Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - tinhbanvatoi

#141
Truyện Cho Những Tình Nhân
-- Nhã Ca
Vừa dừng xe trước cổng nhà bác, Diễm đã bấm chuông inh ỏi. Chị Bé Tý chạy ra, vừa cười vừa với cái giỏ mây: Vô đây đã Diễm, vô cúng. Diễm lắc đầu quầy quậy: Thôi để em về, sáng mồng một em sang mừng tuổi hai bác, các anh các chị. Em về, nhà em hôm ni cũng cúng ba mươi mà chị. Chị Bé Tý nhìn chăm chăm vào bàn tay của Diễm đang cầm chặt chiếc ghi đông xe đạp: A, con ni khá quá hí, đeo nhẫn rồi ta. Ra giêng cưới há ? Diễm cúi đầu e thẹn: Dạ -- Mời tao đi phụ dâu nghe. -- Dạ, mời chị chớ. -- A, con này đeo nhẫn không sợ tụi bạn cười há ? -- Anh Phan biểu em đeo. Chị Bé Tý cười ngất: -- Khỉ, khi mô cưới xong mới đeo, đeo rứa tụi nó nói dị chết. Mi đi lấy chồng còn học không ? Diễm buồn buồn: Không biết nữa chị, ba anh Phan nói em cứ đi học. -- Học con khỉ, ở đó mà học. Diễm lật cái nón đội lên đầu: Thôi em về chị, má đợi. Hôm ni ở nhà cũng cúng.

Diễm xoay ghi đông, cua vòng ra sân rồi leo lên. Diễm sửa lại hai vạt áo dài, vạt sau giắt vào sợi dây thun nơi cái bót ba ga, vạt trước phủ trên hai đùi. Theo thói quen, Diễm ngẩng đầu lên hất cho hết tóc ra đằng sau, rồi đạp xe, đi thong thả. Diễm phải vất vả lắm mới lách xe qua khỏi được con đường Trần Hưng Đạo dọc theo vườn hoa Nguyễn Hoàng, phía gần cầu là chợ hoạ Diễm nhìn chỉ thấy những cánh hoa mai vàng giơ cao lên khỏi đầu người. Diễm đạp xe qua cầu Tràng Tiền, đi rẽ ngả bưu điện, rồi đạp qua vài con đường nhỏ, đến hàng Đoát. Diễm biết chắc thế nào đi trên con đường này, giờ này cũng gặp Phan. Con đường hàng Đoát này vắng nhất và cũng đẹp nhất. Diễm không thể nào quên được những buổi trời chạng vạng. Phan và nàng, hai người hai chiếc xe đạp, đạp song song vừa đi vừa nói chuyện. Diễm cũng không quên được vẻ hốt hoảng vụng về của cả hai đứa khi dang hai ghi đông xe ra cho xa nhau, một đứa đạp chậm một tí, một đứa đạp nhanh lên, khi có người từ đằng xa đi ngược chiều tới. Và lịch sử mối tình của hai đứa cũng đầy di tích trên con đường ngắn này. Hình như hôm đó Diễm đi xe đạp, cũng trên con đường này, chiếc sên xe bị sút ra. Diễm dựng xe lên loay hoay sửa mãi mà không được. May nhà Phan gần đó, và phút làm quen không mấy khó khăn. Nửa giờ sau, Diễm lên xe đi về, trời chiều, những ngọn điện đường đã bật. Phan đạp xe đi hộ tống đằng sau. Khi tới gần nhà Diễm chậm lại một chút, quay mặt lại giấu trong nón: Cám ơn anh, Diễm vô nhà. Và Diễm đạp xe rẽ vào ngő chč tàu. Về sau, nghe Phan nói lại là Phan bắt đầu yêu Diễm ngay buổi tối hôm đó, khi hai vạt áo trắng cùng chiếc xe đạp ghi đông chữ U khuất sau hai dãy chč tàu xanh, cắt bằng phẳng.

Ngang qua nhà Phan, Diễm không dám nhìn vào nhưng nàng biết Phan sẽ trông thấy nàng. Một lát Diễm nghe tiếng xe đạp lách cách đằng sau, rồi tới sát bên. Diễm cúi mặt, chiếc nón che kín chỉ chừa hai mớ tóc buông xőa phía trước vai. Nhưng Diễm đợi chờ, hai má nàng nóng bừng.

-- Diễm.
-- Dạ.
-- Em đi mô về đó ?
-- Em đi sang nhà bác đưa trái cây cúng. Má sai em đi.
-- Chừ em đi mô ?
-- Em về nhà.


Câu chuyện thật nhạt nhẽo, nhưng Diễm thấy quá quen thuộc, nàng đoán trước những câu hỏi của Phan. Lần nào cũng chừng đó câu hỏi, rồi hai đứa đưa nhau trên đoạn đường từ hàng Đoát, nghẹo qua đường Nguyễn Huệ, đi ngang qua Ty Công Chánh rồi về đường Trần Thúc Nhẫn. Nhưng lần này thì không, Phan nói tiếp:

-- Anh đưa Diễm tới vườn bông Bến Ngự thôi nghe, lên cầu về túi lắm. Hôm ni anh cúng ba mươi.
-- Em cũng cúng ba mươi.
-- Sáng mồng hai anh sang hí. Mồng một anh về Truồi, ông nội dưới nớ.
-- Dạ.


Phan nhìn thấy ngón tay của Diễm đang bấu trên ghi đông:

-- Diễm.
-- Dạ.
-- Diễm đeo nhẫn à ?


Diễm liếc nhìn Phan rồi háy một cái:

-- Đeo dị òm.

Phan cười, mặt hơi cúi xuống

-- Ừ, mai anh đeo luôn hí.
-- Dị òm, bắt chước người ta chi lạ rứa.
-- Dị chi mà dị.
-- Dị quá, anh đi xê ra, rủi gặp ai...


Phan vừa bẻ ghi đông quẹo ra và nói nhỏ:

-- Kệ họ, mình sắp cưới rồi mà...


Diễm đưa tay trật nón ra đằng sau, nàng nhìn con đường hàng Đoát sắp nhập vào con đường thẳng Nguyễn Huệ:

-- Má nói khi mô cưới hẳn hay.
-- Chán mấy bà già.
-- Anh không thấy à, khi mô anh tới má cũng bắt em đi rót nước, sai gọi em lăng xăng. Ŕ, hay bữa ni anh lên nhà em ăn cúng ba mươi.
-- Không được, ông rốp chửi chết. Hôm ni lạy bàn thờ. Dưới chú anh cúng buổi trưa, nhà anh cúng túi.
-- Mệt hỉ.
-- Ừ.


Bàn tay Phan thả ghi đông, đưa sang chụp tay Diễm. Diễm để yên nhưng lắc đầu quầy quậy:

-- Anh làm rứa té chết. Dị chết.


Ngón tay Phan đã vuốt trên ngón tay đeo nhẫn của Diễm:

-- Em hỉ ?
-- Dạ chi anh.
-- Thương anh không ?
-- Thương anh hoài. Khi mô cái nhẫn này rời khỏi tay em thì em chết.
-- Chớ không phải em tháo ra, em vất dưới sông Hương hay liệng trên núi Ngự à ?
-- Mần chi có.
-- Em hỉ ?
-- Chi anh.
-- Nói thiệt nghe !
-- Anh dị òm. Còn có mấy ngày mà lo chi cho mệt.
-- Biết răng mà noái. Khi sáng anh tới má em noái cho cưới tháng Giêng để anh còn đi Thủ Đức. Còn chưa đầy mười ngày.
-- Em chưa nói chi cho tụi bạn em biết hết. Tụi bạn noái em bí mật quân sự.
-- Đầu năm em với anh đi thăm tụi nó, nói cho tụi nó biết.

#142
Lời giới thiệu
Cuộc sống tràn đầy những ví dụ.
Từ xưa đến nay, con người đã đặt ra vô số giả thiết và tìm cách chứng minh nó là thật.

Nhưng có lẽ từ trước đến giờ, cái ví dụ "ngộ nhất" mà tôi từng gặp là ví dụ của tác giả Đoàn Thạch Biền. Những ví dụ rắc rối nhất và khó giải thích nhất chính là những ví dụ của con tim. Vì đôi lúc, con tim cũng dối cả lòng, cho nên chủ nó sẽ loay hoay và lúng túng mà chẳng biết làm sao để giải quyết.

Bạn thấy đó, cuộc sống thật phức tạp, lại kčm theo cả đống ví dụ nữa thì chẳng còn giờ đâu để chứng minh. Thôi thì đôi khi, chúng ta nên để những ví dụ sẽ chỉ là ví dụ.

Tôi cũng đang tự cho mình một ví dụ. Ví dụ như tôi yêu Đoàn Thạch Biền. Chuyện sẽ ra sao nhỉ ?

Tôi cũng tự nghĩ. Nếu bạn là một kẻ chỉ thích "đồ cổ" , với quyển truyện có vẻ thời nay này (dù nó được viết cách đây khá lâu), hay nếu bạn là một người thực tế và ghét lãng mạn, với quyển truyện mới nghe tựa đã thấy sặc mùi "ướt át"này, chẳng hiểu bạn có sắp nhăn mặt như một ...con khỉ không nhỉ ? Truyện không có nhiều giá trị nghệ thuật hay văn chương, nó đơn giản chỉ là một chút gì thêm vào cuộc sống vốn dĩ quá bận rộn và thường chú tâm đến những điều "cao siêu", "sâu sắc"... mà quên đi những thứ thật bình thường và giản dị.
Ví dụ như bạn không thích nó , và thế là ... včo....cho nó vào thùng rác.

Nhưng cuộc sống quan trọng là niềm tin chứ không phải là vật tin, vì vậy tôi cũng nên lạc quan một chút. Vậy thì :
Ví dụ bạn thích truyện Ví dụ ta yêu nhau ...




#143
Văn xuôi / Ái Quả Tình Hoa
14/10/06, 15:36
Ái Quả Tình Hoa
Dịch giả: Quỳnh Như

Chương 1
Xuân đã về làm ấm áp lòng người, ngoài kia trăm hoa đua nở.
Nhưng tại Đài Bắc mưa dầm suốt mấy ngày nay, mây mù xà thấp xuống ngọn cây như đe dọa. Đường phố ướt át trơn trợt, khách bộ hành và xe cộ chen chúc tránh nhau để vượt qua đường. Y phục của họ đều ướt đẫm bởi những đợt mưa phùn gió lạnh làm cho lòng người cảm thấy một nỗi buồn man mác.

Tại trạm xe lửa, chuyến xe tốc hành vừa từ Đài Nam tới. Hành khách trong xe tranh nhau bước xuống họ như bị cảm nhiễm không khí ẩm ướt của Đài Bắc, và cùng vội vã bước nhanh đi qua Thiên Kiều, họ nhoi người để lách mình ra cửa rào như nước vỡ bờ, khi ra khỏi cổng, mọi người cùng phân tán, như nước vừa thoát khỏi đập, chảy tản mác khắp nẻo về đại dương.

Trong số hành khách có một chàng trẻ tuổi tên Lê Dịch Phi, cũng từ trên chuyến xe tốc hành vừa xuống chen chân trong số người ồn ào hỗn độn đó để qua Thiên Kiều. Nét mặt chàng đen sạm vì trải qua nhiều nắng sương của miền Nam, tay cầm xách tay, bước đi mạnh dạn, dáng điệu vạm vỡ của những người thích hoạt động.
Lê Dịch Phi vừa tiến ra khỏi cổng trạm, bỗng nghe có tiếng người gọi:
- Tiểu Lê, Tiểu Lê!
Chàng nghe tiếng liền nhìn quanh trong đám đông, thì ra là tiếng của một người bạn học trên lớp chàng, tên Hoàng Thiên Phú. Chàng vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng, vẫy vẫy tay nói:
- Thiên Phú, lâu quá rồi mình chẳng gặp nhau!
Hoàng Thiên Phú vượt khỏi đám đông để bắt tay chàng:
- Tiểu Lê, chú mầy thay đổi nhiều quá.
Phi nhướng cao đôi mày hỏi:
- Em thay đổi nhiều à?
- Ờ, vừa khỏe mạnh lại vừa đen nữa.
- Giống như một tên đại hán thô bạo chớ gì?
- Giống các diễn viên phong trần của màn bạc Tây phương chớ.
Hành khách đã ra hết khỏi cổng, còn lại một số ít chậm rãi đi ra. Bỗng nhiên Lê Dịch Phi chú ý điều gì hỏi:
- Anh đến đón rước ai vậy anh Phú?
Hoàng Thiên Phú cười cười nói:
- Đón rước nhà ngươi chớ đón ai?
Phi nhìn thẳng vào mặt Phú tỏ vẻ không tin hỏi:
- Không thể tin được, bởi tôi từ Nam về Đài Bắc anh đâu hay mà tiếp rước.
- Đúng rồi, mỗ không biết hôm nay nhà ngươi về, nhưng ông nhạc của nhà ngươi hay.
- Ông nhạc tôi hay nên cho anh biết mà đến đón à?
Phú vẫn lắc đầu nói:
- Cũng không phải, bởi anh với ông nhạc em đâu có thường giao thiệp mà hay, nhân có việc đến Đài Bắc gặp lão Trương lái xe đi, hỏi ra mới biết lão đi rước em.
Phi siết chặt tay Phú nói:
- Cám ơn anh quá. Anh nói có lão Trương đến rước em?
- Ờ, xe đậu trước quán ăn ngoài đường sắt kìa.
- Hay quá, chúng ta cùng qua đó nč.
Hai người bước đi, Phú vừa đi vừa hỏi:
- Tiểu Lê, công việc làm có thú lắm không?
Phi cười cười nói:
- Cũng như anh đã từng nếm qua hồi năm trước chớ có gì khác đâu.
- Y viện trưởng thường nhắc em. Ŕ, nghe nói cô Bân Bân từ Nhật mới về phải không?
Phi trợn mắt, vừa cười vừa trào lộng:
- Cô ấy có về thì về chớ có can gì đến em?
- Thôi, đừng nói cứng trước mặt tôi cậu ơi, có nhiều người khen ngợi cậu lắm. Họ nói, Nếu cậu kết hôn với con của viện trưởng một y viện lớn, trong tương lai cậu sẽ làm chủ y viện này, nếu lời đó đúng, mai sau đừng quên tên bạn học già này, khi lỡ bước cho nó hưởng một chén cơm lạt cũng đủ vui rồi.
Phi vỗ lên vai Phú, chàng chưa có phản ứng nào, bỗng từ bên kia đường sắt một gã tài xế tuổi trạc trung niên lái xe trờ đến, hướng vào Phi mà chào hỏi:
- Cậu Lê, cậu vừa về đến?
- Kìa chú Trương, cám ơn chú đến rước tôi.
- Ơn nghĩa gì cậu, bổn phận mà. Viện trưởng có dặn tôi nếu như cậu còn có công việc tại Đài Bắc, thì giao xe cho cậu xử dụng.
Phi trầm ngâm giây lát nói:
- Ờ, hôm nay tôi cũng không có chuyện gì cần...
Phú bčn hỏi sang chuyện khác:
- Tiểu Lê, lâu quá em mới về Đài Bắc, gấp gì mà về y viện.
- Phải rồi, tôi cũng muốn đi thăm một vài người bạn ở đây.
Lão Trương ngồi vịn tay lái nói:
- Hiện giờ cậu muốn đi đâu?
- Chú Trương, tôi không muốn làm nhọc công chú, chú nên trao chìa khóa xe cho tôi, riêng chú ở tại chợ chơi hay trở về tùy ý.
- Làm vậy thì nhọc công cậu lái xe lắm.
- Đừng lo, chắc chú ngại tôi không vững tay lái, từ trước tôi có lái nhiều năm rồi, hơn nữa, trong nửa năm nay, tại Y viện Hải Quân cũng có cấp cho tôi một chiếc xe riêng...
Lão Trương cười cười phủ nhận:
- Đâu có cậu, Viện trưởng còn khen cậu lái xe giỏi, tôi nào dám bảo cậu lái xe dở.
Phi thò tay vào túi lấy ra tờ giấy năm chục đồng dúi vào tay lão Trương:
- Chú lấy chút ít đi uống cà phê lấy thảo với tôi.
Lúc đầu lão Trương khước từ, nhưng sau rồi cũng lấy tờ giấy bạc, rồi lão lấy chiếc sắc tay nhỏ của lão, bước xuống xe. Phi lên xe, dùng tay tỏ dấu mời Phú:
- Lên xe anh Phú.
Phú bước lên xe ngồi cạnh bên Phị Chàng đưa tay ra ngoài vẫy vẫy chào lão Trương, đồng thời mở máy cho xe chạy.
Hoàng Thiên Phú hỏi:
- Chúng mình đi đây giờ đây? Ŕ, dường như Phi chưa ăn cơm, mời Phi đến quán ăn, mình đãi Phi một chầu.
- Em đã ăn trên xe lửa rồi, được anh mời mà không nhận thì tỏ ra bất kính.
- Nói chuyện có vẻ ở nhà binh vừa ra quá. Nào, cho biết Phi thích dùng gì nč?
- Chủ đãi gì thì khách dùng nấy, nhưng điều tối cần là đơn giản thôi, đừng quá lãng phí thời gian vào việc ăn nhậu.
- Phải rồi, cậu còn tính chiều nay đi thăm bạn bč nữa.
- Nói cho lão Trương nghe thế thôi. Bởi mình muốn giữ xe lại thì phải có lý do ấy mà.
Phú tỏ vẻ đồng ý gật đầu nói:
- Chủ ý vậy thì hay lắm.
- Anh à, gần đây tình hình y viện thế nào?
- Ông giám đốc không thường thông tin cho Phi biết sao?
- Ạ, tin tức giấy tờ mà, em muốn nghe chính nơi miệng anh kể lại xác thực hơn.
- Đại khái không khác gì hơn trước bao nhiêu. Chỉ trang bị thêm dụng cụ cũng như có nhiều bệnh nhân hơn trước.
Phi cười cười nói:
- "Sanh ý hưng long thông tứ hải" (sanh ý thạnh vượng có tiếng khắp nơi).
- Đúng vậy, thật Giám đốc có duyên nên "tài nguyên thạnh mậu đạt tam giang" (tài nguyên dồi dào vô như nước vỡ bờ), do đó, cái bụng của ông ta càng ngày càng lớn. Đầu năm nay mở thêm bệnh viện thần kinh, ông chủ tính rất hợp thời. Thế giới càng văn minh, người ta mang bịnh thần kinh càng nhiều hơn.
- Anh nói nghe thử, có bệnh nhân nào đặc biệt không?
- Tiểu Lê, chú mầy về y viện sẽ tự mình khai thác lấy, nên tha cho việc anh phải kể lại em nghe, chúng mình hiện giờ bàn chuyện bệnh nhân thì có thú vị gì?
Nghe Phú nói thế, Phi liền thay đề mục:
- Trước khi đến trạm xe lửa, anh đã tính toán xong, bộ chú mầy chiều nay có tiết mục gì hay à?
- Mình đi Dương Minh Sơn xem hoa Anh Đào được không?
Phú nhìn ra ngoài cửa xe nói:
- Tiết trời âm ỉ thế này mà đi thưởng hoa nỗi gì?
- Theo ý em, tiết trời này đi thưởng hoa mới hợp chớ, bởi không người đông đúc chen lấn, mình được tự do hơn. Chờ đến trời trong sáng, không gió mưa mà lên núi, thì người xem người chớ xem hoa nỗi gì.
- Hay lắm, cao luận, cao luận! Trách gì chú mầy viết văn chẳng hay sao được. Luôn cả miệng mồm của chú mầy nghe cũng có vẻ thi sĩ quá.
- Anh đừng nói kiểu đó nữa, tổn thọ lắm.
Phú liếc sang Phi, nói:
- Nói sao mà tổn thọ? Anh chưa cho chú biết, em của anh nó rất thích văn thi của chú mầy, cô ấy muốn tìm gặp chú mầy một phen cho biết mặt.
Phi nửa đùa nửa thật:
- Được rồi, lúc nào rảnh anh mời cô ta đến, em sẽ đứng thỉnh khách.
Phú nhíu mày, liếm môi nói:
- Tôi không làm thế đâu, bởi mình là đàn anh mà, đâu có mời mọc dẫn dắt cô ta đi được, để cô ta tự do chứ.
- Thất kính, em đâu có ngờ anh Phú của mình là chính nhân quân tử thế này.
- Không phải mang lốt chính nhân quân tử, chẳng qua từ chén cơm manh áo cũng nhờ cô ấy lo dùm kia mà...
Phi ngừng xe lại, cười cười nhìn Phú nói:
- Thôi, đừng nói chuyện đông chuyện tây nữa, nào, anh đã mời em dùng cơm, hãy tính dứt khoát đi.
- Thì tôi đã mời chú mầy dùng cơm mà, gần đây đâu có quán cơm nào.
- Em thay đổi ý định dùng cơm tại quán, bây giờ mình mua hai phần cơm lên xe ăn, chiều sẽ về Đài Bắc dùng thẳng kč một bữa được không?
- Chú mầy tính rất hay, đừng vì lẽ đó mà bắt mình phải mời dùng hai bữa đạ Tôi chỉ mời chú mầy một bữa thôi, muốn tính ăn gì tùy ý.
Phi tức cười nói:
- Kể ra đầu óc anh cũng bén nhạy thật, em chưa hề nghĩ đến điều đó, bằng không, em đã báo hại anh đãi hai lần rồi.
- Thôi, đừng nói xàm, hãy xuống xe mua hai phần cơm đi.
#145
Theo một cuộc nghiên cứu mới đây, bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm sẽ có nguy cơ tự tử rất cao trong giai đoạn đầu của quá trình chữa trị. Nguy cơ này xuất hiện ở bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nào bởi vì vấn đề không nằm ở thuốc, mà nằm ở bản thân... cơn trầm cảm.

Đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, cuộc nghiên cứu nói trên tập trung tìm hiểu xem các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), đặc biệt là Prozac và Aropax, có khiến cho nguy cơ tự tử ở người bệnh cao hơn các loại thuốc khác hay không. Các loại thuốc này hoạt động trên nguyên tắc cung cấp thêm serotonin, chất điều hòa cảm giác lo lắng và trầm cảm. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng đã gây nên nhiều vụ kiện liên quan đến hiện tượng tự tử ở người bệnh, đồng thời khiến cho công chúng hết sức lo ngại về tác động của chúng đối với thanh thiếu niên.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Boston (Mỹ) đã xem xét dữ liệu về gần 160.000 người ở Anh sử dụng thuốc chống trầm cảm mà bác sĩ gia đình kê cho từ năm 1993 đến năm 1999. Trong số đó, khoảng 7.000 người ở tuổi 10-19, nhóm tuổi mà các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu xem bản thân thuốc chống trầm cảm có thúc đẩy hành vi tự sát hay không. Có bốn loại thuốc là fluoxetine (thường gọi là Prozac), paroxetine (Gọi là Paxil ở Mỹ, nhưng là Aropax ở Australia), amitriptyline và dothiepin. Hai loại thuốc cuối cùng thuộc lớp thuốc chống trầm cảm cũ hơn, có tên gọi là tricyclic, tác động trực tiếp vào tế bào thần kinh trong não.

Nhóm nghiên cứu cho biết: Khả năng xảy ra hành vi tự tử không chết cao gấp bốn lần trong thời gian mười ngày đầu vừa kê đơn thuốc, gấp ba lần trong thời gian 19 ngày tiếp theo, so với khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc được ba tháng. Thử nghiệm đối với cả bốn loại thuốc nói trên đều cho kết quả tương tự.

Bản báo cáo viết: "Chúng tôi nghĩ rằng lời giải thích khả dĩ nhất cho phát hiện này là công tác chữa trị trầm cảm có thể chưa phát huy hiệu quả ngay, vì vậy nguy cơ hành vi tự tử ở những bệnh nhân mới khám chữa bệnh cao hơn nhiều so với những người được chữa trị lâu. Có khả năng bệnh nhân uống thuốc khi cơn trầm cảm trở nên tồi tệ nhất, trong khi cơn trầm cảm lại biến động theo thời gian. Chúng tôi không thể loại trừ khả năng bản thân thuốc cũng khiến cho cơn trầm cảm trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến hành vi tự tử."

Theo ABC
#146
Một số loại thuốc tân dược khi dùng cần kiêng rượu. Nếu không, việc uống thuốc sẽ có những tác dụng phụ khó lường.

1. Đối với các thuốc chống động kinh (phenytoin), thuốc chống đông máu (warfarin), thuốc chống tiểu đường (tolbutamid): Rượu sẽ làm giảm từ 1/3 đến 1/2 hàm lượng thuốc hấp thu vào trong huyết tương, làm giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc.

2. Đối với paracetamol: Rượu sẽ làm tăng tác dụng của các men chuyển chất thuốc này thành chất chuyển hóa cetylbenzoguino - meimin độc hại cho gan.

3. Đối với thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có opi, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamin H1: Rượu sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.

a. Đối với baributurat: Rượu sẽ tác dụng cộng hợp, làm tăng tác dụng ức chế trên thần kinh trung ương và tác dụng này còn kéo dài tới ngày hôm sau.

b. Đối với benzodiazepin: Rượu sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh của benzodiazepin, nhưng ít hơn các thuốc an thần khác.

Một số thuốc benzodiazepin dùng vào ban đêm nhưng vẫn còn tồn dư một lượng đáng kể trong máu (flurazepam, nitrazepam, temazepam, flunitrazepam) nên vẫn tiếp tục tương tác với rượu.

4. Đối với thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, các nitrat, thuốc chẹn bêta, thuốc chẹn anpha...): Rượu sẽ gây hạ huyết áp thể đứng, gây choáng váng, và ngất xỉu, ngay sau khi uống rượu. Nhưng nếu uống nhiều và đều đặn thì lại làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.

5. Đối với aspirine và salicylat: Do tác dụng phối hợp giữa rượu và aspirin sẽ gây kích ứng, gây hại cho niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

6. Thuốc chống tiểu đường: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết.

Rượu gây hạ đường huyết, nên nói chung trong bệnh tiểu đường không phải kiêng rượu tuyệt đối, nhưng không được uống nhiều.

a. Metformin: Rượu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic, đặc biệt khi đói hoặc thiếu dinh dưỡng.

b. Insulin: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê.

7. Đối với disulfiram và các chất giống disulfiram:

a. Disufiram: Chất này ức chế sự ôxy hóa rượu để hình thành cetaldehyt. Lợi dụng tính chất này, người ta dùng chất disulfiram để làm chất cai nghiện rượu mà biệt dược có tên là antabuse. Khi dùng thuốc này, nếu uống rượu thì sau 5 - 10 phút sẽ cảm thấy mặt đỏ bừng bừng, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây cảm giác sợ rượu (hội chứng cai nghiện).

b. Cephalosporin: Hiện tượng trên cũng xảy ra, nhưng chỉ ở cephalosporin dạng tiêm, còn các dạng khác thì không xảy ra. Do đó khi tiêm thuốc này phải kiêng uống rượu. Cephalosporin dạng tiêm có tên là cephamandol.

8. Đối với thuốc ức chế MAO (monoaminoxydase): (inpronizid, isocarboxazid, mebanazine): tyramin có trong vài loại rượu sẽ gây cơn cao huyết áp.

9. Đối với thuốc chống lao (rifampicin): Rượu sẽ làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.

Theo Đại đoàn kết

#147
Suy tim, một hội chứng thường gặp ở người cao tuổi, có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Đây là tình trạng tim mất khả năng giữ được cung lượng thích hợp để đáp ứng những nhu cầu về chuyển hóa trước các trạng thái hoạt động khác nhau của cơ thể.

Biểu hiện lâm sàng của suy tim tùy thuộc tốc độ suy tim nhanh hay chậm, nguyên nhân suy tim và tuổi của người bệnh. Các dấu hiệu của giảm cung lượng tim bao gồm cơ thể mệt mỏi, mất khả năng gắng sức, giảm tưới máu ngoại vi. Sự suy sụp cung lượng tim và tăng sức cảm ngoại vi làm người bệnh khó thở, phù các chi, tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, tràn dịch đa màng (màng tim, màng phổi, màng bụng), gan to. Tăng cấp thể tính thất trái và áp lực tĩnh mạch phổi gây phù phổi cấp. Xét nghiệm máu thấy tăng urê, creatium giảm natri và tăng men chuyển hóa của gan. Trên phim X-quang, bóng tim to và sự thay đổi phân phối máu tại hệ thống mạch máu phổi. Sự suy giảm chức năng thất trái phát hiện được qua siêu âm tim.

Nguyên nhân gây suy tim

Bệnh van tim do thấp, tăng huyết áp, suy tuần hoàn vành với tổn thương chức năng cơ tim.

Các nguyên nhân khác là: Bệnh cơ tim nguyên phát, bệnh màng ngoài tim... Suy tim có cung lượng tim cao xảy ra trong thiếu máu nặng, cường chức năng tuyến giáp (nhiễm độc thyroxin) hoặc thiếu vitamin B1. Tùy theo nguyên nhân, tim có thể giãn to, hoặc không giãn.

Nguyên tắc điều trị suy tim:

Là điều trị các tác nhân thúc đẩy bệnh tiến triển, điều trị suy tim là điều trị các tác nhân thúc đẩy bệnh tiến triển, điều trị tình trạng ứ nước và natri, cải thiện tối ưu chức năng co bóp cơ tim, giảm gánh nặng đối với tim và giảm ứ trệ tuần hoàn phổi và tĩnh mạch đại tuần hoàn. Quan trọng là phải theo dői các thông số: Cân nặng, mạch, huyết áp, lượng nước đưa vào và lượng nước tiểu.

Chế độ sinh hoạt bảo đảm điều trị suy tim không dùng thuốc bao gồm:

- Hạn chế hoạt động thể lực và nghỉ tại giường. Sau khi bệnh ổn định, phục hồi chức năng và luyện tập vừa sức có hướng dẫn thận trọng, có thể cải thiện được chức năng tim. Các chấn động tâm lý có thể làm suy tim nặng lên và phải được giảm bớt.

- Giảm cân nặng ở người béo. Tuy nhiên, cần giữ mức hấp thu năng lượng cần thiết ở người suy tim nặng hợp lý để ngừa suy kiệt do suy tim. Hạn chế dùng nước và muối ăn. Ngừng các thuốc làm giảm co bóp cơ tim như chẹn giao cảm bêta, verapamim. Bỏ thói quen uống rượu, hút thuốc.

Các tác nhân dược lý đặc hiệu điều trị suy tim gồm:

Thuốc lợi tiểu: Cải thiện được các triệu chứng của suy tim nhẹ và vừa. Theo dői nhiều lần cân nặng và lượng nước ra cơ thể. Các thuốc lợi tiểu thường dùng trong điều trị suy tim: Hypothiazit, lasix, triamteren.

Glycozi trợ tim: làm tăng co bóp cơ tim do ức chế hoạt động ở màng tế bào cơ tim của men ATPase lên natri - kali. Digoxin là thuốc thường dùng, rất hữu hiệu trong điều trị suy tim có kčm theo hoặc gây ra bởi rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, giảm thất trái và suy sụp chức năng tâm thu. Ở người suy tim mạn tính dùng digoxin, phân số tống máu tăng lên và khả năng gắng sức được cải thiện. Khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc của digoxin hẹp, nên nhất thiết phải theo dői chặt chẽ khi dùng thuốc.

Thuốc giãn mạch: Cải thiện rő rệt chức năng bơm máu của tim. Ở người bệnh có hở van tim, suy tim do tăng huyết áp, suy tim có tăng sức cảm ngoại vi là những đối tượng có nhiều khả năng đạt kết quả tốt với các thuốc giãn động mạch. Hiệu quả cũng như độc tính của thuốc giãn mạch tùy thuộc vào thể tích tuần hoàn trong mạch và tiền gánh, nếu tiền gánh bình thường hoặc giảm, điều trị giãn mạch gây hạ huyết áp khi đứng và tăng protein niệu ngoài thận.

Cần đặc biệt chú ý ở người có cung lượng tim bị kìm hãm (thí dụ: hẹp van động mạch chủ) hoặc có suy chức năng tâm trương (ví dụ ép tim do tràn dịch) thuốc giãn mạch thường có chống chỉ định dùng.

Hiện các thuốc giãn mạch được công nhận chính thức trong điều trị suy tim thường dùng là: Captopril, enalapril. Thuốc có tác dụng làm giảm rő rệt các triệu chứng suy tim, cải thiện khả năng gắng sức và nâng cao khả năng lao động. Captopril làm tim bớt to và cải thiện huyết động trong suy tim trái do nhồi máu cơ tim trước vách. Khi dùng thuốc giãn mạch phải theo dői sát huyết áp, lượng nước tiểu và chức năng thận.

Theo Đại đoàn kết

#148
Chất xơ thực phẩm không trực tiếp cung cấp năng lượng và dưỡng chất nhưng lại thực hiện nhiều chức năng sinh học quan trọng. Chuyển hóa chất xơ liên quan tới lượng cholesterol máu - một nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, những bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau, ngũ cốc còn nguyên cám, các hạt họ đậu. Các nguồn này đều chứa chất xơ tan và không tan. Chất xơ không bị phân hủy bởi các men tiêu hóa của người. Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa các chất xơ với quá trình chuyển hóa lipid, chuyển hóa glucose và vai trò của chất xơ trong chế độ ăn với nguy cơ của bệnh tim mạch.

Chất xơ hòa tan bao gồm vỏ ngoài của các hạt, chất pectin có tác dụng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch qua tác động và chuyển hóa lipid, lipoprotein và chuyển hóa glucose. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy bổ sung 2- 10g chất xơ hòa tan/ngày sẽ góp phần giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol (cholesterol xấu 2%).

Dựa trên 40 thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu trên động vật, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm mỹ FDA đã khuyến cáo: Sử dụng cám hạt ngũ cốc là một phần của chế độ ăn giảm hàm lượng chất béo để góp phần làm giảm nguy cơ của bệnh mạch vành tim.

Các lợi ích khác về mặt sức khỏe của chất xơ cũng phải kể đến đó là tăng sự nhạy cảm của insulin, giảm triglycerid và góp phần kiểm soát cân nặng. Những thực phẩm có nhiều chất xơ cũng có nghĩa giúp làm chậm tăng đường huyết sau ăn. Điều này được ứng dụng trong lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường type 2 hoặc những người bị tăng đường huyết, giúp ổn định đường máu, phòng ngừa được các biến chứng của [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường, kéo dài đời sống cho bệnh nhân.

Chất xơ còn làm nhuận tràng, phòng táo bón, ung thư đại tràng. Khi kết hợp với nước, chất xơ hút nước và nở to làm cho phân mềm và khối phân to ra hơn trước khiến vách thành ruột càng bị kích thích mạnh, làm tăng nhu động ruột, giúp cho việc bài tiết phân được dễ dàng. Điều này giúp tránh được nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch hệ tiêu hóa nhờ việc làm tăng hệ vi khuẩn có ích trong lòng ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhất là giảm tiêu chảy ở trẻ em.

Những hiệu quả trên là cơ sở để đưa ra khuyến nghị tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ. Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng: Lượng chất xơ trong rau khoảng 0,3-3,5% tùy loại rau. Đặc biệt rau quả rất cần đối với người cao tuổi. Trong rau, cellulose ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-cellulose kích thích mạnh nhu động ruột và tiết dịch ruột. Những khuyến cáo chung là nên ăn 20-35g chất xơ/ngày. Hiện tại, dân cư tiêu thụ chỉ đạt một nửa nhu cầu trên, tuy lượng quả chín được sử dụng nhiều hơn. Vì vậy vấn đề khuyến khích sử dụng thêm rau quả vẫn rất cần được quan tâm, nên tiêu thụ tối thiểu 300g rau/người/ngày+100g quả chín.

Trong sữa mẹ, glucid được cấu tạo phần lớn là oligosaccharides (chất xơ tan) có thể giúp trẻ em chống tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp và tai giữa.

Oligosaccharides trong sữa mẹ có tác dụng ức chế khả năng gây bệnh của Campylobacter Jejuni, Vibrio cholera, Escherichia coli gây bệnh đường ruột.

Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống
#149
Acid folic còn được gọi là vitamin Bc, B9, vitamin M, folacin, folat, là một sinh tố tan trong nước, thuộc nhóm B (B.complex), đơn vị tính là microgam (mcg).

Những điều quan trọng:

Acid folid cần thiết cho chức năng tạo hồng cầu.
Giúp chuyển hóa protein, glucid và nhất là chất béo.
Công trình nghiên cứu Framingham, Massachusetts (Hoa Kỳ) mới đây chứng minh thiếu acid folic thì nồng độ homocystein trong máu sẽ tăng cao và đó là chất dễ gây ra chứng não suy (bệnh Alzheimer). Thiếu acid folic cũng dễ gây xơ vữa động mạch và bệnh tim.
Nhu cầu acid folic cho người lớn là 180 đến 200mcg, đối với phụ nữ đang mang thai cần gấp đôi lượng trên, và cho người mẹ đang nuôi con trong 6 tháng đầu là 280mcg, và 6 tháng kế tiếp là 260mcg. Lúc vừa cấn thai và thời kỳ đầu của thai nghén mà đảm bảo đủ 350 – 400mcg sinh tố B9 thì đứa bé sinh ra sẽ được bảo vệ an toàn tránh những khuyết tật ở ống thần kinh, như chứng nứt đốt sống.
Acid folic có vai trò quan trọng trong sự tạo ra acid nucleic - nền tảng duy truyền trong nhân của mọi tế bào (ribo-nucleic acid – RNA và deoxyribonucleic acid – DNA), cho nên nó cần thiết cho sự phân chia của mọi tế bào cơ thể.
Acid folic có thể bị hư hại do lưu giữ dài ngày trong nhiệt độ môi trường.
Từ năm 1998, FDA (Cục Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép bổ sung acid folic vào các sản phẩm ngũ cốc mà người dân Mỹ hay ăn buổi sáng để hạ thấp tỉ lệ mắc các bệnh do thiếu acid folic.

Acid folic có thể giúp gì cho bạn?

Acid folic giúp giảm bớt tỷ lệ u nang và giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh Alzheimer.
Bảo vệ ngăn ngừa quái thai.
Gia tăng sự sinh sữa.
Bảo vệ năn ngừa những ký sinh trùng đường ruột và ngộ độc thực phẩm.
Giúp da tươi mịn, khoẻ đẹp.
Có tác dụng như một chất giảm đau (chống mệt mỏi).
Có thể làm chậm quá trình bạc tóc khi được sử dụng kết hợp với acid pantothenic và PABA (paraami-nobenzoic acid).
Kích thích sự thčm ăn, nếu bạn đang bị mệt mỏi đuối sức vì thiếu vitamin này.
Giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét miệng.
Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Bệnh do thiếu "acid folic"

Khi ăn uống thiếu nguồn acid folic lâu ngày sẽ bị bệnh thiếu máu đại hồng cầu do dinh dưỡng (rối loạn đường tiêu hóa, niêm mạc: dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng, bàng quang, tử cung...)

Nguồn acid folic thiên nhiên:

Các loại rau lá màu lục đậm, cà rốt, men, gan, lòng đỏ trứng, dưa hấu, quả bơ, bí đỏ, mận, các loại đậu hột khô, ngũ cốc lức.

Những chất bổ sung:

Thuốc chứa acid folic ở hai liều lượng 400mcg và 800mcg. Liều 1mg (1000mcg) chỉ được kê toa ở Hoa Kỳ.

Lượng 400mcg đôi khi cũng có trong các viên B-complex, nhưng thường thì chỉ 100mcg (xem thành phần ở nhãn hộp thuốc).

Liều dùng hàng ngày thường được sử dụng nhất là 400mcg đến 1mg.

B-complex có chứa cả acid folic và B12 và các sinh tố nhóm B khác, dùng rất tốt.

Độc tính và việc dùng quá liều:

Không có ghi nhận về độc tính, mặc dù một số ít người bị dị ứng ở da khi dùng thuốc chứa acid folic. Vì acid folic tan trong nước nên nếu uống dư thừa sẽ được cơ thể loại ra theo nước tiểu. Việc uống acid folic thường xuyên có thể che lấp dấu hiệu bệnh thiếu máu do thiếu B12. Do đó, nếu dùng thức ăn có bổ sung acid folic hoặc uống viên acid folic thường xuyên thì phải đảm bảo chế độ ăn uống đủ sinh tố B12 (thiếu B12 lâu ngày sẽ gây thiếu máu đại hồng cầu, nếu bị che lấp triệu chứng không chữa trị kịp thời sẽ bị thoái hóa thần kinh không phục hồi được).

Acid folic cần thiết cho sự phân chia (sinh sản) tế bào, do đó những người đang bị ung thư hoặc nghi ung thư các loại thì không được dùng thuốc chứa acid folic.

Những lời khuyên:

Nếu bạn là phụ nữ, thì phải đảm bảo có đủ lượng acid folic và vitamin B6. Chỉ 400mcg acid folic và 2-10mg vitamin B6 mỗi ngày có thể giảm 42% nguy cơ bệnh tim mạch.

Nếu bạn bị nghiện rượu nặng thì nên tăng lượng acid folic.

Nếu bạn đang dùng estrogen, thuốc ngừa thai, sulfamid (hợp chất kháng khuẩn), phenobarbital, hay aspirin, thì nên tăng acid folic.

Nếu bạn đang dưỡng bệnh, hay chống lại bệnh tật, thì bảo đảm chất bổ sung phải có nhiều acid folic để giúp gia tăng sức đề kháng cơ thể.

Liều lớn acid folic có thể gây ra chứng co giật ở những người bệnh động kinh.

Theo Thuốc & Sức Khỏe

#150
Các loại thuốc "chữa cháy" này được coi là an toàn hiệu quả (đạt 75%) nhưng không được sử dụng như một biện pháp tránh thai thường xuyên.
Trong vòng 1 tháng không nên dùng quá 4 lần vì càng dùng nhiều thì hiệu quả càng giảm.

Viên tránh thai khẩn cấp (trước đây hay gọi là viên thuốc sáng hôm sau) giúp tránh thụ thai ngoài ý muốn sau khi giao hợp không được bảo vệ.

Ai có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp? Đó là những phụ nữ có quan hệ tình dục đột xuất (chồng công tác xa thỉnh thoảng mới gặp nhau), hoặc không sử dụng biện pháp tránh thai nào, thất bại trong việc dùng các biện pháp tránh thai khác (quên uống thuốc tránh thai hằng ngày, tính sai ngày an toàn, dụng cụ tử cung bị tụt, bao cao su bị rách), hoặc bị cưỡng hiếp...

Cách uống viên thuốc tránh thai khẩn cấp

- Các thuốc levonelle-2, norievo, plan B, postinor, postinor-2: Uống 1 viên trong vòng 8 giờ sau khi giao hợp không được bảo vệ, 8 giờ sau uống thêm 1 viên nữa.

- Các thuốc microlut, norgeston, microval: Uống 25 viên/lần trong vòng 8 giờ sau khi giao hợp không được bảo vệ, 8 giờ sau uống thêm 25 viên nữa.

- Các thuốc neogynon, noral, nordiol, ovidon, ovral: Uống 2 viên trong vòng 72 giờ đầu sau giao hợp không được bảo vệ, 12 giờ sau uống tiếp 2 viên.

- Các thuốc nordette, regevidon (gọi là viên choice), ovral L: ... Uống 4 viên trong vòng 72 giờ đầu sau giao hợp không được bảo vệ, 12 giờ sau uống tiếp 4 viên.

Chú ý:

- Tất cả các thuốc trên nên uống liều đầu càng sớm càng tốt sau quan hệ tình dục không được bảo vệ.

- Có tới 50% số phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn và nôn, khiến hiệu quả của thuốc bị giảm. Họ cũng có các tác dụng phụ khác như kinh nguyệt không đều, rong huyết, đau đầu, chóng mặt.

- Nếu sau khi uống bị nôn thì phải uống ngay liều khác để thay thế. Nếu sau khi uống 2 giờ mới nôn thì không cần uống bù.

- Nhất thiết phải uống đủ 2 liều mới có tác dụng.

- Không dùng viên tránh thai khẩn cấp khi có thai hoặc bị dị ứng với thuốc tránh thai.

(Theo VnExpress)

#151
Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã cảnh báo mạnh mẽ đối với người tiêu dùng rằng thuốc tránh thai Depo-Provera, loại dùng để tiêm, có thể gây yếu xương cho người sử dụng.

FDA cho biết, họ sẽ yêu cầu hãng Pfizer in thêm lời cảnh báo trên vỏ thuốc rằng việc sử dụng thuốc lâu dài có thể làm loãng xương. Tuy nhiên, loại dược phẩm này sẽ không bị đình chỉ lưu hành trên thị trường vì nó vẫn an toàn và hiệu quả.

Các quan chức FDA khuyến cáo phụ nữ chỉ nên dùng Depo-Provera nếu không muốn lựa chọn các biện pháp tránh thai khác hoặc khi các loại thuốc khác không đạt hiệu quả như mong muốn. Depo-Provera là loại thuốc tránh thai dùng để tiêm theo chu kỳ 13 tuần.
Trong cảnh báo trên vỏ thuốc, Pfizer cũng đã khuyến cáo những phụ nữ mắc ung thư vú, các bệnh về gan, từng bị đột quỵ hoặc bị nghẽn mạch máu ở chân không nên sử dụng thuốc.

Quan chức FDA cho biết, họ đưa ra lời cảnh báo sau khi cơ quan này và công ty Pfizer phân tích các số liệu và kết luận rằng "sử dụng thuốc Depo-Provera lâu dài có thể gây loãng xương". Tuy nhiên, chi tiết của bản báo cáo phân tích không được tiết lộ.

(Theo Reuters, BSGĐ)
#152
Rau gia vị có mặt trong bữa ăn hằng ngày nhưng khi cần, đó cũng là những vị thuốc công hiệu.
* Hành: Một loại rau gia vị đầu vị, hầu như món ăn nào cũng cần hành. Đặc biệt là hành hoa giàu vitaminC (60mg/100g hành) và caroten. Hành có nhiều phitonxit - một chất sát khuẩn thực vật. Hành kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết dịch vị. Mùi hành phi thơm lừng, chỉ ngửi thôi đã thấy bụng cồn cào thčm ăn. Hành là vị thuốc gây ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng. Hành là đầu vị thuốc giải cảm -cùng với gừng tươi, tía tô trong bát cháo giải cảm mà nhân dân ta hay dùng ...

* Tỏi: Trong kỹ thuật nấu ăn thường cũng hay được dùng, đứng hàng thứ hai sau hành. Tỏi tía thơm hơn tỏi trắng và tác dụng trị liệu cũng tốt hơn. Tỏi có nhiều chất kháng sinh thực vật. Nước tỏi được dùng làm thuốc nhỏ mũi chữa cảm cúm, hoặc thụt vào hậu môn (dung dịch 5-10%) chữa lỵ, chữa giun kim, rửa vết thương có mủ. Tỏi còn dùng ngâm rượu chữa được rất nhiều bệnh tật...

* Gừng: Rất hay được dùng theo từng chất của các món ăn... Nếu ăn ốc luộc, ăn nhiều mà sợ đầy bụng, [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy, thì nhất thiết nước chấm ốc bạn phải cho nhiều gừng. Từ nồi canh cá rô rau cải, đến nồi chč kho, chč con ong ngày giỗ hay Tết đều cho gừng. Ngày Tết mà thời tiết lạnh sợ ho, không có gia đình nào là không mua thêm một vài hộp mứt gừng... Trong nhân dân ta, gừng là vị thuốc giúp tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy. Gừng còn là vị thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng...

* Riềng: Riềng, mẻ, mắm tôm là hương vị hỗn hợp đặc biệt của thịt chó. Riềng thường hay được dùng kho cá để khử tanh và cũng được dùng trong một số món ăn khác. Riềng là vị thuốc kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon cơm. Riềng còn chữa đầy hơi, đau bụng và cầm nôn mửa rất tốt...

* Ớt: Hầu như ai sành ăn cũng đều dùng ớt. Gia vị này đặc biệt rất giàu caroten (10mg/100g ớt) và vitaminC (25mg/100g); ở miền nam, người dân càng ăn ớt nhiều. Ngoài tác dụng gia vị, ớt cũng là vị thuốc giúp tiêu hóa, ăn ngon miệng và chóng tiêu cơm ...

* Tía tô: Hay dùng trong một số món ăn thủy sản khó tiêu. Món ốc (hoặc ba ba) nấu đậu phụ, chuối xanh không thể thiếu tía tô... lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm (là 1 trong 3 thành phần chủ yếu của bát cháo giải cảm); chữa ho, giải độc (do ăn cua, cá, ốc...). Cành tía tô sắc uống có tác dụng an thai.

* Xương sông: Thường dùng nấu với một số món thịt, cá hoặc gói chả nướng, rán. Một số nơi nhân dân dùng xương sông chữa cảm sốt, chữa nôn mửa, đầy bụng và chữa cả ho nữa ...

* Kinh giới: Là rau gia vị có mặt trong đĩa rau sống, là thuốc chữa cảm (bị cảm không ra mồ hôi), chữa nhức đầu, cổ họng sưng đau, nôn mửa.

* Sả: Loại gia vị có diện dùng hẹp, dùng nấu thịt chó, thịt dê và một số món thủy sản. Lá sả dùng pha nước uống cho mát và tiêu. Củ sả là thuốc chữa đầy hơi, cầm nôn mửa và làm ra mồ hôi chữa cảm sốt, thông tiểu tiện.

* Thìa là: Tạo hương vị rất đặc trưng cho nồi canh cá giấm - chỉ ngửi mùi thìa là hẳn nhớ ngay đến canh cá. Nó là vị thuốc chữa đầy hơi, nôn mửa.

Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống
#153
Truyện ngắn thứ 7
Đỗ Thanh Vân

Như ngôi sao mượn ánh sáng
Tôi mượn từ đời sống những ký ức để lớn lên.

1. Thụy khúc khắc ho, ấp mu bàn tay lên trán, thấy hâm hấp sốt. Chiều đã đổ ánh cuối ngày vàng vọt ngoài kia, mấy con chim hoang dại nào cất cánh xao xác lên trong tàn cây khế sai trĩu trịt. Khế chín muỗm rụng đầy mặt sân, cùng với lá khô bốc lên mùi ngái nồng dậy men.

Anh vừa về. Ngay khi cái dáng cao gầy đượm buồn của anh rẽ khuất phía bên kia mép tường đổ của căn nhà giải tỏa nửa chừng, Thụy kéo lê chiếc ghế dựa ra mép hiên, nằm ngả lưng xuống đó và bắt đầu ho một cách chậm rãi, khoan khoái. Vì chẳng còn anh ngồi đó câu thúc đủ chuyện, nhìn Thụy đầy lo lắng, trách móc đến độ mỗi lần muốn ho, Thụy phải hơi ngửa cổ về phía trước, nín thở, mặc cho mặt đỏ ửng lên và nước mắt chỉ chực trào ra. Bây giờ, Thụy nằm duỗi mình, nhìn lên trên những thanh sắt giàn đan ô, cây hoa tỏi mọc lan trên đó tím ngát. Thụy bất chợt nghĩ, cuộc sống lắm lúc như một giấc mơ dài, về cuối, người ta mới mơ màng nhận ra muôn đời muôn kiếp người chồng chéo lên nhau như tơ giăng. Ôi, giấc hoàng lương. Và anh, e dč nói với Thụy:
- Em có làm sao không? Ánh mắt của em lạ lắm, có vẻ sáng hơn bình thường?
- Hay là vì em đang yêu?
Thụy cười rầu. Anh lặng im.
- Yêu thì không đi kčm với ho và suy nhược. Nhìn em bây giờ giống cái bóng của bà nội anh.
- Tệ đến thế sao? Bà anh bảy tám chục tuổi rồi mà. Em thì mới hai mươi.
- Ừ, vậy mà mỗi lần hơi thấy mệt, bà lại giục chở đi khám bệnh ngay. Không như em, quá lì lợm và ỷ lại.

Thụy mỉm cười nhẹ tênh. Nếu mà cứ mãi mãi được ỷ lại vào một điều gì đó trong đời, chẳng phải tuyệt sao? Như bức tường có thể dựa vào bất cứ lúc nào, như chiếc giường có thể ngả lưng bất cứ lúc nào? Người lì lợm, đôi khi, lại là những người cố ảo tưởng một điều gì đó để dựa dẫm phía sau lưng.

Nhưng khi anh về rồi, Thụy cảm nhận rő hơn cơ thể mình đang bất ổn. Ánh mắt Thụy về chiều đúng là thi thoảng có sáng long lanh khác lạ, thi thoảng ho gió, sốt nhẹ. Thời gian dài vừa qua, Thụy sút cân, không thiết ăn uống gì, thậm chí trở nên hiền lành rụt rč vì ngại không muốn va chạm với ai. Hơn cả, Thụy luôn thấy bất an, lo lắng, bồn chồn mỗi khi ngày đổ dần về đêm, đến độ một tiếng động lao xao ngoài bóng tối khu vườn cũng khiến Thụy giật mình. Tất cả những triệu chứng giản dị ấy khiến Thụy nghĩ đến lao - một kiểu lao nào đó mà tùy lứa tuổi mắc phải, phần nhiều vì tâm tưởng, chứ không phải vì chế độ ăn uống hay nhọc mệt lao động.

Có nỗi buồn nào cứ lớn dần mãi trong Thụy chẳng thể hiểu nổi nguyên cớ. Thụy chẳng có gánh nặng nào phải gánh, chẳng có bi kịch nào phải chịu, sẽ rất đáng bị ăn một cái cốc đầu nếu than thở với ai đó rằng Thụy đang buồn. Vì lẽ gì? Thụy đâm ngại giao tiếp, thói quen tâm sự với mẹ cũng trở nên lơ đễnh. Thụy ra sức kiếm đủ mọi cách để bỏ bữa, vì không muốn ăn uống. Đêm về, Thụy ôm lì lấy máy vi tính mà vào mạng hay viết lách, có khi đến hai ba giờ sáng, đành phải dùng lý trí mà lấn át cơn ngái ngủ. Bố mẹ đã quá sốt ruột khi nhìn con gái đi đi về về như bóng, ra sức nài ép, dậm dọa Thụy đi khám bệnh hay cắt thuốc bắc. Thụy chỉ cười trừ.

2. Khi Thụy bước vào phòng khám, sau một đợt dài bệnh nhân lấy số từ tờ mờ sáng, nữ bác sĩ độ ngoài ba mươi, người đậm với khuôn mặt quá tròn, đẩy nhẹ gọng kính lên cho khớp sống mũi:
- Xét nghiệm à? Có thấy triệu chứng gì không?
Thụy lặng lặng kể lại. Bác sĩ lắc đầu dòm chừng, và quay lưng nói gì đó với cô y tá, rồi đẩy cửa ngách sang phòng bên. Cô y tá hỏi Thụy có ăn sáng chưa, tỏ thái độ hài lòng khi biết Thụy vẫn chưa ăn gì, yêu cầu Thụy khạc đờm thật mạnh vào một khay nhỏ tròn dẹt bằng thủy tinh, sau đó đậy nắp lại và hí hoáy dán nhãn.

Công đoạn tiếp theo sau thật sự hấp dẫn với Thụy. Cô y tá, bằng cử chỉ rất thành thạo, tiêm vào tay Thụy, đoạn giữa cùi chỏ và cổ tay. Vết tiêm ngay lập tức tròn nhọn lên nho nhỏ như hạt đậu xanh, rồi cô ta rút từ túi áo bờ-lu ra cây viết bi xanh, vạch một vòng tròn đường kính độ chừng một phân quanh hạt đậu ấy.
- Rồi, cô cầm giấy này về đi. Đúng hẹn lại đến để biết kết quả.
Bước ra bãi giữ xe, nắng đã lên gay gắt, Thụy theo phản xạ khẽ nheo mắt lại tránh sáng, trong người dấy lên cảm giác nhẹ nhőm như trút được gánh khỏi vai. Ai cần biết kết quả chứ? Thụy bật cười. Ai mà thčm chứ? Chỉ cần đến được đây khạc khạc nhổ nhổ, yên chí người ta sẽ soi xét cẩn thận thứ chất dịch từ người mình; rồi được tiêm mấy thứ vớ vẩn gì đó, có lẽ vô hại. Thụy định quẳng hết mọi lo lắng đằng sau, quay trở lại với cuộc sống rộn rịp nhỏ bé đang đợi cô.

Thụy ở vùi trên thư viện đến xế chiều, bắt đầu thấy húng hắng ho lại, và ngây ngất sốt. Trở về nhà, điều đầu tiên Thụy bắt gặp là ánh mắt trách móc pha lẫn hoài nghi của mẹ:
- Con có ăn trưa không đấy?
- Dạ...
- Thế cái dấu gì ở trên tay đấy? Thôi chết!
Không sao hết. Thụy cố gắng an ủi và gạt nhẹ tay mẹ ra khi mẹ giằng lấy cánh tay Thụy. Chỉ là một vết kiến cắn, và đứa bạn nghịch ngợm đã vẽ lên đó vòng tròn bằng bút bi xanh thôi. Mẹ tránh sang một bên cho Thụy vào trong, bất lực vọng theo:
- Con làm gì thì làm. Đến bữa xuống ăn cơm nhé!
- Dạ.
Mặc dù thế, Thụy nằm xuống giường và thiếp đi cho đến khi mẹ đẩy cửa phòng vào, tay bưng khay cơm canh. Rồi ngồi đó đợi nhìn Thụy ăn.
- Mẹ làm gì thế? Sao phải bưng lên đây? Con không sao mà.
- Mẹ chỉ tin những gì mẹ nhìn thấy thôi. Con có chuyện gì không? Chuyện ở trường hay ở chỗ làm thêm? Hay là chuyện tình cảm?
- Không. Mẹ à. Con bình thường.
- Vậy thì ăn đi. Ăn nhiều vào.
Thụy lùa một mạch hai chén cơm. Nhiều lúc tưởng chừng nghẹn đến nơi, Thụy lại hớp một hụm canh, dồn cơm xuống. Mẹ nhìn theo kỹ càng không bỏ sót bất cứ chi tiết nào, nghi ngại. Mẹ khép lại cánh cửa rồi, nghe được tiếng dép quẹt nhẹ trên cầu thang xa dần, Thụy vào nhà tắm, móc họng, ói ngược ra.

Đồ mất dạy. Thụy tự nhủ. Mày là đồ mất dạy. Chỉ có hạng không ra gì mới làm trò đó. Ŕ, mẹ mày bưng cơm lên tận phòng dỗ mày ăn, và mày lại ói ra, trong khi thân thể mày đang lành lặn, khi mày mới hai mươi tuổi đầu, khi mà mấy đồng lương làm thêm của mày chỉ đủ chi trả vớ vẩn và mẹ thì suốt ngày dỗ nghỉ làm ở nhà để mẹ cho tiền dư dả mà tiêu. Thụy giơ tay lên định tát cho mình một cái, chợt chựng lại, đập vào mắt Thụy, chỗ hạt đậu được khoanh tròn trên cánh tay đã ửng đỏ, hơi lan ra xung quanh.

3. Cầm trong tay tờ giấy ghi kết quả xét nghiệm BK+, Thụy tự trách mình. Nếu như không quay lại, có lẽ Thụy đã tránh được những lo lắng không cần thiết. Thực tế, việc mỗi buổi sáng phải ghé trạm xá uống một vốc thuốc trước mắt y tá khiến Thụy thấy phiền kinh khủng. Điều an ủi buồn cười là Thụy sẽ được khám chữa phát thuốc hoàn toàn miễn phí, chỉ phải đóng tiền thế chân một trăm nghìn đồng, đến lúc khỏi lại được hoàn trả. A, ra là nhiễm căn bệnh tầm cỡ quốc gia như bệnh lao cũng có ưu đãi khác thường. Thụy nhìn xuống cánh tay, vết đỏ đã lan ra bên ngoài vòng tròn bút bi.



#154
Văn xuôi / Ngày về
09/10/06, 16:23
Ngày về


Con đường từ khu ký túc xá đến xưởng may dài 300m, băng qua năm căn nhà nhỏ vuông vức có những mảnh sân đất nâu xỉn vào mùa hč và trắng xóa vào mùa đông. Có 13 cây hoa không biết tên là gì, xanh um vào mùa hč, lá vàng ruộm vào mùa thu, trơ thân gầy guộc vào mùa đông, cho đến khi tuyết tan thì chỉ sau một đêm đã bung đầy những cánh hoa vàng mong manh.

Hoa nở trước khi lộc nőn đâm đầy cành. Ngoài cổng xưởng may có một hàng phong du xinh xắn. Chiếc lá phong xòe như bàn tay thiếu nữ, có đủ sắc màu nhưng tôi yêu nhất khi lá có màu đỏ rực. Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa/ Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa. Tôi biết đó là thơ của Tế Hanh. Những câu thơ hay và rung động lòng tôi như thế đều do mẹ đọc cho tôi chép vào sổ tay, khi tôi là một cô học sinh giỏi văn nhất trường. Mỗi khi đi dưới hàng phong du, tôi cố tình đi thật chậm, nhón chân trên thảm lá và chờ đợi một bàn tay đỏ xinh chao nghiêng xuống vai.

Hàng phong du dài 27 bước chân luôn cho tôi thêm nguồn động lực mạnh mẽ để bắt đầu một ngày làm việc dài 12 tiếng trong xưởng may. Và khi trở về căn phòng 16 mét vuông bức bối cùng ba người bạn khác, tôi thường nằm trong góc đăm đăm nhìn qua cái cửa chớp nhỏ xíu để thảng hoặc tìm cho mình một vì sao nhỏ bé. Giấc ngủ chập chờn đến trong cơn mệt mỏi rã rời và những giấc mơ ngày trở về.

Tôi đã ở Kumi được gần ba năm. Đó là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng lao động được chạy vạy với cái giá 50 triệu. 30 triệu cho công ty ở Việt Nam, sẽ được hoàn lại nếu khi về nước tôi vẫn làm việc cho công ty; còn 20 triệu kia là để chi cho "suất được đi" của tôi. Số tiền ấy với gia đình một bà giáo già một nách bốn con nhỏ là quá sức. Nhưng nếu được qua Hàn Quốc làm trong ba năm tôi sẽ có 10.000 đôla.

Khi về, trả hết nợ 50 triệu tôi vẫn còn hơn 100 triệu, và khoảng nửa năm sau tôi sẽ được công ty trả lại 30 triệu nữa. Con số được vạch tính kỹ càng với niềm khấp khởi mong mỏi sẽ có được dàn máy tính của hai thằng em đang học cấp III. Và cả tôi nữa với ước mơ được lên giảng đường đại học. Tôi đã khao khát biết bao được trở thành cô giáo dạy văn bay bổng và yêu nghề như mẹ, thế mà vừa tốt nghiệp cấp III tôi đã phải xếp giấy bút, giã từ miền quê sông nước, trở thành công nhân của khu công nghiệp.

Tôi ra đi và tự nhủ khi nào hai thằng em lớn thêm, kinh tế gia đình ổn định mình sẽ thi vào trường cao đẳng sư phạm của tỉnh. Rồi tôi sẽ trở thành cô giáo như ai... Và với số tiền ấy tôi còn mua được cho mẹ tôi một đôi khuyên vàng, đôi khuyên giống như của hồi môn mà bà nội cho mẹ nhưng đã phải bán đi vì căn bệnh hiểm nghčo của cha tôi. Mẹ hay nói rỉ rả về ước mơ có được đôi khuyên vàng tròn vành vạnh và to bằng chiếc lắc tay của trẻ sơ sinh mà bây giờ các cô gái không còn đeo nữa. Chỉ để khi thằng Tiến lấy vợ mẹ sẽ có của hồi môn cho con dâu.

Mẹ dứt khoát bán rẻ mảnh đất sau nhà với giá 30 triệu. Còn 20 triệu để lo đi, hai mẹ con tôi vượt 170 cây số lên Sài Gòn làm giấy vay nợ anh rể với tiền lãi theo đúng thời giá ngân hàng. Chị Hai rưng rưng nước mắt đứng sau cánh cổng tiễn hai mẹ con tôi về sau khi dúi vào tay tôi sợi dây chuyền hơn một chỉ vàng Tây. Sợi dây ngày xưa mẹ cho chị lấy chồng đã bị anh rể nhăn mặt bảo không được đeo vì mỏng mảnh quá.

Tôi vẫn còn giữ sợi dây chuyền vàng ấy, giấu kỹ trong lớp áo lót không rời. Những khi được ra ngoài vui chơi mua sắm, dù bị mê hoặc với những áo quần, mỹ phẩm tôi cũng không dám nghĩ đến sẽ bán nó đi. Tôi chờ ngày trở về đưa tận tay chị Hai. Ngày đó không còn xa nữa...

Mỗi sáng sớm, khi lập cập lội bộ trong đám tuyết trắng xóa, đi qua những ngôi nhà cửa đóng bình yên say giấc, tôi lại nhẩm tính ngày về. Những phép trừ từng ngày, từng ngày được tôi nhẩm tính như một học trò nhỏ lần đầu tiên làm phép tính. Nó được đánh dấu bằng cái giá buốt của mùa đông. Khi run rẩy cởi áo quần ra, nhúng chiếc khăn vào chậu nước lạnh giá để lau mình, tôi lại lập cập tự bảo với mình chỉ còn thêm một chục, không, cũng phải ba chục lần như thế này nữa thôi, tôi sẽ được về nhà thỏa thích tắm nước mưa trong đêm mùa hč mát rượi của vùng đồng bằng châu thổ quê hương.

Đó là những buổi chiều thứ bảy khi những công nhân người Hàn Quốc về nhà, ký túc xá thường bị mất điện một cách ngẫu nhiên, và chúng tôi phải ở trong tình trạng chỉ dám lau mình qua loa bằng nước lạnh cho khỏi hôi hám, bứt rứt vì ngoài trời âm vài độ C và tuyết đang rơi lặng lẽ...

Đêm, chúng tôi ôm nhau ngủ. Có đứa khóc vì lạnh. Tôi nghe tiếng bạn nấc nhč nhẹ sau lưng mình, hay chỉ là những đợt run rẩy vô thức trong cơn mê? Tôi cũng muốn khóc nhưng nước mắt dường như cũng không thể chảy ra được. Khóe mắt tôi như bị đóng băng.

Ngày về được trừ dần theo những bữa ăn lạnh tanh, hăng hăng toàn mùi gia vị, nhất là vị cay xé, trong căngtin xưởng may. Những bữa ăn được tính từng phút giây, đôi khi chỉ vì cười nói vài ba câu với một người mà không còn kịp uống nước vì tiếng kẻng báo giờ đã gióng giả xối vào tai. Tôi 21 tuổi, còn chưa hết giai đoạn dậy thì mà bụng đã hằn những ngấn, tay nổi đường gân xanh chằng chịt và lưng còng xuống, mắt mờ đi, tóc bết vào da đầu vì thiếu ánh nắng.










#155
Và sững lại ở đâu đó...
Nguyễn Thu Phương


Khu lán trại thăm nuôi. Như mọi cuộc thăm, người đi thăm và người được thăm theo quy định ngồi đối diện nhau qua một cái bàn.

Mặt bàn rộng mênh mông, để có thể bày la liệt thức uống đồ ăn. Nói chung là anh và cô muốn nắm được tay nhau thì sẽ phải băng qua muôn trùng cách trở những phở, thịt bò, heo, chả lụa, nem nướng, cà phê, trái cây, bánh ngọt, kẹo... Tóm gọn lại là bao nhiêu yêu thương đã dồn hết vô bao tử.

Như với mọi đầu mối kinh doanh độc quyền, cô sẽ phải mua hàng hóa, thực phẩm, trái cây của căng-tin với một cái giá đắt gấp x lần giá ở thành phố, để gởi vô cho anh (với x là ẩn số bất bình mà chỉ những người trong cuộc mới thấm). Vì lý do, hàng mua ở thành phố lên bắt buộc phải dùng ngay, không được gửi vào (quá dễ hiểu, lỡ có "hàng trắng", "hàng đen" nhồi nhét, giấu giếm trong đó thì sao, ai mà kiểm soát hết được!). Đọc tới đây, hẳn bạn đọc đã đoán ra cái trại mà cô cặm cụi mỗi tháng đi thăm anh là trại gì. Thưa vâng, chính là trại cai nghiện. Dành cho hai loại đối tượng nghiện ma túy: cai tự nguyện, hoặc cai cưỡng chế theo "nghị định hai mươi".

Anh thuộc nhóm thứ hai. Do lẽ anh đã một mực che giấu, kiên quyết không tự nguyện cai cho tới tận khi bị bắt. Cha mẹ anh, vì quá giận dữ, buồn đau và nhục nhã nên đã tuyên bố từ bỏ, mặc kệ anh sống hay chết, hay cùng đường, hay bế tắc, hay tuyệt vọng, hay vất vưởng. Còn cô thì nghĩ tới nghĩ lui cũng không bỏ được. Bởi vì cô xót xa tội nghiệp cho anh, không biết có còn vì yêu...

Sở dĩ không biết có còn vì yêu không, là bởi dân nghiện ma túy là một dạng người rất khó để có thể chịu đựng nổi, đừng nói là để yêu. Dùng từ ngữ nặng nề phác thảo thì không đúng với bản chất nhân hậu, vị tha của cô, nhưng không dùng thì khó mà lột tả hết sự kinh khủng của anh trong suốt giai đoạn bê tha, tồi tệ và gớm ghiếc đó. Suốt hai năm, mọi khuyên ngăn của cô đều như nước chảy lá môn. Anh không mảy may nghe theo, dù luôn miệng nói hối hận và hứa hẹn với cô đủ mọi điều tốt đẹp. Đến lúc bó tay bất lực hoàn toàn, cô ngồi chảy nước mắt ngẫm nghĩ nọ kia, rồi lẩm cẩm tự trách. Hóa ra tình yêu của cô với anh không đủ mạnh (hoặc không đủ sâu), nên anh mới phải đi tìm kiếm thêm một thứ đam mê ngoài niềm đam mê của giới tính. Còn anh thì giải thích cụt ngủn rằng mình quá ngu dại khi nghĩ có thể chế ngự được "nó" – cho nên mới thử một lần, để rồi lậm luôn, không tài nào dứt khỏi "nó" được nữa...

Thời gian đầu anh vô đây đúng nghĩa thân tàn ma dại, mình hạc xác ve. Sau đó từ từ, anh có da có thịt và rắn rỏi (đen đúa, gân guốc) hẳn lên. Ấy là do anh bị buộc phải tham gia lao động chân tay, và rčn luyện theo những khuôn khổ giờ giấc và hoạt động tạm coi là khắc nghiệt (bởi trước đây ở nhà, anh chỉ biết ăn, vui, chơi và học). Vốn kiến thức (anh đang là sinh viên năm 2 Đại học Kinh tế) bây giờ giúp anh tự bảo vệ mình trong hoàn cảnh sống mới. Ví dụ như việc tự phòng tránh lây nhiễm AIDS, hay đơn giản hơn gấp trăm lần là phòng tránh bệnh... ghẻ ngứa, lác đồng tiền, nứt nẻ gót chân, nấm móng... Kiến thức cũng giúp anh đối nhân xử thế sao cho êm đẹp, để có thể hòa mình tồn tại được trong một cộng đồng quá ô hợp, chất chứa nhiều mâu thuẫn, gai góc và phức tạp. Ngoài ra, tri thức còn giúp anh phân biệt rő ràng phải trái, đúng sai – khi mà lực lượng nhân viên phụ trách trại không phải ai cũng có học và tử tế.

Bên cạnh những tấm lòng nhân ái, đức hy sinh cao cả của những người thanh niên xung phong sẵn sàng chết sống vì lý tưởng, vẫn còn một số kẻ coi trại viên cai nghiện như một thứ cặn bã, muốn xử tệ, khinh bỉ, dập vùi sao cũng được. Và anh còn kể cho cô biết, rằng có một "thế lực đen" đang ngấm ngầm hoành hành trong trại. Và rằng, nạn cờ bạc, đánh đấm, xử tệ nhau theo kiểu giang hồ, đại bàng... là những thứ không thể tránh. Cho nên, phải tự giữ mình, tự kiểm soát, và tự vượt qua...

Còn cô, cũng muốn kể cho anh nghe về chuyện cô phải trốn lén gia đình để đi thăm nuôi anh mỗi tháng, nói dối là "đi thực tế" (nếu cha mẹ cô biết sự thật cô đi đâu, lẽ đương nhiên sẽ nổi giận, rồi cấm hẳn). Cô còn muốn kể chuyện mẹ anh, cứ gần đến ngày thăm nuôi là khóc ròng, nài nỉ ba anh cho đi. Nhưng ba anh vẫn kiên quyết không. Ông muốn trừng phạt anh đúng trọn một năm, để anh đủ đau, đủ buồn, đủ thấm thía. Và chắc hẳn là có biết nhưng ông đã phải làm ngơ, để mẹ anh âm thầm gửi gắm tiền bạc, dấm dúi dặn dò cô đủ thứ trước mỗi chuyến đi. Rồi thở than, nước mắt ngắn dài xót xa cho anh mỗi khi cô trở về.

Một tiếng rưỡi đồng hồ để gặp mặt nhau mỗi tháng. Có quá nhiều việc để làm, và quá nhiều điều phải nói. Thế rồi cũng không nói được bao nhiêu, chẳng chăm sóc nhau được mấy chút, để rốt cuộc lần nào chia tay cô cũng thấy thời gian sao quá ngắn. Nhìn anh lủi thủi cùng các trại viên bị "lùa" đi, vòng včo theo những con đường rào chắn kỹ càng để về lại chỗ ở, cô nhận ra mình bắt đầu đếm lùi lại cái vòng thời gian cho một tháng mới. Thật kinh khủng, cả anh và cô sẽ phải trải qua ít nhất là bốn năm. Bốn năm của tuổi thanh xuân, sẽ có bao nhiêu điều hay, bao nhiêu việc tốt, bao nhiêu cái đẹp, bao nhiêu sự thú vị, bao nhiêu cơ hội hấp dẫn nếu anh cùng với cô sống lành mạnh ở ngoài đời. Bốn năm thăm thẳm, dằng dặc, mỏi mòn, bó chặt trong một cuộc sống cô quạnh, tù hẹp, khép kín. Đồng thời gây ra hiệu ứng buồn khổ lây lan cho những người thân, người yêu, người quen...

* *

*


#156

nhìn trông giống anh em kết nghĩa với chú NDIS này quá nhỉ
#157
BẮT TRẺ ĐỒNG XANH
1

Nguyên tác: The Catcher in the Rye
Của Jerome David Salinger.
Người dịch: Đức Dương - Bùi Mỹ Hạnh.
Từ nguyên bản: "The Catcher in the Rye", Bantam Books, New York, 1969.
Nếu các bạn thực tình muốn nghe câu chuyện tôi sắp kể, chắc hẳn các bạn muốn biết trước nhất tôi sinh ra ở đâu, tuổi nhỏ ngốc nghếch của tôi diễn ra thế nào, cha mẹ tôi trước ngày tôi sinh trưởng làm những gì – tóm lại, là toàn bộ cái mớ lai lịch vớ vẩn kiểu như của David Copperfield, đúng thế không ? Nhưng nói thực, tôi chẳng thích bới những thứ ấy ra. Trước hết, không gì chán bằng phải kể lại những điều ngốc nghếch kia. Sau nữa, các bậc cha chú trong họ nhà tôi chắc sẽ bị đứng tim mỗi người ít nhất hai bận liền nếu tôi đem kể hết những chuyện bí mật đó với các bạn. Ai chứ họ, họ không thể nào xực nổi món ấy, nhất là bố tôi. Nói chung, họ đều tử tế cả, và tôi chẳng có gì đáng phải phàn nàn, nhưng ai cũng đều dễ bị chạm nọc kinh người. Vả lại, tôi cũng chẳng định thuật lại lai lịch chính mình, hoặc bất cứ thứ gì vớ vẩn tương tự, tôi chỉ muốn kể cái trò rồ dại mới xảy ra hồi Giáng Sinh vừa rồi. Sau vụ đó, tôi suýt quỵ hẳn, nên cả nhà đã phải tức tốc đưa tôi tới đây để chạy chữa và tĩnh dưỡng chút đỉnh. Hơn nữa, chuyện này tôi mới chỉ kể lại với một mình anh D. B, vì dẫu sao anh ấy cũng là anh ruột tôi. Anh ấy hiện đang ở trên Hollywood. Cách cái nhà an dưỡng chết rấp này chẳng mấy đường đất, và anh ấy vẫn ghé tới đây luôn, gần như hằng tuần. Mai mốt, không khéo chính anh ấy lại đưa tôi về, chắc chỉ vào đầu tháng sau thôi. Anh ấy vừa tậu được một chiếc Jaguar rất oách, mác Anh tử tế; bỏ rẻ cũng phóng được 200 dặm mỗi giờ. Suýt soát bốn ngàn bạc, chứ có phải ít ỏi gì đâu. Hồi này, anh ấy rủng rỉnh tợn. Chứ chẳng như độ nọ. Độ nọ, hồi còn ở nhà, anh ấy chỉ ngồi viết văn. Nghe đồn, anh ấy có viết được một tập truyện mỏng tầm cỡ quốc tế hẳn hoi, đó là Chú cá vàng ẩn danh. Cái truyện tuyệt nhất cũng mang cùng tựa đề đó - Chú cá vàng ẩn danh, - truyện kể về một cậu bé, không cho ai ngắm con cá vàng của mình hết, chỉ vì chính cậu ta đã xuất tiền túi ra mua con cá đó, cái truyện ấy tuyệt đấy chứ ! Thế nhưng hồi này anh ấy bỏ sang hẳn bên Hollywood, bán đứng tài nghệ cho đám làm phim. Nếu tôi ghét gì nhất trên đời thì đó chính là xi nê. Gì chứ món đó tôi khôg tài nào xực nổi.

Tốt nhất có lẽ tôi cứ mở đầu câu chuyện từ việc tôi từ giã Pencey. Pencey là cái trường trung học nội trú ở Agerstown, bên tiểu bang Pennsylvania. Trường đó, chắc các bạn đều nghe tiếng. Không chừng các bạn còn được nhìn thấy cả ảnh chụp trên các mẫu quảng cáo. Vẫn đăng trên trên cả ngàn tờ tạp chí, chụp một thằng đại láu cá, mặt mày vênh váo, cưỡi trên lưng một con tuấn mã đang tung vó, chực vượt một chướng ngại vật rất cao. Cứ như là ở Pencey, học sinh chẳng còn biết làm gì hơn ngoài việc chơi polo ! Kỳ thực, trên ấy mắt tôi cóc trông thấy một con ngựa còm nào. Rồi ngay bên dưới thằng nỡm láu cá nọ, họ còn trưng thêm cả cái câu này nữa: "Kể từ năm 1888, trường chúng tôi đã đào tạo được bao chàng trai can đảm và cao thượng !". Láo toét ! Trường ấy chưa bao giờ đào tạo được đứa nào ra hồn. Mà cả các trường khác nữa cũng thế. Tôi chưa từng gặp một thằng nào "cao thượng và can đảm". Ŕ, mà cũng có một vài thằng đấy, tôi suýt quên. Nhưng kỳ thực, mấy đứa ấy vốn đã thế. Từ trước khi chưa vào học kia. Chứ tại trường đó thì cóc có đứa nào tử tế.

Tóm lại, câu chuyện bắt đầu xảy ra vào hôm thứ bảy, khi đang diễn ra trận đấu với đội Saxon Hall. Phần đông đều coi đó là trận cầu hệ trọng hơn hết thảy mọi thứ trên đời đối với đội Pencey. Bởi đó là trận chung kết, và nếu trường tôi mà thua bọn ấy, thì toàn trường khéo đến phải treo cổ lẫn nhau vì nhục nhã. Tôi nhớ là ngày hôm đó, lúc gần ba giờ rưỡi, tôi đang đứng, họa có trời biết là ở xó xỉnh nào trên chính ngọn đồi Thompson trong khuôn viên nhà trường, kế bên khẩu thần công ngu ngốc, có nhẽ vẫn nằm tênh hênh trên ấy từ thời chiến tranh vì Độc Lập đến giờ. Từ chỗ tôi đứng có thể nhìn rő toàn bộ sân bóng và cảnh hai đội quần nhau, từ đầu bên nọ đến đầu bên kia. Riêng mặt mũi khán giả thì tôi không tài nào nhìn ra, mà chỉ nghe thấy tiếng hò hét vọng tới. Tiếng hò hét cổ vũ cho đội nhà thiếu nước muốn nổ trời vì cả trường, trừ tôi, đều kéo ra xem đông đủ. Còn phía bọn Saxon Hall thì năm khi mười họa mới có một đứa la hét: đội khách xưa nay bao giờ cũng ít người cổ vũ !

Tới xem các trận đấu bóng đá, bao giờ cũng lčo tčo dăm đứa con gái. Chỉ bọn con trai mấy lớp lớn mới được phép dắt đám bạn gái đi cùng. Đúng là một cái trường tệ lậu hết đường. Nhưng tôi, tôi vốn chúa ghét có mặt ở những chỗ xúm đông xúm đỏ tụi con gái bắng nhắng. Thậm chí cả khi bọn chúng chỉ ngồi suông, chẳng làm quái gì, mà chỉ chải đầu, xì mũi hay cười khúc khích, tôi cũng không chịu nổi. Con gái ông hiệu trưởng, lão Thurmer, là đứa chăm đi xem đá bóng nhất. Nhưng nó thì chẳng phải là thứ có thể khiến thiên hạ phải mê mẩn tâm thần. Tuy rằng nhìn chung, nó cũng chẳng có gì đáng chê. Có lần, tôi đã ngồi cạnh nó trên một chuyến xe buýt, xuất phát từ Agerstown, và trò chuyện huyên thuyên suốt buổi. Trước, tôi rất thích nó. Của đáng tội, mũi con bé kể cũng quá dài, còn mười đầu móng tay thì nó gặm nham nhở, đến mức suýt bật cả máu tươi. Với lại chiếc coocxê của nó, chẳng hiểu sao lúc nào cũng như muốn chĩa hết ra tứ phía. Nhưng tiếng thế chứ nhìn nó, ai cũng lập tức thấy mũi lòng ngay. Còn tôi, tôi thích nó vì nó không hay vặn vẹo bất cứ ai, như cái thói mà lão thân sinh tuyệt diệu của nó vẫn quen làm xưa nay. Chắc chính nó cũng thừa biết bố nó là thứ chày vồ quái đản.
#158
Tôi thấy nó thực sự có ý nghĩa
Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây 50năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhč nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rč nói:
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhč nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lčo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá!
- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9h30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10h, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là "200đ/bát mì" và thay vào đó giá của năm ngoái "150đ/bát mì". Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10h30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi...hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì"
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: "Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?" Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người.
#159
Người yêu thơ / LẼ BÓNG
20/09/06, 21:18
LẼ BÓNG

Hôm nay một mình trên đường vắng
Lá cỏ xanh sương ướt những giọt văng
Nhẹ bước trong tĩnh mịch tơ vương
Nhìn em đó áo dài , Ôi! tha thướt.

Nhìn thấy em trong lòng tôi ao ước
Mộng yêu đương tim ướt giữa vô thường
Tôi chợt hỏi ! tại sao mình thương nhớ
Nỗi buồn đau sao ray rứt vì đâu.

Tôi muốn hỏi nhưng sao không thể nói
Vì tình yêu nào có tiếng trả lời
Mỗi ngày qua là hình phạt trong tôi
Ôi ! nổi nhớ thiên đường tình mộng.

Rồi một ngày khi đi ngang giữa phố
Thấy bóng em bên người ấy đang vui
Tôi ngậm tưởng trong lòng chua xót
Em đi rồi thôi hết chuyện yêu đương. 
st
#160
CHIỀU  VẮNG    
Ai  biết  hôm  nay  một  buổi  chiều.
Có  mây  nhč  nhẹ  gió  hiu  hiu.
Một  người  đứng  ngẫn  trong  cô  quạnh.
Nhìn  đám  mây  chiều  trôi  hắt  hiu.
 
Rồi  mai, rồi  mốt, rồi  mai  nữa.
Cũng  chiều  nhč  nhẹ  gió  đìu  hiu.
Không  ai  thấu  hiểu  niềm  tâm  sự.
Đành  đứng  cô  đơn  những  buổi  chiều.
 
Thân  tàn  gầy  guộc  dáng  xiêu  xiêu.
Người  ơi !  Ta  buồn  lắm  những  chiều.
Hoàng  hôn  buông  xuống  bên  thềm  cửa.
Màu  mắt  u  buồn  giữa  tịch  liêu....
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội