TỐT-TÔ-CHAN Cô bé bên cửa sổ - Một tác phẩm kinh điển để đọc đây

Started by saos@ngmo, 04/08/06, 17:44

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Giới thiệu chung

Đây là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất ở Nhật bản, của nữ diễn viên T.V Tét-su-kô Ku-rô-ya-na-gi, chị đã được bổ nhiệm làm sứ giả thiện chí của Unicef.

Tốt-tô-chan là bản cáo trạng thầm lặng về 1 nền giáo dục không có kết quả.(Thời báo Newyork)

Tôt-tô-chan đã nhắc nhở hàng triệu người Nhật về 1 nền giáo dục mà trẻ em hằng mong muốn.(International Herald Tribune)

Với lối kể chuyện làm rung động lòng người, cuốn sách là một đóng góp cho hòa bìnhM.Tarique Rarooqui - Đại diện Unicef ở Việt Nam

Chắc rằng mỗi học sinh đều mơ ước được như Tốt tô chan, được học ở 1 trường tiểu học như Tô mô e, được học 1 thầy hiệu trưởng như thầy Kô bayasi. Nguyễn Khắc Viện

Tốt tô chan - cuốn sách bán chạy đến mức không thể tin được, đã bán hơn 6 triệu bản ở Nhật bản, và được dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh của Dorothy Britton.

saos@ngmo

NHŔ GA

Họ rời con tà Ôi-ma-chi tại ga Gi-y-u-gao-ka, và người mẹ nắm tay Tốt tô chan đi ra cổng soát vé. Tốt tô chan chưa đi tàu bao giờ nên em không muốn trả lại cái vé mà em đang nắm chặt trong tay.

- Cháu giữ lại chiếc vé này được không bác? Tôt tô chan hỏi người soát vé.

Bác liền trả lời:
-Không được đâu cháu ạ - và thu lấy cái vé của em.

Tốt tô chan liền chỉ vào cái hộp đầy vé và hỏi:
-Có đúng tất cả những chiếc vé này là của bác không?
-Không đâu, đấy là vé của nhà ga - Bác trả lời, trong lúc tay vẫn đón lấy vé của những người khách ra cổng.
Tôt tô chan lại nhìn chiếc hộp một cách thčm muốn và nói tiếp:
- Ôi, thế lớn lên cháu cũng sẽ làm người soát vé xe lửa thôi.
Bác soát vé nhìn em kỹ hơn:
-Thằng bé nhà bác cũng muốn làm việc ở nhà ga, các cháu sẽ làm việc với nhau nhé.

Tôt tô chan bước sang 1 bên và trìu mến nhìn bác soát vé. Người bác tròn mập và mắt đeo kính, vẻ mặt rất phúc hậu.

Tôt tô chan đứng chống nạnh, suy nghĩ về cái điều bác soát vé vừa nói: "Hừm! Cháu không phản đối việc sẽ làm cùng với con trai bác đâu." em nói:
-Cháu sẽ nghĩ thêm về chuyện này. Bây giờ cháu đang rất bận vì cháu phải đi đến trường mới.
Em chạy đến bên mẹ đang đứng đợi và nói to:
-Con sẽ làm một người soát vé, mẹ ạ.Bà mẹ không tỏ vẻ ngạc nhiên, bà nói:
-Mẹ tưởng con sẽ trở thành một nhà tình báo cơ mà.

Tôt tô chan nắm chặt tay mẹ bước đi. Em rất nhớ là cho tới ngày hôm qua, em vẫn có ý định trở thành 1 nhà tình báo. Nhưng thật vui xiết bao nếu được làm chủ 1 cái hộp đựng đầy vé!
-Ŕ, con nghĩ ra rồi, - một ý hay chợt thoáng hiện ra trong đầu em. Em nhìn mẹ và nói to - Liệu con có thể vừa làm nhà tình báo vừa làm một người soát vé được không mẹ?

Người mẹ không trả lời. Dưới chiếc mũ dạ có đính những bông hoa nhỏ, không mặt đáng yêu của người mẹ bỗng trở nên đăm chiêu. Sự thật là bà đang rất lo. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người ta không nhận Tôt tô chan vào trường mới? Bà nhìn Tôt tô chan đang tung tăng vừa đi vừa nói luôn mồm. Tôt tô chan không biết rằng mẹ em rất lo lắng như vậy, nên khi bốn mắt nhìn nhau, em nói một cách vui vẻ?
-Con nghĩ khác rồi mẹ ạ. Con sẽ xin vào một ban nhạc nhỏ đi hát rong trên đường phố, quảng cáo cho những cửa hàng mới cơ.

Giọng người mẹ đượm vẻ thất vọng khi bà nói:
-Mau lên con! Kẻo lại muộn bây giờ. Chúng ta không thể để thầy hiệu trưởng phải đợi. Đừng huyên thuyên nữa. Hãy nhìn xuống đường và bước đi cẩn thận.
Đằng xa, phía trước họ, cổng một ngôi trường nhỏ cứ hiện rő dần.

saos@ngmo

CÔ BÉ BĘN CỬA SỔ

Lý do khiến bà mẹ lo lắng là mặc dù Tốt-tô-chan vừa mới đi học, nhưng em đã bị đuổi ra khỏi trường. Niềm yêu thích đã bị gạt bỏ ngay từ khi lớp Một!

Chuyện xảy ra cách đây mới 1 tuần. Cô chủ nhiệm lớp Tốt-tô-chan đã mời mẹ em đến. Cô đi thẳng vào vấn đề:

-Con gái bà làm loạn cả lớp tôi. Tôi buộc phải đề nghị bà chuyển em sang trường khác! - cô giáo trẻ và xinh đẹp thở dài. - Thực sự tôi không còn cách nào khác!

Người mẹ vô cùng sửng sốt. Bà phân vân tự hỏi, Tôt-tô-chan đã làm gì để đến nỗi loạn cả lớp lên?

Cô giáo đưa tay lùa mái tóc cắt ngắn kiểu con trai, đôi mắt chớp lia lịa vẻ lo lắng và bắt đầu kể rő:

-Thưa bà, trước hết là chuyện em ấy cứ mở và đóng nắp bàn hàng trăm lần. Tôi có dặn là không em nào được mở và dóng nắp bàn trừ phi phải lấy ra hoặc cất đi một cái gì đó. Thế là con gái bà luôn tay lấy cái này ra, cất cái kia vào - lấy ra hoặc cất vào quyển vở, hộp bút chì, những cuốn sách giáo khoa và những thứ lặt vặt khác của em ấy. Vì dụ, khi cả lớp viết bảng chữ cái, con gái bà mở nắp bàn lấy vở ra rồi đóng sầm lại. Tiếp theo, em lại mở nắp bàn, thò đầu vào, lấy ra chiếc bút chì, rồi lại mau chóng đóng sầm nắp bàn lại, sau đó viết chữ "A". Nếu em viết bẩn hay viết lỗi, em mở ngăn bàn, lấy cái tẩy ra, đóng nắp bàn lại, tẩy chữ đó, rồi lại mở và đóng nắp bàn cất tẩy vào - tất cả các động tác diễn ra rất nhanh. Khi em viết xong chữ "A", em đặt từng thứ một vào trong ngăn bàn. Em cất bút chì xong, đóng nắp bàn lại, liền đó lại mở nắp bàn để cất quyển vở vào. Khi viết đến chữ khác, em lại lặp lại từ đầu tất cả - trước tiên là quyển vở, rồi đến cái bút chì, đến cái tẩy - mở và đóng nắp bàn với từng thứ một. Những động tác đó làm tôi quay cuồng. Và tôi cũng không thể trách em đựơc vì mỗi lần em mở hay đóng nắp bàn đều có lý do cả!

Đôi hàng mi của cô giáo chớp chớp như thể cảnh tượng đó đang sống lại trong đầu cô.

Một ý nghĩ loé sáng trong đầu người mẹ: Tại sao Tôt-tô-chan lại mở và đóng nắp bàn nhiều lần như vậy? Bà nhớ lại Tôt-tô-chan tỏ ra rất xúc động trong buổi đầu sau khi ở trường về. Em nói: "Trường học thật là tuyệt! Bàn học của con ở nhà thì có các ngăn kéo, nhưng bàn học ở trường lại có nắp nâng lên. Nó giống như một cái hộp, và mẹ có thể cất mọi thứ vào đó. Thật thú vị!"

Người mẹ hình dung cảnh con gái mình khoái chí, hết mở rồi lại đóng nắp chiếc bàn mới kia. Và người mẹ cũng khôg nghĩ rằng việc làm đó là nghịch ngợm. Dù sao thì Tốt-tô-chan cũng sẽ chấm dứt cái trò đó khi nó không còn thấy mới lại nữa. Nhưng bà chỉ nói với cô giáo rằng:

-Tôi sẽ nói với cháu về chuyện này.

Cô giáo nói tiếp, giọng to hơn:

-Nếu chuyện chỉ có thế, tôi đã cho qua...

Người mẹ hơi lùi lại khi cô giáo chồm người về phía trước:

-Khi đã chấm dứt trò cập kênh với chiếc nắp bàn, em ấy lại đứng dậy. Đứng suốt buổi học.

- Đứng dậy ư? Ở đâu? - người mẹ vô cùng ngạc nhiên hỏi.

-Bên cửa sổ, - cô giáo trả lời vẻ bực dọc.

-Tại sao cháu lại đứng bên cửa sổ ạ? - người mẹ hỏi một cách bối rối.

-Để em ấy có thể gọi những người hát rong lại, - cô giáo gần như gào lên.

Đại khái câu chuyện của cô giáo là như thế này: Sau gần một giờ cập kênh với chiếc bàn, Tôt-tô-chan rời chỗ ngồi đến bên cửa sổ và nhìn ra đường phố. Sau đó, đúng vào lúc cô giáo hi vọng rằng, nghĩ đến trật tự, em ấy có thể trở về chỗ ngồi, thì Tốt-tô-chan bỗng gọi to đoàn hát rong ăn mặc loč loẹt đang đi ngang qua. Phòng học ở ngay tầng trệt nhìn ra đường phố là niềm vui của Tôt-tô-chan và cũng là nỗi khổ của cô giáo. Chỉ có một hàng rào thấp ngăn cách, cho nên bất kỳ ai trong lớp cũng có thể nói chuyện dễ dàng với những người qua lại. Nghe Tôt-tô-chan gọi, những người hát rong đến ngay cửa sổ. Cô giáo kể tiếp: Thế là Tôt-tô-chan nói to với cả lớp "Họ đến rồi đấy!" và tất cả học sinh trong lớp ùa đến ngay bên cửa sổ, nói chuỵên với những người hát rong.

"Chơi bài gì đi", Tôt-tô-chan đề nghị. Và thế là đoàn hát rong, vốn thường đi qua trường lặng lẽ, đã dùng ngay các nhạc cụ như kčn cla-ri-net, cồng, trống, đàn ba dây biểu diễn cho học sinh xem trong lúc cô giáo tội nghiệp chẳng biết làm gì ngoài vịêc kiên trì chờ đợi cho đến khi cuộc vui kết thúc.

Cuối cùng, buổi biểu diễn chấm dứt, đoàn hát rong ra đi, còn học sinh trở về chỗ ngồi của mình. Tất cả, trừ Tôt-tô-chan. Khi cô giáo hỏi: "Sao em còn đứng đó?" Tôt-tô-chan trả lời một cách nghiêm túc: "Thưa cô, có thể là ban nhạc khác sẽ đến. Và thật là tiếc nếu họ đến mà chúng em không đựơc gặp".

-Bà có thể nhận thấy những sự việc này gây mất trật tự đến chừng nào rồi, có đúng không? - cô giáo xúc động nói.

Bà mẹ tỏ vẻ đồng tình. Cô giáo lại tiếp tục kể, giọng gay gắt hơn:

-Và sau đó, ngoài những việc tôi vừa kể trên...

-Cháu nó còn làm những gì nữa ạ? - bà mẹ hỏi trong tâm trạng của một người yếu thế.

-Gì nữa ấy à? - cô giáo kêu lên. - Nếu tôi có thể kể hết những việc mà em đã làm thì tôi không phải đề nghị bà cho cháu chuyển trường.

Cô giáo trấn tĩnh lại, nhìn thẳng vào mặt bà mẹ và lại nói:

-Hôm qua, Tôt-tô-chan lại tiếp tục đứng ở bên cửa sổ như thường lệ. Tôi lại tiếp tục giảng bài, nghĩ rằng em ấy lại đứng đợi những người hát rong thì bỗng nhiên tôi nghe thấy em ấy hỏi 1 người nào đó: "Bạn đang làm gì thế?". Từ nơi tôi đứng, tôi chả nhìn thấy ai và tôi cũng không hiểu chuỵên gì xảy ra. Sau đó em lại hỏi: "Bạn đang làm gì thế?". Em không nói chuyện với người đi trên đường mà nói với một ai đó trên cao kia. Tôi bắt đầu tò mò và cố nghe tiếng trả lời nhưng không thấy gì. Trong lúc đó, vì con gái bà cứ liên tục hỏi: "Bạn đang làm gì thế?" nên tôi không thể giảng bài được. Tôi đi đến bên cửa sổ để xem con bà đang nói chuyện với ai. Khi tôi ngoái đầu ra ngoài cửa sổ nhìn lên, tôi thấy một đôi chim nhạn đang làm tổ dưới mái hiên của trường. Em đang nói chuyện với một đôi chim nhạn! Bây giờ khi đã hỉêu các em, tôi cũng không cho rằng nói chuyện với chim nhạn là xấu đâu! Chỉ có điều tôi muốn nói là không nên hỏi chim nhạn đang làm gì khi còn ở trong lớp.

Bà mẹ chưa kịp xin lỗi thì cô giáo đã nói tiếp:

-Sau đó là tiết vẽ. Tôi yêu cầu các em vẽ lá cờ nước Nhật. Tất cả các em khác đều vẽ đúng, trừ con gái bà. Em không vẽ quốc kỳ mà lại vẽ lá cờ Hải quân, loại cờ có tua xung quanh như bà biết đấy. Theo tôi, vẽ vậy cũng không có gì sai. Nhưng ngay sau đó em vẽ những đường riềm ở xung quanh. Vẽ đường riềm! Bà biết không, nó giống như những đường diềm trên cờ thiếu nhi ấy mà. Có lẽ em đã nhìn thấy một chiếc cờ như thế ở một nơi nào đó. Trước khi tôi nhận ra em vẽ như thế nào, thì em đã vẽ đường rua vàng vựot ra khỏi trang giấy xuống mặt bàn. Bà biết không, em vẽ lá cờ gần hết cả trang giấy nên không đủ chỗ để vẽ đường diềm nữa. Thế là em cầm cái bút màu vàng vẽ hàng trăm nét quanh lá cờ, vượt cả ra ngoài trang giấy và khi em nhấc trang giấy lên, mặt bàn đã đầy những vết vàng không thể nào lau sạch được.

Cô giáo đứng dậy, lạnh lùng, nói to như nổ 1 loạt súng để từ biệt :

-Không phải chỉ có tôi bực mình, cô giáo bên lớp bên cạnh cũng rất khó chịu.

Như vậy, rő ràng là bà mẹ phải làm một việc gì đây. Hành động của con gái bà như vậy là không hay đối với những học sinh khác. Bà sẽ phải đi tìm một trường khác, nơi mà người ta có thể hiểu được cô con gái nhỏ bé của bà, và dạy cho nó cách sống hoà hợp với người khác.

Nhà trường mà 2 mẹ con bà đang trên đường đi tới đã được bà phát hiện ra sau khi dày công tìm kiếm.

Bà mẹ không hề nói với Tôt-tô-chan rằng em đã bị đuổi học. Bà nhận thấy rằng Tôt-tô-chan không thể hiểu nổi những việc làm sai trái của em, và bà cũng không muốn con gái bà có những mặc cảm, nên bà quyết định không nói với Tôt-tô-chan về chuyện này cho đến khi nào em lớn lên. Trước sau, bà chỉ hỏi:

-Con có thích đến trường mới học không? Mẹ nghe nói đây là một trường rất tốt.

-Cũng thích mẹ ạ, - Tôt-tô-chan trả lời sau một thoáng suy nghĩ, - nhưng...

"Lại còn những gì nữa đây", bà mẹ lo lắng nghĩ. "Liệu con bà có nhận biết được rằng nó đã bị đuổi học không?"
Một lúc sau, Tôt-tô-chan phấn khởi hỏi bà:

-Nhưng những người hát rong cũng sẽ đến trường mới chứ mẹ?

Tôt-tô-chan đi học ở trường mới thế nào? Mời các bạn đón mua sách...

saos@ngmo

TRƯỜNG MỚI

Đến trước cổng trường mới, Tôt-tô-chan dừng lại. Cổng trường cũ là những cột xi măng chắc chắn, có để tên trường bằng chữ to. Còn cổng trường này chỉ là 2 cột ngắn có cành lá trồi lên.

-Chiếc cổng này sẽ còn lớn lên – Tôt-tô-chan nói – Có thể nó còn lớn cao hơn cả những cây cột mắc dây điện thoại.

Rő ràng "2 cột cổng trường" là hai gốc cây còn rễ. Khi đến gần hơn Tôt-tô-chan phải ngóai đầu sang 1 bên để đọc tên trường vì cái biển đề tên trường bị gió thổi lệch đi.

"Tô-mô-e Ga-ku-en"

Khi Tôt-tô-chan sắp sửa hỏi mẹ "Tô-mô-e" nghĩa là gì thì em thoáng nhận ra một cái gì ở đằng xa làm em cứ tưởng như em đang ở trong giấc mơ. Em ngồi thụp xuống nhòm qua bụi cây để nhìn cho rő hơn, và em không thể tin vào mắt mình nữa.

-Mẹ ơi, có đúng một con tàu kia không mẹ? Kia kìa, ở trong sân trường ấy!

Để làm phòng học, nhà trường đã tận dụng sáu toa tầu bỏ không. Một trường học trên một con tàu! Điều này đối với Tôt-tô-chan giống như một giấc mơ thật.

Cửa sổ của các toa tầu long lanh trong ánh nắng mai. Nhưng đôi mắt của cô bé má hồng nhìn chúng qua bụi cây còn long lanh hơn thế nữa!
Về Đầu Trang    
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn    

saos@ngmo

CON THÍCH TRƯỜNG NŔY

Một lúc sau Tôt-tô-chan kêu lên sung sướng chạy về phía "trường học con tàu". Em gọi mẹ:

-Mẹ ơi, mau lên! Chạy lên tàu đi, nó vẫn còn đang đứng yên đấy!

Bà mẹ giật mình vội chạy lao theo con. trước đây bà ở trong đội bong rổ nên chạy nhanh hơn và túm đựơc Tôt-tô-chan khi em sắp sửa bước lên cửa.

-Con chưa vào đươc đâu – bà mẹ vừa nói vừa giữ em lại – Các toa tàu này là những phòng học, con chưa được nhận vào trường. Nếu con thật sự muốn đựơc vào học ở trường, thì con phải ngoan, lễ phép với thầy hiệu trửong. Bây giờ hai mẹ con mình chuẩn bị đến gặp thầy đi, và nếu mọi chuyện đều tốt đẹp thì con sẽ được nhận vào học. Con có hiểu không?

Tôt-tô-chan vô cùng thất vọng vì không đựơc lên con tàu ngay, nhưng em cũng hiểu tốt hơn hết là nghe lời mẹ.

-Vâng ạ - em trả lời. Sau đó Tốt-tô-chan nói tiếp. – Con rất thích trường này.

Hình như mẹ muốn nói, vấn đề đâu phải là chuyện con thích hay không thích trường này, mà là thầy hiệu trưởng có thích con hay không kìa. Bà không túm áo Tôt-tô-chan nữa. Bà cầm tay em và chuẩn bị bước vào văn phòng thầy hiệu trưởng.

Tất cả các toa tầu đều yên lặng vì giờ học đầu tiên đã bắt đầu. Bao quanh cái sân truờng nhỏ bé có những thảm hoa rực rỡ màu đỏ và vàng, là một hàng cây thay vì bức tường.

Văn phòng của thầy hiệu trưởng không phải là một toa xe mà ở bên trên một bãi đất cao hình bán nguyệt, có bảy bậc thang lát đá để bước lên.

Tôt-tô-chan buông tay mẹ ra, rồi chạy lên các bậc. Bỗng em quay ngoắt lại làm mẹ suýt nữa đâm sầm vào em.

-Chuyện gì thế hở con? – Bà mẹ hỏi, lo sợ rằng Tôt-tô-chan có thể đổi ý về trường này.

Đứng ở bậc thềm cao hơn mẹ, cô bé nói nghiêm trang:

-Người mà con sắp gặp nhất định là một trưởng tàu, mẹ nhỉ?

Người mẹ vốn tính kiên nhẫn nhưng đồng thời lại rất thích đùa. Bà áp má Tôt-tô-chan vào má mình và hỏi:

-Tại sao con lại nói vậy?

Tôt-tô-chan trả lời:

-Mẹ nói rằng ông ấy là thầy hiệu trưởng, nhưng nếu ông có con tàu này thì ông cũng là trưởng tầu chứ!

Bà mẹ phải thừa nhận rằng việc trường này sử dụng những toa xe lửa cũ để làm phòng học là điều khác thường. Nhưng bà không có thời gian giải thích nữa. Bà chỉ nói:

-Sao con không hỏi thẳng ông ấy? Vả lại thế cha con thì sao? Cha con chơi đàn vĩ cầm lại có những mấy chiếc đàn, nhưng nhà mình có trở thành một cửa hàng bán vĩ cầm đâu?

-Không, nhà mình không phải là cửa hang bán vĩ cầm – Tôt-tô-chan trả lời và lại nắm lấy tay mẹ.

saos@ngmo

PHẦN GIỚI THIỆU CỦA TÁC GIẢ

Viết về trường Tô-mô-e và ông Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người sáng lập và điều hành trường này, là một trong những điều từ lâu tôi rất muốn làm.

Tôi không hư cấu một tình tiết nào. Tất cả đều là những sự kiện đã diễn ra và may thay, tôi nhớ được khá nhiều. Ngoài việc muốn ghi lại những sự kiện này, tôi còn muốn chuộc lại một lời hứa không được thực hiện. Như tôi đã kể lại trong một chương của cuốn sách, khi còn là một cô bé, tôi có trịnh trọng hứa với ông Kô-ba-y-a-si rằng, khi lớn lên tôi sẽ xin dạy ở trường Tô-mô-e. Rő ràng đấy là một lời hứa mà tôi đã không thể làm tròn. Vì vậy, thay vào đó tôi xin cố gắng làm cho mọi người biết rằng ông Kô-ba-y-a-si là người như thế nào, tình thương yêu to lớn của ông đối với trẻ em và việc ông đã tiến hành giáo dục các em ra sao.

Ông Kô-ba-y-a-si mất năm 1963. Nếu ông còn sống đến ngày nay, chắc chắn sẽ còn nhiều điều để ông có thể kể cho tôi nghe. Khi viết cuốn sách này, tôi nhận thấy nhiều tình tiết là những kỷ niệm hạnh phúc thời thơ ấu của tôi và, trong thực tế, đó là những hoạt động mà ông đã vạch ra một cách thận trọng để đạt được những kết quả nhất định. Tôi tự nhủ chắc chắn đó phải là điều mà ông Kô-ba-y-a-si hằng suy nghĩ. Hay, thật đáng quý biết bao khi biết rằng ông đã nghĩ về việc đó. Với mỗi một khám phá mới, tôi càng hết sức nhạc nhiên – cảm động và biết ơn ông sâu sắc.
Riêng tôi, tôi không thể đánh giá hết câu ông thường nói với tôi "Em biết không, em thật là một cô bé ngoan" đã giúp tôi vươn lên như thế nào. Nếu tôi không đến trường Tô-mô-e và không gặp ông Kô-ba-y-a-si thì rất có thể tôi sẽ bị mệnh danh là "một cô bé hư", đầy mặc cảm và nhút nhát.
Năm 1945 trường Tô-mô-e bị phá huỷ trong trận oanh tạc của không quân vào Tô-ky-ô. Ông Kô-ba-y-a-si xây dựng trường này bằng tiền riêng, do vậy việc xây dựng lại đòi hỏi phải có thời gian. Sau chiến tranh, trên mảnh đát cũ, thành lầp cơ sở hiện nay là Khoa Giáo dục trẻ em của trường Đại học Âm nhạc Ku-ni-ta-chi. Ông cũng đã dạy thể dục nghệ thuật ở đó và cũng đã hỗ trự cho việc thành lập Trường Tiểu học Ku-ni-ta-chi. Ông qua đời ở tuổi sáu mươi chín, chưa kịp một lần nữa, mở lại ngôi trường lý tưởng của mình.

Tô-mô-e Ga-ku-en là một địa điểm nằm ở phía tây nam Tô-ky-ô, cách ga xe lửa Gi-y-u –gao-ka, trên tuyến đường Tô-ky-ô-kô, ba phút đi bộ. Nơi đây hiện nay là siêu thị Pê-a-xốc và bến đỗ xe. Một hôm tôi đi đến đó, hoàn toàn vì sự luyến tiếc quá khứ, chứ tôi đã biết rő rằng ở đấy chẳng còn gì gọi là dấu tích của trường và mảnh đất của nó. Tôi lái xe chầm chậm đi qua bến đỗ xe, nơi trước đây là những phòng học gồm có các toa tàu và sân chơi của trường. Khi nhìn thấy chiếc xe của tôi, người phụ trách bến đỗ xe kêu lên: "Cô không thể lái xe vào đó được đâu, không thể vào được đâu! Bến hết chỗ rồi".

Dường như tôi muốn nói: "Tôi có muốn đỗ xe đâu, tôi chỉ muốn nhớ lại những kỷ niệm". Nhưng anh ta làm sao có thể hiểu được. Thế là tôi lại tiếp tục lái xe đi và một nỗi buồn mênh mang xâm chiếm lòng tôi, khiến nước mắt tôi cứ trào ra trên đôi má.

saos@ngmo

Tôi biết chắc chắn rằng trên thế gian này có nhiều nhà giáo giỏi – những con người có những lý tưởng cao và có tình thương yêu to lớn đối với trẻ em – mơ ước mở những trường học lý tưởng. Và tôi cũng biết rằng để thực hiện được những ước mơ này người ta phải trải qua biết bao khó khăn gian khổ. Ông Kô-ba-y-a-si đã mất nhiều năm nghiên cứu, trước khi mở trường Tô-mô-e vào năm 1937, và trường này đã bị thiêu hủy năm 1945, sự tồn tại của nó thật quá ngắn ngủi.


Tôi tin rằng thời kỳ tôi ở đó chính là lúc nhiệt tình của ông Kô-ba-ya-a-si đã đạt đến đỉnh cao và các kế hoạch của ông đang độ nở hoa rực rỡ. Giá như không có chiến tranh hẳn sẽ có biết bao em nhỏ đã được ông chăm sóc và giáo dục; tôi buồn lòng trước sự mất mát nói trên.


Trong cuốn sách này, tôi cố gắng miêu tả các phương pháp giáo dục của ông Kô-ba-y-a-si . Theo ông, tất cả trẻ em bẩm sinh vốn tốt đẹp, và bản chất đó rất dễ bị môi trường xung quanh cùng những ảnh hưởng xấu của người lớn phá hoại. Mục đích của ông là khám phá "bản chất" của các em và phát triển nó, để giúp các em trở thành những con người với những phẩm chất riêng.


Ông Kô-ba-y-a-si đánh giá cao tính hồn nhiên và muốn để cho các đặc tính của trẻ em được phát truển càng tự nhiên càng tốt. Ông cũng rất yêu thiên nhiên. Mi-y-ô-chan, con gái ông, nói với tôi rằng khi còn nhỏ cha cô thường dắt cô đi bộ và nói: "Chúng ta hãy đi tìm các nhịp điệu trong thiên nhiên".


Ông thường dẫn cô đến bên một cây cổ thụ, chỉ cho cô biết các cành lá đung đưa trong gió như thế nào; ông cũng nói cho cô biết mối quan hệ giữa lá, cành và thân cây; lá cây đung đưa khác nhau là tuỳ theo tốc độ của gió. Họ đứng im quan sát những hiện tượng như vậy, và khi không có gió họ cứ đứng ngữa mặt lên trời, kiên trì đợi chờ một làn gió thoảng đến. Không những họ chỉ đứng để quan sát gió mà còn quan sát cả những dòng sông. Hai cha con cô cũng thường ra bên bờ con sông Ta-ma gần đó để ngắm nhìn nước chảy. Cô gái nói với tôi rằng, hai cha con cô không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi làm những việc đó.


Đến đây bạn đọc có thể băn khoăn tự hỏi làm sao các nhà chức trách Nhật Bản, trong thời chiến lại có thể cho phép một trường tiểu học khác thường, nơi việc học tập được tiến hành trong bầu không khí tự do như vậy tồn tại. Ông Kô-ba-y-a-si rất ghét sự khoa trương ầm ĩ, và thậm chí trước chiến tranh ông không cho ai được chụp ảnh hoặc tuyên truyền về tính khác thường của trường ông. Có thể, đó là một lý do tại sao ngôi trường nhỏ với gần năm mươi học sinh tránh được sự chú ý của các nhà chức trách và tiếp tục được phát triển. Một lý do khác: ông Kô-ba-y-a-si là một nhà giáo được Bộ Giáo dục đánh giá cao.


Hằng năm cứ đến mồng ba tháng Mười một, một ngày trong chương trình "Những ngày thể thao tuyệt diệu", mọi học sinh của trường Tô-mô-e bất kể đã tốt nghiệp vào thời gian nào, lại kéo nhau về đền Ku-hon-bút-su dự hội trường. Tuy giờ đây tất cả chúng tôi đã ở tuổi ngoại bốn mươi – rất nhiều người trong chúng tôi đã xấp xỉ năm mươi – vả đã có con có cháu, chúng tôi vẫn gọi nhau bằng những tên cúng cơm. Những buổi tụ họp này là một trong những di sản hạnh phúc mà ông Kô-ba-y-a-sk đã để lại cho chúng tôi.


Thực ra tôi đã bị đuổi ra khỏi trường tiểu học đầu tiên. Tôi không nhớ nhiều về trường đó – mẹ tôi có kể cho tôi nghe về những người hát rong và về trường đó. Tôi khó có thể tin rằng mình đã bị đuổi học. Liệu tôi có thực sự hư đốn đến mức đó không? Tu nhiên, cách đây năm năm, khi tôi tham gia vào một chương trình biểu diễn trên màn hình buổi sáng, tôi được giới thuệu với một người biết tôi lúc đó. Bà chính là giáo viên của lớp bên cạnh lớp tôi. Tôi đã chết lặng đi trước điều bà nói:


"Cô học ngay bên cạnh phòng tôi", bà nói "và khi tôi có việc đi đến phòng giáo viên, tôi thường thấy cô cứ phải đứng ở ngoài hành lang vì bị phạt. Khi tôi đi qua, cô thường níu tôi lại, hỏi tại sao người ta bắt cô đứng đó và cô đã làm điều gì sai trái. Có một lần cô hỏi tôi: "Cô giáo có thích những người hát rong không?:. Tôi không biết phải cư xử với cô ra sao, và cuối cùng, hễ muốn đến phòng giáo viên, tôi phải nhòm ra trước, nếu thấy cô đứng ở ngoài hành lang thì tôi tránh không đi. Cô chủ nhiệm lớp cô thường kể với tôi về cô trong phòng giáo viên. Cô ấy nói: "Tôi chẳng hiểu vì sao em ấy lại như vậy". Chính vì vậy mà trong những năm sau này khi thấy cô xuất hiện trên màn hình, tôi nhận ra ngay tên cô. Thời gian cách đây đã lâu rồi , song tôi vẫn nhớ như in khi cô học lớp một".


Có đúng là người ta đã bắt tôi đứng ở hành lang không? Tôi không nhớ rő và rất ngạc nhiên. Song chính và giáo mái tóc hoa râm với khuôn mặt phúc hậu, với dáng dấp còn trẻ trung kia, người đã chịu khó đến tham dự chương trình biểu diễn trên màn hình buổi sáng ấy, cuối cùng đã làm cho tôi tin rằng thực sự tôi đã bị đuổi học.


Đến đây tôi lại muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mẹ tôi vì bà đã không kể cho tôi biết điều đó, mãi cho đến ngày sinh nhật lần thứ hai mươi của tôi.


"Con cò biết tại sao con phải chuyển trường tiểu học không?" Có một hôm mẹ tôi hỏi như vậy. Khi thấy tôi trả lời: "Con không biết ạ" thì bà tiếp tục nói một cách rất thản nhiên rằng: "Chỉ vì con bị đuổi học".


Ngày ấy bà hoàn toàn có thể nói: "Con sẽ trở thành người như thế nào đây? Con đã bị đuổi học. Nếu người ta lại đuổi con ra khỏi trường tiếp theo thì con sẽ đi đâu?".


Nếu mẹ tôi nói với tôi như vậy trong ngày đầu tiên khi tôi bước chân vào cổng trường Tô-mô-e Ga-ku-en thì tôi sẽ cảm thấy bất hạnh và lo lắng biết chừng nào. Và nếu vậy thì cổng trường rợp bóng cây cùng những phòng học toa tàu sẽ chẳng có thể làm tôi phấn khởi. Thật may thay tôi đã có một người mẹ như mẹ tôi.


Sau chiến tranh, chỉ còn lại vài tấm ảnh chụp tại trường Tô-mô-e. Trong số đó chỉ có những tấm ảnh chụp khi tốt nghiệp là đẹp nhất. Học sinh lớp cuối cấp thường đứng ở các bậc lên xuống trước cửa phòng họp để chụp ảnh. Nhưng mỗi lần thấy học sinh tốt nghiệp xếp hàng và gọi nhau "Mau lên, chụp ảnh", thì học sinh các lớp khác cũng muốn chen vào và thế là bấy giờ không thể nào chỉ ra ai là những học sinh của lớp tốt nghiệp.


Chúng tôi thường có những cuộc thảo luận sôi nổi về chủ đề này trong các buổi họp mặt. Ông Kô-ba-y-a-si không bao giờ nói gì vào những dịp chụp ảnh này. Có lẽ ông nghĩ rằng tốt nhất là có những hình ảnh sống động của mọi người trong trường, hơn là một bức tranh tốt nghiệp chính thức. Giờ đây xem lại, những tấm ảnh này quả là rất tiêu biểu cho trường Tô-mô-e.
Còn bao điều khác nữa tôi có thể viết về trường Tô-mô-e. Nhưng tôi sẽ rất vui mừng nếu tôi có thểù làm cho mọi người hiểu rằng cớ sao thậm chí một cô bé như Tốt-tô-chan, khi chịu những ảnh hưởng đúng đắn của người lớn, lại có thể trở thành một người biết sống hòa hợp với mọi người khác.


Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người có nhiều cảm hứng và có tầm nhìn xa đã thành lập nhà trường tuyệt vời này, sinh ngày 18 tháng 6 năm 1893, tại một vùng nông thôn ở phía tây bắc Tô-ky-ô. Thiên nhiên và âm nhạc là những nhứ mà ông yêu thích nhất. Lúc còn nhỏ ông thường ra đứng trên bờ sông gần nhà, với dãy núi Ha-ru-na ở phía xa, và tưởng tượng dòng nước chảy cuồn cuộn là một dàn nhạc và ông là "nhạc trưởng".


Là con út trong một gia đình nông dân khá nghčo có sáu người con, ông đã phải làm trợ giáo sau khi học xong tiểu học. Tuy nhiên, để làm được việc, ông phải có những chứng chỉ cần thiết, và để có những thừ đó ông phải cố gắng vượt bực bằng một tài năng phi thường. Ngay sau đó ông đã giành được chỗ dạy tại một trường tiểu học ở Tô-ky-ô. Ở đâ ông đã kết hợp việc giảng dạy với việc nghiên cứu âm nhạc và chính điều đó đã giúp ông thực hiện được khát vọng mà ông hằng ấp ủ. Oâng đã vào học trong Khoa Giáo dục âm nhạc, thuộc nhạc viện đầu tiên của Nhật Bản – nay là Trường Đại học nghệ thuật và âm nhạc Tô-ky-ô. Khi tốt nghiệp, ông trở thành giáo viên dạy nhạc tại trường tiều học Xây-kây. Trường này do ông Ha-ru-gi Na-ka-mu-ra sáng lập. Ông là một con người tuyệt diệu luôn luôn tin rằng giáo dục tiểu học là bậc giáo dục quan trọng nhất đối với trẻ em. Ở đây ông Ha-ru-gi chủ trương tổ chức những lớp ít học sinh với chương trình tự do để giúp các em phát triển những phẩm chất tốt đẹp của cá nhân và phát huy tính tự trọng. Việc học tập được tiến hành vào các buổi sáng. Buổi chiều dành để đi dạo thu thập cây cỏ, tập vẽ, tập hát hay nghe các bài thuyết trình của thầy hiệu trưởng. Ông Kô-ba-y-a-si chịu ảnh hưởng rất lớn các phương pháp của ông Ha-ru-gi Na-ka-mu-ra, và sau này ông đã xây dựng một loại chương trùnh tương tự ở trường Tô-mô-e.


Trong thời gian dạy nhạc ở đây ông Kô-ba-y-a-si đã viết một vở ca kịch cho trẻ em, để học sinh trình diễn. Vở ca kịch của ông đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà công nghiệp I-oa-xa-ki – một thành viên trong gia đình có công ty thương mại Mít-su-bi-si khổng lồ. Nhà đại tư bản I-oa-sa-ki đã đỡ đầu cho nền nghệ thuật – giúp đỡ Kô-xca Y-a-ma-da, nhà soạn nhạc lão thành của Nhật và tài trợ cho nhà trường. Sau đó nhà đại tư bản I-oa-xa-ki còn cung cấp kinh phí để cử ông Kô-ba-y-a-si sang châu Âu nghiên cứu các phương pháp giáo dục.


Ông Kô-ba-y-a-si ở châu Âu hai năm từ 1922 đến 1924. Trong thời gian này ông thường đến thăm các trường và cùng với Ę-mi-lơ Giắc-cơ Đan-crô-dơ nghiên cứu môn thể dục nghệ thuật ở Pa-ri. Khi trở về nước, cùng với một người khác, ông thành lập Trường mẫu giáo Xây-giô. Ông Kô-ba-y-a-si thường nhắc nhở các cô mẫu giáo đừng gò ép các cháu vào những khôn mẫu định trước. "Hãy để các cháu phát triển tự nhiên", ông nói "Đừng cản trở khát vọng của các cháu. Ước mơ của các cháu lớn hơn mơ ước của các cô". Trước đó chưa có một trường mẫu giáo nào như thế ở Nhật Bản.


Năm 1930, ông Kô-ba-y-a-si lại đi Châu Âu để nghiên cứu thêm một năm nữa. Cùng với Đan-crô-dơ ông đã đi quan sát ở nhiều nơi và đi đến quyết định sẽ mở trường riêng của ông khi trở về Nhật Bản.


Ngoài việc mở trường Tô-mô-e Ga-ku-en năm 1937, ông còn thành lập Hội thể dục nghệ thuật Nhật Bản. Nhiều người nhớ tới ông như là người truyền bá thể dục nghệ thuật ở Nhật Bản và ghi nhận công lao của ông trong việc xây dựng Trường Đại học Aâm nhạc Ku-ni-ta-chi sau chiến tranh. Chỉ còn lại vài người trong chúng tôi trực tiếp vận dụng các phương pháp dạy học của ông, và thật đáng buồn là ông đã qua đờ trước khi có thể xây dựng một trường nữa giống như trường Tô-mô-e. Khi trường này bị thiêu cháy, ông đã hình dung ra một trường khác tốt hơn. Bất chấp sự rung chuyển bởi bom đạn xung quanh, ông vẫn hỏi với vẻ sảng khoái: "Sắp tới, chúng ta sẽ xây dựng loại trường học như thế nào đây?".


Tất nhiên Mi-y-ô-chan và các bạn cùng trường Tô-mô-e cũng đã giúp tôi rất nhiều. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông kây-kô I-oa-mô-tô, người biên tập bản tiếng Nhật là người luôn luôn nói: "Chúng ta phải làm cho cuốn sách này trở thành một cuốn sách hay thật sự". Tôi có ý định chọn nhan đề tiếng Nhật từ một thành nhữ phổ biến từ nhiều năm nay đề cập đến những con người ở bên lề cửa sổ, có nghĩa là người ta đang ở trên mép cửa hay sắp bị đẩy ra ngoài giá lạnh. Tuy tôi thường phải đứng ở bên cửa sổ ngoài sự mong muốn để nhìn những người hát rong, tôi thực sự cảm thấy mình đã bị đẩy "ra ngoài cửa sổ" tại trường học đầu tiên đó – bị xa lánh và chịu sự lạnh lùng. Đầu để của cuốn sách ngoài những ý nghĩa đó còn có thêm một ý nghĩa này nữa: cửa sổ của hạnh phúc, cuối cùng đã mở ra trước mắt tôi, tại trường Tô-mô-e!


Trường Tô-mô-e không còn nữa. Có lẽ không gì có thể làm cho tôi vui sướng hơn nếu biết rằng khi đọc cuốn sách này, trường đó sẽ sống lại trong tâm trí các bạn.
Tô-ky-ô, 1982

kien lua thong minh

Chuyện này thích hợp cho các ông bố - bà mẹ trẻ đây. Còn mình thì không biết bao giờ mới dùng...... Hihi.
Thôi bao giờ dùng thì vô đây đọc lại.
Mà bao giờ định đánh con vì tội nghịch bẩn ( giống bố mình ngày xưa từng đánh mình ) thì phải đọc lại đoạn Thầy hiệu trưởng và công trình "múc ....tìm...... "  yêu thích mới có thể tha thứ cho bọn trẻ con được. Còn bây giờ thì " Cháu ơi, ra đây cô(chú) yêu nhưng đừng ........ làm gì (bẩn bẩn cô/chú) đấy nhé!"
kien lua

saos@ngmo

Không hẳn, chuyện này không đơn thuần là dùng cho các ông bố-bà mẹ, đây là câu chuyện của các nhà giáo dục. Và mình đọc mấy lần vẫn thấy hay. Hôm trước có nói chuyện với cậu bạn từ khoa tiếng Nhật, nói đây là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Nhật Bản. Mình cũng thấy truyện này thật tuyệt.

kien lua thong minh

Mình cũng biết nó là trong những tác phẩm tuyệt vời của Nhật từ khi nó mới ra đời, cũng đi tìm hiểu về tác giả, cũng suy nghĩ rất nhiều và đã chảy ....... nước mắt ở một số đoạn trong lần đọc đầu tiên. Nhưng mình nghĩ nếu nó thấm nhuần vào những ông bố bà mẹ (đặc biệt là những ông bố bà mẹ luôn muốn con mình kiểu "VƯƠNG TỬ HÓA RỒNG") thì nó mới thực sự là một tác phẩm kinh điển mang ý nghĩa xã hội lớn lao. Bởi:
Thứ nhất, chúng ta vẫn tự hỏi trong cùng một lớp học, cùng các thầy cô (các nhà giáo dục) như nhau, với những chỉ số IQ sai lệch không đáng kể thì ý thức học tập, ý thức kỷ luật và kết quả thì lại có thể khác nhau rất xa, chưa kể đến sau này cũng thành những con người rất khác nhau. Đó còn bởi các em đó chịu một môi trường giáo dục khác có tác động rất lớn, đó là gia đình. Đây chính là ngôi trường các em vào học sớm nhất và thời gian học lâu nhất bởi một số em thậm chí đã lớn và nhận thức được môi trường này không tốt thì cũng không thể lựa chọn một trường học tốt hơn.
Thứ hai, nếu câu chuyện thực sự chỉ là câu chuyện của các nhà giáo dục thì chắc chắn bạn đã thu hẹp đi rất nhiều ý nghĩa của nó. Nếu bạn rất thích nó, đọc nó nhiều lần và vấn thấy rất hay, nhưng bạn không phải là người trong ngành giáo dục, và cuối cùng với bạn đó chỉ hoàn toàn là cảm nhận hay và thích, còn thực sự bạn đã đứng ngoài câu chuyện. Và mỗi người đọc không trong ngành giáo dục đều chỉ đứng ngoài câu chuyện thì sao có thể gọi nó là kinh điển được.

Tôi không phải là một người trong ngành giáo dục, càng không biết là câu chuyện đã thành tác phẩm kinh điển của Nhật, bởi lần đầu tôi đọc nó (khoảng cuối những năm 90 thế kỷ trước thì phải) thì nó mới chỉ được coi là một tác gây xôn xao dư luận Nhật). Tôi chỉ đơn giản thấy câu chuyện hay, giản dị, dễ đọc và thấy mình có thể học hỏi được rất nhiều ở nó. Vậy là nghĩ rằng nếu mỗi người đọc nó cũng thấy nó có cái đáng học hỏi, có thể giúp đỡ mình, dù rất nhỏ trong quá trình nhận thức thì lúc ấy nó mới thực sự tuyệt vời và xứng đáng là một tác phẩm kinh điển. Bởi thực sự đây là một câu chuyện kể của một tác giả không chuyên nghiệp, nó không kinh điển về mặt nghệ thuật mà kinh điển về ý nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi, nhận thức ý nghĩa giáo dục của câu chuyện dưới góc nhìn của một người không phải là nhà giáo. Cũng như theo cá nhân tôi thì câu chuyện "thích hợp" cho các ông bố bà mẹ trẻ chứ không phải là câu chuyện của các ông bố bà mẹ trẻ.
kien lua

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội