnh của dân nghčo trong khu hạ tiện Whitechapel. Rembradt trọng các người ăn mày cũng ngang các thị trưởng Amsterdam.
  Có người lại tưởng lầm rằng phải có cùng thị hiếu, lý tưởng với nhau thì mới thân với nhau được. Trái lại, những quan điểm khác nhau nhất lại thường gây những tình bằng hữu thân mật nhất.
  Mới rồi tôi gặp ở Pháp một vị tư tế biết rất kỹ về Bắc Mỹ. Tôi hỏi ông:
  - Ông qua Hoa Kỳ hồi nào?
  Ông mỉm cười đáp:
  - Tôi có bao giờ qua bên đó đâu. Năm 1944, sau khi Đồng minh đổ bộ lên, đạo quân Hoa Kỳ đóng ở làng tôi.
  Một hôm một sĩ quan lại trại ruộng của tôi xin nước, chúng tôi vừa đi ra giếng vừa nói chuyện với nhau. Hết chiến tranh ông ta viết thư cho tôi, từ đó chúng tôi thư từ đều đều với nhau. Ông ấy ở San Francisco và kể về đời sống ở đó cho tôi nghe tới nỗi tôi biết rő như đã có thời ở đó.Có người nghĩ phải gặp nhau thường thì tình thân mới bền. Không đúng. Thân hay không thân là do có tâm sự với nhau, có hiểu biết nhau không, mà những tình đó dù xa cách về không gian hay thời gian thì cũng vẫn còn hoài. Không ai sống cô liêu hơn nhà thám hiểm David Livingstone, vậy mà ông có rất nhiều bạn thân. Cô con gái út của ông bảo:
  - Tôi thấy ba tôi lúc nào cũng viết thư!...
  Mỗi năm ông gởi mấy trăm bức thư đi khắp nơi trên thế giới cho những bạn mà hầu hết ông chỉ ngẫu nhiên gặp một lần ngắn ngủi.
  Điều này cũng lầm nữa: có vài ông bạn cũ, vài ông hàng xóm và vài ông bạn làm ăn là đủ rồi. Như vậy chân trời của ta rất bị hạn chế. Huân tước William Osler thường bảo:
  - Khi không tìm ra bạn mới nữa là chúng ta bắt đầu già rồi vì tìm thêm bạn là một dấu hiệu nảy nở, một chứng cớ rằng mình vẫn còn yêu đời, vẫn thích biết thêm những ý mới.
  Đừng bao giờ nên rụt rč mà bỏ lỡ cơ hội làm quen bất kỳ ai. Tôi nhớ một buổi dạ hội để mừng nhà chơi đàn piano danh tiếng Vladimir de Pachmann; trong buổi đó tôi đã đề nghị với một nhạc sĩ trẻ sẽ giới thiệu chàng với nghệ sĩ tài danh đó. Chàng lúng túng, rồi từ chối, lấy lẽ rằng như vậy chỉ làm phiền cho ông ấy thôi.
  Sau bữa ăn, Vladimir bảo tôi:
  - Lúc nãy tôi thấy ông nói chuyện với một thanh niên có vẻ mặt dễ thương và những bàn tay của một nhạc sĩ ... Tôi muốn làm quen với cậu ấy.
  Thế là cậu ta bỏ lỡ cơ hội duy nhất để kết thân với một nghệ sĩ có thế lực.
  Khi nhờ các bạn thân mà ta mở rộng chân trời của ta được, khi giao du với họ mà kinh nghiệm của ta tăng tiến là lúc đó cá tính của ta mạnh mẻ và vững rồi đấy.
  Hết thảy chúng ta đều có một cái gì để tặng bằng hữu, dù chỉ là một nét đặc biệt của cá tính ta, một quan niệm độc đáo về đời sống hoặc cái tài kể chuyện vui. Tiếp xúc với nhiều bạn bč, tâm hồn ta phong phú lên, rồi lại làm cho tâm hồn những bạn sau này của ta cũng sẽ phong phú lên.
  Ngày nào chúng ta cũng có cơ hội làm cho một nét mặt lạ thành một nét mặt thân yêu. Phải biết nắm lấy cơ hội khi nó đi qua, vì sống trong lòng đời sống của người khác thì bao giờ cũng làm cho đời sống của mình được kích phát lên đến cực độ.


A.J.Cronin

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội