TỐT-TÔ-CHAN Cô bé bên cửa sổ - Một tác phẩm kinh điển để đọc đây

Started by saos@ngmo, 04/08/06, 17:44

Previous topic - Next topic

kien lua thong minh

Xin lỗi bạn TNDviec ạ!
Thứ nhất, tớ có bảo vệ quan điểm của tớ hay có ghê gớm như cậu nnghĩ thật không? Tó xin lỗi nếu ý kiến của tớ làm bạn khó chịu. May mắn cho bạn nhờ... Hìhì vì tớ không ...quen cậu, và cũng bởi vậy cậu 'không có cơ hội' ... bị tớ bắt nạt, hoặc bị phải phù hợp với sự những quan điểm bảo thủ của tớ. Chú mừng cậu đấy!
Thứ hai, đây là phần diễn đàn văn học, bởi vậy cậu chỉ nên bày tỏ quan điểm của cậu về tác phẩm thôi, hoặc quan điểm của cậu có thống nhất hay không thống nhất với người khác về góc độ nào đó của tác phẩm. Đừng lấy nó làm chỗ để nhận xét về cá nhân người này hay người khác.
Cám ơn!
kien lua

thanhniendoiviec

Thứ nhất, dù có quen cậu cậu cũng khó "có cơ hội bắt nạt tớ". Đây là diễn đàn có thể trình bày quan điểm, có thể bình luận, và bình luận luôn nhận xét của người khác được chưa cậu, hii và ...không có mục 'Thứ hai' đâu vì nếu có thứ 2 thì tớ cũng củ chuối như cậu à! Đối với tớ chỉ một là một và hai là hai thôi và đã chuối thì cũng phải chuối nhất thôi.

kem

ủa. sao truyện này anh Sao post ngắn thế nhở, em nhớ em đọc trong sách nó dài lém cơ mà!! hix hix

nhưng công nhận truyện này hay thật, đọc thix ơi là thix!!
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

saos@ngmo

tiếp tục....

THẦY HIỆU TRƯỞNG

Thấy hai mẹ con Tôt-tô-chan bước vào phòng, một ông già rời ghế đứng dậy.


Mái tóc ông lưa thưa, mấy chiếc răng đã bị gãy, nhưng vẻ mặt ông vẫn hồng hào. Người ông không cao lắm, đôi vai và đôi cánh tay vạm vỡ, Ông ăn mặc gon gàng, trong bộ comlê đen có cả áo gi-lê.


Sau khi cúi đầu chào vội vã, Tôt-tô-chan phấn chấn hỏi luôn:
- Thưa bác, bác là thầy hiệu trưởng hay là trưởng tàu ạ?


Bà mẹ ngượng quá, nhưng bà chưa kịp nói gì thì ông giáo đã vừa cười vừa trả lời:
- Bác là thầy hiệu trưởng của trường này,


Tôt-tô-chan rất hài lòng:
- Ôi cháu rất vui, - em nói, - vì cháu muốn được bác giúp đỡ. Cháu thích học trường của bác.


Thầy hiệu trưởng đưa cho em cái ghế rồi quay sang nói với bà mẹ:
- Bây giờ bà có thể về nhà được rồi đó. Tôi muốn nói chuyện với Tôt-tô-chan.


Tôt-tô-chan hơi lúng túng một chút, nhưng rồi em cảm thấy có thể nói chuyện với ông hiệu trưởng.
- Vâng, tôi xin gửi cháu lại cho bác – bà mẹ mạnh dạn nói rồi bước ra và khép cửa lại.


Thầy hiệu trưởng kéo ghế ngồi đối diện với Tôt-tô-chan. Khi hai bác cháu ngồi gần lại với nhau, thầy nói:
- Nào bây giờ cháu hãy kể cho bác nghe về cháu đi! Cứ kể với bác bất cứ chuyện gì mà cháu thích.


"Bất cứ chuyện gì mà cháu thích ư?" Tôt-tô-chan cứ tưởng rằng bác ấy sẽ hỏi và em sẽ trả lời. Nên khi thầy hiệu trưởng nói vậy, Tôt-tô-chan rất phấn khởi và em bắt đầu ngay. Chuyện của em hơi lộn xộn một chút, nhưng em kể rất say sưa. Em kể cho thầy hiệu trưởng nghe về con tàu chở hai mẹ con em đến đâu chạy nhanh đến mức nào; em đề nghị bác soát vé nhưng bác ấy không cho em giữ lại vé.


Chuyện cô chủ nhiệm lớp em trước đây rất xinh đẹp ra sao; chuyện về tổ chim nhạn về chú chó Rốc-ky màu nâu của nhà em, nó có thể làm mọi trò; chuyện em hay ngậm kéo hồi học mẫu giáo và cô giáo thường khuyên em cẩn thận kẻo đứt lưỡi; nhưng rồi em vẫn cứ ngậm; chuyện em thường hay phải vắt mũi vì nếu để thò lò sẽ bị mẹ mắng; chuyện cha em bơi rất giỏi lại còn có thể lao đầu xuống nước lặn một hơi. Em kể rất say sưa. Thầy hiệu trưởng luôn miệng cười, gật đầu và nói:
- Rồi sau đó thì sao?


Tôt-tô-chan rất vui mừng, em tiếp tục kể mãi. Nhưng rồi em chẳng còn gì để kể nữa. Em ngồi im, cố nặn ra một chuyện gì đó.
- Cháu còn gì kể cho bác nghe nữa không? thầy hiệu trưởng hỏi.


"Bây giờ mà dừng lại thì ngượng quá". Tôt-tô-chan tự bảo. Đây là dịp may tuyệt vời. Tôt-tô-chan vắt óc suy nghĩ. Em không hiểu có còn gì để kể nữa không? Bỗng em nảy ra được một ý.


Em có thể kể về bộ quần áo em đang mặc. Hầu hết quần áo của em đều do mẹ may nhưng riêng bộ quần áo này lại mua ở cửa hàng. Quần áo của em thường xuyên rách rất to. Mẹ chẳng bao giờ hiểu tại sao quần áo em lại rách như vậy. Thậm chí chiếc quần sợi bông màu trắng của em đôi khi cũng có những chỗ rách nhỏ. Em giải thích cho thầy hiệu trưởng biết quần áo em bị rách là em thường chui rào bọc quanh vườn của những gia đình khác, hoặc khi em đào bới dưới những đám dây kẽm gai ở những lô đất trống. Em nói, sáng nay khi soạn quần áo mặc đến trường em mới biết tất cả những thứ do mẹ may đề rách toạc, thành ra em phải mặc bộ quần áo do mẹ mua. Đây là bộ quần áo sợi pha len kẻ ô vuông đỏ thẫm cen màu xám. Bộ quần áo này không đến nỗi tồi lắm nhưng mẹ em chê những bông hoa màu đỏ thêu trên cổ là không đẹp.


- Mẹ cháu không thích kiểu cổ này, - vừa nói Tôt-tô-chan vừa bẻ cổ áo lên cho thầy hiệu trưởng xem.


Sau đó dù có vắt óc suy nghĩ em cũng chả còn gì để kể cho thầy hiệu trưởng nghe nữa. Đúng lúc đó thầy hiệu trưởng đứng dậy đặt bàn tay to và ấm áp lên đầu em, rồi nói:
- Rất tốt, từ giờ cháu là học sinh của trường này.


Em nhớ mãi câu nói này của thầy hiệu trưởng. Và lúc đó Tôt-tô-chan cảm thấy lần đầu tiên trong đời em đã được gặp một người mà em thực sự quý mến. Từ trước đến nay chưa có ai bỏ một thời gian dài đến như vậy để nghe em kể chuyện. Trong lúc nghe em kể chuyện thầy hiệu trưởng không hề ngáp một lần nào, thầy cũng không tỏ ra buồn chán mà ngược lại rất thích thú nghe em kể một cách say sưa.


Tôt-tô-chan chưa biết tính thời gian nhưng em cũng cảm thấy là lâu lắm. Nếu em biết tính, chắc em sẽ vô cùng kinh ngạc và biết ơn thầy hiệu trưởng. Vì hai mẹ con em đến trường lúc tám giờ, sau khi em kể hết chuyện và lúc thầy hiệu trưởng nói rằng em sẽ là học sinh của trường này, ông nhìn vào chiếc đồng hồ bỏ túi và nói:
- A, đã đến giờ ăn trưa rồi,


Như thế là thầy hiệu trưởng nghe em kể chuyện vừa đúng bốn tiếng đồng hồ!


Trước đó cũng như từ đó về sau chưa có một người lớn nào chú ý lắng nghe Tôt-tô-chan trong một thời gian dài như vậy. Mặt khác, kể cả mẹ em cũng như cô giáo chủ nhiệm đề kết sức ngạc nhiên là một đứa bé mới bảy tuổi như em đã có thể tìm đủ mọi chuyện để kể liên tục trong bốn giờ liền.
Tất nhiên lúc đó Tôt-tô-chan không hề có ý nghĩ là em bị duổi học và người ta chẳng biết còn cách nào để giải quyết việc này. Tính sôi nổi tự nhiên có phần hơi đãng trí của em làm em càng thêm hồn nhiên. Nhưng em cảm thấy rằng người ta thấy em hơi khác và có phần hơi kỳ lạ so với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, thầy hiệu trưởng lại làm cho em cảm thấy yên tâm, đầm ấm và hạnh phúc. Em muốn mãi ở bên thầy.


Đó là cảm tưởng của Tôt-tô-chan về thầy hiệu trưởng Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si trong ngày đầu tiên gặp mặt. Và, may thay, cảm tưởng của thầy giáo về em cũng là như vậy.

saos@ngmo

Thầy hiệu trưởng dẫn Tôt-tô-chan đến thăm nơi ăn trưa. Ông giải thích:

- Chúng ta không ăn trưa ở trên tàu mà ăn ở phòng họp!

Phòng họp ở trên khu đất cao mà trước đó em đã phải leo vài bậc đá mới lên đến nơi.Ở đấy hai thầy trò thấy các bạn khác đang kéo bàn ghế ầm ĩ xếp thành một vòng tròn. Đứng ở góc phòng, Tôt-tô-chan níu lấy áo thầy hiệu trưởng và hỏi:

- Thưa thầy, các bạn khác đâu ạ ?
- Tất cả chỉ có ngần này học sinh thôi, -Ông trả lời.
- Tất cả ngần này thôi ư ? -Tôt-tô-chan không thể tin được. Vì tất cả chỉ bằng học sinh của một lớp ở trường khác. -Thưa thầy, toàn trường chỉ có khoảng năm mươi học sinh thôi ạ?
- Ừ, tất cả chỉ có thế, -thầy hiệu trưởng nói.

Tôt-tô-chan nghĩ, mọi chuyện ở trường này đều khác so với trường cũ.

Lúc mọi người đã ngồi vào bàn, thầy hiệu trưởng liền hỏi các em có đem theo những thứ lấy từ biển lên và những thức có trên đất liền hay không?

- Có ạ, -tất cả đồng thanh trả lời và bắt đầu mở những hộp đựng thức ăn trưa khác nhau ra.
- Nào, thử xem các em có những gì, -thầy hiệu trưởng vừa nói vừa đi vòng quanh nhìn vào hộp thức ăn của các em trong lúc học sinh cười nói vui vẻ.

"Buồn cười thật", Tôt-tô-chan nghĩ. "Mình chả hiểu thầy hỏi những thứ gì lấy từ biển lên và những thứ có trên đất liền là gì cả". Trường này lạ thật. Buồn cười thật. Chưa bao giờ em nghĩ bữa ăn trưa ở trường lại nhộn đến thế. Ý nghĩ ngày mai em sẽ ngồi vào một trong những cái bàn này và đưa cho thầy hiệu trưởng xem "những thứ lấy từ biển lên và những thứ đưa từ rừng về" làm Tôt-tô-chan vô cùng phấn khởi, cứ muốn nhảy cẫng lên vì sung sướng.

Khi đi kiểm tra các hộp đựng thức ăn của học sinh, đôi vai thầy hiệu trưởng tắm trong ánh nắng buổi trưa êm dịu.

saos@ngmo

Tôt-tô-chan bắt đầu đi học

Sau khi nghe thầy hiệu trưởng noí: "Bây giờ cháu là học sinh của trường naỳ", Tôt-tô-chan cảm thấy khó lòng đợi đến sáng mai. Trước đây chưa bao giờ em mong mau đến ngày hôm sau như vậy. Sáng sáng mẹ thường phải mỏi miệng mới kéo em ra được khỏi giường. Nhưng hôm đó em dậy sớm hơn mọi người, tự mặc quần aó, rồi đeo cặp sách lên lưng, ngồi đợi.
Nhân vật dậy đúng giờ nhất trong nhà là Rôc-ky -con chó becgiê, nó theo dői hành vi hơi khác lạ của Tôt-tô-chan một cách nghi ngaị. Nhưng sau khi vươn vai, nó lại ngồi sát bên em, đợi chờ một điều gì đó sắp xảy ra.
Mẹ em có rất nhiều việc phải làm. Bà vừa chuẩn bị bữa sáng cho Tôt-tô-chan vừa chuẩn bị cho em hộp cơm trưa trong đó có "những thứ lấy từ biển lên và những thứ có trên đất liền". Mẹ còn buộc vào cổ Tôt-tô-chan tấm thẻ lên tàu được bọc bằng ni-lông.


- Hãy ngoan nghe con, -người cha tóc rối bù nói với em như vậy.

- Tất nhiên ạ, -Tôt-tô-chan đi giaỳ, mở cửa, rồi quay lại cúi đầu lễ phép chào tạm biệt mọi người.

Khi thấy Tôt-tô-chan bước đi, nước mắt cứ dâng đầy trên đôi mắt người mẹ. Thật khó lòng tin được rằng một cô bé hoạt bát, nhanh nhẹn đi học rất ngoan và phấn khởi như vậy lại vừa mới bị đuổi học. Bà mẹ tha thiết cầu mong sao cho lần này mọi chuyện sẽ được tốt lành.


Nhưng liền sau đó bà bỗng giật mình khi thấy Tôt-tô-chan vừa tháo tấm thẻ lên tàu và đeo nó vào con Rôc-ky. "Ôi lạy chuá...", bà mẹ lo lắng suy nghĩ, nhưng bà quyết định không nói một câu naò, mà hãy cứ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra.


Sau khi Tôt-tô-chan đeo tấm thẻ lên tàu vào cổ con Rôc-ky, em ngồi xuống và nói với nó:


- Đằng ấy thấy không? Tấm thẻ này không hợp với đằng ấy chút naò!
Tấm thẻ bị kéo lê trên mặt đất vì sợi dây buộc quá daì.

- Đằng ấy hiểu không? Đây là thẻ của tớ, ứ phải của đằng ấy. Đằng ấy không thể lên tàu được đâu. Nhưng tớ sẽ hỏi thầy hiệu trưởng và bác soát vé xem họ có cho đằng ấy đến trường không nhé!

Rôc-ky rất chú ý lắng nghe, hai tai giỏng lên. Nó ngáp dài sau khi liếm liếm vào tấm thẻ.

- Con tàu lớp học không chạy đâu nên tớ thấy đằng ấy không cần phải có vé lên taù. Nhưng hôm nay đằng ấy phải ở nhà, chờ tớ về nhé.

Rôc-ky thường đi theo Tôt-tô-chan đến tận cổng trường rồi sau đó mới quay về. Tất nhiên là hôm nay nó cũng mong được làm như vậy.

Tôt-tô-chan tháo tấm thẻ đeo ở cổ con Rôc-ky ra rồi thận trọng đeo vào cổ mình. Một lần nữa em tạm biệt cha, mẹ.

Sau đó Tôt-tô-chan chạy đi không thčm ngoaí đầu laị. Chiếc cặp sách đập bồm bộp vào lưng em. Con Rôc-ky vui vẻ chạy bên em.

Con đường đến nhà ga cũng gần bằng con đường đến trường cũ, vì vậy Tôt-tô-chan đã gặp lại những con cún, những chú mčo và cả những bạn cùng lớp trước đây.

Liệu mình có nên khoe tấm thẻ lên tàu với họ hay không nhỉ? Tôt-tô-chan đắn đo, nhưng em không muốn đến chậm nên em quyết định không khoe vào hôm đó, vội vã đến trường.

Khi thấy Tôt-tô-chan rẽ phaỉ, về hướng nhà ga, chứ không rẽ trái như thường lệ, con Rôc-ky dừng lại và nhìn quanh một cach lo lắng. Đến cổng nhà ga rồi, Tôt-tô-chan chạy lại với con Rôc-ky đang đứng vẻ hoang mang.

- Tớ không đến trường cũ nữa đâu, bây giờ tớ đến trường mới cơ.
Tôt-tô-chan áp má mình vào mặt con Rôc-ky. Đôi tai nó có mùi hôi hôi, nhưng, như mọi ngày đối với em, đây lại là mùi quen thuộc dễ chiụ.

- Bai bai- em nói và leo lên các bậc thềm dẫn vào nhà ga, sau khi giơ tấm thẻ lên tàu cho người soát vé xem. Con Rôc-ky gầm gừ khe khẽ và đứng nhìn mãi cho đến khi không còn thấy Tôt-tô-chan đâu nữa.

saos@ngmo

Lớp học trên con tàu


Khi Tôt-tô-chan đến cửa toa tàu mà thầy hiệu trưởng đã nói là phòng học của em, cả lớp chưa có bạn nào đến cả. Đây là loại toa tàu kiểu cổ, cửa có tay kéo. Người ta phải nắm chặt lấy nó kéo mạnh về phía bên phaỉ, bằng cả hai tay. Tôt-tô-chan nhìn vào bên trong toa, trống ngực đập rộn ràng, vẻ mặt đầy xúc động: "Ôi!".


Ngồi học ở đây sẽ giống như đang trong một chuyến đi dài, cứ đi mãi, đi mãi. Phía trên cửa sổ vẫn còn những giá để hành lý. Chỉ có khác là ở phía đầu toa treo một bảng đen. Và thay cho hai hàng ghế dọc là những bộ bàn ghế học sinh xếp ngang hướng về phía trước. Mọi thứ khác đều vẫn còn nguyên như cũ, trừ những sợi dây da để nắm tay. Tôt-tô-chan bước vào và ngồi xuống chỗ của một bạn nào đó. Những chiếc ghế gỗ ở đây cũng giống như ở trường cũ, nhưng tiện lợi hơn và em thấy có thể ngồi ở đây suốt ngày được. Tôt-tô-chan vô cùng phấn khởi. Em rất thích trường này và quyết định ngày nào cũng đến trường, kể cả ngày nghỉ.


Tôt-tô-chan nhìn qua cửa sổ. Em biết rằng con tàu đang đứng yên tại chỗ, nhưng hình như nó đang chuyển động, phải chăng vì những bông hoa và những khóm cây trên sân trường cứ rung rinh lay động trước gió đã cho em cái cảm giác kia?


- Thú vị thật! -cuối cùng Tôt-tô-chan reo lên như vậy. Sau đó, áp mặt vào cửa sổ, em nghĩ ra vài câu hát như vẫn thường làm mỗi khi em phấn khởi.


"Vui mừng vui,
Là em vui mừng vui!
Sao em vui?
Vì..."


Vừa lúc đó có một bạn bước vào, một bạn gái. Bạn ấy lấy vở và hộp bút ra khỏi cặp rồi để lên bàn. Sau đó bạn kiễng chân để cặp lên giá. Bạn ấy cũng để túi đựng giày lên đó. Tôt-tô-chan không hát nữa và em cũng bắt chước làm như vậy. Sau đó, lại một bạn trai vào lớp. Bạn ấy đứng từ ngoài cửa và quăng cặp sách lên giá cứ như thế, là một cầu thủ bóng rổ. Chiếc cặp nảy lên và rơi xuống sàn. "Ném tồi quá", bạn ấy vừa nói vừa nhặt chiếc cặp lên ngắm để ném tiếp. Lần này chiếc cặp nằm gọn trên giá. "Ném tài thật", em reo lên. Nhưng ngay sau đó, em lại nói: "Không, vẫn còn tồi lắm", khi em trườn trên bàn mở cặp lấy vở và hộp bút chì ra. rő ràng bạn ấy đã ném trượt trong lần ném đầu tiên.


Cuối cùng chỉ có chín học sinh trong toa tàu. Các em là học sinh lớp một của trường Tô-mô-e Ga-ku-en.


Các em sẽ cùng nhau đi trên chuyến tàu này.

saos@ngmo

Bài học ở trường Tô-mô-e

Đến học ở trong toa xe tưởng đã là chuyện khác rồi, vậy mà cách sắp xếp chỗ ngồi ở đây cũng kỳ lạ nốt. Ở trường học khác sinh được bố trí ngồi một chỗ cố định. Nhưng ở đây các em được phép ngồi bất kỳ chỗ nào mà các em thích trong các buổi học.


Sau một lúc suy nghĩ và nhìn quanh Tôt-tô-chan quyết định ngồi cạnh bạn gái đến sau em sáng nay vì bạn ấy mặc chiếc váy có thêu con thỏ tai daì.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất ở trường này lại chính là các bài học.


Thông thường ở các trường khác thời khóa biểu sắp xếp theo từng bộ môn, ví dụ, sau tiết tiếng Nhật là tiết toán... Nhưng ở trường này lại hoàn toàn khác. Trong giờ đầu cô giáo ghi toàn bộ các đề bài và những câu hỏi của các môn học trong ngày lên bảng. Sau đó, cô noí: "Bây giờ các em có thể bắt đầu bất kỳ môn nào mà các em thích".


Như vậy là học sinh có thể bắt đầu bằng môn tiếng Nhật, môn toán hay bất kỳ một môn nào đó cũng được. Em nào thích văn thì có thể làm văn, em nào thích môn lý thì có thể thử nghiệm đun sôi một chất nào đó trong chiếc bình thót cổ trên chiếc đčn cồn, như vậy những tiếng nổ nhỏ rất có thể sẽ xảy ra trong bất kỳ phòng học nào.


Phương pháp dạy học này giúp giáo viên theo dői học sinh từ lớp thấp đến lớp cao - hiểu rő hứng thú của từng em cũng như cách suy nghĩ và đặc điểm của mỗi em. Đây là một phương pháp lý tưởng giúp giáo viên thực sự hiểu học sinh của mình.


Về phần học sinh, các em thường rất muốn được bắt đầu bằng môn học mà các em thích nhất. Và thực tế, các em có cả một ngày để xoay xở với các môn mà mình không thích, có nghĩa là ở chừng mực nào đó các em cũng đã tự giải quyết được các vấn đề naỳ. Việc học tập hầu như hoàn toàn chủ động và học sinh có thể gặp, trao đổi với giáo viên bất kể lúc nào khi cần. Giáo viên cũng có thể đến với học sinh, nếu muốn, và giải thích bất kỳ một vấn đề nào cho đến khi các em hiểu thật cặn kẽ. Sau đó học sinh được giao thêm bài tập làm ở nhà. Đây là phương pháp nghiên cứu theo đúng nghĩa của nó, và điều đó có nghĩa là không một học sinh nào ngồi lơ đãng trong lúc thầy nói và giải thích.


Học sinh lớp một chưa đủ trình độ tự học một mình, song mặc dù vậy, các em vẫn được phép bắt đầu bằng bất kỳ môn học nào mà các em thích.
Có em chép lại bảng chữ caí, một số em khác vẽ tranh, em thì đọc sách, lại có một số em tập thể dục mềm deỏ. Bạn gái ngồi cạnh Tôt-tô-chan đã biết hết các chữ cái và lần lượt ghi vào vở. Tất cả đều mới mẻ nên lúc đầu Tôt-tô-chan hơi lo lắng và không biết phải làm gì.


Đúng lúc đó, một bạn trai ngồi phía sau em đứng dậy cầm quyển vở đi lên bảng để hỏi thầy một điều gì đó. Cô giáo ngồi bên chiếc bàn cạnh bảng đen , đang giải thích cho một học sinh khác. Tôt-tô-chan không nhìn quanh phòng học nữa, hai tay chống cằm, em dán mắt vào lưng bạn trai đang đi lên bảng. Bạn ấy kéo lê đôi chân và toàn thân lắc lư một cách đáng sợ. Lúc đầu Tôt-tô-chan tưởng bạn ấy cố tình làm như vậy, nhưng ngay sau đó em hiểu ra rằng bạn ấy không thể làm khác được.


Tôt-tô-chan tiếp tục theo dői khi người bạn kia về chỗ. Bốn mắt nhìn nhau. Bạn ấy mỉm cười, Tôt-tô-chan cũng vội vàng mỉm cười đáp laị. Khó khăn lắm cậu bé mới ngồi được vào chỗ của mình, Tôt-tôchan quay lại hỏi:


- Tại sao bạn lại đi như vậy?
Bằng một giọng dịu dàng, cậu bé trả lời nhỏ nhẹ:
- Mình bị bại liệt.
- Bại liệt? - Tôt-tô-chan nhắc laị, vì từ xưa đến nay chưa bao giờ em nghe đến từ này.
- Đúng, bại liệt, -cậu bé thì thầm, -không phải chỉ có chân mình bị liệt mà cả tay mình nữa. -Bạn ấy giơ tay lên. Tôt-tô-chan nhìn vào cánh tay trái của bạn. Những ngón tay dài co quắp và gần như dính vào nhau.
- Người ta không có cách nào để chữa cho bạn à? -Tôt-tô-chan hỏi vẻ lo lắng. Bạn ấy không trả lời, Tôt-tô-chan cảm thấy ngượng ngùng và lấy làm tiếc là đã hỏi bạn câu đó. Nhưng rồi cậu bé noí:
- Tên mình là Y-a-su-a-ki Y-a-ma-mô-tô. Còn tên đằng ấy là gì?
Tôt-tô-chan mừng rỡ khi nghe giọng nói vui vẻ của cậu bé rồi nó to:
- Tên mình là Tôt-tô-chan.


Thế là Y-a-su-a-ki Y-a-ma-mô-tô và Tôt-tô-chan đã làm quen với nhau.
Mặt trời đốt nóng không khí trong toa. Ai đó đã mở cánh cửa sổ ra. Một làn gió xuân trong lành ùa vào trong xe hất tung mái tóc của đám trẻ.
Buổi học đầu tiên của Tôt-tô-chan tại trường Tô-mô-e bắt đầu như vậy đó.

saos@ngmo

Thức ăn của biển và của đất

Giờ ăn trưa đã tới - giờ phút mà Tôt-tô-chan hằng mong đợi. Đây là lúc để các bạn giới thiệu "những thức ăn của biển và của đất".

Thầy hiệu trưởng nói câu đó để diễn tả một bữa ăn đủ thành phần dinh dưỡng. Thay cho cách nói "Phải luyện cho con em chúng ta ăn được mọi thức ăn" hoặc "Yêu cầu các bậc phụ huynh cho con em mình ăn trưa đủ chất dinh dưỡng", thầy hiệu trưởng trường này kêu gọi các bậc cha mẹ hãy cho thêm vào khẩu phần ăn trưa của học sinh "những thức ăn của biển và của đất".

"Những thức ăn của biển " là hải sản như cá, cu, tôm, tép, hàu, sò, v.v.... Còn "những thức ăn của đất" là nông sản – ví dụ như cơm, rau, quả, thịt lợn, thịt bò, thịt gà ...

Bà mẹ Tôt-tô-chan rất quan tâm đến vấn đề này. Bà nghĩ hiếm có một thầy hiệu trưởng nào có thể diễn đạt khẩu phần ăn có đầy đủ dinh dưỡng một cách đơn giản đến như vậy. Điều thú vị là chỉ cần lựa chọn một trong hai loại đó là việc làm bữa ăn trưa trở nên đơn giản hơn. Ngoài ra thầy hiệu trưởng còn nói rő rằng không ai phải lo nghĩ quá nhiều, hay phải mất nhiều công sức để đạt cho được hai yêu cầu đó. Nông sản ở đây có khi chỉ là một quả trứng tráng, và hải sản có khi chỉ là một lát cá ngừ kho. Hoặc đơn giản hơn chỉ cần món tảo biển đại diện cho "đại dương", và món dưa ngâm dấm thay cho "những sản phẩm của đất".

Hôm trước, trong lúc Tôt-tô-chan đang mải theo dői một cách thčm muốnbữa ăn trưa của các bạn mình, thì thầy hiệu trưởng đến, và xem tất cả các hộp cơm trưa.
- Cháu có những thức ăn của biển và của đất không? – ông vừa hỏi vừa kiểm tra từng hộp một. Thật vui khi nhận mặt những thức ăn mà các bạn "đưa từ biển lên và lấy từ đất liền".

Có những trường hợp vì mẹ quá bận, nên thức ăn mang theo chỉ có thức ăn của biển hoặc của đất. Nhưng không sao. Khi thầy hiệu trưởng đi kiểm tra, vợ ông cũng đi theo, ngực đeo một chiếc tạp dề trắng, hai tay cầm hay cái xoong. Nếu thầy dừng lại trước mặt một học sinh nào đó và nói "biển" thì lập tức bà vợ ông gắp ngay hai viên chả cá từ chiếc xoong "biển" ra cho em đó. Ngược lại nếu ông nói "đất" thì lập tức bà vợ ông lại gắp ngay những miếng khoai tây rán từ chiếc xoong "đất" ra cho.
Ở đây không còn một ai muốn nói rằng em không thích chả cá, hay nghĩ rằng một bữa ăn trưa ngon phải như thế nào, hay bữa ăn trưa tồi là như thế nào. Sự quan tâm chủ yếu của các em ở chỗ thức ăn của các em có đủ cả hai yêu cầu về biển và về đất hay không. Và nếu chỉ có vậy thì niềm vui của các em đã được thỏa mãn, các em rất phấn khởi.

Khi bắt đầu hiểu được "những thức ăn của biển và của đất" là thế nào rồi, Tôt-tô-chan thấy lo sợ, không hiểu bữa ăn trưa mà mẹ em đã chuẩn bị một cách rất vội vã sáng nay, có được chấp nhận hay không. Nhưng khi mở hộp ra em thấy thức ăn trưa của em thật là tuyệt vời và em cố giữ để khỏi thốt ra những từ "tuyệt, tuyệt, tuyệt quá!".

Thức ăn trưa của Tôt-tô-chan gồm có trứng rán vàng, đậu xanh, đen-bu màu nâu và buồng trứng cá thu màu hồng. Thức ăn đủ màu sắc trông như một vườn hoa.

- Đẹp quá - thầy hiệu trưởng nói.
Tôt-tô-chan hơi run run:
- Mẹ cháu nấu ăn giỏi lắm, - em nói.
- Đúng, đúng, - thầy hiệu trưởng trả lời. Sau đó thầy chỉ vào món đen-bu (ruốc cá) và hỏi: - Đây là món gì? Nó là thức ăn của biển hay là của đất?

Tôt-tô-chan nhìn món ăn này, rất phân vân không hiểu thuộc loại nào. Nó có màu của đất như vậy rất có thể nó là của đất. Nhưng em không dám chắc điều đó.
- Cháu không biết ạ, - em nói.
Sau đó thầy hiệu trưởng hỏi cả lớp:
- Các em có biết đen-bu từ đâu ra không nào, từ biển hay từ đất?
Dừng lại một lúc để suy nghĩ, một số em reo lên:
- Từ đất ạ.
Nhưng không em nào biết chắc chắn.
- Thôi được, thầy sẽ kể cho các em nghe - thầy hiệu trưởng nói. – Den-bu là thức ăn lấy từ biển lên.
- Tại sao ạ? - Một cậu bé hỏi.
Đứng ở giữa vòng tròn bàn ghế, thầy hiệu trưởng giải thích:
- Den-bu là thịt cá lọc bỏ xương, rang nhỏ lửa sau đó nghiền nhỏ và nêm gia vị vào.
- Ôi! – Các em kêu lên. Sau đó một vài em đề nghị được xem món ruốc cá của Tôt-tô-chan.
- Tất nhiên là được, - thầy hiệu trưởng nói.

Và thế là cả lớp xúm vào xem món ruốc cá của Tôt-tô-chan. Chắc chắn có em đã biết den-bu là gì rồi, nhưng vẫn cứ thích xem và cũng có bạn muốn xem món den-bu của Tôt-tô-chan có khác gì món đó của nhà em không. Quá nhiều bạn nhìn em, tới mức, Tôt-tô-chan ngại rằng những sợi ruốc có thể bay mất.

Tôt-tô-chan hơi hoảng sợ trong bữa ăn trưa đầu tiên đó, nhưng nhộn thật. Thú vị biết bao nhiêu khi hiểu được "hải sản" và "nông sản" là gì. Em cũng đã hiểu thêm được rằng den-bu làm từ cá. Và mẹ em đã nhớ bỏ vào hộp cơm trưa của em những thức ăn của biển và những thức ăn của đất. Cuối cùng mọi chuyện đều tốt đẹp, em hài lòng nghĩ như vậy.

Tôt-tô-chan đặc biệt phấn khởi khi bắt đầu ăn những món ngon miệng do mẹ em làm.

saos@ngmo

"Nhai cho kỹ"

Thông thường bắt đầu bữa ăn người ta hay nói: "I-ta-da-ki-ma-su" có nghĩa là xin mời. Nhưng ở trường Tô-mô-e Ga-ku-en thì khác, bắt đầu bữa ăn lại là một bài hát. Thầy là một nhạc sĩ và thầy sáng tác một "bài hát đặc biệt để hát trước lúc ăn trưa". Thực ra thầy chỉ viết lời và dựa vào nhạc điệu của một bài dân ca nổi tiếng "khoan, khoan, dô khoan" mà thôi. Lời của bài hát do thầy hiệu trưởng sáng tác và như thế này:

Nhai, nhai, nhai cho kỹ
Những gì bạn ăn.
Nhớ nhai cho kỹ, nhai cho kỹ
Cơm, rau, cá, thịt chúng ta ăn.

Chỉ sau khi hát xong, các em mới nói "I-ta-da-ki-ma-su".
Lời của bài hát rất hợp với giai điệu của bài "khoan, khoan, dô khoan", đến mức sau đó nhiều năm có học sinh vẫn coi đó là bài hát để hát trước khi ăn.

Có thể thầy hiệu trưởng do đã gẫy mất mấy chiếc răng nên mới sáng tác bài hát này. Nhưng thực ra ông luôn luôn nhắc các em phải ăn chậm, nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ. Và như vậy có thể ông sáng tác bài này là cốt để nhắc nhở các em.

Sau khi cất cao giọng hát, tất cả các em đều nói xin mời, "I-ta-da-ki-ma-su", và ngồi vào ăn "những thức ăn của biển và của đất".

Phòng họp yên lặng trong chốc lát.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội