Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - saos@ngmo

#1681
Đây là thumbnail, nếu muốn xem chi tiết em click vào từng chiếc ảnh nhé:



Nếu không thì vào trực tiếp ở đây:
http://imagebucks.com/content.php?gid=6032&owner=saosangmo
#1682
These strings will already be in the registry

    *  HKLM\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\WinLogon\AutoAdminLogon = 1

    *  HKLM\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\WinLogon\DefaultUserName


Create these strings


    *  HKLM\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\WinLogon\DefaultPassword = NTpassword  (Administrator PW)

    *  HKLM\Software\Novell\Login\AutoAdminQueryNDS = 1

On the local machine
*Create a user*
User ID = itcuser
Password = itcuser
Make user a member of the:
Power users & Administrators


To have another user login to the local workstation you need to go to START>SETTINGS>CONTROL PANEL>USERS&PASSWORDS>USER TAB

Check the box = User must enter a user name and password to use this computer.


Document http:// www.health.ufl.edu/itcenter/helpdesk/network/net_100.shtml
#1684
I. PHƯƠNG PHÁP 1: DẪN LINK TRỰC TIẾP

a. Khái niệm: đường dẫn link trực tiếp là cách thức dẫn link (đường dẫn) từ một trang website này (mẹ) đến một hay nhiều các website khác (con), theo dạng một đường dẫn cố định không thay đổi của website mẹ. Điều kiện link còn sống (live) khi và chỉ khi đường dẫn của webiste mẹ không bị thay đổi hoặc website mẹ không còn hiện hữu trên hệ thống mạng.

b Phương pháp post hình ảnh bằng đường link trực tiếp thông qua các bước sau :
* Cách lấy đường dẫn link trên Internet Explorer
B1. chọn mở một <hay nhiêu> hình ảnh trong một <hay nhiều> website mẹ ra.
B2. click chuột phải lên hình ảnh đó.
B3. Chọn thẻ Properties

B4. Double click copy toàn bộ dòng Address [url] trong thẻ Properties

* Cách lấy đường dẫn link trên Fire fox
Bb1. Click phải vào ảnh cần lấy đường dẫn link
Bb2. Chọn Copy Image Location
Xem hình minh họa sau:


B5. Đem hình về diễn đàn:

Khi soạn bài bạn đặt cái đường dẫn link đó trong cặp thẻ [img][/img] là okie

Ví dụ, ở các bước trên chúng ta lấy được đường dẫn link là:
http://www.freewebtown.com/vmkusa/img/bird/chimco03.jpg
Thì chúng ta thực hiện đưa link đó vào trong cặp thẻ:
[img]http://www.freewebtown.com/vmkusa/img/bird/chimco03.jpg[/img]

kết quả sẽ là:


Theo 1 cách khác đơn giản hơn là chúng ta sử dụng nút trong màn hình soạn thảo để chèn ảnh vào bài viết bằng cách ấn vào nút đó xong paste link của bạn vào giữa cặp thẻ img được xuất hiện trong cửa sổ soạn thảo. Hoặc paste luôn đường dẫn của ảnh vào màn hình soạn thảo --> bôi đen đường dẫn đó --> click vào nút

Xong

Kết quả của quá trình này sẽ là:
#1686
Em mới mua con Ferrari màu đỏ đun hôm qua
#1687
MÁY TÍNH TỰ KHỞI ĐỘNG LẠI

Hiện tượng máy tính tự khởi động lại mà không có thông báo lỗi là vấn đề "đau đầu" của nhiều bạn đọc. Cùng một hiện tượng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do lỗi của Windows, xung đột giữa các phần mềm, trình điều khiển thiết bị phần cứng gây tranh chấp hoặc phần cứng kém chất lượng, không ổn định. Hiện tượng này xảy ra bất kể là máy mới mua, mới ráp hoặc máy cũ, đang sử dụng, chỉ xảy ra thỉnh thoảng hay xảy ra liên tục. Tự khởi động lại khi máy đang shutdown hay bất kể lúc nào. Lúc khởi động hoặc khi chạy những ứng dụng chiếm nhiều tài nguyên hệ thống...

Vì chúng xảy ra không theo một quy luật nào cả, để xác định nguyên nhân chính xác đòi hỏi bạn phải có phần cứng thay thế, thời gian và tính kiên nhẫn. Trong trường hợp này, chúng tôi thường sử dụng phép thử đúng sai để loại suy dần các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng máy tính tự khởi động lại.

Kiểm tra phần mềm

Tiến hành kiểm tra phần mềm nếu hiện tượng này xảy ra sau khi bạn chỉnh sửa hệ thống, cài đặt hoặc gỡ bỏ ứng dụng, phần mềm... (Lưu ý những thao tác có ảnh hưởng đến hệ thống). Với Windows 2000/XP, đăng nhập với quyền Administrator, vào Control Pannel\Administrative Tools\Event Viewew để xem thông báo lỗi. Đây là một trong những nơi cần tham khảo, tìm hiểu nguyên nhân để biết cách khắc phục.

Trong trường hợp cần thiết, tải về từ website của nhà sản xuất và cập nhật các trình điều khiển thiết bị phần cứng như chipset, card đồ họa, card âm thanh, card mạng... Bạn nên chọn những driver tương thích với phiên bản hệ điều hành đang sử dụng. Tham khảo thêm thông tin tại www.microsoft.com/whdc/whql/default.mspx.

Thiết lập mặc định Windows NT/2000/XP sẽ tự khởi động lại máy khi gặp lỗi liên quan đến hệ thống (kể cả trong quá trình shutdown). Giải pháp tạm thời là tắt tính năng này, thực hiện như sau:

+ Nhấn phải chuột trên My Computer, chọn Properties để vào System Properties.

+ Chọn Tab Advanced, trong mục Start and Recovery, chọn Settings.

+ Bỏ dấu tùy chọn mục "Automatically Restart".

+ Nhấn OK để xác nhận thay đổi và khởi động lại.

Việc bỏ tùy chọn Automatically Restart sẽ làm hệ thống bị treo hoặc hiển thị "màn hình xanh chết chóc" khi gặp lỗi (hình 1). Điều này sẽ giúp bạn dễ xác định được nguyên nhân gây lỗi hơn. Để khắc phục, hãy cài lại Windows với tùy chọn R (Repair) để Windows tự sửa lỗi. Nếu không thể khắc phục bằng việc cài lại, bạn nên format phân vùng đĩa cứng và cài mới Windows. Tham khảo thêm thông tin về cách cài đặt trong mục Làm mới Windows, bài viết "Trẻ hóa Windows" (ID:A0305_103).

Kiểm tra phần cứng

Chúng ta không thể (hoặc không dám) can thiệp sâu vào phần cứng, chỉnh sửa hoặc thay đổi như phần mềm. Vì vậy, "thay và thử" là giải pháp chúng tôi áp dụng nhằm xác định nguyên nhân. Trong trường hợp này, RAM và bộ nguồn (Power Supply Unit - PSU) là hai phần cứng bạn cần quan tâm đặc biệt.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, với hệ thống P3 (hoặc tương đương), RAM là phần cứng đầu tiên cần kiểm tra nhưng với các hệ thống P4 hiện nay, phần cứng đầu tiên cần kiểm tra là bộ nguồn.

RAM

Một số phần mềm (miễn phí hoặc có phí) sẽ giúp bạn kiểm tra RAM như Memtest86 (www.memtest86.com), Gold Memory (www.goldmemory.cz). Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian với những thanh RAM có dung lượng lớn (512MB hoặc 1GB). Vì vậy, "thay và thử" sẽ giúp bạn tránh khỏi cảnh "đợi chờ" nếu có sẵn RAM thay thế.

Bộ nguồn

Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ nguồn đã không được người dùng quan tâm trong một thời gian dài. Với hàng loạt công nghệ mới chạy đôi hoặc "2 trong 1" như RAM dual channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, dual monitor, CPU dual core... Bộ nguồn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Gánh nặng này đã vượt quá khả năng "chịu đựng" của những bộ nguồn không tên tuổi trên thị trường, kể cả những bộ nguồn được dán nhãn 600 - 700W. Vì vậy, bạn đừng tiếc tiền khi đầu tư cho bộ nguồn của hệ thống vì chúng tránh cho bạn những sự cố đáng tiếc khi xảy ra quá tải. Tham khảo thêm thông tin liên quan việc lựa chọn bộ nguồn hợp lý trong bài "Giải bài toán nguồn điện (ID: A0505_131)" và bài "Bộ nguồn - Gánh PC tải nặng" (ID: A1205_56).

Lưu ý

- Trong quá trình kiểm tra, bạn phải lưu ý vấn đề tĩnh điện và tiếp đất của cơ thể để tránh gây hỏng hóc cho các thiết bị, linh kiện.

- Sao lưu những dữ liệu quan trọng để tránh mất mát khi kiểm tra.

- Việc kiểm tra phần cứng đòi hỏi phải có chuyên môn và kinh nghiệm, nếu có thể, bạn nên nhờ người có kinh nghiệm giúp đỡ.

- Điện áp trồi sụt cũng là nguyên nhân làm máy tính không ổn định. Điện áp quá cao hay quá thấp có thể làm hư hỏng thiết bị phần cứng. Nếu có thể, bạn nên trang bị ổn áp hoặc hoặc tốt hơn là UPS cho "cục cưng" của mình.

XP LUÔN KIỂM TRA ĐĨA CỨNG

Thật bực mình khi Windows XP luôn chạy checkdisk (tương tự scandisk của Win98) mỗi khi khởi động dù bạn đã tắt máy đúng cách. Nếu không muốn phiền phức, bạn có thể tắt tính năng này; tuy nhiên, bạn phải chắc rằng hệ thống vẫn hoạt động tốt (trừ việc luôn chạy checkdisk). Trước khi sử dụng giải pháp này, chúng ta thử thực hiện một số thao tác sau.

- Trước hết, bạn hãy kiểm tra các ứng dụng tự động chạy trong Scheduled Tasks. Chọn Start.Programs.Accessories.System Tools.Scheduled Task để xem những chương trình nào đang sử dụng tính năng này. Xóa tất cả những thứ liên quan đến Chkdsk hoặc Autochk.

- Thực hiện việc kiểm tra đĩa cứng một lần nữa với tiện ích checkdisk để Windows tự kiểm tra và sửa lỗi. Thực hiện như sau: Trong Windows Explorer, nhấn phải chuột trên phân vùng cần kiểm tra, chọn Properties. Trong tab Tools, chọn Check Now trong mục Error Checking. Đánh dấu các tùy chọn trong Check Disk Options trước khi nhấn Start. Với phân vùng hệ thống (phân vùng cài đặt Windows), checkdisk chỉ kiểm tra trong lần khởi động kế tiếp

- Nếu checkdisk không thể hoàn tất quá trình kiểm tra (treo máy) hoặc không khắc phục được lỗi, hãy sử dụng tiện ích checkdisk (chkdsk.exe), fixmbr và fixboot của Recovery Console (bộ tiện ích có trong đĩa cài đặt Windows) để kiểm tra Master Boot Record (MBR) và các tập tin hệ thống. Tham khảo cách sử dụng Recovery Console trong bài "Recovery Console - DOS trong XP"

- Một trường hợp khác là cấu trúc logic của phân vùng đĩa cứng bị lỗi, bạn nên copy tất cả dữ liệu sang phân vùng khác, sau đó format phân vùng bị lỗi rồi chép dữ liệu trở lại.

- Kế đến, kiểm tra trường hợp lỗi của các phần mềm. Chọn Start.Run để mở cửa sổ DOS Prompt; gő vào lệnh "msconfig" và nhấn OK để mở cửa sổ System Configuration Utility. Trong giao diện System Configuration Utility, chọn tab Startup và bỏ tất cả các tùy chọn được liệt kê trong Startup Item (tương ứng với các ứng dụng được nạp trong quá trình khởi động). Nhấn OK và chọn Restart để khởi động lại máy. Khi Windows khởi động lại, cửa sổ System Configuration Utility sẽ xuất hiện. Nếu không có bất kỳ trục trặc nào xảy ra, đánh dấu chọn Dont show this message or launch the System Configuration Utility và nhấn OK. Kiểm tra xem hiện tượng checkdisk còn xuất hiện không. Nếu không, mở cửa sổ System Configuration Utility, lần lượt đánh dấu chọn từng mục trong Startup Item và khởi động lại để kiểm tra cho đến khi phát hiện được phần mềm gây lỗi. Gỡ bỏ chúng và cài đặt phiên bản mới hơn hoặc thay thế bằng phần mềm khác có tính năng tương đương.
#1688
Giới thiệu chung

Đây là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất ở Nhật bản, của nữ diễn viên T.V Tét-su-kô Ku-rô-ya-na-gi, chị đã được bổ nhiệm làm sứ giả thiện chí của Unicef.

Tốt-tô-chan là bản cáo trạng thầm lặng về 1 nền giáo dục không có kết quả.(Thời báo Newyork)

Tôt-tô-chan đã nhắc nhở hàng triệu người Nhật về 1 nền giáo dục mà trẻ em hằng mong muốn.(International Herald Tribune)

Với lối kể chuyện làm rung động lòng người, cuốn sách là một đóng góp cho hòa bìnhM.Tarique Rarooqui - Đại diện Unicef ở Việt Nam

Chắc rằng mỗi học sinh đều mơ ước được như Tốt tô chan, được học ở 1 trường tiểu học như Tô mô e, được học 1 thầy hiệu trưởng như thầy Kô bayasi. Nguyễn Khắc Viện

Tốt tô chan - cuốn sách bán chạy đến mức không thể tin được, đã bán hơn 6 triệu bản ở Nhật bản, và được dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh của Dorothy Britton.
#1689

Greatest Hits II is a 1991 Queen compilation. The disc contains all of Queen's European hits from 1981 to 1991. Accumulated sales (GH II and Classic Queen for the US and Canada combined) are in excess of 16 million worldwide. It was released less than a month before the death of vocalist Freddie Mercury and was later made available in the United States in two box sets: Greatest Hits Vols. 1-2 and The Platinum Collection: Vols. 1-3.

Track listing

1. "A Kind of Magic" (Roger Taylor)
2. "Under Pressure" (Queen and David Bowie)
3. "Radio Ga Ga" (Taylor)
4. "I Want It All" (Queen) – single version
5. "I Want To Break Free" (Deacon) – single version
6. "Innuendo" (Queen)
7. "It's a Hard Life" (Mercury)
8. "Breakthru" (Queen)
9. "Who Wants To Live Forever" (May)
10. "Headlong" (Queen)
11. "The Miracle" (Queen)
12. "I'm Going Slightly Mad" (Queen)
13. "The Invisible Man" (Queen)
14. "Hammer to Fall" (May) – single version
15. "Friends Will Be Friends" (Deacon, Mercury)
16. "The Show Must Go On" (Queen)
17. "One Vision" (Queen) – single version

59.4 MB mp3

http://rapidshare.de/files/24093765/FOTH1.rar.html
pass: FOTH
#1690
Mỗi khi ông đạo nhìn ra cửa sổ là ông rùng mình. Bên kia đường là nhà của một người đàn bà không biết xấu hổ. Cứ tối tối, mấy anh đàn ông lũ lượt kéo đến gő cửa nhà chị ta - không chỉ tối, trưa cũng có nếu nhằm vào ngày nghỉ hay lễ lạc. Bọn đàn ông lai rai hút thuốc, nhai thuốc, nhổ phčn phẹt vô cống rãnh -đủ thứ bê bối trên đời dưới mắt ông đạo vốn sống khắc khổ, không gia đình vợ con, không đồ đạc tiền bạc, không chút tiện nghi. Với ông, căn phòng này, với hai cây dừa và cái giếng phía sau,đã đầy đủ lắm. Con đường trước nhà đầy nhóc trẻ con: thỉnh thoảng, ông gọi chúng vô, bảo chúng ngồi quanh ông, rồi ông dạy chúng những bài luân lý thậ tđơn sơ và vài câu thơ trong sách thánh. Dăm ba hình ảnh các đấng thần linh cắt ra từ mấy cuốn lịch cũ, ghim trên tường. Ông đạo bảo bọn con nít sụp đầu quì lạy trước khi cho mỗi đứa một miếng kẹo đường rồi xua chúng ra chơi bên ngoài.

Mỗi ngày của ông đạo là một chuỗi lề thói không thay đổi. Như chim chóc gà vịt, ông đi ngủ khi trời mới tối, nằm ngay trên sàn nhà, không chiếu không nệm, một khúc gỗ làm gối dưới ót. Bốn giờ sáng, ông dậy, trước cả con gà hay gáy ở cuối đường. Ông ra tắm rửa ngoài giếng, rồi vô ngồi thiền định trên một miếng da nai. Sau đó, ông nhóm lửa trong cái lò than, nấu một vài chapattis cho bữa ăn sáng và trưa, cùng một ít rau cỏ thật lành, tránh dùng các thứ kích thích như khoai, hành, cải bắp, v.v...


Ngay cả lúc ông đạo trầm tư sâu lắng nhất, ông cũng không thể không nghe tiếng cửa kčn kẹt bên kia đường khi một khách chơi nào đó ra về sau một đêm truy hoan. Riêng ông, ông quyết tâm triệt bỏ tất cả những thčm thuồng của cái mồm, và ông hành hạ thân xác ông đủ cách. Ông đạo là một con người hoàn toàn trái ngược với anh lực sĩ gồng bắp thịt lên rồi tự ngắm nghía trong gương. Ông săm soi từng chút hao gầy trên thân xác mình, và lấy làm thích thú vì đã đạt được chúng. Ông một mực tuân theo lời dạy của sư phụ xưa kia, và mong rằng một ngày tâm linh ông sẽ được hoàn toàn giải thoát.


Một chiều nọ, mở cửa quét bụi, ông đạo thấy người đàn bà nhà bên kia đứng ở cửa nhìn mông ra đường. Máu dồn lên mặt; thái dương ông giật giật. Ông nhìn kỹ chị đàn bà - những nét sắc, rő, nhưng chôn vùi trong thịt da đầy mỡ, xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, chị ta có một dáng người quyến rũ: hai cánh tay no đầy, mềm mại như hai cái gối. Hai cánh tay đó mà ôm, mà xiết, bọn đàn ông khoái là phải. Cái nhìn của ông đạo, một khi đã bắt đầu loay hoay loanh quanh thân hình con đĩ hàng xóm, nhất quyết không quay về vị trí đúng đắn của nó nữa - tức là về ở chóp mũi, như sư phụ ông đã nhiều lần nhắc nhở


Chị đàn bà, bờ hông to tướng, đầy ơi là đầy, hai đùi bự như thân chuối... Nói chung, người chi mà như một cái nệm, dày, mềm, khách chơi, không một mảnh vải, có thể lăn qua trở lại suốt đêm -"Con quỉ! Xấu xa hiện thân!" Ông đạo bỗng thấy giận con mẹ quá. Mắc mớ chi nó đứng đó, phá phách đời tu tập của ông, bao nhiêu công đức ông thu lượm được trôi phăng như nướcchảy qua một cái rá. Thật khó mà nói cái gì ở chị đàn bà rù quến và làm tàn đời bọn đàn ông, hai cánh tay, hay đôi vú, hay cặp đùi, cái nào cái nấy bự sư, đầy cả thịt, mềm, và êm... Ông rít thầm: "Đi vô đi, đừng có đứng đó nữa!" Chị đàn bà bỗng quày quả xoay lưng đi vô, đóng cửa lại. Ông đạo có cảm tưởng mình thắng cuộc, mặc dù lệnh ông ban ra và hành động đi vô nhà của chị ta chỉ tình cờ mà trùng nhau thôi. Ông đóng cửa lại thật kỹ, rồi lui vào góc xa nhất trong phòng, ngồi xuống miếng da nai, rồi lẩm nhẩm, " Om, Om, Rama, Jayarama"... Chỉ xướng lên danh hiệu Rama là chận đứng lại được mọi lang thang vất vưởng của niệm lực.


"SriRama...", ông lập lại, nhưng đó chỉ là liều thuốc đã pha loãng, không dứt nổi cơn sốt nặng. Thần chú vô hiệu quả. "Sri Rama, Jayarama..." ông lập đi lập lại với tất cả thành khẩn, nhưng tác dụng có chăng chỉ trong tích tắc. Không biết khi nào tâm trí ông đã lẻn đi hoang, đặt ra cho mình những câu hỏi đại loại: Cái thằng cha mặc áo ca-rô mình thấy bước xuống tam cấp tối qua là ai vậy cà? Thấy nó đâu đó rồi... Ở đâu nhỉ? Khi nào nhỉ?... Ŕ, thằng thợ may giàu sụ ở đường Market chứ ai vào đó nữa... mấy ông mấy bà sang trọng lui tới cửa hàng nó nhiều đa!... Thành viên của mấy cái hội du hí đó mà... Chen vai thích cánh với bọn sĩ quan và bọn doanh gia giàu có? và tối đến thì nằm lơi lả phởn phơ trên cái nệm người! Thế mà bọn sang trọng đó để cho nó đụng vào người với cái thước dây của nó! Bệnh hoạn, chỉ có bệnh hoạn; cả đời tội lỗi thê thúi. Ông đạo kêu lên trong căn phòng đơn chiếc, "Rama! Rama!" như thể ông gọi ai đó mà người đó không nghe. Đã đến lúc ông biết rằng việc ông làm không đem lại kết quả gì. Rama là một hiện thân toàn hảo, cố nhiên, nhưng Rama lành thật lành, hiền thật hiền. Rama là thần bao dung, và xướng danh hiệu Ngài lên chỉ đem lại an tịnh trong tâm hồn. Bây giờ đây, ông cần một giải pháp quyết liệt hơn. Chắc là nên đọc thần chú Siva. Siva, vị thần đã mở con Mắt Thứ Ba ra và biến Thần Ái tình thành tro bụi khi thần này nhắm bắn tên vào Siva khi Ngài đang ngồi trầm tư mặc tưởng. Ông đạo hình dung vị thần tóc bện, mắt sáng, và xướng lên: "Om Namasivaya". Căn phòng nhỏ vang lên tiếng khấn khàn đặc. Những tơ tưởng, nãy giờ lang thang đâu đâu, được chận lại một lúc, nhưng rồi bùng lên, rượt theo chị đàn bà bên kia đường. Cứ tối tối là chị nàng mở cửa, đóng cửa ít nhất sáu lần. Nó ngủ với cả mấy thằng cùng một lúc à? Ông đạo nghĩ cái ý này thật tức cười, đồng thời kịp nhận ra rằng công phu chiêm ngưỡng đấng thần linh đã biến đâu mất tiêu. Ông đập hai nắm tay vào thái dương, cảm thấy đau nhưng cũng thấy nội lực trầm tư của ông vững vàng hơn. " Om Namasivaya..." Đâu đó trong tâm trí, ông để ý đến tiếng kčn kẹt của cửa nhà bên kia đường. Con mẹ đàn bà này đúng là một con rắn lớn, quấn lấy ai là nghiền nát người đó? già, trẻ, trung niên, thợ may, sinh viên (hai ba hôm trước đây, ông thấy một cậu cử khoa học, một B.Sc (3), nơi cửa con mẹ), luật sư, quan tòa (tại sao không?)... Thảo nào thế giới bị nạn nhân mãn ?cứ xét cái bản năng tự nhiên nơi mỗi con người! Ô, Siva, đấng thần linh, mụ đàn bà này, phải trừ bỏ mụ đi. Ông sẽ mặt đối mặt với mụ một ngày gần đây, và bảo mụ khôn hồn thì xéo đi. Ông sẽ nói: "Nghe đây, đồ tội lỗi đầy mình, đem bệnh hoạn và dơ dáy trải ra khắp nơi như một cái cống lộ thiên. Mày muốn bức hại cả nhân loại sao? Sám hối đi, cạo đầu phứt đi, lấy vải bố mà che đôi hông đầy đó đi, rồi kiếm cái xó nào ở một cổng đền mà ngồi, xin ông đi qua bà đi lại bố thí cho, và cầu Ơn Trên ban cho mày một cuộc đời sạch sẽ hơn, ít nhất trong kiếp sau..."


Đó là những điều ông đạo định bụng sẽ nói chứ thật ra, đêm nằm vật vã không ngủ được, ông lăn qua trở lại, lúc nào cũng tơ tưởng đến chị đàn bà. Ông trở dậy, trước bình minh, quyết tâm. Ông sẽ ra đi ngay hôm ấy, ông sẽ lặn lội vượt qua vùng Nallappa, đến bờ sông bên kia. Đâu cần một mái nhà; ông sẽ lang thang nơi này chốn nọ, muốn nghỉ ngơi thì dừng chân lại một đền thờ nào đó, không thì bóng mát của một cây đa cũng tốt rồi: ông nhớ lại một chuyện xưa sư phụ đã kể ông nghe... Sau khi chết, một con đượi được lên thượng giới trong khi cái người lâu nay giúp nó hoàn lương thì lại phải xuống âm phủ. Ông được giảng giải cho nghe rằng thì là con đượi chỉ mang tội với thân xác của nó trong khi đầu óc con người kia lại tự hủ hóa đi vì chỉ săm soi vào con đượi, chúi mũi vào chuyện riêng tư của nó, bỏ bê công phu trầm tư mặc tưởng của chính mình.


Ông đạo chỉ mang theo cái giỏ mây đựng mấy thứ nho nhỏ như hình ảnh một vị thần linh bằng đồng đỏ, chuỗi hạt mân côi, miếng da nai, và cái tô nhỏ bằng thau. Giỏ mây trong tay, ông nhẹ bước ra khỏi nhà, khẽ đóng cửa lại. Trong ánh mờ mờ sáng tinh sương, vài bóng người thấp thoáng anh bán sữa xua bò đi đằng kia, mấy người phu phen vác cuốc vác xuổng, vài mụ đàn bà đội thúng ra chợ. Dừng lại nhìn một lần cuối nơi mình giã từ vĩnh viễn, ông đạo bỗng nghe có tiếng người van vỉ: "Ôi, sư phụ,thầy ơi..." Tiếng gọi nghe như thiết tha, như cầu khẩn, phát ra từ nhà bên kia đường. Ông thấy người đàn bà, đúng là chị đĩ đó, tiến đến ông, hai tay bưng một mâm hoa quả. Chị sụp xuống, đặt mâm bên chân ông, rồi chắp hai tay: "Xin Thầy thương mà nhận lấy hoa quả mọn con dâng lên Thầy. Hôm nay là ngày giỗ Mẹ con. Kính lạy Thầy, con xin Thầy mở từ tâm mà ban phép lành cho mẹ con con..." Trong khoảnh khắc, ông đạo quên mất tiêu bao nhiêu điều ông đã chuẩn bị sẵn sàng để nói với con đĩ; bây giờ ông thấy rő thân hình xồ xề thảm hại của chị ta, thấy rő hai quầng thâm đen thui dưới mắt chị ta, và lòng ông tràn trề thương xót. Chị đàn bà khom mình xuống lạy và ông đạo nhận ra rằng tóc chị nhuộm bừa bãi, đường ngôi rẽ giữa trên đỉnh đầu lan rộng thành một vạt hói, phô cả da sọ ra. Một cái bông nhài cài lơ lửng trên đầu. Ông đạo đưa tay chạm nhẹ vào mâm hoa quả, cho biết như thế là ông đã nhận lấy cái quà, rồi ông lặng lẽ bước đi, đi xa dần.


Chú thích


1.Narayan (Rasipuram Krishnaswamy) gốc Bà- la- môn, Ần độ,sinh năm 1906. Kể từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản, Swami andFriends, ông cho ra đời nhiều sách: tiểu luận, tiểu thuyết, đoản thiên, kể cả một tuyển tập những truyện mới viết, Under theBanyan Tree. Ông chuyển ra văn xuôi Anh ngữ những trường ca cổ đại của Ần như Mahabharata và bản Ramayana của nhà thơ Tamil là Kamban, thế kỷ 13. Ở Tây phương, truyện của ông từng xuất hiện trên The New Yorker.

2.Nguyên tác: "the hermit". Từ này có nghĩa là "người ở ẩn". Người dịch chọn "ông đạo", hợp với câu chuyện hơn.

3.B.Sc., trong nguyên tác Anh ngữ!
#1691
Trước hết chúng ta tìm hiểu chức năng AutoCorrect trong Microsoft Word. Chức năng ban đầu của AutoCorrect là dùng để sửa lỗi gő sai trên bàn phím, ví dụ từ "teh" thì sẽ tự động sửa lại thành từ "the", "(c)" thành "©",... Sau đó người ta vận dụng chức năng AutoCorrect trong việc soạn thảo văn bản như cài thêm các cụm từ thường gặp để gő tắt như: vn thay bằng Việt Nam, pl thay bằng pháp luật,...

Để thêm một từ cho AutoCorrect, từ trình đơn Tools chọn AutoCorrect Options để gọi hộp thoại AutoCorrect. Trong khung Replace gő cụm từ tương ứng (VD: vn), trong khung With gő cụm từ thay thế (VD: Việt Nam) rồi nhấn vào nút Add. Nhấn OK để đóng hộp thoại. Từ đây về sau, khi soạn thảo văn bản ta chỉ cần gő vn thì MS Word sẽ tự sửa thành "Việt Nam". Nội dung AutoCorrect chứa nhiều cụm từ thường gặp sẽ giúp cho việc soạn thảo văn bản nhanh hơn.

Với Microsoft Office 2000/2003 chạy trên máy tính dùng HĐH Windows 2000/2003/XP, dữ liệu của AutoCorrect được lưu giữ trong file MSO1033.acl tại vị trí C:\Documents and Settings\<Account Name>\Application Data\Microsoft\Office.

Như vậy, bạn có thể dễ dàng sao lưu nội dung AutoCorrect (chỉ cần lưu giữ file MSO1033.acl), hoặc chia sẻ cho các máy tính khác (chép file MSO1033.acl vào thư mục C:\Documents and Settings\<Account Name>\Application Data\Microsoft\Office theo tài khoản người dùng tương ứng).

Ngoài ra, bạn còn có thể liệt kê toàn bộ nội dung của AutoCorrect thành một file văn bản bằng cách dùng tập tin tài liệu mẫu SUPPORT.DOT của Office 2003 nằm trong thư mục C:\Program Files\Microsoft Office\OFFICE11\MACROS (bạn có thể copy file này vào máy tính dùng Office 2000). Ghi chú: SUPPORT.DOT chỉ có khi cài đặt đầy đủ, tham khảo hướng dẫn cài đặt ở trang support.microsoft.com ("How to Install the Support.dot Template", KB: 289506).

Mở file này trực tiếp từ cửa sổ Windows Explorer, có thể Microsoft Word sẽ đưa ra hộp thoại Security Warning cảnh báo macro chứa virus, bạn nhấn vào nút Enable Macros để tiếp tục, file này sẽ tự động tạo một tài liệu mới trong Word, lúc này bạn nhấn nút AutoCorrect Backup thì hộp thoại AuCorrect Utility xuất hiện. Bạn nhấn nút Backup, Word sẽ liệt kê nội dung file MSO1033.acl vào tài liệu có tên mặc định là AutoCorrect Backup Document. Bạn có thể xem nội dung AutoCorrect hoặc in ra giấy.

Nguyễn Minh Tuệ
TGVT A tháng 7/2006, trang 149
#1692
Một chủ tiệm tạp hóa muốn con trai mình học được bí quyết trở thành người hạnh phúc, nên gởi nó tìm gặp nhà thông thái danh tiếng nhất thế giới. Cậu con trai rong ruổi hơn một tháng trên lưng lạc đà, ngày đi đêm nghỉ, để rồi cuối cùng đến được ngọn núi cao trên đó có tòa lâu đài tráng lệ. Người ta nói với nó rằng nhà tiên tri sống trong lâu đài đó.
Bước vào sảnh chính tòa lâu đài, cậu con trai ngạc nhiên vô cùng. Trái với hình dung của cậu, cảnh tượng nơi đây giống một phiên chợ: đám lái buôn tất bật kéo nhau đến rồi kéo nhau đi, những người khác tụ tập quanh những chiếc bán ăn, họ mải nói chuyện ầm ầm, muốn nhấn chìm tiếng nhạc êm ái của một dàn nhạc nhỏ. Người được gọi là nhà thông thái đang đàm đạo với từng người có mặt trong gian sảnh, khiến cậu con trai ông chủ tiệm phải chầu chực gần nửa ngày mới được giáp mặt.
Tuy chăm chú nghe cậu trai giải thích lý do cậu tìm gặp ông, nhưng đáp lại, nhà thông thái nói ông không có thời giờ giải thích cho cậu hiểu bí mật của hạnh phúc. Ông mời cậu đi vòng quanh lâu đài ngắm cảnh và quay trở lại sau vài giờ nữa. Cậu trai định quay lưng đi, bỗng nhà thông thái nói tiếp: "Trong lúc đi xem tòa lâu đài, con nhớ làm một việc ta giao. Nó sẽ giúp con hiểu ra bí mật của hạnh phúc". Nói rồi, nhà thông thái trao cho cậu trai một chiếc muỗng và ông đổ vào đó một ít dầu ôliu. "Con cố đừng để hạt dầu nào rớt ra khỏi muỗng", nhà thông thái dặn.
Cậu trai bắt đầu chuyến đi. Lúc nào mắt cậu cũng chằm chằm nhìn vào muỗng dầu. Độ hai giờ sau, cậu quay trở về chỗ nhà thông thái. "Sao nhanh vậy! Con có thấy những tấm thảm Ba Tư treo trong phòng ăn không? Người thợ dệt thảm giỏi nhất phải mất mười năm mới dệt được nó. Con đã ngắm những cuốn sách da dê trong thư viện của ta chưa?" - nhà thông thái hỏi.
Cậu trai ngơ ngác, bối rối. Cậu thú nhận rằng do mãi giữ cho muỗng dầu còn nguyên cậu đã chẳng thấy được gì. "Vậy thì con hãy đi xem ngôi nhà của ta lần nữa. Người xưa nói: Không thể tin một người nếu chưa xem nhà của người đó".
Lần này, cậu trai mới thực sự để mắt tới những của quý trong lâu đài, tới phong cảnh hùng vĩ của ngọn núi. Nửa ngày sau cậu quay trở về chỗ nhà thông thái. "Thật tuyệt vời, thưa thầy" - cậu trai nói. "Thế còn chiếc muỗng dầu ta giao cho con" - nhà thông thái hỏi. Cậu trai bấy giờ mới nhớ tới chiếc muỗng. Nó trống rỗng. Lúc đó nhà thông thái mới thong thả nói: "Con đã tìm thấy bí mật của hạnh phúc rồi đó. Hạnh phúc mà con vừa có chính là được thoải mái chiêm ngưỡng những báu vật đẹp nhất thế gian mà không phải lo lắng về những giọt dầu ôliu nọ"
#1693
Cái này cần cho bạn nào muốn ghi file lên NTFS partition khi đang ở trong Linux.

Bạn sẽ cần 2 phần mềm:

fuse: Filesystem in Userspace
ntfs-3g

Với fuse bạn có thể sử dụng một chương trình khác để có được một tập tin hệ thống (filesystem) thay vì phải nhờ vào các filesystem có sẵn trong nhân. Trong bài viết này fuse+ntfs-3g sẽ cho phép bạn ghi chép tập tin xuống vùng đĩa NTFS mà từ lâu nay Linux chưa thể làm được một cách toàn vẹn (CaptiveNTFS cũng cho phép bạn ghi xuống NTFS nhưng hay bị lỗi).

Hầu hết các bản Linux sau này đã có sẵn fuse. Sau khi nạp fuse module, nó sẽ tạo thiết bị hệ thống /dev/fuse. Kế đó chương trình ntfs-3g sẽ dùng thiết bị này cho phép bạn mồi (mount) vùng đĩa NTFS với chức năng ghi xuống.

ntfs-3g yêu cầu sử dụng bản fuse từ 2.5 trở lên. Nếu bản Linux bạn đang dùng đã có sẵn fuse cũ hơn thì bạn phải nâng cấp fuse lên bản 2.5.x. Để biên dịch thành công ntfs-3g, bạn sẽ cần cài thêm gói fuse-devel hay fuse-dev. Gói này chứa các thư viện cần thiết để biên dịch ntfs-3g.

Bên dưới mình sẽ giả sử bản Linux bạn dùng chưa có fuse hoặc bạn muốn nâng cấp fuse từ nguồn

1. Biên dịch fuse

* Bung ra với lệnh: tar -xvzf fuse-2.5.3.tar.gz rồi chuyển vào thư mục vừa bung ra với lệnh cd fuse-2.5.3
* Chạy lệnh configure: ./configure --enable-kernel-module
Nếu không báo lỗi gì gő tiếp make
* Cài đặt: nếu biên dịch thành công, gő tiếp make install

Lệnh make install sẽ cài module fuse.ko vào thư mục
/lib/modules/phiên_bản_nhân_đang_dùng/kernel/fs/fuse

Kế đó bạn nên nạp nó với lệnh modprobe fuse

Lưu ý: bạn phải nên xem kỹ lại trên hệ thống không còn fuse module cũ nằm đâu đó. Vì nếu như bạn nạp module fuse của phiên bản < 2.5 (có sẵn trên hệ thống) thì ntfs-3g sẽ không hoạt động. Nếu trường hợp bản Linux bạn dùng đã có sẵn fuse trong /lib/modules/phiên_bản_nhân_đang_dùng/3rdparty/fs thì bạn nên nạp fuse module mới biên dịch bằng các sử dụng lệnh insmod /lib/modules/phiên_bản_nhân_đang_dùng/kernel/fs/fuse/fuse.ko. 2 địa điểm này khác nhau.

Để nó tự nạp mỗi khi hệ thống khởi động lại bạn có thể bỏ vào /etc/modprobe.preload với chữ :
fuse
trên một dòng mới

2. Biên dịch ntfs-3g:

Biên dịch ntfs-3g rất đơn giản. Chỉ việc chạy ./configure, make và make install nếu không bị lỗi gì trong tường bước.

Để mount vùng đĩa NTFS, gő

ntfs-3g /dev/hda1 /mnt/windows
Giả sử ntfs nằm trên /dev/hda1 và bạn muốn mồi vào /mnt/windows

Xem thêm tập tin README trong thư mục ntfs-3g để biết cách mồi cho người dùng sử dụng hoặc tự mồi lại mỗi khi hệ thống khởi động.

http://fuse.sf.net

Nguồn: VNLinux
#1694
Buổi trưa một ngày đông khô sáng...
Trời giá cóng đến xé đá ra; Na đưa tay cho tôi khoác, và Na có những món tóc quăn xòa xuống mang tai và hơi sương làm ánh lên những tơ lông măng nơi môi trên nàng. Hai đưa tôi ở trên một ngọn đồi tuyết cao. Từ chân chúng tôi xuống tới mặt đất, trên một cái mặt bằng thoai thoải xuống, ánh dương hắt lại như từ trong một tấm gương. Kề chỗ chúng tôi, là những xe trượt bằng xinh xắn phủ dạ đỏ ngòm. Tôi liền nằn nì:
- Chúng ta lao dốc đi, Na ơi. Một lần thôi! Anh quả quyết rằng chúng ta không việc gì đâu!
Nhưng Na sợ. Từ chỗ đôi giày xinh đẹp của nàng tới chân ngọn đồi tuyết, đối với nàng, cả cái khoảng rộng đã trở thành một cái vực ghê gớm, thăm thẳm khôn lường. Nàng thất thần, hơi thở ngừng lại mà nhìn xuống phía dưới, khi tôi mới gạn thử nàng là ngồi vào xe trượt băng, và có chỉ là đáng phải ngại ngùng nếu nàng dám mạnh dạn mà lao xuống vực. Nàng sẽ chết mất, nàng phát cuồng mất! Tôi nói:
- Anh van em đi! Không nên sợ sệt! Em phải biết rằng như thế là bạc nhược, là nhút nhát.
Sau cùng nàng cũng chiều theo và trông diện sắc nàng, tôi biết nàng đã làm theo với nỗi e ngại cho tính mệnh. Tôi đặt nàng ngồi vào xe trượt băng, nàng tái mét, run lẩy bẩy, tôi ôm nàng ngang lưng và cùng nhau đổ xuống vực thẳm.
Chiếc xe trượt băng včo bay như một phát đạn. Khoảng không khí mà chúng tôi xẻ đôi ra đã quất mạnh vào mặt, tru tréo lên, kêu vo vo bên tai, làm nóng da mặt lên, véo mạnh, như muốn ngứt đầu văng ra khỏi đôi vai. áp lực của gió chặn thở. Người ta tưởng như ma quỷ hiện hình tóm lấy hai đứa tôi và gào thé lôi chúng tôi xuống địa ngục. Mọi vật chung quanh tan nhòa thành một vệt dài tẩu thoát cực kỳ nhanh... Thêm một chút nữa thôi, tôi cho rằng hai đứa tôi sẽ hết sống. Tôi cất tiếng khẽ khàng:
- Na ơi, anh yêu em!
Xe trượt băng bắt đầu chậm lại, tiếng rú của gió và tiếng nghiến của đế xe trượt đã đỡ rợn, hơi thở đã đỡ nghẹt, và rốt cục, chúng tôi đã xuống tới nơi. Na sợ khiếp vía tưởng chết được. Nàng tái đi, hơi thở thoi thóp... Tôi đỡ nàng dậy.
- Không đời nào, tôi làm lại nữa, nàng vừa nói vừa nhìn tôi với đôi mắt to đầy kinh hãi. Không khi nào! Tôi hút chết!
Chừng một lúc, nàng hồi lại và trở lại nhìn thẳng vào mắt tôi với cái vẻ dò xét: có phải đích là tôi đã nói lên năm cái tiếng kia hay chỉ là nàng ngờ ngợ bắt nghe được trong cơn cuồng lốc nó rú lên? Tôi, tôi thẳng mình, đứng cạnh nàng, tôi hút thuốc lá và ngắm nghía chiếc bít tất tay một cách chăm chú.
Nàng khoác tay tôi và chúng tôi nhẩn nha hồi lâu quanh đồi tuyết. Thật là hiển nhiên, điều bí ẩn đã làm nàng mất sự yên ổn. Những tiếng phát thanh ra đó là có hay là không có? Có, hay là không? Có, hay không? Đây là một vấn đề của tự ái, của danh dự, của đời sống, của hạnh phúc, một vấn đề rất nghiêm trọng, nghiêm trọng nhất đời. Nàng tia sang tôi những cái liếc mắt bồn chồn, rỉ rầu, những cái nhìn xoi mói, nàng tránh câu hỏi, trông chờ tôi nói lên. Chà! Thật là đầy ý vị, cái khuôn mặt xinh xắn duyên dáng ấy thật là ý nhị! Tôi biết mà, nàng đấu tranh với nàng, nàng thấy cần phải nói, nàng có một câu hỏi muốn đặt ra nhưng mà nàng không tìm được ra chữ, nàng lúng túng, nàng sợ, nỗi vui làm nàng mất tự nhiên...
Nàng nói, không nhìn tôi:
- Anh biết đấy chứ?
- Gì vậy? - tôi hỏi.
- Này... ta lại lao dốc nữa đi.
Chúng tôi leo cấp thang lên tới đỉnh đồi. Lần nữa, tôi đặt Na tái mét lẩy bẩy lên xe trượt băng, lần nữa, chúng tôi lao xuống cái vực hãi hùng, lần nữa gió lại rống lên và đế xe trượt lại nghiến lên và, giữa lúc chúng tôi đổ xuống loang loáng trong tiếng sấm sét, lần nữa, tôi lại bỏ nhỏ:
- Na ơi, anh yêu em!
Lúc xe trượt băng ngừng lại, tầm mắt nàng ôm lấy cả khu đồi tuyết chúng tôi vừa băng qua, rồi nàng dò la nét mặt tôi rất lâu, nghe ngóng cái giọng dửng dưng và lạnh lùng của tôi, và tất cả người nàng, tất cả, kể cả cái mũ lông trùm đầu và cái ống bao tay, tất cả người nàng lộ ra một vẻ ngần ngừ đến cao độ. Và người ta như đọc thấy trên mặt nàng:
- Cái gì đã xảy ra thế hở? Ai đã nói lên những tiếng gọi đó? Chàng, hoặc chỉ là ta chiêm bao thôi?
Nỗi bán tín bán nghi ấy hành hạ nàng, làm nàng mất kiên tâm. Hỏi gì cô gái tội nghiệp đều không trả lời, trở nên nhăn nhó, chỉ còn thiếu khóc. Tôi bảo:
- Hay là ta đi về?
- Ô! Tôi... tôi, tôi thích xe trượt băng, nàng đỏ mặt mà nói. Hay là ta lại lao dốc một lần nữa?
Cái xe trượt băng "hợp ý" nàng, nhưng cũng như những lượt trước, mỗi khi nàng ngồi vào xe, nàng vẫn nhợt tái đi, thoi thóp vì sợ hãi, run cầm cập.
Hai đứa tôi lao dốc lần thứ ba, và tôi thấy Na nhìn đau đáu vào mặt tôi và theo dői đôi môi tôi. Nhưng tôi lấy mùi-xoa để lên môi tôi, đằng hắng, và lúc chúng tôi tới lưng chừng dốc, tôi cố nói lên được:
- Na ơi, anh yêu em!
Và sự bí ẩn vẫn là bí ẩn! Na lặng lẽ, nghĩ miên man... Tôi đưa nàng từ con đường dốc về nhà nàng, nàng cố ghìm bước đi, kéo lê bước chân và luôn luôn tự hỏi xem tôi có buột miệng mà nói ra không.
Tôi hiểu nàng đau khổ trong tâm khảm, nàng phải cố dằn lòng để khỏi phải thốt ra:
- Cái này không thể do trận gió nói lên được như vậy; và tôi không bằng lòng cho dù chỉ là trận gió!
Hôm sau, tôi nhận được mảnh thư: "Nếu anh chơi xe trượt băng hôm nay, anh đến rủ tôi. N." Và từ đó, tôi hằng ngày cùng nàng chơi xe trượt băng, và giữa lúc lao dốc, mỗi lần tôi đều nhắc lại vẫn bấy nhiêu tiếng:
- Na ơi, anh yêu em!
Chẳng bao lâu nữa, nàng nhiễm phải câu nói ấy, cũng như người ta nại tính đối với tinh thuốc phiện. Nàng không thể sống mà thiếu được cái thói quen ấy. Thực ra, lao dốc bằng xe trượt băng, nàng vẫn run sợ như trước đây, nhưng bây giờ sợ hãi và lộng hiểm làm tăng thêm hứng thú cho những lời yêu thương, những lời mà trước đây, đã cấu thành một điều bí ẩn, và đã làm rầu héo tâm tư nàng. Nhưng mối ngờ vẫn hướng mãi vào hai nhân và vật ấy: trận gió và tôi... Ai đây trong hai thứ nọ sẽ thú thực tình yêu với nàng, nào nàng có hay, nhưng, cứ bề ngoài mà xét, thì với nàng, điều ấy cũng chẳng có gì đáng bận tâm: có thể chỉ cái bình đựng, cốt sao say được mà thôi!
Một hôm, vào quãng trưa, tôi đi trượt băng một mình; lẫn vào đám đông, tôi nom thấy Na đi gần lại đồi tuyết và đưa mắt ra ngóng tìm tôi... Rồi nàng rụt rč bước lên cấp thang. Sợ thật, lao dốc một mình, chà, dễ sợ thật! Nàng trắng toát như tuyết, nàng run, người ta tưởng đâu như nàng bước ra pháp trường, nhưng với biết bao kiên quyết, nàng đi lên không chút quay nhìn lại. Rő quá, nàng, rốt cục, đã nhất định thể nghiệm để xem xem: cái lúc mà tôi không có ở đấy, rồi nàng có còn nghe thấy nữa không những chữ êm đềm kỳ diệu? Tôi thấy nàng ngồi lên xe trượt băng, người tái đi, miệng phá ra nỗi sợ hãi, mắt nhắm lại, và lao xuống, sau khi vĩnh biệt trái đất... Rít rít rít... để xe trượt nghiến kêu lên. Nàng có nghe thấy những tiếng gọi không? Tôi không rő... Tôi chỉ thấy nàng đứng vươn lên khỏi xe trượt, mệt lử, kiệt sức. Nhìn mặt nàng, người ta cũng đoán ngay rằng chính nàng cũng không rő là có nghe thấy hay không nghe thấy một điều gì. Nỗi khiếp sợ trong cơn lao dốc làm cho nàng mất mất cái năng khiếu nghe ngóng, phân biệt âm thanh, và hiểu biết...
Nhưng đây rồi tháng ba, cái tháng của mùa xuân... Mặt trời trở nên vồn vã hơn. Núi tuyết của hai đứa tôi xẫm lại, mất màu chói sáng, và sau cùng, tan chảy. Hết rồi những cuộc chơi xe trượt băng. Không còn đâu nữa những nơi để cô Na tội nghiệp nghe những tiếng gọi, không còn ai nữa để nói lên những lời gọi ấy, bởi cái lẽ rằng làn gió vốn kín tiếng và tôi thì rồi sẽ đi Xanh Pê-téc-bua thật lâu, có thể là bứt hẳn nơi đây.
Một lần, trước lúc tôi lên đường, ấy là trước hai ngày chi đó, tôi ngồi trong chiều tà giữa khu vườn nhà tôi cách nhà Na một hàng giậu cao lởm chởm ngọn rào... Trời còn lành lạnh, dưới chân đống phân ủ vẫn còn tuyết, cây cối chết còi, nhưng mà tất cả đã chớm bốc lên cái mùi mùa xuân, và những con quạ tìm ngủ đã kêu lên quang quác. Tôi men gần lại phía hàng rào và nhìn một hồi lâu qua khe rào. Tôi thấy Na ra đứng ở bực thềm và ngẩng đưa lên trời cặp mắt ủ rầu khổ não... Như roi da, gió xuân quất mạnh vào khuôn mặt nàng xám bệch vő vàng. Gió gợi nhắc lại với nàng cái thứ gió gào bên tai trên núi mỗi lần nghe thấy năm tiếng gọi, và mặt nàng đượm một vẻ buồn, buồn thật, một giọt nước mắt sa theo gò má... Cô gái tội nghiệp rướn đôi cánh tay lên như là khẩn cầu trận gió hãy đem những lời gọi tới cho mình một lần nữa. Thế rồi tôi, rình chờ một cơn gió thoảng, tôi nói nhč nhẹ:
- Na ơi, anh yêu em!
Trời ơi, cái gì đã vụt xảy đến cho Na? Nàng rú lên một tiếng, một nụ cười hẩng sáng khuôn mặt hân hoan, hả hê, đắm lòng!
Tôi, tôi vào sửa soạn hành trang...
Chuyện này kể ra cũng đã lâu ngày! Na, bây giờ đã là người lập gia đình: người ta gả chồng cho nàng, hay là nàng đã tự nguyện làm vợ một thầy ký văn thư ở phòng hộ khẩu đám quý tộc, cái đó cũng không hề chi, và nàng đã có được ba con. Nàng không quên được cái thời mà hai đứa tôi cùng nhau chơi xe trượt băng, cái thời mà làn gió đã đưa tới cho nàng năm tiếng gọi: "Na ơi, anh yêu em!"; với Na, giờ đây, đó là cái kỷ niệm vui sướng nhất, thống thiết nhất, đẹp sáng nhất trong đời nàng...
Còn tôi, bây giờ đã đứng tuổi, tôi không hiểu tại sao tôi đã thốt ra những tiếng gọi ấy, tại sao tôi đã cười cợt được với việc hú tim ấy.

Nguyễn Tuân dịch
#1695
Tiếng gő cửa rụt rč.

- Ai đấy? - Tôi hỏi.

- Cháu ạ! - Tiếng đáp rất nhỏ.

- Cháu hỏi ai? Cháu là ai?

Ở khu tập thể lâu năm cho tôi kinh nghiệm chẳng nên quá sốt sắng trước những tiếng gő cửa. Biết bao thảm hoạ đã xảy ra trong tình huống ngẫu nhiên, bất cẩn. Ít nhất cũng khó chịu vì sự nhầm lẫn nào đó. Tôi chẳng đã nhiều lần tức điên vì một người đàn ông lạ hoắc lao cái xe bết bùn vào nhà, đàng hoàng vào ghế ngồi, oang oang trò chuyện để rồi giật mình choáng choàng đứng lên xin lỗi, xin lỗi rối rít vì sự nhầm lẫn rồi lao xe ra khỏi nhà.

- Cháu là ai? - Vậy nên tôi hỏi lại.

- Cháu là Bình, cái Bình con bố Thân, cô ạ. - Tiếng con gái, giọng mảnh mai, thầm thì.

- Bố Thân ở trên gác năm cơ mà! - Tôi đã nhận ra người ngoài cánh cửa và đồng thời ngạc nhiên vì sự nhầm lẫn. Bình là con gái Thân và đã sống ở đây bao năm sao lại có thể nhầm lẫn?

- Cháu lên gác năm nhé! - Tôi nói to.

- Cháu biết rồi. Cháu muốn gặp cô. Cháu có việc muốn nhờ cô. Cô mở cửa cho cháu vào, nhanh lên không có người ta nhìn thấy. Giọng năn nỉ, vội vã sát bên cánh gỗ. Cả tiếng thở dồn dập giống như vừa chạy gấp lại giống đang bị săn đuổi.

Rồi cửa mở toang khi tôi vừa kéo chốt.

Một cô gái nhỏ nhắn ùa vào nhà tôi như một cơn gió. Người cô ướt đẫm. Bình đứng sát vào cánh cửa vừa đóng lại, bắt đầu vuốt quần áo. Thoáng chốc dưới chân Bình nước đọng vũng.

- Chà, nhà cô thích quá! Vừa ấm vừa sáng. - Bình nói và đứng ngây nhìn căn phòng của tôi. Đồ đạc sơ sài chẳng có gì đáng kể nhưng gọn gàng, yên tĩnh. Hai con tôi chỉ ngẩng lên chào Bình bằng một cái gật đầu rồi lại cúi xuống những cuốn sách. Trên ti vi, một người đàn ông đang hát: Bằng lòng đi em, bằng lòng đi em, anh đón qua cầu...

- Sau cháu không mặc áo mưa hay trú tạm để ướt thế này? - Tôi ái ngại đưa khăn bông cho Bình.

- Cháu có việc cần nhờ cô, cháu phải đi ngay bây giờ.

- Cháu uống chén nước cho ấm người đã - Tôi pha chč đưa Bình một chén.

Bình nhận chén nhưng không uống, hỏi:

- Bố cháu chưa về, hả cô?

Lại một điều lạ. Tôi tròn mắt. Làm sao tôi có thể biết một người ở cách tôi mấy tầng gác đã về nhà hay chưa khi mà cửa nhà nào cũng đóng cả ngày.

- Giờ này chắc bố cháu về nhà rồi. - Tôi nói cầm chừng - Cháu lên đi.

- Cháu nhờ cô lên nói bố cháu xuống đây cho cháu gặp một lúc. Cháu có việc cần lắm, cháu muốn gặp bố cháu. Cháu đã đứng đợi ngoài đường rất lâu chờ bố cháu đi qua mà không thấy.

- Sao cháu không lên nhà gặp bố, sợ gì?

- Không được đâu cô ơi! Dì ấy không muốn nhìn thấy cháu, cháu mà về nhà, bố dì cháu lại cãi nhau. Có khi các em cháu lại bị đánh oan vì chúng nó thích chơi với cháu mà.

- Cháu cứ trốn mãi sao được?

- Được đến bao giờ hay bấy giờ.

Tôi bước một, lên cầu thang. Chậm, nghĩ ngợi. Làm thế nào để gọi ông Thân xuống nhà tôi mà vợ ông không nghi ngờ?

Họ đã lên xuống cầu thang này bao nhiêu lần trong những năm tháng hạnh phúc ấy? Chiếc khăn voan mỏng đỏ che lên mặt đứa con gái ngồi trong chiếc ghế mây bố bên mẹ, bao giờ cũng qua trước cửa nhà tôi để đi hoặc về giống như một cặp đối xứng.
Bẵng một thời gian tôi không thấy họ đi đôi nữa. Qua lại trước cửa nhà tôi chỉ là một người - hoặc chồng, hoặc vợ - Đứa con gái không được ngồi ghế mây, mặt trùm khăn voan đỏ nữa. Nó đi một mình, nép vào các vỉa hč. Thảng hoặc, nó đi theo bố hoặc mẹ, nét mặt lầm lì.

Một lần, tôi giật mình nghe tiếng trẻ khóc trên tầng cao. Tiếng khóc đặc biệt làm tôi phải chạy bổ lên cầu thang. Người mẹ tay dắt xe đạp, vai đeo ba lô, túi vải căng phồng buộc sau xe đạp. Bình nằm lăn dưới đất, tay giữ chặt chân mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đừng bỏ con!

- Mẹ không bao giờ bỏ con - Người mẹ nói, giọng lạnh lùng, mắt hoe đỏ.

- Mẹ đừng đi! Con lạy mẹ!

- Mẹ phải đi. Mẹ không thể ở đây được!

Người mẹ gỡ tay con ra. Gỡ rất lâu giống như giằng xé mới dứt ra khỏi đôi bàn tay nhỏ bé nhưng níu chắc như một loại kìm. Người mẹ dắt xe lao xuống cầu thang. Tôi chỉ kịp nhìn thấy thoáng qua cửa một khuôn mặt còn nhiều nét đẹp của tuổi trẻ và một đôi môi mím chặt giận dữ. Nhìn nét mặt của chị tôi bỗng có cảm giác lẽ phải thuộc về chị và cuộc ra đi của chị là hợp lí mặc dù tôi chẳng hiểu rő nguyên nhân. Nét mặt ấy ám ảnh tôi mãi cho đến khi tiếng pháo nổ vang dưới chân cầu thang hẹp, một buổi chiều.

- Pháo gì thế? - Tôi giật mình.

- Đám cưới bác Thân! Hoan hô cô dâu chú rể đội rế lên đầu! - Tiếng trẻ con reo hò.

Một khuôn mặt không già không trẻ, tròn trặn và hân hoan mặc áo dài hồng ôm bó hoa trắng đang cúi đầu trong khói pháo. Đi bên cạnh, tay giơ đỡ hờ lưng cô dâu là chú rể. Người cứng nhắc trong bộ complê màu mắm tôm trẻ trung trang trọng bất ngờ. Khác hẳn người đàn ông hàng ngây tôi vẫn gặp. "Vì sao họ bỏ nhau. Vì sao họ lấy nhau? Có đau khổ không? Có hạnh phúc không?". Những ý nghĩ của tôi không được ai giải đáp.

Thời buổi đổi mới, bỏ nhau dễ ợt. Chỉ cần một bên không còn tình cảm muốn li hôn tòa cũng giải quyết! - Thân nói với hàng xóm vẻ mãn nguyện, một lần đứng hứng nuớc dưới chân cầu thang.

- Còn đứa con?

- Ồ, nó có cuộc đời nó!

Mọi việc đơn giản thế thôi ư? Sao tôi cứ phải nghĩ. Cổ hủ! Bảo thủ! Tôi tự mắng mình.

Rồi lướt qua cửa sổ phòng tôi không phải là một cặp song đôi mà một người đàn ông gò lưng đčo một người đàn bà bụng to phồng như ôm bóng, chậm chạp đi qua. Tôi lẩm nhẩm tính từ ngày nghe pháo nổ đến nay mấy lần trăng tròn.

- Bà rő cổ hủ, thời đại đổi mới, làm sao cứ phải chín tháng mười ngày trẻ con mới ra đời! - Chồng tôi chép miệng.

Tôi không hiểu anh nói thật hay đùa.

- Em chấp nhận mọi đổi thay, chỉ thương đứa con.

- Tôi thở dài. Rồi cứ phập phồng lo ngại điều gì sắp xảy ra bên cạnh tôi. Mẹ bỏ đi, bố lấy vợ khác. Bình như cái bóng lẩn khuất. Khi rổ thức ăn nặng vẹo sườn, khi chống đòn gánh chờ nước. Khuôn mặt lo âu già sớm.

- Đừng có gánh sớm, vẹo xương sống đấy, cháu ạ!Một bà cụ ở cầu thang một nói. Đầu Bình gật gật.
Rồi người ta thấy nó vung vẩy chiếc cặp lồng nhôm đi mua phở ở chợ.

- Dì cháu đẻ em trai rồi! - Nó cười nhe hàm răng sún. Lâu lắm mới thấy nó cười.

Và sau đó, gần như suốt ngày nó ở dưới máy nước. Người nó ướt đẫm bên cạnh cái chậu to tướng và những cái tã vàng khč.

Rồi một thằng bé bụ bẫm góp mặt với cầu thang trên vai Bình.

Ŕ ơi. Cái bống mày ngủ cho ngoan...

Tiếng nó ru. Bàn tay nhỏ gầy teo vỗ vỗ lên cái lưng tròn mát rượi của em.

Ba tháng lẫy, bẩy tháng bò. Khi thằng bé lẫm chẫm chạy đi thì Bình nghỉ học. Dì phải đi làm và còn kiếm thêm mới đủ sống bằng công việc gì đó luôn vắng nhà. Bố cũng vậy. Lưng bố như cong xuống. Ai hỏi thăm sức khỏe, bố cười:

- Có con trai rồi!

Rồi bố không đi làm nữa:

- Thời buổi này phải năng động!

Thân mang về nhà một cái loa, cặp và túi bạt cùng với những chồng báo các loại.

- Báo mới đây! Báo mới đây! Hôm nay tòa trung sơ thẩm xử vụ án ngoại tình giết nhau. Một vụ giết người li kỳ rùng rợn. Mua ngay! Mua ngay không hết...

Tiếng loa vang lên góc chợ, đầu phố, bến tàu, sân ga. Bình tha em đi khắp nơi. Cái bụng của dì chưa kịp nhỏ lại sau sinh nở đã lại phình to.

- Lại ông tướng nữa! - Một buổi sáng, Thân gő cửa các nhà hàng xóm, khoe.

- Nhanh nhỉ!

- Thôi chứ?

- Để xem đã!

Cũng chẳng ai hiểu Thân xem cái gì, chỉ biết từ ngày có thêm đứa con thứ hai nhà anh rất ồn ào và luôn có tiếng đổ vỡ.

- Chuyện gì thế? - Hàng xóm hỏi khi có dịp gặp anh, lúc bên máy nước, khi buổi chợ chiều.

- Ồ, chuyện đàn bà ấy mà!

Anh đáp qua loa rồi lảng sang chuyện thời sự. Tình hình quốc tế, phe ta, phe nó và giá cả thị trường, đô lên, vàng xuống.

Vẫn tiếng đập vỡ. Tiếng khóc gào, chửi bới, quát hét văng vẳng tầng cao. Bóng cái Bình chập chờn đây đó. Một lần cả cầu thang xô ra khi dì cầm dao phay đuổi theo Bình. Những tờ giấy trong các vở học trò bị xé vụn tung từ trên cao xuống như xác pháo.

Sau đêm ấy, tôi không nhìn thấy Bình. Tôi hỏi, nhân một lần mua báo Phụ nữ của Thân.

- Nó về với mẹ nó để đi học rồi!

Ít lâu sau lại thấy Bình xuất hiện ở cầu thang với những thùng chậu và quần áo cái loại to nhỏ.

- Sao cháu không ở với mẹ mà đi học? - Tôi hỏi trong lúc chờ hứng nước dưới cầu thang.

- Ông ấy uống nhiều rượu, cháu sợ lắm.

- Ông nào?

- Chồng của mẹ cháu ấy.

Tôi câm nín. Tôi luôn tự răn mình phải bỏ tính mau mắn trò chuyện, cố tập thói quen bình thản trước cuộc đời người khác. Nhưng điều ấy sao mà khó.

- Uống rượu say ông ấy đánh cháu à? - Tôi lại hỏi khi nhìn nét mặt buồn bã của con bé.

- Không. Ông ấy rất hiền lành...

- Thế sao mà sợ?

- Cháu sợ lắm! - Con bé nhìn quanh, giọng thấp xuống - Say rượu chẳng hiểu sao ông ấy cứ nhầm cháu với mẹ cháu.

* * *


Cửa phòng Thân mở toang. Mâm cơm tanh bành trên chiếu. Đám trẻ con vừa ăn vừa la hét. Ti vi mở tiếng to hết cỡ. Người vợ đang đếm tiền bên cạnh những tờ báo.

- Anh Thân cho tôi mua tờ Hà Nội mới. - Tôi thu hết can đảm để giọng khỏi run và chìa những tờ tiền lẻ ra.

Thân cầm tờ báo đưa tôi, đon đả:

- Vào uống nước đã, chị.

Tôi ghé gần anh, nói nhanh:

- Cháu Bình đang ở dưới nhà tôi, nó có việc cần gặp anh.

- Nhà chị có bản tin Buổi chiều cho tôi mượn đọc một lúc nhé! - Thân nói sau một lúc đứng thộn ra nghĩ ngợi.

- Vâng, mời anh xuống - Tôi đáp và bước nhanh.

- Tin với chả tức. Hàng chục thứ báo đọc không chán à?

- Nhiều chuyện báo không nói! - Thân đáp yếu ớt.

- Báo không nói thì biết làm gì cho rách việc! - Tiếng người vợ gắt gỏng ở phía sau.

Rồi Thân hiện ra trong nhà tôi trong bộ quần áo nhàu nhò nhem nhuốc, nét mặt lẫn lộn giữa vui và lo.

- Con gái đấy à? Có việc gì đấy con?

- Con đến thăm bố. Bố có khỏe không? - Bình ngồi sát cạnh bố, nắm tay bố, nhìn vào mắt bố - Sao bố gầy thế?

- Bố vẫn vậy. Gầy béo gì đâu. - Thân lúng túng xốc xốc tóc.

- Nghịch như quỷ sứ cả lũ.

Bình lấy gói giấy trong túi ra đặt vào tay bố.

- Con có ít tiền, bố cầm lấy ăn quà cho đỡ mệt.

- Mày lấy tiền ở đâu thế này?

- Con làm ra. Đan, thêu, bố biết đấy. Tháng mười rồi, nhiều người đan may, con chịu khó tí là có tiền thôi mà.

- Bớt thì giờ ra mà học thêm lấy ít chữ, con ạ. - Thân đặt tay lên vai con - Ít chữ sau này khổ lắm.

- Vâng. Con vẫn học ngoại ngữ...

- Ở đấy thế nào?

- Bác ấy là người dưng mà dễ chịu bố ạ. Người ta cần mình, mình cần người ta, hai bên giúp nhau...

- Thế thì bố yên tâm rồi.

- Cũng chỉ ở đấy được đến cuối năm thôi.

- Tại sao vậy?

- Con giai, con dâu với cháu bác ấy ở bên Đức về là con phải đi - Bình nói và thở dài.

- Con yên tâm. Từ nay đến cuối năm bố sẽ tìm được nhà khác cho con ở.

Bình ngồi im, người hơi thu lại. Một giọt nước nhỏ bé rời khỏi mắt thấm nhanh trên vạt áo.

- Bố ơi, suýt nữa con quên mất mới có một tạp chí vừa phát hành, con nghe nói bán chạy lắm vì toàn viết những chuyện cần với người ta, con nhận một trăm đem đến cho bố bán đây!

Bình nói và lấy ở ngoài cửa vào một gói ni lông, mở ra. Nhìn chồng báo tôi mới hiểu vì sao Bình ướt.

- Báo này dễ bán đây, nhưng mà làm thế nào để cầm về? - Thân gãi đầu - Khổ quá, cái con mẹ quái gở, ghen với vợ trước đã đành lại cứ ghen với cả con chồng...

Có tiếng trẻ con léo nhéo trên cầu thang. Thân đứng vụt lên:

- Ơi, bố lên ngay đây. Làm thế nào bây giờ? – Thân nhìn chồng báo.

- Thì anh cứ để đây, sáng mai đem đi bán luôn. – Tôi nói.

- Thế thì hay quá! Cảm ơn chị!

Thân nắm tay con:

- Con về đi! - Rồi nhìn đồng hồ - Chưa nói xong câu chuyện đã mất một giờ, lên nhà tôi nói thế nào bây giờ?

- Anh cứ nói nhà tôi có cãi nhau, anh xuống can nên ngồi lâu.

- Cãi nhau? Ai cãi nhau? - Thân thảng thốt, mặt biến sắc. - Tôi không thích cãi nhau. Chán lắm rồi.

- Ấy là giả vờ thế.

- Tôi không giả vờ được.

Phút chốc, mặt Thân già sọm xuống trong nỗi rầu rĩ lạ lùng.

- Con ơi! - Thân đến gần con giọng như rên.

- Dạ!

- Con về đi. Đi đường cẩn thận nhé. Mọi việc phải cẩn thận. Mai kia cần gì cứ nhắn, bố sẽ đến, đừng về đây làm gì.

- Vâng - Bình cúi đầu không ngẩng lên khi bố bước ra ngoài. Đợi cho tiếng chân bố mất hẳn trên cầu thang, Bình chào tôi rồi ra về.

Nhìn cái bóng nhỏ đi liêu xiêu trong mưa tôi bỗng muốn nói to lên một điều gì mà tôi chắc cũng vì điều đó mà Thân buồn rầu, ấp úng. Nhưng thôi. Tôi là một người ngoài, người dưng thiên hạ của những nỗi đau. Nói ai tin, ai nghe. Rő chuyện đàn bà! Có khi họ lại nhận xét thế.
#1696
Độc giả Việt Nam đã được đọc những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Mạc Ngôn: Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Báu vật của đời... Dường như ngược với lối viết tiểu thuyết rậm rạp chi tiết và nhiều yếu tố siêu thực, truyện ngắn này của ông giản dị, mạch lạc, "dễ" đọc hơn với số đông bạn đọc.


Sau khi chú tôi nghỉ hưu ở bệnh viện thành phố, ông về thị trấn mở phòng khám, chữa bệnh tư. Tôi thi rớt đại học, việc nông lại chẳng biết, ở nhà nhàn rỗi không có việc gì làm, tâm tính đâm ra bất ổn. Cha tôi thấy thế sốt ruột quá, đành mặt dày mày dạn van vỉ chú tôi, cho tôi được học việc ở phòng khám của ông.

Chú tôi vốn là thầy thuốc nông thôn kiểu "dầu cù là". Đông y, tây y, nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa, phàm người nào có bệnh tìm đến, ông đều chữa tuốt. Chữa khỏi hay không đương nhiên là chuyện khác. Sau khi cải cách mở cửa, chú tôi thi vào lớp chuyên tu của Học viện quân y tỉnh học hai năm, trở về bệnh viện thành phố mặc áo choàng trắng, đi găng tay, trở thành bác sĩ ngoại khoa mổ bụng moi ruột người. Hai năm chuyên tu ở Học viện y khoa của tỉnh làm chú tôi như hổ thêm cánh, to gan lớn mật, chỉ có bệnh người ta không dám mắc chứ không có dao nào mà chú tôi không dám mổ.

° ° °

Tôi học việc với chú đã được hơn nửa năm. Công việc chính của tôi là quét nhà, đun nước, trưa đi mua ba hộp cơm, hai hộp mời chú thím và một hộp phần tôi. Vào mùa đông, tôi còn có thêm việc nữa là nhóm lò. Lò để ở gian ngoài, có lắp mấy ống dẫn hơi vào phòng mổ bên trong cho ấm.

Hôm ấy tôi vừa nhóm lò xong thì thấy con chó mực quắp đuôi, trên lưng đầy tuyết đi qua. Nó đi rất cẩn thận như sợ đánh rơi tuyết trên lưng. Tôi vội đứng lên, lấy khăn lau cửa kính để nhìn cho rő con chó, thì thấy một người thiếu nữ dỏng cao từ phía sông Mã Tang đi tới. Tôi nhận ra ngay đó là Hỉ Hỉ, một bạn học gái của tôi. Cô là con gái bà Mạnh. Nhà bà ở ngay mặt phố, mở quán lẩu đầu cá, nên người trong thị trấn gọi bà là Mạnh đầu cá, cô con gái cũng được gọi bằng Tiểu Mạnh đầu cá. Cô cao như mẹ nhưng thon thả hơn nhiều, cô có đôi môi đầy đặn, tươi rói, hơi cong cong, trông thật kiêu ngạo mà cũng thật nghịch ngợm. Tên cô là Mạnh Hỉ Hỉ.

Hồi tôi còn chơi với mấy đứa càn quấy, tôi có đến ăn lẩu đầu cá ở hàng bà Mạnh, nhưng mỗi khi tôi trông thấy Mạnh Hỉ Hỉ từ xa là lòng tôi lại đau nhói. Cô đang bị đám bạn mất dạy của tôi vây quanh, chúng động chạm chân tay vào thân hình xinh đẹp của cô mà cô chẳng hề bực tức. Sau đó tôi thường tìm cớ gây sự, đánh nhau với bọn chúng, và mặc dù chúng còn nhẹ tay nhưng đã đủ làm tôi xưng vếu mặt mũi. Một lần tôi lấy lá bạc hà che cái mũi bị sưng tím từ bờ sông đi về thì vừa hay gặp Hỉ Hỉ. Tay cô dương chiếc dù màu sáng, trên người mặc áo mỏng tang như cánh ve, bên dưới là chiếc váy da ngắn cũn, tay bôi móng đỏ chót, móng chân cũng đỏ như vậy, cổ tay đeo dây chuyền vàng, cổ chân cũng đeo dây chuyền vàng, rő ra vẻ của loại "bán cái ấy". Cô mỉm cười hỏi tôi, hàm răng như trắng bóng hơn: - Sao bạn lại ra nông nỗi này?

Tôi nhổ một bãi nước bọt xuống đất trước chân cô, quay người đi luôn. Trực giác cho tôi biết Hỉ Hỉ còn đứng đó nhìn theo nhưng tôi không ngoảnh đầu lại, tôi không hiểu vì sao nước mắt đã lưng tròng...

Lúc này tôi lại nhớ đến cha tôi. Khi ông nghe người ta bàn tán về chuyện phát tài của gia đình cô, cha tôi nói: "Phải tích đức cho cái mồm chứ! Người ta mẹ goá, con côi, mà mở được cửa hàng lớn. Các người không thích người ta phát tài, thế người ta chống gậy đi ăn mày thì các người mới hả lòng hả dạ hay sao?".

Tôi biết cha tôi nói đúng nhưng hễ cứ nghĩ tới cái dáng phong lưu của Hỉ Hỉ thì trong lòng tôi lại như có lửa đốt. Tôi thường vén đùi tự chửi rủa: "Hỉ Hỉ là vợ, là chị của mày à? Đã chẳng phải vợ, chẳng phải chị em, mày có tư cách gì để quản người ta?". Sau khi học việc với chú, tôi không nghĩ nhiều đến cô nữa. Có nghĩ đến chỉ hơi buồn chứ không còn cảm giác muốn chết như trước.

° ° °

Nhìn Hỉ Hỉ từ phía sông Mã Tang thong thả bước tới thì tôi cảm thấy có chuyện lạ. Trước hết là cô xuất hiện ở chỗ không cần xuất hiện - cửa hàng lẩu cá của nhà cô cách phòng khám bệnh của chú tôi rất xa, không cần tới rửa cá ở con sông trước cửa phòng khám bệnh, hai là tôi vừa nghĩ tới Hỉ Hỉ thì cô đi tới. Tôi không thể xác định cô đi đâu.Ở đầu đằng đông thị trấn mới mở một khách sạn tắm nước nóng. Người đến khám bệnh nói nơi ấy rất tập nập, nhiều đại gia các tỉnh khác đến đấy thả hồn, lẽ nào Hỉ Hỉ cũng đến đấy "làm ăn" với các đại gia? Tôi thấy tim đau nhói. Hỉ Hỉ đang đi đến gần hơn, tôi mong chỉ nháy mắt cô sẽ đi qua phòng khám bệnh. Tôi biết khi tôi nhìn bóng dáng cô mờ dần trong tuyết bay, tôi sẽ càng đau khổ hơn nữa, song tôi vẫn muốn cô đừng gő cửa phòng khám rồi bước vào. Tôi đang nghĩ ngợi lung tung đến ứa nước mắt, cô đã đến trước cửa phòng khám. Một phút, hai phút rồi ba phút... Trời ơi, thế ra cô dừng lại ở trước cửa phòng khám hay sao? Nghe thấy tiếng gő cửa khe khẽ, tôi nhảy bổ ra cửa, giật mạnh. Một luồng khí lạnh tươi mới ùa vào mang theo cả mùi nước hoa của cô - thứ nước hoa hồi còn học chung lớp, đã quen thuộc với tôi.

- Bác sĩ Quản có nhà không? - Cô gật đầu với tôi, dịu dàng hỏi.

- Không... nhưng chú tôi về ngay bây giờ.

Cô cụp ô, giẫm chân mấy cái cho tuyết rơi, cởi áo khoác da dê đắt tiền khoác vào tay rồi ôm chặt trước ngực như sợ ai lấy mất. Giọng cô khàn khàn, mặt cô trắng bệch, trán đẫm mồ hôi. Tôi vội hỏi:

- Bạn ốm đấy hả?

- Không sao...

Vừa lúc ấy, chú tím tôi bước vào. Hỉ Hỉ ôm áo lông đứng lên chào. Chú tôi chỉ "hừ" một tiếng, không thčm nhìn, còn thím tôi thì nhìn cô như thể mẹ chồng xoi mói, muốn tìm một lỗi gì đó ở con dâu. Bà mát mẻ:

- Thì ra là Mạnh tiểu thư, khách hiếm tới phòng này. Sao thế, cô đau ở đâu? Mời ngồi, mời ngồi!

Mạnh Hỉ Hỉ ngồi xuống ghế, ngượng ngịu, vẻ mặt càng khó coi hơn, trán vẫn đổ mồ hôi. Hai mép vốn cong lên, bây giờ quặp xuống, hình thành nếp nhăn, chạy mãi xuống tới cằm.

- Đau ở đâu - chú tôi hỏi.

Hỉ Hỉ nhích ghế ngồi đối diện với chú tôi, môi run run toan nói thì cửa bỗng bị tông bật ra, một bà béo mặc áo đen lăn vào như một quả bom:

- Mẹ tôi nguy lắm... Vừa nôn vừa đau bụng, ngất đi rồi, thế mà hai ông con trai cứ mặc kệ... Mời bác sĩ...

Lúc ấy ngoài đường có tiếng đàn bà kêu: "Đau quá, chết mất thôi...", rồi thấy hai người đàn ông dùng cánh cửa cáng bệnh nhân vào. Chú tôi đưa tay nắn chỗ da bụng đã phát đen của bà ta, nói:

- Viêm ruột thừa có mủ rồi, phải mổ thôi.

- Hết bao nhiêu?

- Năm trăm!

- Xin bác sĩ chữa cho. Hai em trai tôi không trả thì tôi trả - Người đàn bà béo nói.

Lát sau trong phòng mổ có tiếng bệnh nhân kêu ré như lợn, rồi im lặng, chỉ có tiếng dao kéo va vào nhau lanh canh. Tôi biết chú tôi đang căng thẳng thần kinh, tập trung vào ca mổ.

Ởngoài này, mồ hôi trên trán Hỉ Hỉ chảy thành dòng, vẻ mặt tỏ ra đau đớn. Cô vẫn ngồi thẳng, chỉ có hai tay không ngừng động đậy, lúc nắm chặt vạt áo lông, lúc buông ra. Tôi quan tâm hỏi:

- Bạn đau lắm à?

Cô gật đầu rồi lại lắc. Mắt cô đẫm nước mắt khiến tôi cũng ứa lệ theo. Chợt cô run run nói:

- Nhờ bạn hé cửa... hé cửa giùm...

Tôi giật cửa, hoa tuyết ùa vào, mấy người nhà bệnh nhân viêm ruột thừa kêu ầm lên.

Sau ngày nghĩ lại, tôi bảo đúng là có số. Khi chú tôi mở cửa phòng mổ, vứt chuẩn xác đôi găng tay vấy máu vào bồn nước, bảo người nhà bệnh nhân cáng bà ta về thì một người đàn ông nữa như con nhặng mất đầu xô cửa xông vào. Hai tay ông bưng lấy mặt. Máu rỉ qua kẽ tay nhưng tôi cũng nhận ra là Mã Khuê, người chuyên nghiệp làm pháo hoa ở đầu trấn đằng tây.

- Xui xẻo quá, định nhân ngày tuyết rơi thử làm pháo nổ đôi, không ngờ... Bác sĩ ơi, cứu tôi với...

- Đáng đời! - Chú tôi bực mình nói - Sao nó không nổ cho đứt luôn đầu ông đi?

- Cứu tôi với... Tôi còn mẹ già tám mươi tuổi... - Mã Khuê kêu khóc.

Thím tôi dìu Mã Khuê vào phòng mổ, chú tôi cũng bỏ mặc Hỉ Hỉ ngồi đấy, không thčm gật đầu với cô một cái. Tôi rất không bằng lòng với chú, cảm thấy ông cố tình bỏ rơi Hỉ Hỉ. Dựa vào tay nghề và kinh nghiệm, chú có thể chẩn đoán bệnh cho Hỉ Hỉ xen giữa hai ca mổ ấy.

Có lẽ Hỉ Hỉ nhận ra vẻ bất mãn của tôi nên khi tôi lấy làm tiếc nhìn cô thì cô khe khẽ lắc đầu. Trong phòng mổ lại vang lên tiếng kêu gào và tiếng quát mắng. Đã gần mười hai giờ trưa, đến giờ tôi đi mua cơm hộp, nhưng tôi không thấy đói, chỉ thấy ruột rối như canh hẹ. Tôi hỏi Hỉ Hỉ: "Tôi đi mua cơm cho bạn ăn nhé?".

Cô nhč nhẹ lắc đầu. Tôi thây lúc này trán cô không túa mồ hôi nữa nhưng mặt đã chuyển sang màu nghệ, môi đã tím tái, cả đôi mắt vốn long lanh của cô cũng phủ một lớp mây đen. Trong ký ức của tôi, cô luôn sống động, tươi cười hớn hở, tiếng nói trong trẻo, tiếng cười ròn rã, còn bây giờ..., chỉ cách hôm tôi nhổ nước bọt trước chân cô chưa tới nửa năm.

Không biết tuyết bên ngoài ngừng rơi từ lúc nào, gió cũng dịu đi. Một tia nắng ló ra khỏi đám mây đen, đám tuyết phủ đầy mặt đất phản xạ lại màu sáng trắng. Tôi bảo Hỉ Hỉ: "Tuyết ngừng rơi, nắng lên rồi kìa!".

Cô không gật đầu mà cũng không lắc, càng không đáp lời tôi. Bỗng dưng tôi phát hiện, chỉ trong giây phút thôi, mặt cô trắng bệch ra như sáp. Mi mắt cũng sụp xuống, lông mi dài dường như chạm cả vào da dưới mắt. Tôi giật nẩy người, lớn tiếng gọi tên cô: "Hỉ Hỉ!".

Cô không có phản ứng gì, tôi chồm tới lay vai cô. Dường như cô thở hắt ra, đầu bỗng ngật sang một bên.

- Chú ơi! - Tôi đập cửa phòng mổ - Chú ơi!

- Làm gì mà kêu toáng lên thế?

- Hình như Mạnh Hỉ Hỉ chết... chết rồi!

Chú tôi nhanh nhẹn không ngờ, nhào ra. Chú tiêm thuốc trợ tim, chú nắm tay lại ấn mạnh xuống vùng tim, chút giật bóng đčn đi, lấy đầu dây điện gí vào vùng tim của Hỉ Hỉ rồi mặt đầy mồ hôi, chú thất vọng đứng lên.

Đồng tử của Hỉ Hỉ đã dãn.

Thím tôi hấp tấp nói:

- Mình chẳng có trách nhiệm gì cả!

Chú tôi lườm thím một cái, nói:

- Thôi câm mẹ mồm đi!
#1697
Câu Chuyện Tỉnh Lẻ
O. Henry



Lúc tôi xuống tàu ở thị trấn Nashville thuộc bang Tennessee thì trời đang mưa, một màn mưa màu xám kéo dài lê thê. Vì mệt nên tôi đi thẳng về khach sạn. Trong hành lang khách sạn, một người đàn ông to lớn nặng nề cứ đi đi lại lại. Có một cái gì đó trong cách đi của con người này làm tôi nghĩ đến con chó đói đang đánh hơi tìm khúc xương. Hắn có bộ mặt phì nộn, đỏ gay với cặp mắt thiếu ngủ. Hắn tự giới thiệu là Wendwood Caswell, thiếu tá Wendwood Caswell, xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam. Caswell kéo tôi vào phòng khách lớn của khách sạn, la lối gọi người bồi bàn. Hắn gọi rượu cho cả hắn và tôi. Vừa uống hắn vừa không ngớt lời giới thiệu về hắn, về gia đình hắn và về gia đình vợ. Hắn nói vợ hắn giàu lắm. Hắn thọc tay vào túi áo khoác lấy một nắm những đồng tiền ra khoe với tôi. Đến lúc ấy thì tôi đã chán hắn đến tận cổ. Tôi chào hắn rồi về phòng.



Từ cửa sổ khách sạn nhìn ra ngoài tôi thấy đường phố chìm trong im lặng, mặc dù lúc ấy mới là 10 giờ. "Thật là một nơi yên tĩnh". Tôi tự nói với mình khi đã chuẩn bị lên giường nằm. "Đúng là một thị trấn buồn tẻ tầm thường của miền Nam".



Tôi cũng là người miền Nam nhưng bây giờ tôi ở miền Bắc, làm phóng viên cho một tạp chí lớn. Ông chủ bút phái tôi đi Nashiville vì tạp chí có nhận được mấy tập truyện và thơ của một tác giả ở Nashiville tên là Asilea Adea. Người biên tập rất thích những tác phẩm của bà nên người ta yêu cầu tôi ký với bà một hợp đồng, theo đó bà sẽ chỉ viết riêng cho tạp chí của chúng tôi thôi.



Sáng hôm sau đúng 9 giờ sáng, tôi ra khỏi khách sạn để đi tìm bà Adea. Lúc đó trời vẫn còn mưa. Tôi vừa bước chân ra ngoài thì đã gặp ngay bác đánh xe Seezer. Bác là một người đàn ông da đen đã có tuổi, thân hình to lớn, mái tóc màu xám kiểu cách. Bác Seezer khoác một chiếc áo kỳ quái, tôi chưa từng thấy bao giờ. Chiếc áo này rất dài, lúc còn mới hẳn phải là màu xám và trước đây chắc phải là áo của một viên sĩ quan. Bây giờ thì mưa, nắng và thời gian đã làm cho nó mang đủ các thứ màu vẫn thấy trên cầu vồng. Chiếc áo chỉ còn có mỗi một khuy. Cái khuy màu vàng và to vừa bằng đồng 50 xu. Bác Seezer đứng cạnh cỗ xe ngựa, bác mở cửa xe và nói rất nhã nhặn:



- Mời Ngài lên xe, tôi sẽ đưa Ngài đến bất cứ đâu trong thị trấn này.



- Tôi muốn đến nhà số 8 - 61 phố Hoa Nhài.



Tôi nói và định bước lên xe.



Người đánh xe giữ tôi lại:



- Sao Ngài lại đến chỗ ấy?



- Đến chỗ ấy thì việc gì tới anh? Tôi bực mình nói.



Bác Seezer đấu dịu, mỉm cười:



- Thưa không. Nhưng chỗ ấy là một nơi hẻo lánh của thị trấn này. Tôi chỉ đưa Ngài đến đó rồi xin đi ngay thôi.



Số 8 - 61 phố Hoa Nhài đã từng là một ngôi nhà đẹp. Còn bây giờ thì nó trở thành cổ lỗ và đang chết dần chết mòn. Tôi xuống xe.



- Xin Ngài cho 2 đô la. Bác Seezer nói.



Tôi trả bác hai tờ giấy bạc 1 đô la. Lúc đưa tiền cho bác, tôi để ý thấy một tờ bị rách ở giữa và được dán lại bằng miếng giấy màu xanh. Tờ bạc còn bị mất một góc ở phía trên, bên phải.



Asilea tự mở cửa cho tôi. Bà trạc 50 tuổi. Mái tóc trắng chải ngược ra phía sau làm nổi rő khuôn mặt nhẹ nhàng nhưng mệt mỏi. Bà mặc một bộ đồ màu vàng nhạt. Bộ đồ đã cũ nhưng rất sạch. Asilea dẫn tôi vào phòng khách. Ở giữa phòng kê một chiếc bàn đã mọt, ba cái ghế tựa và một chiếc tủ sôpha cũ màu đỏ. Bà mời tôi ngồi vào bàn và chúng tôi bắt đầu câu chuyện. Tôi nói với bà về đề nghị của tạp chí, còn bà tự giới thiệu mình. Bà xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam, cha bà làm nghề hội thẩm. Asilea Adea kể với tôi rằng bà chưa bao giờ cắp sách đến trường.



Các cụ thân sinh đã thuê thầy tư về dạy cho bà học tại nhà.



Kết thúc câu chuyện, tôi hẹn hôm sau sẽ mang hợp đồng đến ký rồi đứng dậy cáo từ. Đúng lúc ấy có tiéng gő nhẹ vào cánh cửa phía sau. Asilea Adea khẽ xin lỗi rồi đi vào mở cửa. Chỉ một lát sau bà đã quay ra. Trông bà trẻ lại tới 10 tuổi, đôi mắt long lanh, hai gò má ửng hồng.



- Anh phải uống với tôi một chén trà rồi hãy đi.



Bà nói rồi cầm chiếc chuông nhỏ để trên bàn khẽ lắc. Một bé gái da đen chừng 12 tuổi chạy ra. Asilea Adea mở chiếc vĩ nhỏ và cũ lấy ra một tờ giấy bạc 1 đô la. Tờ giấy bạc được dán lại bằng một miếng giấy xanh và bị mất góc trên bên phải. Đó chính là tờ giấy bạc tôi đã trả cho bác Seezer.



- Intes, sang cửa hàng ông Baker mua cho bác 25 xu chč và 10 xu đường, nhanh lên nhé.



Đứa bé gái chạy ra khỏi phòng theo lối cửa sau. Chúng tôi nghe thấy tiếng cánh cửa khép lại. Tiếp theo đó là tiếng kêu của đứa bé. Tiếng nói của nó chìm trong sự giận dữ của một người đàn ông. Asilea đứng dậy. Bà đi ra ngoài, mặt không hề đổi sắc. Tôi nghe thấy tiếng đàn ông cục cằn lẫn với tiếng nói nhỏ nhẹ của bà. Rồi tiếng cánh cửa đạp mạnh và bà quay trở lại:



- Xin anh thứ lỗi, cuối cùng thì ngay cả đến chén trà tôi cũng không mời anh được. Bà nói. Hình như ông Baker cũng hết chč bán rồi. Chắc nó sẽ mua được chč cho cuộc gặp ngày mai.



Chúng tôi chào nhau rồi tôi quay vê khách sạn.



Trước bữa ăn cơm chiều, thiếu tá Wendwood Caswell tìm tôi. Tôi không làm sao tránh được hắn. Hắn cứ nài tôi uống rượu bằng được. Hắn móc ở trong túi ra hai tờ giấy bạc 1 đô la. Lại một lần nữa tôi nhìn thấy tờ giấy bạc 1 đô la rách được dán một miếng giấy màu xanh và bị mất một góc. Đó cũng chính là tờ giấy bạc tôi đã trả cho bác Seezer. Thằng cha này lạ thật! Tôi cứ phân vân mãi không hiểu bằng cách nào mà Caswell lại có được tờ giấy bạc này.



Sáng hôm sau, bác Seezer đợi sẵn tôi ở bên ngoài khách sạn. Bác đưa tôi đến nhà bà Adea và đống ý chờ cho đến khi chúng tôi làm việc xong. Bà Adea trông không được khỏe. Tôi giải thích cho bà nghe về bản hợp đồng rồi bà ký ngay. Lúc định đứng dậy, nét mặt bà bỗng biến sắc, bả xỉu đi rồi ngã vật xuống sàn nhà. Tôi vội đỡ bà dậy rồi dìu bà lên nằm trên chiếc ghế sôpha cũ màu đỏ. Tôi chạy ra cổng gọi bác Seezer vào giúp. Bác chạy vội xuống phố và 5 phút sau quay lại cùng với bác sỹ. Ông bác sỹ khám cho bà Adea rồi quay sang nói với bác đánh xe người da đen.



- Bác Seezer, ông nói, bác chạy sang bảo nhà tôi đưa cho một ít sữa và mấy quả trứng nhanh lên.



Rồi ông quay sang tôi:



- Bà ấy thiếu ăn, ông nói, bà ấy còn nhiều bạn bč và họ đều muốn giúp đỡ bà ấy. Nhưng bà Caswell rất giữ ý và chỉ chịu nhờ vả có mỗi mình ông già da đen đó thôi. Ông ấy từng là nô lệ của gia đình bà.



- Bà Caswell? Tôi nói giọng đầy ngạc nhiên. Tôi tưởng bà ấy là Asilea Adea chứ?



- Trước khi lấy Wendwood Caswell, ông bác sỹ nói. Cách đây 20 năm bà ấy đã từng là Asilea Adea. Chồng bà ây là một con sâu rượu hoàn toàn vô dụng. Lão ta cướp của vợ đến đồng xu mà bác Seezer san sẻ cho bà.



Lúc ông bác sỹ đi rồi, tôi lại nghe thấy tiếng của bác Seezer ở phòng bên cạnh:



- Hắn lại cướp tất cả số tiền hôm qua con đưa cho bà rồi à?



- Ừ, tôi nghe thấy tiếng của Asilea trả lời rất khẽ, lão lấy cả hai tờ.



Tôi liền đi vào đưa cho Asilea Adea 50 đô la. Tôi nói đó là tiền của tạp chí gửi. Rồi bác Seezer đưa tôi trở lại khách sạn.



Khoảng vài giờ đồng hồ sau, trước bữa cơm chiều, tôi ra ngoài đi tản bộ một lúc. Đến trước một cửa hàng, tôi thấy có đám đông đang bàn tán chuyện gì đó rất ồn ào. Tôi bčn rẽ vào cửa hàng. Thiếu tá Caswell đang nằm sóng sượt trên sàn. Hắn đã chết. Người ta tìm thấy hắn nằm bất tỉnh ở ngoài phố. Hắn bị giết trong một cuộc ẩu đả. Đúng là tay hắn vẫn còn nắm rất chặt. Khi tôi bước lại gần cái xác thì bàn tay phải của Caswell bỗng duỗi ra. Có cái gì đó rơi xuống và lăn đến cạnh chân tôi. Tôi giẫm một bàn chân lên. Sau đó, tôi cúi xuống nhặt cái vật ấy bỏ vào túi áo.



Người ta nói một tên ăn cắp đã giết Caswell. Họ bảo Caswell khoe với mọi người là hắn có 50 đô la. Nhưng khi tìm thấy cái xác thì trên người hắn chẳng còn xu nào.



Sáng hôm sau, tôi rời Nashville. Lúc tàu chạy ngang qua sông, tôi lấy trong túi áo ra cái vật hôm qua rơi khỏi bàn tay đã chết của Caswell. Tôi ném nó xuống dòng sông đang chảy lững lờ phía dưới. Đó là một chiếc khuy áo. Chiếc khuy màu vàng. Chiếc khuy cuối cùng trên áo khoác của bác Seezer.
#1698
20 tình khúc Guitar bất tử

1. CARELESS WHISPER
2. HELLO
3. END OF THE WORLD
4. I JUST CALLED TO SAY I LOVE YOU
5. BECAUSE I LOVE YOU
6. GOOD FATHER
7. MORE THAN I CAN SAY
8. TIGHT HERE WAITING FOR YOU
9. ROMANTIC GUITAR
10. AMOUR MON AMOUR
11. YESTERDAY
12. GUITAR IN THE MOON LIGHT
13.THE SOUNDOF SILENCE
14. FEELINGS
15. LOVE IN BLUE
16. IMAGINE
17. MOON RIVER
18. ROMANTIC
19. LOVE STORY
20. TOW GUITAR

Link:
Part 1 http://www.uploading.com/?get=SZIA9BOI
Part 2 http://www.uploading.com/?get=FZ4CS0QM
Part 3 http://www.uploading.com/?get=W03UMSBZ
Part 4 http://www.uploading.com/?get=T0E6CM9Q
Part 5 http://www.uploading.com/?get=ZVPKKER6
Part 6 http://www.uploading.com/?get=QSNOXBWN
Part 7 http://www.uploading.com/?get=X5VXZ7TR
#1699
"Tôi là Nguyễn Văn Biên, lái xe, thuộc công ty X. Bộ Lâm nghiệp. Cách đây hai mươi ba năm, vào một đêm trời mưa to cuối tháng chín năm 1967, trên đường từ Châu Yên tới Sơn La, có một cô gái vẫy tay xin đi nhờ. Lúc ấy trời đã khuya, rừng núi vắng vẻ. Cô gái trạc hai mươi tuổi, đầu đội nón, tay xách chiếc túi nhỏ, quần áo ướt sũng, nói đi nhỡ đường gặp mưa bị cảm. Tôi cho cô lên xe. Trên xe chỉ có mình tôi.


Đi được một quãng, tôi dừng xe định dùng sức cưỡng đoạt cô gái. Cô cương quyết chống đỡ. Tôi dọa nếu không chịu, sẽ đuổi xuống. Cô gái khóc, van xin đừng làm thế, vì cô đang ốm, có thể chết. Thấy tôi một mực không thay đổi ý kiến, cô vùng ra và nhảy xuống đường. Tôi ngồi chờ trên xe, đoán cô sẽ không dám một mình ở lại, vì chỗ có người gần nhất cũng cách đấy hai mươi cây số. Nhưng cô gái vẫn không chịu lên xe lại mà cứ đứng khóc dưới trời mưa tầm tã, lẩy bẩy run vì lạnh... Cuối cùng tôi cho xe chạy tiếp. Đêm ấy tới trạm, khi trở lại bình tĩnh, tôi hết sức ân hận việc làm của mình, nhất là chuyện cô gái đang bệnh có thể chết. Vì vậy tôi quay xe lại tìm nhưng không thấy cô đâu. Sau này tôi nhiều lần đến các nông trường và các bản lân cận tìm cô. Tuy nhiên, chẳng bao giờ có được chút tăm tích ...

Nay cô ở đâu, nếu còn sống, xin báo cho tôi ở số nhà... phố Long Châu - Hà Nội, cho phép tôi đến gặp, để xin cô tha thứ cho việc làm tội lỗi của tôi. Nguyễn Văn Biên".

Bà Bảo Châu đặt tờ giấy xuống bàn, ngả lưng vào chiếc ghế da, rồi thờ thẫn hồi lâu. Đang giờ nghỉ trưa. Trong phòng chỉ còn lại Bích Phương, cô thư ký xinh đẹp, vừa ăn xong đang ngồi soi gương sau chiếc máy chữ.

Bà Bảo Châu liếc qua tập giấy được xếp ngay ngắn trước mặt, hỏi:

- Ý kiến mọi người thế nào về tin của ông lái xe này?

Bích Phương còn bậm môi, dướn mắt thêm lần nữa trong gương, rồi mới ngẩng đầu đáp:

- Anh em nói đây là trường hợp khác thường, nên chờ ý kiến cô xem có nên phát không, rồi mới trình lên ban duyệt.

Mấy ngày vừa rồi bà Bảo Châu đi công tác nên ông Đại phó phòng thay bà quản lý công việc phòng thông tin kinh tế xã hội của đài phát thanh. Im lặng một chốc, Bích Phương quay sang bà:

- Cái ông lái xe này cũng lạ, cô nhỉ? Giận mà cũng thấy thương ông ta...

- Bề ngoài ông ta trông thế nào? - Bà Bảo Châu hỏi.

- Tin này được đăng ký từ sáng hôm kia, lúc cháu có việc đi vắng. Thế cô đồng ý cho phát chứ?

- Để cô xem đã - bà Bảo Châu lơ đễnh đáp.

Rồi bà đứng dậy, thong thả xuống căng-tin ăn trưa.

Bà Bảo Châu đã ngoài năm mươi, không thể gọi là xinh nhưng có vẻ ngoài đẫy đà, phúc hậu. Tóc bà còn đen và rất dài. Những hôm nóng nực, bà buộc thành một túm to sau gáy. Bà về làm việc ở đài phát thanh sau khi tốt nghiệp khoa văn trường tổng hợp. Suốt nhiều năm bà làm phóng viên, đi đây, đi đó rất xông xáo. Gần đây, vì không còn ai thích hợp hơn, bà được điều sang phụ trách phòng này. Tuy mới thành lập, nhưng công việc ở đây khá bận rộn. Ngày nào cũng có nhiều người đến xin đăng ký quảng cáo hàng hóa, hoặc quảng cáo các lớp ngoại ngữ, khiêu vũ, âm nhạc... Một phần không nhỏ trong số họ đến nhờ giúp tìm trẻ lạc, tìm người tâm thần bỏ nhà lang thang, đặc biệt là tìm lại những người thân lưu lạc từ nhiều năm về trước. Chính những chuyện này làm bà yêu thích công việc.

Hằng ngày đọc các tờ đăng ký, bà cảm thấy như được đưa trở lại quá khứ đau buồn, nhiều khi đến mức không thể tin nổi. Trước mắt bà hiện lên những đoàn người rách rưới, gầy còm, dắt díu nhau đi xin ăn rồi gục chết bên vệ đường, những cảnh cho con, vứt con, những cảnh ra đi vì uất hận, vì miếng ăn và vì vô số lý do khác... Tai họa như cơn bão khủng khiếp ập xuống những số phận đáng thương, dập vùi, ly tán họ mỗi người một phương. Nhiều chục năm sau họ vẫn sống trong lo âu, dằn vặt và thương nhớ. Họ vất vả đi tìm nhau, muốn biết ai còn, ai mất, muốn được bộc lộ lòng mình... nhưng không biết phải nhờ ai. Nay bỗng xuất hiện cái phòng của bà, thế là người ta bám lấy như người chết đuối bám vào cọng rơm nhỏ, dù chẳng mấy hy vọng.

Còn bà, không hiểu sao bà thấy mình cũng có lỗi trong những bi kịch của quá khứ ấy. Bà buộc mình có trách nhiệm phải giúp đỡ họ, phải góp phần hàn gắn những mảnh vỡ của cuộc đời họ. Một bé gái mười tuổi cầm đồng bạc cuối cùng ra chợ đong gạo cho mười miệng ăn trong gia đình, không may làm mất tiền, sợ về nhà mẹ mắng bố đánh, đã bỏ đi biệt tăm. Nếu còn sống, nay em đã gần sáu mươi. Các anh chị và bà mẹ của em đang nhờ bà Bảo Châu tìm hộ.

Có hai ông già từ tỉnh xa đến gặp bà, kể rằng vào năm 1945 không nỡ nhìn con chết đói, họ phải đem cho đứa bé kháu nhất trong số bốn người con. Đó là một cậu bé bốn tuổi, khôi ngô (vì xấu xí sẽ chẳng ai nhận). Hôm ấy nó được tắm rửa sạch sẽ, được cả nhà nhường cho ăn một bữa thật no. Rồi ông bà đem nó ra chợ huyện, đặt ngồi ngay trước cổng, bên cạnh cắm tấm biển với dòng chữ Xin các ông, các bà làm phúc nuôi hộ. Còn họ thì nấp trong bụi cây cách đó không xa, kiên nhẫn chờ đến lúc có người đến mang nó đi. Hai ông bà đứng nhìn theo, nước mắt giàn giụa... Bây giờ họ đến tìm bà Bảo Châu, kể lại những điều trên và nhờ bà tìm hộ con trai. Bà đã làm tất cả những gì có thể làm. Bà cho phát qua đài bảy lần, mỗi lần cách nhau ba ngày. Chưa đầy một tháng sau, có một trung tá không quân đến gặp bà, cho biết ông chính là đứa bé ngày xưa. Thay mặt bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi, ông trịnh trọng tặng bà một bó hoa thật to và hai gói kẹo, hai bao thuốc lá, một lạng chč cho anh em trong phòng. Hôm ấy thật là một ngày đáng nhớ. Nhìn người sĩ quan cao lớn, đẹp đẽ đang rạng ngời hạnh phúc, bà cảm thấy mình làm được điều gì đấy đích thực tốt đẹp và có ích cho đời.

Thỉnh thoảng bà cũng nhận được thư từ các tỉnh xa, báo tin rằng nhờ đài, họ đã tìm lại được người thân của mình. Tuy nhiên, những trường hợp may mắn như thế không nhiều. Dù sao, đây là công việc đáng làm và bà đã làm một cách say sưa...

Còn chuyện ông lái xe Nguyễn Văn Biên này là thế nào?

Suốt buổi chiều hôm ấy và cả ngày hôm sau, bà Bảo Châu luôn bị ám ảnh. Đây là trường hợp từ trước tới nay chưa hề gặp, vì vậy bà muốn suy nghĩ thêm trước khi cho phát. Trước mắt bà lúc nào cũng hiện lên hình ảnh một cô gái mảnh mai, sốt hầm hập, đứng một mình dưới trời mưa tầm tã trong rừng giữa đêm khuya. Cô sắp ngất, cô sợ chết, sợ ma, nhưng có một điều cô còn sợ hơn tất cả những điều ấy, là sự nhục nhã. Cô không thể chấp nhận điều kiện của tên lái xe vô lại, nhưng chiếc ca bin khô ráo, ấm áp kia lại thuộc về hắn. Hắn là người duy nhất có thể cứu cô, nhưng hắn lại đòi trả công... Cô thà chết chứ không làm theo lời hắn! Và cô gái tiếp tục đứng dưới trời mưa, ôm mặt khóc. Sau đó... Sau đó cô đi bộ một mình hàng chục cây số? Cô được chiếc xe khác mà người lái xe chưa mất hết nhân tính cho đi nhờ? Hay sau đó do dầm mưa, cô sốt nặng thêm và gục chết, xác nằm còng queo đơn độc bên đường?

Còn lái xe, cái gã Nguyễn Văn Biên khốn nạn ấy thì sao? Mà anh ta là người thế nào nhỉ? Một người đang tâm gây nên tội lỗi ghê gớm như thế lại biết hối hận ư? Đến mức suốt nhiều năm sau đã bỏ công tìm kiếm cô gái kia như anh ta nói? Hay anh ta phịa để tự bào chữa cho mình? Mà rồi không lẽ sau ba mươi năm không ngớt bị dằn vặt, bây giờ bỗng dưng không ai bắt, anh ta lại tự mình phơi bày tất cả quá khứ đểu cáng của mình? Không phải với một, hai người mà với tất cả mọi người! Qua đài phát thanh! Một hành động nên gọi là dũng cảm hay điên rồ?...

Bỗng nhiên bà Bảo Châu rất muốn gặp con người này. Để làm gì thì chính bà cũng không rő.

Theo địa chỉ, bà tìm đến một ngôi nhà xinh xắn có hàng rào gạch bao quanh. Ra mở cửa là một người đàn bà gầy quắt có đôi mắt buồn và mái tóc điểm bạc.

- Thưa chị, đây có phải là nhà anh Nguyễn Văn Biên lái xe không ạ?

- Vâng - người đàn bà kia đáp, ngạc nhiên nhìn khách.

Bà Bảo Châu vội nói luôn:

- Tôi có chút việc muốn gặp anh ấy...

Bà kia do dự một chốc rồi đáp:

- Mời chị vào.

Căn phòng rộng và trống trải, chắc chỉ dùng để tiếp khách. Sát tường là chiếc bàn trà thấp và bốn ghế xa lông gỗ dán cáu bẩn. Bà Bảo Châu ngồi xuống một trong những chiếc ghế ấy, yên lặng chờ chủ nhà sang phòng bên chuẩn bị nước. Không hiểu sao bà cứ hình dung lái xe Biên là người to béo, có ria mép, da ngăm đen, và nhất thiết phải mặc áo phông sọc to. Bà định sẽ vào đề luôn, rằng bà từ đài đến, muốn hỏi thêm đôi điều trước khi cho phát cái tin ông ta yêu cầu...

Bà chủ nhà quay ra, đặt khay nước lên bàn rồi ngồi xuống ghế đối diện, nhìn khách chờ đợi.

- Dạ, anh Biên đâu ạ? - bà Bảo Châu hỏi vì mãi không thấy chủ nhà xuất hiện - Tôi đến đây nhân cái tin anh ấy xin phát qua đài...

Bà kia khẽ thốt:

- Thế ra cô là "cô ấy"? - Bà mở to mắt chăm chăm nhìn bà Bảo Châu, gần như hốt hoảng.

Bà Bảo Châu cũng lặng lẽ nhìn lại bà hồi lâu.

- Không, tôi là người làm ở đài phát thanh. Tôi muốn biết thêm đôi điều trước khi cho phát tin ấy. Hôm nay anh ấy không có nhà ạ?

Bà kia cúi đầu không nói gì, lúc sau mới thở dài đáp:

- Nhà tôi không còn nữa. Anh ấy chết đã năm năm...

Đến lượt bà Bảo Châu ngạc nhiên:

- Còn cái tin kia? Hóa ra không phải anh ấy đem nó đến đài ?

- Vâng - Bà chủ nhà nói - Tôi đã đến chỗ chị... Số là trước khi chết, anh ấy nhờ tôi sau này, nếu có thể, tìm gặp cô gái kia để thay mặt anh ấy xin lỗi hộ. Tôi đã hứa với anh ấy trong giờ anh hấp hối, tuy không biết sẽ làm điều đó bằng cách nào. Gần đây có mục nhắn tin qua đài, tôi mới nhờ chị. Nội dung cái tin ấy do tôi viết, đúng với sự thật và như chồng tôi mong muốn... Có sao không ạ? - Chủ nhà nhìn khách lo lắng - Không lẽ vì thế mà các chị không cho phát?

- Vấn đề không phải chỗ ấy - bà Bảo Châu đáp - Có điều từ trước tới nay chúng tôi chưa gặp trường hợp nào như của anh chị.

- Tôi hiểu, chắc chị thấy khác thường nên muốn biết hư thực thế nào. Chị yên tâm. Những điều tôi viết đều đúng sự thật. Chồng tôi đã nhiều lần kể tôi nghe chuyện này từ khi mới xảy ra...

Bà khẽ thở dài, ngồi im một chốc rồi tiếp:

- Nhà tôi là người lạ lùng. Anh ấy vốn ngang tàng, sống bừa bãi và chuyện rượu chč, trai gái đều có cả. Thế mà thật không ngờ sau chuyện đó, anh ấy thành một người khác hẳn. Đến tôi là vợ mà cũng không hiểu nổi. Anh ấy trở nên ngơ ngác như người vừa ốm dậy, ít nói hẳn, chú ý tới vợ con hơn, đặc biệt không bao giờ uống rượu nữa. Tôi biết anh ấy rất đau khổ, hối hận vì luôn nghĩ tới cô gái nọ. Tôi tìm cách an ủi, có lần còn theo anh lên các nông trường vùng Mộc Châu, Yên Châu tìm cô...

Bà chủ nhà đột ngột ngừng lời, đưa chén nước mời khách. Bà cũng cầm một chén, nhấp nháp từng ngụm nhỏ.

- Chị nghĩ phát qua đài thế này, có hy vọng cô ấy sẽ lên tiếng không, nếu cô ấy còn sống?

- Thỉnh thoảng chúng tôi có được báo tin rằng nhờ đài, nhiều người đã tìm được người cần tìm - Bà Bảo Châu đáp, không quả quyết lắm.

- Tôi thì tôi không tin cô ấy sẽ tìm đến, nhưng dù sao cũng nhờ chị phát cho. Chả là nhà tôi muốn thế ... Trước lúc chết, nhà tôi có để lại bức thư, dặn tôi nếu gặp thì đưa cho cô ấy.

Bà lại vào buồng trong, lấy ra một phong thư không dán.

- Nếu muốn, chị cứ mở ra đọc.

Rồi bà bước ra khỏi phòng để khách được tự nhiên. Bức thư không dài, được viết bằng nét chữ nắn nót kiểu học trò:

"Suốt nhiều năm tôi tìm chị khắp nơi nhưng không thấy. Tôi đang bệnh nặng và chắc chỉ ít ngày nữa sẽ chết. Trước khi chết tôi viết mấy dòng để nếu lúc nào đó, nhờ phép lạ, người thân của tôi gặp được, sẽ đưa cho chị. Tôi biết tôi không đáng được tha thứ, nhưng lúc này, tôi đang hấp hối, tôi xin chị hãy tha thứ cho tôi! Nếu chị đã chết, thì xin linh hồn chị tha thứ cho tôi. Tôi đã bị trừng phạt quá nhiều cho hành động khốn kiếp đó của mình. Có lẽ trong đời ai cũng từng có những giây phút đen tối, những khoảnh khắc tồi tệ dẫn tới những hành động tội lỗi để phải luôn day dứt, ân hận về sau...

Một lần nữa xin chị hãy tha thứ cho tôi!".

Ba ngày sau, bà Bảo Châu cho phát qua đài tin về lái xe Nguyễn Văn Biên ...

Buổi tối, đến phần thông tin xã hội, bà đến ngồi gần ra-đi-ô, khoanh tay chăm chú lắng nghe. Vô tình, bà với tay vặn lớn âm thanh. Trong bà chợt nảy cái ý muốn lạ lùng là tất cả đàn ông đều phải nghe tin này. Tất cả không trừ một ai, trong đó có chồng bà, một người có vẻ ngoài lịch sự, nhân hậu nhưng thực chất là một kẻ ích kỷ, thô lỗ mà bà phải một mình chịu đựng mấy chục năm nay.

Đang đọc báo ở chiếc ghế bên cạnh, ông chồng bà chỉ lẳng lặng đứng dậy vặn nhỏ âm thanh, nhíu mày nhìn bà với vẻ khó chịu, rồi lại ngồi xuống, chúi đầu vào tờ báo
#1700
Hãy vào trang này:
http://www.yerite.com và đăng ký làm thành viên. Nó không chỉ có dịch vụ về tin nhắn mà còn nhiều thứ khác hay ho nữa.
Tuy nhiên, việc đăng ký thành viên của site này nhất định là cần có lời mời của thành viên từ site này.
Muốn đăng ký hãy PM cho mình email của bạn, muốn thắc mắc thì trả lời tại đây.
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội