Quản lý từ xa qua mạng

Started by phuongdong, 03/09/06, 13:30

Previous topic - Next topic

phuongdong

Thực ra không chỉ quản lý UPS mà hiện nay rất nhiều nhà sản xuất đã và đang tiến hành đưa ra rất nhiều sản phẩm từ công nghiệp đến dân dụng. Bạn thử tưởng tuợng rằng chỉ cần bạn có máy tính xách tay cài đặt sẵn các phần mềm điều khiển khi đi công tác đâu đấy chỉ cần bạn có một line diện thoại kết nối net hoặc bạn có một kênh thuê riêng nối về các thiết bị ở nhà, nạp chương trình cho tủ lạnh, điều hoà, nồi cơm điện... và thế là bạn có thể điều khiển các thiết bị này như bạn đang ở nhà
Phần sau đây chỉ điển hình điều khiển quản lý UPS qua mạng:


Quản lý UPS từ xa qua mạng

Không nói thì bạn cũng biết tầm quan trọng của UPS - thiết bị lưu điện. Phần mềm quản lý UPS tuy đi kčm nhưng không kém phần quan trọng bởi cho phép quản lý, cảnh báo về nguồn điện và thiết lập thời gian để tắt máy an toàn... Đặc biệt là trong môi trường làm việc hiện nay, tất cả đều được kết nối mạng, thì triển khai chức năng quản lý từ xa sẽ giúp tăng đáng kể hiệu quả.

Tính năng chung

Hầu hết các phần mềm này đều có các tính năng như cho biết các thông số dòng điện vào/ra; dung lượng bình ắc-qui; mức tải hiện hành, cấu hình chi tiết các thông số; tham số, lập lịch làm việc cho UPS, tự kiểm tra khả năng chuyển mạch cấp nguồn khi mất điện, gửi thông báo và ra lệnh thực thi theo yêu cầu, ghi nhận trạng thái hoạt động, bảo mật trong quản lý, và một tính năng quan trọng là quản lý từ xa và quản lý đồng thời nhiều UPS cùng loại. Một số chương trình hỗ trợ cả mạng WAN.

Hệ điều hành của Microsoft (Windows 2000/XP) có hỗ trợ tiện ích điều khiển khá nhiều UPS nhãn hiệu APC và Generic với một số tính năng cơ bản như gửi thông báo, chạy lệnh định trước hoặc tắt máy tính khi có sự cố. Để sử dụng bạn có thể vào Control Panel, chọn Power Option.

Chọn cổng kết nối: Một số các phần mềm hỗ trợ cả 2 giao tiếp COM và USB nhưng cũng có một số khác chỉ hỗ trợ COM. Sau khi cài đặt, khởi động chương trình, phần mềm tự động quét tín hiệu từ các ngő giao tiếp (COM, USB) theo mặc định, chương trình cũng cung cấp sẵn lệnh tìm kiếm với giao tiếp tùy chọn.


Điều khiển máy tính nối vào UPS: Chương trình cho phép thiết lập thời gian thực thi chương trình tùy ý, tự lưu và đóng các chương trình đang chạy, thời gian tắt máy tính an toàn theo yêu cầu hay sau khi gặp sự cố về nguồn điện hoặc bình ắc-qui, thời gian tắt UPS, trữ lượng tập tin chứa các sự kiện ghi nhận và gửi thông báo tình trạng UPS.

Lập lịch: bạn có thể lên lịch cho UPS làm những việc như SelfTest, StartUp, Shutdown, chạy chương trình bất kì trên máy tính.... theo ngày, tuần và tháng.

Ghi nhận trạng thái: cho phép xem trạng thái dòng điện vào/ra, bình ắc-qui, lưu trữ các hoạt động của UPS theo yêu cầu.

Thực thi lệnh: chương trình cho phép tạo sẵn các lệnh để chạy theo yêu cầu, do đó bạn có thể ra lệnh cho máy tính chạy một hay nhiều lệnh sau khi UPS ghi nhận được một sự kiện hoạt động, hoặc chạy lệnh bất kì được thiết lập vào một ngày cụ thể.

Gửi thông báo: Dù không ở gần thiết bị nhưng người quản trị vẫn có thể nhận được thông tin, cảnh báo về UPS do chương trình gửi tự động qua email, tin nhắn.

Bảo mật: Kích hoạt chế độ này để giới hạn quyền truy cập chương trình. Với máy đơn, bạn sẽ không thấy nhiều hiệu quả nhưng trong môi trường mạng, nhất là hệ thống máy chủ, tính năng bảo mật sẽ ngăn những truy xuất không hợp lệ vào hệ thống.

Điều khiển từ xa: đây thực sự là một tính năng thiết thực trong môi trường mạng (LAN/WAN). Ngồi một chỗ nhưng bạn có thể kiểm soát được cả hệ thống UPS, làm việc và điều khiển nhiều UPS cùng loại.

Tất cả các phần mềm UPS đều hỗ trợ khá đầy đủ các phiên bản hệ điều hành Windows; một số hỗ trợ cả Linux, Netware và những hệ điều khác. Phần mềm của các nhãn hiệu khác nhau có những chi tiết hơn kém nhất định nhưng không đáng kể, tính năng đặc trưng thường thấy là gửi nhận thông báo, shutdown hệ điều hành và UPS.

Làm sao điều khiển UPS từ xa?

Hầu hết phần mềm hỗ trợ đầy đủ các tính năng như đã nêu, nhưng cơ chế làm việc trong mạng thì mỗi cái một khác. Có phần mềm chỉ hỗ trợ LAN, có chương trình cho phép điều khiển qua WAN. Mời các bạn thử vài phần mềm dưới đây.

UPSmart đi kčm UPS Numeric Digital HP 3000 (ID:A0512_58) hoạt động theo cơ chế server quản lý các client bằng cách thông báo và điều khiển tắt máy client sau khoảng thời gian định trước. Phiên bản client đơn giản chỉ làm việc như dịch vụ chạy nền.

Đi kčm UPS PCM VGD-3000 là UPSMON-Plus dành cho máy đơn và UPSMON-Plus Network quản lý qua LAN. Phần mềm chỉ hỗ trợ đầy đủ tính năng điều khiển cho các máy tính kết nối mạng, cùng chung UPS; với các máy khác, phần mềm chỉ có thể gửi thông báo. Máy tính kết nối trực tiếp với UPS qua giao tiếp RS232 sẽ được cài đặt UPSMON-Plus Network bản Server, các máy còn lại cài bản slave, hỗ trợ nhiều chức năng hơn so với UPSmart Client cho phép quản lý linh hoạt hơn.

Winpower Manager là chương trình khá mạnh đi kčm UPS hiệu Numeric Digital 1000 Plus. Tất cả máy tính trong mạng có cài chương trình này đều có quyền ngang nhau. Tất nhiên, để có thể sử dụng chương trình từ một máy bất kì đòi hỏi có mật khẩu đồng thời phải được chấp nhận từ người quản trị. Chương trình hỗ trợ cả mạng WAN.

UPSilon đi kčm UPS Socomec Sicon có cơ chế làm việc tương tự Winpower Manager nhưng chỉ hỗ trợ LAN, giao diện khá đẹp và trực quan.

Các phần mềm cài đặt rất dễ dàng, được hướng dẫn chi tiết trong tài liệu.

Hy vọng các bạn tận dụng được những tiện ích này để việc quản lý hiệu quả hơn.


phuongdong

Quản trị mạng LAN: Tắt máy từ xa với công cụ của Windows Server 2003 - 30/12/2004 14h:44


Nếu bạn đã từng quản lý phòng máy ở dịch vụ Internet hoặc giảng dạy thực hành ở phòng máy tính, chắc hẳn bạn đã từng khổ sở với việc thông báo hết giờ và... năn nỉ mọi người tắt máy dùm. Cuối cùng, bạn cũng phải đi kiểm tra từng máy xem đã được tắt chưa. Lý do đơn giản là không phải ai cũng "ngoan ngoãn" nghe lời bạn.

Có nhiều cách để không phải "khổ" như trên. Bài viết này giới thiệu một giải pháp nhanh và đơn giản: sử dụng chương trình shutdown.exe (27 KB) có trong Windows Server 2003.

Chương trình này là công cụ cho phép khởi động hoặc tắt các máy con trong mạng. Theo mặc định, chương trình này được lưu trong thư mục C:\WINDOWS\SYSTEM32. Bạn có thể chép về sử dụng cho các máy chủ chạy Windows 2000 (nên lưu vào thư mục SYSTEM32).

Ưu điểm của công cụ này là chỉ cần chép tập tin shutdown.exe lên máy chủ, không cần cài đặt. Sau khi ra lệnh, các máy bị tác động sẽ có thông báo tương tự như hình H.1.





                                   Hình 1

Nếu đã từng bị "dính" virus W32.Blaster, bạn sẽ không lạ gì với thông báo này, máy tính sẽ tự shutdown trong 30 giây nữa và người sử dụng không có cách nào để ngăn cản... trừ khi biết sử dụng lệnh "Shutdown /a".

Nhược điểm của công cụ này là chỉ sử dụng được cho hệ thống mạng Windows NT/2K. Điểm quan trọng nhất khi ra lệnh shutdown là bạn phải sử dụng tài khoản quản trị (Administrator). Trong trường hợp sử dụng mạng ngang hàng (workgroup), tài khoản sử dụng phải có tên và mật khẩu trùng với tài khoản quản trị của các máy ở xa.

Cách sử dụng:

1. Sử dụng qua giao diện:

- Chọn Start/Run (hoặc nhấn [Windows] + R)

- Gő lệnh Shutdown /i và nhấn Enter.

Bạn sẽ thấy một hộp thoại tương tự như hình H.2:

Tôi tin rằng không cần phải giải thích gì thêm, bạn chỉ bỏ công khoảng 1 phút là biết sử dụng ngay.

* Nhận xét: cách này đơn giản, dễ sử dụng, nhưng muốn tác động đến nhiều máy thì... hơi mất công.


Tham số
 
 
Diễn giải
 


/s
 
 
Tắt máy (shutdown)
 


/r
 
 
Tắt máy và khởi động lại (restart)
 


/m \\computer
 
 
Tác động đến máy tính từ xa, với \\computer là tên của máy từ xa. Nếu bỏ qua tham số này, lệnh sẽ tác động cho máy cục bộ.
 


/t xxx
 
 
Định thời gian thực hiện tắt máy/khởi động, với xxx là số giây có giá trị từ 0-600. Nếu bỏ qua, tham số này sẽ là 30 giây.
 


/c "comment"
 
 
Thêm dòng giải thích, với comment là nội dung được đặt trong cặp dấu nháy đôi (") và không dài quá 127 ký tự.
 


/f
 
 
Đóng luôn các ứng dụng đang chạy, không phải thông báo cho người sử dụng.
 


2. Sử dụng bằng lệnh

Trước hết, chúng ta hãy xem cú pháp của lệnh Shutdown:

shutdown [/s ¦ /r][/m \\computer][/t xxx][/c "comment"] [/f]

Ghi chú: đây chỉ là cú pháp đơn giản, bạn có thể dùng lệnh "shutdown /?" để xem chi tiết.

Giả sử bạn có 30 máy tính, tên các máy con lần lượt là MT1, MT2,... MT30. Để thông báo tắt máy MT1 trong vòng 120 giây nữa, bạn ra lệnh:

shutdown /s /m \\mt1 /t 120 /c "Da het gio thuc hanh" /f




   Hình 2
 

Để tắt cả 30 máy, bạn nên dùng Notepad tạo một tập tin có tên là tatmay.cmd. Nhập vào nội dung:

FOR /L %%i IN (1,1,30) DO shutdown /s /m \\mt%%i /t 120 /c "Da het gio thuc hanh" /f

Bây giờ bạn chỉ cần cho tập tin tatmay.cmd chạy là xong.

* Nhận xét: cách này dễ sử dụng, chỉ tốn công cho một lần đầu, nhưng sẽ chậm trong trường hợp một số máy đã được tắt trước. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng Windows Script.

Ngoài ra, ta có thể phối hợp công cụ này với công cụ Scheduled của Windows để lặp lịch tắt máy hoặc tạo shortcut cho tập tin tatmay.cmd để sử dụng phím tắt. Bạn nên xem công dụng của tham số "/a", nó sẽ có ích cho bạn trong trường hợp bị sự cố như W32.Blaster tấn công chẳng hạn.

Tập tin shutdown.exe của Windows Server 2003 được cung cấp kčm theo bài viết, bạn có thể tải về từ website pcworld.com.vn.

Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn. (PCWorld Vietnam)


phuongdong

Bật/tắt máy tính tự động và hơn thế nữa

Có bao giờ bạn nghĩ rằng mỗi sáng sớm, thay vì phải nghe tiếng réo inh ỏi của đồng hồ báo thức, bạn lại được nghe bản nhạc mình yêu thích và thức dậy với một tinh thần đầy hưng phấn cho một ngày làm việc mới?

Không những hẹn giờ bật/tắt máy hoàn toàn tự động mà bạn còn có thể định giờ chạy một ứng dụng nào đó, mở ngay các trang web mà bạn sẽ làm việc, nhắc nhở bạn thực hiện một công việc hẹn trước...

Những tính năng hấp dẫn này được gói gọn trong Auto Poweron & Shutdown, dung lượng 1MB, địa chỉ tải bản dùng thử: http://www.lifsoft.com/download/power-on.exe.

Sau khi cài đặt theo hướng dẫn, chạy chương trình, bạn sẽ thấy giao diện chương trình xuất hiện gồm có ba thẻ chính: Power on, Scheduled tasks, Options.

Thẻ Power on: Tại thẻ này, bạn sẽ thấy có bốn phân vùng: Power on date (chọn những ngày trong tuần chương trình sẽ tự động bật máy tính), Power on time (thiết lập thời điểm bật máy tính chính xác), Shutdown time (thiết lập thời điểm tự động tắt máy), Specified date power on states (tự động bật máy tính vào những ngày đặc biệt).

Ở mục Specified date power on states, bạn nhấn Add để vào hộp thoại Power on date state. Bạn chọn ngày đặc biệt và ghi thông báo nhắc nhở, chọn Enable để cho phép chương trình tự động bật máy tính trong ngày này, nếu không muốn bạn chọn Disable, xong nhấn Ok. Lúc này những thiết lập của bạn sẽ xuất hiện ở khung phía dưới.

Nếu muốn chỉnh sửa thiết lập, bạn nhấp chọn nó và nhấn Edit, nếu muốn xóa bạn nhấn Del, xong nhấn Ok. Chương trình sẽ xuất hiện hai sự lựa chọn: Set up automatically (thiết lập tự động) hoặc Set up manually (thiết lập thủ công). Bạn cứ chọn Set up automatically và nhấn Next.

Nếu mainboard của bạn hỗ trợ chương trình thì sẽ xuất hiện thông báo thành công, còn nếu không thì chương trình buộc bạn phải chọn Set up manually. Với lựa chọn này, bạn phải hiệu chỉnh vài thiết lập liên quan trong CMOS để máy tính tự khởi động vào một thời điểm nhất định. Điều này sẽ khá rắc rối và không linh hoạt bởi nếu muốn thay đổi giờ giấc, bạn phải hiệu chỉnh lại trong CMOS.

Tóm lại, nếu mainboard của bạn đã không hỗ trợ chương trình thì bạn cũng không nên sử dụng các thiết lập ở thẻ này cho mất thời gian. Thẻ Scheduled tasks mới là nơi đáng quan tâm hơn...

Thẻ Scheduled tasks: Đây là nơi để bạn hẹn giờ cho các hoạt động của máy tính một cách cụ thể. Không như thẻ Power on yêu cầu sự hỗ trợ của mainboard, ở đây máy tính của bạn chỉ cần hỗ trợ chức năng Hibernate mà thôi. Từ giao diện thẻ, bạn nhấn New để tạo một nhiệm vụ cho chương trình.

Hộp thoại Edit scheduled task xuất hiện, bạn bắt đầu thiết lập những thuộc tính của nhiệm vụ: tên nhiệm vụ, ngày nhiệm vụ được thực thi, thời điểm bắt đầu, nhiệm vụ cụ thể. Nhiệm vụ cụ thể chính là những tính năng của chương trình: tắt máy, khởi động lại, khóa máy, Hibernate, Standby, mở tập tin theo đường dẫn, mở tập tin âm thanh (*.wav, *.mp3, *.rm, *.ram, *.ra, *.swf, *.wma, *.midi), chạy ứng dụng, đóng ứng dụng, duyệt địa chỉ web, hiển thị thông báo. Bạn có thể chọn thực hiện cùng lúc nhiều tính năng.

Chẳng hạn, để tạo nhiệm vụ bật máy tính mỗi buổi sáng và báo thức bằng một bản nhạc, đồng thời mở trang web mà bạn yêu thích, các bạn làm như sau:

- Từ giao diện chương trình, chọn thẻ Scheduled tasks, chọn tiếp New.

- Trong hộp thoại Edit scheduled task, gő "Đánh thức" vào ô Task title, chọn Everyday, đặt thời điểm bắt đầu là 6:00:00 AM trong ô Starting time. Xong nhấn Ok. Lúc này bạn đã tạo xong một nhiệm vụ để máy tính khởi động.

- Tiếp tục, bạn lại chọn New để tạo một nhiệm vụ nữa. Trong hộp thoại Edit scheduled task, bạn cũng làm tương tự như ở nhiệm vụ trước cho đến ô Starting time, bạn đặt chậm hơn nhiệm vụ trước khoảng 5 phút (khoảng thời gian từ lúc máy tính bắt đầu khởi động đến khi vào được màn hình điều khiển), tức là 6:05:00 AM.

- Bạn đánh dấu kiểm vào ô Open file hoặc ô Play sound rồi chỉ đường dẫn đến vị trí bản nhạc mà bạn thích.

- Đánh dấu kiểm vào ô Open URL và gő địa chỉ website mà bạn cần mở. Xong nhấn Ok.

Bạn phải tạo hai nhiệm vụ là bởi vì ở thời điểm 6:00:00 AM, máy tính của bạn đang khởi động và tất nhiên là không thể thực hiện các tính năng ở nhiệm vụ thứ hai vào thời điểm này được.

Sau khi đã tạo xong các nhiệm vụ, bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trong thẻ Scheduled tasks và có chữ Waiting, tức là đang chờ để thực hiện. Nếu muốn thay đổi, bạn nhấp chọn nhiệm vụ rồi nhấn Edit. Xong, bạn nhấn tiếp thẻ Options.

Thẻ Options: Bạn sẽ lựa chọn những cách thức hoạt động cho chương trình: khởi động cùng hệ thống, hoạt động thu nhỏ trên khay hệ thống và khóa màn hình khi không sử dụng. Đặc biệt, bạn chú ý phía dưới của thẻ này, mục Auto logon (mục này chỉ dành cho các Windows 2000/NT/XP/2003/Vista), bạn nhấp chọn Enable và nhập tên, mật khẩu truy cập hệ thống. Đây là điều kiện cần thiết để chương trình thực hiện các nhiệm vụ của bạn một cách hiệu quả. Xong bạn nhấn Ok.

Bây giờ, bạn chỉ việc Hibernate máy tính, nhớ không tắt nguồn điện và bật sẵn loa. Sáng hôm sau, bản nhạc yêu thích sẽ đánh thức bạn dậy chào đón một ngày mới.


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội