Khoảng trống tinh thần (Tư vấn sức khỏe, sinh sản, giới tính, tình cảm)

Started by symphony, 13/12/07, 11:33

Previous topic - Next topic

Sao_Online

Phương pháp thụ thai trai, gái theo ý muốn

Muốn sinh con gái

Vợ chồng chỉ gặp nhau một lần trước ngày trứng rụng 3-4 ngày. Chồng để dành tinh dịch trong 7-10 ngày.

Lưu ý:

- Động tác của chồng cần nhẹ nhàng, tránh kích thích làm cho người vợ rụng trứng đột xuất.

- Khi xuất tinh, không cho dương vật vào sâu, chỉ khoảng 1/3 chiều dài âm đạo từ ngoài vào (xuất tinh nông) để cho tinh trùng Y nằm lâu ở âm đạo và suy yếu dần, chỉ còn tinh trùng X tồn tại, vào tử cung, ống dẫn trứng, chờ trứng rụng để thụ tinh.

- Để hỗ trợ tinh trùng X và làm suy yếu tinh trùng Y, chị em có thể thụt rửa âm đạo bằng dung dịch axit nhẹ trước khi giao hợp 1 giờ (1 thìa cà phê nước cốt chanh tươi hòa trong một lít nước đun sôi để nguội). Những chị em thường ăn quá mặn, sống ở miền biển hoặc thường uống nước suối có nhiều chất khóang Na thì phải áp dụng nghiêm túc động tác hỗ trợ này. Nếu chị em ăn bình thường ăn nhạt, ở đồng bằng hoặc miền núi hoặc thường uống nước suối có nhiều chất khoáng Ca, thì không cần thụt rửa âm đạo.

- Việc xác định trước ngày trứng rụng khó chính xác, phải dựa vào quy luật thân nhiệt ít nhất là 3 chu kỳ. Đối với chị em có vòng kinh không đều, việc xác định này lại càng khó, đòi hỏi phải kiên trì theo dõi mới đạt kết quả.

Muốn sinh con trai

Vợ chồng chỉ gặp nhau một lần sau ngày trứng rụng 1 ngày. Chồng phải để dành tinh dịch trong 7-10 ngày.

- Xuất tinh sâu cho tinh trùng Y chạy vào tử cung và ống dẫn trứng sớm hơn, tiếp cận được với trứng để thụ tinh.

- Để hỗ trợ cho tinh trùng Y và làm suy yếu tinh trùng X, chị em có thể thụt rửa âm đạo bằng dung dịch kiềm nhẹ trước khi giao hợp 1 giờ (một thìa cà phê thuốc tiêu muối Bicarbonat natri hòa trong một lít nước đun sôi để nguội). Những chị em nào thường ngày quen ăn nhạt hoặc sống ở miền núi, hoặc thường uống nước suối có nhiều chất khoáng Ca, thì phải áp dụng nghiêm túc động tác hỗ trợ này. Nếu chị em ăn bình thường hoặc ăn mặn, sống ở đồng bằng hoặc miền biển, hay uống nước suối có nhiều chất khoáng Na thì không cần áp dụng.

Giao hợp xong, chị em phải nằm 3 - 4 giờ mới đi tắm rửa và đừng dội nước vào sâu vào âm đạo (đối với cả hai trường hợp sinh trai và sinh gái).

Ngày nay, khoa học đã phát hiện gần 100 hệ thống chức năng cơ thể con người hoạt động theo nhịp điệu ngày và đêm. Các bộ phận nội tạng trong cơ thể chúng ta nằm trong pha a xít nửa ngày (từ 3 đến 15 giờ), nửa ngày còn lại (từ 15 đến 3 giờ) nằm trong pha kiềm.

Qua nghiên cứu, thống kê nhiều cặp vợ chồng đã áp dụng phương pháp sinh trai, gái theo ý muốn, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 104 cháu ra đời khỏe mạnh, kháu khỉnh, cân nặng trên 3 kg; còn về giới tính theo ý muốn, tỷ lệ gái đạt 90%, tỷ lệ trai đạt 97%. Gần đây, nhiều người áp dụng phương pháp trên cũng có kết quả tốt, tỷ lệ trai ổn định, tỷ lệ gái đạt cao hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự rụng trứng

Ở cơ thể một phụ nữ có sức khỏe bình thường, trung bình mỗi tháng có một trứng chín, rụng ra, rơi vào vòi trứng. Quá trình đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố môi trường trong và ngoài cơ thể, bao gồm:

- Trạng thái sức khỏe, nề nếp sinh hoạt, nghỉ ngơi, lao động, cuộc sống gia đình, trạng thái tinh thần... . Chúng ảnh hưởng đến nội tiết tố, mà nội tiết tố lại chi phối toàn bộ quá trình chín và rụng của trứng.

- Chế độ ăn uống điều độ: Giúp cho cơ quan sinh dục hoạt động bình thường, nang Graff phát triển bình thường, trứng rụng đúng ngày.

- Trứng có thể rụng đột xuất, sớm hơn một vài ngày so với quy luật nếu như vợ chồng lâu ngày mới gặp nhau; hoặc nếu trong quan hệ vợ chồng, người vợ đạt hứng thú tuyệt đỉnh (sự co bóp của tử cung, buồng trứng làm cho áp lực ở ngoài nang Graff tăng gây vỡ nang, giải phóng trứng). Có tác giả cho rằng nang vỡ do sự tăng áp lực ở trong nang (do khối lượng trong nang tăng lên, vỏ nang dày ra chèn vào khối nước...), do tác dụng tiêu hóa của một số men, do các tua vòi trứng cọ xát lên hoặc do rối loạn vận mạch, khiến một chỗ nào đó ở trên nang bị thiếu máu nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử...

Qua các yếu tố trên, chúng ta thấy trứng có thể rụng sớm hoặc muộn hơn theo tính toán lý thuyết. Vì vậy, chỉ có cách xác định chính xác nhất là dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt.

Khi trứng rụng, có chị em "cảm thấy được", nhiều chị em không "cảm thấy" được nhưng có biểu hiện ra ngoài là hiện tượng kinh nguyệt (nếu không thụ thai). Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay không chính là biểu hiện sự rụng trứng có đều hay không, hoạt động nội tiết có bình thường không. Do đó, đối với tất cả các bạn nữ, việc theo dõi kỹ hiện tượng kinh nguyệt trong sổ riêng của mình thật cần thiết.

Chủ động tạo ra đời đứa con khỏe mạnh, xinh đẹp

Có hai khái niệm hoàn toàn khác nhau trong quan hệ vợ chồng:

- Khái niệm thụ thai, sinh đẻ.

- Khái niệm về sinh lý vợ chồng và tránh thụ thai.

Ở đây chúng tôi bàn về khái niệm thứ nhất. Để dễ áp dụng, chúng tôi xin chia quá trình thụ thai và sinh con thành 5 giai đoạn để các bạn tham khảo.

1. Chuẩn bị

- Cố gắng tập trung bồi dưỡng trong một thời gian nhất định. Nếu một trong hai người yếu thì tập trung cho người đó. Nếu có bệnh ảnh hưởng đến thai thì phải chữa lành bệnh. Người vợ đã đến tuổi 22 nhưng chưa đủ điều kiện thì hoãn thụ thai.

- Không được thụ thai nếu trước đó 3 tháng, một trong hai người mắc bệnh sởi, cúm, sốt xuất huyết...

- Phòng ngủ của vợ chồng phải gọn sạch, nên trang trí đẹp, có ảnh trẻ con kháu khỉnh, mạnh khỏe.

- Có kế hoạch và chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết cho các giai đoạn sau.

2. Thụ thai

- Nên chọn mùa xuân để thụ thai, chọn lúc hai vợ chồng sung sức và cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, cần cân nhắc thêm về tác dụng của môi trường, khí hậu từng vùng đối với trẻ sơ sinh và định thời gian thụ thai.

- Chỉ giao hợp một lần trong ngày đã chỉ định, theo phương pháp thụ thai trai hoặc gái theo ý muốn.

- Giao hợp vào sáng sớm, sau một giấc ngủ ngon.

- Vợ chồng không được thụ thai trong lúc chếch choáng hơi men.

3. Dưỡng thai

Trong gia đình (cha mẹ anh chị em, vợ chồng...) cần có một cuộc sống hoà thuận, đừng để những chuyện cãi vả ảnh hưởng đến người vợ, nhất là giai đoạn thụ thai và dưỡng thai. Từ khi thụ thai đến tuần thứ 11 là giai đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của thai.

- Tuần thứ 1-3: Trứng "làm tổ" vào niêm mạc dạ con, thai dễ chết và sẩy.

- Tuần thứ 2-5: Hình thành đa số các cơ quan. Thời kỳ này, thai dễ chết hoặc quái dị từng vùng lớn, gây quái thai hoặc các khuyết tật nặng.

- Tuần thứ 8-11: Hình thành rau, thai dễ bị rối loạn nuôi dưỡng, gây ra dị dạng, bệnh bẩm sinh, ảnh hưởng đến trí thông minh, thể lực và sức đề kháng của đứa trẻ sau này.

Trong giai đoạn này, vợ chồng tránh giao hợp. Người vợ tránh dùng các loại rượu và thuốc lá. Nếu người mẹ bị bệnh sởi, cúm, sốt xuất huyết... thì phải đi khám ngay để thầy thuốc cho ý kiến giải quyết.

Sau 3 tháng, thai nhi đã hình thành xong các cơ quan và bắt đầu phát triển. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối, thai phát triển nhanh, nếu chế độ ăn của bà mẹ có quá ít protide thì số lượng tế bào não sẽ giảm đi. Sau này, số lượng tế bào não của trẻ sẽ không tăng nữa. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ bị ảnh hưởng tới sự phát triển của trí tuệ.

Khi thai đến tháng thứ 8 hoặc thứ 9, cần tiêm vào bắp thịt của mẹ một liều duy nhất 600.000 đơn vị vitamin A và 600.000 đơn vị vitamin D2 để đề phòng bệnh còi xương bẩm sinh cho con. Vitamin A có trong dầu gan cá thu hay cá chim, lòng đỏ trứng, chất kem của sữa, một số rau quả như gấc chín, đu đủ, bồ công anh, cà rốt, rau
diếp. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, gan động vật, trứng... Nếu không dùng thuốc, có thể ăn nhiều thức ăn kể trên.

Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và 6 tháng đầu sau khi đẻ, người mẹ ần ăn thêm mỗi tháng 3 kg gạo và 1 kg thịt. Có như vậy mới bảo đảm cho trẻ không bị thiếu cân và người mẹ có đủ sữa cho con bú.

Tháng cuối cùng, vợ chồng tránh giao hợp. Các tháng trước đó có thể giao hợp nhưng động tác phải thật nhẹ nhàng với tư thế nằm nghiêng. Khi có thai, chị em phải đi khám thai; ít nhất từ lúc có thai đến khi đẻ nên khám 3-5 lần. Vào những tháng cuối, cần đi khám đều để thầy thuốc và người hộ sinh theo dõi, chẩn đoán và lường trước việc sinh đẻ.

4. Đẻ và sau đẻ

- Chị em nào cũng muốn "đẻ không đau". Muốn thế, ngay từ lúc chưa có hoặc mới có thai, người mẹ cần áp dụng phương pháp tập luyện sau:

- Trước hết, tập một số động tác thể dục làm mềm dẻo các khớp xương chậu, háng, đầu gối, cột sống. Tập ở tư thế nằm ngửa, nằm sấp, ngồi bò bốn chân.

- Tập thư giãn toàn thân. Đây là khâu quan trọng nhất vì lúc đẻ cần giãn mềm những cơ bắp không cần thiết, chỉ co rút những cơ cần thiết. Hạn chế sự trương cơ tràn lan.

- Tập làm chủ hơi thở.

- Tập điều khiển cơ hoành và các cơ phối hợp. Trong lúc rặn đẻ, sản phụ cần rặn lúc đã thở vào, chứ không thở ra hết rồi mới rặn. Lúc rặn, sử dụng cơ hoành đẩy tử cung xuống và sử dụng các cơ ở phần trên lồng ngực để thở (lúc này thở rất nhanh và nông). Giữa hai cơn rặn, cần lấy hơi lại ngay và giãn mềm toàn thân.

Những điều cần tránh và nên làm sau khi đẻ

- Không nằm than vì có thể làm bỏng mẹ và con. Hơi độc (khí CO2) từ khói than xông lên sẽ làm vỡ hồng cầu, gây thiếu máu cho mẹ và con.

- Không cho sản phụ ăn quá mặn vì có thể gây huyết áp cao, lên cơn co giật.

- Không lao động nặng quá sớm.

Những điều cần thực hiện:

- Để phụ sản và trẻ sơ sinh nằm nơi thoáng khí, kín gió.

- Cho con bú sữa mẹ ngay 2 giờ sau khi sinh.

- Cho sản phụ ăn đầy đủ chất bổ, rau xanh, trái cây tươi.

- Tắm, thay quần áo hằng ngày.

- Tập thể dục nhẹ nhàng khi bắt đầu ra huyết hôi.

Cần đến bệnh viện ngay khi sản phụ sốt cao, ra huyết tươi và sản dịch có mùi hôi.

5. Giai đoạn nuôi dạy con

- Cho con bú: Cho bú sớm ngay trong 2 giờ đầu sau khi sinh để tận dụng giá trị dinh dưỡng và sức miễn dịch cao của sữa non. Cần cho bú đều, bú thoải mái, không theo những giờ giấc quy định quá nghiêm ngặt và cứng nhắc. Tránh cai sữa sớm và đột ngột, ít nhất phải cho bú một năm.

- Tiêm chủng vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà và uốn ván.

- Khi nuôi con bằng sữa, bà mẹ cần ăn các chất tạo xương cho trẻ, với lượng vitamin D tăng gấp 4 lần, canxi gấp hơn 2 lần so với bình thường. Nếu thiếu hai chất này, trẻ sẽ bị còi xương. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, gạo, trứng... Canxi có nhiều trong cua, cá, tôm, sữa...

- Để tránh viêm phổi, viêm phế quản và cảm vặt cho trẻ, bà mẹ cần hết sức lưu ý để trẻ không bị nóng lạnh đột ngột (khi con đang toát mồ hôi thì không tắm ngay, không quạt mạnh).

- Không khí và ánh sáng rất cần cho trẻ. Đừng để các cháu thiếu không khí trong lành và ánh sáng ban mai.

Giao hợp một lần đạt được bốn mục tiêu

Mục tiêu thứ nhất: Quyết định giới thai

Tại sao quy định chỉ gặp nhau một lần quá khắt khe như vậy? Đây chính là một trong 3 bí quyết sinh con theo ý muốn (2 bí quyết còn lại là xác định ngày gặp nhau, tức ngày rụng trứng và phương pháp xuất tinh để quyết định giới thai).

Mỗi lần xuất tinh, có hai đoàn tinh trùng thi nhau chạy, đoàn chạy trước là tinh trùng Y. Sau khi rụng 1-2 ngày, trứng nằm ẩn ở 1/3 ống dẫn trứng và đầu vòi. Đoàn tinh trùng Y bọc quanh trứng ở vòng trong nhưng không tiết đủ chất men để công phá màng trứng. Đoàn tinh trùng X bọc vòng thứ hai quanh trứng và tiết thêm chất men hỗ trợ. Màng trứng bị công phá, một tinh trùng Y ở vòng trong vẫn còn sung sức, chui vào trước, thế là trứng được thụ tinh. Còn nếu cả hai đoàn tinh trùng không làm nên trò trống gì thì không thể thụ thai được.

Nếu vợ chồng gặp nhau lần thứ hai thì vòng ba là đoàn tinh trùng Y, vòng bốn là đoàn tinh trùng X. Lúc này, tinh trùng vòng một yếu hơn và tinh trùng X đã chen ngang tiếp cận màng trứng, thế là tinh trùng X (gái) đã chui vào thụ tinh.

Đối với một bài toán có nhiều ẩn số, nếu không quy định rõ và không thực hiện nghiêm túc thì kết quả nhiều khi trái ngược (muốn sinh con gái lại ra con trai và ngược lại). Cả hai trường hợp (thụ thai trai, gái) đều chỉ gặp nhau một lần, nếu chu kỳ đó không thụ thai thì đợi chu kỳ sau. Hai bạn đừng nóng lòng.

Mục tiêu thứ hai: Bảo đảm chất lượng tinh trùng

Cha mẹ truyền nhiễm sắc thể cho con cái. Số nhiễm sắc thể ở thế hệ sau bao giờ cũng đúng bằng thế hệ trước, thừa hay thiếu đều gây ra những rối loạn. Đặc biệt, số nhiễm sắc thể bao giờ cũng chẵn (23 cặp): 23 nhiễm sắc thể của tinh trùng kết hợp với 23 nhiễm sắc thể của trứng. Đây là bằng cớ về sự thừa kế nhiễm sắc thể của các thế hệ nối tiếp nhau. Theo tính toán, các nhiễm sắc thể mang hàng vạn hoặc hàng triệu gene. Từ giây phút thụ tinh, hình thành tế bào đầu tiên, tế bào đó mang nhiều tính trạng tiếp thu từ bố mẹ. Chỉ một trong hàng triệu gene của bố mẹ bị hư hại là đủ mở đầu cho sự xuất hiện căn bệnh di truyền trong nhiều thế hệ. Việc thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể càng gây những biến loạn ở mức độ nặng hơn.

Nói một cách tổng quát, thể chất và tinh thần của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến con qua trứng và tinh trùng từ giây phút thụ tinh. Vì vậy, cần chuẩn bị một cách công phu và kỹ càng trước khi thụ thai. Người vợ chuẩn bị cho trứng có chất lượng tốt nhất: sức khỏe tốt, kinh nguyệt đều, trạng thái tinh thần vui tươi thoải mái. Người chồng chuẩn bị cho tinh trùng có chất lượng tốt nhất: sức khỏe tốt, trạng thái tinh thần tốt; và để dành tinh dịch 7-10 ngày để thụ thai. Nếu giao hợp lần thứ hai hay nhiều lần thì chắc chắn là tinh trùng kém về chất lượng và số lượng. Cần lưu ý thêm là không được để dành quá 10 ngày vì điều này cũng gây giảm chất lượng.

Mục tiêu thứ ba: Tránh được hiện tượng thụ thai nhiều con khác trứng.

Giới tính của thai hoàn toàn do tinh trùng quyết định. Thông thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt có một trứng rụng. Trong một số trường hợp, cả hai buồng trứng đều có trứng rụng. Sinh đôi, sinh nhiều con khác giới hoặc cùng giới nhưng không giống nhau là hiện tượng sinh đôi khác trứng hoặc sinh nhiều con khác trứng, do hai hoặc nhiều trứng cùng rụng và cùng được thụ tinh. Trường hợp sinh đôi cùng trứng hoặc nhiều con cùng trứng thì bao giờ trẻ cũng cùng giới tính và rất giống nhau.

Trong một chu kỳ kinh nguyệt, nếu hai buồng trứng đều có trứng rụng thì có thể rụng cùng một lúc hay rụng trước sau lệch nhau. Có thể vài ba tinh trùng chui vào một trứng nhưng việc thụ tinh dành cho con đầu tiên. Những con khác tự tiêu hủy và trở thành chất dinh dưỡng cho trứng. Có tài liệu nói rằng, sau khi một tinh trùng chui vào trứng thì màng bọc ngoài của trứng bít lại để chỉ có một tinh trùng thụ tinh với trứng mà thôi.

Vấn đề đặt ra là ai cũng muốn mỗi lần chỉ đẻ một con, vừa khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp vừa có giới tính mong muốn. Sức chứa của tử cung người mẹ chỉ vừa cho một thai và thai sẽ phát triển bình thường trong khoảng không gian có hạn đó. Khi mới sinh, cháu bé nặng trên 3 kg (trung bình người Việt Nam) hoặc trên 4 kg (của một số nước khác) mới tốt. Vì vậy, cần tìm cách để tránh hoặc hạn chế hiện tượng sinh đôi, sinh ba...

Trước đây, đa số các cặp vợ chồng không biết chủ động trong thụ thai, quan hệ sinh lý theo nhu cầu và thụ thai lúc nào không biết, thấy chậm kinh mới biết là có thai. Nhiều cặp giao hợp nhiều lần trong thời gian ngắn. Sự hưng phấn tột đỉnh của người vợ, sự co bóp của buồng trứng do áp lực lớn làm cho trứng đã rụng rồi lại rụng thêm. Ngoài ra, trong một thời gian ngắn, có nhiều đoàn tinh trùng vào trước và sau, cùng tồn tại ở tử cung và hai ống dẫn trứng, trong lúc có 1-2 hoặc nhiều trứng rụng, và hậu quả là có thể nhiều trứng cùng được thụ tinh. Như vậy, việc gặp nhau một lần sẽ giúp tránh nguy cơ đa thai.

Trong trường hợp hai trứng cùng rụng một trung tâm, môi trường âm đạo không phù hợp sẽ làm yếu một số tinh trùng, một số khác chạy vòng quanh trong tử cung mà không lên được ống dẫn trứng. Số còn lại có thể được phân đều ra hai ống dẫn trứng (liều lượng có thể không đủ công phá được hai trứng) hoặc được phân không đều (bên ít sẽ không phá được màng trứng để chui vào nên chỉ có 1 trứng được thụ tinh).
Nếu hai trứng rụng lệch nhau về thời gian, cũng chỉ có một trứng được thụ thai. Tuy nhiên, trong trường hợp hai, ba hay nhiều trứng cùng rụng một lúc, việc thụ thai nhiều con một lần vẫn rất dễ xảy ra. Như vậy, dù chỉ giao hợp một lần nhưng hiện tượng đa thai vẫn xảy ra nếu nhằm đúng lúc trứng rụng. Vì vậy, phương pháp giao hợp 1 lần chỉ có tác dụng tốt ở trường hợp các trứng rụng không cùng một lúc.

Mục tiêu thứ tư: Hạn chế hiện tượng chửa ngoài dạ con.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng và thai nhi

Tệ nghiện rượu, thuốc lá và sự tác hại đến nòi giống

Trong suốt quá trình sống, cơ thể con người phải sinh ra các chất đề kháng để chống lại những tác động không có lợi. Sự đột biến trong các tế bào sinh dục (cách sắp xếp của nhiễm sắc thể) nhất định sẽ xảy ra trong các thế hệ con, cháu của người nghiện rượu hoặc nghiện thuốc lá. Trường hợp xấu nhất là sự xuất hiện quái thai, tình trạng rối loạn tâm thần, kém phát triển, các bệnh tật như hen...

Một nghiên cứu cho thấy, hiện nay cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có 6 trẻ có mạch các nhiễm sắc thể bị thay đổi do nguyên nhân trên. Ở nước ta trước đây, một số vùng có tập quán uống rượu và điều đó đã gây tác hại trực tiếp đến người nghiện rượu (mắc bệnh viêm gan và chết sớm). Con cháu họ cũng thường bị bệnh tật và kém thông minh...

Ai cũng biết tệ nạn này hại người, hại nòi giống, hại lương thực, gây mất trật tự và an toàn xã hội. Nhiều trường hợp tai nạn (lao động, sinh hoạt, giao thông) do say rượu gây ra. Khoa học đã chứng minh: rằng, có những trường hợp không phải là con của người đàn ông nghiện rượu nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu được thụ thai khi người bố chếnh choáng hơi men đều có ảnh hưởng xấu. Các bác sĩ đã khuyên rằng, trong ba tháng đầu của thời kỳ dưỡng thai, người mẹ không được uống rượu, cho dù là rượu bổ, và không được hút thuốc lá.

Khoa học đã chứng minh rằng, bào thai rất nhạy cảm với thuốc lá. Huyết cầu tố của bào thai chịu tác động của nhiệt độ và dễ kết hợp với thán khí (CO2) nhiều hơn sơ với huyết cầu tố của người lớn. Chính vì vậy, phụ nữ có thai hút thuốc lá nhiều sẽ gây vô số tác hại cho bào thai. Hầu như toàn bộ huyết cầu tố của nó sẽ liên kết chặt chẽ với thán khí, làm cho bào thai thiếu ôxy, dẫn đến tình trạng thai chết lưu, thai yếu, trí tuệ kém phát triển.

Một nghiên cứu khác cho biết, đã có trường hợp tử vong sau khi hút một mạch 60 điếu thuốc lá. Vậy cái bào thai nặng vài trăm gam liệu có thể chịu đựng được bao nhiêu điếu? Cũng theo nghiên cứu này, các bà mẹ nghiện thuốc lá đẻ con nhẹ 200 g so với trẻ bình thường, tỷ lệ chết tăng 40%. Đứa trẻ đẻ ra thường bị viêm phế quản, viêm phổi, não nhỏ, tế bào não thường ít, trí tuệ kém phát triển, kém thông minh, việc học hành rất khó khăn; việc nuôi dưỡng và dạy dỗ sẽ tốn công hơn. Hậu quả sẽ bộc lộ rõ khi đứa trẻ 7-11 tuổi:

Khói thuốc lá ở trong nhà, phòng ngủ và nơi làm việc đều có ảnh hưởng đến thai và trẻ sơ sinh. Nhiều nước đã cấm ngặt hút thuốc lá trong buồng của trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.

Những yếu tố gây hại cho tinh trùng, trứng và thai nhi

1. Nhiệt độ môi trường

Người mẹ dễ nóng hơn người khác do khi có thai, lớp mỡ dày lên. Tuy nhiên, khả năng chống lạnh của mẹ lại tốt hơn. Nếu có sự thay đổi nhiệt độ kéo dài (như đi lâu dưới trời nắng, làm việc lâu nơi quá nóng, sốt cao hay nhiễm lạnh), thai sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, các bà mẹ đang mang thai không được làm việc lâu (hoặc ở lâu) trong môi trường quá nóng, quá lạnh; ngay cả việc tắm nắng, tắm lạnh cũng cần phải có mức độ.

2. Áp lực ôxy

Ôxy hết sức cần thiết cho một cơ thể đang phát triển rất nhanh như bào thai. Người mẹ phải ở nơi thoáng, đủ ôxy thì thai mới dễ chịu. Tình trạng thiếu ôxy ở ba tháng đầu có thể khiến thai mất não, biến dạng xương, có khuyết tật ở tim, mạch. Ở ba tháng cuối, thai chịu đựng tốt hơn nhưng vẫn khó tránh được những thiếu sót về chức năng; khả năng trí tuệ, khả năng đề kháng, miễn dịch... của đứa trẻ sau này nhất định bị giảm sút.

3. Thuốc chữa bệnh và thuốc bổ

Nhiều thứ thuốc có lợi và vô hại cho mẹ lại có hại lớn cho thai. Thuốc aspirin gây chảy máu ở thai nếu mẹ dùng liều cao vào những tháng cuối. Vitamin D cần cho bà mẹ và thai nhi nhưng nó cũng gây ra tình trạng thai chết, quái thai, dị tật, nhiễm độc thai nếu dùng quá liều lượng và không đúng lúc. Đối với các loại kháng sinh lại càng phải thận trọng. Nói chung, nếu dùng thuốc bệnh hoặc thuốc bổ, phải nhờ thầy thuốc chuyên khoa hướng dẫn.

4. Vi khuẩn và virus

Vi khuẩn và virus có thể thông qua tinh trùng và trứng gây tổn thương cho thai khi nó mới hình thành. Vi khuẩn của bệnh hoa liễu đã gây bao nỗi khủng khiếp cho bà mẹ và có thể truyền cho các thế hệ sau. Vi rút của các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết, viêm gan, rubêôn, quai bị... hay gây chết thai và quái thai. Trong vụ dịch sởi năm 1941, người ta thấy nhiều trẻ em mới đẻ dị tật ở tim, khiếm thính, kém phát triển trí tuệ... Các bà mẹ chưa nên thụ thai nếu ba tháng trước đó vừa mắc sởi.

Các thống kê cho thấy, nếu bà mẹ bị cúm lúc thai dưới ba tháng thì nguy cơ thai bị dị tật là 37%; nếu bị muộn hơn, nguy cơ này là 13%. Một số trẻ bị bệnh bạch cầu do mẹ bị cúm khi có thai. Trong các trường hợp trên, cần xin ý kiến thầy thuốc để xử lý sớm.

5. Tia rơn-ghen và tia phóng xạ

Để tránh chết thai, đẻ non, dị tật, ung thư máu và các bệnh di truyền..., thầy thuốc thường không cho thai phụ chiếu điện vì các tia rơn-ghen và tia phóng xạ phá hủy ADN rất mạnh, làm rối loạn sự sắp xếp các nhiễm sắc thể trong tế bào.

6. Tuổi của bố mẹ

Phụ nữ ở tuổi 22, các cơ quan trong cơ thể đã hoàn thiện, phần lớn chị em đã có nghề nghiệp, có thể tự lập trong cuộc sống, đã có một ít kiến thức về xã hội, thụ thai, dưỡng thai, đẻ và nuôi dạy con. Ở tuổi này, người phụ nữ mới đủ tư cách làm mẹ. Người chồng thường lớn hơn người vợ vài tuổi hoặc cùng tuổi. Đến độ đó, thể chất và tinh thần đã phát triển, đủ tư cách trở thành người bố. Việc sinh con quá sớm ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Con đầu lòng thường kém khỏe mạnh và thông minh hơn con sau. Nguyên nhân chính là:

- Bố mẹ non trẻ, trứng và tinh trùng chưa thuần thục.

- Chưa có ý thức chuẩn bị để chủ động thụ thai.

- Mẹ chưa có kiến thức về dưỡng thai, đẻ, nuôi dạy con.

- Mẹ mang nặng tâm lý "sợ thai to khó đẻ" nên dù có điều kiện cũng không dám bồi dưỡng, phải kiêng khem, muốn thai bé cho dễ đẻ, xảy ra tình trạng "mẹ tròn con méo".

Các bạn trẻ cần rút kinh nghiệm để con đầu khỏi bị thiệt thòi. Trong tương lai không xa, con đầu lòng sẽ chiếm trên một nửa số dân.

Ngoài ra, cần hết sức quan tâm đến con của những cặp vợ chồng lớn tuổi. Con của các bà mẹ lớn tuổi dễ mắc bệnh Down hơn so với con của bà mẹ ít tuổi. Tần số chung của bệnh này là 1/700 sơ sinh. Ở các bà mẹ dưới 30 tuổi, tỷ lệ này 1/2500 - 1/2000; ở bà mẹ 30-34 tuổi, tỷ lệ này là 1/2000; 35-39 tuổi: 1/50. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị bệnh Down ở con cũng tăng dần theo tuổi của người cha. Nguy cơ con mắc bệnh cũng tăng ở các bà mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi).

Bệnh Down thường xuất hiện ở con của những cặp vợ chồng già là do tế bào người già đã giảm dần khả năng thực hiện chính xác các chức năng phân bào, khiến tần số đứt gãy nhiễm sắc thể và các sai lệch về số lượng nhiễm sắc thể tăng. Để có con khỏe mạnh thông minh, người mẹ nên sinh con trong khoảng 22-30 tuổi.

Xem thêm: http://www1.dantri.com.vn/suckhoe/2006/7/127986.vip
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Lovers_Again

S_O mới đúng là chuyên gia. Chỉ được cái "đào sâu bới móc thôi"   :khakha: :leuleu2:
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội