Ý cao tình đẹp

Started by saos@ngmo, 25/11/06, 13:32

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

KHÚC ĐƯỜNG BI THẢM


Thời đó nhạc Jazz mới bắt đầu thịnh. Luân lý suy đồi mà thói trâng tráo, vô liêm sỉ được hoan nghênh. Một cặp vợ chồng trẻ nọ dễ thương, hoạt bát, lanh lợi, dọn lại ở sát nhà chúng tôi. Như nhiều cặp khác, họ mới vội vàng cưới nhau trong chiến tranh, chồng tên là Fred, vợ là Clara.
  Mấy năm chiến tranh họ sống trong một không khí cực nhọc, kích thích. Xa nhau trong mấy tháng rồi mới đoàn tụ một vài ngày, sung sướng và xúc động cực độ. Bây giờ hết chiến tranh rồi, cũng như bọn trẻ khác, họ phải trở lại cuộc sinh hoạt bình thường, hơi buồn tẻ.
  Một buổi tối tháng chín năm 1919, họ cãi lộn nhau như thường ngày. Đã mấy tháng nay, họ gây với nhau hoài. Họ vẫn yêu nhau đấy nhưng hôn nhân của họ đã có mòi lâm nguy. Họ thỏa thuận với nhau, cho cái thói vợ chồng dắt nhau đi chơi là lẩm cẩm, cổ lỗ. Vì vậy tối hôm đó, Clara sẽ đi với một chàng tên là Charlie, còn Fred thì cũng đi với một thiếu phụ tên là Eliane, mỗi cặp đi một phía.
  Cặp vợ chồng trẻ đó đã uống hết một bình "cocktail" trong khi đợi Charlie tới. Fred mới nghe được một chuyện độc ác thô tục về Charlie, kể lại cho vợ hay. Thế là họ lại đấu khẩu với nhau. Tối đó họ chưa tính ly dị nhau, nhưng cứ cái đà đó thì chẳng bao lâu nữa nhất định là họ sẽ đưa nhau ra tòa.
  Bỗng một tiếng còi xe lửa chói tai làm họ im bặt. Không phải tiếng còi như mọi khi. Lần này nó xé không khí, dữ dội, kinh khủng rồi ngừng bặt một cách tàn nhẫn rùng rợn. Có gì xảy ra trên đường xe lửa cách nhà họ một cây số rưỡi đó? Clara và Fred đều không biết.


*
  *
*
  Cũng tối đó, một cặp vợ chồng trẻ khác: William và Mary Tanner dắt nhau đi chơi. Họ cưới nhau trước cặp Clara và Fred, và đã biết san phẳng những xích mích nhỏ giữa họ với nhau từ lâu rồi, bây giờ rất quí mến nhau.
  Sau bữa tối, họ dạo mát, coi hát bóng. Tới một chỗ đường xe lửa đi ngang qua đường cái, Mary trượt chân, té và chẳng may chân nàng mắc kẹt vào đường rầy, rút chân ra khỏi đường rầy hoặc ra khỏi chiếc giày đều không được. Một chuyến xe tốc hành chạy tới.
  Chỉ còn vài giây nữa thôi.
  Khi ánh đčn xe lửa chiếu lên họ, người thợ máy mới thấy, họ kẻo còi, xả hết hơi.
  Mới đầu ông ta thấy hai hình người rồi thêm một hình thứ ba, hình chú John Miller, nhân viên hỏa xa, chạy tới cứu Mary.
  Will Tanner quì xuống, tay run rẩy rán cởi giày cho vợ, nhưng không kịp nữa. Nhân viên hỏa xa và chàng cùng rán kéo Mary ra xa trong khi chuyến xe ầm ầm xông tới.
  Nhân viên hỏa xa thét lên.
  - Thôi, vô ích! Không cứu được đâu!
  Mary cũng nhận thấy vậy, la lớn:
  - Mặc em! Anh Will mặc em!
  Nàng cố đẩy chàng ra.
  Will Tanner chỉ còn có một giây để lựa chọn. Không thể cứu Mary được nữa nhưng còn kịp tự cứu mình.
  Người gác đường rầy
  • nghe Will Tanner lớn tiếng, đáp vợ át cả tiếng rầm rầm của chuyến xe đương xông tới:
      - Anh ở lại với em, em Mary!


    *
      *
    *
      Bảo rằng tiếng còi xe lửa đó làm cho Fred và Clara hết gây nhau thì không đúng. Nhưng tai nạn đó làm cho sự giao thông ngưng lại ở hai bên đường, và các xe hơi tính qua khúc đó đều bị mắc kẹt; trong số đó có chiếc xe của Charlie. Chàng không kiếm cách đi vòng đường khác để lại nhà Clara. Chàng quay trở về nhà chàng và kêu điện thoại. Fred lại nghe điện thoại, hỏi Charlie:
      - Anh muốn nói chuyện với Clara hả?
      Charlie đáp, giọng nghẹn ngào, kỳ cục:
      - Không. Nói chuyện với cả anh nữa. Tôi không lại đón chị đâu, anh Fred. Nhờ anh nói lại với chị như vậy.
      Fred hỏi có gì xảy ra không thì Charlie có vẻ không đáp thẳng được.
    - Anh biết vợ chồng Tanner chứ?
      - Tanner? Tanner ư? (Fred phải suy nghĩ một chút). Ŕ nhớ ra rồi. Phải cặp hú hí với nhau, không rời nhau đó hả?
      - Phải...
      Charlie không nói gì được thêm nữa, móc điện thoại lại.
      Một lát sau, vài người hàng xóm vô chơi nhà Fred, kể chuyện tai nạn:
      - Người chồng đáng lý thoát được chứ, nhưng không muốn. Thầy ấy ôm lấy vợ, ghì chặt vợ và chú gác đường rầy nghe thấy thầy ấy nói: "Anh ở lại với em, em Mary!" Họ ôm nhau ngồi ở đường rầy... Đčn pha chiếc xe lửa chiếu vào họ, tỏ như ban ngày. Thầy ấy không chịu rời vợ.
      Một hành vi cao cả, liệng vào bàn cân, do sự tương phản đã làm cho bao nhiêu cái ti tiểu nẩy tung lên hết, và rọi vào những ti tiểu đó một ánh sáng tàn nhẫn, cho ta thấy rő mọi sự bỉ ổi. Will Tanner khi chết đã hô hào một lý tưởng mà kẻ khác phủ nhận. Chàng đã thách đố những kẻ hoài nghi và gian trá. Người đàn bà nào nghe chuyện đó tất cũng tự hỏi câu này: "Mình có gây cho một người đàn ông nào một tình keo sơn như vậy không?" Còn phía đàn ông thì tất cũng tự hỏi: "Mình có biết chút gì về ái tình không, nếu mình không thấy ở trong thâm tâm mình một tình cảm khá mạnh để có được một hành vi như vậy?"
      Tôi tin chắc rằng sự thay đổi trong tâm trạng và đời sống của cặp Fred Clara cũng bắt đầu từ đêm đó. Và nhiều người khác tất cũng thay đổi nữa: khi nghĩ tới Will Tanner, họ bắt đầu ngờ rằng trong tình vợ chồng có những khu vực mà họ chưa được biết tới.


    Edwin Balmer
      _____
     
  • Tức John Miller

saos@ngmo

CHÚA KITÔ TẤT CŨNG
HŔNH ĐỘNG NHƯ ÔNG ẤY

Ngày mùng hai tháng hai năm 1956, ở gần Partinico, tại một miền nghčo khổ nhất trên đảo Sicile, vài trăm người thợ bắt đầu làm một con đường. Bỗng ba xe ca đầy cảnh binh xuất hiện. Hai trăm lính vác súng ngắn từ trên xe nhảy xuống.
  Một sĩ quan tiến tới ra lệnh cho bọn người đắp đường:
  - Giải tán!
  Không ai nhúc nhích. Trong khu đất cằn cỗi, dưới ánh nắng, bọn thợ vẫn tiếp tục trải đá lên đường. Viên sĩ quan quay lại bảo bọn lính ra lệnh "đốc thúc hợp lệ". Ba tiếng kčn vang lên, viên sĩ quan lại tiến tới:
  - Vì pháp luật, các anh phải giải tán!
  Bọn thợ ngó người chỉ huy họ: một lực sĩ cao một thước chín, nét mặt hiền lành, mắt xanh lơ sau cặp kính rẻ tiền gọng sắt. Người này mỉm cười, ngồi xuống ở ngay giữa đường, ra dấu cho anh em làm theo mình. Không một tiếng la, không một cử động nào vô ích, họ liệng đồ nghề xuống đất rồi ngồi xổm xuống.
  Bọn cảnh binh sững sờ một chút rồi cùng ùa tới, xách tay xách chân hoặc ôm ngang lưng từng người thợ một, khiêng lên các chiếc xe, mà họ không chống cự gì hết. Bọn lính chất họ như chất những bành hàng lên "xe cây"[1] và lái xe liền về khám đường ở gần đó nhất; mà những người thợ đó cơ hồ có tội gì đâu ngoài cái tội làm việc. Bọn lính kia buộc tội họ ra sao? "Tụ họp mà không báo trước. Chiếm đất công, không chịu giải tán, nhục mạ một nhân viên công lực, xúi dân nổi loạn". Họ muốn làm cái gì vậy? Muốn đắp một con đường cần thiết cho sự sinh hoạt của làng mà đợi từ mấy năm chính phủ vẫn chưa cấp cho kinh phí.
  Và họ là ai? Là một bọn thất nghiệp do một con người kỳ dị cầm đầu: một kẻ phản đối trong lương tâm, vừa là kiến trúc sư vừa là thi sĩ, theo đạo Kito mà không thuộc một giáo phái nào, vào hạng thần bí trong trạng thái nguyên thủy, tóm lại là một sự hỗn hợp lạ lùng nửa là Gandhi, nửa là thánh Francois d'Assise, làm cho cả nước Ý ngày nay chia rẽ. Vì con người đó, tên là Danilo Dolci, không phải là một tên phiến loạn, một kẻ mị dân mà cũng không phải là một nhà cách mạng. Nhưng ông ta làm xáo trộn trật tự công cộng bằng một phương tiện thật là bất ngờ. Để chống lại sự thờ ơ của chính quyền, chống lại sự thiếu ngân quĩ xây cất, ông hô hào các người thất nghiệp đi làm việc; nghĩa là ông hô hào "làm reo ngược đời". Ông ta bị giam là thường phạm cùng với các tay "ăn cướp" của cựu đảng Giuliano, và trong phiên tòa xử ông, người ta thấy ba chục luật sư, vài dân biểu, những nhân vật nổi danh nhất trong đảo, ông ta chỉ bị một án treo: đó là dấu hiệu của sự hoang mang trong tâm hồn người Ý...


*
  *
*


THÔN CỦA CHÚA


Năm 1952, Danilo Dolci tới Trappeto nơi đó thân phụ ông hồi xưa làm sếp ga.
  Dân chài lưới ở đó kể rằng ông ta ở xe hỏa xuống hồi một giờ trưa và chỉ có ba chục đồng lire (đồng bạc Ý) trong túi. Người ta hỏi ông:
  - Tới đây làm gì?
  Làng xóm tiêu điều, nghčo khổ, nằm ủ rũ dưới ánh nắng gay gắt. Nhà cửa lợp tranh, đàn bà thì gầy đét mà trẻ con thì bụng ỏng. Sau một cửa sổ có lưới sắt, một thằng ngốc bỗng dưng cười sằng sặc. Thật trái ngược nhau: thiên nhiên thì vui tươi mà con người thì cùng khốn.
  Ở đây, bất kỳ người lạ nào tới cũng bị coi như là kẻ thù .
  Danilo mỉm cười đáp lại:
  - Tôi tới đây làm gì ư? Tới sống với bà con, chúng mình cùng là con của Chúa cả mà...
  - Ai phái anh lại đây? Đảng nào, giáo phái nào? Ở đây, dân nghčo quá, con của Chúa là cái nghĩa gì?
  - Không ai phái tôi lại đây cả... Tôi sẽ chia sẻ nỗi khốn cùng với bà con...
  Mới đầu người ta nghi kỵ ông ta. Rồi lần lần bắt đầu làm thân với ông. Con người đó thật kỳ cục. Quả thực ông ta sống chung với dân làng, chịu cảnh khốn cùng như họ, có cái gì thì chia sẻ với họ mà không đòi hỏi họ một chút gì cả: không bắt họ phải hứa cái này cái nọ, cũng không xin họ một lá phiếu cho ai cả. Mà ông ta lợp lại nóc nhà cho dân, thích lát lại đường sá, thúc đẩy các nhân viên ngủ gục ở nhà việc để họ bắt đầu làm những công việc bê trễ hàng tháng hàng năm.
Một hôm, một em nhỏ chết trong một cái chòi tồi tàn ở Trappeto, vì mẹ em thiếu ăn, đói khát không đủ sữa để nuôi em. Danilo lại thăm, chỉ thấy mỗi một phòng vừa làm phòng ngủ, nhà bếp, chuồng bò, chuồng gà, trên tường treo đầy hình thánh: Thánh San Vito, phù hộ cho loài chó, Thánh Antoine phù hộ cho heo, Thánh Eloi phù hộ cho loài la, Nữ Thánh Marthe phù hộ cho mčo cái và gà vịt... Còn cả chục vị Thánh khác nữa. Nhưng chẳng vị nào phù hộ cho đứa bé cả, để cho nó chết. Ở chòi bước ra, Danilo đau lòng quá, phải dùng phương pháp của Gandhi để cho dư luận chú ý tới: ông tự giam trong một cái chòi ở Trappeto và tuyệt thực.
  Uy tín của ông lớn dần và nhà cầm quyền hóa ra xao động. Thông cáo bay tới Palermo; nhà hữu trách tới, vài trăm triệu đồng lire [2] được gởi tới; một nam tước phu nhân cũng chịu khó lại thăm làng.
  Làng chài lưới đó thoai thoải đưa xuống bãi biển, đường sá chỉ là những cái hố; trẻ con và gà chạy qua chạy lại bên những cái rãnh hôi thối... Tên "tướng cướp" Giuliano đã làm chúa tể miền này cho tới năm 1950.
  Danilo bảo:
  - Trên đất của Giuliano này tôi sẽ dựng một "thôn của Chúa!"
  Ai cũng cho công việc ấy là điên khùng, vậy mà thành công chứ. Dolci mua một hec-ta đất, rồi đánh đổ tinh thần hoài nghi, theo thủ tục của dân làng, cùng với vài bạn cất một ngôi nhà, một vườn trẻ, một "đại học bình dân", tối tối dân làng lại há hốc miệng ra nghe ông diễn giảng.
  Ông lấy bản thân làm gương mà phá tan hết mọi sự nghi kỵ. Khi ông lập vườn trẻ, vị mục sư Trappeto đâm lo ngại, đi đâu cũng bảo: "Hắn theo đạo Tin lành, nhận tiền của Mỹ..."
  Có người lại quyết: "Hắn muốn bắt trẻ con ở đây gởi qua Nga".
  Danilo cứ âm thầm xây cất. Không có em bé nào qua Nga. Mà cũng không có bóng một người Mỹ nào trong miền. Vị mục sư suy nghĩ sao đó rồi cũng cất một vườn trẻ. Danilo mừng rỡ, lại kiếm ông ta, bảo:
  - Thưa cha, như vậy thì quí quá, tôi không mong gì khác. Có hai vườn trẻ vẫn hơn là có một vườn.
  Tuy nhiên, dân trong làng vẫn chưa hết thành kiến, vẫn coi Danilo Dolci gần như một người ngụ cư, mặc dầu ông đã được quí mến, tiếp đón niềm nở. Nên ông phải tiến thêm một bước nữa, để được coi như dân làng. Ông quyết lựa nơi đó để sống.
  Phía trên đỉnh đồi, cuối làng có một người đàn bà sống tuyệt vọng trong một cái chòi còn tồi tệ hơn các chòi khác. Chồng thím ta làm mướn trong các trại ruộng, gia nhập một đoàn "ăn cướp", bị công an tra tấn đến chết, để lại cho thím năm đứa con.
  Danilo hỏi cưới thím, thím nhận lời. Họ sanh được hai đứa con nữa, vậy cả con riêng lẫn con chung được bẩy đứa. Hơn nữa, Danilo nuôi thêm bảy đứa trẻ khác đều là con côi của bọn "ăn cướp". Từ đó dân làng đối với ông mới không còn sự cách biệt gì cả. Ông đã phá tan mọi sự do dự, ác ý, nghi kỵ của những người cùng khổ đã quen bị bóc lột, lừa gạt suốt cả mấy thế kỷ rồi. Cuộc hôn nhân của Danilo đã làm cho cả làng Trappeto cởi mở tấm lòng để tiếp ông.
  Một hôm ông đáp một người lại điều tra:
  - Ông có biết nạn cướp bóc do đâu mà phát sinh không? Ở đây một người chăn bò lãnh 500 lire mỗi ngày, không có bảo hiểm xã hội, không có phụ cấp gia đình. Một người lao công, một phu đào đất hoặc một người làm mướn trong các trại ruộng, làm việc tám giờ một ngày mà chỉ được kể có "nửa công", được trả có 350 lire, chưa đầy 200 quan Pháp. Hai trăm quan để cuốc xới suốt ngày với những dụng cụ cổ lỗ từ thời tiền sử và ăn uống thì chỉ có một khúc bánh mì với một củ hành. Giuliano khi ông ta mướn ai, thì trả một ngàn lire mỗi ngày.
  Và để cho người điều tra hiểu tại sao số các trẻ mồ côi sống cực khổ lại quá nhiều, Danilo Dolci kể một chuyện khác:
  - Một người thợ mộc đóng cối xay một hôm bị thương ở cẳng. Vết thương làm mủ. Chẳng có thuốc thang gì cả, vết thương hóa nặng, phải cưa khúc chân. Gia đình nghčo đói. Không có một đồng để đi bác sĩ, không có một đồng để mua bánh. Tuyệt vọng, vợ chú ta lại năn nỉ ông chủ:
  - Các cháu đói. Vì ông không ghi tên chúng tôi vào Bảo hiểm xã hội, nên chúng tôi không được lãnh gì cả. Xin ông giúp đỡ chúng tôi chút đỉnh.
  Người chủ đáp:
  - Chuyện đó không liên quan gì đến tôi cả.
  Thím ta năn nỉ hoài mà không chuyển, bực mình thốt ra câu:
  - Ông không giúp chúng tôi thì tôi sẽ giết ông!
  Lão chủ gỡ cây súng, mắc ở tướng, bắn vào thím nọ.


*
  *
*
NƯỚC : MỘT ĐẤNG CỨU THẾ NỮA


Tới tháng chạp năm 1954, "Thôn của Chúa" đã được hai tuổi, Danilo tính làm một công trình đại qui mô: dẫn nước sông Iato vào những ruộng khô cằn của các nông dân nghčo.
  Ông ta bảo:
  - Bà con thấy dòng suối kia không? Có biết bao nhiêu triệu thước khối nước đổ phí ra biển. Có cả tỉ lire mất toi...
  Vì đất mà có đủ nước thì đáng lẽ trồng đậu, người ta có thể trồng cam và chanh. Người trong đảo Sicile này đã bảo nước ở đây cũng là một đấng cứu thế nữa.
  Dân làng lắc đầu: công việc lớn lao quá, tốn tiền quá, làm sao nổi! Phải đắp đập nâng cao mực nước lên, đặt máy bơm, xây ống dẫn nước, đào mương. Trước khi kiếm tiền, phải thuyết phục nông dân đã mấy thế kỷ nay sống thờ ơ, để họ vô hội dẫn thủy Consorzio mà Danilo sắp tổ chức. Ông phải đi thăm từng nhà một để giảng giải ích lợi cho họ nghe. Một số người ký tên vô hội. Một số khác do dự. Không phải chỉ vì họ hoài nghi mà thôi đâu. Họ còn sợ sệt nữa. Dolci vừa ở nhà nào ra thì có sứ giả của các đại địa chủ bước vô liền. Bọn đại địa chủ này là hạng lãnh chúa họp thành một hội kín thời xưa làm mưa làm gió trên đảo Sicile.
  Sứ giả của họ bảo nông dân:
  - Coi chừng đấy, đừng nghe lời thằng Dolci. Kẻ nào vô hội thì sẽ phải ăn năn đấy.
  Dân trong đảo đã bị bọn đầu đảng khủng bố quen rồi nên biết lời dọa dẫm đó không phải là lời đùa. Thỉnh thoảng, trên đường tới một khúc quẹo, họ lại thấy thây một người trong nghiệp đoàn đã bỏ mạng vì "chậm hiểu". Một phát súng nhắm vào lưng đủ nhắc nhở rằng đảng ám sát đó vẫn có mặt đâu đây.
  Mặc dầu chúng dọa dẫm, làm áp lực đủ cách, hội Consorzio vẫn thành lập được. Chính quyền Rome không thể làm thinh được nữa, phải nhúc nhích. Một năm sau, tháng mười một năm 1955, dụng cụ được chở tới các miền cằn cỗi nhất ở phía Nam đảo, chính quyền đã chấp thuận ngân sách để khởi công. Nhưng như vậy đâu đã là thắng lợi. Chấp thuận ngân sách là một việc, cấp kinh phí là một chuyện khác. Ngày mùng mười tháng giêng năm 1956, xảy ra một biến cố khá lạ lùng: Danilo Dolci được đài truyền hình Ý mời lại Turin, và trên máy truyền hình người ta thấy ông hô hào dân chúng "bất tuân chính quyền".
  Ông tuyên bố:
  - Nếu chấp thuận ngân sách rồi mà không cấp tiền, nếu không mở các công trường cho người thất nghiệp có việc làm thì chúng tôi sẽ tuyệt thực.
  Báo chí sôi động cả lên. Cả nước say mê theo dői vụ kỳ dị đó. Thông tín xã Ý viết: "Phải lựa chọn. Nếu Danilo Dolci là một tên phiến loạn nguy hiểm thì không nên cho ông ta tuyên bố ở đài truyền hình Quốc gia. Nếu ông ta cổ động cho công bằng xã hội thì phải để cho ông ta được hoàn toàn tự do."
  Trong khi đó ở Trappeto, Partinico, truyền đơn rải cùng hết, dân chúng hội họp. Một trăm người thất nghiệp tuyệt thực. Rồi ngày mùng hai tháng hai, bắt đầu cuộc "làm reo ngược đời"[3], để sửa một con đường rất quan trọng cho đời sống hương thôn, vì chính phủ không cấp kinh phí mà phải bỏ dở. Thế là Danilo bị bắt, nhốt khám chung với các "tên cướp" trong đảng Giuliano đã quá cố, và các tên cướp đó ngưỡng mộ ông vô cùng, bảo nhau:
  - Ông ấy hy sinh cho trẻ con nghčo ở Trappeto. Con cái chúng ta...
  Ngày hai mươi bốn tháng ba, khi tòa đem ông ra xử, đủ mọi giới: giáo sư đại học, văn sĩ, đào hát kép hát, diễn thành hàng trước vành móng ngựa. Ở Quốc hội, các dân biểu đứng lên chất vấn chính quyền. Nhiều ủy ban đoàn kết thành lập ở khắp nước Ý. Tại tòa, suốt năm ngày, người ta được nghe những lời cung khai lạ lùng. Có những em chăn cừu không biết đếm tới số năm mươi, lại khai rằng Danilo Dolci đã giúp ích cho làng chúng được những gì. Các vị nam tước và bọn tay sai của các đại địa chủ không dám ló mặt ra. Bản án gần như một sự thành công cho Danilo: ông và bốn người bạn bị 50 ngày tù án treo còn các người khác bị phạt vạ 8.600 lire. Hết thảy đều được trả tự do tức khắc.
  Danilo Dolci cho rằng hành động đó mới chỉ là bước đầu.
  Ông bảo:
  - Trước hết chúng ta phải cải tiến hoài, đừng để thành ra thói quen. Ở Trappeto, trong bốn năm chúng ta đã làm được ít nhiều công việc. Có đà rồi. Bây giờ phải tiến tới.
  Ông nói rồi thực hành liền để làm gương. Căn nhà nhỏ mà ông cất, căn nhà duy nhất trong làng có bồn tắm ông đem tặng một người thất nghiệp tên là Turiddu Nania, có năm đứa con đần độn. Rồi ông lại Partinico, một thôn nghčo nàn cách Trappeto vài cây số. Ông lựa khu ghê tởm, mà thiên hạ mỉa mai gọi là khu "Giai thánh": rơm, phân, nước tiểu của bò, rác rưởi chất ngay ở giữa đường; trẻ con chỉ còn xương với da đi qua đi lại, ruồi bu đầy mình. Tại đó cũng có một cái chòi tồi tàn tới nỗi không ai thčm ở, người ta đồn rằng chòi có ma. ông dọn lại đó, bảo:
  - Ở đây tôi sẽ dựng "thôn thứ nhì của Chúa".


Maria Ercoli
_______________
[1] xe để chở tù.
[2] Đồng lire hồi đó (khoảng mười lăm năm trước) rất mất giá.
[3] Ngược đời vì người ta làm reo thì bãi công, mà họ lại làm reo bằng cách làm việc.

saos@ngmo

PHẢI THŔNH THỰC VỚI CHÍNH MĚNH


Bạn có thể tự ngó thẳng vào mặt mình một cách thành thực và nhận định được những điểm tốt và xấu của bạn không? Nếu được thì bạn đạt được cái nguồn phong phú nhất ít ai biết của sinh lực con người đấy.
  Tôi lấy thí dụ một người mà tôi gọi là ông Paul M... Bốn mươi tuổi ông ta bắt đầu có tật uống rượu. Ông ta thấy đời sống không còn thú vị gì nữa mà ông không hiểu tại sao. Ông ta có một địa vị tốt trong một công ty lớn; vợ thì hiền mà con thì mạnh khỏe. Một hôm soi gương, ông thấy trên khuôn mặt của ông mà gần như ông đã quên, có những nét mới, có nét thì cương quyết, có nét lại nhu nhược. Ông bčn lấy một xấp giấy, một cây viết và luôn năm giờ liền, phân tích tính tình một cách tỉ mỉ và thẳng tay.
  Năm giờ đó là những giờ có lợi nhất trong đời ông. Lần đầu tiên ông nhận thấy rằng ông quá tham vọng, quá hoạt động, công việc của ông trong hãng không hợp với ông. Ông bčn quyết định ra làm riêng, thôi hãng đó, lập một hãng chuyên lo công việc, giao thiệp với công chúng và chẳng bao lâu hãng phát đạt. Không những ông thành công mà còn sống vui hơn, làm việc hăng hái hơn.
  Về phương diện tinh thần đó, sự thành thực với bản thân có lợi cho ta nhất. Biết rő mình thì hết lo lắng ưu tư, tật này là tật chung của mọi người. Tiến sĩ Carl Rogers, nhà trị bệnh tâm lý, nhận thấy rằng những người bị bệnh tinh thần thường tự miệt thị mình. Một khi họ thấy y sĩ cho tất cả những tật của họ là tự nhiên, không có gì đáng chê thì tâm trạng họ thay đổi một cách rất có lợi cho họ. Họ không những nhận thấy sở đoản mà nhận thấy sở trường của họ nữa. Khi họ tự chấp nhận họ rồi, không tự miệt thị, rầu rĩ về họ thì bệnh tinh thần của họ đã giảm.
  Trong cuốn Những năm sáng tạo (The creative years) Reul Howes kể chuyện một cô giáo hiền lành, e lệ, phải dậy một lớp toàn những trò bướng bỉnh. Khó chịu nhất là một em trai tên là Joe, mười bốn tuổi, chỉ thích xúi bạn làm loạn trong lớp. Một buổi chiều nọ, cô giáo tội nghiệp đó chịu hết nổi, giữ Joe lại sau giờ học hỏi tại sao em muốn phá cô như vậy. Joe cau mày ngó cô một lúc rồi nói:
  - Tại cô ngốc quá mà.
  Cô giáo thở dài:
  - Ờ phải. Những trẻ dữ như em luôn luôn làm cho cô sợ, nhưng cô lại mong được giúp em. Em không muốn có một người âu yếm, nâng đỡ em sao?
  Và cô ngạc nhiên vô cùng, thấy tên tiểu yêu đó òa lên khóc, bộc lộ ngay nỗi đau khổ, cảnh nghčo nàn, cô độc của nó. Ông Howes viết: "Lòng thành thực của cô giáo đó đã làm cho đứa trẻ dữ tợn, khổ sở đó thốt ra sự thật". Nó đã hóa ra thành thực với nó rồi.
  Khốn nỗi, tánh thành thực với chính mình đó là điều rất hiếm. Hầu hết chúng ta đều bị người khác chỉ huy, chúng ta không tự tìm đường hướng ở trong bản thân ta, mà cứ hướng theo mục đích, lý tưởng, ý kiến của người khác. Sự tùy thuộc vào người đó làm cho ta mất cá tính. Ta cứ phải luôn luôn rán trá hình ý nghĩ cùng tình cảm thực của mình mà không sao biến đổi nó hẳn được, vì nó là những yếu tố căn bản của đời ta mà.
  Làm sao biết được mình có thể thành thực với bản thân? Tiến sĩ Gordon Allport, tâm lý gia ở đại học Harvard khuyên chúng ta phải tập tinh thần hài hước trước đã. Bạn có thể tự cười bạn một cách thẳng thắn, thành thật không? Nếu có thì có lẽ bạn tự nhận định mình một cách khá đúng đấy.
  Tiến sĩ Gaudet, nhà chuyên môn về tâm lý thực hành trong kỹ nghệ, đề nghị một cách khác. Ông khuyên bạn tự hỏi: "Biến cố cuối cùng nào quan trọng nhất trong đời ta?" Đổi nghề? Hôn nhân? Cha mất, mẹ mất? Rồi bạn lại tự hỏi: "Có bao giờ mình bỏ ra chút thời giờ để suy nghĩ, nhận định rằng biến cố đó đã làm mình thay đổi ra sao không?" Nếu bạn tự trả lời "không" thì bạn là hạng người cứ xông vào đời mà không suy nghĩ gì cả, và có lẽ bạn cũng không hoàn toàn ngay thẳng với bản thân nữa.
  Tiến sĩ Gaudet còn khuyên chúng ta nên lấy bút giấy phân tách kỹ cá tính của mình, không phải để tiêu khiển cho vui mà để nhờ bạn kiểm soát xem mình có biết rő mình không. "Một người bạn tốt thì phải có thể chỉ cho bạn biết sự tự phân tích tính tình cùng khả năng đó có khách quan không. Nếu bạn không có ai là bạn thân để giúp bạn việc đó... thì có lẽ đó là một dấu hiệu rằng bạn không thành thực với bản thân rồi đấy."
  Trong việc đó không dễ gì mà khách quan ngay được đâu. Phải tập lần lần. Dĩ nhiên không nên bỏ hết thì giờ để dò xét những động cơ thầm kín của mình, nhưng ít nhất cũng có thể thử rán thành thực với bản thân về hai ba điểm nhất định nào đó. Khu vực nghề nghiệp là một khu tốt để ta tự dò xét đấy.
  Tại sao một người nào đó lựa một nghề không thích hợp để làm hỏng cả cuộc đời mình? Một nhà chuyên môn về hướng nghiệp bảo:
  - Tại người đó không xét điểm cốt yếu mà cứ ngó những cái lợi phụ thuộc: lương bổng, danh giá. Người đó không chịu tự hỏi có thực tâm thích nghề đó không, hoặc nghề đó có hợp với khả năng của mình không. Do đó, có khi phải bỏ ra nhiều năm gắng sức mà công toi, trong khi nếu lựa một nghề hợp với thiên tư thì chỉ cần gắng sức bằng nửa thôi, kết quả cũng gấp đôi.
  Có khi một sự thất bại lại làm cho ta thấy rő khuynh hướng của ta hơn là một sự thành công. Một trong những người sung sướng nhất mà tôi được biết đã bỏ một địa vị rất tốt, tức chân chủ bút một báo hàng ngày để cặm cụi viết một tiểu thuyết trong hai năm. Viết xong gởi bản thảo cho các nhà xuất bản, bị họ từ chối. Tôi muốn tỏ ít lời an ủi anh, anh bảo:
- Tôi không tiếc một ngày nào trong hai năm đó cả. Khi người ta từ chối truyện của tôi, tôi biết rằng tôi không thể nào thành tiểu thuyết gia được. Thoát được, sướng quá !
  Bây giờ anh ấy làm chủ bút một tạp chí số in rất lớn.
  Khi nghe ai phàn nàn không thực hiện được mộng của mình, ông thường khuyên như vầy:
  - Ông cứ làm thử đi. Dù sao thấy rằng công việc đó không hợp với thị hiếu, khả năng của mình thì cũng vẫn có lợi cho ông là tự hiểu rő ông hơn.
  Vì là kỹ thuật gia về tâm lý thực hành trong các xí nghiệp, ông Gaudet thường gặp một hạng người khác: hạng người rầu rĩ vì không được thăng cấp mau. Ông khuyên những người như vậy tự hỏi mấy câu căn bản này đã rồi hãy oán trời, trách người:
  1. Có thực rằng mình muốn thăng cấp không? Nhiều người ngoài miệng phàn nàn chứ trong lòng thỏa mãn về cấp hiện tại của mình rồi.
  2. Đó có thực là ý muốn của mình không. (Nhiều khi một bà vợ có tham vọng có thể thúc đẩy ông chồng lựa bậy một việc)
  3. Có chịu cực nhọc khi được thăng cấp không, vì càng lên cấp cao thì càng phải làm việc nhiều.
  Ông Gaudet bảo:
  - Thăng cấp không có nghĩa là sung sướng, mà cũng không có nghĩa là thành công. Nó phải hợp với lòng mình mới được.
  Quá nhiều người tưởng rằng thành thực với bản thân có nghĩa là phải tự chê mình. Lầm: cần biết những nhược điểm của ta, nhưng cũng cần biết ưu điểm của ta để phát triển nó nữa.
  Một sự lầm lẫn tai hại nhất là cố ý che giấu cá tính của mình. Tôi biết một thiếu nữ cận thị nặng mà trong các buổi hội họp không bao giờ chịu đeo kính. Cô có tài ứng đối lanh lợi, cay độc nhưng rán nén nó xuống để khỏi làm thương tổn lòng tự phụ của bọn trai trẻ, hy vọng rằng như vậy sẽ được cảm tình của họ. Sau cùng, chán ngán về nông nỗi nhìn chẳng thấy gì cả mà cứ đóng vai giả nhân giả nghĩa hoài, một buổi tối nọ cô quyết định từ nay cứ thành thực với chính cô, thiên hạ ưa hay không ưa cũng mặc.
  Tôi thấy như vậy cô ta tự tin hơn, hóa ra có duyên hơn. May sao mà tối đó tôi được vũ với cô và sáu tháng sau chúng tôi cưới nhau.
  Theo tiến sĩ Carl Rogers thì sự thành thực đối với bản thân làm cho cá tính của ta phát triển mạnh. Người nào tự biết rő mình thì không còn sợ đời nữa, có thể nhìn thẳng vào những biến cố xảy ra, nhìn thẳng vào những tình cảm của mình: vui buồn, sướng khổ, tình yêu hoặc tội lỗi.
  Rogers bảo:
  - Người đó hiểu rằng sẽ tìm thấy ở trong bản thân mình những lý do để theo một lối sống nào đó, vì chỉ có mỗi vấn đề này là quan trọng: lối sống của mình có làm thỏa mãn mình rất mực không?
  Sự thành thực đối với bản thân không chỉ là một bí quyết thành công. Nó là một cách thức sống.


James

saos@ngmo

TÔI GẶP EINSTEIN


Hồi đó tôi còn trẻ măng, mới bước vào đời thì nhận được thiếp mời dự một bữa tiệc của một nhà từ thiện nổi tiếng ở New York. Sau bữa tiệc, nữ chủ nhân dắt chúng tôi qua một phòng khách rộng mênh mông. Một đoàn khách nữa lũ lượt kéo tới và tôi nhận thấy hai điều dưới đây mà đâm ngại ngùng: gia nhân kê mấy hàng ghế dựa thếp vàng, và trước mặt những hàng đó, ở tường có dựng nhiều nhạc khí. Cái điệu này tôi sắp phải chịu cực hình nghe tấu một bộ bốn cây huyền cầm mất.
  Tôi nói "chịu cực hình" vì tôi chẳng thích nhạc một chút nào cả. "Tôi không có tai nghe nhạc" phải gắng lắm mới nhớ được một điệu giản dị nhất, còn tấu nhạc cổ điển lên cho tôi nghe thì chẳng khác gì đàn gảy tai trâu. Vì vậy tôi dùng cái thuật cố hữu của tôi mỗi khi bị vào tròng: tôi ngồi đó, trong mấy nhịp đầu làm ra bộ mê nhạc, hân hoan lắm, rồi thì bỏ ngoài tai mà suy nghĩ về những chuyện đâu đâu chẳng liên quan gì tới nhạc.
  Được một lát, thấy người chung quanh vỗ tay, tôi nghĩ bụng lúc này có thể trở về với thực tại được rồi, không hại gì cả. Tức thì tôi nghe thấy ở bên phải tôi một giọng nói êm đềm nhưng rő ràng lạ lùng:
  - Cậu có thích Bach
  • không?
      Đối với tôi thì Bach cũng xa lạ như hạch tâm. Nhưng nhìn mớ tóc bạc bờm chờm kia, chiếc ống điếu bất tuyệt ở trên miệng kia, tôi nhận ra được một vĩ nhân nổi danh nhất thế giới. Tôi ngồi ở bên cụ Einstein.
      Tôi hơi ngượng nghịu, do dự:
      - Dạ, thưa cụ...
      Câu hỏi mà xã giao thì chỉ cần kiếm một câu đáp cũng xã giao. Nhưng nhìn cặp mắt sáng dị thường của cụ, tôi biết rằng câu hỏi của cụ không phải chỉ là xã giao, dù tôi có cho nó là quan trọng hay không, thì đối với cụ, nó cũng có nhiều ý nghĩa. Nhất là đối với một người như cụ, tôi không thể nào nói láo được. Cho nên tôi ngượng nghịu thú thật:
      - Cháu tuyệt nhiên chưa được biết Bach, chưa được nghe nhạc của ông ấy bao giờ.
      Trên nét mặt linh động của Einstein, hiện lên một vẻ ngạc nhiên, ngần ngừ. Cụ hỏi tôi:
      - Cậu chưa được nghe Bach lần nào ư?
      Như thể tôi mới thú với cụ rằng chưa hề tắm lần nào vậy.
      Tôi vội nói tiếp:
      - Không phải là cháu không ưa Bach. Nhưng cháu không có tai nghe nhạc, gần như vậy. Thực tình cháu chưa thưởng thức được nhạc của bất kỳ nhạc sĩ nào.
      Cụ có vẻ buồn, rồi bỗng nhiên bảo tôi:
      - Cậu lên đây với tôi.
      Cụ đứng đậy, nắm cánh tay tôi. Tôi cũng đứng dậy, và chúng tôi cùng đi qua căn phòng đông nghẹt đó, tôi thì cúi gầm mặt xuống lúng túng vô cùng. Trong phòng có tiếng thì thầm ngạc nhiên mỗi lúc mỗi lớn, ra tới phòng ngoài rồi tôi mới không nghe thấy nữa. Cụ cứ thản nhiên như thường.
      Cụ đưa tôi lên thẳng từng lầu nhất. Cụ thuộc lối lắm. Lên hết cầu thang cụ mở một cái cửa đưa vô một phòng làm việc trên tường đầy sách. Để tôi vô rồi, cụ khép cửa lại, khẽ rụt rč mỉm cười hỏi tôi:
      - Bây giờ cậu cho tôi biết cậu có thái độ đó đối với âm nhạc đã từ bao lâu nay.
      Tôi khổ sở vô cùng, đáp:
      - Thưa, từ hồi nào tới giờ. Nhưng cháu van cụ, mời cụ xuống phòng khách nghe hòa nhạc! Cháu nghe mà không thưởng thức được thì có gì là quan trọng đâu ạ.
      Cụ lắc đầu, cau mày, như thể tôi mới lỡ lời nói bậy vậy.
      - Cậu cho tôi biết có thứ nhạc nào cậu thích không?
      - Dạ!... Có lẽ cháu thích những điệu nhạc có lời, thứ nhạc mà cháu hiểu được giai điệu.
      Cụ mỉm cười gật đầu, vẻ khoái chí lắm.
      - Cậu kể một bản nào làm thí dụ được không?
      - Thưa... cháu không nhớ nữa... Gần hết các bản của Bring Crosby.
      Cụ lại vui vẻ gật đầu:
      - Được lắm!
      Rồi cụ lại một góc phòng, mở một máy hát, lựa trong đống đĩa hát. Tôi vẫn ngượng ngùng ngó cụ.
      Sau cùng cụ toét miệng ra cười, bảo:
    - Đây rồi!
      Cụ đặt một đĩa lên máy hát và trong phòng vang lên điệu hát nhẹ nhàng vui vẻ của Bring Crosby: When the blue of the nights meets the gold of the day. Cụ ngó tôi, nét mặt hân hoan, lấy ống điếu gő nhịp. Sau hai ba câu, cụ cho máy ngưng.
      - Bây giờ cậu cho tôi biết cậu mới nghe thấy gì đó.
      Tôi nghĩ cách giản dị nhất để đáp câu đó là hát điệu đó lên. Tôi gắng sức một cách tuyệt vọng để hát cho khỏi sai điệu, sai giọng. Mặt cụ tươi lên; khi tôi ngừng, cụ la lớn:
      - Đấy! Cậu quả có tai nghe nhạc mà!
      Tôi lắp bắp đáp rằng điệu đó là một trong những điệu tôi thích và tôi đã nghe nó cả trăm lần rồi, như vậy có chứng minh được gì đâu.
      Cụ bảo:
      - Bậy nào! Chứng minh được nhiều lắm chứ! Cậu còn nhớ bài số học dầu tiên của cậu ở trường không? Thí dụ rằng ngay buổi đầu tiếp xúc với các con số mà ông giáo của cậu muốn dạy ngay cho cậu làm những toán chia thật dài chẳng hạn hoặc những toán về phân số, thì cậu có làm được không?
      - Chắc chắn không ạ.
      Chiếc ống điếu của cụ múa tít một vòng đắc chí.
      - Dĩ nhiên! Làm sao nổi, mà cậu còn kinh hoảng nữa là khác. Cậu sẽ kệch những toán chia dài và toán phân số. Và như vậy, chỉ do lỗi của ông giáo đó mà có lẽ suốt đời cậu không bao giờ được thấy cái đẹp của những toán chia dài và toán phân số.
      Chiếc ống điếu lại múa một vòng nữa trên không trung.
      - Nhưng không ông giáo nào lại thất sách như vậy trong bài giảng đầu tiên. Ai thì cũng bắt đầu giảng cho cậu những điều sơ đẳng nhất, khi nào cậu đã quen làm những bài toán giản dị nhất rồi mới lần lần tập cho cậu làm toán chia dài và phân số. Nhạc thì cũng vậy.
      Nói tới đó, cụ cầm chiếc đĩa hát Bring Crosby lên:
      - Bài hát nhỏ, vui vui này là bài toán cộng hay trừ giản dị mà cậu đã hiểu rồi đấy. Bây giờ chúng ta nghe một bản hơi phức tạp hơn.
      Cụ lựa một đĩa khác rồi cho máy chạy. Phòng lại vang lên tiếng vàng của John McCormach hát bản The Trumpeter. Được vài câu, cụ lại cho máy ngưng.
      - Bây giờ cậu thử hát lại khúc đó xem nào.
      Tôi vâng lời cụ, mà ngại ngùng quá đỗi, nhưng lạ lùng chưa, tôi hát được đúng điệu chứ. Cụ ngó tôi và trên nét mặt cụ tôi thấy một vẻ mà trước lúc đó tôi chỉ được thấy mỗi một lần, trên khuôn mặt ba tôi, khi tôi nhận được bằng cấp đại học, rồi đọc diễn văn từ biệt ngôi trường.
      Tôi hát xong, cụ khen:
      - Tuyệt! Bây giờ, tới bản này!
      "Bản này" là bản Cavalleria Rusticana của Caruso, mà tôi không thể nhận ra được. Nhưng tôi cũng phát ra được vài âm thanh gần tương tự. Mặt cụ Einstein tươi lên.
      Sau Caruso, tiếp theo ít nhất là một chục bản khác nữa. Tôi không thể nén nổi sự hoảng hốt tôn kính của tôi khi thấy vĩ nhân đó - mà do một sự may mắn lạ thường tôi tình cờ được gặp mặt - hoàn toàn chú ý vào sự dắt dẫn, chỉ bảo tôi, như thể ngoài tôi ra, cụ không còn chút bận tâm nào khác.
      Sau cùng tới những đĩa nhạc không có lời và cụ cũng bảo tôi nghe xong rồi hát lại. Khi tôi rán phát một "nốt" cao, miệng cụ há ra, cụ ngả đầu về phía sau, như để giúp tôi cất tiếng lên bổng. Chắc là tôi hát không tệ lắm, vì cụ, bỗng nhiên cho máy ngừng, nắm cánh tay tôi và bảo:
      - Bây giờ chúng mình nghe Bach được rồi.
      Rồi chúng tôi khoác tay nhau trở về chỗ ngồi cũ trong phòng khách đúng lúc các nhạc công đương lên dây để tấu một khúc khác.
      Cụ mỉm cười, vỗ vai tôi khuyến khích:
      - Cứ lặng yên mà nghe, có vậy thôi.
      Dĩ nhiên, không phải chỉ có vậy mà thôi. Tôi, một tên vô danh tiểu tốt, nếu hôm đó không được cụ gắng sức hướng dẫn thì làm sao được nghe, lần đầu tiên trong đời tôi, khúc Pâturez, troupeaux của Bach. Từ hồi đó tôi đã được nghe lại khúc ấy nhiều lần, không bao giờ chán cả vì không lần nào nghe một mình. Lần nào tôi cũng thấy tôi ngồi bên cạnh một cụ thấp bé, tròn trĩnh, mớ tóc trắng, bờm chờm, chiếc ống điếu ngậm trong miệng đã tắt ngấm, và khóe mắt nhiệt thành lạ lùng như chứa tất cả niềm kinh dị trên thế giới.
      Khi nhạc ngừng, tôi vỗ tay thành thực khen với các thính giả khác.
      Bỗng bà chủ nhà xuất hiện trước mặt chúng tôi, liếc tôi, vẻ lạnh lùng trách móc rồi thưa với cụ Einstein:
      - Thưa Tiên sinh, chúng tôi rất ân hận rằng Tiên sinh đã không được nghe một phần lớn buổi hòa tấu nhạc này.
      Cụ Einstein và tôi đều vội vàng đứng dậy.
      - Tôi cũng ân hận lắm, nhưng cậu bạn trẻ của tôi đây và tôi mải làm một việc cao cả nhất mà con người có thể làm được.
    Bà chủ nhà ngạc nhiên, hỏi:
      - Vậy ư? Việc gì vậy?
      Einstein mỉm cười, nắm vai tôi rồi thốt ra câu này mà theo tôi, kẻ suốt đời chịu ơn cụ, có thể khắc trên mộ bia của cụ được:
      - Khai hoang một khu mới trong cái thế giới bí mật của cái đẹp [2].


    Jérome Weidman
      _____
      [1] Nhạc sĩ vào bậc thiên tài của Đức ở tiền bán thế kỷ XVIII.
      [2] Chúng ta nên nhớ Einstein tới nước nào cũng được tiếp đón long trọng hơn các vị quốc trưởng. Có lần ông qua Nhật diễn thuyết, hàng vạn người Nhật thức suốt đêm ở trước khách sạn của ông để đợi ông buổi sáng hiện ra trên ban công mà hoan hô. Vậy mà đối với thanh niên, tác giả bài này, ông thực giản dị, hồn nhiên, chân thành, tận tâm làm sao! Đó mới thực là tư cách một vĩ nhân.

saos@ngmo

KHÔNG AI MUA ĐƯỢC
MỘT VẬT KỶ NIỆM

Tôi cho rằng bất kỳ ai cũng có ít ra là một bài thơ ở trong thâm tâm muốn đặt thành vần, cũng như có ít nhất là một câu chuyện để kể. Nhưng nhiều người có thể chép chuyện của mình lên giấy được, chớ rất ít người có thể tìm được vần điệu cho bài thơ của mình. Nghĩ vậy, tôi cho đăng mục này trên một tạp chí: "Bài thơ của bạn và của tôi". Tôi yêu cầu tất cả những người nào có một bài thơ ở trong óc, cứ viết thư cho tôi biết ý bài thơ đó, tôi hứa sẽ đăng bức thư của họ lên báo, rồi làm bài thơ cho họ theo ý họ muốn.
  Bạn sẽ phải ngạc nhiên về số thư tôi nhận được. Có mấy ngàn người có một bài thơ chôn ở trong lòng. Vài bức thư không thành hình, có bức lại đầu Ngô mình Sở. Nhưng không một bức nào nhạt nhẽo, vì hết thảy đều phát tự đáy lòng ra. Tôi không bao giờ quên được một bức của một thiếu phụ chỉ ký tên là Mary chứ không cho biết họ gì .
  Đọc thư tôi cảm thấy rő ràng tâm hồn nàng. Muốn cho bạn cảm thấy như tôi, tôi nghĩ chỉ có cách kể lại đầu đuôi câu chuyện của nàng.
  Một hôm, trong cái giỏ chứa đầy thư từ mới gởi tới, tôi thấy một bức thư người viết như hữu ý dùng mấy tờ giấy kẻ sẵn rất tầm thường, ở trong đó có gấp một tấm giấy bạc một Mỹ kim đã cũ. Đọc bức thư đó tôi có cảm tưởng nghe người đó kể chuyện.
  "Thưa bà, bà bảo bà sẵn sàng làm một bài theo ý của mỗi người rồi cho đăng lên tạp chí của bà. Nhưng tôi tự hỏi không biết bà có chịu làm một bài thơ rồi gởi cho một mình tôi đọc thôi, chứ không đăng báo không? Vì vậy mà tôi gởi theo đây một tấm giấy một đồng. Xin bà vui lòng nhận cho vì tôi không muốn bà mất công vì tôi mà không được đền bù.
  "Tôi chắc rằng bà muốn biết qua loa về tôi. Tôi mới chào đời được ít bữa thì bị liệng bỏ ở cửa một cô nhi viện. Vì tôi không đẹp lắm mà cũng không lanh lợi lắm nên chẳng ai nhận tôi làm con nuôi cả. Vậy tôi phải ở cô nhi viện cho tới lớn, viện không nuôi tôi nữa mà cho tôi vào làm một xưởng nọ. Mỗi tuần tôi làm việc sáu ngày; thời đó đang có chiến tranh, xưởng nhận được nhiều com-măng. Nhưng tôi cũng được nghỉ ngày chủ nhật, và những ngày nghỉ đó, tôi dạo chơi trong công viên. Một chủ nhật nọ, một người lính gợi chuyện tôi. Anh ấy hỏi tôi có ở một mình không, tôi đáp có; rồi anh ấy bảo anh ấy cũng vậy, mà không phải là người ở đây và ảnh hỏi tôi có muốn dạo mát một chút với nhau không.
  "Ở cô nhi viện, người ta dặn tôi không bao giờ được nói chuyện với một người đàn ông nào lạ không được viện giới thiệu. Nhưng ảnh bận quân phục, tôi nghĩ như vậy không sao. Chúng tôi vừa đi vừa chuyện trò. Ảnh kể rằng ảnh ở nhà quê ra, ở trong trại, phía bên kia sông. Ảnh ở với bà mẹ và ảnh là con một. Chưa có vợ. Ảnh chưa bao giờ giao du với một thiếu nữ nào cả vì nếu má ảnh hay được thì bả sẽ nổi quạu ghê gớm. Ảnh mời tôi đi ăn tiệm rồi cùng đi coi hát bóng."
  Do đó mà Mary quen Ross. Ngồi trong rạp hát bóng nàng thấy bàn tay người lính trẻ đó kiếm bàn tay nàng. Và không còn ngờ gì nữa, nàng hiểu rằng nàng yêu chàng. Một tháng trôi qua. Rồi một chủ nhật nọ, họ cùng ngồi trên một cái ghế trong công viên mà bàn tính về tương lai.
  "Trước cái ngày chủ nhật mà anh Ross bảo tôi rằng ảnh yêu tôi, muốn cưới tôi, thì đời tôi có tương lai gì đâu. Dĩ nhiên tôi nhận lời ảnh. Mặt anh sa sầm lại khi anh thú rằng không bao giờ dám báo tin đó cho má anh hay. Vậy thì anh không thể nào làm giấy ủy quyền cho tôi lãnh bảo hiểm nhân mạng của anh được. Nhưng tôi đâu có cần những cái đó. Tôi chỉ muốn có ảnh thôi, có tình thương của ảnh thôi: tôi chỉ mơ ước có một người thuộc về mình thôi. Khi tôi nói với anh như vậy thì mặt anh tươi lên."
  Mary và Ross cưới nhau và mỗi lần được nghỉ phép chàng tới căn phòng nhỏ của nàng. Chàng tặng cho nàng chiếc áo lụa đầu tiên, những đôi giày cao gót và một chiếc áo hở tay hở ngực, không phải thứ bận trong nhà đâu, mà thứ tốt để dự tiệc kia. Và nhất là món quà này mới đẹp nhất: chiếc nhẫn cưới. Rồi tới ngày chàng xuống tàu để ra mặt trận. Tối nào Mary cũng viết thư cho chàng, còn chàng thì lúc nào rảnh mới viết. Thời gian trôi qua. Rồi một ngày nọ, đương làm việc thì nàng té xỉu. Viên y sĩ trong xưởng bảo nàng có mang. Nàng đương viết thư báo cho Ross hay tin mừng nhất đời đó, thì ghê gớm làm sao, nhč đúng lúc đó, số phận đập nàng một cách tàn nhẫn vô cùng: nàng nhận được một bức công điện.
  Nàng viết:
  "Như có ai đập mạnh vào đầu tôi vậy, thưa bà. Chồng tôi tử trận. Thôi, tôi không còn bao giờ được thấy môi chàng trên môi tôi nữa, cánh tay chàng trên cánh tay tôi nữa. Nhưng tôi vẫn còn một niềm an ủi. Tôi không còn là thiếu nữ tội nghiệp hồi trước nữa. Tôi không còn anh Ross, nhưng anh đã để lại cho tôi một bảo vật nó sẽ luôn luôn là của tôi."
  Mary làm việc cho tới gần tới ngày sinh đẻ, ráng để dành từng xu một vì không được lãnh tiền bảo hiểm nhân mạng của chồng, mà chính mẹ chồng mới được lãnh. Nàng sinh một em gái trong một nhà thương thí. Ở nhà thương ra nàng phải kiếm tiền nuôi con, nên nàng phải gởi con suốt ngày cho một viện dưỡng nhi.
  Nàng viết:
  "Sáng tôi đem cháu lại gởi đó rồi chiều đi làm về, tôi lại đón. Trừ chủ nhật, còn những ngày thường ít khi tôi được thấy cháu thức. Tôi kiếm không được bao nhiêu, may lắm thì vừa đủ trả tiền ăn, tiền nhà, tiền đóng cho viện dưỡng nhi, nên cháu không được bận áo tốt mà cũng không có đồ chơi. Áo cháu bận ban ngày và cả đồ chơi nữa đều là của viện. Tôi chỉ mua được cái nôi cho cháu nằm, cái mền len cho cháu đắp và cái núm bằng nhựa cho cháu ngậm. Nhưng trong khi làm việc ở xưởng tôi sung sướng nghĩ rằng chiều về đi đón cháu bồng về nhà, ôm cháu trong khi cháu ngủ.
  "Rồi một buổi chiều nọ, viện dưỡng nhi kêu điện thoại bảo tôi phải tới gấp... Hỡi ơi! Tôi tới thì đã trễ".
  Thế là Mary trở lại tình cảnh hồi đầu: một thiếu nữ không đẹp lắm, không lanh lợi lắm, nghčo xác, chỉ giàu tình thương. Đây là đoạn cuối bức thư:
  "Vì cháu không có áo đẹp, cũng chẳng có một đồ vật nào mà các em bé khác thường có, cho nên tôi không giữ được của cháu một vật kỷ niệm nào đẹp cả. Và tôi sợ rằng lâu dần tôi sẽ quên hình ảnh của cháu. Có thể lắm, tới một lúc nào đó tôi nhắm mắt lại cũng không thấy lại được nét mặt của cháu nữa. Vì vậy tôi muốn bà làm một bài thơ về cháu, một bài thơ cũng đẹp như cháu, một bài thơ làm cháu gần gũi tôi hơn mỗi khi tôi ngâm lên, một bài thơ cho tôi cảm giác rằng cháu luôn luôn ở gần tôi, không phải ở trong cánh tay mà ở trong lòng tôi. Xin bà gởi bài thơ đó cho: Mary, thư lưu trí. Tôi sẽ ngày ngày lại sở Bưu điện hỏi cho tới khi nào nhận được mới thôi."
  Thật là một sự nghịch lý khá kỳ cục. Bài thơ đó là một trong những công việc khó nhất trong đời tôi mà đồng thời lại là một trong những việc dễ nhất. Tôi không giữ lại một bản sao, sợ một ngày nào đó không cưỡng lại nổi mà đem đăng báo, như vậy nó không còn là vật độc hữu của Mary. Khi bỏ bài thơ đó vào bao thư, tôi đã thoáng có ý muốn gởi trả lại tấm giấy bạc của nàng. Rồi tôi nghĩ lại kịp: như vậy tàn nhẫn quá. Vì tôi cảm thấy rằng nàng muốn tặng con nàng một món quà cuối cùng. Sau đó tôi đã ráng tìm tung tích của nàng mà không ra. Khi nàng đã lại sở Bưu điện lãnh bức thư lưu trí rồi thì nàng biến luôn.
  Chuyện đó xảy ra đã khá lâu rồi. Nhưng tới nay tôi vẫn còn giữ tấm giấy một đồng đó để mong có cơ hội gặp nàng trên đường đời. Nếu một ngày nào đó may mắn gặp được thì tôi sẽ trả lại nàng và bảo rằng không ai mua được một vật kỷ niệm. Một vật kỷ niệm phải luôn luôn là một vật tặng.


Margaret Sangster

saos@ngmo

THŔNH TRĚ ĐỂ BẢO VỆ


Người giao hàng ngừng chiếc cam nhông ở trên con đường chạy sát khu vườn của tôi, nheo nheo cặp mắt, hỏi:
  - Bà trang hoàng lại cảnh trí đấy ư?
  Chú ấy nói hơi quá. Nhưng quả thực là dọc theo hàng rào mà tôi đương sơn lại, có đầy những vấy sơn trắng. Mũ và chiếc áo bờ-lu của tôi cũng vậy.
  Hàng rào của chúng tôi không giống những hàng rào khác. Nó như một đứa trẻ hư, cứ phải trông nom săn sóc hoài. Và lúc này đây, lưng muốn gãy, tôi khó nhọc mới đứng thẳng lên được, nhìn lại thì sao mà thấy nó dài thế, vô tận. Mỗi mùa xuân mang sơn và cọ ra, tôi can đảm bắt tay vào việc. Nhưng mới sơn xong được một quãng trắng lốp thì bực mình nhận thấy rằng khúc rào mới sơn lại mùa thu trước bây giờ đã có vẻ tồi tàn bỏ bê, như thầm trách tôi rồi.
  Nhà cửa cũng vậy. Vừa mới sửa sang căn phòng này thì đã thấy cần phải thay tấm màn hoặc tấm thảm một căn khác.
  Hoặc là nhà dột, làm hoen ố trần, tường, hoặc là cái bơm nước bỗng nhiên hư, cần phải thay.
  Mà nghĩ cho cùng, cơ thể tôi cũng vậy, rầu quá chừng. Luôn luôn có một bộ phận nào đó để phải bồi bổ. Dù là về thể chất, trí tuệ hoặc tinh thần, luôn luôn phải coi lại hoài. Nhưng chẳng sớm thì muộn, sẽ tới một lúc tôi già quá, không sơn lại được hàng rào này nữa và phải có một người khác làm thay tôi. Thế thì tại sao không xuôi ngay từ bây giờ đi, mặc cho cơ thể tôi và mọi sự ở chung quanh muốn ra sao thì ra?
  Tại sao ư? Tôi thực tình không hiểu nổi, chỉ biết rằng tôi không thể buông xuôi như vậy được. Có cái gì khác quan trọng hơn chứ không phải chỉ như cái hàng rào này.
  Tôi nhớ lại mà thương một cô bạn trẻ của tôi, cô Jeanne sống trong một căn nhà nhỏ xíu với chồng và ba đứa con. Mỗi buổi sáng cô phải lo bữa điểm tâm cho bốn người háu ăn đó, và chỉ mấy giờ sau họ lại đói rồi; ngày nào cô cũng phải rửa chén, mà hôm sau đã lại dơ rồi, như vậy quanh năm. Cô thú thật với tôi rằng có lúc muốn điên lên, bỏ mặc mọi việc, để thoát cái cảnh nô lệ hao mòn tinh lực đó, dù chỉ thoát được một ngày thôi.
  Nhưng cô nghĩ lại, cô thoát đi được thì đĩa chén cũng vẫn nằm ỳ ra đó chờ cô về, và cô đành ráng chịu vậy. Hầu hết chúng ta cũng như cô. Mà chồng cô cũng như cô, đi làm về vẫn ra nhổ cỏ, mặc dầu biết rằng ngày hôm sau lại phải nhổ nữa; hoặc hớt bồn cỏ để tuần sau lại hớt nữa.
  Đâu đâu cũng vậy, ai ai cũng vậy, phải làm đi làm lại hoài những công việc đơn điệu, chán nản, đôi khi như vô nghĩa, vô ích đó để chống lại sự bỏ bê, buông xuôi. Vậy mà, đa số chúng ta vẫn lau chùi, sửa chữa nhà cửa, mọi vật để cho khỏi sập, đổ, để lấp những lỗ hổng cho quân thù khỏi len lỏi vào thành trì của ta - và đó là cái vinh dự của nhân loại.
  Đó không phải chỉ là bản năng tự vệ mà thôi đâu.
  Cô Jeanne kể chuyện với tôi:
  - Chị biết bà Frazer ở bên cạnh nhà em chứ? Tội nghiệp, có hồi làm công việc ngập tới cổ, bà ta chán nản quá, bỏ mặc hết, qua khóc lóc kể lể tâm sự với em. Rồi khi bà ta thấy nhà em cái gì cũng sạch sẽ, ngăn nắp thì bà vừa giận em vừa giận mình. Bà thấy như vậy thì công việc nhà đâu có gì là quá sức, và bà trở về tiếp tục dọn đẹp, quét tước. Nếu bà thấy em buông xuôi thì có lẽ bà cũng buông xuôi như em, tâm trạng chán nản đó sẽ lan qua các nhà khác trong xóm, như một bệnh dịch.
  Rồi cô nhìn tôi, kết luận, vẻ suy tư:
  - Nhưng có lẽ em làm việc nhiều quá chăng?
  Không, thành thực mà nói, cô đâu có làm việc nhiều quá.


*
  *
*
  Người giao hàng thấy tôi sơn hàng rào, bảo tôi:
  - Bà làm một việc thiện đấy. Nhờ bà mà con đường này có vẻ duyên dáng.
  Tôi đâu có nghĩ tới khía cạnh đó. Nhưng khi xách thùng sơn và cây cọ ra, có thể rằng trong thâm tâm, tôi bất giác nghĩ tới một bổn phận đối với hàng xóm, tới bổn phận làm cho con đường trong xóm này đẹp đẽ. Với lại, nếu gia đình nào trong xóm cũng săn sóc căn nhà của mình, thì tấm gương đó có thể ảnh hưởng tốt tới tinh thần của toàn thể thị trấn. Ta liệng một hòn đá xuống nước, những gợn sóng tròn lan ra, mỗi lúc một rộng.
  Sự thực, các nền văn minh suy sụp không phải vì thua trận hoặc vì những tai ách vật chất đâu. Sự tan rã phát sinh từ bên trong - vì các công dân trung lưu đã bắt đầu làm quấy quá cho xong việc, đã vi phạm đạo đức để kiếm một cái lợi phù du, do làm biếng hoặc thờ ơ mà không làm tròn bổn phận với gia đình, với tổ quốc. Tinh thần chủ bại đó lan từ nhà này tới nhà khác cho tới khi sự nghiệp mà tổ tiên gắng sức xây dựng sụp đổ, tan rã lần lần, và họ phải chịu cái ách của quân xâm lăng dã man.
Về phương diện đó, không người nào có thể nói rằng mình hư hỏng thì mình chịu không liên can gì tới người khác. Liên can chứ, sao lại không? Dù ta có cảm tưởng rằng mình chỉ là hạng vô danh tiểu tốt thì ta vẫn là một chiếc khoen quan trọng trong sợi dây xích sinh hoạt. Vì không được giữ gìn, một cái khoen hóa sét, gãy ra thì dĩ nhiên là cả sợi dây xích cũng đứt.
  Một bà bạn tôi bây giờ lớn tuổi, đau khổ, rầu rĩ; nhưng hồi xưa gia đình bà có hạnh phúc lắm. Bà sanh được hai người con gái rồi tới một người con trai tên là Pierre. "Cậu út" này đẹp trai, dễ thương, thông minh, được cha mẹ cưng vô cùng. Có những tật mà nếu hai cô chị mắc phải thì bị rầy la rồi, cậu mắc phải thì hai ông bà chỉ cho là cậu còn ngây thơ, non dại, chưa biết gì, nghịch ngợm một chút vậy thôi.
  Bắt gặp cậu "thó" tiền trong túi tiền của mẹ, hỏi thì câu nói dỗi, chối này chối nọ, mà hai ông bà cũng chỉ rầy qua loa (trò nghịch ngợm của trẻ, con nít đứa nào mà không táy máy, ăn cắp như ranh). Khi "cậu út" không chịu làm bài thì ba gà cho, mặc dầu thói giúp đỡ trái phép đó có khác gì một trò gian lận. Nhưng cha mẹ cậu dẹp bỏ qui tắc đi cho nó nhẹ mình chứ không chịu áp dụng nó để sửa đổi thái độ của mình cùng tính nết của cậu con cưng.
  Lớn lên, Pierre thành một trong những nhân viên điều khiển ngân hàng trong tỉnh, tìm cách đầu cơ, thất bại, rồi gian trá, sửa đổi sổ sách kế toán, rốt cuộc phải vô khám, làm cho nhiều người trong tỉnh khánh kiệt tài sản.
  Bà thân mẫu của cậu bảo tôi:
  - Không ai hiểu được làm sao mà nó tới cái nỗi đó. Nhưng tôi, tôi hiểu lắm. Từ hồi nhỏ, nó đã hư hỏng rồi, nó đã ăn cắp tiền của tôi rồi. Vợ chồng tôi đã tìm đủ lý lẽ để tha lỗi cho nó, chúng tôi đã nhu nhược không coi chừng nó kỹ lưỡng. Chúng tôi đã nhắm mắt bỏ qua.
  Nhắm mắt lại để khỏi thấy những cái hư hỏng ở trong bản thân ta và chung quanh ta, việc đó dễ quá mà! Mà tánh biếng nhác đó, do một cách thức bí mật, kỳ dị nào đó, làm cho những đức tính của ta biến lần lần thành tật xấu. Như trường hợp một kỹ sư tài giỏi nọ, dùng trí thông minh để tránh những điều kiện trong việc thầu xây cất mà kiếm cho nhiều lời. Hoặc như một người nọ có nhiều thiện chí khi muốn làm chính trị, rồi vung tiền ra mua phiếu của cử tri, rốt cuộc phản lại họ một cách dễ dàng. Những kẻ đó như những anh lính canh thành trì đã giao thành trì cho địch. Nếu hồi mới vô nghề, họ nhận được nỗi nguy hiểm của những lầm lẫn nhỏ nhặt hàng ngày, thì có lẽ họ đã thành những nhà chỉ huy được kính trọng, chớ có đâu đến nỗi sa cơ, kéo theo nhiều người khác trong sự sụp đổ của họ.
  Mỗi khi chúng ta nhu nhược, tìm cớ để không theo đúng qui tắc, lương tâm của mình, là chúng ta phản bội tổ tiên đã tốn biết bao công để gây dựng nền văn minh. Vì sở dĩ thế giới được như ngày nay - một thế giới tuy chưa hoàn hảo, nhưng có thể trường cửu được, cao hơn cái thế giới của các rợ bán khai một chút - là nhờ sự gắng sức liên tục của những người đàn ông và đàn bà vô danh, kiên nhẫn làm hoài công việc đơn điệu của mình mỗi ngày sao cho được hoàn hảo hơn, bằng một cách thông minh hơn.
  Cặm cụi, từng phiến đá một, những người đó đã xây thành trì, đến lượt chúng ta phải bảo vệ thành trì đó.


I. Wylie

saos@ngmo

GÁC ĐĘM


Câu chuyện dưới đây bắt đầu ở New York. Tại khu Brooklyn, một ông già đương bước qua đường thì té xỉu. Người ta chở ông gấp vô dưỡng đường Kings County. Ở đó, ông mê man, lâu lâu mới tỉnh lại một chút mà lần nào cũng đòi cho gọi con trai ông lại.
  Nhờ một bức thư đã nhàu vì đọc đi đọc lại nhiều lần, một nữ y tá trong phòng cấp cứu tìm được trong người ông lão, người ta biết rằng người con trai của ông làm lính thủy ở đồn Caroline-Basc. Ngoài ra hình như không có thân thuộc nào khác.
  Dưỡng đường kêu điện thoại cho sở Hồng Thập Tự Brooklyn. Sở này lại kêu điện thoại cho Hồng Thập Tự trại lính thủy ở Caroline-Basc, gọi gấp thanh niên đó về thăm cha. Vì tình trạng ông lão đã nguy kịch, nên một nhân viên Hồng Thập Tự và một sĩ quan lái xe jeep đi kiếm thanh niên đó, thấy chàng đương tập trận trong một đồng lầy. Người ta vội vàng đưa chàng lại phi trường và chàng lên chiếc phi cơ duy nhất có thể chở chàng về New York kịp.
  Khi chàng bước vô dưỡng đường thì đêm đã khuya. Chàng vừa mệt vừa lo lắng. Một nữ y tá dắt chàng tới giường người hấp hối, bảo ông lão:
  - Con trai cụ tới rồi đây.
  Cô ta phải lặp đi lặp lại câu ấy mấy lần, ông lão mới mở mắt ra. Uống nhiều thuốc an thần quá, ông chỉ thấy mờ mờ một thanh niên bận quân phục đứng gần cái màn dưỡng khí. Ông chìa tay ra. Người lính thủy nắm bàn tay nhão nhẹt của ông trong bàn tay mạnh mẽ của mình, siết chặt một cách âu yếm, an ủi.
  Nữ y tá đem lại một chiếc ghế dựa cho chàng ngồi ở cạnh giường.
  Đêm ở dưỡng đường thì bao giờ cũng dài, và người lính thủy thức suốt đêm trong phòng ánh sáng mờ mờ đó cầm tay ông già mà ủy lạo ông cho ông hy vọng. Thỉnh thoảng cô y tá bảo chàng đi nghỉ một chút để cô coi sóc cho. Chàng từ chối.
  Lần nào cô vào phòng cũng thấy chàng chăm chú vào người bệnh, không để ý tới cô, cũng không nghe thấy những tiếng động ban đêm trong dưỡng đường nữa: tiếng lách cách của bình dưỡng khí, tiếng cười của các kíp gác đêm thay phiên nhau, tiếng rên rỉ hoặc tiếng ngáy của các bệnh nhân khác. Lâu lâu chàng lại nói một vài tiếng an ủi ông lão. Còn bệnh nhân thì không nói gì cả, chỉ níu lấy con trai, như vậy già nửa đêm.
  Khi ông tắt nghỉ thì trời gần sáng. Thanh niên đó đặt bàn tay hết sinh khí của ông lão xuống giường, bàn tay mà chàng không hề rời ra một lát, và đi báo cho cô y tá. Trong khi cô sửa soạn cho người mất, chàng hút một điếu thuốc, điếu thuốc đầu tiên từ khi vô dưỡng đường.
  Sau cùng cô y tá trở ra phòng giấy nơi đó chàng đương ngồi đợi. Cô tính nói vài lời chia buồn, nhưng chàng ngắt lời ngay.
  - Ông lão đó là ai vậy?
  Cô ngạc nhiên đáp:
  - Thì... chính là thân phụ thầy.
  - Không, tôi chưa hề gặp ông lần nào cả.
  - Vậy sao thầy không nói gì hết khi tôi dắt thầy vô?
  - Mới vô tôi biết ngay rằng người ta đã lầm rồi nhưng tôi cũng hiểu rằng ông già đó cần gặp con trai mà con trai ông không có mặt ở đó. Tôi nghĩ, ông ấy mê man như vậy thì không nhận được tôi có phải là con ông hay không, sau cùng nghĩ bụng ông ấy cần có tôi ở bên cạnh, cho nên tôi ở lại.
  Nói xong chàng quay gót bước ra.
  Hai ngày sau, một tin gởi theo lối thường, từ căn cứ hải quân Caroline-Basc, cho sở Hồng Thập Tự Brooklyn hay rằng người con trai thực sự đương lên đường lại New York để đưa ma cha. Thì ra ở trại có hai quân nhân cùng một tên mà mang số hơi giống nhau, cho nên ở phòng nhân viên người ta đã lầm hồ sơ.
  Nhưng người lính thủy gọi lầm đó đã biết đúng lúc đóng vai người con thực và tỏ bằng một cách rất tế nhị rằng dù sao ở trên đời này vẫn có những người tốt bụng.


Roy Popkin

saos@ngmo

PHẢI THA THỨ


Tôi đã được dạy dỗ theo một gia phong nghiêm khắc, bất kỳ lỗi nào cũng phải chịu hình phạt. Các cụ cho như vậy là công bằng.
  Năm 1921, mới ở trường ra, tôi được bổ làm y sĩ trong một bệnh viện trị các bệnh truyền nhiễm, tại một miền lạnh lẽo ảm đạm ở Northumberland. Tôi mới tới bệnh viện được mấy ngày thì một tối mùa đông người ta dắt vô một em sáu tuổi bị bệnh bạch hầu (diphterie). Cuống họng em bị nhiều màng làm nghẹt và chỉ có một hy vọng nhỏ nhoi cứu em được là mổ khí quản (trachéotomie) tức thì.
  Tôi thiếu kinh nghiệm một cách tai hại, chưa bao giờ làm việc giải phẫu giản dị nhưng quyết định đó cả. Trong gian phòng trống, ánh đčn yếu ớt, tôi rét cóng, run rẩy, gần muốn nôn mửa, nhìn dì phước già và một cô y tá độc nhất, tập sự, còn trẻ, đặt em nhỏ nghẹt thở lên bàn mổ.
  Tôi lóng cóng cầm con dao mổ cuống họng ứ huyết của em. Càng thấy mình vụng về, tôi càng quyết thành công, cứu em bé gần chết ngạt đó. Sau cùng cặp mắt mờ vì mồ hôi của tôi thấy được khí quản trắng, bóng láng của em. Tôi đục một lỗ và một luồng không khí vô đầy phổi phập phồng của nó. Hai lá phổi bị ép phồng lên lần lần và đứa bé đã kiệt sức hồi tỉnh lại. Tôi vội vàng đút một cái ống vô, khâu lại, coi chừng cho người ta đặt em đàng hoàng vào giường, trong cái màn dưỡng khí. Hãnh diện vì thành công, tôi trở về phòng riêng.
  Bốn giờ sau, vào lúc hai giờ sáng, tôi chồm dậy. Có tiếng gő cửa. Cô y tá mặt tái mét, hoảng hốt ấp úng bảo tôi:
  - Thưa bác sĩ, mời bác sĩ tới ngay.
  Cô có phận sự canh đứa nhỏ, ngủ thiếp đi trên đầu giường nó, lúc tỉnh đậy thì thấy cái ống đã bị tắc. Đáng lẽ theo lời tôi dặn, rút ống ra, hút hết màng nhớt đi, công việc đó bất kỳ y tá nào cũng làm được, thì cô ta hoảng quá, quýnh lên, bỏ chạy, lỗi đó không sao tha thứ được. Khi tôi vô tới phòng thì đứa nhỏ đã tắt thở, gắng cách gì cũng không làm cho hồi tỉnh lại được.
  Tôi thấy thế là toi một mạng người một cách lãng nhách, thật là một sự mất mát không sao đền bồi được. Nghĩ tới cái nỗi mình thành công như vậy mà chỉ vì sự biếng nhác, ngu xuẩn của một nữ y tá hoảng hốt, hóa ra hỏng hết, tôi giận sôi lên. Nhất định rồi, tai nạn đó sẽ chấm dứt đời y tá của cô ta. Tôi quyết tâm gởi Sở y tế trong miền một bản báo cáo để đuổi cô ta và cấm cô hành nghề nữa.
  Đêm đó tôi thảo ngay bản phán quyết của tôi, giọng nghiêm khắc, cay độc. Rồi tôi cho kêu cô vô, giọng run lên vì giận, đọc lớn tiếng cho cô nghe.
  Cô lặng thinh nghe tôi, vẻ mặt thiểu não. Cô gốc gác ở xứ Galles, chưa đầy 20 tuổi, gầy yếu, lợt lạt, hơi vụng về, có tật giật giật ở một bên má. Thiếu máu, thiếu ăn, cô vừa xấu hổ, vừa đau khổ, muốn té xỉu.
  Cô không tìm cách gỡ tội, muốn gỡ tội, cô có thể viện lẽ rằng làm việc mệt quá. Sau cùng tôi bực mình, la lớn:
  - Cô không nói gì cả sao?
  Cô lắc đầu, vẻ khổ sở vô cùng. Rồi bỗng cô lí nhí trong miệng:
  - Xin bác sĩ tha thứ cho tôi lần này.
  Tôi sửng sốt. Ừ, tôi không hề có ý nghĩ đó. Tôi chỉ nghĩ đến việc trừng phạt cô thôi. Tôi trừng trừng ngó cô rồi xẵng giọng, đuổi cô ra, sau cùng tôi ký tên, niêm phong bản báo cáo.
  Nhưng cả đêm đó tôi trằn trọc một cách lạ thường. "Xin bác sĩ tha thứ cho tôi lần này". Có một tiếng vang gì vo vo hoài trong đầu tôi: một tiếng thì thầm rằng sự công bình của tôi - mọi sự công bình chứ - chỉ là do cái lòng muốn trả thù mà ra thôi. Và tôi phát cáu tự nhủ tôi hoài: "Đừng làm cái trò xuẩn đó!"
  Sáng hôm sau tôi lại hộc tủ, lấy bức thư ra xé bỏ. Nhiều năm trôi qua. Thiếu nữ lầm lỡ tai hại đó đã thành y tá trưởng trong một viện nuôi trẻ em quan trọng nhất ở xứ Galles. Trong suốt đời y tá, bà ta đã tỏ ra là một mẫu mực chuyên cần, tận tâm. Đầu thế chiến tôi nhận được tấm hình chụp trong một cái hầm núp tránh bom, trên hình có một người đàn bà khoảng tứ tuần, bận đồng phục y tá trưởng, chung quanh có một bầy trẻ. Bà ta có vẻ mệt nhọc nhưng bọn trẻ đều ngó bà, âu yếm tin cậy bà lắm.
  "Xin Chúa tha thứ những tội lỗi của chúng con và chúng con xin tha thứ những người đã có lỗi với chúng con."
  Lời cầu nguyện đó rất khó theo. Nhưng người nào thực tâm ráng theo được, thì ngay ở cői trần này, cũng đã được nhận phần thưởng rồi.


A.J.Cronin

saos@ngmo

NGƯỜI MŔ TÔI KHÔNG GIẾT


Sáng hôm đó trời lạnh 28 độ dưới số không. Đất đóng giá kêu boong boong như gạch lát trong giáo đường, còn cành cây sương đóng gãy răng rắc như thủy tinh. Không khí lạnh buốt như cắt da.
  Trên thế giới, có rất ít người quen với khí hậu đó. Chúng tôi là người Pháp đa số ở những miền ấm áp hơn, chứ không phải là người Gia Nã Đại, Na Uy, Phần Lan gần Bắc Cực, nên không chịu được cái lạnh ghê gớm như vậy.
  Hồi đó là tháng hai năm 1940, trong miền núi Vosges, vào thời "chiến tranh kỳ cục", như người Pháp chúng tôi thường nói (...) Một ngày như hôm đó thì không có gì xảy ra một cách bình thường được, cho nên đã không có lệnh đi tuần để nhận định vị trí của địch thì chúng tôi cũng không sao quên được buổi ấy.
  Vậy khoảng bảy giờ sáng tôi ra đi với một trung sĩ và ba người lính. Tôi làm đại úy và đã quen với công việc dò thám đó rồi. Nhưng lần này không phải như những lần khác. Công việc gì cũng hóa ra khó khăn. Làm quân nhân thì phải lắng tai nghe từng tiếng động nhỏ, nhưng trời lạnh 28 độ dưới số không, hé mở cái mũ trùm đầu để lộ một lỗ tai ra là một việc nguy hiểm. Phải luân phiên, mở tai bên này và bịt tai bên kia thật mau cho tai nghe được mà không kịp đóng giá. Lại phải chùi khí giới cho không còn một vết dầu mỡ nào, mà phải đeo bao tay để làm công việc đó, nếu không thì đụng vào thép, tay sẽ buốt như rờ vào sắt nung đỏ.
  Mới đầu chúng tôi tiến tới một căn nhà ở rừng, bỏ hoang ở bên một bờ suối giữa hai phòng tuyến. Phía Đức và phía chúng tôi đều không muốn chiếm hẳn căn nhà đó. Nó cách xa những ngọn đồi mà quân hai bên đương đóng ở hai bên thung lũng. Nhưng ban đêm, bọn đi tuần bên chúng tôi thường đụng đầu với bọn đi tuần bên họ và bên nào tới trước, tất nhiên là có lợi thế. Chiếm được căn nhà đó là làm chủ được cả thung lũng, nhưng không bên nào giữ vị trí đó được lâu và không ai biết được lúc nào nó trống lúc nào nó có lính núp.
  Muốn chắc chắn không bị phục kích, hôm đó chúng tôi bao vây căn nhà, rồi tinh thần căng thẳng, tay lăm lăm khẩu súng, chúng tôi xông vào nhưng phòng trống rỗng, và cười rộ, y như con nít, thấy mình hơi lố bịch, có quái gì đâu mà sợ. Tưởng là một bi kịch mà rốt cuộc thành một trò khôi hài.
  Chú trung sĩ bảo:
  - Trời hôm nay lạnh quá. Quí vị đó đâu có ra khỏi đồn... Họ không ngốc như chúng mình.
  Một lát sau, chúng tôi trở ra tiếp tục đi tuần thành hai hàng, kẻ trước người sau. Ruộng, rừng, bờ suối, sườn đồi, chỗ nào cũng có vẻ hoang vắng hơn ngày thường. Không có một cánh chim trên trời, một bóng thú trong bụi. Cảnh hoang vu tĩnh mịch đó có cái gì đáng lo ngại.
  Chúng tôi nằm xuống bò tới; tôi cảm thấy mặt đất ở dưới mình tôi, chỗ thì chỉ là đất, chỗ thì phủ thêm lớp bụi tuyết hoặc vài mảng băng, cơ hồ như đất ở một thế giới khác. Bỗng tôi thấy người lính đương bò cách tôi vài thước ở bên phải, ngừng lại, đưa vài ngón tay lên làm dấu báo nguy. Chắc anh ta đã thấy một cái gì ở chỗ tôi không nhìn ra được. Tức thì tôi bò lại gần anh ta và cả năm chúng tôi đều ở trên một cái mô cao, nhìn xuống một thung lũng nhỏ.
  Anh lính đó nói phào phào:
  - Một tên Đức!
  Khoảng sáu chục hay tám chục thước phía sau chúng tôi, ở dưới khe, có một cái hầm núp để rình, với một hàng bao đất chất thành hình bán nguyệt; trong hầm có một người quay lưng lại chúng tôi, dưới chiếc nón sắt, còn trùm thêm một cái mũ đen lớn che kín gáy và hai tai.
  Các bạn tôi lặng lẽ chĩa mũi súng vào người rình đó. Tôi nhớ lúc đó đưa tay ra dấu bảo: "Để đó cho tôi" và tôi quay lại để bình tĩnh nhắm người lính lẻ loi đó, như nhắm bia ở sân tập bắn vậy. Các bạn tôi đợi tôi nổ súng. Tôi nhắm một mắt, chĩa súng nhắm giữa gáy người đó (mà tôi không thấy mặt) vào cái vết đen chiếc mũ trùm, phía dưới nón sắt. Nhưng đúng lúc tôi sắp bóp cò thì hắn nhảy lên, lắc lư như một con gấu.
  Tôi sửng sốt, mất đường nhắm rồi. Tôi mở cả hai mắt ra, cảm thấy rằng mấy giây trước, hình đó đối với tôi chỉ là cái đích để nhắm thì bây giờ là một người rồi, một người cũng như tôi, bị rét cắt da, một người chân nhức nhối, tay cóng, tai lạnh buốt, chỉ nghĩ cách chống với cái rét và quên cả chiến tranh.
  Tôi không nhớ lúc đó tôi có nghĩ ngợi gì không.
  Tôi không phải quyết định. Tôi không cân nhắc nên hay không nên. Nòng súng của tôi tự nhiên hạ xuống, và tôi không nhắm lại nữa. Tôi đưa tay ra dấu cho anh em rút về phía sau. Chúng tôi bò trong khe rồi đứng thẳng dậy, chạy lại núp trong căn nhà ở rừng. Chú trung sĩ bảo tôi:
  - Đại úy hành động như vậy là phải. Hắn lạnh quá... không được giết hắn.
  Mấy người lính đều cười, tỏ ý biểu đồng tình.
  Chúng tôi đã làm xong nhiệm vụ, đã biết bọn dò thám của địch đóng theo tuyến nào rồi. Chúng tôi cũng biết điểm dựa của địch ở trên ngọn đồi nữa.
Chú trung sĩ bảo:
  - Xong nhiệm vụ.
  Một người lính đáp:
  - Còn thằng tướng đó thì nó lạnh quá.
  Cơ hồ cái lạnh hôm đó đã làm cho mất chiến tranh.


*
  *
*
  Tại sao việc xảy ra hôm đó tầm thường, trào lộng như vậy lại ghi sâu vào tâm khảm tôi hơn biết bao ngày khác có những biến cố bi đát trong thời nước tôi thua trận và bị chiếm đóng? Người lính do thám mà tôi không thể bắn đó, tôi không biết mặt, chỉ còn nhớ cái gáy xo ro trong cái mũ trùm dày, nhớ cái điểm đen đó mà tôi đã nhắm trong mấy giây.
  Một buổi tối, giữa mùa đông 1943, dưới cơn gió bấc lạnh buốt, tôi đứng đợi một chuyến xe trên sân ga Montauban. Một đoàn toa chở hàng ngừng ở trước mặt chúng tôi. Đoàn đó chở một bọn bị lưu đày tới một thế giới khác, một thế giới khác mà lúc đó chúng tôi chưa biết, thế giới trại giam, thế giới đêm tối và sương mù. Trong khi đoàn xe ngừng, mấy người lính Đức đứng canh ở trước mỗi toa. Một cảm giác rùng rợn xâm chiếm tôi. Tôi không thể nhúc nhích được và thình lình, cách tôi khoảng năm chục thước ở bên phải, dưới cái nón sắt, sau lớp mũ trùm đen, tôi thấy cái gáy của một lính canh. Tôi có cảm tưởng rằng hắn chính là người mà tôi không nỡ bắn. Chính hắn. Tôi tin chắc rằng đã nhận ra được hắn. Và tôi ân hận lần đó tôi đã nhắm hắn rồi mà không cho hắn một phát.
  Trong mấy năm bi thảm đó, đã bao lần tôi ân hận, gần như điên lên, rằng sao đã để cho hắn sống. Mười lần, hai mươi lần, trong cảnh nô lệ, nhìn cái gáy một người đội nón sắt, tôi đứng trân trân như bị thôi miên; chẳng cần nhìn mặt kẻ đó, tôi cũng nghĩ bụng: "chính hắn đấy, và mình đã để cho hắn sống..."
  Nhưng thời gian trôi qua, và từ khi hòa bình trở lại, kẻ thù hôm trước đã thành người lân bang. Kẻ đó đối với tôi, không còn là một cái gì trừu tượng tàn khốc trong những năm chiến tranh nữa.
  Tôi nhớ lần đầu tiên gặp các văn sĩ và nhà trí thức Đức trong một hội nghị quốc tế ở miền Foret-Noire. Buổi tối đó, trong một khu vườn, tôi bỗng nhận thấy một trong những vị đó, đứng cách tôi vài thước, phía bên phải, cổ quấn một chiếc khăn che mũi đen. Tôi đăm đăm nhìn gáy ông đó mà thấy một cảm giác như choáng váng. Đúng lúc đó một anh bạn lại nắm cánh tay tôi. Anh muốn cho tôi làm quen người đó. Lần đầu tiên tôi hơi nhìn thấy mặt ông ta. Nét mặt một học giả, hơi nghiêm, hơi buồn, nhưng bình tĩnh. Như đa số chúng tôi, ông ta có vẻ một người sống sót sau một tai ách ghê gớm. Ông ta cũng thích những cái tôi thích, cũng nghiên cứu môn của tôi, và chẳng bao lâu chúng tôi thành bạn bč với nhau.
  Trong khi nói chuyện với ông, có cái gì thay đổi trong đáy lòng tôi, ngoài ý muốn của tôi. Nỗi ân hận đã để cho một quân thù sống sót, nỗi ân hận nó day dứt lòng tôi trong những năm quốc gia lâm nguy và bị nô lệ, bây giờ biến thành một nỗi hoan hỉ và tôi bỗng cảm thấy mừng rỡ là đã tha chết cho người đó.
  Tôi nghĩ bụng nếu trước kia tôi đã biết ông ta như lần này thì không thể nào tôi có thể bắn ông ta được. Thật là một sự ngẫu nhiên kỳ dị, một phép màu, mà hôm đó ông ta nhảy lên, giậm chân, gợi trong lòng tôi cái tình liên đới giữa loài người. Vì chịu chung cái lạnh ghê gớm mà trong lòng tôi nảy ra tình huynh đệ. Nhưng tình huynh đệ đó tầm thường quá so với tất cả những tình huynh đệ khác thực sự liên kết loại người với nhau. Trong chúng ta, ai là người còn có thể giết kẻ đồng loại được khi biết rő kẻ đó, biết nhân tính, đời sống của kẻ đó? Người ta có thể hạ sát một tên lính địch, một con người máy không tên tuổi không mặt mũi, nhưng làm sao có thể giết một người thợ mộc, một người thợ tiện, một nông dân, một họa sĩ, một nhà ngôn ngữ học, một người có vợ có con, có cha có mẹ, một người có thể đói rét, sống trong cảnh rầu rĩ hoặc trong niềm hy vọng, một người như chúng ta.
  Hình ảnh người lính do thám Đức mà tôi không nỡ bắn trong ngày mà thời tiết lạnh nhất đó đã làm cho tôi hiểu một cách sâu sắc hơn là dùng trí óc để suy tư, rằng nếu mỗi người trong chúng ta có thể giảng cho những người đồng loại cảm thấy được rő mỗi đời người có sự trang nghiêm ra sao, mỗi con người chắc chắn có những nhu.nhược ra sao, giảng được như vậy thì sẽ không thể có chiến tranh nữa.


André Chamson

saos@ngmo


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội