Cổng vào tri thức => Ăn mặc - Sức khỏe - Mẹo vặt => Topic started by: tinhbanvatoi on 26/10/06, 20:46 Return to Full Version

Title: Xử trí khi bị hạ đường huyết
Post by: tinhbanvatoi on 26/10/06, 20:46
Khi đường trong máu thấp dưới mức 3,8mmol/l thì gọi là hạ đường huyết. Tuy nhiên, các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân.

Các biểu hiện của hạ đường huyết:

Các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn và có một hay nhiều dấu hiệu chung sau:

Mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.

Khi có một trong các triệu chứng trên ở một bệnh nhân đang điều trị tiểu đường thì phải nghĩ ngay đến cơn hạ đường huyết.

Xác định chắc chắn nhất là làm xét nghiệm ngay lập tức. Tuy nhiên đôi khi điều này không thực hiện được vì phải có máy đo đường huyết.

Người bị hạ đường huyết có thể sử dụng các chế phẩm có đường hoặc bột thì các triệu chứng trên sẽ giảm hoặc hết.

Các nguyên nhân gây hạ đường huyết hay gặp:

Đối với người bệnh điều trị bằng insulin, hạ đường huyết có thể do nguyên nhân sau đây:

- Quá liều insulin; insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài do: loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm ở những vùng hoạt động nhiều (tay, chân...); chườm nóng sau khi tiêm insulin.

- Sai lầm về chế độ ăn:

+ Ăn quá chậm sau tiêm insulin.

+ Ăn không đủ. Thiếu bữa ăn phụ.

+ Bỏ bữa ăn, ăn quá ít mà vẫn tiêm insulin.

- Hoạt động thể lực không thường xuyên.

Đối với người bệnh điều trị bằng thuốc viên (sulfamid), hạ đường huyết thường có các nguyên nhân sau:

- Uống quá liều.

- Uống thuốc xa bữa ăn chính. Không ăn nhưng vẫn uống thuốc.

- Tự động uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Hoạt động thể lực quá sức.

Làm gì khi có biểu hiện hạ đường huyết?

Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết như đã mô tả ở trên, người bệnh cần ngừng ngay các thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin.

Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.

Nếu không đỡ hơn nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh:

- Cần uống tối thiểu 15g đường (3 miếng đường hoặc 3 thìa cà phê đường pha trong 100ml nước) hoặc 100-150ml nước ngọt (cocacola, nước hoa quả), 100g đường/lít nước.

- Nếu không đỡ, ngay lập tức phải đến các cơ sở y tế để điều trị.

Làm thế nào để dự phòng hạ đường huyết?

Mỗi bệnh nhân cũng như người sống cùng trong nhà cần nắm vững được các dấu hiệu hạ đường huyết để tự phát hiện sớm. Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết phải thử máu ngay, nếu có điều kiện (sử dụng các máy thử đường huyết, hoặc báo ngay cho các nhân viên y tế để kiểm tra đường huyết).

Thường xuyên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường để kiểm tra đường huyết, tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc.

Không tự ý phối hợp các thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phải coi trọng vai trò của 3 yếu tố: ăn uống, luyện tập hợp lý và thuốc men như nhau trong quá trình điều trị.

Theo Sức khỏe và Đời sống