Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: saos@ngmo on 17/10/06, 20:07 Return to Full Version
Title: Có đức mà không có tài
Post by: saos@ngmo on 17/10/06, 20:07
Post by: saos@ngmo on 17/10/06, 20:07
Có đức mà không có tài
Ở một trường P.T.C.S miền núi phía Bắc, có một ông hiệu trưởng tên Tành quê Nghệ Tĩnh và hai cô giáo miền xuôi còn trẻ, Giao và Minh.
Trường chỉ có hai phòng học, và những giáo viên là những người đã bị Bộ Giáo dục bỏ quên. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng, bằng cách của mình, duy trì các lớp học.
Ông hiệu trưởng vô cùng tốt bụng nhưng dốt nát. Ông đem lòng yêu cô giáo Giao, nhưng cô yêu một anh chàng thăm dò địa chất, cũng người miền xuôi lên. Chuyện ân ái của cô và người yêu bên suối bị học trò bắt gặp. Và hậu quả là sau đó bọn học trò lớp cô Giao nghỉ gần hết vì cho rằng cô giáo như thế là xấu.
Cô giáo còn lại (Minh) đem lòng yêu ông hiệu trưởng, nhưng không được đáp lại, cô tự ái bỏ về xuôi.
Không còn cô giáo nào, ông hiệu trưởng phải một mình cáng đáng hai lớp học gồm khoảng mấy chục học trò với trình độ mới ở mức tập đọc, chính tả, và định nghĩa góc nhọn. Nhưng cố gắng đến mấy, ông cũng không thể nào dạy nổi, ông chỉ biết hát dân ca và cho đọc lại những gì các cô giáo đã dạy. Trường học miền núi thế là tan.
Đó là phim "Thung Lũng Hoang Vắng", mà trong brochure giới thiệu là "một bài thơ về nỗi cô đơn nhưng rất nhân bản". Xem rồi lại nhớ một bộ phim của đạo diễn Pháp, Bertrand Tavernier - phim "Bắt Đầu Từ Ngày Hôm Nay......", nói về công việc của một thầy hiệu trưởng trường mẫu giáo vùng mỏ nghčo. Thầy phải đấu tranh với cái tăm tối của phụ huynh, cái thiếu hỗ trợ của chính quyền, và cả cái phá phách của đứa con riêng của vợ thầy. Cái sự cô đơn của thầy là sự cô đơn giữa đông đúc người, của một trí thức đang đấu tranh cho quyền lợi cộng đồng mà chưa đạt được kết quả. Nhân vật này làm người xem phải giật mình, tự hỏi rằng mình lâu nay đã thực sự sống cho ra sống chưa, khi chỉ dùng năng lực và kiến thức của mình vào những công việc có ích cho riêng bản thân.
Nhưng để làm cho người xem giật mình và soi lại bản thân, thì đầu tiên, ông hiệu trưởng của Tavernier phải là một người giỏi trong chuyên môn cái đã. Chúng ta hay nói, có đức mà phải có tài. "Tài" đâu nhất thiết phải tài năng bẩm sinh, hơn người, mà đây chính là cái mà ông André Maurois đã viết, đó là sự đi đến tận cùng trong công việc mình làm, trong việc mình được giao, không thể lấy "miệng mồm đỡ chân tay", hay chân tay đỡ trí não được. Và đó lại là phẩm chất mà ông Tành của "Thung Lũng Hoang Vắng" thiếu hoàn toàn.
Nếu như trong phim "Thung Lũng Hoang Vắng", các cô giáo chỉ gọi "anh Tành ơi" mà không gọi là "thầy hiệu trưởng ơi" thì người ta đã nghĩ ông Tành chỉ là một người làm tạp vụ tốt bụng trong trường: sáng ra đánh kẻng vào lớp, vận động học trò đến lớp; đi chợ mua rau, thắp đčn dầu, sửa mái lá... Chắc rằng thầy giáo miền núi thì phải làm kiêm nhiều thứ hơn thầy giáo miền xuôi, nhưng cái ông Tành này, ngoài những việc nêu trên, hoàn toàn không thấy có một phẩm chất gì thuộc về chuyên môn nhà giáo, chưa nói gì đến chuyên môn hiệu trưởng. Chưa bao giờ thấy ông đọc sách, kiểm tra giáo án. Buổi tối thì ông uống rượu (trong khi các cô giáo phải vào bản dạy lớp tối), hoặc ông sang phòng giáo viên nữ ngồi thừ ra làm người ta khó xử. Cái tốt của ông đi kčm cái dốt và tình cảm lộ liễu, nếu tôi mà là giáo viên như Giao, như Minh, ở một nơi hoang vắng như thế, chắc tôi đã phải gai người.
Xem phim xong, cứ thắc mắc hoài, vì sao một người như ông Tành, chịu bao nhiêu năm xa quê để sống với ngôi trường miền núi, tâm huyết đến mức khó tin với việc làm sao cho học trò tới lớp như thế, mà lại bàng quan với những gì học trò học trong lớp đến vậy. Và một thầy hiệu trưởng mà sao dốt thế không biết! Ông này học trường nào ra? Ai cử ông làm hiệu trưởng? Hay là Bộ giáo dục (trong phim) thấy ông dốt mà tốt, Bộ cử ông làm cái chức này, để Bộ dễ bắt nạt và bỏ mặc ông?
Ra khỏi phòng chiếu rồi còn thấy thương. Cái sự cô đơn của ông Tành, quả thực chẳng bao giờ giải quyết được đâu, trừ khi cho ông lấy cô Giao, hoặc cho ông về miền xuôi (nhưng phải tiếp tục làm hiệu trưởng, trong một ngôi trường có nhiều việc tay chân để làm).
Ở một trường P.T.C.S miền núi phía Bắc, có một ông hiệu trưởng tên Tành quê Nghệ Tĩnh và hai cô giáo miền xuôi còn trẻ, Giao và Minh.
Trường chỉ có hai phòng học, và những giáo viên là những người đã bị Bộ Giáo dục bỏ quên. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng, bằng cách của mình, duy trì các lớp học.
Ông hiệu trưởng vô cùng tốt bụng nhưng dốt nát. Ông đem lòng yêu cô giáo Giao, nhưng cô yêu một anh chàng thăm dò địa chất, cũng người miền xuôi lên. Chuyện ân ái của cô và người yêu bên suối bị học trò bắt gặp. Và hậu quả là sau đó bọn học trò lớp cô Giao nghỉ gần hết vì cho rằng cô giáo như thế là xấu.
Cô giáo còn lại (Minh) đem lòng yêu ông hiệu trưởng, nhưng không được đáp lại, cô tự ái bỏ về xuôi.
Không còn cô giáo nào, ông hiệu trưởng phải một mình cáng đáng hai lớp học gồm khoảng mấy chục học trò với trình độ mới ở mức tập đọc, chính tả, và định nghĩa góc nhọn. Nhưng cố gắng đến mấy, ông cũng không thể nào dạy nổi, ông chỉ biết hát dân ca và cho đọc lại những gì các cô giáo đã dạy. Trường học miền núi thế là tan.
Đó là phim "Thung Lũng Hoang Vắng", mà trong brochure giới thiệu là "một bài thơ về nỗi cô đơn nhưng rất nhân bản". Xem rồi lại nhớ một bộ phim của đạo diễn Pháp, Bertrand Tavernier - phim "Bắt Đầu Từ Ngày Hôm Nay......", nói về công việc của một thầy hiệu trưởng trường mẫu giáo vùng mỏ nghčo. Thầy phải đấu tranh với cái tăm tối của phụ huynh, cái thiếu hỗ trợ của chính quyền, và cả cái phá phách của đứa con riêng của vợ thầy. Cái sự cô đơn của thầy là sự cô đơn giữa đông đúc người, của một trí thức đang đấu tranh cho quyền lợi cộng đồng mà chưa đạt được kết quả. Nhân vật này làm người xem phải giật mình, tự hỏi rằng mình lâu nay đã thực sự sống cho ra sống chưa, khi chỉ dùng năng lực và kiến thức của mình vào những công việc có ích cho riêng bản thân.
Nhưng để làm cho người xem giật mình và soi lại bản thân, thì đầu tiên, ông hiệu trưởng của Tavernier phải là một người giỏi trong chuyên môn cái đã. Chúng ta hay nói, có đức mà phải có tài. "Tài" đâu nhất thiết phải tài năng bẩm sinh, hơn người, mà đây chính là cái mà ông André Maurois đã viết, đó là sự đi đến tận cùng trong công việc mình làm, trong việc mình được giao, không thể lấy "miệng mồm đỡ chân tay", hay chân tay đỡ trí não được. Và đó lại là phẩm chất mà ông Tành của "Thung Lũng Hoang Vắng" thiếu hoàn toàn.
Nếu như trong phim "Thung Lũng Hoang Vắng", các cô giáo chỉ gọi "anh Tành ơi" mà không gọi là "thầy hiệu trưởng ơi" thì người ta đã nghĩ ông Tành chỉ là một người làm tạp vụ tốt bụng trong trường: sáng ra đánh kẻng vào lớp, vận động học trò đến lớp; đi chợ mua rau, thắp đčn dầu, sửa mái lá... Chắc rằng thầy giáo miền núi thì phải làm kiêm nhiều thứ hơn thầy giáo miền xuôi, nhưng cái ông Tành này, ngoài những việc nêu trên, hoàn toàn không thấy có một phẩm chất gì thuộc về chuyên môn nhà giáo, chưa nói gì đến chuyên môn hiệu trưởng. Chưa bao giờ thấy ông đọc sách, kiểm tra giáo án. Buổi tối thì ông uống rượu (trong khi các cô giáo phải vào bản dạy lớp tối), hoặc ông sang phòng giáo viên nữ ngồi thừ ra làm người ta khó xử. Cái tốt của ông đi kčm cái dốt và tình cảm lộ liễu, nếu tôi mà là giáo viên như Giao, như Minh, ở một nơi hoang vắng như thế, chắc tôi đã phải gai người.
Xem phim xong, cứ thắc mắc hoài, vì sao một người như ông Tành, chịu bao nhiêu năm xa quê để sống với ngôi trường miền núi, tâm huyết đến mức khó tin với việc làm sao cho học trò tới lớp như thế, mà lại bàng quan với những gì học trò học trong lớp đến vậy. Và một thầy hiệu trưởng mà sao dốt thế không biết! Ông này học trường nào ra? Ai cử ông làm hiệu trưởng? Hay là Bộ giáo dục (trong phim) thấy ông dốt mà tốt, Bộ cử ông làm cái chức này, để Bộ dễ bắt nạt và bỏ mặc ông?
Ra khỏi phòng chiếu rồi còn thấy thương. Cái sự cô đơn của ông Tành, quả thực chẳng bao giờ giải quyết được đâu, trừ khi cho ông lấy cô Giao, hoặc cho ông về miền xuôi (nhưng phải tiếp tục làm hiệu trưởng, trong một ngôi trường có nhiều việc tay chân để làm).
Title: Re: Có đức mà không có tài
Post by: saos@ngmo on 17/10/06, 20:09
Post by: saos@ngmo on 17/10/06, 20:09
Có đổ tội được mới nhẹ người
Thưa ngành du lịch,
Tôi biết tôi có những cái tội sau, mà với tư cách một công dân thì e khó có thể tha thứ:
1. Nắm thông tin gì về nước mình cũng lù mù dù mỗi ngày đều có đọc báo, xem TV.
2. Ở ngay trong thành phố mà không biết thành phố mình có cái gì đẹp. Đến khi "cái gì đẹp" sắp bị phá đi thì mới giật mình.
Tôi phát hiện ra những cái tội này khi hôm trước, đọc báo Tuổi Trẻ, thấy có cả một chuyên đề nói về dự án Đại lộ Đông Tây cùng những di tích có thể bị dự án này phá bỏ trên đường đi thần tốc của nó, rồi sau đó, tôi mới hối hả rủ một chị bạn đi dọc theo bến Bình Đông cùng kinh Tàu Hủ, thăm thú những con đường (nghe nói) sắp bị phá đó. Và chị bạn tôi nói, "Hóa ra Sài Gòn có hẳn cả một vùng đẹp thế này sao?!"
Thưa ngành du lịch,
Với tư cách công dân của thành phố Hồ Chí Minh, tôi thấy mình có lỗi, vì lâu nay bạn bč phương xa đến, tôi chỉ quẩn quanh dẫn vào chợ Bến Thành mua guốc, sau đó vào chùa Vĩnh Nghiêm xem tượng, đi vòng quanh khu Nhà thờ Đức Bà với Diamon Plaza xem này chúng tao chẳng thua gì chúng mày, buổi tối thì lên Bình Quới ăn thức ăn khẩn hoang, và ngày hôm sau thì đăng ký ngay một chuyến "Mekong Delta", đêm nằm nghĩ đến ngày về Sài Gòn mà rởn tóc gáy, tao dẫn mày đi đâu bây giờ?
Tôi lại còn để cho bạn phương xa thích thú chụp những bức ảnh của Hành lang Eden ngày xưa giờ điêu tàn ngay giữa lòng thành phố, hoặc những dãy nhà cổ bề thế Quách Đàm xây quanh chợ Bình Tây hoang phế hàng chục năm như những dãy nhà ma. Tôi đã không cãi lại khi chúng nó nói: "Thành phố này có cũng như không có công viên." Và thú thực là tôi đã hào hứng mua vé máy bay hộ chúng nó đi Hội An, kčm theo một câu thiếu tinh thần địa phương hết sức, là: "Hội An làm du lịch tốt hơn Sài Gòn gấp bội."
Tôi xin lỗi, tôi có tội.
Nhưng làm cho tôi mắc cái tội trên, thì là tội của ai?
Đi buổi tối dọc kinh Tàu Hủ. Tối không đủ nhìn thấy rác trên dòng nước thẳng tắp mà theo sách cụ Vương Hồng Sển viết là đào bằng tay từ thế kỷ thứ 19, để "trở thành con đường chiến lược" một thời, với những nhà máy xay lúa trên bờ cũng một thời vang bóng; Chỉ thấy hai bên bờ, chen giữa những nhà ống mới xây là những tòa nhà cổ rất đẹp, cùng không khí của sông nước ngang dọc mênh mang rất Nam bộ.
Thưa ngành du lịch,
Bây giờ thì đến "tội" của ông (bà).
Sao có cả một khu vực (có thể thành) hữu tình thế này mà không khai thác thành một khu đi dạo như kiểu Hội An, cho tôi có thể dẫn bạn đến chơi và thả bộ, ghé vào cửa hàng này mua lụa, tạt vào quán nhỏ này ăn bát chč; thăm những căn nhà cổ bán sách và quà lưu niệm, và buổi tối có thể ấm áp đčn lồng trước cửa nhà dọc suốt hai bên bờ?
Thưa ngành du lịch,
Tôi đã nghĩ ra cách chuộc lỗi của tôi rồi: tôi sẽ chụp lại thật nhiều ảnh của cái khu Bình Đông này, để sau này đổi thành màu đen trắng hay nâu nâu, cho con cháu nhìn, một khi những khu phố không còn nữa.
Với cái máy tính, tôi có thể xóa rác trên dòng kinh, đổi màu dòng nước, xóa nhà ổ chuột bên bờ, trồng thêm cây vào, dặm vá lại các tòa nhà cổ, thay những căn nhà ống bằng những tòa nhà giả cổ. Những gì các vị không làm được thì cái máy của tôi làm được hết.
Nhưng, tôi đang lo. Nếu con tôi nhìn thấy những cái ảnh này, thì nó sẽ hỏi: "Phố du lịch đẹp thế này, sao lại phá?"
Thế thì tôi bí mất. Chi bằng cứ để nguyên trạng thế này trên ảnh, và vu cho là nó xấu, nó mục nát, nó không phục hồi được, mới phải phá đi. Thế có lẽ tiện hơn, phải không ạ?
Tôi đã nhận ra lỗi, và nhận lỗi. Lại tìm ra giải pháp làm yên ả cái lương tâm (công dân) tôi.
Lại càng yên ả hơn, khi tôi đã đổ được một phần lỗi của tôi sang một cơ quan có thẩm quyền khác.
Thưa ngành du lịch,
Tôi biết tôi có những cái tội sau, mà với tư cách một công dân thì e khó có thể tha thứ:
1. Nắm thông tin gì về nước mình cũng lù mù dù mỗi ngày đều có đọc báo, xem TV.
2. Ở ngay trong thành phố mà không biết thành phố mình có cái gì đẹp. Đến khi "cái gì đẹp" sắp bị phá đi thì mới giật mình.
Tôi phát hiện ra những cái tội này khi hôm trước, đọc báo Tuổi Trẻ, thấy có cả một chuyên đề nói về dự án Đại lộ Đông Tây cùng những di tích có thể bị dự án này phá bỏ trên đường đi thần tốc của nó, rồi sau đó, tôi mới hối hả rủ một chị bạn đi dọc theo bến Bình Đông cùng kinh Tàu Hủ, thăm thú những con đường (nghe nói) sắp bị phá đó. Và chị bạn tôi nói, "Hóa ra Sài Gòn có hẳn cả một vùng đẹp thế này sao?!"
Thưa ngành du lịch,
Với tư cách công dân của thành phố Hồ Chí Minh, tôi thấy mình có lỗi, vì lâu nay bạn bč phương xa đến, tôi chỉ quẩn quanh dẫn vào chợ Bến Thành mua guốc, sau đó vào chùa Vĩnh Nghiêm xem tượng, đi vòng quanh khu Nhà thờ Đức Bà với Diamon Plaza xem này chúng tao chẳng thua gì chúng mày, buổi tối thì lên Bình Quới ăn thức ăn khẩn hoang, và ngày hôm sau thì đăng ký ngay một chuyến "Mekong Delta", đêm nằm nghĩ đến ngày về Sài Gòn mà rởn tóc gáy, tao dẫn mày đi đâu bây giờ?
Tôi lại còn để cho bạn phương xa thích thú chụp những bức ảnh của Hành lang Eden ngày xưa giờ điêu tàn ngay giữa lòng thành phố, hoặc những dãy nhà cổ bề thế Quách Đàm xây quanh chợ Bình Tây hoang phế hàng chục năm như những dãy nhà ma. Tôi đã không cãi lại khi chúng nó nói: "Thành phố này có cũng như không có công viên." Và thú thực là tôi đã hào hứng mua vé máy bay hộ chúng nó đi Hội An, kčm theo một câu thiếu tinh thần địa phương hết sức, là: "Hội An làm du lịch tốt hơn Sài Gòn gấp bội."
Tôi xin lỗi, tôi có tội.
Nhưng làm cho tôi mắc cái tội trên, thì là tội của ai?
Đi buổi tối dọc kinh Tàu Hủ. Tối không đủ nhìn thấy rác trên dòng nước thẳng tắp mà theo sách cụ Vương Hồng Sển viết là đào bằng tay từ thế kỷ thứ 19, để "trở thành con đường chiến lược" một thời, với những nhà máy xay lúa trên bờ cũng một thời vang bóng; Chỉ thấy hai bên bờ, chen giữa những nhà ống mới xây là những tòa nhà cổ rất đẹp, cùng không khí của sông nước ngang dọc mênh mang rất Nam bộ.
Thưa ngành du lịch,
Bây giờ thì đến "tội" của ông (bà).
Sao có cả một khu vực (có thể thành) hữu tình thế này mà không khai thác thành một khu đi dạo như kiểu Hội An, cho tôi có thể dẫn bạn đến chơi và thả bộ, ghé vào cửa hàng này mua lụa, tạt vào quán nhỏ này ăn bát chč; thăm những căn nhà cổ bán sách và quà lưu niệm, và buổi tối có thể ấm áp đčn lồng trước cửa nhà dọc suốt hai bên bờ?
Thưa ngành du lịch,
Tôi đã nghĩ ra cách chuộc lỗi của tôi rồi: tôi sẽ chụp lại thật nhiều ảnh của cái khu Bình Đông này, để sau này đổi thành màu đen trắng hay nâu nâu, cho con cháu nhìn, một khi những khu phố không còn nữa.
Với cái máy tính, tôi có thể xóa rác trên dòng kinh, đổi màu dòng nước, xóa nhà ổ chuột bên bờ, trồng thêm cây vào, dặm vá lại các tòa nhà cổ, thay những căn nhà ống bằng những tòa nhà giả cổ. Những gì các vị không làm được thì cái máy của tôi làm được hết.
Nhưng, tôi đang lo. Nếu con tôi nhìn thấy những cái ảnh này, thì nó sẽ hỏi: "Phố du lịch đẹp thế này, sao lại phá?"
Thế thì tôi bí mất. Chi bằng cứ để nguyên trạng thế này trên ảnh, và vu cho là nó xấu, nó mục nát, nó không phục hồi được, mới phải phá đi. Thế có lẽ tiện hơn, phải không ạ?
Tôi đã nhận ra lỗi, và nhận lỗi. Lại tìm ra giải pháp làm yên ả cái lương tâm (công dân) tôi.
Lại càng yên ả hơn, khi tôi đã đổ được một phần lỗi của tôi sang một cơ quan có thẩm quyền khác.