Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: Tịnh Du on 15/01/10, 23:43 Return to Full Version

Title: Re: Chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - thơ kính :
Post by: Tịnh Du on 15/01/10, 23:43
Cho mình gửi bài với!
Có bài này hay lắm, độc giả phía Nam thành tâm, thành khẩn gửi đến bạn đọc thủ đô và các tỉnh xung quanh tác phẩm mà Du tâm huyết tìm kiếm, copy xong và dán lên đây nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Vì vội quá nên mình không kịp chỉnh sửa nữa, thông cảm nhé!

  Lạc Long Quân và Âu Cơ

Phong Doanh

Các nhà sử học, các nhà văn hóa biết khá rõ về tổ tiên người Việt chúng ta. Họ đã xác định được danh tính của các Cụ một cách chính xác. Cụ Ông tên là Lạc Long Quân, họ nhà Rồng. Cụ bà là Âu Cơ, người nhà Hạc. Hai cụ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Sau đó 50 người theo Cụ Ông xuống biển, 50 người còn lại theo Cụ Bà lên rừng. Từ đó xuất hiện dân tộc Việt. Tất cả điều đó đều chính xác, có cơ sở khoa học, và đã được biết. Nhưng chưa đủ vì không có một tấm hình nào các Cụ để lại cho con cháu, nên không biết hình dáng, tầm vóc các Cụ ra sao. Kể cũng nan giải, vì ngay các nước phát triển nhất bây giờ cũng chưa có phương pháp nào xác định được hình dạng người đã khuất 500 năm trước chứ chưa nói đến nhiều ngàn năm như các Cụ nhà mình.
May mắn làm sao, trong các thế hệ hậu duệ của các Cụ cũng có người thông minh lanh lợi. Mới đây xuất hiện hàng loạt các nhà ngoại cảm. Một vài người trong số đó đã giúp tìm được mộ các liệt sỹ hy sinh cách đây vài chục năm trở lại. Nhưng chưa xuất hiện đứa cháu mà nó có thể nói gì cụ thể hơn về các Cụ, ngoài những điều toàn dân đã biết.
Thể rồi vừa mới hôm nọ tình cờ tôi gặp một người ở nhà một anh bạn. Người này có anhbạn thân làm ở Sở giao thông Công chính của thành phố Hà Nội. Theo lời anh này kể lại thì người bạn của anh ta là một nhà ngoại cảm siêu hạng, có thể nhìn thấy những gì xảy ra khoảng một vạn năm trở lại. Không biết có thêu dệt gì thêm không chứ anh chàng này khi sinh ra tóc đã mọc xanh rì, còn thêm nốt ruồi tím sẫm ở ngay giữa trán. Lên hai tuổi anh đã biết đọc chữ Tàu, chữ Nôm vanh vách. Trí nhớ mới siêu phàm làm sao: ba tuổi đã thuộc lòng cả quyển Đại Nam Thực Lục, Chinh Phụ Ngâm với truyện Kiều (bản tiếng Nôm) chỉ cần đọc một lượt là đã thông như cháo chảy. Ngay từ bé anh đã thể hiện khả năng có một không hai về tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề thuộc về quá khứ, mặc dù anh khá chật vật làm quen vớinhững tri thức hiện đại và cận hiện đại. Chẳng thế mà anh phải mất 8 năm mới qua được cấp 1, mà ngày xưa chỉ bao gồm lớp một đến lớp bốn. Là người say mê nghiên cứu quá khứ nên anh đã chọn ngành địa chất, chứ không phải khảo cổ. Có thể, đối tượng nghiên cứu địa chất "già" hơn tất cả. Sau 10 năm làm việc trong đoàn địa chất, anh đã đi khắp nơi trên miền Bắc, trong đó có các vùng đất của Phú Thọ, Vĩnh Phú, Cao Bằng, Bắc Kạn anh đi nhiều nhất. Sau đó anh chuyển công tác về Hà Nội, làm việc ở một vài cơ quan trước khi về Giao thông Công chính thành phố từ 1995. Mọi cái diễn ra bình thường, ngoại trừ một việc là anh hay đọc các sách có những chữ cổ mà chẳng mấy ai hiểu được, kể cả các chuyên gia khảo cổ học kỳ cựu. Nhiều hôm anh mang đến cơ quan những thứ dụng cụ rất kỳ quái như con lắc bằng thứ gì đen tuyền, bóng loáng, la bàn trên đó có khắc nhiều ký hiệu khó hiểu, vài bản đồ tự vẽ trông nhàu nát như từ thời Hai Bà Trưng. Lắm lúc anh ngồi thừ ra như giữa chốn không người, mắt nhìn đi đâu đăm đắm. Rồi một hôm, gần đây thôi, chưa quá một tháng hai n gày, anh nói với mọi người trong Sở rằng, anh đã biết thêm được nhiều thông tin về hai cụ, anh sẽ thu thập thêm rồi công bố rộng rãi cho con cháu các Cụ ở đầu thế kỷ 21 được biết. Vì từ xưa đến giờ anh ít nói, nhưng đã nói là có thể kiểm chứng được nên lời của anh có trọng lượng, ít nhất là anh chưa bao giờ bịa bất cứ một chuyện gì. Vì thế mọi người hồi hộp nhưng không thúc giục, để anh chuyên tâm tìm về Nguồn cội.

Hôm rồi, cách đây một tuần, nhân ngày đẹp, anh ăn mặc trang trọng đến cơ quan, ngồi xếp bằng giữa phòng, mắt lim dim, và đúng 9 giờ anh gọi mọi người trong phòng đếm bà năý đâì phán về các Cụ. Anh nói, Cụ Âu Cơ là một người cao, to, hoành tráng theo cách nói bây giờ. Trong khi đó Cụ Lạc Long Quân lại là người bé nhỏ hơn, thấp hơn khá nhiều so vớicụ Bà. Đã thế cụ Ông trông không thật cường tráng, ăn mặc cũng có phần lép vế so với người bạn đời. Tất cả mọi người đều gật gù vì thuở xa xưa chế độ Mẫu hệ là phải như vậy, chồng không bằng vợ là chuyện tất nhiên. Anh nói tiếp, vị trí mà cụ Bà sinh ra cái bọc trăm trứng bây giờ nằm ở dưới nền ngôi nhà gần như bỏ hoang chỗ ngã ba một đường lên Phú Xá, một đường về Yên Phụ. Hai Cụ ở nơi đó chừng 20 năm thì mới chia nhau mỗi người đi khai hoang một ngả. Do theo Mẹ Âu Cơ tài giỏi nên 50 người con của hai Cụ đều ăn nêm làm ra, nhanh chóng trở nên giàu có, mỗi người đều có dinh cơ khang trang riêng, trong đó có nhiều dinh cơ rất hoành tráng. Ngược lại, do theo Cụ Ông xuống biển, lại chưa có phương tiện đánh bắt cá xa bờ nên 50 anh em còn lại sống khá chật vật. Không những thế, những người này còn có tư tưởng ỷ lại vào Bố, nên đã nghèo lại nghèo thêm. Và thế là họ cứ bám sát Ông Cụ, không chịu rời nửa bước nên Lạc Long Quân ngày càng tiều tụy. Đã thế chúng lại còn thường xuyên đào xới, lục lọi khắp người Cụ, tưởng Cụ có nhiều của chìm của nổi. Tất cả những người có mặt lúc đó đều tin anh, và thấy xót xa cho Cụ Ông vô hạn, vì những chịu đựng mà các con của Cụ, tức là các Ông Tổ của chúng ta, đã gây nên. Nhưng cũng thấy phần nào được an ủi vì sự thành đạt của một nửa Tổ tiên đã sớm về rừng sinh sống.
Tôi không có mặt vào cái buổi sáng lịch sử đó, nhưng được nghe từ một người đáng tin cậy như anh bạn của bạn tôi nên cũng thấy điều mà nhà siêu ngoại cảm phán là có lý. Mà nói cho cùng thì đã có ai nói được một cái gì cụ thể như anh ấy đâu. Biết đâu chính anh ấy là người được các Cụ chọn mặt gửi vàng để nói những điều cần biết về Tổ tiên cho các con cháu đời này. Đấy là sứ mạng, mà chỉ những người đức cao và dày mới được trao. Niềm tin ấy được củng cố gần như là chắc chắn trong tôi, vì ngày hôm kia nhân có thời gian rỗi tôi quyết định đến thăm nơi mà siêu nhân có nói rằng chiếc Bọc Trăm Trứng được sinh ra ở đó. Tôi đi dọc theo đường từ chợ Bưởi lên Nhật Tân. Đã lâu không đi đường này, bây giờ thấy nó xuống cấp quá. Con đường khá dài, hơi ngoằn ngèo, hai bên nhà lấn đến sát lề đường, các quán hàng trông khá tạm bợ. Mặt đường bị đào xới, rồi vội vã lấp lại, nhiều chỗ nham nhở như đường thời chiến. Đi mãi mà chẳng biết tên đường, đến gần ngã ba lịch sử mới biết là đường Lạc Long Quân. Tôi cảm thấy như run lên vì cho rằng đây không phải là một sự ngẫu nhiên. Chắc rằng các Cụ thấy tôi có lòng thành hướng về Tổ Tiên nênmới tạo nên một sự trùng hợp như thế này. Đó phải chăng là ý Cụ Ông bày cho các cháu ngoan của Người khi đi tìm những gì thuộc về các Cụ. Đúng như lời dạy của nhà "khứ Tri" (người chỉ nói được cái gì thuộc về quá khứ, ngược lại với nhà tiên tri), tại ngã ba đầu đường Lạc Long Quân, tôi thấy một ngôi nhà chẳng biết của ai, trông khá cũ nát. Tôi dừng xe, và nhẩn ngơ ngắm rồi hồi tưởng về cái thời xa lắc, nơi này đã từng là cái nôi của dân Đại Việt chúng ta. Đứng đó chừng một tiếng, tôi quyết định đi dạo một vòng quanh Hồ Tây. Tôi lên xe và leo lên bờ đê cao ngất ngưởng và rẽ về bên phải. Từ trên này nhìn xuống mới thấy đường Lạc Long Quân thấp hơn rất nhiều. Trên bờ đê thật mát mẻ, gió chiều lộng thổi. Đê khá rộng rãi, rất thoáng vì nhà hai bên đều ở thấp hơn mặt đường. Ở đây không thấy tình trạng đào bới lộn xộn như đường Lạc Long Quân, mặt đường phẳng lỳ, nhựa còn tươi màu đen bóng. Con đường còn đẹp vì nhà hai bên đều là các biệt thự, với đủ các kiến trúc Tây, Tàu, Ả rập. Quả là khu dành riêng cho những người giàu. Bỗng cái biển chỉ tên đường đập vào mắt tôi. Hóa ra đây là đường Âu Cơ. Thế thì đúng rồi, cả Cụ Bà cũng quý tôi mà mách bảo cho tôi nơi sinh thời hai Cụ yêu nhau. Như vậy, lời của nhà khứ tri là đúng đắn một trăm phần trăm.
PS. Rất tiếc là khi tôi viết xong bài này thì căn nhà nhỏ trên nền tổ ấm của các Cụ, tức nơi sinh ra Bọc trăm trứng đã bị phá bỏ do việc mở rộng đường Lạc Long Quân. Tại vị trí lịch sử đó giờ đây là một vườn hoa nhỏ hình tam giác. Vậy thông báo để mọi người cùng biết.