ÔNG GIŔ KHỐT TA BÍT [ hay cực kỳ luôn , đừng bỏ lỡ]

Started by vovavietnam, 26/07/06, 17:34

Previous topic - Next topic

vovavietnam

Chương 9

Một đêm không yên ổn


Chưa đầy một tiếng sau, tiếng chuông điện thoại vang lên ở phòng làm việc của bố đã đánh thức Vônca dậy.
Ông Alếchxây đến bên máy điện thoại:
- Tôi nghe đây... Vâng tôi đây... Ai đấy ạ?... Chào cô Vácvara Xtêpanốpna! Cám ơn cô, chúng tôi vẫn khỏe. Còn cô?... Cô hỏi cháu Vônca? Vônca đang ngủ... Theo tôi, cháu hoàn toàn khỏe mạnh, cháu ăn bữa tối hết sức ngon miệng... Vâng, tôi biết, có lẽ không thể giải thích khác được... Chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên... Vâng, có lẽ nó bị mệt quá... Dĩ nhiên, cháu nó được nghỉ vài hôm thì tốt hơn, nếu cô không phản đối... Cảm ơn cô đã quan tâm. Chúc cô mạnh khỏe!... Cô Vácvara gửi lời chào em đấy. - Ông Alếchxây nói với vợ - Cô ấy quan tâm đến sức khỏe của Vônca. Cô nói chúng ta yên tâm: ở trường, Vônca được mọi người quý mến. Cứ để con nó nghỉ ngơi cho tốt.
Vônca lại cố nghe xem bố mẹ nó nói với nhau những gì, nhưng chưa nghe được gì cả, nó lại thiếp đi.
Nhưng lần này, nó chẳng ngủ được quá 15 phút.
Tiếng chuông điện thoại lại đánh thức nó dậy.
- Vâng, tôi đây... – Ông Alếchxây nói với giọng cố làm cho nhỏ lại - Vâng... Chào bác Nicôlai Nicanđrôvích!... Sao kia ạ?... Không, không có.. Vâng, cháu ở nhà, dĩ nhiên là cháu ở nhà... Được ạ... Chào tạm biệt bác!
- Ai gọi thế anh? - Tiếng mẹ từ trong bếp vọng ra.
- Bố của Giênia Bôgôrát. Bác ấy đang lo: đến tận giờ này, Giênia vẫn chưa về nhà. Bác ấy hỏi Giênia có ở nhà chúng ta hay không và Vônca có nhà hay không.
- Thời mẹ, chỉ có bọn lính kỵ binh nhẹ mới về nhà muộn như thế. - Bà nội nói xen vào - Đằng này, một thằng bé con...
Nửa tiếng sau, lần thứ 3 trong cái đêm không yên ổn này, tiếng chuông điện thoại lại cắt ngang giấc ngủ của Vônca.
Lần này, bà Tatiana Ivanốpna - mẹ của Giênia gọi đến. Giênia vẫn chưa về nhà. Bà muốn Vônca cho biết thêm về Giênia.
- Vônca! - Bố mở hé cửa - Bác Tatiana hỏi con thấy Giênia lần cuối cùng vào lúc nào?
- Vào lúc tối, ở rạp chiếu bóng ạ.
- Thế sau khi xem phim thì sao?
- Sau khi xem phim, con không thấy bạn ấy.
- Giênia không nói với con là nó định đi đâu hay sau khi xem phim à?
- Không ạ.
Vônca đã chờ lâu, rất lâu xem cuối cùng cuộc nói chuyện của người lớn về cậu bạn Giênia bị mất tích sẽ kết thúc vào lúc nào (chính Vônca thì chẳnng hề lo một chút nào cả: nó ngờ rằng Giênia đã hứng chí đi đên Công viên văn hóa để nghỉ ngơi và xem xiếc), nhưng nó cũng chẳng chờ được và lần thứ 3 lại ngủ khì. Lần này hẳn là được ngủ yên.
Chẳng bao lâu trong góc nhà phát ra tiếng quẫy nước nhč nhẹ. Sau đó, có tiếng chân bước lạch bạch. Trên sàn nhà xuất hiện rồi khô nhanh những dấu chân ướt vô hình của ai đó. Ai đó vừa đi đi lại lại trong phòng, vừa khe khẽ hát một âm điệu phương Đông ngân dài buồn bã.
Những dấu chân ướt đi về phía bàn, trên đó có chiếc đồng hồ báo thức đang kêu tích tắc một cách bồn chồn. Tiếng tắc lưỡi khâm phục của ai đó vang lên. Chiếc đồng hồ báo thức tự bay lên, yên ổn lơ lửng một chốc ở khoảng giữa sàn nhà và trần nhà, sau đó lại quay về chỗ cũ, còn những dấu chân thì đi về phía bể nuôi cá. Lại phát ra tiếng quẫy nước, rồi tất cả đều im lặng...
Vào lúc đêm khuya trời đổ mưa. Những giọt mưa vui vẻ gő lộp độp vào cửa sổ, rơi lào rào nhanh trong đám lá cây rậm rạp và chảy róc rách trong các ống máng. Chốc chốc tiếng mưa lại lặng đi và lúc bấy giờ chỉ còn nghe thấy những giọt nước mưa to rơi đĩnh đạc và âm vang xuống cái thùng tônô để ở dưới cửa sổ. Sau đó, như đã lấy lại sức, cơn mưa lại bắt đầu đổ ào ào.
Trời mưa như thế ngủ rất ngon. Cơn mưa có tác dụng ru ngủ đố với cả những người bị bệnh mất ngủ, còn Vônca thì chẳng bao giờ phải than phiền về bệnh mất ngủ cả.
Đến sáng, khi bầu trời đã gần quang mây, có ai đó mấy lần thận trọng chạm vào vai nhân vật chính của chúng ta khi cậu đang ngủ say. Nhưng Vônca vẫn chẳng thức dậy. Lúc bấy giờ cái người đã cố đánh thức Vônca mà chẳng ăn thua ấy liền thở dài buồn bã, lẩm bẩm một câu gì đó và kéo giày lệt sệt, đi vào sâu trong phòng, tới chỗ cái bể nuôi cá vàng của Vônca được đặt trên bệ cao. Có tiếng quẫy nước khó khăn lắm mới nghe được và trong phòng lại bao trùm bầu không khí yên lặng như tờ.



vovavietnam

Chương 10

Biến cố phi thường tại căn hộ số 37

Bà Natalia Cudiminhitrơna (người ta thường gọi mẹ Gôga như thế) không hề mua tặng Gôga một con chó nào cả. Bà chưa kịp làm việc đó. Còn về sau, bà lại càng không mua tặng: sau những biến cố không thể tưởng tượng được trong cái buổi tối hãi hùng ấy, cả Gôga lẫn bà Natalia trong một thời gian dài đã mất hẳn sự ham thích đối với những người bạn lâu đời nhất và trung thành nhất của con người.
Nhưng chính Vônca đã nghe hết sức rő tiếng chó sủa vọng ra từ căn hộ số 37 kia mà! Chẳng lẽ nó lại nghe nhầm?
Không, Vônca không hề nghe nhầm.
Tuy nhiên, tối hôm đó cũng như nhiều tháng sau, trong căn hộ số 37 vẫn không hề có một con chó nào cả. Nếu các bạn muốn biết thì xin nói rằng từ đó đến nay, ngay cả một cái chân chó cũng không đến đấy. Nói tóm lại, Vônca đã ghen tị với Gôga một cách uổng công. Ghen tị mà làm gì kia chứ: chính Gôga đã sủa đấy!
Việc đó bắt đầu vào đúng lúc Gôga rửa ráy mặt mũi trước khi ăn bữa tối. Nó nóng lòng kể cho mẹ nghe (và tìm mọi cách thêm mắm thêm muối) chuyện hôm nay, tại cuộc thi, thằng Vônca Côxtưncốp học cùng lớp và ở ngay gần nhà đã bị ê mặt như thế nào. Lúc ấy, gần như ngay lập tức, Gôga đã bắt đầu sủa. Nói đúng hơn là nó không chỉ hoàn toàn sủa ngay thôi đâu. Một vài tiếng nào đó nó vẫn nói như người, nhưng nhiều, rất nhiều tiếng khác thì nó không thể nào nói được, mà từ mồm nó lại phát ra tiếng sủa hệt như một con chó vậy. Gôga hết sức sửng sốt và khiếp đảm.
Gôga muốn kể lại với những chi tiết bịa đặt rằng tại cuộc thi, Vônca đã nói nhăng nói cuội, làm cho cô Vácvara phải đập bàn và gào lên: "Mày nói nhảm nhí gì thế, cái thằng ngốc kia?! Tao sẽ cho mày, một thằng càn quấy, ở lại lớp!". Nhưng thay vào đó, Gôga lại nói như sau:
- Vônca bỗng nhiên bắt đầu nói.. gâu gâu gâu.. Còn cô Vácvara thì đập... gâu gâu gâu...
Gôga ngớ người ra vì bất ngờ. Nó ngừng nói, nghỉ một chút, rồi cố nhắc lại câu nói vừa rồi. Nhưng cả lần này nữa, từ mồm nó lại vọt ra tiếng chó sủa thay cho những lời lẽ thô lỗ mà thằng nói dối và hớt lẻo Gôga "Thuốc viên" muốn gán cho cô Vácvara.
- Ối mẹ ơi! - Gôga hốt hoảng - Mẹ ơi!
- Sao thế con, Gôguxca (1)? - Bà Natalia hoảng sợ - Sao mặt con tái xanh tái mét thế kia?
- Mẹ hiểu không, con muốn nói rằng... gâu gâu gâu.... Ối mẹ ơi, thế là thế nào?
Hoảng quá, mặt Gôga quả là biến sắc ghê gớm.
- Đừng sủa nữa, Gôguxca, mặt trời bé nhỏ của mẹ, niềm sung sướng của mẹ!
- Con nào có cố ý sủa như thế! - Gôga mếu máo. - Con chỉ muốn nói...
Và thay cho tiếng nói rành rọt, nó lại chỉ có thể phát ra tiếng chó sủa cáu kỉnh.
- Con trai bé bỏng đáng yêu của mẹ, con đừng làm cho mẹ sợ nữa! - Bà Natalia tội nghiệp van vỉ, và những giọt nước mắt từ từ lăn trên khuôn mặt đôn hậu của bà. - Đừng sủa nữa! Mẹ van con, đừng sủa nữa!...
Nhưng lúc ấy Gôga chẳng tìm được một cách gì khôn hơn, mà lại đâm cáu với mẹ mình. Và bởi vì trong những trường hợp như vậy nó thường giở giọng hỗn láo với mẹ nó nên lần này nó liền sủa gâu gâu dữ dội đến chối tai, khiến cho những người ở căn hộ bên cạnh phải chạy ra ban công mà la lên:
- Bà Natalia! Bà hãy bảo thằng Gôga nhà bà đừng hành hạ con chó nữa! Bậy quá chừng!... Nuông chiều thằng bé đến mức hoàn toàn chẳng biết xấu hổ là gì nữa!
Nước mắt đầm đìa, bà Natalia lao đi đóng chặt tất cả các cửa sổ lại. Sau đó, bà toan sờ trán Gôga, làm nó lại tuôn thêm một đợt sủa dữ tợn.
Bấy giờ, bà Natalia bčn bắt cu cậu Gôga đã hoàn toàn khiếp vía vào giường nằm, trùm cái chăn bông lên người nó mà chẳng hiểu để làm gì, mặc dù đang là một buổi tối mùa hč nóng nực. Sau đó, bà chạy xuống dưới nhà, đến bên máy điện thoại tự động để gọi bác sĩ ở Trạm Cấp cứu.
Việc này hoàn toàn không đơn giản. Muốn gọi bác sĩ ở Trạm Cấp cứu đến, người nhà phải mắc một bệnh gì đó rất nguy hiểm và ít ra nhiệt độ của người ấy phải đột ngột vọt lên rất cao.
Bà Natalia phải nói dối rằng nhiệt độ của Gôga đã lên đến 39 độ 8 và dường như đang mê sảng.
Chẳng mấy chốc bác sĩ đã đến. Đó là một bác sĩ đứng tuổi, to béo, râu bạc, có kinh nghiệm.
Dĩ nhiên, trước hết ông bác sĩ sờ trán Gôga và thấy rő ràng nhiệt độ của nó hoàn toàn không tăng một chút nào. Dĩ nhiên là ông bực mình, nhưng không để lộ ra ngòai. Bà Natalia có vẻ hết sức bối rối.
Ông bác sĩ thở dài và ngồi xuống chiếc ghế để cạnh giường Gôga đang nằm rồi yêu cầu bà Natalia giải thích vì sao bà lại phải gọi bác sĩ cấp cứu đến.
Bà Natalia thành thật kể hết mọi chuyện.
Bác sĩ nhún vai, hỏi lại bà, rồi lại nhún vai và nghĩ rằng nếu sự việc xảy ra đúng như vậy thì phải gọi bác sĩ khoa tâm thần chứ không phải gọi bác sĩ nội khoa.
- Có lẽ cậu quả quyết rằng cậu là một con chó? - Bác sĩ hỏi Gôga như không chủ tâm.
Gôga lắc đầu.
"Thế thì tốt!", bác sĩ nghĩ thầm, "Nếu người bệnh bỗng nhiên quả quyết mình là một con chó thì có thể đoán rằng người đó có nhiều biểu hiện của chứng điên."
Dĩ nhiên ông không nói suy nghĩ đó thành lời để khỏi làm cho mẹ con người bệnh hoảng sợ vô ích.
- Cậu thč lưỡi ra! - Ông nói với Gôga.
Gôga thč lưỡi.
- Lưỡi hoàn toàn bình thường. Này cậu, bây giờ tôi sẽ khám cậu nhé... Thế... Thế... Thế... Tim rất tốt. Phổi không hề có tiếng ran. Dạ dày thế nào?
- Dạ dày cháu bình thường. - Bà Natalia nói.
- Cậu nhà ta... e hčm... sủa gâu gâu đã lâu chưa?
- Đã 3 tiếng đồng hồ nay rồi. Thật là tôi chẳng còn biết làm gì bây giờ...
- Trước hết phải bình tĩnh. Lúc này tôi chưa thấy một điều gì đang ngại cả. Này cậu, cậu hãy kể cho tôi nghe vì lẽ gì lại có chuyện như thế?
- Bình thường thôi, chẳng vì lẽ gì cả! - Gôga nói với giọng ai oán - Cháu đang tính kể cho mẹ cháu chuyện Vônca... gâu gâu gâu...
- Ông thấy đấy, thưa bác sĩ, - Bà Natalia trào nước mắt - Thật là kinh khủng!... Có lẽ nên cho cháu uống một thứ thuốc gì đó chăng? Rửa dạ dày cho cháu có sao không ạ?
Bác sĩ chau mày:
- Bà Natalia, xin bà hãy cho tôi một thời gian để tôi suy nghĩ, xem qua sách báo nào đó... Đây là một trường hợp hiếm có, rất hiếm có. Bây giờ nên thế này: yên tĩnh hoàn toàn, chế độ nằm nghỉ trên giường là dĩ nhiên rồi, thức ăn nhẹ nhất, tốt hơn hết là thức ăn bằng sữa thực vật, không được uống một chút cà phê hay ca cao nào, uống nước trà thật loãng, có thể pha thêm một chút đường. Lúc này không được ra khỏi nhà...
- Bây giờ có dùng gậy mà đuổi thì cháu nó cũng không ra khỏi nhà đâu. Cháu xấu hổ. Vừa rồi có một cậu bé ghé vào chơi với cháu. Thế là cháu Gôga tội nghiệp liền sủa liên hồi. Phải vất vả lắm chúng tôi mới van nài được cậu bé ấy đừng kể lại chuyện này cho ai biết. Còn dạ dày cháu thì sao? Có thể rửa được không ạ?
- Thôi được, - Bác sĩ lưỡng lự nói - Rửa dạ dày cũng chẳng hề gì.
- Dán cao mù tạc cho cháu vào ban đêm có sao không ạ? - Bà Natalia vừa hỏi vừa nức nở.
- Cũng tốt đấy! Cao mù tạc có tác dụng lắm!
Bác sĩ muốn xoa đầu Gôga đang ỉu xìu, nhưng "Thuốc viên" cảm thấy trước tất cả những cách thức điều trị mà nó phải chịu, liền sủa gâu gâu với vẻ tức giận không che giấu, khiến cho ông bác sĩ phải rụt tay nhanh lại.
Ông hoảng sợ, cứ như thằng bé khó chịu này có thể cắn ông thực sự.
- Tiện thể xin hỏi tại sao bà lại đóng kín mít các cửa sổ giữa lúc trời nóng như thế này? - Bác sĩ nói - Cậu bé cần phải được hít thở không khí trong lành.
Cực chẳng đã, bà Natalia phải giải thích cho bác sĩ biết tại sao bà phải đóng kín các cửa sổ.
- Hừm, một trường hợp hiếm có, rất hiếm có! - Bác sĩ nhắc lại rồi viết đơn thuốc và ra về.

---
Một cách gọi âu yếm tên Vônca – N.D.



vovavietnam

Chương 11

Một buổi sáng cũng không yên ổn chẳng kém

Buổi sáng tuyệt đẹp, tràn trề ánh nắng đã đến.
Sáu giờ rưỡi, bà nội khẽ mở cửa phòng, nhón chân đi đến cửa sổ và mở toang cánh cửa ra. Không khí mát mẻ, sảng khoái tràn vào căn phòng. Một buổi sáng Mátxcơva ồn ào, vui tươi, bận rộn đã bắt đầu. Nhưng Vônca vẫn chưa thức dậy, nếu như cái chăn không tuột khỏi người nó và rơi xuống sàn nhà.
Trước tiên Vônca sờ ngay những sợi râu rễ tre đã lại mọc lún phún ở cằm và nó hiểu rằng nó đang ở trong một tình thế hoàn toàn không có lối thoát. Với cái bộ mặt râu ria như thế này thì đừng hòng nghĩ đến chuyện ra mắt bố mẹ. Vônca lại chui vào chăn và bắt đầu nghĩ xem nó nên làm gì bây giờ.
- Vôlia (1)! Vôlia! Dậy đi con! - Vônca nghe tiếng bố gọi từ phòng ăn, nhưng nó quyết định không trả lời, giả vờ như vẫn còn ngủ - Không hiểu sao nó có thể ngủ được trong cái buổi sáng tuyệt đẹp thế kia!
Nó nghe rő tiếng của bà nội:
- Aliôsa, bây giờ bắt chính con mới thi cử xong mà lại phải thức dậy vào lúc sáng tinh mơ thì con có chịu được không nào?
- Thôi, cứ để cho nó ngủ. Cu cậu muốn ăn gì thì cu cậu tự mò dậy liền.
Vônca mà lại không muốn ăn ư? Nó bỗng thấy mình thčm một miếng trứng tráng kčm với một lát bánh mì đen mới ra lò còn hơn cả nỗi lo sợ về những sợi râu rễ tre hung hung lún phún ở cằm nó. Nhưng đầu óc tỉnh táo dẫu sao cũng đã thắng cái cảm giác đói bụng, nên Vônca vẫn cứ nằm dài trên giường cho tới lúc bố đi làm, mẹ xách giỏ đi chợ.
"Một liều ba bảy cũng liều!", Vônca quyết định sau khi nghe thấy tiếng cửa đóng lúc mẹ ra khỏi nhà, "Mình sẽ kể hết mọi chuyện với bà. Và hai bà cháu sẽ cùng nhau nghĩ ra một cách nào đó".
Vônca khoan khoái vươn vai, ngáp dài dễ chịu và đi về phía cửa phòng. Lúc đi ngang qua bể nuôi cá, nó lơ đãng liếc nhìn cái bể và... ngây người vì kinh ngạc. Đêm qua, ở trong cái bể kính 4 góc chẳng lấy gì làm lớn ấy đã xảy ra một biến cố không thể nào giải thích được theo quan điểm khoa học tự nhiên và vì thế nó mang đầy tính chất bí ẩn: trong bể vốn có 4 con cá nhỏ, ấy thế mà bây giờ lại có 5! Đã xuất hiện thêm một con nữa: một con cá vàng to, béo đang trịnh trọng ve vẩy những cái vây đỏ rực lộng lẫy. Lúc Vônca ngạc nhiên ghé sát mặt vào tấm kính dày của bể nuôi cá, nó thấy hình như con cá nọ đã nháy mắt mấy lần với mình.
- Chuyện quái quỷ gì thế này! - Vônca lẩm bẩm, tạm thời quên cả bộ râu của mình và thò tay xuống nước để bắt con cá bí ẩn.
Nhưng tự con cá, dường như chỉ đợi có thế, đã đập mạnh đuôi trong nước, rồi nhảy vọt từ bể nuôi cá xuống sàn nhà biến thành... ông già Khốttabít!
- Úi chà! - Ông già vừa nói vừa lau sạch bộ râu bằng một cái khăn bông tuyệt đẹp chẳng biết từ đâu hiện ra, ở rìa khăn có thêu những con gà trống nhỏ bằng chỉ vàng và bạc - Suốt từ sáng ta, chỉ chờ dịp để bày tỏ với cậu lòng kính trọng sâu sắc nhất của ta. Nhưng cậu vẫn chẳng thức giấc. Ta đành phải ngủ với những con cá vàng xinh đẹp này, hỡi cậu Vônca con trai của Aliôsa may mắn nhất đời!
- Ông chế giễu cháu như thế mà không biết xấu hổ sao? – Vônca nổi cáu - Chỉ có chế giễu mới có thể gọi một thằng bé có râu là người may mắn nhất đời!



vovavietnam

Chương 12

Tại sao ông X.X. Pivôraki lại phải đổi họ?

Trong cái buổi sáng tuyệt trần ấy, ông Xtêpan Xtêpanứt Pivôraki quyết định thưởng thức cùng lúc 2 thú vui: vừa cạo râu vừa ngắm phong cảnh đẹp như tranh vẽ ở trên sông Mátxcơva. Ông đẩy chiếc bàn con để bộ đồ cạo râu tới sát cửa sổ và vừa hát khe khẽ một bài hát vui vừa cẩn thận quệt xà phòng lên má.
Còn chúng ta lúc này sẽ kể cho nhau nghe về người quen mới của chúng ta.
Nhờ một sự trùng hợp kỳ lạ, họ của ông hoàn toàn phù hợp với một trong hai nhược điểm của ông ta: ông thích uống bia và nhắm tôm càng luộn ngon lành (1).
Nhược điểm thứ hai của ông là nói quá nhiều.
Vì tính ba hoa của mình, ông Pivôraki, một người nói chung là khá thông minh, thường làm cho mọi người rất khó chịu, kể cả những người bạn thân nhất của ông.
Ngoài tất cả những cái đó ra, ông là một người rất tốt và rất điêu luyện trong nghề của mình. Ông là thợ chữa khuôn.
Quệt xong xà phòng lên má, Pivôraki cầm con dao cạo, liếc nó một nhát trên lòng bàn tay và bắt đầu cạo râu một cách nhẹ nhàng và khéo léo lạ thường. Cạo râu xong, ông khoan khoái dùng cái bình phun nước hoa "Mộc Lan" phun lên mặt mình. Lúc ông bắt đầu chùi con dao cạo thì bỗng nhiên, bằng con đường nào không biết, xuất hiện bên cạnh ông một ông già nhỏ nhắn đầu đội mũ cói, chân đi đôi giày da dê thuộc màu hồng nhạt có thêu những đường chỉ vàng và bạc, mũi giày vểnh lên một cách kỳ cục.
- Mi là một gã thợ cạo? - Ông già nghiêm nghị hỏi ông Pivôraki đang đứng ngây người.
- Thứ nhất, tôi yêu cầu ông không nên xưng hô "mi, ta" - Ông Pivôraki lịch sự trả lời ông già - Thứ hai, có lẽ ông muốn nói "thợ cắt tóc"? Không, tôi không phải là thợ cắt tóc chuyên nghiệp. Mặc dù mặt khác, tôi có thể nói về mình rằng đúng, tôi là thợ cắt tóc, bởi vì tuy tôi không phải là thợ cắt tóc hay là "thợ cạo" theo cách nói của ông, tôi vẫn ăn đứt bất cứ một tay cắt tóc chuyên nghiệp hay bất cứ một tay "thợ cạo" nào theo cách nói cổ điển của ông, nói cách khác không một tay thợ cắt tóc nào ăn đứt được tôi... Tại sao lại thế ư?... Tại vì trong khi thợ cắt tóc chuyên nghiệp hay nói theo cách của ông là "thợ ca..."...
Ông Pivôraki đang ba hoa liền bị ông già ngắt lời một cách bất lịch sự:
- Hỡi gã thợ cạo lắm lời quá mức kia, mi liệu có biết cạo râu thật cừ, không hề làm sây sát da mặt lần nào, cho một cậu thiếu niên mà mi thậm chí chẳng đáng hôn bụi dưới bàn chân cậu ta hay không?
- Lần thứ hai tôi yêu cầu ông không được xưng hô "mi, ta" với tôi. Còn về thực chất của vấn đề mà ông đề cập đến thì...
Ông Pivôraki muốn nói tiếp bài diễn văn của mình, nhưng ông già lặng lẽ thu nhặt tất cả những thứ đồ cạo râu lại, rồi túm lấy cổ ông Pivôraki vẫn không ngừng thao thao bất tuyệt, và chẳng thčm nói một lời, ông già xách ông Pivôraki bay qua cửa sổ, theo hướng nào không rő.
Chẳng mấy chốc, hai người đã bay qua cửa sổ, bay vào căn phòng mà chúng ta đã biết, nơi Vônca đang ngồi buồn thiu trên giường, thỉnh thoảng lại vừa rên rỉ vừa liếc nhìn trong gương bộ mặt xồm xoàm râu ria.
- Hạnh phúc và may mắn bao giờ cũng đi theo trên tất cả những bước đường đời của cậu, hỡi ông chủ trẻ tuổi của ta! - Ông Khốttabít trịnh trọng tuyên bố trong khi vẫn chưa chịu buông ông Pivôraki đang cố vùng ra - Ta đã hoàn toàn tuyệt vọng trong việc tìm cho cậu một gã thợ cạo thì bỗng nhiên ta trông thấy bậc truợng phu ba hoa quá mức này và ta liền bắt gã, lôi về dưới mái nhà bình yên của cậu. Và đây, gã đang đứng trước mặt cậu với tất cả những dụng cụ cần thiết để cạo râu... Còn bây giờ, - ông Khốttabít nói với ông Pivôraki đang trố mắt nhìn cậu bé có râu - mi hãy bày những dụng cụ thích hợp của mi ra và hãy cạo râu cho cậu thiếu niên đáng kính này, sao cho cái cằm của cậu trở nên nhẵn nhụi như cằm của một cô thiếu nữ trẻ măng.
- Tôi đã yêu cầu ông không được xưng hô "mi, ta" kia mà. - Ông Pivôraki nhắc lại, nhưng không còn chống cự nữa.
Con dao cạo lấp loáng trong bàn tay khéo léo của ông Pivôraki, và chỉ trong vài phút, bộ râu của Vônca đã được cạo nhẵn nhụi.
- Còn bây giờ, - Ông già nói - mi hãy xếp những dụng cụ của mi lại. Sáng sớm mai, ta lại bay đến đón mi và mi lại cạo râu cho cậu thiếu niên này.
- Sáng mai tôi không thể đến được! - Ông Pivôraki uể oải phản đối - Ngày mai tôi phải làm ca sáng.
- Điều đó chẳng dính dáng gì đến ta cả. - Ông Khốttabít nghiêm nghị đáp.
Im lặng nặng nề. Sau đó, ông Pivôraki chợt nghĩ ra:
- Tại sao ông và cậu không thử dùng một thứ thuốc ta ở Tbilixi nhỉ? Thuốc hay tuyệt trần đời!
- Đó có phải là một thứ thuốc bột không ạ? - Vônca xen vào, trước đó nó lặng thinh như người câm. - Hình như đó là thứ thuốc bột màu xám?... Cháu đã nghe nói về thứ thuốc này ở đâu đó... hoặc là cháu đã đọc..
- Đúng là thuốc bột! Đúng là màu xám! - Ông Pivôraki mừng rỡ - Thuốc này được chế ở Grudia, một đất nước tuyệt đẹp, tràn trề ánh nắng. Riêng tôi rất mê Grudia như điếu đổ. Trong thời gian nghỉ phép, tôi đã đi khắp Grudia. Nào là thành phố Xukhumi, nào là thành phố Tbilixi, rồi Cutaixi... Chẳng có nơi đâu nghỉ tốt hơn! Dựa vào kinh nghiệm bản thân, tôi thành thật khuyên ông và cậu nên đến đấy... Xin lỗi, tôi hơi đi ra ngoài đề. Bây giờ lại nói về thứ thuốc bột ấy. Chỉ cần bôi thuốc này lên má thì ngay cả bộ râu rậm nhất cũng biến mất ngay lập tức... Quả là sau một thời gian nó lại mọc...
- Ở người bạn trẻ của ta, nó sẽ không mọc được nữa! - Ông Khốttabít ngắt lời ông Pivôraki.
- Ông tin chắc chứ? - Ông Pivôraki ngạc nhiên.
Ông Khốttabít lặng thinh với vẻ kiêu ngạo. Ông ta cho rằng nói cho một gã thợ cạo thấp hčn biết công việc của mình là hạ thấp phẩm giá của ông ta...
Không quá một phút sau, tại thành phố Tbilixi, ở chỗ gửi quần áo ngoài của một nhà tắm công cộng, người ta thấy ông già nhỏ nhắn đội mũ cói kiểu cổ, mặc bộ comlê rộng thùng thình và đi đôi dày da dê thuộc màu hồng có thêu những đường chỉ vàng và bạc, mũi giày vểnh cao.
Không cởi quần áo ngoài, ông già đi thẳng vào phòng tắm. Tại đây, mùi lưu huỳnh xộc vào mũi ông già, điều này chẳng có gì là lạ bởi vì đây là một trong những nhà tắm lưu huỳnh nổi tiếng ở Tbilixi. Nhưng một người vẫn mặc nguyên quần áo ngoài bước vào phòng tắm mù mịt hơi nước thì không thể không gây nên sự ngạc nhiên.
Những người ở trong phòng tắm tò mò nhìn theo ông già. Ông thản nhiên đi về phía người phục vụ mệt phờ đang xát xà phòng một cách cần mẫn hiếm có lên cái đầu của một ông đứng tuổi có bộ râu mép rậm đã bạc. Dừng lại cách người phục vụ nhà tắm - ông ta tên là Vanô - mấy bước, ông già cởi chiếc áo véttông với vẻ thong thả oai vệ.
- Ghênaxvalê (2)! - Ông Vanô nói với giọng có thiện cảm - Ở nhà tắm chúng tôi, mọi người cởi quần áo tại chỗ và gửi quần áo ở ngoài. Còn ở đây thì chỉ có tắm thôi ạ.
Ông già nhỏ nhắn nhếch mép cười với vẻ kẻ cả. Ông không hề có ý định tắm táp gì hết. Chẳng qua mặc áo véttông ông thấy hơi nóng mà thôi.
- Hãy bước lại gần ta! - Ông già ra lệnh cho ông Vanô và cầm mũ phe phẩy uể oải - Nhưng nhanh lên, nếu mi còn quý mạng sống của mi!
Người phục vụ nhà tắm mỉm cười hiền lành.
- Ghênaxvalê, trong cái buổi sáng tuyệt đẹp như thế này, ai mà chẳng quý mạng sống của mình? Tôi xin sẵn sàng phục vụ ông ngay bây giờ.
Ông Vanô dội nước lên cái đầu đầy xà phòng của người khách có hàng râu mép bạc, thì thầm vào tai người này vài lời và người này gật đầu thông cảm.
- Thưa bố, con xin nghe đây ạ. - Ông Vanô bước lại gần ông già và nói.
Ông già nghiêm nghị hỏi ông Vanô:
- Hỡi gã phục vụ nhà tắm kia, mi hãy nói thật cho ta biết: có đúng đây là một nhà tắm Tbilixi nổi tiếng mà ta đã từng được nghe biết bao nhiêu điều đáng ngạc nhiên về nó hay không?
- Chính nó đấy ạ, ghênaxvalê! – Ông vanô vươn vai đứng thẳng với vẻ kiêu hãnh - Cứ đi khắp thế gian, bố cũng chẳng tìm được một nhà tắm nào như nhà tắm của chúng con. Té ra bố không phải là người ở đây, có phải không ạ?
Nhưng ông già đã kênh kiệu bỏ ngoài tai câu hỏi ấy.
- Nếu đây chính là cái nhà tắm mà ta đi tìm thì tại sao ta lại không thấy cái thứ thuốc bôi quả là thần kỳ mà khi bôi nó, râu tóc người ta đều rụng sạch trơn, như những người đáng tin cậy đã nói?
- A, thì ra là thế! - Ông Vanô mừng rỡ - Bố cần thuốc "tarô" chứ gì? Thế mà bố chẳng chịu nói ngay, ghênaxvalê!
- Thôi được, - Ông già nói - Nếu thứ thuốc đó gọi là "tarô" thì mi hãy mang "tarô" đến đây cho ta. Nhưng phải nhanh nhanh lên, nếu mi...
- Con biết rồi, con biết rồi! Nếu con còn quý mạng sống của con. Con sẽ chạy, con sẽ chạy!...
Ngừơi phục vụ nhà tắm từng trải này trong đời mình đã phải tiếp xúc khá nhiều với những người gàn dở đủ loại, cho nên ông hiểu rằng điều khôn ngoan nhất là chớ có mà đôi co với họ.
Ông quay về với một cái đĩa gốm nhỏ, bên trong đựng đầy một thứ bột nom tựa như tro.
- Đây! – Ông ta vừa thở hổn hển vừa nói và đưa cái đĩa nhỏ cho ông già - Bố có đi khắp thế gian cũng chẳng tìm được thứ thuốc "tarô" trứ danh như thế này. Lời nói của một người phục vụ nhà tắm đấy!
Mặt ông già sa sầm vì tức giận.
- Mi lại dám chế giễu ta, hỡi cái gã đê tiện nhất trong tất cả các gã phục vụ nhà tắm kia! – Ông già nói khẽ nhưng rất dễ sợ - Mi đã hứa mang đến cho ta cái thứ thuốc bôi kỳ diệu, vậy mà chẳng khác nào một thằng bịp bợm ở ngòai chợ, mi lại cố tống cho ta một cái đĩa vứt đi đựng thứ bột thổ tả màu lông chuột ốm nào đó?
Nói rồi, ông già thở phừ một cái, mạnh đến nỗi tất cả chỗ bột đựng trong đĩa bay tung lên rồi rơi xuống tóc, lông mày, râu mép và râu cằm của ông ta. Nhưng ông ta tức giận đến mức chẳng còn cần phủi sạch bột nữa.
- Bố cáu mà làm gì kia chứ, ghênaxvalê! - Ông Vanô phì cười - Chỉ cần pha nước vào thứ bột này là có ngay loại thuốc bôi kia.
Ông già hiểu rằng mình đã mắng mỏ không đâu và ông cảm thấy xấu hổ.
- Nóng quá! - Ông bối rối lầu bầu - Hãy ngừng ngay cái nóng lả người ở xung quanh ta! - Và ông nói thêm, hết sức khẽ - Bây giờ mà bộ râu của ta bị ướt thì toàn bộ sức thần thông của ta chỉ còn lại ở các ngón tay mà thôi... Vậy thì, hãy ngưng cái nóng lả người ở xung quanh ta!
- Việc này hoàn toàn không tùy thuộc ở con. - Ông Vanô vung tay tỏ ý khó xử.
- Việc này tùy thuộc ở ta! - Ông Khốttabít (dĩ nhiên đây chính là ông ta) nói lí nhí qua kẽ răng với vẻ dương dương tự đắc và búng các ngón tay toanh toách.
Đúng lúc đó, ông Vanô và ông khách hàng râu mép bạc đang nóng ruột chờ được phục vụ bỗng đồng thanh kêu ồ. Vả lại, sao mà không kêu ồ được kia chứ! Từ ông già kỳ lạ ấy đột nhiên tỏa ra một luồng hơi lạnh giá, sàn nhà ướt át xung quanh ông liền phủ một lớp băng mỏng, còn những đám hơi nóng trong cả phòng tắm đều dồn nhanh đến cái cực lạnh đã hình thành trên đầu ông Khốttabít, rồi tụ lại thành những đám mây mưa và đổ xuống người ông ta một trận mưa nhỏ hiếm có.
- Bây giờ lại là việc hoàn toàn khác, - Ông già nhận xét một cách hể hả - Giữa cái nóng nực như thế này, chẳng có gì làm mát mẻ bằng một trận mưa!
Đứng khoan khoái hai phút dưới hương sen tự nhiên nhưng đồng thời cũng siêu tự nhiên ấy, ông Khốttabít lại búng toanh toách các ngón tay phải. Luồng hơi lạnh ngưng lại ngay lập tức, lớp băng xung quanh ông già tan ra liền. Hơi nóng lại cuồn cuộn tràn ngập cả căn phòng.
- Vậy đó! - Ông Khốttabít nói, thích thú trước cái ấn tượng mà những sự thay đổi nhiệt độ hết sức đột ngột đã gây ra đối với mọi người xung quanh - Bây giờ, chúng ta quay về với món thuốc "tarô". Ta đã có ý tin mi rằng thứ bột kia trộn với nước quả sẽ cho ta cái thuốc bôi mà vì nó ta đã đến đây. Hãy lăn tới đây cho ta một thùng thuốc màu nhiệm ấy, bởi vì thì giờ của ta rất ít ỏi.
- Một thùng?!
- Hai thùng nữa là đằng khác!
- Xin hãy tha cho, ghênaxvalê! Chỉ cần một đĩa nhỏ cũg đủ tiêu bộ râu rậm nhất!
- Thôi được, - Ông Khốttabít nói - Hãy mang đến đây năm đĩa vậy.
- Xin chờ một lát, ghênaxvalê! - Ông Vanô tỉnh cả người, biến ngay vào phòng bên rồi lập tức từ đó vọt ra tay cầm một chai nước khoáng boócgiômi to tuớng có đậy nút cẩn thận - Trong cái chai này ít ra cũng đủ dùng 20 lần. Chúc thượng lộ bình an!
- Hỡi gã phục vụ nhà tắm kia, hãy coi chừng, ta chẳng chúc ai ở vào địa vị của mi, nếu mi đánh lừa ta.
- Bố nói gì thế, bố nói gì thế, ghênaxvalê! - Ông Vanô xua tay bối rối - Chẳng lẽ con lại dám đánh lừa một bô lão đáng kính như bố?... Vả lại con không bao...
Ông ta cắt ngang nửa chừng câu nói của mình và đứng ngây người, mồm há hốc: ông già kỳ lạ hay gây chuyện bỗng biến mất, cứ như đã tan biến trong khoảng không...
Đúng một phút sau, một ông già không tóc, không lông mày, không ria mép và không râu cằm, đội mũ cói, mặc bộ véttông, đi đôi giày hồng mũi vểnh chạm vào vai Vônca Côxtưncốp đang thẫn thờ nhai một miếng bánh nướng nhân mứt to tướng.
Vônca quay lại, nhìn ông già và suýt nữa mắc nghẹn miếng bánh vì quá kinh ngạc.
- Ông làm sao thế, ông Khốttabít thân yêu?
Ông Khốttabít soi tấm gương treo trên tường và phá lên cười sặc sụa:
- Còn biết nói gì nữa! Bảo rằng ta đẹp trai thì quả là một sự phóng đại quá đáng! Cậu cứ coi như ta đã bị trừng phạt vì tính đa nghi của mình, và cậu chẳng lầm đâu. Ở đấy, trong cái nhà tắm cách chúng ta rất xa, ta đã thở phừ một cái rất mạnh khi người ta có lòng tốt mang đến cho ta cái đĩa nhỏ đựng thuốc bột "tarô". Tất cả những chỗ bột bay tung lên rồi rơi xuống đầy tóc, lông mày, ria mép và râu cằm ta. Trận mưa nhỏ mà ta đã gọi đến trong cái nhà tắm thực sự nổi tiếng khắp thế gian đó đã biến chỗ bột ấy thành một thứ cháo loãng, thế rồi trận mưa mà ta gặp phải trên đường trở về Mátxcơva đã cuốn thứ cháo nọ khỏi ta cùng với râu cằm, ria mép, lông mày và tóc... Nhưng cậu chớ có lo cho cái bề ngoài của ta và tốt hơn hết là hãy lo cho cái bề ngoài của cậu.
Nói rồi, ông Khốttabít đổ một phần thuốc "tarô" đựng trong chai nước khoáng boócgiômi ra một đĩa tách...
Lúc râu ria của Vônca đã nhẵn nhụi, ông Khốttabít mới búng cái ngón tay trái và ông lại có hình dáng như cũ.
Lần này, ông già soi gương với vẻ mãn nguyện thực sự, khoái trá vuốt ve bằng cả hai bàn tay bộ râu cằm vừa có lại, vân vê hàng ria mép với vẻ ngang tàng, vuốt lông mày và thở phào nhẹ nhőm:
- Thế đấy! Bây giờ cả mặt cậu lẫn mặt ta đều lại ổn cả...
Còn về ông Xtêpan Xtêpanứt Pivôraki, người mà từ nay sẽ không còn xuất hiện nữa trên những trang truyện rất thật này của chúng ta, thì như tôi được biết rất chắc chắn, ông đã thay đổi hoàn toàn sau chuyện rủi ro kể trên. Trước kia những người quen khổ sở vì tính ba hoa của ông, đến nỗi người ta gọi bất cứ ai hay ba hoa là "Pivôraki". Còn bây giờ, ông trở nên dč sẻn lời nói và mỗi lời nói đều được cân nhắc cẩn thận. cho nên trò chuyện với ông và nghe những bài phát biểu của ông tại các cuộc hội nghị thì thật là thú vị.
Cũng vì ông tin chắc rằng chuyện chú bé có râu là do ông uống rượu bia quá chén mà ra nên ông đã bỏ hẳn các thức uống có rượu. Người ta nói rằng thậm chí ông đã đổi họ và bây giờ họ của ông là Etxentuki (3), Xtêpan Xtêpanứt Etxentuki.
Chuyện trên đã ảnh hưởng đến một con người như vậy đó. Lạ thật!

---
(1) Trong tiếng Nga, Pivô là bia, raki là những con tôm càng – N.D.
(2) Tiếng xưng hô tỏ vẻ kính trọng của người Grudia – N.D.
(3) Một loại nước khoáng được gọi theo tên thị trấn Etxentuki (vùng Cápcadơ), nơi thứ nước đó được khai thác – N.D.



vovavietnam

Chương 13

Phỏng vấn người thợ lặn hạng nhẹ

Suốt cả đêm, bố mẹ Giênia Bôgôrát chạy long tóc gáy. Họ gọi điện đến tất cả những người quen biết của mình, đi tắc xi tới khắp các đồn công an, các bệnh viện, đến ban điều tra hình sự và thậm chí đến cả các nhà xác trong thành phố, nhưng tất cả đều không có kết quả. Giênia cứ như đã biến mất tăm.
Sáng hôm sau, thầy hiệu trưởng đã gọi đến phòng mình và đích thân hỏi han tất cả các bạn học cùng lớp với Giênia, trong đó có cả Vônca.
Vônca đã thật thà kể lại cuộc gặp gỡ tối hôm qua với Giênia ở rạp chiếu bóng, dĩ nhiên là lờ tịt chuyện bộ râu. Cậu bé ngồi cùng bàn với Giênia nhớ rằng lúc gần 8 giờ tối, nó còn thấy Giênia ở phố Puskin. Giênia có vẻ rất phởn chí và vội vã đến rạp chiếu bóng. Mấy học sinh nữa cũng cung cấp những lời khai như vậy, nhưng chẳng một lời khai nào có thể đem lại manh mối cho những cuộc tìm kiếm kế tiếp.
Lúc bọn trẻ đã bắt đầu tản về nhà thì một đứa bỗng nhớ ra rằng Giênia đã định ra sông tắm sau khi tan học...
Nửa giờ sau, tất cả các lực lượng hiện có của OXVOĐ (1) đã được tung ra để mò xác Giênia Bôgôrát. Các nhân viên của những trạm cấp cứu đã dùng câu liêm mò toàn bộ khúc sông trong phạm vi thành phố, nhưng vẫn chẳng tìm được gì. Những người thợ lặn đã tận tâm sục sạo toàn bộ lòng sông, mò tìm rất lâu ở các chỗ nước xoáy và cũng chẳng phát hiện được gì cả.
Tấm màn đỏ như lửa của hoàng hôn đã buông xuống bên kia sông, làn gió nhẹ đã mang những tiếng còi trầm từ Công viên Văn hóa và Nghỉ ngơi - dấu hiệu cho biết rằng tại rạp hát Mùa Hč đã bắt đầu hồi 2 của buổi biểu diễn tối, nhưng trên sông hình bóng những chiếc thuyền của OXVOĐ vẫn còn hiện lên đen sì. Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục.
Trong buổi tốt mát mẻ và đầy yên tĩnh ấy, Vônca không thể ngồi nhà được. Những ý nghĩ đáng sợ nhất về số phận của Giênia đã chẳng cho nó được yên. Nó quyết định đi đến trường: có thể ở đấy đã biết được một tin tức gì đó cũng nên.
Lúc Vônca trên đường tới trường, ông Khốttabít như từ dưới đất hiện lên và lặng lẽ đi bên cạnh Vônca. Ông già thấy Vônca đang lo buồn về một chuyện gì đó, nhưng vì tế nhị, ông quyết định không hỏi han lôi thôi cậu bé. Cả hai cứ lặng lẽ đi như thế, mỗi người theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình, và chẳng mấy chốc họ đã đi dọc con đường rộng rãi lát đá hoa cương chạy bên bờ sông Mátxcơva.
- Những con quái vật có cái đầu kỳ lạ đang đứng trên các con thuyền ọp ẹp kia ở đâu đến thế? - Ông già hỏi, tay chỉ về phía các chiếc thuyền của OXVOĐ.
- Đó là những người thợ lặn hạng nhẹ. - Vônca buồn bã đáp.
- Hỡi người thợ lặn hạng nhẹ đáng kính, cầu chúc cho bạn được bình an! - Ông Khốttabít oai vệ nói với một người thợ lặn vừa từ chiếc thuyền bước lên bờ - Bạn tìm gì ở đấy, dưới đáy con sông tuyệt đẹp này?
- Một cậu bé bị chết đuối. - Người thợ lặn đáp và bước nhanh lên bậc tam cấp, vào căn nhà của Trạm Cấp cứu.
- Ta không cần hỏi gì nữa, hỡi người thợ lặn hạng nhẹ rất đáng kính. - Ông Khốttabít nói với theo anh thợ lặn.
Sau đó, ông quay về phía Vônca, cúi rạp người trước cậu bé và nói:
- Ta hôn đất ở dưới chân cậu, hỡi cậu học sinh đáng kính nhất trong tất cả các học sinh trường trung học số 124!
- Gì thế ông? - Vônca giật mình khi bị lôi ra khỏi những ý nghĩ buồn bã của mình.
- Nếu ta hiểu đúng người thợ lặn hạng nhẹ ấy thì anh ta đang mò tìm một thằng bé có vinh dự lớn là bạn của cậu?
Vônca lặng lẽ gật đầu và thở dài sườn sượt.
- Thằng bé ấy mặt tròn xoe, thân hình chắc nịch, mũi hếch và tóc cắt theo kiểu chẳng lấy gì làm hợp với một đứa bé.
- Vâng, đó là Giênia. Cậu ấy có kiểu tóc bắt chước người Ba Lan. Giênia là một tay rất thích ăn diện. - Vônca nói và lại thở dài buồn bã.
- Chúng ta đã thấy nó ở rạp chiếu bóng phải không? Nó đã gào lên với cậu một câu gì đó và cậu lo buồn về việc nó sẽ kể lể với mọi người rằng cậu mọc râu?
- Vâng, đúng thế. Sao ông lại biết được những điều cháu nghĩ?
- Tại vì cậu đã lẩm bẩm điều đó lúc cậu cố che không cho nó thấy bộ mặt đáng kính và hết sức xinh đẹp của mình. - Ông già nói tiếp - Cậu đừng có lo về chuyện đó nữa!
- Không đâu! - Vônca phẫn nộ - Cháu hoàn toàn không lo buồn về chuyện râu ria đó. Ngược lại, cháu rất buồn vì Giênia đã bị chết duối.
Ông Khốttabít cười gằn đắc thắng:
- Thằng bé ấy không hề chết đuối!
- Sao, Giênia không hề chết đuối ư? Tại sao ông lại biết là cậu ấy không hề chết duối?
- Ta mà lại không biết thì còn ai biết nữa! - Lúc bấy giờ ông Khốttabít hí hửng nói - Ta đã rình thằng bé ấy lúc nó ngồi ở hàng ghế đầu trong căn phòng tối om của rạp chiếu bóng và ta đã hết sức phẫn nộ mà nhủ thầm: "Không, hỡi cái thằng oắt con kia, mi sẽ chẳng nói được một điều bất lợi cho người bạn rất thông minh của mi là Vônca con trai của Aliôsa, bởi vì mi sẽ không còn có thể gặp những người tin mi và thích thú với điều mi sẽ nói!". Ta đã nhủ thầm như vậy và đã quăng thằng bé ấy đến phương Đông xa lắc xa lơ, đúng vào cái nơi mà rìa đĩa đất tiếp giáp với vòm trời, và ta nghĩ rằng nó đã bị bán làm nô lệ ở nơi ấy. Hãy cứ mặc nó ở đấy để nó kể lể cho những ai muốn nghe nó nói về bộ râu của cậu...

---
(1) Tên viết tắt của Hội góp phần phát triển nhành vận tải đường thủy và bảo vệ tính mạng của nhân dân trên các đường thủy của Liên Xô (1931-1956) – N.D.






vovavietnam

Chương 14

Chuyến bay được dự định

- Bán làm nô lệ ư? Sao lại thế? - Vônca bàng hoàng hỏi lại.
Ông già hiểu rằng lại xảy ra một chuyện lôi thôi gì đó và mặt ông liền nhăn như cái bị.
- Rất đơn giản... Bình thường thôi... Người ta bán làm nô lệ như mọi khi ấy... - Ông ta lầu bầu, mắt nhìn đi chỗ khác - Phải làm như thế để thằng nhóc ấy không còn múa lưỡi một cách vô bổ nữa, hỡi cậu ngố đáng yêu nhất đời!
Ông già rất hài lòng vì ông chêm vào đúng lúc cái tiếng "ngố" mà hôm trước ông đã nghe Vônca nói. Nhưng vị cứu tinh trẻ tuổi của ông bàng hoàng vì cái tin khủng khiếp về Giênia đến nỗi không còn buồn phản ứng trước việc ông già bỗng dưng lại gọi nó là ngố.
- Khủng khiếp biết chừng nào? - Vônca ôm lấy đầu - Ông Khốttabít, ông có hiểu ông đã làm gì không?
- Gátxan Ápđurắcman con trai của Khốttáp bao giờ cũng hiểu những việc mình làm!
- Trời ơi, thế mà bảo là hiểu! Những người tốt này thì chẳng hiểu sao ông lại định biến họ thành chim sẻ, những người tốt khác thì ông lại bán làm nô lệ! Phải đưa Gienca (1) về đây ngay lập tức.
- Không được! - Ông Khốttabít lắc đầu - Đừng đòi ta làm cái việc không thể làm được.
- Thế còn việc bán con nhà người ta làm nô lệ thì ông có thể làm được hả? Xin nói lời nói danh dự của một đội viên thiếu niên tiền phong là ngay cả ông cũng không hình dung nổi cháu sẽ làm gì nếu ông không đưa Giênia về lại ngay lập tức!
Thành thực mà nói, chính Vônca cũng hình dung được nó có thể làm gì để cứu Giênia ra khỏi nanh vuốt của bọn buôn nô lệ không ai biết tới. Nhưng rồi nó sẽ nghĩ ra một cách gì đó. Nó sẽ đến một bộ nào đó... Nhưng đến bộ nào đây? Và sẽ nói những gì ở bộ ấy?...
Các bạn đọc cuốn truyện này đã khá quen với Vônca và biết rằng nó chẳng phải là một cậu bé hay khóc. Nhưng lúc bấy giờ, ngay cả Vônca cũng cảm thấy mủi lòng. Vâng, vâng, cậu Vônca dũng cảm, không hề biết sợ là gì, đã ngồi phịch xuống chiếc ghế dài bắt gặp đầu tiên và òa khóc vì cơn giận dữ bất lực.
Ông già hoảng sợ:
- Tiếng khóc làm khổ cậu có nghĩa gì vậy? Hãy trả lời ngay! Đừng xé tim ta thành nhiều mảnh nữa, hỡi vị cứu tinh trẻ tuổi của ta!
Nhưng Vônca vừa nhìn ông già bằng cặp mắt căm ghét, vừa dùng cả hai tay đẩy mạnh ra xa mình ông Khốttabít đang cúi xuống với vẻ thông cảm.
Ông già chăm chú nhìn Vônca, cắn môi rồi trầm ngâm nói:
- Chính ta cũng tự lấy làm ngạc nhiên. Ta làm bất cứ việc gì, cậu đều không thích... Ta cố hết sức làm vừa lòng cậu, nhưng mọi cố gắng của ta đều uổng công. Những chúa tể hùng mạnh nhất ở phương Đông và phương Tây đã nhiều lần phải nhờ cậy các phép thần thông của ta, và sau đó chẳng một người nào không chịu ơn ta, không ca tụng ta bằng lời nói và bằng ý nghĩ của mình. Còn bây giờ!... Ta cố hiểu song không tài nào hiểu nổi tại sao lại như vậy. Phải chăng vì tuổi già? Ôi, ta đã già mất rồi!...
- Ông nói gì thế, ông nói gì thế, ông Khốttabít? Trông ông vẫn còn trẻ lắm! - Vônca nói qua làn nước mắt.
Quả thực, trông ông Khốttabít vẫn còn quá trẻ so với cái tuổi gần 4.000 của mình. Nhìn ông, không ai đoán quá 70, 75 tuổi. Bất cứ bạn đọc nào của chúng ta mà ở tuổi ông thì trông sẽ già hơn rất nhiều.
- Chà, cậu nói ta trông còn trẻ lắm ư? - Ông Khốttabít nhếch mép cười tự mãn và nói thêm – Không, ta không đủ sức đưa cậu bạn Giênia của cậu trở về ngay lập tức được đâu...
Mặt Vônca sa sầm vì đau buồn.
-... Nhưng, - ông già nói tiếp với giọng nói đầy ý nghĩa - Nếu sự vắng mặt của Giênia làm cậu buồn đến như vậy thì chúng ta có thể bay đi đón cậu ta về...
- Bay đi?! Bay xa như vậy? Bay trên cái gì?
- Bay trên cái gì nghĩa là thế nào? Chúng ta không bay trên lưng những con chim rồi. - Ông Khốttabít trả lời châm chọc - Dĩ nhiên, bay trên thảm bay, hỡi cậu ngố vĩ đại nhất trên đời!
Lần này, Vônca đã có thể nhận thấy ông già gọi nó bằng một tiếng chẳng hay ho gì. Nó liền nổi cáu:
- Ông gọi ai là ngố thế hả?
- Dĩ nhiên là ta gọi cậu, hỡi cậu Vônca con trai của Aliôsa, bởi vì cậu thông minh quá đỗi so với lứa tuổi của mình. - Ông Khốttabít nói, rất lấy làm hài lòng vì lần thứ hai ông đã chêm rất đạt cái tiếng mà ông mới được biết đó vào cuộc nói chuyện.
Vônca đã chực giận, nhưng nó kịp thời nhớ lại rằng trong trường hợp này, nó chỉ giận chính mình mà thôi. Nó đỏ mặt và cố không nhìn thẳng vào đôi mắt thật thà của ông già, nó yêu cầu ông đừng bao giờ gọi nó là ngố nữa, bởi vì nó không xứng đáng với cái danh hiệu đó.
- Ta khá khen cho tính khiêm tốn của cậu, hỡi cậu Vônca vô giá con trai của Aliôsa! - Ông Khốttabít nói với tình cảm hết sức kính trọng.
- Bao giờ chúng ta có thể bay được hả ông? - Vônca hỏi, vẫn chưa thể đủ sức xua tan đi cái cảm giác lúng túng của mình.
Ông già đáp:
- Ngay bây giờ cũng được!
- Vậy thì ông cháu ta bay ngay đi thôi! - Vônca nói, nhưng nó lập tức bối rối - Cháu chỉ băn khoăn không biết nên ăn nói ra sao với bố mẹ cháu đây?... Bố mẹ cháu sẽ lo lắng nếu cháu bay đi mà chẳng nói năng gì với bố mẹ cháu cả... Còn nếu cháu nói trước thì bố mẹ cháu sẽ chẳng cho phép đâu.
- Cậu chẳng cần phải lo lắng chuyện đó! - Ông già đáp - Ta sẽ làm cho bố mẹ cậu không hề nhớ tới cậu một lần nào trong suốt cả thời gian chúng ta vắng mặt.
- Ồ, ông nói như thế có nghĩa là ông chẳng hiểu bố mẹ cháu!
- Còn cậu thì chẳng hiểu Gátxan Ápđurắcman con trai của Khốttáp!...

---
(1) Một tên gọi thân mật khác của Giênia – N.D.



vovavietnam

Chương 15

Trong chuyến bay

Ở một góc tấm thảm bay, lớp tuyết đã bị bợt, có lẽ do nhậy cắn. Phần còn lại của tấm thảm vẫn tốt, còn các tua viền trang điểm cho nó thì hoàn toàn như mới. Vônca còn ngỡ là mình đã trông thấy ở đâu đó một tấm thảm hệt như thế nhưng không tài nào nhớ rő ở đâu: hoặc ở nhà Giênia, hoặc là ở phòng giáo viên trong trường.
Cuộc xuất phát đã được tiến hành tại vườn hoa, vào lúc hoàn toàn không có một bóng người.
Ông Khốttabít nắm lấy tay Vônca và đặt nó ngồi cạnh mình ở chính giữa tấm thảm. Sau đó, ông rứt ba sợi râu, thổi vào các sợi râu ấy, trợn trừng mắt với vẻ chăm chú và lẩm bẩm một câu gì đó. Tấm thảm bắt đâu rung rung, tất cả 4 góc cùng với các tua lần lượt nâng lên, sau đó rìa tấm thảm uốn cong và cũng tự nâng lên, nhưng phần giữa tấm thảm vẫn nằm yên trên cỏ dưới sức nặng của hai hành khách. Rung rung được một chút, tấm thảm lại nằm bẹp xuống bất động.
Ông già bấn lên, ngượng ngịu:
- Hãy tha lỗi cho ta, hỡi cậu Vônca đáng yêu: đã xảy ra một sự trục trặc. Ta sẽ sửa chữa ngay bây giờ.
Ông Khốttabít suy nghĩ một lát, dùng các ngón tay làm những phép tính phức tạp nào đó. Có lẽ lần này ông đã đi đến một cách giải quyết đúng đắn, bởi vì trông mặt ông rạng rỡ hẳn lên. Ông rứt thêm 6 sợi râu nữa, ngắt đôi 1 sợi ra và quẳng nửa sợi đi như đó là cái nửa thừa, rồi cũng như lần đầu, ông thổi vào những sợi còn lại, trợn trừng mắt và niệm thần chú. Bây giờ tấm thảm thẳng ra, trở nên bằng phẳng và cứng như chỗ đầu cầu thang, rồi lao vút lên cao, mang theo ông Khốttabít tươi cười và cu cậu Vônca đầu óc quay cuồng không hẳn vì khoái chí, không hẳn vì độ cao, cũng không hẳn vì cả 2 cái gộp lại.
Tấm thảm lên cao hơn những ngọn cây cao nhất, cao hơn những tòa nhà cao tầng, cao hơn những ống khói nhà máy cao nhất và bay trên thành phố rực rỡ ánh đčn. Từ bên dưới vọng lên đủ thứ tiếng đã bị khoảng cách làm cho nhỏ bớt: tiếng người nói, tiếng còi xe hơi, tiếng hát của những người chčo thuyền trên sông, những tiếng xa xa của một dàn nhạc kčn...
Bóng tối đã bao trùm thành phố, nhưng ở đây, tít trên cao, vẫn còn thấy mặt trời đỏ rực đang từ từ lặn xuống bên kia chân trời.
- Tuyệt thật... - Vônca trầm ngâm nói - Tuyệt thật! Bây giờ chúng ta đang ở độ cao bao nhiêu hả ông?
- Sáu trăm, bảy trăm lôcớt (1). - Ông Khốttabít đáp, vẫn tiếp tục tính toán bằng các ngón tay.
Trong lúc đó, tấm thảm đã bay đúng hướng, đồng thời tiếp tục bay lên cao. Ông Khốttabít ngồi xếp chân vòng tròn với vẻ oai nghiêm và dùng tay giữ mũ. Vônca thận trọng cong lưng và cố ngồi xếp chân vòng tròn như ông Khốttabít nhưng nó không hề cảm thấy thích thú với cách ngồi ấy. Lúc bấy giờ, sau khi nheo mắt lại để chống đỡ cái cảm giác chóng mặt khó chịu, Vônca bčn ngồi thőng chân ra ngoài tấm thảm. Ngồi như thế thuận tiện hơn, nhưng gió thổi vào chân rất dữ, hai chân bị gió thổi tạt, lúc nào cũng tạo thành góc nhọn đối với thân mình. Thấy rő ràng cách ngồi này cũng chẳng thoải mái, Vônca bčn ngồi duỗi chân theo chiều dọc của tấm thảm.
Chẳng mấy chốc, Vônca đã thấy rét run. Cu cậu buồn bã nghĩ đến bộ đồng phục của mình: mặc nó bây giờ rất chi là đúng lúc. Nhưng bộ đồng phục đang ở rất xa bên dưới, trong chiếc tủ đứng ở nhà, cách đây hàng trăm kilômét.
Vì không có cách nào tốt hơn, Vônca đành phải làm ấm người theo cách các ông đánh xe ngựa vẫn thường làm xưa kia, trước khi Vônca ra đời rất lâu. Bố Vônca, người vẫn còn nhớ rő các ông đánh xe ngựa trên đường phố Mátxcơva ngày trước, đã bày cho Vônca cách đó trong một lần đi trượt băng. Vônca bắt đầu vung tay đập mạnh vào hai bả vai và hai bên sườn, nhưng ngay lúc đó, không kịp kêu lên một tiếng, nó đã trượt khỏi tấm thảm, rơi xuống khoảng không sâu thẳm.
Tất nhiên, nếu hai tay Vônca không chộp được chỗ tua viền quanh tấm thảm bay thì ắt hẳn phải kết thúc cuốn truyện này của chúng ta ở cái tai nạn trên không khác thường ấy.
Còn ông Khốttabít lúc đầu thậm chí không nhận thấy chuyện gì đã xảy đến cho cậu bạn trẻ của mình. Ông già ngồi quay lưng về phía Vônca, xếp chân vòng tròn theo thói quen của người phương Đông và mải mê hồi tưởng. Ông cố nhớ lại cách giải phù phép của chính mình.
- Ông Khốttabít! - Vônca ra sức gào lạc cả giọng, nó cảm thấy không thể bám lâu vào tấm thảm bay được - Cháu chết mất, ông Khốttabi.. i.. ít!...
- Ôi, khổ thay cho ta! - Ông già bấn lên khi thấy Vônca đang bay trên khoảng không sâu thẳm - Nhục nhã thay cho những sợi tóc bạc của ta!
Vừa than thở và tự nguyền rủa đủ điều về tính bất cẩn của mình, ông Khốttabít vừa lôi cu cậu Vônca đã đờ người ra vì khiếp đảm lên tấm thảm, đặt nó ngồi cạnh mình, ôm chặt lấy nó và quyết định dứt khoát rằng sẽ không buông nó ra khỏi vòng tay khi cả hai chưa hạ xuống đất.
- Bâ-â-ây... giờ mà co-o-ó đư-ư-ược... thứ quần áo gì âm ấm thì tô-ô-ốt... qu-u-uá! - Vônca nói với giọng ước ao, người run lên cầm cập.
- Xin có ngay, hỡi cậu Vônca may mắn con trai của Aliôsa! - Ông Khốttabít đáp và phủ lên người Vônca chiếc áo khoác không biết từ đâu hiện ra.
Trời tối hẳn. Bây giờ ở trên tấm thảm bay rất bất tiện, cho nên Vônca đã xin ông Khốttabít bay cao lên chừng năm trăm lôcớt (2) nữa.
- Bấy giờ, chúng ta lại thấy mặt trời!
Ông Khốttabít hết sức nghi ngờ, không biết có thể thấy được mặt trời vào trước sáng mai không, nhưng ông không muốn cãi với Vônca.
Các bạn có thể hình dung được ông đã ngạc nhiên ra sao và uy tín của Vônca trước mắt ông đã tăng lên biết chừng nào khi bay cao lên rồi, hai ông cháu quả là lại trông thấy mặt trời. Như không có gì xảy ra cả, mặt trời lại vừa mới chạm cái mép đỏ rực của mình vào đường chân trời màu đen xa lắc.
- Hỡi cậu Vônca, nếu ta không chiều theo tính khiêm tốn của cậu mà trót hứa với cậu, thì không có gì có thể ngăn cản ta gọi cậu là một người ngố vĩ đại nhất đời! - Ông già nói với giọng khâm phục, nhưng khi thấy mặt Vônca lộ vẻ khó chịu, ông liền nói nhanh - nhưng nếu cậu không vừa ý, ta chỉ dám bày tỏ sự ngạc nhiên trước cái đầu óc chính chắn của cậu mà thôi. Nếu ta đã hứa không gọi cậu là ngố nữa thì ta sẽ không gọi đâu.
- Và ông cũng đừng gọi một người nào khác bằng cái tiếng đó.
- Được rồi hỡi cậu Vônca! - Ông Khốttabít ngoan ngoãn đồng ý.
- Ông thề chứ?
- Ta xin thề!
Lướt qua ở tít bên dưới Vônca và ông Khốttabít là những khu rừng và những cánh đồng, những con sông và những cái hồ, những làng mạc và những thành phố lấp lánh ánh điện. Một biển mây trắng xóa với những đường viền tròn dày đặc xuất hiện, sẫm lại rồi biến mất trong bóng tối ở phía dưới hai người. Còn tấm thảm thì vẫn bay và bay mỗi lúc một xa về phía Đông Nam, mỗi lúc một gần cái xứ sở chưa từng được biết đến, nơi có lẽ chú bé nô lệ Giênia Bôgôrát đang phải chịu đau khổ trong tay bọn buôn nô lệ độc ác và tàn bạo.
- Cậu Gienca tội nghiệp chắc là bây giờ đang bị đày đọa trong cảnh làm lụng kiệt sức! - Vônca nói với vẻ cay đắng sau một hồi lâu im lặng.
Đáp lại, ông Khốttabít chỉ ậm ừ một cách biết lỗi.
- Một thân một mình ở nơi đất khách quê người..., - Vônca buồn bã nói tiếp - chẳng có bạn bč và những người thân thích... Cậu bạn tội nghiệp chắc là đang rên rỉ...
Ông Khốttabít lại lặng im.
Nếu như các nhà phi hành của chúng ta có thể nghe được những gì đang diễn ra ở phương Đông, cách họ hàng nghìn kilômét.
Cách họ hàng nghìn kilômét, đúng lúc ấy Giênia quả là đang rên rỉ.
- Ối, tôi không thể... – Giênia rên rỉ - Ối, đủ rồi!...
Để kể rő Giênia đã thốt lên những tiếng đáng thông cảm ấy trong hoàn cảnh nào, chúng ta phải tạm thời chia tay các nhà du hành của chúng ta và kể lại những gì đã xảy ra trong 2 ngày đêm ấy với Épghêni Bôgôrát (3), tổ trưởng tổ 3, lớp 6B, từ hôm qua đã là lớp 7B trường trung học số 124 ở Mátxcơva.

---
(1) Đơn vị đo lường cổ, mỗi lôcớt bằng khoảng 0,5 mét – N.D.
(2) tức khoảng 250 mét – N.D.
(3) Họ và tên đầy đủ của Giênia – N.D.



SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội