Hãy buộc giải duy băng vàng lên cây sồi già

Started by tieuquy, 21/08/08, 12:54

Previous topic - Next topic

tieuquy

Hãy Buộc Một Dải Ruy Băng Vàng Lên Cây Sồi Già (Tie A Yellow Ribbon Round The Old Oak)

Bài hát này được sáng tác dựa trên 1 câu chuyện có thật, bắt đầu năm 1972 ở Mỹ, trên một chuyến xe khách đi Miami. Một hành khách nói với người lái xe rằng anh ta mới ở tù ra sau ba năm vì tội tiêu tiền giả. Cảnh sát đã chứng minh được rằng anh phạm tội và 3 năm là một thời gian vừa đủ để anh sửa chữa lại mọi chuyện . Nhưng Mary người vợ sắp cưới của chàng trai thì không thể tin điều đó .

Ngày mở phiên tòa , mặc cho chàng trai không ngừng quay về phía sau tìm kiếm cô vẫn vắng mặt . Trước khi lên chiếc xe dành riêng cho các tù nhân , chàng trai nhờ chuyển cho Mary một lá thư rồi bước đi ngay . Anh không kịp nhìn thấy cô đang đứng khuất phía sau , vừa khóc vừa nắm chặt tờ giấy với những dòng ngắn ngủi : " Anh biết rằng anh không xứng đáng với tình yêu của em .Anh cũng không dám hy vọng em sẽ còn yêu anh sau những chuyện này . Nhưng nếu em tha thứ cho anh , hãy buộc 1 dải ruy băng vàng lên cây sồi già duy nhất ở quảng trường của thị trấn vào ngày anh trở về . Và nếu không nhìn thấy dải ruy băng , anh sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quấy rầy em nữa ".

Trong suốt ba năm ngồi tù , dù chàng trai có mong mỏi tin tức của Mary đến đâu thì cô vẫn bặt tin . Năm đầu tiên anh tự nhủ rằng có lẽ cô vẫn chưa thể quen được với việc chồng sắp cưới của mình là một người phạm tội . Năm thứ hai chàng trai nhờ người hỏi han tin tức và chỉ nghe phong phanh rằng cô ấy đã đi xa , xa lắm và chẳng biết khi nào mới quay trở về . Và trong lá thư anh ta viết về cho vợ anh ta đã bảo cô không cần phải chờ anh, nhưng nếu cô còn yêu anh và vẫn đợi anh về hãy buộc một giải ruy băng màu vàng trên cây sồi già cho anh biết,nếu không thấy anh sẽ ngồi nguyên trên xe khách và không quay về tìm cô nữa. Và khi chiếc xe khách rẽ vào đường U.S.17 gần quê của chàng trai - làng White Oak, Georgia, chàng trai nhờ người lái xe hãy chạy chậm lại để chàng có thể nhìn thấy giải ruy băng được treo trên cây sồi già.



Thế nhưng thứ chàng cũng như cả chiếc xe khách hôm đó nhìn thấy không phải là một giải ruy băng vàng mà là hàng trăm giải ruy băng được buộc trên cây sồi đó.Những giọt nước mắt của chàng trào ra vì sung sướng, còn người lái xe nhanh chóng gọi điện cho đài phát thanh và kể cho họ điều này.

Và câu chuyện lúc đó đã nổi tiếng khắp nơi như một biểu tượng của sự chung thủy. Cảm nhận cái đựoc tình cảm của 2 nhân vật chính trong câu chuyện trên, Tony Orlando và ban nhạc Dawn đã sáng tác ra bài hát : " Tie an yellow ribbon round the old oak tree" vào năm 1973 và nó đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng không chỉ trong phạm vi nước Mỹ. Ca từ rõ ràng và xúc động giai điệu vui tươi pha lẫn âm hưởng đồng quê của bài hát đã khiến nó đi vào trái tim của hàng triệu người, mọi thế hệ. Ngày nay người ta không còn nhớ đến chàng trai trong câu chuyện có thực năm nào nữa nhưng Tony Orlando và bài hát của ông sẽ còn mãi ở trong tim mọi người.

Tôi đã đọc câu chuyện này lâu lắm rồi . Và cũng tưởng rằng mình đã quên nó từ lúc nào chẳng rõ . Mãi đến khi xem bộ phim Hàn Quốc " Yêu bằng cả trái tim " , khi nhìn thấy Kim Hye Soo đứng lặng người trước cả hàng cây phủ kín ruy băng vàng , tôi mới chợt nhớ ra . Khán giả trong rạp chỉ ồ lên trước một hình ảnh quá đẹp đẽ và lãng mạn chứ không hiểu hết ý nghĩa của nó . Cũng như đứa bạn của tôi đã không hiểu tại sao ca khúc " Tie a yellow ribbon round the old oak tree " của Tony Orlando lại vang lên suốt bộ phim như thế . Bởi đằng sau mỗi dải ruy băng là cả một tình yêu bất diệt.

Gió vẫn quanh em đúng không anh?

Lovers_Again

Không có một tình yêu vĩnh cửu.
Chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu

hãy trân trọng giây phút đó hơn là tin vào đó là tình yêu vĩnh cửu.
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

tieuquy

Gió vẫn quanh em đúng không anh?

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội