Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: kien lua thong minh on 15/07/06, 16:33 Return to Full Version

Title: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: kien lua thong minh on 15/07/06, 16:33
BÔNG HỒNG VŔNG
(Pauxtopxki)

Chắc có lẽ đã nhiều người xem vở kịch này trên chương trình Tâm hồn cao thượng rồi. Hôm nay rảnh rỗi nên post lên cho mọi người thưởng thức xem đọc truyện và xem kịch thì cái nào hay hơn.
Truyện này in lâu lắm rồi nên tên riêng bị phiên âm ra tiếng Việt cả. Thông cảm nha!

Tôi không sao nhớ ra được là mình đã biết câu chuyện anh thợ quét rác thành Pari tên là Giăng Samet như thế nào. Samet kiếm sống bằng nghề quét dọn những xưởng thủ công trong khu phố anh ở.
Samet sống trong một túp lều ở ngoại thành. Tất nhiên, có thể tả tỉ mỉ khu ngoại ô và như vậy sẽ đưa độc giả ra ngoài lề câu chuyện. Nhưng thiết tưởng chỉ cần nhắc lại rằng đến nay ở những khu ngoại thành Pari vẫn còn lại những tường thành cổ bằng đất cũng đủ. Vào khoảng thời gian xảy ra câu chuyện, những bụi hoa kim ngân và sơn trà vẫn mọc um tùm trên tường thành và chim choc làm tổ trong những bụi đó.
Túp lều của anh thợ quét rác nằm ép sát vào chân tường thành phía bắc, kề bên những ngôi nhà nhỏ bé của các bác hàng thiết, các bác thợ giày, những người đi nhặt đầu mẫu thuốc lá và những người ăn mày.
Nếu như Môpatxăng để ý đến cuộc sống của những người cư trú trong những túp lều nọ, hẳn ông đã viết thêm được một số truyện ngắn tuyệt hay. Có khi chúng sẽ làm cho vinh quang vốn đã vững chắc của ông thêm nhiếu vòng hoa chiến thắng mới.
Đáng tiếc là không một người ngoài cuộc nào để mắt đến những nơi ấy, trừ lũ mật thám. Mà bọn này cũng chỉ ló mặt đến đây trong trường hợp phải đi lùng kiếm đồ vật mất trộm.
Bằng vào biệt hiệu "Gő kiến" mà hàng xóm láng giềng đặt cho Samet, ta phải hình dung anh là một người gầy gò, mũi nhọn và dưới vành mũ bao giờ cũng lủng lẳng một mớ tóc giống như mào chim.
Trước kia, Samet đã từng được sống những ngày sung sướng. Anh đăng lính trong quân đội của "Tiểu Napoleon" trong thời gian chiến tranh ở Mehico.
Samet gặp may. Anh bị sốt rét nặng ở Vera-Krux. Anh lính ốm yếu chưa từng qua một trận đọ súng thực sự nào liền được gửi về nước. Viên chỉ huy trung đoàn nhân dịp bčn nhờ Samet đưa đứa con gái lên tám của ông tên là Xuyzan về Pháp.
Viên chỉ huy góa vợ, vì thế đi đâu ông cũng phải lão đão mang con gái theo. Nhưng lần này ông quyết định chia tay với con và gửi nó về cho người chị ở Ruăng. Khí hậu Mehico rất độc đối với trẻ con Âu. Thêm vào đó cuộc chiến tranh du kích hỗn độn ở đây chẳng thiếu gì những nguy hiểm bất ngờ.
Trên đường Samet về Pháp khí nóng bốc ngùn ngụt trên Đại Tây Dương. Con bé suốt ngày im lặng. Thậm chí nhìn những con cá bay vọt lên khỏi mặtnước bóng nhẫy nó cũng chẳng mỉm cười.
Samet hết sức chăm sóc Xuzan. Tất nhiên, anh cũng hiểu rằng con bé không chỉ mong được anh chăm sóc, mà còn muốn được âu yếm vuốt ve. Mà anh, tên lính của một trung đoàn thuộc địa, anh có thể nghĩ ra được cái gì trìu mến kia chứ? Anh có thể mua vui cho nó bằng cách gì đây? Đánh mạt chượt với nó chăng? Hay hát cho nó nghe những bài hát thô tục của lính tráng?
Nhưng dù sao thì cũng không thể cứ nín lặng mãi. Càng ngày anh càng hay bắt gặp cái nhìn băn khoăn của con bé. Cuối cùng anh đánh liều bắt đầu kể cho nó nghe một cách không có mạch lạc cuộc đời mình, nhớ lại những tình tiếtnhỏ nhặt nhất về một vạn chài trên bờ biển Măngsơ, những bãi cát tơi, những vũng nước khi triều xuống, ngôi nhà thờ nhỏ trong thôn với quả chuông ran, chuyện bà mẹ anh chữa cho hàng xóm láng giềng khỏi chứng đau rát thực quản.
Samet không tìm được chuyện gì buồn cười trong những mẫu ký ức đó để làm vui cho Xuyzan. Nhưng anh ngạc nhiên thấy con bé háo hức nghe những chuyện ấy và thậm chí còn bắt anh kể đi kể lại, đòi biết thêm những tình tiết mới.
Samet nặn óc tìm cho ra những tình tiết ấy mãi cho đến khi anh không còn tin được là chúng có thật. Đó không còn là những ký ức, mà chỉ là những bong dáng mờ nhạt của chúng. Chúng tan ra như những mảnh sương mù. thực vậy, Samet không hề ngờ rằng sẽ có lúc anh phải khôi phục lại trong trí nhớ quãng thời gian vô ích ấy của đời mình.
Có lần anh mang máng nhớ tới một bong hồng bằng vàng. Cũng chẳng ra là Samet đã trông thấy bông hồng thô kệch đánh bằng vàng đã xuống nước móc vào cây thánh giá Chúa trong nhà một bà lão dân chài, mà cũng chẳng ra anh đã nghe những câu chuyện về bông hồng đó do những người láng giềng kể lại.
Không, đúng là anh thậm chí đã thấy bông hồng đó và còn nhớ nó sáng lấp lánh như thế nào, mặc dù bên ngoài cửa sổ không có nắng và cơn bão buồn thảm đang sôi sục ngoài eo biển. Càng về sau Samet càng nhớ rő thêm cái ánh lấp lánh ấy: nó giống như mấy ngọn lửa nhỏ cháy sáng dưới một trần nhà thấp.
Mọi người trong thôn đều ngạc nhiên thấy bà lão dân chài không chịu bán vật quý của mình. Bán nó đi bà có thể thu được món tiền lớn. Chỉ một mình mẹ Samet cả quyết rằng bán bông hồng vàng ấy đi là có tội bởi vì đó là quà chúc phúc của người tình bà lão tặng bà, khi bà còn là một cô gái tươi hơn hớn làm ở nhà máy đóng hộp cá xác-đin ở tỉnh Ôđécnơ.
- Trên thế gian này hiếm ai có được những bông hồng vàng, - mẹ Samet nói – nhà nào có nó, nhà ấy sẽ được hạnh phúc. Mà không riêng gì họ, ai đụng tới bông hồng đó, người đó cũng sẽ được như vậy.
.....
(còn nữa)
Title: Hồi âm: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: saos@ngmo on 17/07/06, 04:06
ồ, truyện này rất là cool đấy, mình đã đọc nó trong tuyển tập "Bụi quí" của nhiều tác giả, cách đây vài năm và mới đây lại được đọc trong cuốn "Bông hồng vàng và bình minh mưa" của Pautovski, đọc mãi ko chán
Title: Hồi âm: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: kien lua thong minh on 17/07/06, 09:33
Bông hồng vàng
( phần tiếp)
....
Thằng bé Samet sốt ruột đợi mãi ngày bà lão dân chài sẽ được hưởng hạnh phúc. Nhưng cả đến bóng dáng của hạnh phúc cũng chẳng thấy đâu. Ngôi nhà của bà lão run rẩy trước gió và tối tối trong nhà cũng chẳng có ánh lửa.
Thế rồi Samet bỏ làng ra đi, không đợi được đến ngày cuộc đời bà lão đổi thay. Mãi một năm sau, một người quen làm thợ đốt lò trên con tàu chở thư ở Lơ Havrơ mới kể cho anh nghe rằng con trai bà lão bất thình lình từ Pari trở về, anh chàng học sĩ đó râu xồm, vui nhộn và có tính khí kỳ quặc. Từ ngày ấy người ta không còn có thể nhận ra túp lều kia nữa. nó trở nên ồn ào và dư dật. Người ta kháo nhau rằng bọn họa sĩ vẽ lăng nhăng cũng kiếm được ối tiền.
Một hôm, ngồi trên boong tàu, Samet đang dùng chiếc lược sắt của mình chải mớ tóc rối tung trước gió của Xuyzan thì con bé hỏi anh:
- Anh Giăng ơi, rồi cũng có người cho em một bông hồng vàng chứ?
- Rất có thể - Samet trả lời. - Rồi cũng sẽ có một thằng dỡ hơi nào đó cho em, Xuyzan ạ! Trong đại đội anh có một chú lính gầy nhom. Thằng cha thật tốt số lạ lùng. Hắn nhặt được trên chiến trường một chiếc hàm giả gẫy, bằng vàng. Cả đại đội bčn bán đi lấy tiền nhậu. Chuyện đó xảy ra hồi chiến tranh Annam. Các chàng pháo thủ say ruợu mới lấy súng cối bắn chơi cho vui, đạn rơi vào miệng ngọn núi lửa đã tắt, nổ tung trong đó, và bị cú bất ngờ này núi lửa thường thở phì phì và phun lửa. Có trời biết tên ngọn núi lửa ấy là gì? Hình như là Krata-Taka thì phải. Nó phun mới dữ làm sao! Bốn chục người dân bản xứ đang yên lành lăn cổ ra chết. Chỉ vì một cái hàm giả hỏng mà ngần ấy người toi mạng, thật quá quẩn! Về sau mới biết ra là hàm răng ấy của chính ông đại tá đơn vị anh đánh rơi. Vụ này rồi sau cũng được dẹp đi – uy tín qân đội trên hết mà. Nhưng bọn anh thì chuyến ấy say bí tỉ.
- Chuyện ấy xảy ra ở đâu hả anh? – Xuyzab nghi ngờ hỏi.
- Anh đã nói rồi mà, ở nước Annam, ở Đông Dương. Ở đấy đại dương bùng bùng lửa cháy, chẳng khác gì dưới địa ngục, còn những con sứa thì giống như những cái váy viền đăng ten của vũ nữ. Ở đấy lại còn ẩm ướt nữa chứ, đến nỗi chỉ một đêm thôi, nấm đã mọc lên trong ủng của bọn anh. Anh mà nói dối thì xin cứ treo cổ anh lên.
Trước đó Samet đã nghe nhiều chuyện bịa đặt của lính tráng, nhưng riêng anh, anh chưa từng bịa chuyện bao giờ thấy cần phải làm như vậy. còn giờ đây anh coi việc làm vui cho Xuyzan là một bổn phận thiêng liêng.
Samet đưa con bé đến Ruăng và trao tận tay cho bác gái của Xuyzan - một người đàn bà cao lớn, có đôi môi tái nhợt và mím chặt. Bà lão đeo hạt cườm đen khắp mình trông như một con rắn ở rạp xiếc.
Con bé vừa nhìn thấy bà ta đã vội bám chặt lấy Samet và nép vào cái áo ca pốt bạc phếch của anh.
- Không sao! – Samet thì thầm và khẽ đẩy vào vai Xuyzan. - Bọn lính trơn các anh cũng chẳng được lựa chọn cho mình các ông đại đội trưởng đâu. chịu khó vậy, Xuzi, cô lính ạ!
Samet bỏ đi. Anh ngoảnh lại mấy lần nhìn lên những khung cửa sổ của ngôi nhà buồn tẻ, ở đó đến gió cũng chẳng buồn lay động những bức rčm. Nghe rő tiếng đồng hồ hối hả trong những quán nhỏ nằm trong các phố hẹp. Trong túi dết Samet còn giữ lại một kỷ niệm của Xuyzan, một cái nơ buộc tóc đã nhàu nát màu xanh. Có trời biết vì sao cái băng đó lại thơm dịu đến thế, như thể nó được để lâu trong một giành hoa tím.
Bệnh sốt rét Mehico đã hủy hoại sức khỏe Samet. Anh chưa được thăng chức đội trưởng thì đã bị thải rồi. Samet trở về cuộc sống dân thường với hàm binh nhì.
Năm tháng qua đi trong cảnh thiếu thốn đơn điệu. Samet nếm hết nghề khốn khổ này đến nghề khốn khổ khác và cuối cùng anh trở thành người hốt rác thành Pari. Từ đó mùi bụi bặm và rác rưởi lúc nào cũng ám vào anh. Anh cảm thấy nó cả trong cơn gió thoảng từ phía sông Xen luồn vào trong phố, cả trong những bó hoa ướt át mà các bà lão ăn vận sạch sẽ đứng bán trên các đại lộ.
Ngày lại ngày quyện lấy nhau trong một màu vàng đục. Nhưng đôi khi trong cái màu vàng đục ấy, Samet lại thấy hiện lên trong lòng mình một áng mây hồng: đó là bộ áo dài củ của Xuyzan. Từ tấm áo ấy phảng phất hương xuân tươi mát như thể người ta cũng để nó lâu trong một giành hoa tím.
Xuyzan giờ ở đâu? Em sống ra sao? Samet biết ngày nay Xuyzan đã là một cô gái trưởng thành, còn cha nàng thì đã bị tử thương.
Đã nhiều lần Samet định đi Ruăng thăm Xuyzan. Nhưng anh cứ lần lữa mãi cho đến lúc chợt hiểu rằng mình đã bỏ lỡ thời gian và chắc chắn Xuyzan đã quên hẳn anh rồi.
Anh tự mắng mình là đồ bị thịt, khi nhớ đến cuộc chia tay với Xuyzan. Đáng lẽ phải hôn con bé thì anh lại ấn vào lưng nó, đẩy nó tới chỗ con quạ già nọ và bảo: "Chịu khó vậy, Xuzi, cô lính ạ!"
Ai cũng biết những người thợ hốt rác chỉ làm việc ban đêm. Có hai nguyên nhân buộc họ phải làm đêm như vậy: đó là vì rác rưởi do hoạt động náo nhiệt và không phải lúc nào cũng có ích của con người thải ra tích tụ nhiều nhất vào cuối ngày và ngoài ra, những người thợ hốt rác không được phép xúc phạm thị giác và khứu giác của người đất kinh kỳ. Ban đêm hầu như chẳng có ai trông thấy việc làm của những người hốt rác, trừ lũ chuột cống.
Samet đã quen với công việc về đêm và còn thích thú cái khoảng thời gian ấy là đằng khác. nhất là vào lúc ánh bình minh uể oải bắt đầu chọc thủng màn đêm trên thành phố. Sương mù vương vất trên sông Xen, nhưng sương không bao giờ bay lên quá thành cầu.
Một hôm, cũng vào một buổi bình minh mờ mịt hơi sương như thế, Samet đi trên cầu Phế binh và gặp một thiếu phụ mặc áo dài màu tím nhạt, đính đăng ten đen. thiếu phụ đứng trên thành cầu và nhìn xuống sông Xen.
Samet dừng lại, cất bỏ chiếc mũ bụi bặm và nói:
- Thưa tiểu thư, nước sông Xen lúc này lạnh lắm. Tiểu thư nên để tôi đưa về nhà thì hơn.
- Giờ đây tôi cũng chẳng có nhà.
Thiếu phụ trả lời rất nhanh và quay về phía Samet.
Samet để rơi chiếc mũ.
- Xuzi! – anh nói bằng một giọng tuyệt vọng và sung sướng đến cực độ - cô lính Xuzi! Cô bé của anh! Anh là Giăng Ecnet Samet đây, cái anh binh nhì ở trung đoàn thuộc địa số Hai mươi bảy đã đưa em về cho mụ bác gái tởm lợm ở Ruăng đấy. Em bây giờ xinh quá đi thôi! Tóc em chải mới khéo nữa chứ! Còn anh, cái thằng lính qučn này thì chẳng biết cách chải cho em.
- Giăng! - thiếu phụ kêu lên, đâm bổ tới ôm lấy cổ anh và khóc. – Giăng, anh vẫn tốt như xưa. Em còn nhớ hết mà!
- Ồ rő vớ vẩn! – Samet lầu bầu trong miệng. – Lòng tốt của anh thì lợi lộc gì cho ai. Có chuyện gì đã xảy ra với em vậy, em gái bé nhỏ của anh?
Samet kéo Xuyzan lại gần mình và làm cái việc mà anh không dám làm trước kia ở Ruăng: anh vuốt ve và hôn lên mái tóc óng ả của nàng. Rồi anh vội lánh ra, sợ Xuyzan ngửi thấy mùi hôi của chuột cống trên áo ngoài của anh. Nhưng Xuyzan lại càng nép chặt vào vai anh hơn.
- Có chuyện gì vậy, em bé nhỏ của anh? – Samet bối rối nhắc lại.
Xuyzan không trả lời. Nàng không nén được tiếng nức nở. Samet hiểu rằng lúc này chưa nên hỏi nàng chuyện gì hết.
- Anh có một cái hang ở chỗ tường thành. – Samet vội vã nói – Hơi xa đây một chút. Tất nhiên ở nhà chẳng có gì hết, nhẵn như chùi. Nhưng được cái có thể hâm nước cho nóng và nằm ngủ trên giường. ở đó em có thể tắm táp và nghỉ ngơi. Và nói chung em muốn ở bao nhiêu lâu tùy thích.
Xuyzan ở nhà Samet năm ngày. Năm ngày ấy một mặt trời kỳ lạ cất lên trên thành Pari. Hết thảy mọi căn nhà, kể cả những nhà cũ nhất, ám khói, tất cả những khu vườn và thậm chí cả cái hang của Samet nữa đều rực rỡ trong những tia sáng của vừng thái dương ấy như là một vật báu.
Ai chưa từng được xúc động với hơi thở nhč nhẹ của thiếu nữ trong giấc ngủ, người đó chưa thể hiểu thế nào là dịu dàng. Môi nàng tươi hơn cả những cánh hoa ẩm ướt và những hàng mi của nàng lấp lánh những giọt lệ đêm.
phải, những gì đã xảy ra với Xuyzan quả đúng như Samet dự đoán. Người tình của nàng - một diễn viên trẻ - đã phụ nàng. Nhưng năm ngày Xuyzan sống bên Samet đã đủ để cặp tình nhân làm lành với nhau.
Samet tham dự vào việc hòa giải đó. Anh phải mang thư của Xuyzan lại cho anh chàng diễn viên và đã dạy cho gã điển trai đáng ngán nọ một bài học về phép lịch sự khi gã định dúi vào tay anh vài xu tiền thưởng.
Sau đó ít lâu anh chàng diễn viên đáp xe ngựa đến tìm Xuyzan. Và đâu lại vào đó: một bó hoa, những cái hôn, tiếng cười qua nước mắt, lời xin lỗi và dáng vô tư ngượng ngập.
Khi đôi bạn trẻ lên đường, Xuyzan vội vã nhảy lên xe, nàng quên cả từ biệt Samet. Liền đó nàng sực nhớ ra, đỏ mặt và ngượng ngùng đưa tay cho anh.
- Em đã chọn lấy cuộc sống theo ý em, anh chỉ còn biết chúc em hạnh phúc - cuối cùng Samet mới lầu bầu nói.
- Em chưa biết rồi sẽ ra sao? – Xuyzan trả lời và mắt nàng ngấn lệ.
- Em băn khoăn như vậy thực là vô ích, em bé nhỏ của anh ạ! – anh chàng diễn viên trẻ dài giọng và nhắc lại – Em bé xinh đẹp của anh.
- Giá có ai tặng em một bông hồng vàng! – Xuyzan thở dài – Cái đó chắc chắn sẽ mang lại cho em hạnh phúc. Em vẫn nhớ câu chuyện anh kể trên tàu, anh Giăng ạ!
- Biết đâu đấy! – Samet trả lời – Nhưng dù sao thì người sẽ mang bông hồng vàng đến cho em cũng chẳng phải là cái anh chàng quý phái này đâu. Em tha lỗi cho anh, anh là một thằng lính. Anh không ưa bọn công tử bột.
Hai người trẻ tuổi đưa mắt cho nhau. Gã diễn viên nhún vai. chiếc xe chuyển bánh.
.......
Title: Hồi âm: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: kien lua thong minh on 17/07/06, 10:11
....
Thường thường cứ hết ngày là Samet đổ đi tất cả các rác rưởi mà anh quét dọn ở các xưởng thủ công. Nhưng sau lần gặp Xuyzan anh thôi không đổ bụi ở những cửa hiệu kim hoàn đi nữa. anh giấu giếm bỏ chúng vào một cái túi và mang về lều mình. Hàng xóm cho rằng anh chàng hốt rác nọ đã trở thành "ngẩn ngơ". Hiếm ai biết rằng trong bụi đó có chứa một ít bột vàng, bởi vì những người thợ kim hoàn khi làm việc thế nào cũng làm hao đi một ít kim loại quý đó.
Samet quyết định sẽ sàng bụi lấy vàng, đúc thành một thoi nhỏ và dùng nó đánh thành một bông hồng vàng mang lại hạnh phúc cho Xuyzan. Mà rất có thể, như mẹ anh đã nói, nó còn mang lại hạnh phúc cho nhiều người bình thường khác nữa. Biết đâu đấy! Anh quyết không gặp lại Xuyzan khi bông hồng chưa được làm xong.
Samet không kể cho ai nghe chuyện đó. Anh sợ bọn cảnh sát và nhà cầm quyền. Ai mà biết được bọn quan tòa nhiễu sự sẽ giở trò gì. Chúng có thể buộc anh tội ăn cắp, tống anh vào tù và lấy mất số vàng anh có. Dù sao vàng cũng chẳng phải của anh.
Trước khi đăng lính, Samet là cố nông trong trang trại của một ông mục sư nông thôn và vì thế anh biết sàng sảy. Những hiểu biết đó đối với anh bây giờ hóa ra lại có ích. Anh nhớ rằng khi quạt lúa mì thì những hạt nặng rơi xuống đất còn bụi thì bị gió cuốn đi.
Samet làm một cái quạt gió nho nhỏ và đêm đêm, ở sân nhà, anh quạtbụi lấy được trong các hiệu kim hoàn. Anh hồi hộp mãi cho đến lúc trông thấy lờ mờ một lớp bụi vàng lấp lánh trên ngăn gỗ.
Đến lúc có đủ bụi vàng để đánh đủ một thỏi thì đã mất nhiều thời gian lắm. Nhưng Samet chưa đưa cho thợ kim hoàn đánh bông hồng vàng vội.
Không phải Samet thiếu tiền thuê thợ: bất cứ người thợ kim hoàn nào cũng bằng lòng đánh bông hồng để lấy tiền công bằng một phần ba thỏi vàng và như thế họ cũng đã hài lòng lắm rồi.
Duyên do không phải vì thế. Càng ngày, giờ gặp gỡ Xuyzan càng gần. Nhưng không biết từ lúc nào, Samet bắt đầu sợ cái giờ ấy.
Tất cả sự trìu mến từ lâu dồn nén trong đáy lòng, Samet muốn dành cho nàng, cho Xuzi. Nhưng ai cần đến cái trìu mến của con người tàn tạ và dị dạng kia chứ! Samet từ lâu đã nhận thấy rằng gặp anh người ta chỉ muốn bỏ đi cho nhanh và quên phứt cái bộ mặt hốc hác xám ngoét với làn da chảy xệ và đôi mắt chòng chọc của anh.
Trong túp lều của Samet có một mảnh gương vỡ. Họa hoằn lắm Samet mới soi gương, nhưng hễ cứ soi vào là anh văng một câu chửi tục và quăng vội mảnh gương đi. Thà đừng nhìn thấy mình còn hơn, cái thân hình gớm ghiết lê lết trên đôi chân tê thấp khập khiểng.
Cuối cùng, khi đã đánh xong bông hồng, Samet mới biết Xuyzan đã rời Pari đi Mỹ từ một năm trước, và theo người ta nói, nàng đi hẳn không về nữa. không ai có thể cho Samet biết địa chỉ của nàng.
Thoạt đầu, Samet thậm chí còn thấy nhẹ hẳn người. Nhưng rồi tất cả sự chờ đợi cuộc gặp gỡ đầm ấm và thanh thản với Xuyzan không hiểu sao đã biến thành một mảnh sắt rỉ. mảnh sắt nhọn ấy mắc trong lồng ngực anh, ngay ở bên tim và Samet cầu trời cho nó đâm thẳng vào trái tim ốm yếu ấy đi, cho tim anh vĩnh viễn ngừng đập.
Samet bỏ việc quét dọn trong các xưởng kim hoàn. Anh nằm trong túp lều của mình mấy hôm liền, quay mặt vào tường. Anh im lặng và chỉ mỉm cười một lần, đưa cánh tay áo cũ lên mắt. Không ai nhìn thấy anh khóc. Hàng xóm láng giềng cũng chẳng có ai sang thăm anh: người nào cũng có chán vạn cái lo âu bận bịu của mình.
Chỉ có một người theo dői Samet. Đó là người thợ bạc đứng tuổi đã đánh từ thỏi vàng ra một bông hồng rất tinh xảo. Cùng trên một cành, bên cạnh bông hoa, người thợ bạc đánh thêm một nụ hồng bé nhỏ và nhọn hoắt.
Người thợ bạc đến thăm Samet nhưng không mang thuốc đến cho anh. Ông ta cho rằng có mang cũng vô ích.
Thực thế, Samet đã lặng lẽ qua đời, trong một lần đến thăm của người thợ bạc. Ông ta nâng đầu anh thợ quét rác lên, lấy ở dưới cái gối xám ra bông hồng vàng bọc trong cái nơ nhàu nát màu xanh, khẽ khép cái cái cánh cửa cọt kẹt lại, rồi thong thả đi ra. Từ chiếc nơ xông lên mùi chuột.
Lúc đó vào cuối thu. Màn đêm rung động vì gió và vì những đốm lửa nhấp nháy. Người thợ bạc nhớ đến nét đổi thay trên mặt Samet sau khi anh chết. Bộ mặt trở nên nghiêm nghị và trầm tĩnh. Người thợ bạc thấy niềm cay đắng hiện trên mặt anh còn tuyệt đẹp nữa là khác.
"Cuộc sống không cho người ta cái gì thì cái chết lại đem cho người ta cái ấy", người thợ bạc vốn quen với những ý nghĩ rẻ tiền nghĩ như vậy và thở dài.
Ít lâu sau người thợ bạc đem bông hồng vàng nọ bán cho một nhà văn đã có tuổi ăn mặc lôi thôi lốc thốc, và theo nhận xét của bác thợ, nhà văn này cũng chẳng giàu có gì cho lắm để có thể cho phép mình mua một vật đắt tiền đến thế.
Hẳn câu chuyện về bông hồng vàng do người thợ bạc kể lại cho nhà văn đã đóng vai trò quyết định trong việc mua bán nọ. Nhờ những ghi chép của nhà văn già mà mới có người biết được câu chuyện đau buồn trong đời người cựu chiến binh trung đoàn thuộc địa thứ hai mươi bảy là Giăng Samet.
Trong những ghi chép của ông, nhà văn đại khái có viết:
"Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng.
Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim và rồi từ hợp kim đó ta đánh "bông hồng vàng" của ta - truyện, tiểu thuyết hay là thơ.
Bông hồng vàng của Samet! Đối với tôi nó phần nào là hình tượng tương lai của hoạt động sáng tạo của chúng ta. Thật là lạ lùng khi chẳng có ai chịu bỏ sức lao động của mình ra nghiên cứu xem từ những hạt bụi quý ấy đã phát sinh ra nguồn văn học sinh động như thế nào.
Nhưng cũng giống như bông hồng vàng của người thợ hốt rác già kia làm ra là để cho Xuyzan được hạnh phúc, sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn người và sức mạnh của trí tuệ chiến thắng bóng tối và cho chúng rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt".
Hết.

Xin thêm 5' để mọi người đọc thêm câu danh ngôn mà tôi rất thích nhưng không biêt của ai:
" Chúng ta chỉ được sung sướng bằng cách góp nhặt từng mẩu vụn của hạnh phúc".
Title: Hồi âm: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: phuongdong on 17/07/06, 11:01
Kiến lửa : Xin thêm 5' để mọi người đọc thêm câu danh ngôn mà tôi rất thích nhưng không biêt của ai:
" Chúng ta chỉ được sung sướng bằng cách góp nhặt từng mẩu vụn của hạnh phúc".



Chú thích thêm nhé!:
Sung sướng còn ở chỗ sẵn sàng tát một cái tát vô hình vào người yêu mình!


Title: Hồi âm: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: saos@ngmo on 17/07/06, 12:09
Câu này mình thích nhất, có thể nói là một câu kinh điển, mặc dù không liên quan nhiều đến nội dung của truyện:

"Ai chưa từng được xúc động với hơi thở nhč nhẹ của thiếu nữ trong giấc ngủ, người đó chưa thể hiểu thế nào là dịu dàng"
Title: Hồi âm: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: kien lua thong minh on 17/07/06, 13:24
Đăng bởi: saos@ngmo
Câu này mình thích nhất, có thể nói là một câu kinh điển, mặc dù không liên quan nhiều đến nội dung của truyện:

"Ai chưa từng được xúc động với hơi thở nhč nhẹ của thiếu nữ trong giấc ngủ, người đó chưa thể hiểu thế nào là dịu dàng"­

Kiến cũng định cho câu đó 'red color' nhưng hic..hic.... sợ ..... mọi người hiểu lầm vì nó liên quan đến "hơi thở nhč nhẹ của thiếu nữ trong giấc ngủ"
Suy ra......................... 'vấn đề rất nhạy cảm'!!!!!!!!!!!!!!!??????????????
VD Kiến hỏi : Thế SSM đã biết 'thế nào là dịu dàng' chưa?
:D



Title: Hồi âm: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: saos@ngmo on 17/07/06, 13:55
Không nói cho biết!
Title: Bình Minh Mưa - Konstantin Paustovsky
Post by: saos@ngmo on 21/10/06, 02:17
Tàu thủy đến Navôlôki vào nửa đêm. Thiếu tá Kuzmin bước ra boong. Trời mưa phùn. Bến vắng tanh, chỉ có một cây đền lồng leo lét.
Đâu, tỉnh ở đâu? Kuzmin nghĩ. Trời tối,mưa rơi. Thật chẳng ra làm sao hết!
Chàng co rúm người, cài lại cúc áo choàng da. Từ mặt sông, gió lạnh thổi vào. Kuzmin tìm thuyền phó, hỏi xem tàu có đỗ lâu ở Navôlôki không.
- Khoảng ba tiếng. - Thuyền phó trả lời. - Còn tuỳ việc dỡ hàng. Đồng chí hỏi làm gì? Đồngchí còn đi tiếp cơ mà.
- Tôi phải chuyển hộ anh bạn cùng nằm quân y viện một bức thư cho vợ anh ấy. Chị ấy ở đây, ở tỉnh này.
- Vậy thì anh phải đi thôi! - Thuyền phó thở dài.- Trời tối như mực. Nhớ nghe còi, kẻo rớt lại đấy nhé!

Kuzmin xuống bến, trčo lên trên những bậc thang trơn nơi bờ sông dựng đứng. Nghe có tiếng mưa rơi tí tách trong những bụi cây. Chàng dừng một lát cho mắt quen với bóng tối và nhìn thấy một cỗ xe xộc xệch với con ngựa buồn bã. Mui xe đã giương và từ trong xe vẳng ra tiếng ngáy.
- Này ông bạn! - Kuzmin nói lớn. - Ông ngủ quên để xe đi qua thiên đàng mất rồi.
Người đánh xe cựa mình, chui ra, hỉ mũi, lấy vạt áo lau, rồi mới hỏi:
- Đi hả?
- Đi.
Kuzmin đồng ý.
- Đi đâu bây giờ?
Kuzmin nói tên phố.
- Thế thì xa. - Người đánh xe bối rối. - Mãi trên đồi kia. Ít nhất cũng phải chi một chai ngang đấy, ông ơi!
Người đánh xe giật cương, giục ngựa. Chiếc xe uể oải chuyển bánh.
- Thế nào, bác là người đánh xe độc nhất ở Navôlôki này hay sao?
Kuzmin hỏi.
- Có hai lão già chúng tôi thôi. Còn thì đang chiến đấu. Đồng chí đến nhà ai vậy?
- Đến nhà Basilốp.
- Tôi biết! - Ông già nhanh nhẹn ngoái lại. - Đồng chí đến thăm chị Onga Anđrêepna, con
gái bác sĩ Anđrê Petrôvich, chứ gì! Chị ấy ở Maxcơva về đây, ở nhà cha từ năm ngoái. Bác sĩ mất đã hai năm! Nhưng nhà vẫn là của họ....

Xe lắc mạnh, nó kêu lọc xọc và rút được một bánh ra khỏi cái hố.
- Bác nhìn đường cho cẩn thận. - Kuzmin khuyên. -Chớ trông ngang trông ngửa.
- Đường với đất, rő... - Người đánh xe lầu bầu. - Ban ngày mà đi con đưòng này đến phát sợ. Nhưng đêm thì không sao. Ban đêm không trông thấy ổ gà.

Ông lão im lặng. Kuzmin châm thuốc, ngả người dựa hẳn vào phía trong. Mưa rơi lộp độp trên mui. Những con chó sủa xa. Mùi thìa là, mùi hàng rào ướt và hơi ẩm của sông bốc lên. "Ít nhất cũng đã một giờ sáng", Kuzmin nghĩ. Thực vậy, quả chuông rạn trên một gác chuông nhà thờ đâu đấy điểm một tiếng ngay lập tức sau khi anh nghĩ.
Giá mình cứ ở đây cho đến hết phép. Chàng lại nghĩ. Chỉ riêng không khí này cũng đủ làm tiêu tan những điều phiền muộn sau khi mình bị thương. Mình sẽ kiếm một căn phòng có cửa sổ mở ra vườn. Trong một đêm như đêm nay mình sẽ mở toang cửa sổ, nằm xuống trùm chăn kín mà nghe mưa gő trên những cây ngưa bàng.
- Vậy ra đồng chí là chồng chị ấy?
Ông lão đánh xe hỏi.
Kuzmin không đáp. Ông lão tưởng viên sĩ quan không nghe rő nhưng không dám hỏi lại.
Đúng là chồng. Ông lão phán đoán. Thế mà thiên hạ nói láo là chị ấy đã bỏ chồng từ trước chiến tranh. Rất láo toét.
- Đồ quỷ! - Ông lão với lấy dây cương,cho con ngựa gầy còn da bọc xương một cái vụt.- Cứ sục vào chỗ lầy mà đi!

Thật vớ vẩn, tàu trễ, mãi đến đêm mới tới đây. Kuzmin nghĩ. Tại sao Basilốp (người bạn cùng nằm viện với anh) khi biết mình sẽ đi qua Navôlôki lại nhờ chuyển thư tận tay cho vợ anh ta? Thế là đành phải đánh thức họ dậy, có trời mới biết thiên hạ sẽ nghĩ gì về chuyện ấy!

Basilốp là một viên sĩ quan cao lớn, hay giễu cợt. Anh nói nhiều và thích tán dóc. Trước khi nói một câu gì sâu sắc, anh cười không ra tiếng một lúc đã. Trước kia, khi chưa được huy động vào quân đội, Basilốp giúp việc một đạo diễn điện ảnh. Tối nào anh cũng kể tỉ mỉ cho bạn bč cùng phòng nghe những cuốn phim nổi tiếng. Anh em thương binh thích nghe Basilốp kể, chờ đợi những câu chuyện của anh và ngạc nhiên vì trí nhớ của anh. Basilốp nhận xét một cách khắt khe đối với người, sự kiện và sách vở. Anh rất cứng cổ và giễu cợt bất cứ ai định phản đối mình. Nhưng Basilốp giễu cợt một cách ranh ma - dùng lối nói đùa cạnh khoé và người bị anh giễu thường hai ba giờ sau mới sực hiểu ra rằng mình bị Basilốp xỏ xiên và cố nghĩ câu trả lời cho thực cay độc. Nhưng tất nhiên là đã muộn.

Một ngày trước khi Kuzmin đi, Basilốp đưa cho chàng một bức thư nhờ chuyển cho vợ mình và lần đầu tiên Kuzmin nhìn thấy trên mặt Basilốp một nụ cười bối rối. Rồi đêm ấy Kuzmin nghe thấy Basilốp trằn trọc trở mình và khụt khịt mũi trên giường. Có lẽ anh chàng cũng chẳng đến nỗi khô khan lắm, Kuzmin nghĩ. Hình như anh chàng đang khóc. Nghĩa là anh chàng yêu. Và yêu một cách nồng nhiệt nữa là khác.
Suốt cả ngày hôm sau Basilốp không rời Kuzmin nửa bước, thỉnh thoảng lại liếc nhìn chàng và tặng chàng chiếc bi đông phát cho sĩ quan. Lúc Kuzmin sắp lên đường họ cùng nhau uống cạn một chai vang mà Basilốp đã giấu được.
- Sao anh cứ nhìn tôi chằm chằm thế?
Kuzmin hỏi.
- Thiếu tá thân mến ạ, anh là một người tốt.- Basilốp đáp. - Anh có thể là một nghệ sĩ lắm.
- Tôi làm nghề họa đồ. - Kuzmin trả lời. -Mà những người họa đồ vốn đã là những nghệ sĩ rồi.
- Vì sao?

Kuzmin trả lời lửng lơ:
- Vì họ là những kẻ lang thang.
- "Những kẻ lưu vong đất khách quê người,những kẻ lãng du và những nhà thơ". - Basilốp giễu cợt tuyên bố.- Ai mà chả muốn được như họ, nhưng rồi chẳng làm nên gì hết.
- Anh trích thơ ai đấy?
- Của Vêlôsin. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ đó. Tôi nhìn anh như thế là vì tôi ghen với anh.
- Anh ghen với tôi cái gì kia chứ?

Basilốp xoay đi xoay lại cái cốc trong tay, ngả lưng vào thành ghế và nhếch mép cười. Hai người ngồi ở cuối hành lang quân y viện, bên một chiếc bàn mây. Bên ngoài cửa sổ, gió uốn cong những cây non, reo lên trong lá và đưa bụi bay đi. Một đám mây trĩu nước từ ngoài sông đang tiến vào thành phố.
- Tôi ghen gì với anh? - Basilốp hỏi lại và đặt bàn tay hồng hào của anh ta lên tay Kuzmin. - Tôi ghen với anh vì tất cả, ghen cả với bàn tay anh.
- Tôi không hiểu gì hết. - Kuzmin nói và khẽ rụt tay ra. Bàn tay lạnh lẽo của Basilốp chạm vào làm chàng khó chịu. Nhưng để Basilốp khỏi nhận thấy điều đó, chàng cầm lấy chai rượu vang và bắt đầu rót.
- Anh mà lại không hiểu! -Basilốp bực bội đáp. Anh ta im lặng một chút, nhìn xuống và nói. - Giá mà chúng ta được đổi chỗ cho nhau nhỉ! Nhưng thôi, nói chuyện ấy làm quái gì! Hai ngày nữa anh đã đến Navôlôki. Anh sẽ gặp Onga Anđrêepna. Nàng sẽ bắt tay anh. Vì thế mà tôi ghen. Giờ thì anh hiểu rồi chứ?
- Sao anh lại nói thế! - Kuzmin bối rối. - Anh rồi cũng sẽ gặp vợ anh kia mà.
- Nàng không phải là vợ tôi - Basilốp trả lời, giọng gay gắt.
- May mà anh không dùng chữ "phu nhân". - Kuzmin lẩm bẩm.
- Nàng không phải là vợ tôi. - Cũng vẫn gay gắt như thế, Basilốp nói. - Nàng là tất cả. Tất cả cuộc đời tôi. Nhưng thôi ta không nói chuyện ấy nữa!

Basilốp đứng lên và đưa tay cho Kuzmin:
- Vĩnh biệt anh. Xin anh đừng giận tôi. Tôi cũng không đến nỗi tồi hơn những ngưòi khác.

Chiếc xe đi lên đê. Trời càng tối hơn. Trên những cây bạch liễu cổ thụ mưa ngái ngủ từ những chiếc lá lao xao rơi xuống. Vó ngựa đập trên cầu lát ván.

"Xa thực!" Kuzmin thở dài và nói với ông lão đánh xe.-Bác đợi tôi bên cạnh nhà nhé! Rồi đưa tôi trở lại bến...
- Được thôi - Ông lão bằng lòng ngay tức khắcv à nghĩ. Không, thế thì không phải chồng rồi. Chồng thì thế nào cũng ở lại vài ba ngày chứ. Chắc người ngoài.

Bắt đầu đến một con đường đá cuội. Chiếc xe lúc lắc, cái bệ bằng sắt kêu lạch cạch. Ông lão cho xe quặt sang vệ đường. Bánh xe êm ái lăn trên cát ẩm. Kuzmin lại suy nghĩ.
Basilốp bảo ghen với chàng. Tất nhiên, anh ta chẳng ghen gì hết. Chẳng qua anh ta đã dùng không đúng cái tự muốn nói ra. Sau cuộc trò chuyện với Basilốp bên cửa sổ bệnh viện, Kuzmin, ngược lai, bắt đầu thấy ghen với anh ta. "Lại không đúng từ rồi sao?" Kuzmin bực bội tự nhủ. Chàng không ghen. Chàng chỉ tiếc. Chàng tiếc rằng mình đã bốn mươi, nhưng chưa bao giờ có được một tình yêu như Basilốp. Lúc nào chàng cũng chỉ có một mình.

"Đêm, mưa rơi xào xạc trên những khu vườn hoang vắng, tĩnh lặng, sương mù từ những cánh đồng cỏ bay qua và thế là cả cuộc đời cũng qua nốt." Không hiểu sao Kuzmin lại nghĩ như thế.

Chàng bỗng thấy muốn ở lại đây. Chàng yêu những tỉnh lỵ Nga, nơi đứng ở thềm nhà cũng có thể nhìn thấy những cánh đồng ở bên kia sông, những con đường rộng bò lên núi, những chiếc xe chở rơm trên những chuyến phà. Tình yêu ấy làm cho chính chàng cũng phải ngạc nhiên. Chàng sinh trưởng ở phương Nam trong một gia đình miền biển. Cha chàng để lại cho chàng tính ham thích tìm tòi, những bản đồ địa lý và cuộc sống lang thang. Vì thế chàng đã trở thành nhân viên họa đồ.Kuzmin đã coi việc chọn nghề là ngẫu nhiên. Chàng nghĩ, nếu sinh ra vào lúc khác, có khi mình đã là thợ săn hoặc người đi tìm đất mới. Chàng thích nghĩ về mình như thế, nhưng chàng đã nhầm. Tính tình chàng không có có gì giống người làm những nghề kia. Kuzmin nhút nhát và hiền lành đối với xung quanh. Những sợi tóc phơn phớt bạc tố cáo tuổi chàng. Nhưng nếu nhìn người sĩ quan tầm thước, gầy gò không ai dám đoán chàng quá ba mươi.

Chiếc xe ngựa cuối cùng rồi cũng đi vào tỉnh lỵ tăm tối. Chỉ có một ngọn đčn xanh cháy sáng sau cửa kính một ngôi nhà, chừng là hiệu thuốc.Đường phố dẫn lên núi. Người đánh xe bỏ chỗ ngồi, bước xuống cho xe nhẹ thêm. Kuzmin cũng xuống theo, chàng đi tụt lại sau xe một quãng và bất thần chàng cảm thấy cả cái kỳ quặc của đời mình. Ta đang ở đâu đây? - chàng nghĩ - Cái tỉnh lỵ Navôlôki nào đó, một nơi xa vắng, móng ngựa làm bật ra những tia sáng. Ở đâu đây có một thiếu phụ mà ta không biết. Ta phải chuyển cho nàng, giữa đêm hôm khuya khoắt như thế này, một bức thư quan trọng và chắc chắn không phải là một bức thư vui. Hai tháng trước đang còn là mặt trận, nước Balan, con sông Vixoa êm đềm và rộng. Thực kỳ quặc! Và cũng thực là thú vị!

Xe đã đi qua đồi. Ông lão rẽ ngang vào một phố. Những đám mây đen có chỗ đã tản ra và trong cái đen tối trên đầu, đây đó lấp lánh một vì sao. Ngôi sao vụt ánh lên trong những vũng nước rồi lại tắt ngấm.
Xe dừng lại bên một ngôi nhà có chòi ở giữa.
- Đến rồi! - Ông lão đánh xe nói. - Chuông ở cổng phía bên phải.

Kuzmin sờ soạng tìm thấy nắm chuông gỗ và kéo xuống nhưng chàng không nghe thấy chuông kêu, chỉ có tiếng rin rít của sợi giây thép gỉ.
- Ông cứ giật mạnh vào!

Kuzmin làm theo. Ở sân trong sau nhà, quả chuông con lúc lắc. Nhưng trong nhà vẫn yên lặng như tờ, chắcchưa ai thức dậy.
- Ô... ô... ô...! - Ông lão ngáp. - Đêm mưa thế này người ta ngủ say bằng chết.

Kuzmin đợi một lát rồi giật mạnh hơn. Ở phòng lát gỗ có tiếng chân vẳng ra. Có người nào đến bên cửa sổ, dừng lại nghe ngóng rồi bực dọc hỏi:
- Ai vậy? Muốn gì?
Kuzmin định trả lời, nhưng ông lão đã nó itrước.
- Mở cửa ra, Macfa. - Ông lão nói. - Có người ở mặt trận về gặp chị Onga.
- Ai ở mặt trận về? - Giọng nói sau cửa vẫn chẳng dịu dàng hơn trước chút nào. - Chúng tôi chẳng đợi ai cả.
- Không đợi, thế mà lại gặp đấy!
Cánh cửa hé mở. Trong bóng tối Kuzmin nói chàng là ai và vì sao chàng tới.
- Trời! - Người đàn bà đứng sau cửa sợ hãi kêu lên. - Ông rő vất vả! Tôi mở cửa ngay bây giờ.Chị Onga đang ngủ. Mời ông vào, tôi sẽ đánh thức chị ấy dậy.
Cửa mở, Kuzmin bước vào phòng treo áo tối mò.
- Ở đây có bậc. – Người đàn bà dặn, giọng nói đổi hẳn, dịu dàng. - Đêm hôm thế này mà ông cất công đến! Ông đợi cho một chút kẻo vấp. Tôi châm đčn ngay bây giờ, ở đây đêm mất điện.

Bà ta đi, còn Kuzmin ở lại phòng treo áo. Từ các phòng bay ra mùi trà và một mùi gì đó nữa, êm ái. Một con mčo bước ra, cọ mình vào chân Kuzmin, nó kêu gừ gừ rồi trở vào căn phòng tối như muốn mời Kuzminđi theo mình.
Đằng sau cánh cửa hé mở hắt ra một ánh sáng run rẩy yếu ớt.
- Mời ông.

Người đàn bà nói.
Kuzmin bước vào. Người đàn bà cúi chào chàng. Đó là một bà lão tầm vóc cao, mặt hơi đen.Kuzmin cố giữ cho khỏi gây ra tiếng động,bước đi gần như rón rén.
- Ông đừng ngại, đằng nào cũng phải đánh thức chị ấy.

Bà lão mỉm cười.
Kuzmin khe khẽ hỏi:
- Ở đây có nghe rő còi tàu ngoài biển không cụ?
- Nghe rő ông ạ! Rő lắm! Cứ như tàu nọ nghe tàu kia thôi! Ông ngồi xuống đi.
Bà lão ra, Kuzmin ngồi xuống chiếc đi văng tựa gỗ.

Chàng do dự khi móc túi lấy thuốc hút. Chàng bối rối và nỗi bối rối khó hiểu ấy làm chàng tức giận. Cái cảm giác bao giờ cũng có khi ta ban đêm vào nhà người khác, bước vào một cuộc sống không phải là của ta, đầy bí mật và những điều khó hiểu, xâm chiếm tâm hồn chàng. Cuộc sống ấy giống như một cuốn sách bỏ quên trên bàn ở trang sáu mươi lăm nào đó. Kuzminnhìn vào trang giấy ấy và cố đoán xem cuốn sách nói về chuyện gì, có gì bên trong?

Ở trên bàn có một cuốn sách ngỏ thực. Kuzminđứng dậy cúi xuống và vừa lắng nghe tiếng thì thào vội vã bên kia cánh cửa và tiếng áo phụ nữ sột soạt, vừa đọc thầm những dòng chữ chàng quên bẵng từ lâu:

Cái không thể đã thành có thể
Con đường dài hóa dễ với ta
Nhọc nhằn chi mấy cũng qua
Cuối đường tìm kiếm khi ta thấy nàng

Kuzmin ngẩng đầu lên, nhìn quanh. Căn phòng thấp và ấm áp một lần nữa lại làm chàng muốn ở lại tỉnh lỵ này. Căn phòng với ngọn đčn treo trên bàn ăn, chụp đčn trắng đục, đôi sừng tuần lộc đóng trên bức tranh vẽ con chó bên giường bệnh một em bé gái, có một thứ ấm cũng đặcbiệt vô tả. Những căn phòng như thế bao giờ cũng làm ta phải mỉm cười bởi mọi vật ở đó đều cổ lỗ, từ lâu ta đã lãng quên.
Mọi vật chung quanh, đến cái gạt tàn bằng vỏ ốc màu hồng đều chứng tỏ một cuộc sống dài và bình thường làm cho Kuzmin lại nghĩ rằng giá chàng được ở lại đây và sống như những người chủ ngôi nhà cũ kỹ này đã sống một cuộc sống không vội vã, làm rồi nghỉ ngơi, xuân rồi lại đông và những ngày nắng ngày mưa xen kẽ.
Nhưng bên cạnh các đồ vật cũ kỹ, trong phòng còn có những thứ khác. Trên bàn cắm một bó hoa đồng nội: hoa cúc, hoa phế hình, hoa thanh lung trà dại. Hoa chắc vừa mới hái. Chiếc kéo và những cành hoa bị cắt bỏ nằm trên khăn bàn.
Và bên cạnh là tập thơ "Con đường dài hoá dễ với ta" để ngỏ của Blôck. Chiếc mũ phụ nữ nhỏ nhắn màu đen đặt bên cuốn sách bìa nhung lam đặt trên mặt đàn dương cầm. Cái mũ hoàn toàn không cổ chút nào, rất hợp thời trang. Một chiếc đồng hồ con, dây mạ kền vứt cẩu thả trên bàn. Đồng hồ chạy rất êm, kim đồng hồ chỉ một giờ rưỡi...Mùi nước hoa bao giờ cũng phảng phất buồn, nhất là trong đêm khuya khoắt như đêm nay.

Một cánh cửa kính để mở. Bên ngoài cánh cửa, đằng sau những chậu thu hải đường, một bụi tử đinh hương ướt nước mưa lấp lánh dưới ánh sáng yếu ớt từ trong phòng lọt ra qua cửa kính. Mưa bụi thì thào trong bóng tối. Những giọt nước nặng hối hả đập vào lòng máng.
Kuzmin lắng nghe tiếng nước rơi, ý nghĩ về sự qua đi không thể nào lấy lại mỗi khoảnh khắc nhỏ nhất của thời gian, cái ý nghĩ dằn vặt con người thế kỷ này qua thế kỷ khác, đã đến với chính chàng lúc này, ban đêm, trong ngôi nhà xa lạ, và từ ngôi nhà ấy, một phút nữa thôi, chàng sẽ ra đi và không bao giờ trở lại.

Do tuổi già mà mình nghĩ thế hay sao? Kuzmin nghĩ và quay lại.
Một thiếu phụ vận đồ đen đứng ở ngưỡng cửa. Thiếu phụ hẳn vì vội ra tiếp khách nên chưa chải đầu cẩn thận. Một bím tóc rơi trên vai, và thiếu phụ, mắt vẫn không rời Kuzmin bối rối mỉm cười, nâng nó lên, lấy trâm cài vào đám tóc ở gáy. Kuzmin nghiêng người chào thiếu phụ. Nàng đưa tay cho chàng và nói:
- Xin lỗi anh. Tôi đã làm anh phải đợi.
- Chị là Onga Anđrêepna?
- Vâng.

Kuzmin nhìn thiếu phụ. Dáng trẻ trung với đôi mắt long lanh, sâu và hơi mờ của thiếu phụ làm chàng sửng sốt.
Kuzmin xin lỗi vì đã làm phiền rồi móc trong túi áo, lấy bức thư của Basilốp ra đưa cho tiếu phụ. Nàng cầm lấy, cám ơn chàng và đặt bức thư lên mặt đàn dương cầm , không đọc.
- Kìa, chúng ta cứ đứng mãi! - Nàng nói - Mời anh ngồi! Anh ngồi gần bàn đây này. Ở đây sáng hơn.
Kuzmin ngồi xuống bên bàn và xin phép được hút thuốc.
- Anh cứ tự nhiên. - Nàng nói. - Tôi cũng xin đượchút cùng anh.

Luzmin mời nàng và đánh diêm. Khi thiếu phụ châm lửa, ánh diêm hắt lên mặt nàng và chàng thấy khuôn mặt trầm tư với vầng trán thanh sạch của nàng có vẻ quen quen đối với chàng.
Onga ngồi xuống, đối diện với Kuzmin. Chàng chờ đợi những câu hỏi, nhưng nàng chỉ im lặmg và nhìn ra cửa sổ, nước mưa vẫn đều đều xào xạc.
- Macfa! - Onga nói và quay về phía cửa. - Bà đặt giúp tôi ấm chč.
- Không, không! - Kuzmin hốt hoảng. - Tôi phải đi ngay bây giờ. Người đánh xe còn đợi ngoài phố.Tôi chỉ định chuyển bức thư cho chị và nói với chị tin tức về... anh ấy.
- Có gì đáng nói đâu! - Onga trả lời, rút trong bó hoa ra một bông hoa cúc và tàn nhẫn vặt từng cánh. - Anh ấy còn sống thế là tôi mừng.

Kuzmin im lặng.
- Anh đừng đi vội. - Onga nói, bình dị như nói với một người bạn cũ. - Ở đây nghe rő còi tàu. Chắc chắn tàu thủy chỉ chạy được trước khi trời sáng.
- Sao vậy?
Bà Macfa từ bên buồng chő sang:
- Tại ở vùng này, phía dưới Navôlôki có một con bương lớn dưới dòng sông. Đêm hôm đi qua đấy nguy hiểm lắm. Vì thế các thuyền trưởng cứ phải chờ đợi trời sáng.
- Đúng như vậy. - Onga xác nhận. - Từ đây ra bến đi bộ chỉ hết mười lăm phút, nếu qua lối vườn hoa. Tôi sẽ tiễn anh. Còn bác đánh xe thì anh cho về thôi. Ai chờ anh? Có phải bácVaxili không?
- Cái đó thì tôi lại không biết.
Kuzmin mỉm cười.
- Timôfây chở ông ấy tới đây! - Bà lão từ cửa phòng bên báo sang. Nghe rő cả tiếng bà lắp ống khói cho ấm xamôva kêu long xong. - Ít nhất ông cũng phải uống trà đã. Chưa chi vừa mới ở ngoài mưa vào đã lại định ra mưa.
Kuzmin nhận lời. Chàng ra cửa trả tiền xe. Ôngl ão chưa đi vội, còn loay hoay bên con ngựa, chữa lại thắt đai.
Khi chàng trở vào thì bàn đã dọn. Những chiếc chén cũ màu xanh tô chỉ vàng, một bình sữa hâm nóng, mật ong và một chai rượu vang mới mở. Bà Macfa mang ấm xamôva vào
.
Onga xin lỗi vì tiếp khách quá đạm bạc. Nàng nói đã chuẩn bị trở lại Maxcơva, nhưng hiện giờ vẫn còn tạm làm việc ở Navôlôki, tại thư viện tỉnh. Kuzmin đợi mãi xem rồi nàng có hỏi gì đên Basilốp không, nhưng nàng không hỏi. Vì thế chàng mỗi lúc một bối rối thêm. Từ khi vẫn còn nằm quân y viện chàng đã đoán giữa vợ chồng Basilốp có chuyện lủng củng. Nhưng lúc này, sau khi thấy Onga không đọc mà lại đặt thư lên bàn thì chàng tin mình đã đoán đúng. Và chàng cảm thấy như mình chưa tròn trách nhiệm đối với Basilốp và có lỗi nhiều trong chuyện đó. Chắc Onga sẽ đọc thư sau, chàng nghĩ. Nhưng chàng biết rő một điều là bức thư mà Basilốp coi trọng, vì nó mà chàng phải tới ngôi nhà này vào một giờ bất tiện, đã không còn cần thiết và chẳng thú vị gì đối với người nhận. Thành thử Kuzmin đã không giúp gì được cho Basilốp mà còn đặt mình vào một tình thế khó xử. Onga như đoán được ý nghĩ của chàng, nàng nói:
- Anh đừng giận. Bưu điện có, điện tín có, không hiểu sao anh ấy lại còn phiền anh làm gì.
- Có phiền gì đâu! - Kuzmin vội nói và sau khi yên lặng một lát, chàng tiếp. - Ngược lại, còn rất tốt nữa là khác.
- Anh nói cái gì tốt kia?

Kuzmin đỏ mặt.
- Cái gì tốt kia? - Onga hỏi lại, lần này nàng nói to hơn và ngước mắt nhìn Kuzmin. Nàng nhìn chàng, như cố đoán xem chàng nghĩ gì, một cách nghiêm nghị, người đưa hẳn về phía trước, chờ câu trả lòi. Nhưng Kuzmin chỉ im lặng.
- Anh nói đi, cái gì tốt?
Nàng hỏi lại một lần nữa.
- Biết nói với chị thế nào. - Kuzmin suy nghĩ, trả lời. - Đó là một câu chuyện đặc biệt. Tất cả những gì ta yêu mến thì ta lại ít gặp. Không biết người khác thế nào chứ tôi nghiệm bản thân thì đúng như vậy. Mọi điều tốt lành hầu như bao giờ cũng chỉ đi lướt bên ta. Chị hiểu ý tôi chứ?
- Tôi không hiểu lắm.
Onga trả lời và nhíu đôi lông mày.
- Giải thích như thế nào để chị hiểu đây? - Kuzmin nói. Chàng tự giận mình. - Chắc là chuyện đó cũng xẩy ra cả với chị. Từ trong cửa sổ toa tàu, chị bất thần trông thấy một cánh rừng bạch dương thưa thớt với một lưới mạng nhện mùa thu ánh lên trong nắng và thếl à chị muốn nhẩy ngay ra giữa lúc tàu đang chạy để được ở lại cánh rừng ấy. Nhưng con tàu cứ đi qua. Chị nhoai người ra ngoài cửa sổ và nhìn lại những cánh rừng, những bãi cỏ rộng, những con ngựa, những nẻo đường làng đang vùn vụt chạy về phía sauv à chị nghe thấy một tiếng reng reng mơ hồ. Vật gì kêu, chị không biết. Có thể là rừng hay không khí, hay tiếng rít của những giây điện thoại. Mà cũng có thể đó là tiếng reo của những thanh ray khi tàu chạy. Cái đó chỉ ánh lên trong khoảnh khắc nhưng ta chờ mãi suốt đời.

Kuzmin im lặng. Onga đẩy cốc vang lại phía chàng.
- Trong đời tôi. - Kuzmin nói và đỏ ửng mặt, chàng bao giờ cũng đỏ mặt khi phải nói về mình, - tôi vẫn hằng chờ đợi những chuyện bất ngờ và đơn giản ấy. Và nếu tôi gặp chúng, ấy là tôi hạnh phúc. Tuy chúng ngắn ngủi, nhưng tôi cũng đã từng gặp.
- Và bây giờ cũng vậy ư? - Onga hỏi.
- Vâng!

Onga nhìn xuống.
- Vì sao? - Nàng hỏi.
- Tôi không rő. Nhưng tôi có cảm giác như vậy. Tôi bị thương trên sông Vixoa, rồi nằm quân y viện. Mọi người đều có thư từ gửi đến, riêng tôi thì không. Chẳng qua chỉ vì tôi chẳng có ai viết cho. Tôi nằm và tưởng tượng đến cuộc sống tương lai của mình sau chiến tranh như mọi người thường tưởng tượng. Tương lai ấy nhất định phải hạnh phúc và khác thường. Rồi tôi khỏi và người ta quyết định cho tôi đi nghỉ. Họ chỉ định một thành phố.
- Thành phố nào? - Onga hỏi.

Kuzmin nói tên thành phố. Onga không nói gì.
- Tôi xuống tàu. - Kuzmin nói tiếp. - Làng mạc ở hai bên bờ, những bến tàu. Và cảm giác cô đơn chán ngấy. Tôi xin chị, chị đừng nghĩ rằng tôi than phiền. Trong cô đơn cũng có nhiều cái tốt. Rồi Navôlôki. Tôi sợ ngủ quên. Đêm khuya tôi ra boong tàu và suy nghĩ: thực là lạ lùng vì trong bóng tối bao la trùm kín cả nước Nga, dưới bầu trời rả rích mưa, có hàng nghìn người khác nhau đang ngủ một cách yên lành. Rồi tôi đi xe ngựa đến đây và cứ đoán mãi: người tôi sẽ gặp là ai?...
- Nhưng điều gì làm anh hạnh phúc kia chứ? Onga hỏi.
- Không... - Kuzmin sực tỉnh. - Nói chung là tốt.
Anh im lặng.
- Kìa anh? Nói đi chứ!
- Nói gì kia? Tôi nói thế đã nhiều lời lắm, tôi đã nói những điều không đáng nói.
- Anh cứ nói hết. - Onga trả lời. Nàng như không nghe rő những từ cuối cùng trong câu nói của chàng. -Nói tất cả những gì anh muốn. - Nàng nói thêm. - Dù cho điều đó có hơi kỳ quặc đi chăng nữa.

Nàng đứng dậy đến bên cửa sổ, gạt chiếc rčm sang một bên. Mưa vẫn không ngớt.
- Chị nói cái gì kỳ quặc kia?

Kuzmin hỏi.
- Mưa vẫn rơi! - Onga nói và quay lại. - Đấy, cuộc gặp gỡ như thế này. Và tất cả câu chuyện đêm khuya giữa chúng ta. Cái đó chẳng kỳ quặc hay sao?
Kuzmin bối rối im lặng. Trong bóng tối ẩm ướt bên ngoài cửa sổ, ở một nơi nào đó dưới chân đồi, con tàu rúc lên.
- Thôi! - Onga nói như trút được gánh nặng. - Còi rồi!

Kuzmin đứng dậy. Onga vẫn không nhúc nhích.
- Gượm đã, - nàng nói, bình tĩnh. - Chúng ta ngồi với nhau một lát trước khi anh lên đường. Như tục cũ ngày xưa.

Kuzmin lại ngồi xuống. Onga cũng ngồi xuống, suy nghĩ và quay mặt đi, không nhìn Kuzmin. Chàng đưa mắt nhìn đôi vai nàng nhô lên, nhìn những bím tóc dày búi sau gáy, đường cong thanh tao nơi cổ nàng và nghĩ rằng nếu không có Basilốp thì chàng sẽ chẳng rời bỏ cái tỉnh lỵ này mà đi đâu hết. Chàng sẽ ở đây cho đến hết hạn nghỉ phép và sẽ sống, bồi hồi biết rằng bên cạnh chàng có ngườit hiếu phụ đáng yêu và rất buồn bã giờ đây.

Onga đứng dậy. Trong phòng áo chật hẹp, Kuzmin giúp nàng khoác áo mưa. Onga lấy khăn, choàng lên đầu. Hai người ra khỏi nhà, im lặng đi bên nhau trên đường phố tối.
- Trời sắp sáng. - Onga nói.

Bầu trời sũng nước đã rạng xanh bên kia sông, Kuzmin thấy Onga rùng mình.

- Chị lạnh à? - Chàng lo lắng. - Chị tiễn tôi thật vô ích. Tự tôi, tôi cũng có thể tìm được đường ra bến.

- Không, không vô ích đâu.

Onga trả lời ngắn ngủi.

Mưa đã qua nhưng những giọt nước vẫn từ trên mái nhà rơi lộp độp xuống hč phố lát gỗ. Vườn hoa kéo dài tới tận cuối phố. Cổng mở. Liền sau cổng là những con đường rậm rạp, bỏ hoang, không người chăm sóc. Trong vườn có mùi lá ướt, hơi lạnh của đêm khuya. Đó là một khu vườn cũ, đen ngòm những cây bồ đề cao lớn. Chúng đã rụng hết hoa và đã hơi yếu ớt. Chỉ mỗi một lần gió ào ào kéo qua là cả khu vườn xao động tưởng chừng như có một trận mưa rào nặng hạt vừa đổ xuống rồi lại tạnh ngay.
Cuối vườn là bờ sông dựng đứng trên mặt nước và bên kia là những chân trời trước rạng đông ướt sũng nước mưa, ánh phù tiêu mờ mờ phía dưới, sương mù, tất cả nỗi buồn những ngày mưa mùa hạ.
- Ta xuống thế nào đây? Kuzmin hỏi.
- Anh lại đây.

Onga rẽ theo con đường thẳng tuột tới bờ sông dựng đứng, đứng bên cầu thang gỗ bắc xuống dưới và mất hút trong bóng tối.
- Anh đưa tay đây. - Onga nói. - Chỗ này có nhiều bậc thang mục.

Kuzmin đưa tay cho nàng và hai người thận trọng lần xuống. Giữa những bậc thang là cỏ ớt nước mưa.
Bậc bục gỗ cuối cùng, họ dừng lại. Đã trông rő bến, những ngọn đčn xanh đỏ của con tàu. Hơi nước rít lên. Tim Kuzmin se lại,chàng nghĩ rằng, ngay bây giờ thôi, chàng sẽ phải chia tay với người thiếu phụ không quen biết nhưng lại gần gũi biết bao, chia tay với nàng mà không nói được gì; không nói gì hết. Cũng chẳng cám ơn nàng đã gặp chàng trên đường đời, đã đưa cho chàng bàn tay nhỏ bé, vững chãi sau lần bao tay ẩm, thận trọng dẫn chàng đi trên chiếc cầu thang ọp ẹp và cứ mỗi lần có một cành cây ướt sũng rủ xuống phía trên tay vịn có thể vướng vào mặt chàng thì nàng lại nói khẽ "Anh cúi đầu xuống". Và chàng ngoan ngoãn vâng theo.
- Chúng ta chia tay nhau ở đây thôi. - Onga nói. - Tôi không đi hơn nữa đâu.

Kuzmin đưa mắt nhìn nàng. Qua nếp khăn choàng, đôi mắt Onga nghiêm nghị lo lắng nhìn chàng. Có lẽ nào giờ đây, trong phút này thôi, tất cả sẽ đi vào dĩ vãng và sẽ trở thành một trong những kỷ niệm xót xa trong cả đời nàng và trong cả đời chàng?

Onga đưa tay cho Kuzmin. Chàng hôn tay nàng và lại thấy vẫn cái mùi nước hoa thoang thoảng mà chàng đã thấy trong căn phòng tối, giữa tiếng mưa rơi xào xạc.
Khi chàng ngẩng đầu lên, Onga nói một câu gì, nhưng khẽ đến nỗi chàng không nghe rő. Chàng ngờ rằng nàng chỉ nói độc một tiếng "Vô ích..." Có lẽ nàng còn nói điều gì nữa, nhưng con tàu dưới sông đã gầm lên, than thở vì buổi bình minh ẩm ướt, vì cuộc sống lang thang của nó trong những ngày mưa và trong những buổi sương mù.

Kuzmin chạy lên bờ sông, không ngoái lại. Chàng đi qua bến sông thoang thoảng mùi vỏ cây và mùi hắc ín, trčo lên tàu và bước ngay lên boong vắng tanh vắng ngắt. Con tàu bắt đầu rời bến, chân vịt quay chậm chạp.
Kuzmin đi lại đằng lái, nhìn về bờ sông dựng đứng, nhìn cái cầu thang: Onga vẫn đứng đấy. Trời hửng sáng và khó mà nhìn rő ràng. Kuzmin giơ tay lên nhưng nàng không vẫy lại.
Con tàu mỗi lúc một đi xa, dồn vào đôi bờ cát những đợt sóng dài, làm những phù tiêu trên sóng lúc lắc và tiếng dội của những bụi miên liễu bên bờ đáp lại tiếng chân vịt vội vã của con tàu.
Title: Re: BÔNG HỒNG VŔNG - Pauxtôpxki
Post by: kien lua thong minh on 28/10/06, 16:20

...
Có thể ngày mai ta cũng sẽ đi qua
Một cánh cửa nao lòng như trong truyện "Tuyết"
Có tiếng chuông rung và con mčo Ackhip
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong
Xa xôi sao...
Thời thơ ấu sau lưng.

2. Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu
Cuộc đời không phải thế
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Biển mặn mòi sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh trước biển cả dâng triều
Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt tới
Dấu đen sầm khi đáy bóng đêm trôi

Và hạnh phúc vỡ ra như nốt đàn căng
Nốt cao quá trong đời xao động quá
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn
...
Đưa em đi. Tất cả đã qua rồi.
Ta đã lớn, và Pauxtopxki đã chết
Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em.
(Bằng Việt)


Và đây là ....


TUYẾT

(Pauxtopxki)

Tachiana Petrovna dọn đến nhà cụ Potapov được một tháng thì cụ mất. Nàng ở lại một mình với đứa con gái nhỏ là Varia và người vú già.
Ngôi nhà nhỏ, chỉ có ba gian, ở trên một ngọn đồi trông xuống con sông phía Bắc ngay đầu tỉnh lị. Sau nhà, bên kia khu vườn đã trụi lá là một rừng bạch dương phi màu trắng bạc. ở đó, từ sáng đến tối, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi báo hiệu trời xấu.
Từ khi rời Moskva, Tachiana mãi vẫn không sao quen được cái tỉnh lị đìu hiu với những ngôi nhà nhỏ bé, những cánh cửa hàng rào kêu ken két, những buổi tối vắng lặng, nghe rő cả tiếng ngọn đčn dầu ho nổ lép bép.
"Mình ngốc quá! - Nàng nghĩ - Không dưng đi bỏ Moskva, nhà hát và bč bạn! Đáng lẽ phải đưa Varia đến với bà vú ở Puskino, nơi đó chưa bị máy bay bắn phá lần nào, còn mình thì cứ việc ở lại Moskva. Trời, mình thật ngốc!".
Nhưng không thể trở lại Moskva nữa rồi, Tachiana quyết định sẽ biểu diễn trong các trạm quân y - trong thị xã này có vài trạm - và nàng cảm thấy yên tâm. Nàng còn thấy thích cái tỉnh lỵ ấy nữa là khác, nhất là khi đông về và tuyết xuống phủ đầy. Ngày lại ngày, êm dịu và xám ngắt. Sông mãi chưa đóng băng, mặt nước màu xanh lá cây bốc khói.
Tachiana quen dần với tỉnh lị và cả với ngôi nhà không phải của mình. Nàng đã quen chiếc dương cầm lạc giọng, những tấm ảnh úa vàng trên tường chụp những thiết giáp hạm cổ lỗ bao vệ bờ biển. Trước kia, cụ Potapov làm thợ máy tàu biển. Trên cái bàn giấy phủ dạ xanh của cụ có đặt mô hình tuần dương hạm "Grômôbôi", trên tàu đó cụ đã làm việc, Varia không được phép sờ mó vào mô hình ấy. Và nói chung, không được sờ mó vào bất cứ vật gì.
Tachiana biết cụ Potapov có con trai đang phục vụ ở trong hạm đội "Hắc Hi". Trên bàn, bên cạnh mô hình tuần dương hạm, có bức ảnh của anh. Đôi lúc, Tachiana cầm bức ảnh lên ngắm nghía rồi nhíu đôi lông mày thanh thanh lại, nghĩ ngợi. Nàng cứ có cảm giác là đã gặp anh ở một nơi nào đó, nhưng đã lâu lắm rồi, trước cả cuộc hôn nhân không toại nguyện của nàng. Nhưng ở đâu? Và khi nào nhỉ?
Anh lính thuỷ nhìn nàng bằng đôi mắt bình thản hơi có vẻ chế nhạo, như muốn hỏi: "Thế nào chị? Chẳng lẽ chị vẫn chưa nhớ ra là chúng ta đã gặp nhau ở đâu hay sao?"
- Không, tôi không nhớ - nàng trả lời khe khẽ.
- Mẹ ơi, mẹ nói chuyện với ai thế? - Varia từ phòng bên hỏi to.
- Với cái dương cầm con ạ - Tachiana mỉm cười đáp lại.
Vào giữa mùa đông bắt đầu có những lá thư do cùng một bàn tay viết gửi cho cụ Potapov, Tachiana xếp những lá thư ấy lại trên bàn. Một lần đang đêm nàng chợt thức giấc. ánh tuyết mờ mờ chiếu vào cửa kính. Con mčo xám Arkhiv của cụ Potapov để lại đang ngáy khò khò trên đi văng.
Tachiana khoác áo choàng mỏng vào phòng làm việc của cụ Potapov và đứng môt lát bên cửa sổ. Một con chim lặng lẽ bay vút ra khỏi cây làm tuyết đổ xuống. Tuyết bay như bụi trắng phủ một lớp mỏng trên mặt kính.
Tachiana thắp ngọn nến trên bàn, ngồi xuống ghế bành và nhìn mãi ngọn nến. Ngọn nến cũng chả buồn lay động. Sau đó nàng thận trọng lấy ra một bức thư, bóc phong bì, nhìn chung quanh rồi bắt đầu đọc:
" Cha yêu quý, thế là con đã nằm bệnh viện được một tháng, - nàng đọc - Vết thương không nặng lắm. Đại thể là nó đang lên da non. Xin cha đừng lo lắng và chớ hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Con van cha đấy!"
" Con luôn nhớ đến cha, - Tachiana đọc tiếp - đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lị của chúng ta. Tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời. Con nhắm mắt lại và thấy con mở cửa hàng rào, bước vào vườn. Mùa đông, tuyết xuống, nhưng con đường nhỏ dẫn tới phong đình bên dốc đã được quét dọn sạch sẽ, còn băng bụi phủ đầy những khóm tử đinh hương. Lò sưởi trong phòng kêu tí tách. Khói bạch dưng thoang thoảng. Cây dương cầm cuối cùng đã được lên dây lại và cha đã cắm những cây nếnvàng hình xoắn ốc con mua từ Leningrad vào những chân đčn. Và vẫn những bản nhạc ấy trên chiếc đàn? Bạn tự khúc của vở nhạc kịch " Con đầm Pích" và tình ca " Trên bờ cői Tổ quốc xa xôi." Không biết quả chuông treo ở cửa có kêu không? Thế là con vẫn chưa kịp chữa. Chả lẽ rồi con sẽ lại được gặp tất cả những cái đó? Chả lẽ rồi con lại được lấy nước giếng trong bình mà rửa sạch bụi đường xa? Cha nhớ không? Ôi,nếu cha biết được rằng từ chốn xa xôi này con yêu mến tất cả những cái đó biết chừng nào? Cha đừng ngạc nhiên, nhưng con nói với cha một cách thật nghiêm túc rằng con nhớ đến những cái đó trong những phút ác liệt nhất của trận đánh. Con biết rằng con đang bảo vệ không riêng gì bờ cői đất nước mà cả cái góc nhỏ bé và thân yêu ấy trong lòng con: tức là cả cha, cả khu vườn nhà ta, cả những chú bé tóc bù xù trong làng ta, cả những khu rừng bạch dương bên kia sông và cả con mčo Arkhiv nữa. Xin cha đừng cười và đừng lắc đầu cha nhé. Có thể khi ra viện con sẽ được về nhà ít lâu. Điều đó chưa chắc lắm. Tốt hơn là cha đừng đợi".
Tachiana ngồi mãi bên bàn, mắt mở to nhìn qua cửa sổ, nơi bình minh bắt đầu hé lên trong màu xanh dày đặc và nghĩ rằng rồi đây, ngày một ngày hai, một người không quen biết có thể từ mặt trận trở về ngôi nhà này và người đó sẽ phải đau khổ khi phải gặp những người xa lạ ở đây và phải trông thấy mọi vật hoàn toàn không giống như ý người đó muốn.
Sáng hôm sau, Tachiana sai Varia lấy xẻng ra dọn con đường dẫn tới phong đình trên bờ dốc. Cái lầu ấy đã hoàn toàn cũ nát. Những cột gỗ mốc meo, rêu phủ đầy. Tachiana tự tay chữa lấy quả chuông con treo trên cửa. Trên chuông có một hàng chữ đúc đến buồn cười "Ta treo trên cửa - hãy giật cho vui!" Tachiana đụng vào chuông, nó kêu lên lanh lảnh. Con mčo Arkhiv khó chịu, ve vẩy đôi tai, rồi bực dọc đi ra khỏi nhà; có lẽ nó cho tiếng chuông vui vẻ kia là càn rỡ.

Trưa hôm đó, Tachiana, má ửng hồng, cười nói ầm ĩ, mắt quầng thâm vì xúc động, từ ngoài phố về dắt theo một ông lão lên dây đàn, một người Tiệp dã Nga hoá. Ông làm nghề chữa đčn cồn. đčn dầu ho, búp bê, ắccoocđêông và lên dây đàn dương cầm. Ông lão có cái họ nghe rất buồn cười: " Neviđan" (của lạ). Sau khi lên dây đàn, ông già nói rằng chiếc đàn cũ nhưng rất tốt. Không cần ông nói Tachiana cũng biết.

Khi ông lão đã ra về, Tachiana cần thận lục khắp các ngăn kéo bàn và tìm thấy một gói nến to hình xoắn ốc. Nàng cắm vào các chân nến đặt trên dưng cầm. Tối đến, nàng thắp nến, ngồi chơi đàn, và tiếng nhạc tràn ngập ngôi nhà.

Khi Tachianan ngừng chơi và tắt nến đi thì một làn khói thm to ra khắp các phòng như quanh cây thông ngày hội.
Varia không chịu được nữa.
- Sao mẹ lại đụng vào đồ vật của người khác? - Nó hỏi Tachiana - Mẹ cấm con, còn mẹ thì lại đụng vào đủ mọi thứ? Nào chuông, nào nến, nào đàn. Mẹ lại còn đặt những bn nhạc của người ta lên trên dương cầm nữa.
- Vì mẹ là người lớn, - Tachiana tr lời.
Varia chau mày, ngờ vực nhìn mẹ. Lúc này Tachiana không giống người lớn một chút nào. Mặt nàng tươi hẳn lên và nom giống cô gái tóc vàng đã đánh rơi chiếc hài pha lê trong hoàng cung. Chính Tachiana đã kể cho Varia nghe chuyện cô gái ấy.

Ngồi trên tàu hoả, trung uý Nicolai Potapov đã tính rằng anh chỉ có thể ở với cha nhiều lắm là một ngày đêm. Hạn nghỉ phép thì ngắn mà đi đường đã chiếm gần hết thời gian.

Tàu hoả tới thành phố vào ban ngày. Ngay tại nhà ga, trung uý được người quen làm trưởng ga cho biết cha anh mất đã một tháng và một nữ ca sĩ trẻ cùng đứa con gái đang ở nhà anh.
- Chị ta người tản cư, - ông trưởng ga nói.
Nicôlai im lặng nhìn ra ngoài cửa kính, nơi những hành khách mặc áo bông, đi ủng dạ, tay cầm ấm nước, đang chạy. Anh thấy chóng mặt.
- Vâng, - trưởng ga nói - Cụ nhà là người thật tốt bụng. Thế mà cụ chết đi mà không kịp gặp con trai.
- Bao giờ lại có tàu ra, thưa bác? - Nicôlai hỏi.
- Năm giờ sáng mai, - ông lão nói, rồi im lặng một lát và nói tiếp - Anh lại đàng tôi chi. Bà lão nhà tôi sẽ pha trà, làm cơm anh ăn. Anh không phải về nhà nữa đâu.
- Cám ơn bác. - Nicôlai tr lời và bước ra.
Ông trưởng ga nhìn theo, lắc đầu.
Nicôlai đi qua tỉnh lị về bờ sông. Phía trên là một bầu trời xanh xám. Tuyết lơ thơ, bay chênh chếch giữa trời và đất. Mấy con quạ bước đi bước lại trên con đường phân rác bẩn thỉu. Trời sẩm tối. Gió thổi từ bên kia bờ sông, từ những cánh rừng, làm anh chảy nước mắt.
"Làm sao được! - Nicôlai nói! - Chậm mất rồi! Và giờ đây cái tỉnh lị này, cả con sông và ngôi nhà - mọi thứ đối với ta gần như xa lạ!"
Anh ngoảnh nhìn sườn đồi bên kia thành phố. ở đó hiện ra lờ mờ ngôi nhà trong khu vườn tuyết phủ. Từ ống khói to ra, khói bị gió cuốn về cánh rừng bạch dương.
Nicôlai thong thả bước về phía nhà mình. Anh định không vào nhà mà chỉ đi ngang thôi, cũng có thể rẽ vào vườn đứng một lát trong cái lầu nghỉ chân cũ kĩ. Thật khó chịu khi nghĩ rằng những người thờ xa lạ đang ở trong ngôi nhà của cha anh. Tốt hơn là chẳng nhìn thấy gì hết để khỏi phải đau lòng, cứ đi đi và lãng quên dĩ vãng.
" ồ - Nicôlai nghĩ bụng - con người mỗi ngày một trưởng thành, và nhìn sự vật chung quanh một cách nghiêm khắc hơn."
Nicôlai về đến nhà khi trời tối. Anh nhẹ nhàng mở cửa vào vườn, nhưng nó vẫn kêu ken két. Mnh vườn như giật mình. Tuyết đọng trên cành rơi xào xạc. Anh nhìn quanh. Trên con đường nhỏ dẫn tới phong đình, tuyết đã được dọn sạch. Nicôlai vào trong lầu, đặt hai tay lên cái lan can cũ kĩ. Đằng xa, bên kia rừng, bầu trời hồng lên mờ nhạt: có lẽ trăng đã lên sau những đám mây. Nicôlai cất mũ, lấy tay vuốt tóc. Chung quanh yên lặng, chỉ ở dưới chân đồi, mấy người đàn bà xách những chiếc xô rỗng kêu long xong đi đến lỗ băng lấy nước.

Anh chống cùi tay trên lan can, nói khẽ:
- Có thể nào lại như thế?
Có ai đó nhč nhẹ chạm vào vai anh. Nicôlai ngoảnh lại. Đằng sau anh là một thiếu phụ trẻ, có khuôn mặt xanh xao và nghiêm nghị, đầu trùm khăn len. Thiếu phụ nhìn anh bằng đôi mắt sâu thẳm và chăm chú. Trên mi mắt và má nàng những bông tuyết tan dần. Có lẽ đó là tuyết trên cành rơi xuống.
-Anh đội mũ vào kẻo cảm lạnh đấy! - Thiếu phụ nói khẽ - Mời anh vào nhà đi. Không nên đứng ở đây.
Nicôlai im lặng. Thiếu phụ nắm lấy tay áo của anh và dẫn anh theo những con đường nhỏ đã dọn sạch. Đến bên thềm Nicôlai dừng lại. Xúc động làm anh nghẹn ngào, không sao thở được. Thiếu phụ vẫn nói khe khẽ:
- Không sao, xin anh đừng ngại vì chuyện tôi ở đây. Cảm giác đó sẽ qua ngay thôi.
Nàng giậm chân để rũ tuyết bám vào giày. Tức khắc quả chuông ở phòng mắc áo reo lên lanh lảnh đáp lại. Nicôlai thở dài thực mạnh, lấy hơi.
Anh bước vào nhà, vẻ bối rối, lẩm bẩm điều gì. ở phòng ngoài, mới cởi áo choàng anh đã ngửi thấy mùi khói bạch dương thoang thoảng và nhìn thấy con mčo Arkhiv. Nó ngồi ngáp dài trên đi văng. Một cô bé tóc bím đứng bên đi văng và nhìn anh bằng cặp mắt sung sướng, nhưng không phi nhìn mặt anh mà nhìn mấy viền vàng trên tay áo anh.
-Vào đây, anh! - Tachiana nói và dẫn anh vào bếp.
Trong bếp có bình giếng nước lạnh và treo một chiếc khăn vải lanh quen thuộc thêu hình những chiếc lá sồi.
Tachiana trở ra. Đứa con gái mang xà phòng cho Nicôlai và nhìn anh cởi áo, rửa mặt. Nỗi bối rối trong lòng anh vẫn chưa tan.
- Mẹ cháu là ai vậy? - Anh hỏi đứa bé và đỏ ửng mặt. Anh hỏi câu đó cho có hỏi mà thôi.
- Mẹ cháu tưởng mẹ cháu là người lớn. - Con bé thì thầm với một vẻ bí ẩn.- Nhưng mẹ cháu chẳng phi là người lớn tẹo nào. Mẹ cháu còn xoàng hơn cả cháu nữa cơ.
- Tại sao vậy? - Anh hỏi
Nhưng con bé không trả lời, nói cười và chạy ra ngoài.
Suốt buổi tối anh không sao xua đuổi được cảm giác nhẹ nhàng mà sâu lắng. Mọi vật trong nhà xếp đặt đúng theo ý anh muốn. Vẫn những bản nhạc ấy trên dương cầm, vẫn những cây nến hình xoắn ốc đang cháy, nổ tí tách và chiếu sáng phòng làm việc của cha anh. Cả những bức thư anh gửi từ bệnh viện về cũng nằm trên bàn, dưới chiếc địa bàn cũ mà ngày trước ông cụ vẫn thường dùng chặn lên thư.
Uống trà xong, Tachiana dẫn Nicôlai ra sau cánh rừng thăm mộ cha anh. Mặt trăng mờ mờ đã lên cao. Những cây bạch dưng tỏa sáng yếu ớt trong ánh trăng ngả bóng nhẹ xuống tuyết.
Đêm đã khuya, Tachiana ngồi trước dương cầm, nhẹ nhàng lựa phím đàn, rồi ngoảnh lại nhìn Nicôlai và nói:
- Tôi cứ có cảm giác là tôi đã gặp anh ở đâu rồi.
- Vâng, cũng có lẽ - anh đáp.
Nicôlai nhìn thiếu phụ. ánh nến ở bên cạnh soi sáng nửa khuôn mặt nàng. Anh đứng dậy đi đi lại lại trong phòng rồi dừng lại.
- Không, tôi không nhớ ra được! - Anh nói giọng trầm trầm .
Tachiana ngoảnh lại hốt hong nhìn Nicôlai nhưng không nói gì hết.
Nàng đã sửa soạn chỗ ngủ cho Nicôlai trên chiếc đi văng trong phòng làm việc, nhưng anh không sao chợp mắt được. Mỗi phút trong ngôi nhà này đối với anh thực sự quý báu và anh không muốn bỏ mất phút nào. Anh nằm lắng nghe bước chân rón rén của con mčo Arkhiv, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng thì thào của Tachiana với người vú già sau cánh cửa đóng. Rồi những giọng nói im bặt, người vú già đã đi, những vệt sáng ở dưới cánh cửa vẫn không tắt. Anh nghe thấy các trang giấy loạt soạt: chắc Tachiana còn đọc sách. Anh đoán nàng thức cốt để gọi anh dậy cho kịp tàu. Anh muốn nói với nàng rằng anh cũng không ngủ, nhưng anh không dám gọi.
Bốn giờ sáng, Tachiana khe khẽ mở cửa và gọi Nicôlai.Anh cựa mình.
- Anh dậy đi thôi, đến giờ rồi,- nàng nói - Tôi rất tiếc phải đánh thức anh.
Tachiana tiễn anh ra ga khi thành phố đang yên giấc. Sau hồi chuông thứ hai họ từ giã nhau. Tachiana đưa cả hai tay cho Nicôlai và nói:
- Anh nhớ viết thư nhé! Giờ đây chúng ta như người thân. Phải vậy không anh?
Nicôlai không trả lời, anh chỉ gật đầu.
Mấy hôm sau, Tachiana nhận được một bức thư của Nicôlai viết ở dọc đường:
" Tôi đã nhớ ra chúng ta gặp nhau ở đâu - anh viết -nhưng tôi không muốn nói với chị khi còn ở nhà. Chị có nhớ Krưm năm hăm bảy không? Mùa thu. Những cây tiêu huyền cổ thụ ở công viên Livađia. Trời u ám, biển nhợt nhạt. Tôi đi theo con đường nhỏ tới Orêanđa. Trên chiếc ghế dài bên đường có một thiếu nữ đang ngồi. Cô ta chừng 16 tuổi. Trông thấy tôi, cô ta đứng dậy và đi về phía tôi. Khi chúng tôi đi ngang nhau, tôi liếc nhìn cô. Cô ta đi qua tôi rất nhanh, nhẹ nhàng, tay cầm một cuốn sách mở rộng. Tôi dừng lại, nhìn theo cô ta rất lâu. Thiếu nữ đó là chị. Tôi không thể nhầm được. Tôi nhìn theo chị và cảm thấy rằng người con gái vừa đi qua bên cạnh tôi, người có thể làm tan vỡ cả đời tôi mà cũng có thể đem lại hạnh phúc cho tôi. Tôi hiểu rằng mình có thể yêu người con gái ấy đến quên cả thân mình. Lúc đó tôi đã biết rằng phải tìm được chị dù phi trả bằng giá nào. Tôi nghĩ vậy, nhưng vẫn đứng lì tại chỗ. Vì sao - tôi chẳng biết. Từ ngày ấy tôi yêu Krưm và con đường nhỏ, nơi tôi đã gặp chị trong giây lát và mất chị vĩnh viễn. Nhưng cuộc đời đã thương tôi và tôi lại được gặp chị. Nếu mọi việc ổn thoả và chị cần đến cuộc đời tôi, thì tất nhiên nó sẽ là của chị. à, tôi đã thấy bức thư của tôi bị bóc ra để trên bàn. Tôi đã hiểu tất cả và chỉ biết cám ơn chị từ nơi xa này."

Tachiana đặt lá thư xuống, đôi mắt mơ màng nhìn qua cửa sổ ra mảnh vườn tuyết phủ, đoạn thốt lên:
- Trời, mình có ở Krưm bao giờ đâu? Chưa bao giờ! Nhưng lúc này cái đó có gì quan trọng? Và để cho anh ấy tuyệt vọng làm gì? Và cả mình nữa!
Nàng cười, đưa tay lên che mắt. Ngoài cửa sổ ánh tà dương mờ nhạt vẫn to sáng, mãi không sao tắt được.
- Hết -