Cổng vào tri thức => Không phân loại => Topic started by: saos@ngmo on 06/01/10, 23:14 Return to Full Version
Title: Bí mật quanh cái chết của vua Quang Trung/ Lê Văn Quý
Post by: saos@ngmo on 06/01/10, 23:14
Post by: saos@ngmo on 06/01/10, 23:14
trích trong "Nguyệt san Pháp luật.- 2001.- số 51 (tháng 3).- Tr. 16 - 20 (3.159)"
[/size]Suốt hai thế kỷ qua, nhiều điều nghi vấn về cái chết của vua Quang Trung vẫn chưa được "giải tỏa" một cách thỏa đáng. Liệu khoa học pháp y ngày nay có thể mang lại lời giải thích nào chăng?
VÀI GIẢ THUYẾT
Vua Quang Trung mất vào tuổi bốn mươi, giữa lúc đang chuẩn bị thực hiện hai ý đồ hết sức lớn lao: ông dự tính mở một chiến dịch lớn để tiêu diệt quân Nguyễn Ánh và bọn can thiệp Pháp để hoàn thành việc thống nhất đất nước; đồng thời tích cực đòi lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà Thanh bên Trung Quốc. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, triều đình đã tuyệt đối giữ bí mật về cái chết của nhà vua, ra lệnh giới nghiêm "nội bất xuất, ngoại bất nhập" ngăn chặn từ xa mọi con đường tới kinh đô Phú Xuân. Đến nỗi n_ người anh cả của nhà vua là Nguyễn Nhạc, khi nghe tin vua mất, dẫn một đoàn hơn ba trăm người từ Quy Nhơn ra cũng bị chặn lại ở Quảng Ngãi, chỉ để có một mình bà chị được đi tiếp.
Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng chưa giả thuyết nào có được chứng cứ xác thực, đủ sức thuyết phục. Có thể tập trung những giả thuyết này vào những ý chính sau đây:
1. Trong khi tích cực chuẩn bị binh mã để tiến đánh chiếm Quảng Tây, Quảng Đông, vua Quang Trung đã làm một động tác ngoại giao nghi binh: phái Đại tường Võ Văn Dũng cầm đầu một thái đoàn sang triều đình nhà Thanh dâng biểu xin cầu hôn con gái vua Càn Long và đòi lại đất lưỡng Quãng, cốt để "dò xem ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây binh đao" (Hoàng Lê Nhất Thống Trí, và Đại Nam chính biên liệt truyện. Vua Càn Long lúc đó đã tám mươi tuổi, đã trị vì hơn sáu mươi năm, là người đã hết sức lão luyện về mọi mưu mô chính trị, liệu còn có thể bị "đánh lừa" như khi tiếp "Quang Trung giả" ở nhiệt Hà và Bắc Kinh với những lời thơ chan chứa tình cảm: "Mới gặp nhau mà như đã thiên thu... Người xa nhưng Trẫm luôn nhắc nhở. Hội ngộ thịnh thời thỏa ước mơ"? Lần này, chắc chắn vị vua cáo già ấy đã nhìn rõ ý định của vua Quang Trung nên "tương kế tựu kế": một mặt chấp nhận cả hai đề nghị của vua Quang Trung, mặt khác lại cho người sang ám hại nhà vua bằng thứ võ khí nham hiểm nhất là thuốc độc.
2. Vào năm 1961, một người tên Nguyễn Thượng Khánh, tự nhận mình thuộc chi phái Lê Duy Mật của hoàng tộc nhà Lê, đã viết một loạt bài đăng trên tạp chí Phổ thông xuất bản ở Sài Gòn (từ số 61 đến 65) dưới nhan đề "Vua Quang Trung chết vì một liều độc dược của Ngọc Hân công chúa". Ông cho đó là một sử liệu bí mật của dòng họ nhà ông, có liên quan đến lịch sử mà "xưa nay chưa ai phát hiện ra". Theo ông này, khi được tin vua Càn Long hứa gả con gái cho Quang Trung, "trong một phút bồng bột vì quá ghen, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc cho Quang Trung uống". Đi xa hơn nữa, ông còn cho rằng: "cuộc hôn phối giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân không là cuộc hôn phối tốt đẹp, lẽ tự nhiên có một sự oán hờn bên trong", và "nếu không vì chữ hiếu thì Ngọc Hân đã có thể chết đi được khi nàng được tin phải làm vợ của tướng Tây Sơn". Lại đi xa hơn nữa, ông còn cho rằng: "bài văn tế Quang Trung và Ai Tư vãn cho là của Ngọc Hân công chúa nhưng sự thật chưa hẳn đã đúng..."
Những bài báo của ông Khánh đã gây ra một sự phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ không những từ các nhà học giả, giới tri thức mà cả từ con cháu dòng dõi Lê Duy Mật ở rải rác khắp miền Nam. Sau đó, nhiều bài báo đã vạch ra những sai lầm, dốt nát về lịch sử của ông Khánh, phê phán óc tưởng tượng bệnh hoạn của ông đã dám xúc phạm đến những vị anh hùng, liệt nữ được cả dân tộc mến yêu. Cuối cùng, người ta đã về tận sinh quán của ông Khánh để tra cứu gia phả thì xác minh ông không phải là dòng dõi Lê Duy Mật như ông đã tự nhận.
3. Sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn, giải thích cái chết của vua Quang Trung như sau:
"Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm, tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: "Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...". Rồi lấy gậy đánh vào trán Quang Trung, mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng..."
Sách Tây Sơn thực lục cũng có ghi "Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi...". Và sau khi Quang Trung mất, vào tháng một năm Càn Long thứ 58 (1793), Quách Thế Huân cũng báo áo với Càn Long: "Quang Trung đã chết vì bệnh".
Một giáo sĩ tên Longer, có mặt ở Đàng Ngoài vào những thời điểm này, đã viết trong một bức thư đề ngày 21 - 12 - 1792 là vua Quang Trung chết vì bệnh, nhưng không rõ là bệnh gì.
Như vậy, tóm lại chỉ có hai giả thuyết chính: nhà vua đã chết vì đầu độc, hay chết vì bệnh nhưng không rõ là bệnh gì.
THỬ PHÂN TÍCH THEO KHOA HỌC PHÁP?
Về mặt pháp y, thông thường chỉ có bốn nguyên nhân gây ra cái chết. Đó là chết vì tai nạn (xe cộ, lao động...), chết vì tự sát, chết vì án mạng (bị giết) và chết tự nhiên (bệnh tật, tuổi già...). Trong thực tế thì phức tạp hơn nhiều: một vụ án mạng có thể được ngụy trang thành một vụ tự tử, một tai nạn, thậm chí một vụ chết tự nhiên. Và ngược lại, có những dấu hiệu có thể làm nhầm lẫn một tai nạn, một vụ tự tử , một cái chết tự nhiên với một vụ án mạng tinh vi có chủ mưu.
Trong trường hợp vua Quang Trung, có thể loại bỏ n_ nguyên nhân tự tử. Còn về nguyên nhân tai nạn thì có nghi vấn, không có sử sách nào nói trong suốt cuộc đời trận mạc, nhà vua đã có lần nào bị thương chưa, bị thương ở phần nào của cơ thể, nhất là có bị thương vào đầu không (chấn thương sọ não).
Về hai nguyên nhân chính bị đầu độc và bị bệnh - thì hai nguyên nhân này cũng không loại trừ nhau. vì có thể có những vụ "đầu độc dần dần", gây nên một sự nhiễm độc chậm, không làm chết nhanh chóng, chết đột ngột mà làm cho cơ thể bị nhiễm độc biểu hiện ra bằng những triệu chứng có thể nhầm với bệnh tật. Ngược lại, cũng có những bệnh tật thực sự, trong quá trình diễn biến sinh ra độc tố, có thể biểu hiện ra bằng những dấu hiệu giống như bị đầu độc.
Trong trường hợp của vua Quang Trung , có thể khẳng định nhà vua không chết đột ngột mà đã trải qua một quá trình bệnh tật nhiều ngày: "Từ nắng hạ, mưa thu trái tiết...", được Ngọc Hân tận tình cứu chữa, lo chạy "khắp mỗi chốn đâu đâu tìm rước. Phương pháp nào đối được cùng chăng?" - (Ai Tư vãn).
Chúng tôi cho rằng có thể gạt bỏ giả thuyết bị đầu độc, vì để đầu độc một người chết dần dần như bị bệnh không phải là chuyện dễ, phải có chất độc thích hợp. Chất gì, kiếm ở đâu ra, làm sao mang được vào trong cung vua, dùng với liều lượng nào để không gây chết nhanh, v.v....? Trong lịch sử nước ta, không hề nghe nói có vụ nào dần dần như vậy. Uống thuốc độc tự tử hay "tam ban triều điển" thường là chết rất nhanh, vừa uống khỏi mồm là đã vật vã chết rồi.
Cuối cùng, chỉ có giả thuyết chết vì bệnh có lẽ gần sự thật nhất. Nhưng chết vì bệnh gì?
Suy luận theo những kiến thức Tây y đương đại, chúng tôi nghĩ rằng một con người như vua Quang Trung, đang ở độ tuổi sung sức, hoạt động mãnh liệt, đánh đông dẹp bắc, ngày đêm lo nghĩ, có một cuộc sống cực kỳ căng thẳng, nói như ngày nay là "luôn luôn bị những stress" như vậy thì không tránh khỏi bệnh cao huyết áp. Thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng của một ông vua ngày nào cũng mỡ thịt phủ phê, làm sao không để lại một tỉ lệ cholestérol cao trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch - nguyên nhân của những tai biến mạch máu não.
Ta không thể bỏ qua được điều giải thích trong sách Ngụy Tây liệt truyện: gạt bỏ những chi tiết mê tín dự đoan và ác ý chính trị thì cái lõi còn lại chính là triệu chứng của một cơn tăng huyết áp đột ngột, mà Tây y mô tả như, ở thời chiến trận ngày xưa, người ta dùng những cây gỗ thật lớn lao vào cửa thành để phá cửa: Un coup de bélier hypertensif - Người bệnh bỗng xây xẩm mặt mày, ngã xuống bất tỉnh...
Tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng giả thuyết vua Quang Trung chết vì bệnh có thể là gần sự thật hơn cả. Nhà vua có thể từ lâu đã bị cao huyết áp, và đã chết vì một tai biến mạch máu não.
Dù sao, giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết thôi, bao giờ cũng khập khiễng và để lại nhiều tồn nghi./.
[/size]Suốt hai thế kỷ qua, nhiều điều nghi vấn về cái chết của vua Quang Trung vẫn chưa được "giải tỏa" một cách thỏa đáng. Liệu khoa học pháp y ngày nay có thể mang lại lời giải thích nào chăng?
VÀI GIẢ THUYẾT
Vua Quang Trung mất vào tuổi bốn mươi, giữa lúc đang chuẩn bị thực hiện hai ý đồ hết sức lớn lao: ông dự tính mở một chiến dịch lớn để tiêu diệt quân Nguyễn Ánh và bọn can thiệp Pháp để hoàn thành việc thống nhất đất nước; đồng thời tích cực đòi lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà Thanh bên Trung Quốc. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, triều đình đã tuyệt đối giữ bí mật về cái chết của nhà vua, ra lệnh giới nghiêm "nội bất xuất, ngoại bất nhập" ngăn chặn từ xa mọi con đường tới kinh đô Phú Xuân. Đến nỗi n_ người anh cả của nhà vua là Nguyễn Nhạc, khi nghe tin vua mất, dẫn một đoàn hơn ba trăm người từ Quy Nhơn ra cũng bị chặn lại ở Quảng Ngãi, chỉ để có một mình bà chị được đi tiếp.
Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng chưa giả thuyết nào có được chứng cứ xác thực, đủ sức thuyết phục. Có thể tập trung những giả thuyết này vào những ý chính sau đây:
1. Trong khi tích cực chuẩn bị binh mã để tiến đánh chiếm Quảng Tây, Quảng Đông, vua Quang Trung đã làm một động tác ngoại giao nghi binh: phái Đại tường Võ Văn Dũng cầm đầu một thái đoàn sang triều đình nhà Thanh dâng biểu xin cầu hôn con gái vua Càn Long và đòi lại đất lưỡng Quãng, cốt để "dò xem ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây binh đao" (Hoàng Lê Nhất Thống Trí, và Đại Nam chính biên liệt truyện. Vua Càn Long lúc đó đã tám mươi tuổi, đã trị vì hơn sáu mươi năm, là người đã hết sức lão luyện về mọi mưu mô chính trị, liệu còn có thể bị "đánh lừa" như khi tiếp "Quang Trung giả" ở nhiệt Hà và Bắc Kinh với những lời thơ chan chứa tình cảm: "Mới gặp nhau mà như đã thiên thu... Người xa nhưng Trẫm luôn nhắc nhở. Hội ngộ thịnh thời thỏa ước mơ"? Lần này, chắc chắn vị vua cáo già ấy đã nhìn rõ ý định của vua Quang Trung nên "tương kế tựu kế": một mặt chấp nhận cả hai đề nghị của vua Quang Trung, mặt khác lại cho người sang ám hại nhà vua bằng thứ võ khí nham hiểm nhất là thuốc độc.
2. Vào năm 1961, một người tên Nguyễn Thượng Khánh, tự nhận mình thuộc chi phái Lê Duy Mật của hoàng tộc nhà Lê, đã viết một loạt bài đăng trên tạp chí Phổ thông xuất bản ở Sài Gòn (từ số 61 đến 65) dưới nhan đề "Vua Quang Trung chết vì một liều độc dược của Ngọc Hân công chúa". Ông cho đó là một sử liệu bí mật của dòng họ nhà ông, có liên quan đến lịch sử mà "xưa nay chưa ai phát hiện ra". Theo ông này, khi được tin vua Càn Long hứa gả con gái cho Quang Trung, "trong một phút bồng bột vì quá ghen, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc cho Quang Trung uống". Đi xa hơn nữa, ông còn cho rằng: "cuộc hôn phối giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân không là cuộc hôn phối tốt đẹp, lẽ tự nhiên có một sự oán hờn bên trong", và "nếu không vì chữ hiếu thì Ngọc Hân đã có thể chết đi được khi nàng được tin phải làm vợ của tướng Tây Sơn". Lại đi xa hơn nữa, ông còn cho rằng: "bài văn tế Quang Trung và Ai Tư vãn cho là của Ngọc Hân công chúa nhưng sự thật chưa hẳn đã đúng..."
Những bài báo của ông Khánh đã gây ra một sự phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ không những từ các nhà học giả, giới tri thức mà cả từ con cháu dòng dõi Lê Duy Mật ở rải rác khắp miền Nam. Sau đó, nhiều bài báo đã vạch ra những sai lầm, dốt nát về lịch sử của ông Khánh, phê phán óc tưởng tượng bệnh hoạn của ông đã dám xúc phạm đến những vị anh hùng, liệt nữ được cả dân tộc mến yêu. Cuối cùng, người ta đã về tận sinh quán của ông Khánh để tra cứu gia phả thì xác minh ông không phải là dòng dõi Lê Duy Mật như ông đã tự nhận.
3. Sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn, giải thích cái chết của vua Quang Trung như sau:
"Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm, tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: "Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...". Rồi lấy gậy đánh vào trán Quang Trung, mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng..."
Sách Tây Sơn thực lục cũng có ghi "Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi...". Và sau khi Quang Trung mất, vào tháng một năm Càn Long thứ 58 (1793), Quách Thế Huân cũng báo áo với Càn Long: "Quang Trung đã chết vì bệnh".
Một giáo sĩ tên Longer, có mặt ở Đàng Ngoài vào những thời điểm này, đã viết trong một bức thư đề ngày 21 - 12 - 1792 là vua Quang Trung chết vì bệnh, nhưng không rõ là bệnh gì.
Như vậy, tóm lại chỉ có hai giả thuyết chính: nhà vua đã chết vì đầu độc, hay chết vì bệnh nhưng không rõ là bệnh gì.
THỬ PHÂN TÍCH THEO KHOA HỌC PHÁP?
Về mặt pháp y, thông thường chỉ có bốn nguyên nhân gây ra cái chết. Đó là chết vì tai nạn (xe cộ, lao động...), chết vì tự sát, chết vì án mạng (bị giết) và chết tự nhiên (bệnh tật, tuổi già...). Trong thực tế thì phức tạp hơn nhiều: một vụ án mạng có thể được ngụy trang thành một vụ tự tử, một tai nạn, thậm chí một vụ chết tự nhiên. Và ngược lại, có những dấu hiệu có thể làm nhầm lẫn một tai nạn, một vụ tự tử , một cái chết tự nhiên với một vụ án mạng tinh vi có chủ mưu.
Trong trường hợp vua Quang Trung, có thể loại bỏ n_ nguyên nhân tự tử. Còn về nguyên nhân tai nạn thì có nghi vấn, không có sử sách nào nói trong suốt cuộc đời trận mạc, nhà vua đã có lần nào bị thương chưa, bị thương ở phần nào của cơ thể, nhất là có bị thương vào đầu không (chấn thương sọ não).
Về hai nguyên nhân chính bị đầu độc và bị bệnh - thì hai nguyên nhân này cũng không loại trừ nhau. vì có thể có những vụ "đầu độc dần dần", gây nên một sự nhiễm độc chậm, không làm chết nhanh chóng, chết đột ngột mà làm cho cơ thể bị nhiễm độc biểu hiện ra bằng những triệu chứng có thể nhầm với bệnh tật. Ngược lại, cũng có những bệnh tật thực sự, trong quá trình diễn biến sinh ra độc tố, có thể biểu hiện ra bằng những dấu hiệu giống như bị đầu độc.
Trong trường hợp của vua Quang Trung , có thể khẳng định nhà vua không chết đột ngột mà đã trải qua một quá trình bệnh tật nhiều ngày: "Từ nắng hạ, mưa thu trái tiết...", được Ngọc Hân tận tình cứu chữa, lo chạy "khắp mỗi chốn đâu đâu tìm rước. Phương pháp nào đối được cùng chăng?" - (Ai Tư vãn).
Chúng tôi cho rằng có thể gạt bỏ giả thuyết bị đầu độc, vì để đầu độc một người chết dần dần như bị bệnh không phải là chuyện dễ, phải có chất độc thích hợp. Chất gì, kiếm ở đâu ra, làm sao mang được vào trong cung vua, dùng với liều lượng nào để không gây chết nhanh, v.v....? Trong lịch sử nước ta, không hề nghe nói có vụ nào dần dần như vậy. Uống thuốc độc tự tử hay "tam ban triều điển" thường là chết rất nhanh, vừa uống khỏi mồm là đã vật vã chết rồi.
Cuối cùng, chỉ có giả thuyết chết vì bệnh có lẽ gần sự thật nhất. Nhưng chết vì bệnh gì?
Suy luận theo những kiến thức Tây y đương đại, chúng tôi nghĩ rằng một con người như vua Quang Trung, đang ở độ tuổi sung sức, hoạt động mãnh liệt, đánh đông dẹp bắc, ngày đêm lo nghĩ, có một cuộc sống cực kỳ căng thẳng, nói như ngày nay là "luôn luôn bị những stress" như vậy thì không tránh khỏi bệnh cao huyết áp. Thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng của một ông vua ngày nào cũng mỡ thịt phủ phê, làm sao không để lại một tỉ lệ cholestérol cao trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch - nguyên nhân của những tai biến mạch máu não.
Ta không thể bỏ qua được điều giải thích trong sách Ngụy Tây liệt truyện: gạt bỏ những chi tiết mê tín dự đoan và ác ý chính trị thì cái lõi còn lại chính là triệu chứng của một cơn tăng huyết áp đột ngột, mà Tây y mô tả như, ở thời chiến trận ngày xưa, người ta dùng những cây gỗ thật lớn lao vào cửa thành để phá cửa: Un coup de bélier hypertensif - Người bệnh bỗng xây xẩm mặt mày, ngã xuống bất tỉnh...
Tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng giả thuyết vua Quang Trung chết vì bệnh có thể là gần sự thật hơn cả. Nhà vua có thể từ lâu đã bị cao huyết áp, và đã chết vì một tai biến mạch máu não.
Dù sao, giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết thôi, bao giờ cũng khập khiễng và để lại nhiều tồn nghi./.
Title: Re: Bí mật quanh cái chết của vua Quang Trung/ Lê Văn Quý
Post by: origamih on 16/01/10, 01:30
Post by: origamih on 16/01/10, 01:30
ôi, giá mà mình hiểu sử ta như sử Tàu