Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: saos@ngmo on 19/10/06, 11:51 Return to Full Version
Title: 3 truyện ngắn Nga kinh điển
Post by: saos@ngmo on 19/10/06, 11:51
Post by: saos@ngmo on 19/10/06, 11:51
3 truyện ngắn Nga kinh điển
Ravi Vyas
Khác với biên độ rộng lớn của tiểu thuyết, truyện ngắn chỉ xác lập ranh giới bằng một sự kiện chủ chốt, một tình huống đơn lẻ nhưng được đẩy đến mức cực đoan, mang giá trị phổ quát. Là một thể loại súc tích, cô đọng, truyện ngắn giống như bài thơ trữ tình nhưng có thể phát lộ, soi sáng sự thật hoặc những triết lý về cuộc sống và con người.
Ngay cả với những truyện ngắn khá dài hơi, nhà văn cũng khó có cơ hội xây dựng nhân vật thông qua chuỗi hành động có quy mô lớn, khó miêu tả sự thay đổi của cuộc đời con người trong một khoảng thời gian ngắn. Trên thực tế, nhân vật truyện ngắn chỉ được khắc hoạ qua một lát cắt. Tình huống có xu hướng lấn át nhân vật, hoàn cảnh điển hình có xu hướng lấn át tính cách trong việc tạo ra giá trị cho tác phẩm. Tất cả phụ thuộc vào cường độ của cảm xúc và sự chắt lọc của chi tiết được lựa chọn. Nhà văn không có cơ hội thứ hai, hoặc vượt qua thử thách đó, hoặc thất bại.
Chúng ta đã được chứng kiến những thành tựu này của truyện ngắn trong nền văn học Nga thế kỷ 19 - một nền văn học giàu có truyện ngắn hơn bất kỳ nền văn học châu Âu đương thời nào. Bởi lẽ, hầu như không một nhà văn lớn nào của Nga không sáng tác truyện ngắn. Cái chết của Ivan Illych của Leo Tolstoy, Phòng số 6 của Chekhov và Chiếc áo khoác của Gogol là 3 trong số rất nhiều truyện ngắn mà từ một lát cắt ngẫu nhiên, tác giả đưa đem đến cho người đọc cái nhìn phổ quát về cuộc sống, diễn đạt được những ý nghĩa triết học qua các hình ảnh tạo dựng bằng ngôn từ.
Trang bìa truyện Cái chết của
Trang bìa truyện Cái chết của Ivan Illych.
Đúng như tên gọi của tác phẩm, Cái chết của Ivan Illych là câu chuyện về những giờ phút cuối đời của Ivan. Người ta cho rằng, càng đến gần với cái chết, cả chặng đường dài của cuộc đời con người càng vụt hiện lên trong những giờ khắc ngắn ngủi, trong sự bao vây kinh khủng của nỗi cô đơn.
Tolstoy viết Cái chết của Ivan Illych như chắt ra từ những ám ảnh bẩm sinh chứ không phải là từ những vốn sống ông thu lượm được trên cả một hành trình dài: "... nỗi cô đơn mà Ivan phải trải qua khi ông úp mặt vào lưng tấm chiếc đi văng. Giữa gia đình, bč bạn, giữa một thành phố đông đúc, ông bị bủa vây bởi nỗi cô đơn còn sâu hơn cả chiều sâu biển cả, sâu hơn cả chiều rộng trái đất, sâu hơn hết thảy mọi thứ trên đời". Ivan không thể chia sẻ cảm giác này với bất cứ một ai, ông phải đối diện với những giờ tàn của số phận mà không nhận được bất cứ sự cảm thông và đồng điệu nào.
Những giờ phút cuối đời của Ivan không có người thân bên cạnh. Đau khổ hơn cho ông là sự chịu đựng thái độ dối trá và khinh bỉ của bà vợ. Trong mắt bà, ông và căn bệnh thập tử nhất sinh của ông là cả một sự phiền phức, dẫu Ivan đâu có đòi hỏi gì nhiều. Không ai có thể quên được hình ảnh một ông già trong giờ khắc chờ cái chết, đau đáu nhìn vào khoảng không thinh lặng và hồi tưởng về chặng đường sống của mình.
Trong Phòng số 6 của Chekhov, bác sĩ Ragin, quá chán ngán với thế giới của những con người bình thường nhưng ngu xuẩn và lố bịch, đã kết bạn với một bệnh nhân tâm thần ở phòng số 6. Dù không một từ ngữ nào bộc lộ một cách trực tiếp nhưng 87 trang truyện ngắn này đã tái hiện được hình tượng mang tính chất khái quát về một xã hội Nga đầy không khí ngột ngạt và tù túng. Sau khi đọc xong truyện ngắn này, Lenin đã tâm sự với chị: "Tối qua, khi đọc xong Phòng số 6, em cảm thấy rất khó chịu. Em phải đứng dậy và đi ra khỏi phòng. Em cảm thấy như chính mình đang bị giam trong cái phòng số 6 đó vậy".
Câu chuyện kết thúc bằng cái chết của Ragin đã khiến người đọc liên tưởng đến một ranh giới nhập nhoà giữa sự tỉnh táo, sáng suốt và sự điên dại, mất trí.
Chiếc áo khoác của Gogol là câu chuyện về một viên chức nhỏ, có địa vị thấp kém. Phát hiện ra chiếc áo khoác che thân của mình đã trở nên rách nát, Akakii Akakievich quyết định gom góp tiền để mua một chiếc áo mới. Nhưng khi thực hiện được ước mơ của mình, Akakievich chỉ kịp mặc hai lần: một lần đến cơ quan và một lần đến nhà bạn. Trên đường từ nhà bạn trở về, chiếc áo của ông bị kẻ gian lột mất. Hoảng sợ, thất vọng và dầm mưa rét trên đường về nhà, viên công chức già lên cơn sốt và chết.
"Tất cả chúng ta đều sinh ra từ Chiếc áo khoác", lời nhận xét của Dostoevsky chứng tỏ, Chiếc áo khoác của Gogol không chỉ là một câu chuyện về đạo đức con người. Nó là thái độ đứng về phía những con người nhỏ bé chống lại bạo lực cường quyền. Chính vì vậy, Chiếc áo khoác có ý nghĩa biểu tượng.
Bất kể những gì mà Tolstoy, Chekhov và Gogol đã viết, chỉ 3 truyện ngắn này thôi cũng đủ làm nên vị trí của họ trên văn đàn thế giới.
H.T. dịch
(Nguồn: Hindu)
Ravi Vyas
Khác với biên độ rộng lớn của tiểu thuyết, truyện ngắn chỉ xác lập ranh giới bằng một sự kiện chủ chốt, một tình huống đơn lẻ nhưng được đẩy đến mức cực đoan, mang giá trị phổ quát. Là một thể loại súc tích, cô đọng, truyện ngắn giống như bài thơ trữ tình nhưng có thể phát lộ, soi sáng sự thật hoặc những triết lý về cuộc sống và con người.
Ngay cả với những truyện ngắn khá dài hơi, nhà văn cũng khó có cơ hội xây dựng nhân vật thông qua chuỗi hành động có quy mô lớn, khó miêu tả sự thay đổi của cuộc đời con người trong một khoảng thời gian ngắn. Trên thực tế, nhân vật truyện ngắn chỉ được khắc hoạ qua một lát cắt. Tình huống có xu hướng lấn át nhân vật, hoàn cảnh điển hình có xu hướng lấn át tính cách trong việc tạo ra giá trị cho tác phẩm. Tất cả phụ thuộc vào cường độ của cảm xúc và sự chắt lọc của chi tiết được lựa chọn. Nhà văn không có cơ hội thứ hai, hoặc vượt qua thử thách đó, hoặc thất bại.
Chúng ta đã được chứng kiến những thành tựu này của truyện ngắn trong nền văn học Nga thế kỷ 19 - một nền văn học giàu có truyện ngắn hơn bất kỳ nền văn học châu Âu đương thời nào. Bởi lẽ, hầu như không một nhà văn lớn nào của Nga không sáng tác truyện ngắn. Cái chết của Ivan Illych của Leo Tolstoy, Phòng số 6 của Chekhov và Chiếc áo khoác của Gogol là 3 trong số rất nhiều truyện ngắn mà từ một lát cắt ngẫu nhiên, tác giả đưa đem đến cho người đọc cái nhìn phổ quát về cuộc sống, diễn đạt được những ý nghĩa triết học qua các hình ảnh tạo dựng bằng ngôn từ.
Trang bìa truyện Cái chết của
Trang bìa truyện Cái chết của Ivan Illych.
Đúng như tên gọi của tác phẩm, Cái chết của Ivan Illych là câu chuyện về những giờ phút cuối đời của Ivan. Người ta cho rằng, càng đến gần với cái chết, cả chặng đường dài của cuộc đời con người càng vụt hiện lên trong những giờ khắc ngắn ngủi, trong sự bao vây kinh khủng của nỗi cô đơn.
Tolstoy viết Cái chết của Ivan Illych như chắt ra từ những ám ảnh bẩm sinh chứ không phải là từ những vốn sống ông thu lượm được trên cả một hành trình dài: "... nỗi cô đơn mà Ivan phải trải qua khi ông úp mặt vào lưng tấm chiếc đi văng. Giữa gia đình, bč bạn, giữa một thành phố đông đúc, ông bị bủa vây bởi nỗi cô đơn còn sâu hơn cả chiều sâu biển cả, sâu hơn cả chiều rộng trái đất, sâu hơn hết thảy mọi thứ trên đời". Ivan không thể chia sẻ cảm giác này với bất cứ một ai, ông phải đối diện với những giờ tàn của số phận mà không nhận được bất cứ sự cảm thông và đồng điệu nào.
Những giờ phút cuối đời của Ivan không có người thân bên cạnh. Đau khổ hơn cho ông là sự chịu đựng thái độ dối trá và khinh bỉ của bà vợ. Trong mắt bà, ông và căn bệnh thập tử nhất sinh của ông là cả một sự phiền phức, dẫu Ivan đâu có đòi hỏi gì nhiều. Không ai có thể quên được hình ảnh một ông già trong giờ khắc chờ cái chết, đau đáu nhìn vào khoảng không thinh lặng và hồi tưởng về chặng đường sống của mình.
Trong Phòng số 6 của Chekhov, bác sĩ Ragin, quá chán ngán với thế giới của những con người bình thường nhưng ngu xuẩn và lố bịch, đã kết bạn với một bệnh nhân tâm thần ở phòng số 6. Dù không một từ ngữ nào bộc lộ một cách trực tiếp nhưng 87 trang truyện ngắn này đã tái hiện được hình tượng mang tính chất khái quát về một xã hội Nga đầy không khí ngột ngạt và tù túng. Sau khi đọc xong truyện ngắn này, Lenin đã tâm sự với chị: "Tối qua, khi đọc xong Phòng số 6, em cảm thấy rất khó chịu. Em phải đứng dậy và đi ra khỏi phòng. Em cảm thấy như chính mình đang bị giam trong cái phòng số 6 đó vậy".
Câu chuyện kết thúc bằng cái chết của Ragin đã khiến người đọc liên tưởng đến một ranh giới nhập nhoà giữa sự tỉnh táo, sáng suốt và sự điên dại, mất trí.
Chiếc áo khoác của Gogol là câu chuyện về một viên chức nhỏ, có địa vị thấp kém. Phát hiện ra chiếc áo khoác che thân của mình đã trở nên rách nát, Akakii Akakievich quyết định gom góp tiền để mua một chiếc áo mới. Nhưng khi thực hiện được ước mơ của mình, Akakievich chỉ kịp mặc hai lần: một lần đến cơ quan và một lần đến nhà bạn. Trên đường từ nhà bạn trở về, chiếc áo của ông bị kẻ gian lột mất. Hoảng sợ, thất vọng và dầm mưa rét trên đường về nhà, viên công chức già lên cơn sốt và chết.
"Tất cả chúng ta đều sinh ra từ Chiếc áo khoác", lời nhận xét của Dostoevsky chứng tỏ, Chiếc áo khoác của Gogol không chỉ là một câu chuyện về đạo đức con người. Nó là thái độ đứng về phía những con người nhỏ bé chống lại bạo lực cường quyền. Chính vì vậy, Chiếc áo khoác có ý nghĩa biểu tượng.
Bất kể những gì mà Tolstoy, Chekhov và Gogol đã viết, chỉ 3 truyện ngắn này thôi cũng đủ làm nên vị trí của họ trên văn đàn thế giới.
H.T. dịch
(Nguồn: Hindu)