Tạp Văn của Thảo Hảo

Started by saos@ngmo, 13/09/06, 20:06

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Có đổ tội được mới nhẹ người

Thưa ngành du lịch,
Tôi biết tôi có những cái tội sau, mà với tư cách một công dân thì e khó có thể tha thứ:
1. Nắm thông tin gì về nước mình cũng lù mù dù mỗi ngày đều có đọc báo, xem TV.
2. Ở ngay trong thành phố mà không biết thành phố mình có cái gì đẹp. Đến khi "cái gì đẹp" sắp bị phá đi thì mới giật mình.
Tôi phát hiện ra những cái tội này khi hôm trước, đọc báo Tuổi Trẻ, thấy có cả một chuyên đề nói về dự án Đại lộ Đông Tây cùng những di tích có thể bị dự án này phá bỏ trên đường đi thần tốc của nó, rồi sau đó, tôi mới hối hả rủ một chị bạn đi dọc theo bến Bình Đông cùng kinh Tàu Hủ, thăm thú những con đường (nghe nói) sắp bị phá đó. Và chị bạn tôi nói, "Hóa ra Sài Gòn có hẳn cả một vùng đẹp thế này sao?!"

Thưa ngành du lịch,
Với tư cách công dân của thành phố Hồ Chí Minh, tôi thấy mình có lỗi, vì lâu nay bạn bč phương xa đến, tôi chỉ quẩn quanh dẫn vào chợ Bến Thành mua guốc, sau đó vào chùa Vĩnh Nghiêm xem tượng, đi vòng quanh khu Nhà thờ Đức Bà với Diamon Plaza xem này chúng tao chẳng thua gì chúng mày, buổi tối thì lên Bình Quới ăn thức ăn khẩn hoang, và ngày hôm sau thì đăng ký ngay một chuyến "Mekong Delta", đêm nằm nghĩ đến ngày về Sài Gòn mà rởn tóc gáy, tao dẫn mày đi đâu bây giờ?
Tôi lại còn để cho bạn phương xa thích thú chụp những bức ảnh của Hành lang Eden ngày xưa giờ điêu tàn ngay giữa lòng thành phố, hoặc những dãy nhà cổ bề thế Quách Đàm xây quanh chợ Bình Tây hoang phế hàng chục năm như những dãy nhà ma. Tôi đã không cãi lại khi chúng nó nói: "Thành phố này có cũng như không có công viên." Và thú thực là tôi đã hào hứng mua vé máy bay hộ chúng nó đi Hội An, kčm theo một câu thiếu tinh thần địa phương hết sức, là: "Hội An làm du lịch tốt hơn Sài Gòn gấp bội."
Tôi xin lỗi, tôi có tội.
Nhưng làm cho tôi mắc cái tội trên, thì là tội của ai?

Đi buổi tối dọc kinh Tàu Hủ. Tối không đủ nhìn thấy rác trên dòng nước thẳng tắp mà theo sách cụ Vương Hồng Sển viết là đào bằng tay từ thế kỷ thứ 19, để "trở thành con đường chiến lược" một thời, với những nhà máy xay lúa trên bờ cũng một thời vang bóng; Chỉ thấy hai bên bờ, chen giữa những nhà ống mới xây là những tòa nhà cổ rất đẹp, cùng không khí của sông nước ngang dọc mênh mang rất Nam bộ.

Thưa ngành du lịch,
Bây giờ thì đến "tội" của ông (bà).
Sao có cả một khu vực (có thể thành) hữu tình thế này mà không khai thác thành một khu đi dạo như kiểu Hội An, cho tôi có thể dẫn bạn đến chơi và thả bộ, ghé vào cửa hàng này mua lụa, tạt vào quán nhỏ này ăn bát chč; thăm những căn nhà cổ bán sách và quà lưu niệm, và buổi tối có thể ấm áp đčn lồng trước cửa nhà dọc suốt hai bên bờ?

Thưa ngành du lịch,
Tôi đã nghĩ ra cách chuộc lỗi của tôi rồi: tôi sẽ chụp lại thật nhiều ảnh của cái khu Bình Đông này, để sau này đổi thành màu đen trắng hay nâu nâu, cho con cháu nhìn, một khi những khu phố không còn nữa.
Với cái máy tính, tôi có thể xóa rác trên dòng kinh, đổi màu dòng nước, xóa nhà ổ chuột bên bờ, trồng thêm cây vào, dặm vá lại các tòa nhà cổ, thay những căn nhà ống bằng những tòa nhà giả cổ. Những gì các vị không làm được thì cái máy của tôi làm được hết.
Nhưng, tôi đang lo. Nếu con tôi nhìn thấy những cái ảnh này, thì nó sẽ hỏi: "Phố du lịch đẹp thế này, sao lại phá?"
Thế thì tôi bí mất. Chi bằng cứ để nguyên trạng thế này trên ảnh, và vu cho là nó xấu, nó mục nát, nó không phục hồi được, mới phải phá đi. Thế có lẽ tiện hơn, phải không ạ?

Tôi đã nhận ra lỗi, và nhận lỗi. Lại tìm ra giải pháp làm yên ả cái lương tâm (công dân) tôi.
Lại càng yên ả hơn, khi tôi đã đổ được một phần lỗi của tôi sang một cơ quan có thẩm quyền khác.

saos@ngmo

Học cách chết

Khi chị tôi còn học Y, tôi đã từng được đến Trung tâm Ung bướu, chỗ chị thực tập. Tôi cũng có đến Trung tâm Huyết học; tại đấy, có khá nhiều bệnh nhân ung thư máu được điều trị.

Những người bệnh ung thư, tôi vẫn nhìn người ta thương cảm; vừa thương vừa sợ có ngày cái bệnh ấy vận vào mình, không biết khi ấy mình sẽ đối phó ra sao. Mình có còn làm việc không? Mình có còn đi học thêm không? Hay là mình tự tử?...

Rồi ông tôi mất vì bệnh ung thư. Tôi đã biết không khí của một gia đình có người bệnh nặng là thế nào, dù rằng người bệnh vẫn làm việc cho đến phút chót, cho đến khi ông mất ý thức và sống như một em bé trong nhiều tháng. Tôi nhớ khi đó, thỉnh thoảng có một ma xơ vẫn đến thăm. Cô giúp đỡ gia đình tôi cả về vật chất lẫn tinh thần. Cô tặng ông tôi cuốn sách về Thiền, cô nói với ông tôi những câu chuyện để ông tôi thấy cái chết là nhẹ nhàng.

Làm sao để thấy cái chết là nhẹ nhàng đây ? Tôi cũng có một thời gian đến những lớp học thêm của các xơ. Có một lần, xơ nói, chúng ta là những đứa con xa nhà, đi học nội trú ở trên đời. Khi nào chết là học xong, về với cha mẹ. Nhưng mà, tôi không thích cái thuyết này, vì thấy có những người sống rất dài mà có vẻ chẳng đi học gì cả, còn có những người đang là học trò giỏi mà sao lại phải về nhà sớm?

Lại có người nói, khi mình chết, mình như rơi xuống một cái ống rất to và sâu. Trên đường rơi, cả cuộc đời sẽ hiện lại, những lúc mình đau khổ, những khi mình vui sướng... Rồi rơi phịch xuống một cánh đồng. Đồng mênh mông đầy hoa và cỏ. Đồng giống như trong các phim về cői tiên, nhưng ở đây không thấy tiên, mà đón mình là những người thân đã mất. Nhưng gặp lại người thân đâu có nghĩa là có lại tất cả!

Có lý thuyết nào thực sự làm người ta nguôi được nỗi buồn, khi đến một cái hạn cận kề mà mình đã biết, mọi thứ sẽ mất hết, sẽ tuột khỏi tay mình hết, và cái cuộc đời là duy nhất này, thế là xong, mọi nỗ lực từ trước tới nay chẳng để làm gì nữa. Từ đây cho đến mãi mãi, chẳng bao giờ được quay trở lại, để bước đi trên đường, để vuốt ve một con chó, để ngồi uống cà phê vào những sáng chẳng đi làm...


*

Chị Phạm Thị Oanh khi ấy đang theo học một lớp Tâm lý. Một ngày kia, chị phát hiện ra mình bị ung thư. Và thế là chị trở thành bệnh nhân của Trung tâm Ung bướu. Ở trong bệnh viện, chị không quên làm công việc an ủi tinh thần cho những người đồng bệnh. Ra viện rồi, chị vẫn quay lại với họ, gặp nhau mỗi tuần. Họ ngồi một vòng với nhau, và nói.

Những người bệnh này, họ nói gì với nhau? Họ nói gì về cái chết? Họ tìm ra cách gì để biến những ngày còn lại trên đời thành những ngày nhẹ nhàng cho cả mình, cho cả người thân? Làm cách nào để chuyện ra đi mãi mãi (dù trước hạn) không có gì phải vật vã?... Đó là nội dung cuốn sách mà chị viết lại sau đó. cuốn "Người Bệnh Ung Thư Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống" (NXB Trẻ - 1999)

Sách viết rất hay. Vừa tình cảm (bởi vì tác giả - người bệnh rút ruột ra viết), lại thực tế, cũng bởi vì do chính tác giả - người bệnh viết, sau khi đã loay hoay thử mọi phương cách để tự trấn an mình. Nhưng cái hay nhất của sách là không phải chỉ áp dụng nó cho những người mắc bệnh ung thư, mà nó có thể dùng được cho tất cả mọi người, cho mọi hoàn cảnh khó khăn, từ chán đời, thất bại, thất tình... Đó là thường chúng ta, vào những lúc khó khăn, đau yếu, thì hay xấu tính; và ai ở cạnh ta nhất, quen ta nhất, thì hay bị "ăn đòn" nhất. Cuốn sách này dạy thêm cho những ai đang gặp khó khăn (tinh thần hay thể chất) biết cách biến những lúc khó khăn đó (dù là dịp khó khăn cuối cùng trong đời) thành những dịp để biết thêm cuộc đời, để sửa hết những gì mình làm không đúng trước đó, để trong mắt người thân mình không phải là gánh nặng.

"Trời đất ký thác cho ta hình thể, dùng sinh mệnh làm ta mệt nhọc, dùng già lão khiến ta an dật, dùng cái chết giúp ta nghỉ ngơi." (Trang Tử)

Đã có nhiều sách dạy cách sinh, cách sống, cách hưởng tuổi già, nhưng chưa có nhiều sách dạy cách chết. Thì đây là một cuốn, mà đọc xong rồi lại thấy yêu cuộc đời này hơn, bởi vì sống hay chết gì cũng thuộc về nó. Vả lại, "Chết là một kinh nghiệm hay, tiếc là có mỗi một lần."

Mà có lẽ, phải biết cách chết sao cho ra chết trước đã, thì họa chăng sống mới ra hồn.

saos@ngmo

Giao trứng cho ác - Thảo Hảo


Hãy làm bài tập nhỏ này (*):

Tìm từ trái nghĩa của các từ sau:

Nàng dâu
Chị dâu
Con rể
Chú


*

Bạn chịu khó làm một tí, rồi hẵng đọc tiếp...

*

Nếu bạn đang có con học lớp nhỏ, thì hãy luyện cho cháu làm những bài tập như trên, bởi vì, đề năm nay đã ra như thế rồi.
Như báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 23.5.02, đã đưa tin: ngày 21.5.02, Sở GD-ĐT Cần Thơ ra đề thi tốt nghiệp tiểu học, trong đề có cái câu dễ thương sau: "Một hôm, Sẻ được bà ngoại gửi cho một chiếc hộp đựng đầy hạt kê." Rồi Sở ra một yêu cầu hóc búa là: tìm và ghi ra từ trái nghĩa với từ "bà ngoại" trong câu trên.
Đáp án của Sở là "bà nội".

*

Cuộc tranh chấp giữa bà ngoại - bà nội, ai cũng biết, là một cuộc tranh chấp mang tính truyền thống gia đình, kiểu mẹ chồng - nàng dâu, anh vợ - em rể.
Tôi có đứa cháu gái, mỗi lần về nhà chơi, bà ngoại thể nào cũng lén lút hỏi một câu: "Yêu bà nội hay yêu bà ngoại?" và các dì vẫn trêu nó: "Mày là thuộc bên nội, không phải bên ngoại," làm con bé tức đỏ mặt tía tai.
Thế nên, xét về nguyên nhân tâm lý sâu xa, người ra cái đáp án trên hẳn không phải là vô lý, nếu không nói là quá đúng.
Thế nhưng, đề ra ngày hôm trước, ngày hôm sau, cũng theo báo Tuổi Trẻ, Sở GD - ĐT Cần Thơ đã họp với các trường tiểu học. Tại đây, sau nhiều tranh luận, cuối cùng Sở đồng ý đưa thêm các đáp án là "ông nội", "ông ngoại".

Vì sao lại là ông ngoại?
Ông ngoại quả là địch thủ của bà ngoại, điều này rő quá rồi. Những cặp vợ chồng già, suốt ngày câu mâu nhau, khiến những cảnh ông ngoại râu bạc khề khà chịu để cho bà ngoại tóc trắng chăm cho mình mà không gắt um lên, thật chỉ có trong những clip quảng cáo sâm hay trà thanh nhiệt. Thế nên Sở GD - ĐT Cần Thơ có cái lý của họ.

Thế ông nội dính gì vào đây?
Đúng là ông nội thường chỉ liên hệ rất mờ mịt với bà ngoại, ông nghe nói về bà mà thấy xa xôi chẳng khác gì nghe về một bà bán hàng ngoài chợ. Ông sinh hoạt tổ hưu và chỉ đọc báo phần "Diễn đàn Bạn đọc" mỗi ngày cũng đủ bực mình với những điều chướng tai gai mắt trong xã hội. Ông lên thăm con trai mỗi hai tháng một lần để gấp máy bay cho cháu nội. Và trong suốt thời gian được con dâu chăm sóc, ông không bao giờ nghĩ đến mẹ của cô ta. Bà như một đám mây mù mịt, nếu bà có đến chơi, ông cũng chỉ hỏi vài câu lấy lệ rồi ông xem tiếp phần thời sự thế giới trên T.V. Ông cũng không quan tâm đến chồng của bà, tức là ông ngoại. Tóm lại, giữa ông nội và bà ngoại là không có thù oán, đối địch nhau. Cho nên, đáp áp cho từ trái nghĩa với "bà ngoại" là "ông nội" thì đã có nhiều phần không đúng.
Tôi không thích đáp án này.
Tuy vậy, xét về mặt "đối chan chát" thì đáp án này khả dĩ hơn cả.
"Bà" đối với "ông"
"Ngoại" đối với "nội",
(làm tôi nhớ bài tập của tôi hồi bé tí là làm câu đối, tôi đã làm:
"Chị mčo đi vào nhà
Anh chó chạy ra sân" )
Nhưng như thế, những đáp án "bà nội", "ông ngoại" là vứt đi à?
Tóm lại, Sở GD - ĐT Cần Thơ đã chọn đáp án "từ trái nghĩa với bà ngoại" theo tiêu chí nào? Quan hệ xã hội hay đối chan chát?

*

Bạn đã thấy tôi lẩn thẩn chưa? Đó là nãy giờ tôi mới chỉ lảm nhảm viết một mình thôi đấy. Trong khi đó, xin nhắc lại, cả một Sở GD - ĐT Cần Thơ đã phải họp với các trường tiểu học trong địa phận Cần Thơ, tốn bao nhiêu giờ đồng hồ, uống bao nhiêu là nước, cãi bao nhiêu là lời lẽ, về một cái đề thi mà phải dùng cái từ trái nghĩa của "thông minh" để mô tả... thì bạn mới thấy mức độ lẩn thẩn của tôi so với độ lẩn thẩn của ngành sư phạm nước ta thật chẳng thấm tháp gì.
Cứ tưởng tượng chừng đó con người, hàng ngày sẽ là người đưa con cái chúng ta vào khu vườn tri thức mênh mông và mới lạ, một hôm có thể tụ tập lại (theo lệnh triệu tập), để bàn bạc một cách nghiêm túc, xem từ trái nghĩa với bà ngoại là gì, mà kinh. Trong số những người dự cuộc họp như vậy, có mấy người coi chuyện đó là điên rồ, là ngớ ngẩn? Để đến nỗi sau cả một cuộc họp như thế, cái đề thi ấy vẫn giữ nguyên. Và hôm sau, thí sinh tiểu học vào phòng, ngơ ngác khi lần đầu trong đời biết được (bằng văn bản) là bà ngoại cũng có đối thủ.

*
Hai chị em tôi học chung một trường, đứa trước đứa sau. Cả hai đứa đều học qua chung một số thầy, cô. Thỉnh thoảng ngồi nhắc lại, có những người chúng tôi xuýt xoa mãi, vì sự giỏi giang, uyên bác của họ. Những người thầy ấy, ngay trước khi bước vào trường sư phạm, họ đã là những học sinh rất giỏi. Họ chọn ngành sư phạm vì họ biết mình giỏi, và người giỏi hình như bao giờ cũng có một nỗi khao khát được đứng trên bục giảng, truyền lại những điều mình say mê cho những cái cây còn non, còn có thể uốn được.
Nhưng hình như, cũng có những người bước vào ngành sư phạm vì trình độ của họ trái nghĩa với "giỏi", và họ chỉ có thể vào cái trường lấy điểm tương đối thấp này. Cái sự dốt đeo đuổi, ám ảnh họ, làm họ sợ rừng kiến thức. Họ phải giới hạn nó lại bằng những bài tập mẫu, bằng chép-nguyên-xi-mới-được-điểm-cao; Họ sợ nhất học sinh đi lang thang vào rừng, bứt về một bông hoa lạ và hỏi họ: "Cái gì đây?" Cái gì vượt quá sức họ là họ thấy nguy hiểm. Và đối với những con sâu của ngành sư phạm, không gì nguy hiểm hơn là sự sáng tạo, tự do tìm hiểu của học trò.
Vấn đề của giáo dục nước mình, là hình như không có thuốc trừ sâu, nếu không nói rằng đây còn là môi trường cho sâu phát triển. Và với một nền giáo dục dung dưỡng cho những sự lẩn thẩn như đã dẫn chứng ở trên, thì việc đẻ con ra, ngoài những lo âu về tài chính, sức khỏe, nuôi nấng..., bạn còn phải tính đến một nỗi lo khác - nỗi lo "giao trứng cho ác" - là một ngày kia nó sẽ phải đến trường!

_______________________________________________________________________________
(*) Đáp án (theo phong cách Cần Thơ) là:

Mẹ chồng
Em chồng
Mẹ vợ
Thím
Dượng

Nguồn: Thể thao-Văn hoá 2002

saos@ngmo

Món nợ của ngành giáo dục - Thảo Hảo

1.

"Ai bảo chăn trâu là khổ?
Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu tôi đội nón mê như lọng tre. Tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằng!"

Một trong những truyện ngắn của Sơn Nam mà tôi thích nhất là "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư", nói về cái tình cảm gắn bó giữa những con người dùng chung một hệ thống sách giáo khoa với nhau.
Trong truyện, một anh nhà báo đi thu tiền bạn đọc nợ quá hạn, khó đòi. Đến nơi, sau ít câu trò chuyện, hai người phát hiện ra cùng từng học qua bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Họ cùng nhắc lại những bài học trong sách. Và cái "tình nghĩa giáo khoa thư" này đủ làm cho anh phóng viên không nỡ đòi nợ nữa.

Nhắc lại một tí, bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư này dùng cho hệ Tiểu học suốt gần nửa đầu thế kỷ 20, do nhà nước giao cho 4 ông, đứng đầu là ông Trần Trọng Kim, soạn. Nội dung sách dễ hiểu, dễ nhớ. Những bài trong sách không quá hay. Nó vừa phải, chừng mực thôi, nhưng mẫu mực giáo khoa. Tiếp theo lại có những câu hỏi dễ thương để trò nhỏ tóm được cái chân lý mà ông thầy muốn dạy, thí dụ trong bài trên, là:

Ta thường chăn trâu ở đâu?
Ta chăn trâu để làm gì?
Đi chăn trâu có gì là thú vị?

Lại cẩn thận tóm tắt cuối bài bằng một câu ngộ nghĩnh, không sai vào đâu được; Trong bài trên, câu tóm tắt đó sẽ là:
Dắt trâu ra đồng cho nó ăn cỏ.

Quay lại với sách giáo khoa ngày nay, các thế hệ học trò Việt Nam mình, trải qua bao đợt cải cách sách giáo khoa, có thể khó mà có được cái tinh thần "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" như ngày xưa nữa. Ngay cả trong một gia đình bây giờ, cái hố ngăn cách giữa bố mẹ và con cũng đã lù lù, do mẹ không thể dạy con vì không hiểu sách của con nói gì, và con thì chê mẹ dốt vì sách lớp 6 của con mà mẹ đọc mãi không hiểu thì đúng là mẹ dốt rồi.

(Quả thật, chẳng cần bạn là người yếu bóng vía, chỉ cần đọc sách giáo khoa của các thời kỳ rồi so sánh, cũng sẽ sợ hãi và hoang mang, nghĩ hay là thế hệ mình kém quá chăng, khi bọn trẻ con ngày nay giỏi thế, hiểu được những câu đặc từ kép Hán Việt, mà điểm số cuối năm vẫn cao ngút trời.

Thí dụ, nghĩ tới cảnh con mình, 11 tuổi, non nớt và ngây thơ, thỉnh thoảng còn [em xin lỗi, em là người chửi bậy] dầm, mà đã có thể hiểu được và học thuộc lòng được đoạn "bác học" sau trong sách Ngữ Văn cải cách lớp 6, ngay bài 1:

Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

... thì bạn chẳng hãnh diện sao? Vì đó rő ràng là bằng chứng sống của sự tiến hóa (theo hướng tích cực) của loài người mà!)


2.

Soạn sách Giáo khoa chắc không phải chuyện đùa, cho nên ngày trước đã phải dùng tới tận ông Trần Trọng Kim để soạn cái bộ sách Tiểu học.
Không phải đùa, vì có lẽ, loại sách này, ngoài cái nhiệm vụ khai mở trí năng (tôi dùng từ Hán Việt nhé), hẳn còn phải làm thêm cái việc liên kết các thế hệ. Trong gia đình cũng có một thứ "tình nghĩa giáo khoa thư", khi ông bà, bố mẹ có chung với con, với cháu một loại kỷ niệm "xuyên thời gian" là những bài văn mẫu mực, hợp tuổi, của sách giáo khoa.
Nhưng, như đã nói ở đầu bài, nếu sách giáo khoa cải cách xoành xoạch, thì cái sợi dây nối thế hệ ấy đừng mong mà có.
Và, sự cải cách sách giáo khoa chỉ tránh khỏi (hay chậm lại) được, khi mà những bài học trong đó thật mẫu mực, "thời nào cũng thuộc được", với giá trị trải qua mấy chục năm vẫn không đổi.

Chuyện đó hơi khó với sách giáo khoa mình, khi còn những đoạn sau, nằm nghiễm nhiên trong sách giáo khoa (cũng sách Ngữ văn cải cách lớp 6, trang 29):

"Chiều ngày 3. 4. 2002, trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba với chủ đề "Ấn tượng Huế - Việt Nam 2002" đã khai mạc tại công viên 3. 2, mở đầu các hoạt động nghệ thuật của Festival Huế 2002. Tham gia trại lần này có 27 tác giả quốc tế từ 18 nước của 4 châu lục và 11 tác giả Việt Nam. Giúp việc cho các nhà điêu khắc có gần 100 thợ đá, gò, hàn lành nghề và 15 sinh viên khoa điêu khắc của Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Trại bế mạc vào ngày 11. 5. 2002. Tất cả tác phẩm sẽ được tặng cho địa phương để xây dựng một vườn tượng tại Huế.
(Báo Thanh Niên, ngày 4. 4. 2002)

Thật chẳng có gì sai cả, cái đoạn báo này. Nó đúng ngữ pháp, nó có thông tin, nhưng hình như nó thiếu một cái tiêu chuẩn gì đó để đưa vào sách giáo khoa - Một cái tiêu chuẩn gì đó tôi không biết gọi tên, nhưng nó mang "chất giáo khoa", rất mẫu mực đặc trưng, không cũ với thời gian, để các thế hệ học trò cùng thuộc, cùng nhớ.

Thế rồi sao? Thế rồi một vài năm sau, chắc lại có người thắc mắc, người ta nói, đưa như thế thì đoạn báo nào chẳng đưa vào giáo khoa được. Và người ta sẽ lại đòi thay đổi, thay những đoạn văn đại loại như trên bằng những đoạn văn khác, và học trò sẽ lại có sách cải cách.

Nhưng học trò không phải là thứ để chúng ta thí nghiệm. Cái sợi dây "đồng môn" giữa các thế hệ học trò cũng không thể là thứ nạn nhân "bao cấp" của các nhà cải cách giáo dục. Và nếu sách cải cách cứ như thế này, thì cái món nợ "tình nghĩa giáo khoa thư" của ngành giáo dục đối với các thế hệ người Việt Nam chỉ càng chồng chất mãi lên thôi.

Nguồn: Thể thao-Văn hoá 2002


saos@ngmo

Tôi cũng muốn ăn cắp
Thảo Hảo

Mười năm mới lò dò từ nước ngoài về. Ở nhà chán, gặp bạn bč chán, nhắc lại chuyện cũ hồi ấy mày thích cô này, cô kia thích mày... chán chê, lại đi ăn phở nhiều bột ngọt đến mụ mị cả người, thì cuối cùng cũng cạn thú vui. Tôi bčn vào thư viện.

Giờ thì mới thấy được cái lợi của việc mãi không hội nhập được vào môi trường sống nước ngoài của mình. Không có được tác phong Việt kiều, tôi mượn thẻ của đứa cháu cũng vêu vao, đen đúa và không đeo kính, bước vào thư viện, mượn sách. Nhờ có bước vào đây, tôi mới hiểu vì sao đàn ông nước nhà hay nhậu, đàn bà thì bị chồng chê là kém hiểu biết, và trẻ con thì bị mắng là không giỏi bằng thế hệ trước.

(Đọc đến đây, bạn có thể đang ghét tôi, nghĩ rằng tôi lên giọng quay về dạy nước. Nhưng, tôi đùa đấy, tôi không phải Việt kiều. Tôi chỉ thử trêu một tí thôi, xem cái tính xấu của chúng ta, là hễ người ngoài chê là y như không tiếp thu nổi).

Ở thư viện tôi đến đọc, nội quy ghi rő:

Sáng: từ 7h30 đến 11h30
Chiều: từ 13h30 đến 16h30

Và chỉ cấp thẻ cho những người có công ăn việc làm đàng hoàng, có cơ quan chứng nhận, hoặc không thì cũng phải là sinh viên, học sinh; tức toàn là bọn không thể đến thư viện vào cái giờ thư viện mở cửa được.

Nội quy ngặt nghčo trái khoáy khiến thư viện trở thành một chốn riêng của bọn mọt sách (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cả về phương diện con người lẫn côn trùng). Vắng vẻ tới mức các chị thủ thư coi đây như một chốn không người, bàn với nhau chuyện con tao tuần sau thi rồi, con mày thi chưa; chuyện mẹ chồng tao hôm qua đi ăn giỗ bị ngã sái cả chân.

***

Cho nên, cách đây hai tháng, đọc cái tin có một anh nhân viên thư viện ăn cắp sách tuồn ra ngoài, không phải để bán theo kiểu giấy vụn, mà để bán theo diện sách quý, cho các nhà sách cũ, thì tôi thấy thế... cũng được.

Ăn cắp đành rằng là xấu, tôi biết chứ. Nhưng dẹp cái chuyện anh nhân viên kia bỏ tiền bán sách vào túi riêng kia qua một bên, thì cái hành động của anh này tôi lại nghĩ có thể là... đáng khích lệ, nếu chỉ xét trên phương diện chuyển một vật từ-vô-dụng-sang-hữu-dụng.

Ít ra, nhờ có anh, mấy bộ tạp chí cổ mới có cơ hội được người yêu sách sờ tới một cách tự do.
( Bạn sẽ chặn lại, bảo tôi "phản động" rồi, sách đang nằm trong thư viện công, chui vào tủ sách riêng, người dân không được đọc một cách bình đẳng nữa, mà là việc đáng khích lệ sao?)

Thật ra, cái lý của tôi dựa trên một bài báo cách đây 5 năm của ai đó mà tôi được đọc: cảnh người người sánh vai trong nhà sách, trước những đầu sách mới, và phải móc tiền ra mua, hoàn toàn không phản ánh được tình trạng "bình đẳng trước sách". Chỉ khi nào, sau giờ hành chính, anh thợ máy ham đọc đã tắm rửa thơm tho được ngồi đàng hoàng trong thư viện; chị kế toán trốn người yêu có thể lẩn quẩn giữa các kệ sách đến tận 10h tối, hoặc anh kỹ sư thất nghiệp không có nhiệm sở nào (nhận đóng dấu làm thẻ) vẫn giết thời gian được cả ngày dài trong thư viện..., thì khi đó chúng ta hẵng nói là có sự bình đẳng trước sách.

Đằng này, hệt như những truyện thần thoại luôn luôn có ba cửa ải ngăn hiệp sĩ đi tìm công chúa, gần như thư viện nào cũng có sự bất hợp lý của nội quy là con rồng phun lửa thứ nhất, thủ thư khó tính là bầy rồng khạc lửa thứ hai, sự lề mề của thủ thư khi đi tìm sách là cú quật đuôi của con rồng thứ ba. Sách như gái già trong nhà đá, thà được một chú bất lương rình lúc rồng ngủ thì kéo ra ngoài, còn hơn cao sang bất đắc dĩ không hít được khí trời.

Thế cho nên, thưa anh ăn trộm sách,
Giờ thì anh hẳn đã y án, nhưng tôi chắc anh đang ngậm ngùi.
Anh ngậm ngùi cho cái thân anh. Ai bảo anh ăn cắp. Lại là ăn cắp cái thứ cồng kềnh, ai (ngoại trừ thư viện) có được cũng khoe ra, tự hào, nên dễ lộ.

Tôi thì tôi ngậm ngùi cho cả anh và đám sách kia.

Phải như anh chỉ ăn cắp và đem đến phát không cho các nhà sách cũ, thì anh đã là hiệp sĩ.

Và đám sách kia, nếu nhanh chân một tẹo, thì đã thoát khỏi thư viện, giang hồ tơi tả ngoài chợ đời một tí, mà được tiếp xúc với nhiều người, nhiều giới, cũng còn hơn .

saos@ngmo

Cái không thuộc về y đức
Thảo Hảo


Hôm qua là ngày thầy thuốc Việt Nam.
Hôm qua chúng ta đã tặng hoa và những lời biết ơn.

Nhưng bên cạnh lòng biết ơn chân thành đó, thì cũng phải xét đến điều sau.

Đó là, phàm ở đời, cái gì người ta càng cần thì càng sợ bị mất lòng. Càng sợ bị mất lòng thì đến dịp cần chúc mừng thì càng chúc mừng nhiều. Thí dụ, kỷ niệm ngày thành lập ngành cao su thì mấy ai nhớ, nhưng ngày hiến chương các nhà giáo thì phụ huynh lũ học trò đã nô nức từ tận mấy hôm trước.

Có lẽ dân ta đối với ngành Y nước ta cũng vậy, mà còn nặng hơn. Bởi vì cái ngành này không chỉ liên quan đến sinh tử, mà còn dính líu đến vô vàn điều không liên quan đến sinh tử, nên cái "cần" và cái "sợ" của người dân đối với ngành này đi liền với nhau, lẫn lộn vào nhau, quyện thành một khối treo lơ lửng trên đầu; đầu người bệnh, và nhất là, đầu người nuôi bệnh.

Tôi còn nhớ, một lần cô tôi đi xe máy và bị ăn cướp giật giỏ xách, làm gãy tay
Người ta đưa cô vào bệnh viện, nằm ít hôm, chờ mổ đóng đinh vào trong xương.
Cô nằm đó, thật như một bà hoàng, ngủ thiêm thiếp cả ngày, tỉnh dậy là ăn một tí, rồi nhìn ngó chung quanh, xem mấy trang báo, đòi uống nước cam, rồi lại lim dim ngủ.

Chỉ có chúng tôi - những người đi nuôi cô là khổ.
Bị cuốn vào dòng xoáy nuôi bệnh rồi, chúng tôi không còn đầu óc đâu mà nghĩ về bệnh tật, sinh - tử. Cũng không nghĩ tới viện phí hoặc giấy tờ.
Chúng tôi chỉ đau đáu nghĩ tới giờ cô đòi... đi vệ sinh, vì mỗi lần như thế, cả đám lại phải đối mặt với cái tưởng là bé nhất mà thật ra lại rất to của các bệnh viện nước mình, ấy là khu nhà vệ sinh, tắm giặt.

Ở cái bệnh viện rất to ấy, rất đông người bệnh và người nuôi bệnh, mà cái khu vực tối quan trọng này lại ẩm thấp và tối tăm, tanh tanh mùi bông băng, đčn tù mù soi những sọt đầy giấy và rác. Đưa cô tôi vào rồi thì bọn tôi chỉ muốn về nhà để "tẩy trần" ngay.

"Thế này là còn tốt", vẫn có người nói thế.

Bởi vì ở một bệnh viện khác, tại khoa dành cho người bị liệt nửa người, mà phòng vệ sinh là "xí xổm", khiến có bệnh nhân già yếu đành phải chọn cách ngồi bệt xuống, xung quanh là nước chảy ướt đầm đìa...

Hay như ở một bệnh viện lớn khác, nhà vệ sinh cho sản phụ lại ở ngoài hành lang đầy gió, bên trong không có đến một cái đinh móc áo, một cái gương con tối thiểu tiện nghi. Chỉ có một cái xô bẩn, mấy cái vòi, và nước thì lạnh toát. Bồn vệ sinh thì rất bẩn, người nhà thà nhịn còn hơn là phải rùng mình.

"Thế này là còn tốt". Ai cũng nhăn mặt nói thế, trong bệnh viện cô tôi nằm.

Có đi nuôi bệnh thì tôi mới "ngộ" ra, người ta sợ bệnh nhiều phần không phải vì "bệnh" mà vì sự mất vệ sinh của "bệnh viện".

Nếu như bệnh viện của ta cũng như trong phim truyền hình Hàn Quốc: ai cũng sạch, chỗ nào cũng sạch - giường bệnh, nhà tắm, với lại căng tin... thì có lẽ mỗi khi có bệnh, người dân ta đã không trù trừ khi quyết định nhập viện như thế này, đến mức người nhà nhiều phen phải năn nỉ rồi dọa nạt.

Thế đấy, cái đức hy sinh, không muốn làm phiền người khác của dân ta, nhiều khi là do hoàn cảnh (y tế) xô đẩy mà có. Lắm lúc ta không muốn nhập viện không phải vì sợ dao kéo hay kim chích; chỉ vì nghĩ đến cảnh kẻ đi nuôi mình sẽ phải ăn uống, tắm rửa, vệ sinh trong bệnh viện không thôi đã thấy rợn người, mà thương.

Vào nuôi người trong bệnh viện rồi, mới thấy ngành Y tế nếu thương bệnh nhân và người nuôi bệnh một chút, thì cũng chẳng cần phải làm gì nhiều lắm đâu: chỉ cần nghĩ rằng họ cũng như ta, cũng có cái nhu cầu được ăn trong một căng tin sạch sẽ, được tắm giặt trong một nhà tắm sạch sẽ, được thảnh thơi về những nhu cầu vệ sinh tối thiểu, dành tâm trí cho những điều đáng để lo hơn.

Và khi bất lực rồi, thì lại chỉ mong sao có ngay được một ông giám đốc bệnh viện sâu sát và quyết đoán như ông thủ tướng Hun Xen: ông này từng ra lệnh cho khu du lịch Ankor Wat phải xây nhà vệ sinh đàng hoàng, không thì ông cách chức.

Nhưng điều này có lẽ cũng rất khó.

Bởi vì ông giám đốc bệnh viện kia hẳn cũng là bác sĩ.

Mà ngày ra trường của các bác sĩ, chắc có lẽ người ta chỉ đọc lời thề Y đức, mà không đọc lời thề Vệ sinh.


Nguồn: (Thể thao-Văn hoá 2003)

saos@ngmo

Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?
Thảo Hảo


Cụ Rùa sống tại Hồ Gươm. Tổ tiên cụ đã làm một việc thiêng liêng tại chính cái hồ này, nên theo đúng luật thừa kế, cụ được sống tại hồ, được nhắc tới một cách trân trọng, được nâng lên hàng biểu tượng, và có nghĩa là, cụ rơi vào bi kịch của những gì tương tự cụ (di tích, thắng cảnh, bảo tàng...).

Ông nhà báo Sáng Ánh, trong một bài viết về lối sống, đã từng có một câu: "Chừng mực là yếu tố làm nên sang trọng." Có lẽ lấy từ gương cụ Rùa. Không được oai hùng như tổ tiên ngậm lấy thanh kiếm của vua ngay giữa hồ sóng nổi, thì cụ Rùa cũng biết giữ gìn gia phong bằng cách chừng mực trong việc xuất hiện - chỉ vài lần phơi nắng ở bãi cỏ trên tháp Rùa giữa hồ: đủ thanh thiên bạch nhật để mà có người tụ tập xem rồi chụp ảnh, và cũng đủ thưa thớt để mà giữ được sự thiêng liêng, bí ẩn.

Nhưng nếu chừng mực trong tác phong làm nên sang trọng, thì chừng mực trong vệ sinh lại làm hỏng chiến lược của cụ Rùa. Và vấn đề vệ sinh thì cụ hoàn toàn bất lực. Vệ sinh của cụ, phần bên trong mai là cụ đã đứng ra tự lo, nhưng phần ngoài mai (tức trong hồ), theo báo Hà Nội Mới Chủ Nhật (số 12537, 4. 1. 04), là thuộc một/và những cơ quan sau:

* Quận Hoàn Kiếm (nơi tọa thủ cái hồ của cụ)
* Sở Văn hóa thông tin thành phố Hà Nội
* Sở Giao thông Công chính thành phố Hà Nội
* Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội
* ...

Tất cả những cơ quan này, ngoài việc ngăn chặn người ta nhảy xuống hồ bơi lội, người ta chặt cây quanh hồ lấy củi, hay người ta vớt cụ Rùa lên xem chơi..., thì việc quan trọng nhất là phải quản lý nước cho cái hồ. Bởi vì không có nước thì không còn hồ. Đơn giản vậy. Thế nhưng mực nước này, bao lâu nay trông vẫn gợn sóng, cho cảm giác vua tôi cỡi thuyền ra trả kiếm, vừa rồi mới được biết, đã cạn đến mức chỉ cần thiếu ý thức và bất chấp pháp luật một tí, thì ai cũng có thể ung dung lội qua. Nơi sâu nhất còn có 1.2m, nơi nông nhất có 0.4m, mà từ đây đến mùa mưa còn những 5 tháng nữa! Trời chưa ra tay thì cũng không ai động thủ. Bơm nước vào hồ mỗi ngày một tí bù lượng bốc hơi? Nạo vét bớt bùn và rác cho lòng sâu thêm?... Tất cả còn phải bàn, phải đổ trách nhiệm cho nhau đâu vào đấy rồi mới thực thi. Trong khi đó, những cái hồ con con, không lịch sử, không quốc hồn quốc túy được dịp hả hê. "Hoàn Kiếm! Ai bảo mi chứa cụ Rùa! Thiêng liêng lắm rồi thành ra khó xử!"

Giờ thì cụ Rùa đã hiểu thế nào là "lắm thầy thối mai". Nước chắc sẽ không cạn đến mức cụ phải bò đi kiếm ăn trên nền đất nẻ. Cái cụ lo là nước rồi sẽ cạn đến cái mức dung tục, để cụ bơi thế nào cũng lộ cả mai, cho trẻ con chỉ chỏ và bình phẩm. Trong khi đó, cái công thức làm nên sức hấp dẫn của Hồ Gươm chứa đến 50% là sự thiêng liêng, bí ẩn: có bao nhiêu cụ Rùa? Các cụ trông như thế nào? Cuộc sống của các cụ dưới đấy ra sao?... Quản lý một biểu tượng đâu phải chỉ là quản lý cái phần xác của biểu tượng đó, mà còn là quản lý cái phần hồn kìa. Nhưng than ôi, việc giữ cho nước Hồ Gươm đầy, nước Hồ Gươm sạch còn không xong, mong gì có được cái chiến lược cao cấp giữ cho Hồ Gươm được thiêng liêng, bí ẩn như một biểu tượng cần phải thế!

Xét cho cùng, tất cả chỉ tại cụ Rùa. Cụ không thuộc một biên chế bộ nào rő ràng để người ta quy trách nhiệm. Cụ là một niềm tự hào chung nên bắt buộc phải có những thiệt thòi riêng. Điều này, khi cho mượn kiếm, tổ tiên cụ đã không ngờ tới.


Theo báo Thể thao-Văn hóa, 09.01.2004

saos@ngmo

May mà không biết vẽ
Thảo Hảo


Hay nói một cách cụ thể hơn, theo vốn sống ít ỏi của tôi, là may mà không biết vẽ ở Sài Gòn. Ở đâu tôi không biết rő nên không dám nói, chứ ở đây, tôi dám nói, là may cho ai không biết vẽ.Vì nếu biết vẽ, thì tranh sẽ triển lãm ở đâu?

Đã có thời đi làm thuê cho một phòng tranh, tôi biết. Một bức tranh là một vật thể có đời sống chẳng độc lập tí nào. Cái gì cũng có thể làm nó xấu đi hoặc đẹp lên được: mảng tường treo nó, ánh đčn chiếu sáng nó, cái khung của nó, miếng "bo" xung quanh, ngay cả miếng nhãn tên tranh dán bên cạnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến cái đẹp của bản thân bức tranh.
Những nguyên tắc sơ đẳng đó, phòng tranh lớn nhỏ nào của tư nhân hình như cũng (ít nhiều) nắm. Nhưng phòng triển lãm của nhà nước thì có vẻ tuyệt nhiên không.
Đến Nhà Trưng bày và Triển lãm **** trên đường Lê Thánh Tôn, bạn sẽ phải nghĩ, rằng nếu nó thuộc về một tư nhân thì hẳn số phận họa sĩ Sài Gòn đã khá hơn rồi. Tôi nói nghiêm túc.
Bởi vì họa sĩ vẽ tranh, bên cạnh phần để bán, còn vô vàn phần là để treo. ("Cái quyền tối thiểu của một bức tranh là được treo lên và được ngắm".)
Không có một phòng triển lãm nơi công cộng, tranh của họa sĩ sẽ chỉ được xem trên báo, trong những phòng tranh tư nhân, treo sít sít, nơi sinh viên không thể đường hoàng kéo nhau vào từng đám, đứng gần và lùi xa để thưởng thức hàng giờ.
Vậy mà bây giờ, khi Nhà Trưng bày và Triển lãm đã có rồi, cái quyền được treo (đẹp) của tranh vẫn không được bảo đảm. Chỉ vì nó rơi vào tình trạng "cha chung", nằm trong tay những người có lẽ chẳng yêu tranh và có lẽ cũng chẳng yêu công việc.
Phải là không yêu lắm thì mới để cho cái nhà to đùng ấy, ở một nơi đắc địa nhường ấy, đông người đến xem nhường ấy, mà trông nhếch nhác chẳng ra sao. Ở một góc phòng, vào ngày triển lãm tranh (18.8.02), một đám các ông ngồi ăn cơm, ghế nhựa đỏ ngổn ngang. Trên tường tranh treo lổn nhổn tầng này lớp nọ. Không có nhãn tên tranh, chỉ là những mẩu giấy dán xộc xệc trên tường, ký hiệu B-5, hay C-12, thí dụ vậy. Đčn chiếu sáng nhợt nhạt, chẳng khác gì đčn nhà tôi, nếu bây giờ có chê tranh xấu cũng có thể oan, bởi treo tranh trong tình trạng như thế này thì tranh đẹp cũng thành xấu...

*

Đến một công trình văn hóa nào thuộc quốc doanh, gần như bao giờ cũng thế, bạn nảy ra trong đầu câu hỏi: "Ai mà xây cái này đây?"
Trong khi nhà mới của tư nhân thi nhau mọc, như lâu đài, với bố trí hợp lý, hiện đại, cùng nội thất sang trọng, tinh tế..., chứng tỏ tầng lớp kiến trúc sư tài năng chưa bị diệt vong; thì các công trình văn hóa công cộng của nhà nước cứ như là giao cho một đám thầu khoán quen tay, thực hiện.
Cũng như vậy, khi vẫn có những phòng triển lãm tư nhân rất xinh xắn và sang trọng, chứng tỏ những chuyên gia về triển lãm vẫn còn sống, thì cái phòng xem tranh chung của dân toàn thành phố lại có vẻ như chỉ được giao cho những người chỉ biết cho thuê phòng.
Chất xám và lòng yêu nghề của những chuyên gia tốt nhất, ở nước ta, hình như không chảy về khu vực quốc doanh. Dù việc nó không chảy về là chủ động hay bị động, thì đó cũng là chuyện đáng buồn. Bởi vì, người bị thiệt hại đầu tiên chính là những người dân bình thường.
Quay trở lại với cái Nhà Trưng bày và Triển lãm trên kia, cái cơ hội được treo cho ra treo của tranh, cũng như cơ hội được ngắm cho ra ngắm của người xem tranh, đã bị cướp mất. Và các họa sĩ Sài Gòn sẽ không có một không gian thật đẹp, như một lời hứa hẹn và khích lệ (của nhà nước, để mà vẽ), rằng nếu anh có tác phẩm hay, anh sẽ được bày ra trang trọng cho mọi người cùng xem, và chúng tôi sẽ chăm chút cho đứa con của anh, từ cái khuy, cái áo...
(Mà không phải chỉ trong chuyện vẽ tranh, trong chuyện nào thuộc về văn hóa cũng vậy, cái sự khích lệ cụ thể của nhà nước sao mà khó thấy, chưa kể nhiều khi nó còn làm người ta cụt hứng, nản lòng.)
Thế nên, quay lại với chuyện vẽ vời, trong khi chưa có một bà bảo mẫu yêu nghệ thuật và thương người làm nghệ thuật như thế, thì theo tôi, không biết vẽ là tốt nhất, mà cụ thể là không biết vẽ ở Sài Gòn, như vậy sẽ khỏi rơi vào nỗi buồn vẽ-rồi-chẳng-có-ai-xem, hoặc xem-rồi-thì-thêm-tức.

Theo (Thể Thao&Văn Hoá) 04.10.2002


saos@ngmo

Để bóp (gần) chết lòng yêu nghề
Thảo Hảo

Ngày chủ nhật ở Hà Nội, lại là ngày lạnh nhất, bạn sẽ ngại ra đường (có thể vướng mắc không phải ở khâu phóng xe, mà là ở khâu thay quần áo). Nếu bạn có con nhỏ, khoảng dưới 6 tuổi; nó - bất chấp trời lạnh, nhčo nhẹo đòi đi chơi (và bạn bắt buộc phải đi, vì đã trót dại hứa), thì bạn chọn mục nào trong danh sách dưới đây ?

về nhà ông bà ngoại
về nhà ông bà nội
đi siêu thị, vào khu trò chơi
ra công viên chơi đu quay
ra Lương Văn Can mua đồ chơi
đi xem xiếc
đi hội chợ với mẹ
đi uống cà phê cùng với bố

Danh sách có thể còn dài hơn nhiều, nhưng với một đầu óc chưa có con nhỏ như tôi thì chỉ dừng ở mức ấy. Và bởi vì "con cá lớn" của tôi không phải là làm thống kê cho một tổ chức gia đình - xã hội nào, mà là, tôi muốn bạn dẫn con bạn đi xem xiếc.

*

Vẫn nhớ hồi bé, thỉnh thoảng vào những dịp đặc biệt ngoan, tôi lại được đi xem xiếc. Rạp bên hồ Hale. Trong cái nhà bạt vòm cao cao ấy đầy những người, ngồi chỉ lo rơi dép xuống những khe ghế gỗ. Nhạc rộn ràng, những đoạn gay cấn thì trống rền rền căng thẳng. Giữa chừng các tiết mục là hai anh hề chạy ra, hình như trong đó luôn có một anh khá béo. Xong đến xiếc thú, có tiết mục lớp học chó. Cô giáo chỉ số 1 là ẳng một tiếng, chỉ số 2 là ẳng ẳng 2 tiếng...

Rồi vào miền Nam, đi xem xiếc trong Sở thú. Xiếc miền Nam lúc đó phổ biến là mô-tô bay. Giữa rạp là một cái ống to, quay càng lúc cành nhanh, xe phóng trên thành ống, mà trẻ con cứ bị ám ảnh là nếu ống ngừng quay thì cả người lẫn xe sẽ bị văng ra, tan xác trên mái bạt....

Hơn 20 năm rồi tôi mới đi xem xiếc trở lại. Lại vẫn bên hồ Hale, vào những ngày mà người ta nói là lạnh nhất ở Hà Nội. Tay buốt hết. Lạnh từ trong lạnh ra, từ ngoài lạnh vào, ép mình ở giữa lập cà lập cập. Thế mà vào rạp xiếc, giờ đã là nhà xây đàng hoàng, nhìn một cái mà muốn rơi nước mắt: khách trong rạp chỉ lčo tčo vài hàng ghế, lại đa phần là người du lịch, Á với Âu; trẻ con rất ít, mà nhạc vẫn tưng bừng, đčn sáng trưng, diễn viên áo xanh áo đỏ, cười rất tươi, chéo chân chào khách. Trong rạp không có sưởi, lạnh không khác gì ngoài trời, khách như tôi mấy lần áo và găng vẫn còn run lẩy bẩy, ngại cả vỗ tay, và có vỗ cũng không to nổi vì tay tê cóng. Vậy mà diễn viên mặc phong phanh như muôn thuở, vẫn nhiệt tình trải hết tinh xảo này đến nguy hiểm khác, nào nhào lộn, phi ngựa, cưỡi voi..., mà tổng cộng số tiền bán vé cả rạp sáng hôm ấy thật không đáng để mà bất kỳ ai liều thân; giải thích được chăng chỉ có lòng yêu nghề và sự không đắn đo vì coi đó đã là nghiệp.

Nhưng nghĩ kỹ thì, oái oăm thay, khi nước đã giàu hơn, rạp đã to hơn, trẻ con không cần ngoan bằng ngày xưa cũng có thể được đi xem xiếc, thì sao lòng yêu nghề của diễn viên lại bị đem ra thử thách như thế này? (Nghe nói) lương thì thấp, người xem thì ít. Lại biết không chỉ diễn viên người mà cả "diễn viên" thú cũng bị thử thách, khi đi ngang qua chuồng voi, thấy voi mốc meo gầy guộc, đứng trong chuồng tối tăm; chuồng chó, chuồng ngựa lạnh lẽo, và chó xiếc trông nhem nhuốc như mấy con chó... nhà tôi.

*

Alphonse Daudet có một cái truyện ngắn về ông già làm nghề xay bột. Khi bắt đầu có nhà máy xay bột hiện đại hơn về làng thì cái cối xay gió của ông ế ẩm. Nhưng ông quá yêu nghề và không chấp nhận mình thua. Người ta vẫn thấy ông mỗi ngày cho la chở đi những bao bột và những cánh quạt cối xay vẫn quay đều. Rồi đến một hôm, người ta phát hiện ra, đó không phải là bột, mà là những bao thạch cao. Dân làng thương ông quá, lũ lượt đem lúa mì đến nhà máy của ông, để cái cối xay của ông được phục vụ những hạt lúa mì thực thụ.

Lòng yêu nghề, lòng yêu nghề... đó là cái mà chúng ta vẫn hay nói, và muốn con cái của mình cũng có được cái phẩm chất đó, để sau này đời nó vui. Nhưng mà muốn nuôi được cái phẩm chất đó chắc cũng phải có sự động viên của cả cộng đồng, đừng để nó bị thử thách quá lâu mà nản, mà thui đi. Sự khổ luyện mỗi ngày của các diễn viên xiếc ở đây đúng ra phải được đền bù bằng tiếng vỗ tay của người lớn (chịu dẫn con đi), bằng sự nín thở của trẻ con (được bố dẫn đi), đó chính là thứ lương thực tinh thần để nuôi cho lòng yêu nghề đó không teo tóp.

Thế đấy, nếu như mỗi người trong chúng ta chịu khó một năm dẫn con đi xem xiếc một lần, trước là để nó có được thú vui tuổi thơ, sau là mình ôn lại tuổi thơ của mình với nó, sau nữa (tí ti thôi cũng được), nghĩ việc này như mình đem bao bột của mình đến xay cho ông già vui, thì những buổi diễn xiếc như hôm nay đỡ đáng thương biết bao. Mà còn cao hơn nữa, nhìn tấm gương những nghệ sĩ xiếc, cái lòng yêu nghề trong chúng ta, lâu nay tưởng đã chết, biết đâu lại tự nhiên mà sống dậy thì sao!

Theo báo "Thể thao-Văn hoá 2003"

saos@ngmo

Ai Sẽ Làm Việc Này Đây?

Cả đám ăn trưa xong, ra đến bãi gửi xe thì thấy ở giỏ xe mỗi người đã có một tờ rơi in trên giấy cứng, vẽ một con gấu mặt buồn bã. Nội dung:

Kính chào quý khách

Hiện nay chúng tôi có
TRẠI GẤU
Trọng lượng từ 150 đến 300 kg/con
Quý khách có nhu cầu lấy mật trực tiếp
TỪ GẤU ĐANG SỐNG
Chúng tôi đưa đón miễn phí. Xe xuất phát vào hồi 7h30 sáng thứ bảy hàng tuần tại cổng chính công viên X, TP. HCM.

Xin liên hệ chúng tôi tại..., số điện thoại...
Quý khách có xe riêng đi đến trại theo sơ đồ sau... (sơ đồ vẽ rất chi tiết, dễ tìm)
Hai tuần trước, trong chương trình "Người Đương Thời" của VTV3, đạo diễn Lê Hoàng - người làm phim "Gái Nhảy" - có nói về ý thức trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ bên cạnh việc làm nghệ thuật, giải trí đơn thuần. Bản thân ông là người rất quan tâm đến các vấn đề khác nhau trong xã hội (chứ không phải chỉ vũ trường). Ông là người vẫn viết các bài tiểu phẩm châm biếm, và trong chương trình Người Đương Thời này, người ta giới thiệu một bài mới viết của ông, trước một vụ việc thời sự. Bài có tên: "Điếu văn đọc trước mộ bò"[1]

Đại ý, hai mẹ con bò tót thấy một quan chức kia là rất xấu xa, nhưng mãi các cơ quan chức năng chưa phanh phui ra. Hai con bò bàn nhau, thôi thì mình hy sinh, chạy ra trước họng súng khi kẻ kia đi săn trộm, nhân cái chết của mẹ con mình, người ta mới phanh phui ra những cái tội còn to gấp trăm lần của hắn - những cái tội làm hại đến con người chứ không phải chỉ con bò, nhưng phải nhờ đến con bò thì con người mới đi tố cáo.

Tổng hợp cả lại: ý của đạo diễn Lê Hoàng về trách nhiệm công dân của nghệ sĩ, bài viết về mẹ con hai con bò tót của ông, thêm tờ rơi quảng cáo hút mật gấu sống, tôi xin thử đề xuất một chuyện sau với một số văn nghệ sĩ (và chỉ một số thôi ạ!).

Đó là lâu nay tôi thấy các vị sống một đời sống thật là phí phạm, với mình và với cả đất nước.

Sống bằng sự nhớ dai của những người yêu thơ và mến văn, đã từ lâu không sáng tác nữa, nhưng các vị vẫn an tâm, chẳng thấy cần làm gì nữa.

Nhận một thứ lương nhỏ nhoi của những cơ quan văn nghệ, các vị làm việc cầm chừng rồi la cà trong quán nước; ngây ngất hơi rượu, các vị nói những chuyện thông minh và chua cay về người này kẻ nọ trong giới văn chương. Còn cái cuộc sống cụ thể xung quanh đang ngùn ngụt thay đổi, với những tin vui đến chảy nước mắt cùng những điều bất cập, ngu dốt nghe mà tức đến nghẹt thở, đều bị các vị coi khinh, như chuyện của người khác. Coi việc khoanh tay đứng bên lề cuộc sống như một việc sang trọng, các vị chẳng bao giờ dùng ngòi bút của mình lên tiếng nói như một công dân trong cuộc.

Nhưng tôi biết, là nghệ sĩ, các vị còn yêu thiên nhiên, còn sự đa cảm, chẳng nỡ bó tay nhìn bầy gấu bị hút mật sống ngay giữa lòng một thành phố văn minh. Vả lại, đến mẹ con con bò tót còn xả thân cho công lý như thế được, chẳng lẽ ta không thể hy sinh để cứu gấu sao?
Thế thì "2 trong 1", nên chăng có người trong các vị hy sinh làm một chuyện sau:

Hãy mượn cho được một khẩu súng săn, và đi săn trộm trong rừng quý. Rình bắn cho được một con gấu. Bắn được cả hai mẹ con nó càng tốt. Rồi làm cách nào cho kiểm lâm họ túm gọn cả ta lẫn gấu.
Khi đó, tên của các vị có thể trở lại một cách tiếng tăm trên mặt giấy, dù là trong một vụ săn trộm. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Chẳng ai cần chuyện ấy, đúng không ạ! Hy sinh này chỉ cốt để cho vế thứ hai: đó là nhân vụ việc đó, người ta sẽ nói rằng "gấu là động vật quý, phải bảo vệ". Và thế thì, khi ra tòa, xin các vị cãi hộ cái câu này:
"Nếu các ông bảo là nó quý, sao vẫn để bao nhiêu đứa giết gấu dần mòn, công khai ngay giữa ban ngày?

Thưa các vị,
Lằng nhằng quá phải không? Nhưng một kế hoạch giải cứu phải có những bước zích zắc của nó. Tôi đã tính kỹ càng (tuy có hơi lẩn thẩn) từng bước để cứu loài gấu. Nhưng tới đây, tôi chợt nghĩ lại, có một yếu tố quan trọng, rất có thể làm hỏng bét kế hoạch của chúng ta.
Đó là: các vị chỉ là văn nghệ sĩ. Nếu lâu nay các vị vẫn sống vô trách nhiệm, bông đùa, không có gì là nghiêm túc, thì xã hội gọi là phục tài đó mà vẫn có phần xem thường các vị; nhìn các vị phù du như chim hoa cá kiểng, hoặc coi hành vi của các vị nhiều phần chỉ như của trẻ con hư.

Nếu người ta đã xem thường mình như thế, thì đến ngay cả khi mình phạm tội, cái tội ấy cũng có cơ bị người ta xem thường nốt.

Vậy nên, việc bắn chết gấu của các vị rất dễ bị người ta phẩy tay bỏ qua, chỉ coi là một chuyến thực tế lên mây của mấy ông làm thơ say rượu lỡ tay cò.

Và thế thì, mọi chuyện chẳng đâu vào đâu cả. Kế hoạch của chúng ta tan nát. Các vị được thả, mà gấu thì mất.

Ồ, nhưng vẫn chưa mất hết. Vẫn còn túi mật. Ngâm ra cũng được mấy bầu rượu (thơ).

[1]Tuổi Trẻ Cười, tháng 3. 2003, dưới bút danh Lê Thị Liên Hoan, về vụ săn trộm hai con bò tót trong rừng Ea-So.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội