Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: bi_xinh on 08/07/06, 19:04 Return to Full Version
Title: Chicken soup!
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:04
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:04
Ba chúc con đủ,
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế .Tôi vừa thích lại vừa ghét việc đó!?!! Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lý do tôi ghét :phải nhìn mọi người "chào" và "tạm biệt". Nó làm tôi xúc đông đến phát mệt.
Cho nên, mỗi khi gặp 1 thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt". Để tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu của mình. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc... tôi cảm thấy mình còn rất nhiều điều quý giá khác. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng cũng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn 2 đầu ngón tay của 2 người chạm vào nhau... đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi.
Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt " đấy.
Có 1 lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng 2 cha con đang bên nhau trong những phút giây cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: "Ba yêu con, ba chúc con đủ". Rồi cô gái đáp lại: "Con cũng yêu ba rất nhiều và chúc ba đủ".
Và cô gái quay đi, tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn và cần khóc. Tôi lại gần, nhưng lại không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông quay lại chào tôi và:
- Đã bao giờ anh nói lời tạm biệt với 1 người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa?
- Xin ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩnh biệt với con gái ông? Tại sao vậy?
-Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất - Người cha nói - Thực tế, tôi biết lần sau con tôi quay về đây nhưng lúc đó có thể tôi đã mất.
- Khi tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói: "Ba chúc con đủ". Tôi có thể biết điều đó có ý nghĩa gì không?
Người cha già mỉm cười:
- Đó là lời chúc gia truyền của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi - Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn - Khi tôi nói: "Ba chúc con đủ", tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.
Rồi ông lẩm nhẩm đọc:
"Ba chúc con đủ ánh sáng mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn sống. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời chào để có thể vượt qua được lời "tạm biệt" cuối cùng.
Ông khóc và quay lưng bưóc đi.
Tôi nói với theo "Thưa ông, tôi chúc ông đủ"
Và các bạn, khi các bạn đã đọc xong mẩu chuyện này, tôi cũng chúc các bạn như vậy. Chúc chúng ta đủ.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế .Tôi vừa thích lại vừa ghét việc đó!?!! Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lý do tôi ghét :phải nhìn mọi người "chào" và "tạm biệt". Nó làm tôi xúc đông đến phát mệt.
Cho nên, mỗi khi gặp 1 thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt". Để tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu của mình. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc... tôi cảm thấy mình còn rất nhiều điều quý giá khác. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng cũng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn 2 đầu ngón tay của 2 người chạm vào nhau... đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi.
Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt " đấy.
Có 1 lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng 2 cha con đang bên nhau trong những phút giây cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: "Ba yêu con, ba chúc con đủ". Rồi cô gái đáp lại: "Con cũng yêu ba rất nhiều và chúc ba đủ".
Và cô gái quay đi, tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn và cần khóc. Tôi lại gần, nhưng lại không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông quay lại chào tôi và:
- Đã bao giờ anh nói lời tạm biệt với 1 người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa?
- Xin ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩnh biệt với con gái ông? Tại sao vậy?
-Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất - Người cha nói - Thực tế, tôi biết lần sau con tôi quay về đây nhưng lúc đó có thể tôi đã mất.
- Khi tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói: "Ba chúc con đủ". Tôi có thể biết điều đó có ý nghĩa gì không?
Người cha già mỉm cười:
- Đó là lời chúc gia truyền của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi - Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn - Khi tôi nói: "Ba chúc con đủ", tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.
Rồi ông lẩm nhẩm đọc:
"Ba chúc con đủ ánh sáng mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn sống. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời chào để có thể vượt qua được lời "tạm biệt" cuối cùng.
Ông khóc và quay lưng bưóc đi.
Tôi nói với theo "Thưa ông, tôi chúc ông đủ"
Và các bạn, khi các bạn đã đọc xong mẩu chuyện này, tôi cũng chúc các bạn như vậy. Chúc chúng ta đủ.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:07
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:07
Cái ghế ngã.
Cái ghế ngã. Một người say loạng choạng đứng lên đã xô nó ngã. Nó lộn một số vòng. Ban đầu chổng bốn chân lên trời. Sau thì chĩa bốn chân ra đường. Nó thôi nằm ngửa. Mà nằm nghiêng.
Người xô nó ngã không đỡ nó dậy. Nó nằm im. Một người lớn đi qua. Mặc kệ. Hai người lớn đi qua. Mặc kệ. Rồi có một cô bé đi ăn sáng bước vào quán. Cô kéo chiếc ghế dậy và ngồi lên. Cái ghế cảm thấy đỡ tủi nhục. Với đầu óc của một chiếc ghế, nó kết luận: Đa số người lớn là kẻ xấu. Chỉ có trẻ em là còn tốt.
Thực tế là thế này: Cô bé vào hàng ăn, hết ghế. Còn duy nhất một chiếc ghế nằm đó. Và cô dựng nó dậy. Không biết nếu không hết ghế cô bé có dựng nó lên không.
Chuyện thật là tủn mủn. Chẳng có gì đáng kể. Chỉ có chiếc ghế. Nó đã ngã, đã được dựng lên vì lòng trắc ẩn hay một mục đích nào đó. Nhưng nó đã có một cái kết luận không lấy gì làm hay ho. Rất có thể một ngày kia, nó sụp xuống. Và người ngồi lên nó sẽ chịu một hậu quả nào đó từ mối hồ nghi của nó. Có thể là một cú ngã bình thường, có thể là một án mạng.
Con người không đề phòng chiếc ghế sau khi đã xô nó ngã và thờ ơ với nó. Họ sẽ coi tai họa là chuyện ngẫu nhiên. Chỉ có chiếc ghế mới biết, cũng như cô bé kia mới biết, mình hành động do vô tình hay bởi một tâm thức bị/được ám ảnh bởi hận thù/tình yêu thương.
Cái ghế ngã. Một người say loạng choạng đứng lên đã xô nó ngã. Nó lộn một số vòng. Ban đầu chổng bốn chân lên trời. Sau thì chĩa bốn chân ra đường. Nó thôi nằm ngửa. Mà nằm nghiêng.
Người xô nó ngã không đỡ nó dậy. Nó nằm im. Một người lớn đi qua. Mặc kệ. Hai người lớn đi qua. Mặc kệ. Rồi có một cô bé đi ăn sáng bước vào quán. Cô kéo chiếc ghế dậy và ngồi lên. Cái ghế cảm thấy đỡ tủi nhục. Với đầu óc của một chiếc ghế, nó kết luận: Đa số người lớn là kẻ xấu. Chỉ có trẻ em là còn tốt.
Thực tế là thế này: Cô bé vào hàng ăn, hết ghế. Còn duy nhất một chiếc ghế nằm đó. Và cô dựng nó dậy. Không biết nếu không hết ghế cô bé có dựng nó lên không.
Chuyện thật là tủn mủn. Chẳng có gì đáng kể. Chỉ có chiếc ghế. Nó đã ngã, đã được dựng lên vì lòng trắc ẩn hay một mục đích nào đó. Nhưng nó đã có một cái kết luận không lấy gì làm hay ho. Rất có thể một ngày kia, nó sụp xuống. Và người ngồi lên nó sẽ chịu một hậu quả nào đó từ mối hồ nghi của nó. Có thể là một cú ngã bình thường, có thể là một án mạng.
Con người không đề phòng chiếc ghế sau khi đã xô nó ngã và thờ ơ với nó. Họ sẽ coi tai họa là chuyện ngẫu nhiên. Chỉ có chiếc ghế mới biết, cũng như cô bé kia mới biết, mình hành động do vô tình hay bởi một tâm thức bị/được ám ảnh bởi hận thù/tình yêu thương.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:11
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:11
Cậu bé chờ thư.
Hồi đó tôi làm giáo sư một trường trung học con trai. Một học sinh tên là Bob, trái hẳn với các bạn, không bao giờ nhận được một bức thư nào cả. Vậy mà buổi chiều nào em cũng mau chân nhất, chạy lại chỗ đặt các hộc riêng chăm chú ngó vào hộc của em cho tới khi thư phát hết rồi mới quay ra.
Không phải là gia đình em quên em đâu. Tiền ăn ở trong trường, tiền tiêu vặt của em vẫn gởi tới đều đều đúng hạn. Tháng sáu, ông Hiệu trưởng nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hč. Thì ra viên thư ký của thân phụ em lãnh nhiệm vụ lo cho em tất cả những chi tiết dó.
Nhưng song thân em không ai viết cho em một bức thư nào cả. Khi em kể lể với tôi rằng ba má em đã ly thân nhau, tôi mới hiểu tất cả nguyên do. Và tội nghiệp em, em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi thường đem tình cảm sầu thảm của em ra nói với một ông bạn đồng nghiệp, ông Joe Hargrove. ông ấy bảo:
- Nếu em đó ít lâu nữa mà không nhận được bức thư nào cả thì đáng ngại cho em lắm, có thể tai hại.
Thế rồi một bạn học thân nhất của em, tên là Laurent nảy ra một sáng kiến. Laurent ở trong một gia đình hòa thuận, có hạnh phúc, tuần nào cũng nhận được nhiều bức thư của cha mẹ, cả của anh chị em nữa. Một hôm Bob rầu rĩ ngó xấp thư Laurent cấm trong tay. Laurent thấy vậy, bảo ngay:
- Bob, vô trong phòng tôi di, tôi đọc thư của má cho Bob nghe.
Một lát sau tôi thấy hai em ngồi sát nhau cùng bàn tán về bức thư đó. Chiều hôm sau tôi nhận thấy khi phát thư, Bob chẳng những ngó hộc của em mà còn ngó hộc của Laurent nữa. Bob hỏi bạn:
- Lại có thư của má anh nữa hả?
- Không, hôm nay là thư của chị tôi.
Rồi Bob hỏi một bạn khác:
- Anh có thư của má anh không?
- Có !
- Anh cho tôi đọc chung với nhé?
- Ừ! Để tôi đọc lớn tiếng lên nhé!
Từ hôm đó, Bob tha hồ đọc thư của bạn. Khắp tứ phía nhao nhao lên:
- Ę, Bob, hôm nay muốn đọc thư của má không?
Tụi con trai đôi khi có vẻ tàn nhẫn, không giữ ý gì cả, nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy một em nào thốt một lời mỉa mai bóng gió hay chế giễu gì em Bob cả. Một hôm tôi kinh ngạc nghe em Bob tự do hỏi ngay Laurent:
- Hôm nay chúng mình có thư không?
Như vậy có dễ thương không chứ! Nên thưởng cho các em nhiều kẹo, nhiều bi mới phải ! Laurent mỉm cười đáp liền, không hề do dự:
- Có, hôm nay chúng mình có một bức.
Chuyện đó làm cho ông Joe Hargrove quyết tâm hành động. Tôi thì tôi cho má em Bob là hạng người ra sao rồi. Nhưng ông Joe đã gặp bà ta nhiều lần, định làm liều xem sao. Một hôm ông ta lại kiếm tôi, tay cầm sáu bức thư đánh máy và sáu bao thư đề địa chỉ của Bob, dán cò sẵn sàng. ông ta bảo:
- Coi này, tôi gởi cho bà Lennoux đây. Bà ta chỉ cần ký tên: "Má của con" rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.
Tôi đọc những bức thư đó. Viết được lắm, ít bữa sau, Bob cũng lại ngong ngóng đợi ở chỗ đặt các hộc riêng, nhưng chú hết ý vào cái hộc của Laurent. Bỗng học sinh lãnh việc phát thư, la lên:
- Ę, Bob, mày có thư này ! Có thư này!
Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ y hệt một thiên thần đương cầu nguyện, để đỡ lấy bức thư. Em nói, như thể vẫn chưa tin:
- Ờ có tên tôi ngoài bao thư nč!
Rồi em la lên:
- A ! Tôi cũng có thư! Tôi cũng có thư! Anh em ơi, có ai muốn đọc thư của tôi không?
Những đứa khác cũng vui mừng, đồng thanh la lớn:
- Có ! Có ! Bob, đọc thư của bồ lên, đọc lên?
Cuộc phát thư tức thì tạm ngưng lại. Chúng đun Bob lên cho đứng trên một cái bàn rồi cả bọn vây chung quanh. Bob ngập ngừng đọc:
- Con cưng của má !
Rồi ngẩng lên nói:
- Tôi không đọc nhanh được !
Laurent bảo:
- Không sao, Bob! Cứ đọc chầm chậm, càng tốt. Đọc chậm mới hiểu rő từng chữ chớ.
Và Bob chậm chạp đọc bức thư đó, lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bà mẹ nào gởi cho con.
Tháng sáu, buổi phát phần thưởng, tôi thấy má em Bob lại dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó vì, sau khi gởi hết mấy bức thư ông Joe viết sẵn cho rồi, bà ta đích thân viết cho con, quả là một phép màu ! Bob đã cho tôi coi bức thư bà báo trước sẽ tới dự buổi lễ. Phát phần thưởng xong, bà ta kéo tôi ra một chỗ, hỏi tôi:
- Bà thấy thư tôi viết cho cháu được không?
- Được lắm!
Bà ta nói tiếp giọng hơi ngập ngừng:
- Tôi nhờ bà nói về tôi cho cháu Bob nghe...
- Vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước, và chúng tôi tính với nhau nghỉ hč này cho cháu về nhà, và... chúng tôi sẽ tìm cách hiểu cháu hơn.
- Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà.
Tôi có cần gì nói thêm rằng không có công việc nào làm cho tôi vui bằng công việc đó không?
Louise Baker.
Hồi đó tôi làm giáo sư một trường trung học con trai. Một học sinh tên là Bob, trái hẳn với các bạn, không bao giờ nhận được một bức thư nào cả. Vậy mà buổi chiều nào em cũng mau chân nhất, chạy lại chỗ đặt các hộc riêng chăm chú ngó vào hộc của em cho tới khi thư phát hết rồi mới quay ra.
Không phải là gia đình em quên em đâu. Tiền ăn ở trong trường, tiền tiêu vặt của em vẫn gởi tới đều đều đúng hạn. Tháng sáu, ông Hiệu trưởng nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hč. Thì ra viên thư ký của thân phụ em lãnh nhiệm vụ lo cho em tất cả những chi tiết dó.
Nhưng song thân em không ai viết cho em một bức thư nào cả. Khi em kể lể với tôi rằng ba má em đã ly thân nhau, tôi mới hiểu tất cả nguyên do. Và tội nghiệp em, em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi thường đem tình cảm sầu thảm của em ra nói với một ông bạn đồng nghiệp, ông Joe Hargrove. ông ấy bảo:
- Nếu em đó ít lâu nữa mà không nhận được bức thư nào cả thì đáng ngại cho em lắm, có thể tai hại.
Thế rồi một bạn học thân nhất của em, tên là Laurent nảy ra một sáng kiến. Laurent ở trong một gia đình hòa thuận, có hạnh phúc, tuần nào cũng nhận được nhiều bức thư của cha mẹ, cả của anh chị em nữa. Một hôm Bob rầu rĩ ngó xấp thư Laurent cấm trong tay. Laurent thấy vậy, bảo ngay:
- Bob, vô trong phòng tôi di, tôi đọc thư của má cho Bob nghe.
Một lát sau tôi thấy hai em ngồi sát nhau cùng bàn tán về bức thư đó. Chiều hôm sau tôi nhận thấy khi phát thư, Bob chẳng những ngó hộc của em mà còn ngó hộc của Laurent nữa. Bob hỏi bạn:
- Lại có thư của má anh nữa hả?
- Không, hôm nay là thư của chị tôi.
Rồi Bob hỏi một bạn khác:
- Anh có thư của má anh không?
- Có !
- Anh cho tôi đọc chung với nhé?
- Ừ! Để tôi đọc lớn tiếng lên nhé!
Từ hôm đó, Bob tha hồ đọc thư của bạn. Khắp tứ phía nhao nhao lên:
- Ę, Bob, hôm nay muốn đọc thư của má không?
Tụi con trai đôi khi có vẻ tàn nhẫn, không giữ ý gì cả, nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy một em nào thốt một lời mỉa mai bóng gió hay chế giễu gì em Bob cả. Một hôm tôi kinh ngạc nghe em Bob tự do hỏi ngay Laurent:
- Hôm nay chúng mình có thư không?
Như vậy có dễ thương không chứ! Nên thưởng cho các em nhiều kẹo, nhiều bi mới phải ! Laurent mỉm cười đáp liền, không hề do dự:
- Có, hôm nay chúng mình có một bức.
Chuyện đó làm cho ông Joe Hargrove quyết tâm hành động. Tôi thì tôi cho má em Bob là hạng người ra sao rồi. Nhưng ông Joe đã gặp bà ta nhiều lần, định làm liều xem sao. Một hôm ông ta lại kiếm tôi, tay cầm sáu bức thư đánh máy và sáu bao thư đề địa chỉ của Bob, dán cò sẵn sàng. ông ta bảo:
- Coi này, tôi gởi cho bà Lennoux đây. Bà ta chỉ cần ký tên: "Má của con" rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.
Tôi đọc những bức thư đó. Viết được lắm, ít bữa sau, Bob cũng lại ngong ngóng đợi ở chỗ đặt các hộc riêng, nhưng chú hết ý vào cái hộc của Laurent. Bỗng học sinh lãnh việc phát thư, la lên:
- Ę, Bob, mày có thư này ! Có thư này!
Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ y hệt một thiên thần đương cầu nguyện, để đỡ lấy bức thư. Em nói, như thể vẫn chưa tin:
- Ờ có tên tôi ngoài bao thư nč!
Rồi em la lên:
- A ! Tôi cũng có thư! Tôi cũng có thư! Anh em ơi, có ai muốn đọc thư của tôi không?
Những đứa khác cũng vui mừng, đồng thanh la lớn:
- Có ! Có ! Bob, đọc thư của bồ lên, đọc lên?
Cuộc phát thư tức thì tạm ngưng lại. Chúng đun Bob lên cho đứng trên một cái bàn rồi cả bọn vây chung quanh. Bob ngập ngừng đọc:
- Con cưng của má !
Rồi ngẩng lên nói:
- Tôi không đọc nhanh được !
Laurent bảo:
- Không sao, Bob! Cứ đọc chầm chậm, càng tốt. Đọc chậm mới hiểu rő từng chữ chớ.
Và Bob chậm chạp đọc bức thư đó, lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bà mẹ nào gởi cho con.
Tháng sáu, buổi phát phần thưởng, tôi thấy má em Bob lại dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó vì, sau khi gởi hết mấy bức thư ông Joe viết sẵn cho rồi, bà ta đích thân viết cho con, quả là một phép màu ! Bob đã cho tôi coi bức thư bà báo trước sẽ tới dự buổi lễ. Phát phần thưởng xong, bà ta kéo tôi ra một chỗ, hỏi tôi:
- Bà thấy thư tôi viết cho cháu được không?
- Được lắm!
Bà ta nói tiếp giọng hơi ngập ngừng:
- Tôi nhờ bà nói về tôi cho cháu Bob nghe...
- Vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước, và chúng tôi tính với nhau nghỉ hč này cho cháu về nhà, và... chúng tôi sẽ tìm cách hiểu cháu hơn.
- Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà.
Tôi có cần gì nói thêm rằng không có công việc nào làm cho tôi vui bằng công việc đó không?
Louise Baker.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:14
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:14
Câu chuyện cho những ai đã là vợ chồng.
Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.
Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị.
Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thčm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.
Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi
- Tại sao?
- Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này! - chị trả lời.
Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị :"Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?".
Ai đó đã nói đúng: "Rất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người", và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: "Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?".
Anh đáp "Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em...". Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.
Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa.... và chị bắt đầu đọc.
"Em yêu, Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể".
Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.
"... Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau.Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp... và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em... Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em... nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết.../."
Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh... Chị đọc tiếp:
"...Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích...".
Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi... đó là cuộc sống và tình yêu.
Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.
Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.
Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị.
Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thčm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.
Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi
- Tại sao?
- Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này! - chị trả lời.
Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị :"Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?".
Ai đó đã nói đúng: "Rất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người", và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: "Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?".
Anh đáp "Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em...". Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.
Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa.... và chị bắt đầu đọc.
"Em yêu, Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể".
Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.
"... Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau.Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp... và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em... Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em... nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết.../."
Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh... Chị đọc tiếp:
"...Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích...".
Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi... đó là cuộc sống và tình yêu.
Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:17
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:17
Cà phê muối.
Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngập mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý.
Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện. Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:
- Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!
Mọi người đứng xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai. Chàng trai đỏ mặt nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.
Cô gái tò mò:
- Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?
- Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển - Chàng trai giải thích - Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.
Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái bắt đầu nói chuyện cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình... Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo...
Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm... Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.
Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu vì "công chúa" đã tìm được "hoàng tử", và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.
Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai - nay đã là chồng cô - một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.
Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:
"Gửi vợ của anh,
Xin em tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất - về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó, anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽkhông bao giờ mói dối em một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.
Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích và phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc vì mình đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có được em, và anh sẽ uống cà phê muối cả cuộc đời".
Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt.
Nếu bạn hỏi người vợ rầng: "Cà phê muối có vị thế nào?", chắc chắn bà sẽ trả lời: "Ngọt lắm".
Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngập mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý.
Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện. Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:
- Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!
Mọi người đứng xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai. Chàng trai đỏ mặt nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.
Cô gái tò mò:
- Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?
- Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển - Chàng trai giải thích - Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.
Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái bắt đầu nói chuyện cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình... Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo...
Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm... Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.
Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu vì "công chúa" đã tìm được "hoàng tử", và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.
Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai - nay đã là chồng cô - một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.
Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:
"Gửi vợ của anh,
Xin em tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất - về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó, anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽkhông bao giờ mói dối em một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.
Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích và phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc vì mình đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có được em, và anh sẽ uống cà phê muối cả cuộc đời".
Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt.
Nếu bạn hỏi người vợ rầng: "Cà phê muối có vị thế nào?", chắc chắn bà sẽ trả lời: "Ngọt lắm".
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:19
Post by: bi_xinh on 08/07/06, 19:19
Bobsy
Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả quyết mạnh mẽ. Như mọi cha mẹ khác, cô rất muốn con mình lớn lên và đạt được mọi ước mơ của mình. Bây giờ thì chuyện đó không thể có được nữa. Bệnh bạch cầu không cho phép con cô thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cô vẫn muốn tạo ra cho con một điều kỳ diệu. Cô nắm lấy tay con và hỏi "Bobsy, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ trở thành gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?"
"Mẹ à, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên."
Người mẹ mỉm cười "Hãy chờ xem chúng ta có thể làm cho ước mơ đó trở thành sự thật hay không." Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu vực cua Phoenix, Arizona. Ở đó cô gặp lính cứu hoả Bob, người có trái tim lớn hơn cả thành phố Phoenix. Cô giải thích ước mơ của con mình và xin cho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa.
Người lính cứu hỏa Bob nói "Xem này, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa. Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ cho cậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của cả ngày. Cậu bé có thể tới trạm cứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạy cùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hoả trong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của con cô, chúng tôi sẽ làm cho cậu bé một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng cho cậu, với một cái mũ cứu hỏa - không phải là đồ chơi - với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng như của chúng tôi và ủng cao su. Tất cả đều được làm tại Phoenix nên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi." Ba ngày sau người lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc cho cậu bộ đồng phục của lính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ. Bobsy ngồi ở ghế sau và giúp lái chiếc xe về đến trạm. Cậu bé cảm thấy như đang ở trên thiên đường. Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa và Bobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Cậu đi trên một chiếc xe cứu hoả khác, một chiếc xe y tế, và cả trên chiếc xe của Chỉ huy lính cứu hỏa. Cậu còn được đài truyền hình địa phương quay phim.
Với giấc mơ trở thành sự thật, với tất cả tình yêu và sự quan tâm săn sóc mà mọi người dành cho, Bobsy vô cùng xúc động và hạnh phúc đến mức mà cậu đã sống thêm được ba tháng – một thời gian dài hơn mức tất cả các bác sĩ tiên đoán.
Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huy lính cứu hỏa và hỏi có thể gửi một người lính cứu hỏa trong đồng phục đến với cậu trong lúc này hay không. Người chỉ huy trả lời, "Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Cô có thể giúp chúng tôi một việc được không? Khi cô nghe tiếng và ánh chớp phát ra từ xe cứu hỏa chạy đến thì xin cô hãy thông báo qua radio cho toàn bệnh viện nghe rằng đó không phải là có báo động cháy. Đó chỉ là đội cứu hỏa đến để chia tay với một trong trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình. Và xin cô hãy mở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn."
Khoảng 5 phút sau, chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạy đến bệnh viện. dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsy ở lầu 3, 14 lính cứu hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trčo qua thang vào phòng của Bobsy. Được mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu.
Với hơi thở cuối cùng trong cuộc đời mình, Bobsy nhìn lên người chỉ huy và nói "Thưa chỉ huy, vậy cháu là lính cứu hỏa thật sự phải không?"
"Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự." người chỉ huy nói.
Với những lời nói đó, Bobsy mỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi.
Jack Canfield & Mark V. Hansen
Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả quyết mạnh mẽ. Như mọi cha mẹ khác, cô rất muốn con mình lớn lên và đạt được mọi ước mơ của mình. Bây giờ thì chuyện đó không thể có được nữa. Bệnh bạch cầu không cho phép con cô thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cô vẫn muốn tạo ra cho con một điều kỳ diệu. Cô nắm lấy tay con và hỏi "Bobsy, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ trở thành gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?"
"Mẹ à, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên."
Người mẹ mỉm cười "Hãy chờ xem chúng ta có thể làm cho ước mơ đó trở thành sự thật hay không." Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu vực cua Phoenix, Arizona. Ở đó cô gặp lính cứu hoả Bob, người có trái tim lớn hơn cả thành phố Phoenix. Cô giải thích ước mơ của con mình và xin cho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa.
Người lính cứu hỏa Bob nói "Xem này, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa. Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ cho cậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của cả ngày. Cậu bé có thể tới trạm cứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạy cùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hoả trong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của con cô, chúng tôi sẽ làm cho cậu bé một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng cho cậu, với một cái mũ cứu hỏa - không phải là đồ chơi - với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng như của chúng tôi và ủng cao su. Tất cả đều được làm tại Phoenix nên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi." Ba ngày sau người lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc cho cậu bộ đồng phục của lính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ. Bobsy ngồi ở ghế sau và giúp lái chiếc xe về đến trạm. Cậu bé cảm thấy như đang ở trên thiên đường. Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa và Bobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Cậu đi trên một chiếc xe cứu hoả khác, một chiếc xe y tế, và cả trên chiếc xe của Chỉ huy lính cứu hỏa. Cậu còn được đài truyền hình địa phương quay phim.
Với giấc mơ trở thành sự thật, với tất cả tình yêu và sự quan tâm săn sóc mà mọi người dành cho, Bobsy vô cùng xúc động và hạnh phúc đến mức mà cậu đã sống thêm được ba tháng – một thời gian dài hơn mức tất cả các bác sĩ tiên đoán.
Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huy lính cứu hỏa và hỏi có thể gửi một người lính cứu hỏa trong đồng phục đến với cậu trong lúc này hay không. Người chỉ huy trả lời, "Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Cô có thể giúp chúng tôi một việc được không? Khi cô nghe tiếng và ánh chớp phát ra từ xe cứu hỏa chạy đến thì xin cô hãy thông báo qua radio cho toàn bệnh viện nghe rằng đó không phải là có báo động cháy. Đó chỉ là đội cứu hỏa đến để chia tay với một trong trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình. Và xin cô hãy mở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn."
Khoảng 5 phút sau, chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạy đến bệnh viện. dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsy ở lầu 3, 14 lính cứu hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trčo qua thang vào phòng của Bobsy. Được mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu.
Với hơi thở cuối cùng trong cuộc đời mình, Bobsy nhìn lên người chỉ huy và nói "Thưa chỉ huy, vậy cháu là lính cứu hỏa thật sự phải không?"
"Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự." người chỉ huy nói.
Với những lời nói đó, Bobsy mỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi.
Jack Canfield & Mark V. Hansen
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: bi_xinh on 09/07/06, 08:19
Post by: bi_xinh on 09/07/06, 08:19
Anh có giúp tôi?
Vào năm 1989 tại Armenia có một trận động đất lớn 8,2 độ Richter đã san bằng toàn bộ đất nước và giết hại hơn ba mươi ngàn người trong vòng chưa đầy bốn phút.
Giữa khung cảnh hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học mà con ông đang theo học. Tòa nhà trước kia là trường học nay chỉ còn là đống gạch vụn đổ nát.
Sau cơn sốc, ông nhớ lại lời hứa với con mình rằng "Cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa, cha sẽ luôn ở bên con!" Và nước mắt ông lại trào ra. Bây giờ mà nhìn vào đống đổ nát mà trước kia là trường học thì không còn hy vọng. Nhưng trong đầu ông luôn nhớ lại lời hứa của mình với cậu con trai.
Sau đó ông cố nhớ lại cửa hành lang mà ông vẫn đưa đứa con đi học qua mỗi ngày. Ông nhớ lại rằng phòng học của con trai mình ở phía đằng sau bên tay phải của trường. Ông vội chạy đến đó và bắt đầu đào bới giữa đống gạch vỡ.
Những người cha, người mẹ khác cũng chạy đến đó và từ khắp nơi vang lên những tiếng kêu than "Ôi, con trai tôi!", "Ôi, con gái tôi!". Một số người khác với lòng tốt cố kéo ông ra khỏi đống đổ nát và nói đi nói lại:
"Đã muộn quá rồi!"
"Bọn nhỏ đã chết rồi!"
"Ông không còn giúp được gì cho chúng nữa đâu!"
"Ông hãy về đi!"
"Ông đi đi, không còn làm được gì nữa đâu!"
"Ông chỉ làm cho mọi việc khó khăn thêm thôi!"
Với mỗi người, ông chỉ đặt một câu hỏi "Anh có giúp tôi không?" Và sau đó với từng miếng gạch, ông lại tiếp tục đào bới tìm đứa con mình. Đến đó có cả chỉ huy cứu hỏa và ông này cũng cố sức khuyên ông ra khỏi đống đổ nát "Xung quanh đây đều đang cháy và các toà nhà đang sụp đổ. Ông đang ở trong vòng nguy hiểm. Chúng tôi sẽ lo cho mọi việc. Ông hãy về nhà!" Người đàn ông chỉ hỏi lại "Ông có giúp tôi không?"
Sau đó là những người cảnh sát và họ cũng cố thuyết phục ông ta "Ông đang xúc động. Đã xong hết rồi. Ông đang gây nguy hiểm cho cả những người còn lại. Ông về đi. Chúng tôi sẽ lo cho mọi việc!" Và với cả họ ông cũng chỉ hỏi "Các anh có giúp tôi không?" Nhưng không ai giúp ông cả. Ông tiếp tục chịu đựng một mình, vì ông phải tự mình tìm ra câu trả lời cho điều day dứt ông: Con trai tôi còn sống hay đã chết?
Ông đào tiếp... 12 giờ... 24 giờ... ,sau đó ông lật ngửa một mảng tường lớn và chợt nghe tiếng con trai ông. Ông kêu lớn tên con "Armand!" Ông nghe "Cha ơi?! Con đây, cha! Con nói với các bạn đừng sợ vì nếu cha còn sống cha sẽ cứu con và khi cha cứu con thì các bạn cũng sẽ được cứu. Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không? Và cha đã làm được, cha ơi!!"
"Có chuyện gì xảy ra vậy? Ở đó ra sao rồi?" Người cha hỏi.
"Tụi con còn lại 14 trên tổng số 33, cha ạ. Tụi con sợ lắm. Đói, khát... Nhưng bây giờ tụi con đã có cha ở đây. Khi tòa nhà đổ, ở đây tạo ra một khoảng không nhỏ và thế là tụi con còn sống."
"Ra đây đi con!"
"Khoan đã cha! Để các bạn ra trước, con biết rằng cha không bỏ con. Có chuyện gì xảy ra con biết là cha chắc chắn sẽ không bỏ rơi con!"
Vào năm 1989 tại Armenia có một trận động đất lớn 8,2 độ Richter đã san bằng toàn bộ đất nước và giết hại hơn ba mươi ngàn người trong vòng chưa đầy bốn phút.
Giữa khung cảnh hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học mà con ông đang theo học. Tòa nhà trước kia là trường học nay chỉ còn là đống gạch vụn đổ nát.
Sau cơn sốc, ông nhớ lại lời hứa với con mình rằng "Cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa, cha sẽ luôn ở bên con!" Và nước mắt ông lại trào ra. Bây giờ mà nhìn vào đống đổ nát mà trước kia là trường học thì không còn hy vọng. Nhưng trong đầu ông luôn nhớ lại lời hứa của mình với cậu con trai.
Sau đó ông cố nhớ lại cửa hành lang mà ông vẫn đưa đứa con đi học qua mỗi ngày. Ông nhớ lại rằng phòng học của con trai mình ở phía đằng sau bên tay phải của trường. Ông vội chạy đến đó và bắt đầu đào bới giữa đống gạch vỡ.
Những người cha, người mẹ khác cũng chạy đến đó và từ khắp nơi vang lên những tiếng kêu than "Ôi, con trai tôi!", "Ôi, con gái tôi!". Một số người khác với lòng tốt cố kéo ông ra khỏi đống đổ nát và nói đi nói lại:
"Đã muộn quá rồi!"
"Bọn nhỏ đã chết rồi!"
"Ông không còn giúp được gì cho chúng nữa đâu!"
"Ông hãy về đi!"
"Ông đi đi, không còn làm được gì nữa đâu!"
"Ông chỉ làm cho mọi việc khó khăn thêm thôi!"
Với mỗi người, ông chỉ đặt một câu hỏi "Anh có giúp tôi không?" Và sau đó với từng miếng gạch, ông lại tiếp tục đào bới tìm đứa con mình. Đến đó có cả chỉ huy cứu hỏa và ông này cũng cố sức khuyên ông ra khỏi đống đổ nát "Xung quanh đây đều đang cháy và các toà nhà đang sụp đổ. Ông đang ở trong vòng nguy hiểm. Chúng tôi sẽ lo cho mọi việc. Ông hãy về nhà!" Người đàn ông chỉ hỏi lại "Ông có giúp tôi không?"
Sau đó là những người cảnh sát và họ cũng cố thuyết phục ông ta "Ông đang xúc động. Đã xong hết rồi. Ông đang gây nguy hiểm cho cả những người còn lại. Ông về đi. Chúng tôi sẽ lo cho mọi việc!" Và với cả họ ông cũng chỉ hỏi "Các anh có giúp tôi không?" Nhưng không ai giúp ông cả. Ông tiếp tục chịu đựng một mình, vì ông phải tự mình tìm ra câu trả lời cho điều day dứt ông: Con trai tôi còn sống hay đã chết?
Ông đào tiếp... 12 giờ... 24 giờ... ,sau đó ông lật ngửa một mảng tường lớn và chợt nghe tiếng con trai ông. Ông kêu lớn tên con "Armand!" Ông nghe "Cha ơi?! Con đây, cha! Con nói với các bạn đừng sợ vì nếu cha còn sống cha sẽ cứu con và khi cha cứu con thì các bạn cũng sẽ được cứu. Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không? Và cha đã làm được, cha ơi!!"
"Có chuyện gì xảy ra vậy? Ở đó ra sao rồi?" Người cha hỏi.
"Tụi con còn lại 14 trên tổng số 33, cha ạ. Tụi con sợ lắm. Đói, khát... Nhưng bây giờ tụi con đã có cha ở đây. Khi tòa nhà đổ, ở đây tạo ra một khoảng không nhỏ và thế là tụi con còn sống."
"Ra đây đi con!"
"Khoan đã cha! Để các bạn ra trước, con biết rằng cha không bỏ con. Có chuyện gì xảy ra con biết là cha chắc chắn sẽ không bỏ rơi con!"
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: bi_xinh on 09/07/06, 08:23
Post by: bi_xinh on 09/07/06, 08:23
Bãi đậu xe ngày Tết
Lần đầu tiên trong bao nhiêu cái Tết, tôi cảm thấy rất nhẹ nhőm vì năm nay đã chuẩn bị mọi thứ xong trước đến 3 tuần. Đỡ phải đâm bổ vào các cửa hàng đông đúc để tranh nhau những món đồ giảm giá. Vui hơn cả là ở cửa hàng chỗ tôi làm thêm ngoài giờ học, họ còn phát cho 50 đôla tiền thưởng. Tôi quyết định sẽ mua một thứ gì đó cho riêng mình. Thế là tôi đến siêu thị.
Trời rét. Tuyết rơi rất dày. Bãi đậu xe đông nghẹt từ đầu đến cuối nên tôi phải đi đến hai vòng mới tìm được một chỗ.
Đỗ xe xong, tôi chợt nhận thấy một người đàn ông chống nạng đang cố ra khỏi xe ôtô. Ông ta đậu xe ở khu dành cho người tàn tật. Tôi cũng thấy một cảnh sát giao thông đang tiến gần đến ông ta.
Viên cảnh sát nói với người đàn ông chống nạng rằng ông ta không thể đậu xe trong khu vực này vì xe ông ta không gắn thẻ đặc biệt dành cho những người tàn tật. Người đàn ông thì cố gắng giải thích rằng mình mới đậu xe trong khu này lần đầu tiên và ông ta không thể chống nạng đi trên tuyết trơn...
Viên cảnh sát có vẻ bực:
- Cũng được thôi, ông đậu xe ở đây được thì ông có thể đi nộp phạt được! 75 đôla!
Nói rồi, anh ta rút tập giấp phạt trong túi ra. Người đàn ông chống nạng vội khẩn khoản:
- Tôi sẽ lái xe ra chỗ khác...
- Không, tôi đã cho ông cơ hội, còn bây giờ thì không – Viên cảnh sát nghiêm khắc.
Người đàn ông tiếp tục năn nỉ rằng ông ta không đủ tiền nộp phạt. Trong túi ông chỉ có đúng 50 đôla để mua một món quà năm mới cho con trai mình. Viên cảnh sát nhún vai, đưa chiếc thẻ phạt cho người đàn ông:
- Thế à? Kiếm thêm 25 đôla nữa là đủ trả tiền phạt! Chúc mừng năm mới!
Nói xong, anh ta bỏ đi, để người đàn ông đứng cạnh chiếc xe, tay cầm tờ biên lai phạt 75 đôla, trông rất khổ sở. Tôi nghĩ đến tờ 50 đôla trong túi áo và biết ngay mình nên làm gì.
Tôi đập vào vai ông:
- Tôi xin lỗi đã nghe hết mọi chuyện. Anh cảnh sát kia thật là...
Và tôi đưa cho người đàn ông 50 đôla của mình. Người đàn ông lắc đầu quầy quậy:
- Không không, tôi làm sao nhận được! Thật là không phải chút nào!
- Anh cứ nhận đi – Tôi dúi tờ tiền vào tay anh ta – Có lần tôi đã đậu xe trong khu vực dành riêng cho người tàn tật chỉ vì ngại vào bãi đậu xe bình thường quá đông đúc. Lần đó không ai để ý mà phạt tôi mặc dù tôi đáng bị như thế. Anh cứ cầm lấn tiền và mua một món quà cho cậu bé ở nhà!
Một khoảnh khắc im lặng. Người đàn ông nhìn tờ 50 đôla rồi nhìn tôi. Mắt đỏ hoe, người đàn ông bắt tay tôi và thế là tôi đã nhận được lời chúc năm mới chân thành nhất.
Lần đầu tiên trong bao nhiêu cái Tết, tôi cảm thấy rất nhẹ nhőm vì năm nay đã chuẩn bị mọi thứ xong trước đến 3 tuần. Đỡ phải đâm bổ vào các cửa hàng đông đúc để tranh nhau những món đồ giảm giá. Vui hơn cả là ở cửa hàng chỗ tôi làm thêm ngoài giờ học, họ còn phát cho 50 đôla tiền thưởng. Tôi quyết định sẽ mua một thứ gì đó cho riêng mình. Thế là tôi đến siêu thị.
Trời rét. Tuyết rơi rất dày. Bãi đậu xe đông nghẹt từ đầu đến cuối nên tôi phải đi đến hai vòng mới tìm được một chỗ.
Đỗ xe xong, tôi chợt nhận thấy một người đàn ông chống nạng đang cố ra khỏi xe ôtô. Ông ta đậu xe ở khu dành cho người tàn tật. Tôi cũng thấy một cảnh sát giao thông đang tiến gần đến ông ta.
Viên cảnh sát nói với người đàn ông chống nạng rằng ông ta không thể đậu xe trong khu vực này vì xe ông ta không gắn thẻ đặc biệt dành cho những người tàn tật. Người đàn ông thì cố gắng giải thích rằng mình mới đậu xe trong khu này lần đầu tiên và ông ta không thể chống nạng đi trên tuyết trơn...
Viên cảnh sát có vẻ bực:
- Cũng được thôi, ông đậu xe ở đây được thì ông có thể đi nộp phạt được! 75 đôla!
Nói rồi, anh ta rút tập giấp phạt trong túi ra. Người đàn ông chống nạng vội khẩn khoản:
- Tôi sẽ lái xe ra chỗ khác...
- Không, tôi đã cho ông cơ hội, còn bây giờ thì không – Viên cảnh sát nghiêm khắc.
Người đàn ông tiếp tục năn nỉ rằng ông ta không đủ tiền nộp phạt. Trong túi ông chỉ có đúng 50 đôla để mua một món quà năm mới cho con trai mình. Viên cảnh sát nhún vai, đưa chiếc thẻ phạt cho người đàn ông:
- Thế à? Kiếm thêm 25 đôla nữa là đủ trả tiền phạt! Chúc mừng năm mới!
Nói xong, anh ta bỏ đi, để người đàn ông đứng cạnh chiếc xe, tay cầm tờ biên lai phạt 75 đôla, trông rất khổ sở. Tôi nghĩ đến tờ 50 đôla trong túi áo và biết ngay mình nên làm gì.
Tôi đập vào vai ông:
- Tôi xin lỗi đã nghe hết mọi chuyện. Anh cảnh sát kia thật là...
Và tôi đưa cho người đàn ông 50 đôla của mình. Người đàn ông lắc đầu quầy quậy:
- Không không, tôi làm sao nhận được! Thật là không phải chút nào!
- Anh cứ nhận đi – Tôi dúi tờ tiền vào tay anh ta – Có lần tôi đã đậu xe trong khu vực dành riêng cho người tàn tật chỉ vì ngại vào bãi đậu xe bình thường quá đông đúc. Lần đó không ai để ý mà phạt tôi mặc dù tôi đáng bị như thế. Anh cứ cầm lấn tiền và mua một món quà cho cậu bé ở nhà!
Một khoảnh khắc im lặng. Người đàn ông nhìn tờ 50 đôla rồi nhìn tôi. Mắt đỏ hoe, người đàn ông bắt tay tôi và thế là tôi đã nhận được lời chúc năm mới chân thành nhất.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 09/07/06, 10:30
Post by: kem on 09/07/06, 10:30
Bức t ranh đẹp nhất.
Một họa sĩ suốt đời mơ ước một bức tranh ĐẸP NHẤT TRẦN GIAN. Ông đến hỏi vị giáo sư để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sư trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là NIỀM TIN, vì niềm tin nâng cao giá trị con người."
Người họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: "TĚNH YĘU" là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ đang than khóc, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao quý, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu"
Cuối cùng, người họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ mặt trận, khi được hỏi, người lính trả lời: "HŇA BĚNH là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp."
Khi trở về nhà, người họa sĩ nhận ra NIỀM TIN trong ánh mắt các con, TĚNH YĘU trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó khiến tâm hồn ông ngập tràn HẠNH PHÚC và BĚNH AN. Bây giờ thì ông đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi tác phẩm của mình hoàn thành, người họa sĩ đặt tên cho bức tranh của mình là: "GIA ĐĚNH"
Thật vậy, gia đình là nơi đầy ấp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thủy. Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lý tưởng sống.
- Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ
- Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng trở thành mỹ vị
- Đó là nơi tiền bạc không quí bằng tình yêu
- Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui và hạnh phúc.
Một họa sĩ suốt đời mơ ước một bức tranh ĐẸP NHẤT TRẦN GIAN. Ông đến hỏi vị giáo sư để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sư trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là NIỀM TIN, vì niềm tin nâng cao giá trị con người."
Người họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: "TĚNH YĘU" là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ đang than khóc, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao quý, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu"
Cuối cùng, người họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ mặt trận, khi được hỏi, người lính trả lời: "HŇA BĚNH là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp."
Khi trở về nhà, người họa sĩ nhận ra NIỀM TIN trong ánh mắt các con, TĚNH YĘU trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó khiến tâm hồn ông ngập tràn HẠNH PHÚC và BĚNH AN. Bây giờ thì ông đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi tác phẩm của mình hoàn thành, người họa sĩ đặt tên cho bức tranh của mình là: "GIA ĐĚNH"
Thật vậy, gia đình là nơi đầy ấp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thủy. Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lý tưởng sống.
- Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ
- Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng trở thành mỹ vị
- Đó là nơi tiền bạc không quí bằng tình yêu
- Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui và hạnh phúc.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 09/07/06, 10:38
Post by: kem on 09/07/06, 10:38
Búp bê khoai tây.
Năm đó, chúng tôi sống trong một ngôi nhà cũ kỹ và sơ sài. Tôi có hai anh trai, hai em gái và một em trai. Trước Tết, cả ba chị em gái chúng tôi đã quấy mẹ hàng tuần, xin được mua quà là búp bê. Sáng mùng một Tết, ba chị em gái chạy vào phòng mẹ rất sớm:
- Chúc mừng năm mới! - Mẹ nói nhẹ nhàng để tránh đứa em bé đang ngủ phải tỉnh dậy.
- Chúc mừng năm mới! - Chúng tôi trčo lên giường mẹ.
Mẹ bảo:
- Mẹ biết các con thích búp bê, và mẹ không có loại búp bê các con thích, nhưng mẹ làm cho các con mấy con búp bê đây.
Chúng tôi nín thở ngồi nhìn mẹ xuống giường, đi ra phía tủ và lấy một cái hộp. Mẹ lôi mấy thứ gì đó từ trong hộp ra. Lúc đầu, tôi không thể nhận ra nó là cái gì, trừ việc nó mặc một cái váy kẻ đỏ và trắng, lại đội mũ nữa. Mặt nó màu nâu, mắt là hai cái khuy và cái miệng cười được vẽ bằng mực viết.
Hai đứa em tôi im lặng khi tôi kéo váy của con búp bê lên và phát hiện ra nó toàn là khoai tây. Tất nhiên, nó khá xấu, nhưng tôi biết mẹ đã phải cố gắng đến đâu để làm nó. Tôi không thật sự yêu búp bê đó lắm, nhưng tôi thấy rất yêu mẹ.
Hai đứa em tôi vẫn còn nhỏ, chỉ 3 và 5 tuổi, thì cứ ngạc nhiên. Một đứa chạm tay vào mắt con búp bê, thế là cái mắt đã rơi ra. Chúng thi nhau hỏi:
- Nó là cái gì thế mẹ?
- Làm sao mẹ đính khuy thành mắt nó được?
- ......
- Mẹ xin lỗi - Mẹ bắt đầu khóc và cố đính cái khuy lại chỗ cũ.
- Ơ mẹ không thích nó à?- Em gái bé của tôi hỏi.
Mẹ lau nước mắt và nói:
- Giá như chúng là búp bê thật...
Chúng tôi ôm mấy con búp bê ấy về phòng và đặt chúng lên giường. Nhưng không may, chưa kịp hết Tết thì bọn búp bê khoai tây ấy đã có vấn đề.
- Mẹ ơi! Có cái gì đó mọc lên ở mặt con búp bê của con. .
- Mẹ ơi! Con búp bê của con kinh khủng lắm...
Các em tôi thi nhau kêu vào cùng một buổi sáng.
Mẹ bảo búp bê chết rồi và chúng tôi cần phải chôn búp bê ở ngoài vườn. Chúng tôi chôn những con búp bê xấu xí ấy, mặc dù tay chúng tôi cứng đờ vì lạnh khi chúng tôi đào đất bằng cái thìa. Tôi đào bới qua loa và vùi mấy củ khoai tây xuống, trong khi hai đứa em tôi thì lại:
- Tại sao chị không hát và cầu nguyện?
- Không chúng chỉ là mấy củ khoai tây thôi - tôi đáp giận dữ và co ro trong cái áo lạnh mỏng dính - Mà chị thì lạnh cóng cả rồi.
- Bọn em sẽ mách mẹ - Chúng gào lên.
Tôi không biết chúng có mách mẹ không, nhưng nếu chúng có mách thì tôi cũng không thấy mẹ nói điều đó với tôi bao giờ.
Vài tháng sau, mẹ tôi mất vì bệnh. Tôi và các em bị gửi đến trại trẻ mồ côi. Tại đó, hai năm sau, tôi nhận được món quà Tết là một con búp bê tóc vàng, môi hồng với bộ váy đẹp nhất mà tôi từng thấy một con búp bê mặc. Tôi cố hết sức để yêu nó nhưng tôi không thể. Tôi biết đó là loại búp bê mẹ sẽ mua cho chúng tôi nếu ngày đó mẹ có tiền. Nhưng tôi cảm ơn Chúa vì ngày đó mẹ đã không có. Bởi vì, nếu mẹ không làm những con búp bê khoai tây, có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ biết mẹ yêu chúng tôi đến mức nào...
Năm đó, chúng tôi sống trong một ngôi nhà cũ kỹ và sơ sài. Tôi có hai anh trai, hai em gái và một em trai. Trước Tết, cả ba chị em gái chúng tôi đã quấy mẹ hàng tuần, xin được mua quà là búp bê. Sáng mùng một Tết, ba chị em gái chạy vào phòng mẹ rất sớm:
- Chúc mừng năm mới! - Mẹ nói nhẹ nhàng để tránh đứa em bé đang ngủ phải tỉnh dậy.
- Chúc mừng năm mới! - Chúng tôi trčo lên giường mẹ.
Mẹ bảo:
- Mẹ biết các con thích búp bê, và mẹ không có loại búp bê các con thích, nhưng mẹ làm cho các con mấy con búp bê đây.
Chúng tôi nín thở ngồi nhìn mẹ xuống giường, đi ra phía tủ và lấy một cái hộp. Mẹ lôi mấy thứ gì đó từ trong hộp ra. Lúc đầu, tôi không thể nhận ra nó là cái gì, trừ việc nó mặc một cái váy kẻ đỏ và trắng, lại đội mũ nữa. Mặt nó màu nâu, mắt là hai cái khuy và cái miệng cười được vẽ bằng mực viết.
Hai đứa em tôi im lặng khi tôi kéo váy của con búp bê lên và phát hiện ra nó toàn là khoai tây. Tất nhiên, nó khá xấu, nhưng tôi biết mẹ đã phải cố gắng đến đâu để làm nó. Tôi không thật sự yêu búp bê đó lắm, nhưng tôi thấy rất yêu mẹ.
Hai đứa em tôi vẫn còn nhỏ, chỉ 3 và 5 tuổi, thì cứ ngạc nhiên. Một đứa chạm tay vào mắt con búp bê, thế là cái mắt đã rơi ra. Chúng thi nhau hỏi:
- Nó là cái gì thế mẹ?
- Làm sao mẹ đính khuy thành mắt nó được?
- ......
- Mẹ xin lỗi - Mẹ bắt đầu khóc và cố đính cái khuy lại chỗ cũ.
- Ơ mẹ không thích nó à?- Em gái bé của tôi hỏi.
Mẹ lau nước mắt và nói:
- Giá như chúng là búp bê thật...
Chúng tôi ôm mấy con búp bê ấy về phòng và đặt chúng lên giường. Nhưng không may, chưa kịp hết Tết thì bọn búp bê khoai tây ấy đã có vấn đề.
- Mẹ ơi! Có cái gì đó mọc lên ở mặt con búp bê của con. .
- Mẹ ơi! Con búp bê của con kinh khủng lắm...
Các em tôi thi nhau kêu vào cùng một buổi sáng.
Mẹ bảo búp bê chết rồi và chúng tôi cần phải chôn búp bê ở ngoài vườn. Chúng tôi chôn những con búp bê xấu xí ấy, mặc dù tay chúng tôi cứng đờ vì lạnh khi chúng tôi đào đất bằng cái thìa. Tôi đào bới qua loa và vùi mấy củ khoai tây xuống, trong khi hai đứa em tôi thì lại:
- Tại sao chị không hát và cầu nguyện?
- Không chúng chỉ là mấy củ khoai tây thôi - tôi đáp giận dữ và co ro trong cái áo lạnh mỏng dính - Mà chị thì lạnh cóng cả rồi.
- Bọn em sẽ mách mẹ - Chúng gào lên.
Tôi không biết chúng có mách mẹ không, nhưng nếu chúng có mách thì tôi cũng không thấy mẹ nói điều đó với tôi bao giờ.
Vài tháng sau, mẹ tôi mất vì bệnh. Tôi và các em bị gửi đến trại trẻ mồ côi. Tại đó, hai năm sau, tôi nhận được món quà Tết là một con búp bê tóc vàng, môi hồng với bộ váy đẹp nhất mà tôi từng thấy một con búp bê mặc. Tôi cố hết sức để yêu nó nhưng tôi không thể. Tôi biết đó là loại búp bê mẹ sẽ mua cho chúng tôi nếu ngày đó mẹ có tiền. Nhưng tôi cảm ơn Chúa vì ngày đó mẹ đã không có. Bởi vì, nếu mẹ không làm những con búp bê khoai tây, có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ biết mẹ yêu chúng tôi đến mức nào...
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 11/07/06, 16:55
Post by: kem on 11/07/06, 16:55
Chạy đi, Patti, chạy đi
Mark Victor Hansen
Ngay từ nhỏ, Patti Wilson đã được bác sĩ bảo rằng cô bị bệnh động kinh (epileptic). Cha của cô, Jim Wilson, là người thường xuyên tập luyện chạy bộ vào buổi sáng. Một ngày kia cô nói với cha cô "Cha ơi, con rất muốn chạy với cha hàng ngày, nhưng con sợ con sẽ bị lên cơn." Cha cô nói với cô "Nếu con bị thì cha đã biết cần phải làm gì rồi nên đừng sợ, chúng ta cùng bắt đầu chạy."
Rồi họ chạy mỗi ngày. Thật là điều kỳ diệu đối với họ làř cô bé đã không bị lên cơn lần nào. Sau vài tuần, cô nói với cha "Cha ơi, con thật sự muốn phá kỷ lục thế giới quãng đường chạy dài nhất của nữ." Cha cô tìm trong cuốn sách các kỷ lục thế giới Guiness và thấy rằng khoảng cách lớn nhất mà có người phụ nữ đã từng chạy là 80 dặm. Lúc đó Patti mới vào năm đầu tiên ở trung học, cô tuyên bố "Con sẽ chạy từ quận Cam (Orange County) tới San Francisco." (Khoảng cách 400 dặm.) "Đến năm thứ hai, con sẽ chạy tới Portland, Oregon." (Khoảng hơn 1500 dặm.) "Tới năm thứ 3, con sẽ chạy tới St. Louis." (Khoảng 2000 dặm.) "Tới năm cuối, con sẽ chạy tới Nhà Trắng." (Khoảng hơn 3000 dặm đường.)
Patti đầy nghị lực cũng như say mê hăng hái, cô chỉ coi bệnh của mình như là một điều "bất tiện". Cô không tập trung vào cái cô mất đi mà tập trung vào điều mà cô đang còn có.
Vào năm đó cô hoàn thành cuộc chạy đến San Francisco với chiếc áo thun ghi dòng chữ "I Love Epileptics." Cha của cô chạy bên cạnh cô trên suốt quãng đường, và mẹ cô, một nữ y tá, thì lái xe theo để đề phòng mọi trường hợp có thể xảy ra.
Vào năm thứ hai, các bạn học của Patti đã ủng hộ cô. Họ dựng lên một áp phích quảng cáo khổng lồ ghi "Chạy đi, Patti, chạy đi!" (Run, Patti, Run! - và sau đó đã trở thành khẩu hiệu của cô cũng như tựa đề cuốn sách sau này cô viết.) Trên đường thực hiện cuộc chạy đường dài mà đích đến là Portland, cô đã bị nứt gãy xương ở chân. Bác sĩ nói với cô rằng cô phải dừng không thể được chạy nữa. Ông nói "Tôi phải cố định khớp mắt cá của cháu để cháu không bị tật vĩnh viễn." "Bác sĩ, bác không hiểu rồi," cô nói "đây không phải là ý nghĩ bất chợt của cháu, nó thật sự là tấm lòng của cháu! Cháu không làm điều này vì bản thân cháu, cháu làm vậy để phá bung những xiềng xích trong suy nghĩ của nhiều người khác. Có cách nào để cháu vẫn có thể chạy tiếp được không hả bác?" Bác sĩ cho cô một lựa chọn. Ông chỉ băng bó lại thay vì bó bột cố định nó. Ông cảnh cáo cô rằng nó sẽ rất đau, sẽ bị sưng tấy lên. Cô nói với bác sĩ hãy băng chặt lại cho cô.
Cô hoàn thành cuộc chạy đến Portland với Thống đốc bang cùng chạy chung trên dặm đường cuối cùng. Bạn cũng có thể đã thấy những tờ báo với tiêu đề "Người Vận Động Viên Chạy Siêu Đẳng, Patti Wilson, Đã Hoàn Thành Cuộc Marathon Cho Người Bị Bệnh Động Kinh Vào Sinh Nhật Thứ 17 Của Cô."
Sau bốn tháng chạy gần liên tục từ bờ Tây sang bờ Đông, Patti đã tới Washington và bắt tay Tổng thống Hoa Kỳ. Cô nói với ông "Cháu muốn mọi người biết rằng người bị động kinh chỉ là những con người bình thường với cuộc sống bình thường."
Tôi kể về câu chuyện này một lần trong một buổi hội thảo của tôi cách đây không lâu, và sau đó một người đàn ông cao lớn đến gặp tôi. Ông đưa bàn tay khổng lồ cho tôi bắt và nói "Mark, tôi tên là Jim Wilson. Anh vừa kể về con gái tôi, Patti." Ông kể rằng nhờ vào sự cố gắng không ngừng của cô bé, kết quả là đã kêu gọi đóng góp để mở được 19 trung tâm chữa bệnh động kinh trị giá nhiều triệu đô la.
Patti Wilson cần thật ít để có thể làm được được thật nhiều như vậy. Còn bạn thì sao? Bạn có thể làm gì để vượt lên chính bản thân mình trong khi có đầy đủ sức khỏe?
Mark Victor Hansen
Ngay từ nhỏ, Patti Wilson đã được bác sĩ bảo rằng cô bị bệnh động kinh (epileptic). Cha của cô, Jim Wilson, là người thường xuyên tập luyện chạy bộ vào buổi sáng. Một ngày kia cô nói với cha cô "Cha ơi, con rất muốn chạy với cha hàng ngày, nhưng con sợ con sẽ bị lên cơn." Cha cô nói với cô "Nếu con bị thì cha đã biết cần phải làm gì rồi nên đừng sợ, chúng ta cùng bắt đầu chạy."
Rồi họ chạy mỗi ngày. Thật là điều kỳ diệu đối với họ làř cô bé đã không bị lên cơn lần nào. Sau vài tuần, cô nói với cha "Cha ơi, con thật sự muốn phá kỷ lục thế giới quãng đường chạy dài nhất của nữ." Cha cô tìm trong cuốn sách các kỷ lục thế giới Guiness và thấy rằng khoảng cách lớn nhất mà có người phụ nữ đã từng chạy là 80 dặm. Lúc đó Patti mới vào năm đầu tiên ở trung học, cô tuyên bố "Con sẽ chạy từ quận Cam (Orange County) tới San Francisco." (Khoảng cách 400 dặm.) "Đến năm thứ hai, con sẽ chạy tới Portland, Oregon." (Khoảng hơn 1500 dặm.) "Tới năm thứ 3, con sẽ chạy tới St. Louis." (Khoảng 2000 dặm.) "Tới năm cuối, con sẽ chạy tới Nhà Trắng." (Khoảng hơn 3000 dặm đường.)
Patti đầy nghị lực cũng như say mê hăng hái, cô chỉ coi bệnh của mình như là một điều "bất tiện". Cô không tập trung vào cái cô mất đi mà tập trung vào điều mà cô đang còn có.
Vào năm đó cô hoàn thành cuộc chạy đến San Francisco với chiếc áo thun ghi dòng chữ "I Love Epileptics." Cha của cô chạy bên cạnh cô trên suốt quãng đường, và mẹ cô, một nữ y tá, thì lái xe theo để đề phòng mọi trường hợp có thể xảy ra.
Vào năm thứ hai, các bạn học của Patti đã ủng hộ cô. Họ dựng lên một áp phích quảng cáo khổng lồ ghi "Chạy đi, Patti, chạy đi!" (Run, Patti, Run! - và sau đó đã trở thành khẩu hiệu của cô cũng như tựa đề cuốn sách sau này cô viết.) Trên đường thực hiện cuộc chạy đường dài mà đích đến là Portland, cô đã bị nứt gãy xương ở chân. Bác sĩ nói với cô rằng cô phải dừng không thể được chạy nữa. Ông nói "Tôi phải cố định khớp mắt cá của cháu để cháu không bị tật vĩnh viễn." "Bác sĩ, bác không hiểu rồi," cô nói "đây không phải là ý nghĩ bất chợt của cháu, nó thật sự là tấm lòng của cháu! Cháu không làm điều này vì bản thân cháu, cháu làm vậy để phá bung những xiềng xích trong suy nghĩ của nhiều người khác. Có cách nào để cháu vẫn có thể chạy tiếp được không hả bác?" Bác sĩ cho cô một lựa chọn. Ông chỉ băng bó lại thay vì bó bột cố định nó. Ông cảnh cáo cô rằng nó sẽ rất đau, sẽ bị sưng tấy lên. Cô nói với bác sĩ hãy băng chặt lại cho cô.
Cô hoàn thành cuộc chạy đến Portland với Thống đốc bang cùng chạy chung trên dặm đường cuối cùng. Bạn cũng có thể đã thấy những tờ báo với tiêu đề "Người Vận Động Viên Chạy Siêu Đẳng, Patti Wilson, Đã Hoàn Thành Cuộc Marathon Cho Người Bị Bệnh Động Kinh Vào Sinh Nhật Thứ 17 Của Cô."
Sau bốn tháng chạy gần liên tục từ bờ Tây sang bờ Đông, Patti đã tới Washington và bắt tay Tổng thống Hoa Kỳ. Cô nói với ông "Cháu muốn mọi người biết rằng người bị động kinh chỉ là những con người bình thường với cuộc sống bình thường."
Tôi kể về câu chuyện này một lần trong một buổi hội thảo của tôi cách đây không lâu, và sau đó một người đàn ông cao lớn đến gặp tôi. Ông đưa bàn tay khổng lồ cho tôi bắt và nói "Mark, tôi tên là Jim Wilson. Anh vừa kể về con gái tôi, Patti." Ông kể rằng nhờ vào sự cố gắng không ngừng của cô bé, kết quả là đã kêu gọi đóng góp để mở được 19 trung tâm chữa bệnh động kinh trị giá nhiều triệu đô la.
Patti Wilson cần thật ít để có thể làm được được thật nhiều như vậy. Còn bạn thì sao? Bạn có thể làm gì để vượt lên chính bản thân mình trong khi có đầy đủ sức khỏe?
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 11/07/06, 16:58
Post by: kem on 11/07/06, 16:58
Chỉ phải tiến từng cây số một thôi!
Eric Sevareid
Hồi đó tôi mới mười bảy tuổi... bị một cơn sợ ghê gớm. Anh bạn học Walter Port và tôi cùng nhau xông vào một cuộc mạo hiểm kỳ thú nhưng cũng thực là ngu xuẩn, chúng tôi muốn tỏ rằng có thể chčo một chiếc xuồng nhẹ từ Minneapolis tới chi điếm bán da lông của hãng York trên vịnh Hudson. Chúng tôi đã chčo tới được Norway House ở phía cực bắc hồ Winnipeg. Từ đó còn phải chčo một quãng dài 25 cây số nữa qua một miền hoang vu chỉ gặp được mỗi thị trấn nhỏ ở dọc đường. Những bản đồ chúng tôi mang theo đều sơ sài quá mà hôm đó là ngày mùng một tháng chín!... Sông và hồ sắp đóng băng.
Nhân viên cảnh sát Canada do dự không muốn cho chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và sau cùng miễn cưỡng cho phép chúng tôi. Cả đêm trước ngày khởi hành chúng tôi thao thức, nghĩ tới những nỗi gian nan dọc đường, nửa sợ mà nửa tự ái. Nếu bị chìm xuồng hoặc bị mắc kẹt vì nước đóng băng thì không hy vọng gì thoát chết được. Mà nếu bỏ nửa chừng, thì còn mặt mũi nào trông thấy gia đình và bạn bč nữa?
Tòa soạn nhật báo ở Minneapolis tường thuật từng giai đoạn cuộc hành trình của chúng tôi, chủ ý để nêu tên tôi trong bước đầu vào nghề viết văn, sẽ khinh bỉ chúng tôi ra sao? Và chính Walter và tôi sẽ có thái độ ra sao khi làm cho mọi người thất vọng như vậy?
Lúc khởi hành, một thợ săn Đan Mạch lực lưỡng lại chúc chúng tôi "thượng lộ bình an". ông ta siết chặt tay chúng tôi, bảo:
- Các cậu chỉ nên nghĩ tới cây số trước mặt thôi, đừng bận tâm tới những cây số ở xa hơn nữa nhé. Như vậy thì sẽ tới đích được.
Tôi chưa bao giờ nhận được một lời khuyên chí lý như lời khuyên dó.
Biết bao lần, ban đêm, tôi trằn trọc, lăn qua lộn lại trong cái "sắc" lạnh buốt, lo lắng về quãng đường dài dằng đặc phải vượt qua, mà nhớ lại lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó ! Trong bao nhiêu ngày chčo chống lặn lội, khiêng xuồng và đồ đạc, chúng tôi đã có nhiều dịp ngẫm nghĩ về lời khuyên đó. Tinh thần chúng tôi thấm nhuần lời khuyên đó. Chúng tôi chỉ nghĩ tới cái thác ở phía trước, tới chỗ cắm trại ở phía trước, tới cây số ở phía trước thôi.
Sau cùng, một đêm tối như mực, chúng tôi đã vượt được cây số cuối cùng. Bẩn thỉu, mặt mày hốc hác, quần áo rách tươm, lương thực gần hết nhẵn, chiếc xuồng hư nát tệ hại, chúng tôi lết lên bờ, trong luồng ánh sáng vàng vọt từ chi điếm hãng York chiếu ra.
Từ hồi đó, tôi có nhiều dịp nhận thấy lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó rất đúng: chỉ phải tiến một cây số thôi.
Chẳng hạn, mười ba năm sau, trong Thế chiến thứ nhì, tôi với vài anh bạn ngồi trong chiếc phi cơ chuyên chở của nhà binh. Chúng tôi đương bay trên khu rừng gần biên giới Ấn Độ - Miến Điện thì máy hư chúng tôi phải nhảy dù xuống. Nếu có một đoàn cấp cứu nào được phái đi thì cũng mất mấy tuần mới tới được chỗ chúng tôi hạ xuống. Vì vậy chúng tôi không thể đợi được, đành cực khổ len lỏi lần lần về phía biên giới ấn, vượt quãng đường hai trăm hai mươi lăm cây số, qua một miền núi non hiểm trở, dưới ánh nắng cháy da và những trận mưa tầm tã.
Chúng tôi vừa mới khởi hành thì chẳng may chân tôi bị thương vì chiếc đinh trong giày; buổi tối đó, hai bàn chân tôi phồng lên, rớm máu. Khập khiễng như vậy thì làm sao vượt được trên hai trăm cây số! Mà các bạn tôi có anh tình trạng thê thảm hơn tôi nữa, làm sao đi được cho tới hết đường, nhưng ít gì cũng có thể khập khiễng lết tới đỉnh đồi phía trước, tới làng xóm phía trước tìm một căn nhà xin tá túc, và chúng tôi chỉ mong được bấy nhiêu thôi.
Óc tưởng tượng là con dao hai lưỡi: nhờ nó mà có những công trình lớn lao, nhưng cũng vì nó mà sự can đảm của ta nhụt đi, không thực hiện được những công trình đó. Tôi vốn nhút nhát và đôi khi tự biện hộ cho tôi rằng tại tôi có óc tưởng tượng mạnh, dễ thấy những nguy hiểm sẽ xảy ra, nên không được bạo gan. Cho nên đã nhiều lần rồi, khi gặp những nỗi gian nan về thể chất hoặc những đau khổ về tinh thần tôi phải nhớ lại quy tắc: "cây số ở trước mặt " rất hữu ích đó. Ngày tôi bỏ một chỗ làm được trả lương đều đều để bắt dầu viết một cuốn sách dài hai trăm năm chục ngàn tiếng, tôi rán không để cho công trình lớn lao đó thôi miên tôi, không vậy chắc chắn tôi đã phải bỏ dở một tác phẩm làm cho tôi vinh hạnh nhất trong nghề cầm bút của tôi. Tôi rán nghĩ tới đoạn sau thôi, không nghĩ tới trang sau nữa, lại càng không nghĩ tới chương sau nữa. Thành thử trong sáu tháng tôi chỉ viết từng đoạn một. Và tôi phải thú thực rằng, tác phẩm đó "tự nó thành hình".
Mới mấy chục năm trước đây, tôi nhận mỗi ngày phát thanh một bài cho một đài nọ. Tới hôm nay những bài tôi đã phát thanh đạt tới con số hai ngàn. Nếu hồi đầu người ta bảo tôi khởi ký hợp đồng cung cấp cho người ta hai ngàn bài thì chắc chắn là tôi đã thụt lùi, không dám nhận công việc lớn lao đó. Nhưng người ta chỉ đòi tôi mỗi ngày một bài thôi và tôi cũng chỉ soạn mỗi ngày một bài thôi.
Đức kiên nhẫn có thể thay đức can đảm được và theo tôi không có hình thức kiên nhẫn nào bằng hình thức mà người thợ săn Đan Mạch đã khuyên chúng tôi nhớ kỹ rằng chỉ phải tiến từng cây số một thôi.
Eric Sevareid
Hồi đó tôi mới mười bảy tuổi... bị một cơn sợ ghê gớm. Anh bạn học Walter Port và tôi cùng nhau xông vào một cuộc mạo hiểm kỳ thú nhưng cũng thực là ngu xuẩn, chúng tôi muốn tỏ rằng có thể chčo một chiếc xuồng nhẹ từ Minneapolis tới chi điếm bán da lông của hãng York trên vịnh Hudson. Chúng tôi đã chčo tới được Norway House ở phía cực bắc hồ Winnipeg. Từ đó còn phải chčo một quãng dài 25 cây số nữa qua một miền hoang vu chỉ gặp được mỗi thị trấn nhỏ ở dọc đường. Những bản đồ chúng tôi mang theo đều sơ sài quá mà hôm đó là ngày mùng một tháng chín!... Sông và hồ sắp đóng băng.
Nhân viên cảnh sát Canada do dự không muốn cho chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và sau cùng miễn cưỡng cho phép chúng tôi. Cả đêm trước ngày khởi hành chúng tôi thao thức, nghĩ tới những nỗi gian nan dọc đường, nửa sợ mà nửa tự ái. Nếu bị chìm xuồng hoặc bị mắc kẹt vì nước đóng băng thì không hy vọng gì thoát chết được. Mà nếu bỏ nửa chừng, thì còn mặt mũi nào trông thấy gia đình và bạn bč nữa?
Tòa soạn nhật báo ở Minneapolis tường thuật từng giai đoạn cuộc hành trình của chúng tôi, chủ ý để nêu tên tôi trong bước đầu vào nghề viết văn, sẽ khinh bỉ chúng tôi ra sao? Và chính Walter và tôi sẽ có thái độ ra sao khi làm cho mọi người thất vọng như vậy?
Lúc khởi hành, một thợ săn Đan Mạch lực lưỡng lại chúc chúng tôi "thượng lộ bình an". ông ta siết chặt tay chúng tôi, bảo:
- Các cậu chỉ nên nghĩ tới cây số trước mặt thôi, đừng bận tâm tới những cây số ở xa hơn nữa nhé. Như vậy thì sẽ tới đích được.
Tôi chưa bao giờ nhận được một lời khuyên chí lý như lời khuyên dó.
Biết bao lần, ban đêm, tôi trằn trọc, lăn qua lộn lại trong cái "sắc" lạnh buốt, lo lắng về quãng đường dài dằng đặc phải vượt qua, mà nhớ lại lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó ! Trong bao nhiêu ngày chčo chống lặn lội, khiêng xuồng và đồ đạc, chúng tôi đã có nhiều dịp ngẫm nghĩ về lời khuyên đó. Tinh thần chúng tôi thấm nhuần lời khuyên đó. Chúng tôi chỉ nghĩ tới cái thác ở phía trước, tới chỗ cắm trại ở phía trước, tới cây số ở phía trước thôi.
Sau cùng, một đêm tối như mực, chúng tôi đã vượt được cây số cuối cùng. Bẩn thỉu, mặt mày hốc hác, quần áo rách tươm, lương thực gần hết nhẵn, chiếc xuồng hư nát tệ hại, chúng tôi lết lên bờ, trong luồng ánh sáng vàng vọt từ chi điếm hãng York chiếu ra.
Từ hồi đó, tôi có nhiều dịp nhận thấy lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó rất đúng: chỉ phải tiến một cây số thôi.
Chẳng hạn, mười ba năm sau, trong Thế chiến thứ nhì, tôi với vài anh bạn ngồi trong chiếc phi cơ chuyên chở của nhà binh. Chúng tôi đương bay trên khu rừng gần biên giới Ấn Độ - Miến Điện thì máy hư chúng tôi phải nhảy dù xuống. Nếu có một đoàn cấp cứu nào được phái đi thì cũng mất mấy tuần mới tới được chỗ chúng tôi hạ xuống. Vì vậy chúng tôi không thể đợi được, đành cực khổ len lỏi lần lần về phía biên giới ấn, vượt quãng đường hai trăm hai mươi lăm cây số, qua một miền núi non hiểm trở, dưới ánh nắng cháy da và những trận mưa tầm tã.
Chúng tôi vừa mới khởi hành thì chẳng may chân tôi bị thương vì chiếc đinh trong giày; buổi tối đó, hai bàn chân tôi phồng lên, rớm máu. Khập khiễng như vậy thì làm sao vượt được trên hai trăm cây số! Mà các bạn tôi có anh tình trạng thê thảm hơn tôi nữa, làm sao đi được cho tới hết đường, nhưng ít gì cũng có thể khập khiễng lết tới đỉnh đồi phía trước, tới làng xóm phía trước tìm một căn nhà xin tá túc, và chúng tôi chỉ mong được bấy nhiêu thôi.
Óc tưởng tượng là con dao hai lưỡi: nhờ nó mà có những công trình lớn lao, nhưng cũng vì nó mà sự can đảm của ta nhụt đi, không thực hiện được những công trình đó. Tôi vốn nhút nhát và đôi khi tự biện hộ cho tôi rằng tại tôi có óc tưởng tượng mạnh, dễ thấy những nguy hiểm sẽ xảy ra, nên không được bạo gan. Cho nên đã nhiều lần rồi, khi gặp những nỗi gian nan về thể chất hoặc những đau khổ về tinh thần tôi phải nhớ lại quy tắc: "cây số ở trước mặt " rất hữu ích đó. Ngày tôi bỏ một chỗ làm được trả lương đều đều để bắt dầu viết một cuốn sách dài hai trăm năm chục ngàn tiếng, tôi rán không để cho công trình lớn lao đó thôi miên tôi, không vậy chắc chắn tôi đã phải bỏ dở một tác phẩm làm cho tôi vinh hạnh nhất trong nghề cầm bút của tôi. Tôi rán nghĩ tới đoạn sau thôi, không nghĩ tới trang sau nữa, lại càng không nghĩ tới chương sau nữa. Thành thử trong sáu tháng tôi chỉ viết từng đoạn một. Và tôi phải thú thực rằng, tác phẩm đó "tự nó thành hình".
Mới mấy chục năm trước đây, tôi nhận mỗi ngày phát thanh một bài cho một đài nọ. Tới hôm nay những bài tôi đã phát thanh đạt tới con số hai ngàn. Nếu hồi đầu người ta bảo tôi khởi ký hợp đồng cung cấp cho người ta hai ngàn bài thì chắc chắn là tôi đã thụt lùi, không dám nhận công việc lớn lao đó. Nhưng người ta chỉ đòi tôi mỗi ngày một bài thôi và tôi cũng chỉ soạn mỗi ngày một bài thôi.
Đức kiên nhẫn có thể thay đức can đảm được và theo tôi không có hình thức kiên nhẫn nào bằng hình thức mà người thợ săn Đan Mạch đã khuyên chúng tôi nhớ kỹ rằng chỉ phải tiến từng cây số một thôi.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 11/07/06, 17:00
Post by: kem on 11/07/06, 17:00
Chiếc băng gạc cho trái tim vỡ
- Mẹ, mẹ đang làm gì thế? - Cô bé Susie chỉ mới 6 tuổi hỏi mẹ.
- Mẹ đang nấu món thịt hầm cho cô Smith hàng xóm.
- Vì sao ạ? - Susie thắc mắc.
- Vì cô Smith đang rất buồn con ạ. Con gái cô ấy vừa qua đời và trái tim cô ấy đang tan nát. Chúng ta sẽ chăm sóc cô ấy một thời gian. - bà mẹ dịu dàng trả lời.
- Tại sao lại thế hả mẹ? - Susie vẫn chưa hiểu
- Thế này nhé con yêu, khi một người rất buồn, họ sẽ không thể làm tốt ngay cả những việc rất nhỏ như nấu bữa tối hay một số việc vặt khác. Vì chúng ta cùng sống trong một khu phố và cô Smith là hàng xóm của gia đình mình, chúng ta cần phải giúp đỡ cô ấy. Cô Smith sẽ không bao giờ còn có thể nói chuyện, ôm hôn con gái cô ấy hoặc làm bất cứ điều gì thú vị mà mẹ và con có thể làm cùng nhau. Con là một cô bé thông minh, Susie. Có thể con sẽ nghĩ ra cách nào đó để giúp đỡ cô ấy.
Susie suy nghĩ rất nhiêm túc về những điều mẹ nói và cố gắng tìm cách góp phần giúp đỡ cô Smith. Vài phút sau, Susie đã ở trước cửa nhà cô Smith. rụt rč bấm chuông. Mất một lúc lâu cô Smith mới ra mở cửa: "Chào Susie, cháu cần gì?". Susie cảm thấy giọng cô Smith rất nhỏ, khuôn mặt cô trông rất buồn rầu, như thể cô vừa khóc vì mắt cô hãy còn đỏ mọng nước.
"Mẹ cháu nói con gái của cô vừa qua đời và cô đang rất buồn vì tim cô bị thương - Susie e dč xoč tay ra. Trong lòng bàn tay của cô bé là một chiếc băng gạc cá nhân- Cái này để băng cho trái tim cô ạ". Như để chắc chắn Susie nói thêm: "Cháu đã dùng vài lần và nó rất tốt". Cô Smith há miệng kinh ngạc, cố gắng không bật khóc. Cô xúc động quỳ xuống ôm chặt Susie, nghẹn ngào qua làn nước mắt: "Cám ơn, cháu yêu quý, nó sẽ giúp cô rất nhiều".
- Mẹ, mẹ đang làm gì thế? - Cô bé Susie chỉ mới 6 tuổi hỏi mẹ.
- Mẹ đang nấu món thịt hầm cho cô Smith hàng xóm.
- Vì sao ạ? - Susie thắc mắc.
- Vì cô Smith đang rất buồn con ạ. Con gái cô ấy vừa qua đời và trái tim cô ấy đang tan nát. Chúng ta sẽ chăm sóc cô ấy một thời gian. - bà mẹ dịu dàng trả lời.
- Tại sao lại thế hả mẹ? - Susie vẫn chưa hiểu
- Thế này nhé con yêu, khi một người rất buồn, họ sẽ không thể làm tốt ngay cả những việc rất nhỏ như nấu bữa tối hay một số việc vặt khác. Vì chúng ta cùng sống trong một khu phố và cô Smith là hàng xóm của gia đình mình, chúng ta cần phải giúp đỡ cô ấy. Cô Smith sẽ không bao giờ còn có thể nói chuyện, ôm hôn con gái cô ấy hoặc làm bất cứ điều gì thú vị mà mẹ và con có thể làm cùng nhau. Con là một cô bé thông minh, Susie. Có thể con sẽ nghĩ ra cách nào đó để giúp đỡ cô ấy.
Susie suy nghĩ rất nhiêm túc về những điều mẹ nói và cố gắng tìm cách góp phần giúp đỡ cô Smith. Vài phút sau, Susie đã ở trước cửa nhà cô Smith. rụt rč bấm chuông. Mất một lúc lâu cô Smith mới ra mở cửa: "Chào Susie, cháu cần gì?". Susie cảm thấy giọng cô Smith rất nhỏ, khuôn mặt cô trông rất buồn rầu, như thể cô vừa khóc vì mắt cô hãy còn đỏ mọng nước.
"Mẹ cháu nói con gái của cô vừa qua đời và cô đang rất buồn vì tim cô bị thương - Susie e dč xoč tay ra. Trong lòng bàn tay của cô bé là một chiếc băng gạc cá nhân- Cái này để băng cho trái tim cô ạ". Như để chắc chắn Susie nói thêm: "Cháu đã dùng vài lần và nó rất tốt". Cô Smith há miệng kinh ngạc, cố gắng không bật khóc. Cô xúc động quỳ xuống ôm chặt Susie, nghẹn ngào qua làn nước mắt: "Cám ơn, cháu yêu quý, nó sẽ giúp cô rất nhiều".
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 11/07/06, 17:03
Post by: kem on 11/07/06, 17:03
Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ
Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một "đơn đặt hàng" là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết "Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà". Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.
Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.
Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.
Sàn căn lều rất bẩn. Gà thỉ chạy lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá.
Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ?
Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập vể một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10đôla/tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.
Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp.
Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm. Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi.
Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước.
Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.
Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu.
Cuối cùng, tôi bảo cô:
- Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.
Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.
Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một "đơn đặt hàng" là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết "Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà". Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.
Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.
Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.
Sàn căn lều rất bẩn. Gà thỉ chạy lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá.
Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ?
Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập vể một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10đôla/tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.
Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp.
Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm. Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi.
Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước.
Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.
Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu.
Cuối cùng, tôi bảo cô:
- Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.
Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 11/07/06, 17:53
Post by: kem on 11/07/06, 17:53
CHÚNG TÔI LŔ NHỮNG THẰNG NGU
Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.
Khi tôi bước tới lớp, tôi nghe thấy tiếng bàn ghế gãy. Trong một góc phòng tôi thấy một học sinh đang đč một đứa khác xuống sàn nhà.
"Nghe này, thằng ngu kia!" đứa nằm dưới hét lên. "Tao cóc thčm để ý đến con em gái của mày đâu!"
"Mày đừng có đụng vào nó, mày nghe tao chứ?" đứa ở trên hăm dọa.
Tôi yêu cầu chúng không đánh nhau nữa. Bất ngờ cả 14 cặp mắt nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi biết trông tôi không có vẻ gì là thuyết phục cho lắm. Cả hai tên gườm gườm nhìn nhau và nhìn tôi rồi đi từ từ về chỗ ngồi. Vào lúc đó, giáo viên phòng bên cạnh ló đầu vào phòng, hét bọn học trò của tôi ngồi vào chỗ, im lặng và nghe lời tôi. Tôi cảm thấy mình thật bất lực.
Tôi cố gắng dạy theo giáo trình đã soạn nhưng chỉ gặp những khuôn mặt gườm gườm cảnh giác đề phòng. Khi hết giờ, tôi giữ cậu học trò đã gây ra vụ đánh nhau. Cậu ta tên là Mark. "Thưa cô, không nên phí thời gian với tụi em," cậu ta nói. "Tụi em là những thằng ngu." Và Mark rời khỏi phòng.
Lặng người đi, tôi rơi mình xuống ghế và bắt đầu suy nghĩ xem tôi có nên trở thành giáo viên hay không. Có lẽ cách giải quyết tốt nhất là nên từ bỏ? Tôi tự nhủ sẽ cố một năm rồi sau khi tôi lập gia đình vào mùa hč tới tôi sẽ làm điều gì đó có ích hơn.
"Tụi nó quậy cô phải không?" Đó là người giáo viên đã vào lớp tôi lúc nãy. Tôi gật đầu.
"Đừng có suy nghĩ nữa," anh ta nói. "Tôi dạy chúng trong những lớp phụ đạo vào mùa hč, và hầu như chắc chắn tụi nó sẽ không tốt nghiệp nổi. Đừng có phí thời gian với bọn này."
"Ý anh là sao?"
"Chúng sống trong những túp lều ngoài đồng. Chúng là những lao động nay đây mai đó. Chúng chỉ đến trường khi chúng thích thôi. Đứa trẻ thứ hai đã quấy rối em gái của Mark khi chúng đi hái đậu chung. Tôi đã phải la chúng vào bữa trưa. Cứ phải giữ chúng im lặng và làm việc. Nếu chúng gây ra điều gì, cứ kêu tôi."
Khi tôi lấy đồ ra về. Tôi không thể nào quên được hình ảnh khuôn mặt của Mark khi cậu ta nói "Chúng em là những thằng ngu." Thằng ngu. Từ này cứ vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định tôi phải làm điều gì đó thật mạnh mẽ.
Vào buổi chiều hôm sau tôi bảo với người đồng nghiệp của tôi đừng vào lớp tôi nữa. Tôi cần điều khiển những đứa trẻ này theo cách của tôi. Tôi quay lại lớp và nhìn vào mắt từng học sinh. Rồi tôi bước tới bảng và viết ECINAJ.
"Đó là tên của tôi," tôi nói. "Các em có thể nói cho tôi biết đó là gì không?"
Bọn trẻ nói rằng tên của tôi "kỳ cục" và chúng chưa bao giờ thấy một cái tên như vậy. Tôi lại bước tới bảng và viết chữ JANICE. Nhiều đứa nhỏ bật kêu lên và chúng nhìn tôi vui vẻ.
"Các em nói đúng, tên của tôi là Janice," tôi nói. "Tôi bị thiểu năng đọc, nghĩa là chứng đọc khó. Khi tôi bắt đầu đi học, tôi không thể viết tên của tôi chính xác. Tôi không thể đọc chữ và các con số thì bay mất tiêu khỏi đầu tôi. Tôi bị đặt biệt danh "Đứa ngu". Đúng vậy đó - Tôi đã từng là một "đứa ngu". Bây giờ tôi vẫn còn cảm giác được những âm thanh khủng khiếp đó và sự xấu hổ của mình."
"Vậy sao cô thành giáo viên được?" một đứa trẻ hỏi.
"Vì tôi ghét những biệt hiệu đó và tôi không ngu si và tôi rất ham học. Lớp học của chúng ta cũng vậy. Nếu các bạn thích biệt danh "thằng ngu", các bạn không cần ở đây. Hãy đổi qua lớp khác. Không có ai ngu ở trong lớp này."
"Tôi sẽ không dễ dàng với các em," tôi tiếp tục. "Chúng ta sẽ làm việc và làm cho tới khi các em nắm bắt được. Các em sẽ tốt nghiệp và tôi hy vọng một số em sẽ vào được đại học. Đó không phải là chuyện tếu - đó là một lời hứa. Tôi sẽ không muốn nghe từ "ngu" một lần nào nữa. Các em có hiểu không?"
Bọn trẻ dường như ngồi nghiêm chỉnh hơn.
Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và tôi bắt đầu thực hiện được một phần lời hứa. Đặc biệt Mark là một đứa trẻ rất thông minh. Tôi đã nghe cậu ta nói với một đứa khác "Cuốn sách này rất hay. Chúng tớ không đọc sách trẻ con ở đây." Cậu đang cầm cuốn sách "To Kill a Mockingbird".
Tháng ngày trôi qua, và sự tiến bộ thật tuyệt vời. Một ngày kia Mark nói với tôi "Mọi người vẫn nghĩ chúng em ngu vì chúng em hay nói sai ngữ pháp." Đó là thời điểm tôi chờ đợi. Từ lúc đó chúng tôi học chuyên sâu về ngữ pháp, bởi vì bọn trẻ muốn thế.
Tôi thật sự tiếc nuối khi thấy tháng Sáu tới, bọn trẻ đang muốn học thật nhiều. Tất cả học trò đều biết tôi sẽ lập gia đình và dời đi xa. Tôi thấy rő bọn trẻ xúc động mỗi khi tôi nhắc đến điều đó. Tôi vui vì thấy chúng yêu mến tôi nhưng lại sợ rằng chúng sẽ buồn giận khi tôi ra đi.
Vào ngày cuối cùng của năm học, khi tôi đến trường, thầy giám thị gọi tôi khi tôi vừa bước vào cổng trường. "Xin cô vui lòng đi theo tôi," ông nói một cách nghiêm khắc. "Có chuyện trong phòng học của lớp cô." Ông thẳng bước đi về hướng lớp học. Điều gì đây? Tôi lo lắng.
Thật tuyệt vời! Bọn trẻ đã lấy sơn phun lên từng góc tường những bông hoa, từng bó hoa trên bàn mỗi đứa và một bó hoa lớn trên bàn tôi. Bọn trẻ làm thế nào mà được nhỉ? Tôi suy nghĩ. Hầu hết bọn chúng đều rất nghčo đến mức phải xin trường trợ cấp cho quần áo ấm và thức ăn.
Tôi bật khóc, và bọn trẻ khóc theo tôi.
Sau đó tôi mới được biết bằng cách nào bọn chúng làm được như vậy. Mark làm thêm trong một tiệm bán hoa vào cuối tuần đã thấy rất nhiều phiếu đặt hàng của các lớp khác. Cậu ta đã kể lại cho bạn bč nghe. Quá kiêu hãnh để có thể chấp nhận bị coi là "nghčo", Mark đã hỏi người chủ tiệm xin những bông hoa dư còn lại. Rồi cậu đến nghĩa trang kể về một giáo viên đang chuẩn bị đi xa. Người ta đã giữ lại cho cậu những giỏ hoa.
Đó không phải là điều cuối cùng bọn trẻ làm cho tôi. Hai năm sau, cả 14 học sinh đã tốt nghiệp, và 6 đứa đã đạt học bổng vào đại học.
Hai mươi tám năm sau, tôi đang dạy ại một trường rất nổi tiếng không xa nơi trường cũ. Tôi được biết Mark đã lập gia đình với người cậu yêu từ đại học và trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi. Và thật bất ngờ, ba năm trước đứa con trai của Mark đã lại học trong lớp tôi dạy.
Đôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi dạy. Nghĩ đến việc tôi muốn bỏ nghề để làm điều gì đó tốt hơn!
Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.
Khi tôi bước tới lớp, tôi nghe thấy tiếng bàn ghế gãy. Trong một góc phòng tôi thấy một học sinh đang đč một đứa khác xuống sàn nhà.
"Nghe này, thằng ngu kia!" đứa nằm dưới hét lên. "Tao cóc thčm để ý đến con em gái của mày đâu!"
"Mày đừng có đụng vào nó, mày nghe tao chứ?" đứa ở trên hăm dọa.
Tôi yêu cầu chúng không đánh nhau nữa. Bất ngờ cả 14 cặp mắt nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi biết trông tôi không có vẻ gì là thuyết phục cho lắm. Cả hai tên gườm gườm nhìn nhau và nhìn tôi rồi đi từ từ về chỗ ngồi. Vào lúc đó, giáo viên phòng bên cạnh ló đầu vào phòng, hét bọn học trò của tôi ngồi vào chỗ, im lặng và nghe lời tôi. Tôi cảm thấy mình thật bất lực.
Tôi cố gắng dạy theo giáo trình đã soạn nhưng chỉ gặp những khuôn mặt gườm gườm cảnh giác đề phòng. Khi hết giờ, tôi giữ cậu học trò đã gây ra vụ đánh nhau. Cậu ta tên là Mark. "Thưa cô, không nên phí thời gian với tụi em," cậu ta nói. "Tụi em là những thằng ngu." Và Mark rời khỏi phòng.
Lặng người đi, tôi rơi mình xuống ghế và bắt đầu suy nghĩ xem tôi có nên trở thành giáo viên hay không. Có lẽ cách giải quyết tốt nhất là nên từ bỏ? Tôi tự nhủ sẽ cố một năm rồi sau khi tôi lập gia đình vào mùa hč tới tôi sẽ làm điều gì đó có ích hơn.
"Tụi nó quậy cô phải không?" Đó là người giáo viên đã vào lớp tôi lúc nãy. Tôi gật đầu.
"Đừng có suy nghĩ nữa," anh ta nói. "Tôi dạy chúng trong những lớp phụ đạo vào mùa hč, và hầu như chắc chắn tụi nó sẽ không tốt nghiệp nổi. Đừng có phí thời gian với bọn này."
"Ý anh là sao?"
"Chúng sống trong những túp lều ngoài đồng. Chúng là những lao động nay đây mai đó. Chúng chỉ đến trường khi chúng thích thôi. Đứa trẻ thứ hai đã quấy rối em gái của Mark khi chúng đi hái đậu chung. Tôi đã phải la chúng vào bữa trưa. Cứ phải giữ chúng im lặng và làm việc. Nếu chúng gây ra điều gì, cứ kêu tôi."
Khi tôi lấy đồ ra về. Tôi không thể nào quên được hình ảnh khuôn mặt của Mark khi cậu ta nói "Chúng em là những thằng ngu." Thằng ngu. Từ này cứ vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định tôi phải làm điều gì đó thật mạnh mẽ.
Vào buổi chiều hôm sau tôi bảo với người đồng nghiệp của tôi đừng vào lớp tôi nữa. Tôi cần điều khiển những đứa trẻ này theo cách của tôi. Tôi quay lại lớp và nhìn vào mắt từng học sinh. Rồi tôi bước tới bảng và viết ECINAJ.
"Đó là tên của tôi," tôi nói. "Các em có thể nói cho tôi biết đó là gì không?"
Bọn trẻ nói rằng tên của tôi "kỳ cục" và chúng chưa bao giờ thấy một cái tên như vậy. Tôi lại bước tới bảng và viết chữ JANICE. Nhiều đứa nhỏ bật kêu lên và chúng nhìn tôi vui vẻ.
"Các em nói đúng, tên của tôi là Janice," tôi nói. "Tôi bị thiểu năng đọc, nghĩa là chứng đọc khó. Khi tôi bắt đầu đi học, tôi không thể viết tên của tôi chính xác. Tôi không thể đọc chữ và các con số thì bay mất tiêu khỏi đầu tôi. Tôi bị đặt biệt danh "Đứa ngu". Đúng vậy đó - Tôi đã từng là một "đứa ngu". Bây giờ tôi vẫn còn cảm giác được những âm thanh khủng khiếp đó và sự xấu hổ của mình."
"Vậy sao cô thành giáo viên được?" một đứa trẻ hỏi.
"Vì tôi ghét những biệt hiệu đó và tôi không ngu si và tôi rất ham học. Lớp học của chúng ta cũng vậy. Nếu các bạn thích biệt danh "thằng ngu", các bạn không cần ở đây. Hãy đổi qua lớp khác. Không có ai ngu ở trong lớp này."
"Tôi sẽ không dễ dàng với các em," tôi tiếp tục. "Chúng ta sẽ làm việc và làm cho tới khi các em nắm bắt được. Các em sẽ tốt nghiệp và tôi hy vọng một số em sẽ vào được đại học. Đó không phải là chuyện tếu - đó là một lời hứa. Tôi sẽ không muốn nghe từ "ngu" một lần nào nữa. Các em có hiểu không?"
Bọn trẻ dường như ngồi nghiêm chỉnh hơn.
Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và tôi bắt đầu thực hiện được một phần lời hứa. Đặc biệt Mark là một đứa trẻ rất thông minh. Tôi đã nghe cậu ta nói với một đứa khác "Cuốn sách này rất hay. Chúng tớ không đọc sách trẻ con ở đây." Cậu đang cầm cuốn sách "To Kill a Mockingbird".
Tháng ngày trôi qua, và sự tiến bộ thật tuyệt vời. Một ngày kia Mark nói với tôi "Mọi người vẫn nghĩ chúng em ngu vì chúng em hay nói sai ngữ pháp." Đó là thời điểm tôi chờ đợi. Từ lúc đó chúng tôi học chuyên sâu về ngữ pháp, bởi vì bọn trẻ muốn thế.
Tôi thật sự tiếc nuối khi thấy tháng Sáu tới, bọn trẻ đang muốn học thật nhiều. Tất cả học trò đều biết tôi sẽ lập gia đình và dời đi xa. Tôi thấy rő bọn trẻ xúc động mỗi khi tôi nhắc đến điều đó. Tôi vui vì thấy chúng yêu mến tôi nhưng lại sợ rằng chúng sẽ buồn giận khi tôi ra đi.
Vào ngày cuối cùng của năm học, khi tôi đến trường, thầy giám thị gọi tôi khi tôi vừa bước vào cổng trường. "Xin cô vui lòng đi theo tôi," ông nói một cách nghiêm khắc. "Có chuyện trong phòng học của lớp cô." Ông thẳng bước đi về hướng lớp học. Điều gì đây? Tôi lo lắng.
Thật tuyệt vời! Bọn trẻ đã lấy sơn phun lên từng góc tường những bông hoa, từng bó hoa trên bàn mỗi đứa và một bó hoa lớn trên bàn tôi. Bọn trẻ làm thế nào mà được nhỉ? Tôi suy nghĩ. Hầu hết bọn chúng đều rất nghčo đến mức phải xin trường trợ cấp cho quần áo ấm và thức ăn.
Tôi bật khóc, và bọn trẻ khóc theo tôi.
Sau đó tôi mới được biết bằng cách nào bọn chúng làm được như vậy. Mark làm thêm trong một tiệm bán hoa vào cuối tuần đã thấy rất nhiều phiếu đặt hàng của các lớp khác. Cậu ta đã kể lại cho bạn bč nghe. Quá kiêu hãnh để có thể chấp nhận bị coi là "nghčo", Mark đã hỏi người chủ tiệm xin những bông hoa dư còn lại. Rồi cậu đến nghĩa trang kể về một giáo viên đang chuẩn bị đi xa. Người ta đã giữ lại cho cậu những giỏ hoa.
Đó không phải là điều cuối cùng bọn trẻ làm cho tôi. Hai năm sau, cả 14 học sinh đã tốt nghiệp, và 6 đứa đã đạt học bổng vào đại học.
Hai mươi tám năm sau, tôi đang dạy ại một trường rất nổi tiếng không xa nơi trường cũ. Tôi được biết Mark đã lập gia đình với người cậu yêu từ đại học và trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi. Và thật bất ngờ, ba năm trước đứa con trai của Mark đã lại học trong lớp tôi dạy.
Đôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi dạy. Nghĩ đến việc tôi muốn bỏ nghề để làm điều gì đó tốt hơn!
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 11/07/06, 17:56
Post by: kem on 11/07/06, 17:56
Chuyện Bụt...
Ngày xửa, ngày xưa... có một chú bé mồ côi cha mẹ. Ban ngày chú phải vào rừng đốn củi mang ra chợ đổi gạo. Đêm xuống thì cặm cụi bên chiếc máy tính second-hand, dùi mài kinh sử, chờ đến khoa thi. Chiếc máy tính này dù hư lên, hư xuống nhưng là di sản cha mẹ để lại nên chú quý lắm. Ngặt nỗi chú không có máy in. Mỗi khi cần in tài liệu, chú phải chép file vào đĩa mềm rồi mang ra kinh thành thuê dịch vụ in giùm, vừa tốn kém, vừa mất thì giờ, chưa kể phải bỏ dở chuyện kiếm củi đổi gạo.
Một hôm, dù đang cần in gấp tài liệu để học thi, nhưng vì nhà hết gạo, chú đành vác búa vào rừng đốn củi. Vừa đốn, vừa nghĩ tới hoàn cảnh của mình, tủi thân, chú bật khóc... Thế rồi một ông lão hiền lành hiện ra, ân cần thăm hỏi:
- Vì sao con khóc?
- Con buồn vì nghčo túng, thiếu thốn đủ thứ. Chỉ một chiếc máy in mà dành dụm mãi cũng không sắm được. Người ta đã đại hạ giá, nhưng vẫn còn gần một trăm đô một cái, con mua không nổi...
- Đừng buồn, ta sẽ giúp. Con sẽ có máy in, thậm chí là máy in màu. Hãy nhắm mắt lại... Được rồi, bây giờ hãy mở mắt ra!
... Và chú bé thấy bên cạnh mình là một chiếc máy in phun màu. Ngẫm nghĩ một lúc, chú hỏi ông lão nhân hậu:
- Ông tốt quá. Ông có phải là bụt không?
- Tất nhiên! Hãy mang máy in về mà dùng nhưng đây không phải quà tặng. Ta chỉ bán máy in với giá rẻ, 50 đô. Con cũng không cần phải trả tiền liền. Mỗi ngày con chỉ cần góp cho ta một ít củi để trừ tiền mua máy. Con thấy sao?
- Dạ, con đồng ý. Cám ơn bụt.
...
Từ đó, chú bé tiều phu có một chiếc máy in để dùng, chú vui lắm dù phải làm lụng vất vả hơn để có thêm củi giao cho bụt. Vì giá máy in chẳng đáng là bao nên chỉ sau một thời gian ngắn, chú đã trả xong nợ. Thế rồi vừa lúc ấy, máy in hết mực! Giữa lúc chú bé tiều phu rầu rĩ thì bụt lại hiện ra. Ông hỏi:
- Sao con lại buồn?
- Thưa bụt, máy con hết mực.
- Đừng lo, mực đây...
Bụt đưa ra một hộp mực màu. Nhận mực, chú bé rụt rč hỏi thăm:
- Thưa bụt, hộp mực bao nhiêu tiền ạ?
- Chỉ có... 30 đô. Con không cần trả liền mà góp củi trả dần cũng được.
Lần này, chú bé không vui nữa vì giá hộp mực tới 30 đô, trong khi giá máy in chỉ 50 đô. Tuy giá mực quá mắc nhưng chú không thể không mua vì muốn in không thể không có mực. Chú tự nhủ: Dù sao thì cũng đỡ, vì không phải trả tiền liền...
Được ít lâu, máy in lại hết mực, bụt lại hiện ra và chú bé lại góp củi trừ nợ. Sau này do in giấy thường, văn bản không đẹp nên chú phải mua trả góp cả giấy in. Mãi rồi cũng tới lúc chú bé tiều phu công thành, danh toại. Ngày chú vinh quy, bái tổ, bụt hiện ra chúc mừng. Chú lễ phép tâm sự:
- Cám ơn sự giúp đỡ của bụt, nhưng thưa thiệt với bụt là con vẫn ấm ức vì đã tốn quá nhiều tiền cho mực, giấy...
Bụt mỉm cười trả lời:
- Nếu không như thế thì làm sao con có máy in? Ngoài nghề làm... bụt, ta còn là một đại lý cho nhà sản xuất máy in và mực in. Nhờ con mà ta có thêm một khách hàng...
Các bạn thân mến, câu chuyện cổ tích đến đây là hết... Bài học mà chúng ta rút ra từ câu chuyện này là:
- Nhìn chung bụt là tốt, nhưng ngoài việc tốt với chúng ta, bụt còn phải tốt với chính bụt nữa.
- Khi quyết định đầu tư, có nhiều phương án để lựa chọn. Có phương án ít tiền, nhưng chỉ tốn một lần. Có phương án tốn ít tiền, nhưng phải chi nhiều lần. Do vậy cần phải tính thật kỹ về giá thành tổng thể (TCO: Total Cost Ownership) để chọn phương án thích hợp nhất với mình.
Ngày xửa, ngày xưa... có một chú bé mồ côi cha mẹ. Ban ngày chú phải vào rừng đốn củi mang ra chợ đổi gạo. Đêm xuống thì cặm cụi bên chiếc máy tính second-hand, dùi mài kinh sử, chờ đến khoa thi. Chiếc máy tính này dù hư lên, hư xuống nhưng là di sản cha mẹ để lại nên chú quý lắm. Ngặt nỗi chú không có máy in. Mỗi khi cần in tài liệu, chú phải chép file vào đĩa mềm rồi mang ra kinh thành thuê dịch vụ in giùm, vừa tốn kém, vừa mất thì giờ, chưa kể phải bỏ dở chuyện kiếm củi đổi gạo.
Một hôm, dù đang cần in gấp tài liệu để học thi, nhưng vì nhà hết gạo, chú đành vác búa vào rừng đốn củi. Vừa đốn, vừa nghĩ tới hoàn cảnh của mình, tủi thân, chú bật khóc... Thế rồi một ông lão hiền lành hiện ra, ân cần thăm hỏi:
- Vì sao con khóc?
- Con buồn vì nghčo túng, thiếu thốn đủ thứ. Chỉ một chiếc máy in mà dành dụm mãi cũng không sắm được. Người ta đã đại hạ giá, nhưng vẫn còn gần một trăm đô một cái, con mua không nổi...
- Đừng buồn, ta sẽ giúp. Con sẽ có máy in, thậm chí là máy in màu. Hãy nhắm mắt lại... Được rồi, bây giờ hãy mở mắt ra!
... Và chú bé thấy bên cạnh mình là một chiếc máy in phun màu. Ngẫm nghĩ một lúc, chú hỏi ông lão nhân hậu:
- Ông tốt quá. Ông có phải là bụt không?
- Tất nhiên! Hãy mang máy in về mà dùng nhưng đây không phải quà tặng. Ta chỉ bán máy in với giá rẻ, 50 đô. Con cũng không cần phải trả tiền liền. Mỗi ngày con chỉ cần góp cho ta một ít củi để trừ tiền mua máy. Con thấy sao?
- Dạ, con đồng ý. Cám ơn bụt.
...
Từ đó, chú bé tiều phu có một chiếc máy in để dùng, chú vui lắm dù phải làm lụng vất vả hơn để có thêm củi giao cho bụt. Vì giá máy in chẳng đáng là bao nên chỉ sau một thời gian ngắn, chú đã trả xong nợ. Thế rồi vừa lúc ấy, máy in hết mực! Giữa lúc chú bé tiều phu rầu rĩ thì bụt lại hiện ra. Ông hỏi:
- Sao con lại buồn?
- Thưa bụt, máy con hết mực.
- Đừng lo, mực đây...
Bụt đưa ra một hộp mực màu. Nhận mực, chú bé rụt rč hỏi thăm:
- Thưa bụt, hộp mực bao nhiêu tiền ạ?
- Chỉ có... 30 đô. Con không cần trả liền mà góp củi trả dần cũng được.
Lần này, chú bé không vui nữa vì giá hộp mực tới 30 đô, trong khi giá máy in chỉ 50 đô. Tuy giá mực quá mắc nhưng chú không thể không mua vì muốn in không thể không có mực. Chú tự nhủ: Dù sao thì cũng đỡ, vì không phải trả tiền liền...
Được ít lâu, máy in lại hết mực, bụt lại hiện ra và chú bé lại góp củi trừ nợ. Sau này do in giấy thường, văn bản không đẹp nên chú phải mua trả góp cả giấy in. Mãi rồi cũng tới lúc chú bé tiều phu công thành, danh toại. Ngày chú vinh quy, bái tổ, bụt hiện ra chúc mừng. Chú lễ phép tâm sự:
- Cám ơn sự giúp đỡ của bụt, nhưng thưa thiệt với bụt là con vẫn ấm ức vì đã tốn quá nhiều tiền cho mực, giấy...
Bụt mỉm cười trả lời:
- Nếu không như thế thì làm sao con có máy in? Ngoài nghề làm... bụt, ta còn là một đại lý cho nhà sản xuất máy in và mực in. Nhờ con mà ta có thêm một khách hàng...
Các bạn thân mến, câu chuyện cổ tích đến đây là hết... Bài học mà chúng ta rút ra từ câu chuyện này là:
- Nhìn chung bụt là tốt, nhưng ngoài việc tốt với chúng ta, bụt còn phải tốt với chính bụt nữa.
- Khi quyết định đầu tư, có nhiều phương án để lựa chọn. Có phương án ít tiền, nhưng chỉ tốn một lần. Có phương án tốn ít tiền, nhưng phải chi nhiều lần. Do vậy cần phải tính thật kỹ về giá thành tổng thể (TCO: Total Cost Ownership) để chọn phương án thích hợp nhất với mình.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 11/07/06, 17:57
Post by: kem on 11/07/06, 17:57
CON GÁI, CON TRAI VŔ CON NGỰA TRẮNG
Có một chàng trai tên Roger quen một cô gái tên Elaine. Chàng trai mời cô gái đi xem phim, cô đồng ý, và họ cùng đi rất vui vẻ. Rồi một lần chàng trai mời cô gái đi ăn tối, và một lần nữa họ lại cùng đi rất vui vẻ. Họ gặp nhau khá thường xuyên, và chẵng bao lâu sau thì họ luôn đi cùng nhau.
Thế rồi một buổi tối, khi Roger lái xe chở Elaine về nhà, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu Elaine. Và, ko suy nghĩ lâu lắm, cô nói: "Anh có nhận ra rằng, đến tối nay thì chúng ta đã quen nhau được đúng sáu tháng ko?"
Sự im lặng kéo dài trong xe ô tô.
Đối với Elaine, sự im lặng quả là đáng sợ. Cô nghĩ: "Trời, có lẽ mình nói thế làm phiền anh ấy.Có thể anh ấy đang sợ ràng buộc; anh ấy nghĩ mình đang cố trói buộc anh ấy, mà anh ấy ko muốn thế".
Roger nghĩ: "Trời, sáu tháng!".
Elaine nghĩ: "Nhưng bản thân mình cũng ko biết là mình nói thế để làm gì. Mình đang muốn tự do cơ mà. Như thế này chẳng tốt hay sao?Mình đã biết rő anh ấy đâu nào?!".
Roger nghĩ: "Thế tức là... xem nào... Mình quen cô ấy từ tháng hai, đó chính là khi mình mới mua cái ôtô này. Thế tức là... để mình xem công -tơ-mét cái đã... Chà!Mình đã quá hạn để đi thay dầu rồi!"
Elaine nghĩ: "Anh ấy đang buồn kìa!Mình thấy rő mà! Hay là mình sai? Có thể anh ấy tế nhị và hơi nhút nhát? Đúng rồi! Đó là lý do anh ấy ngại nói ra những lời hoa mỹ chăng?! Chắc anh ấy sợ mình từ chối!".
Roger nghĩ: "Và mình cũng phải bảo bọn họ xem xét lại bộ truyền lực của xe nữa! Mình chẳng thčm quan tâm những kẻ ngốc nghếch ở chỗ bán xe nói gì. Thế nào họ cũng đổ tại thời tiết lạnh cho mà xem. Thời tiết lạnh cái gì chứ?Thế mà mình đã trả cho những kẻ ăn cướp ấy cả nghìn dollar!"
Elaine nghĩ: "Anh ấy đang giận.Mình ko trách anh ấy. Nếu là anh ấy thì mình cũng giận ấy chứ!Lỗi tại mình,tự nhiên làm anh ấy khó xử!"
Roger nghĩ: "Thế nào họ cũng nói là chỉ bảo hành ba tháng thôi cho mà xem! Đồ đáng ghét!"
Elaine nghĩ: "Có thể mình cứ hay lý tưởng hóa, cứ chờ một chàng hoàng tử cưỡi trên con ngựa trắng cơ, trong khi mình lại quen biết một người hoàn hảo như anh ấy, người mà mình thực sự tin tưởng đợc. Chắc anh ấy đang lúng túng vì một kẻ cứ tự đề cao, một con bé học trung học mà còn hay mơ mộng viển vông như mình!
Roger nghĩ: "Bảo hành à?Bọn họ cần bảo hành chứ gì?Rồi mình sẽ nói cho họ biết thế nào là bảo hành!"
- Roger! - Bỗng Elaine nói to.
- Gì cơ? - Roger giật mình.
- Anh đừng tự hành hạ mình nữa! - Elaine nói,bắt đầu rơm rớm nớc mắt - Có lẽ em ko nên... Trời ơi, em cảm thấy... (Elaine khóc òa lên)
- Gì cơ? - Roger ngạc nhiên.
- Em thật ngốc - Elaine sụt sịt - Em muốn nói là, em biết ko có chàng hoàng tử nào, cũng ko có con ngựa trắng nào...
- Ko có ngựa? - Roger ngạc nhiên.
- Anh nghĩ em thật ngu ngốc, đúng ko? - Elaine hỏi.
- Ko! - Roger đáp, rất hãnh diện vì cuối cùng cũng có cơ hội tìm được câu trả lời đúng.
- Chỉ là vì... em... cần có thời gian... -Elaine vẫn sụt sịt.
Roger ngừng lại trong mời lăm giây, cố nghĩ thật nhanh để tìm một câu trả lời "an toàn" cho Elaine khỏi khóc. Cuối cùng, Roger tìm đợc một câu trả lời mà anh ta nghĩ hợp lý.
- Đúng! - Roger nói.
Elaine cực kì xúc động kêu lên:
- Ôi, Roger, anh thực sự cảm thấy thế nào?
- Như thế nào? - Roger hỏi.
- Về thời gian ấy!
- Ơ, đúng!
Elaine nhìn thẳng vào Roger, làm Roger cực kì lo lắng về việc Elaine sẽ nói gì tiếp nữa, đặc biệt là nếu như chuyện đó có liên quan đến con ngựa trắng. Cuối cùng, Elaine nói:
- Cảm ơn Roger!
- Ơ, cảm ơn! - Roger cũng nói.
Roger chở Elaine về nhà cô. Elaine rất xúc động và khóc suốt.
Còn khi Roger về nhà mình, anh ta đi tìm một miếng bánh mì, bật tivi, và ngay lập tức chìm đắm vào trận bóng giữa hai câu lạc bộ Anh mà anh ta chưa hề biết tên. Roger cũng nhận thấy có chuyện gì hơi to lớn vừa xảy ra, nhưng anh ta lại ko chắc chắn là chuyện gì, nên anh ta nghĩ tốt hơn hết là chẳng cần nghĩ về nó nữa.
Hôm sau, Elaine gọi điện cho cô bạn thân nhất. Họ nói về tình trạng của Elaine trong suốt sáu tiếng, phân tích từng chi tiết, từng từ, từng biểu hiện một. Họ nói về đề tài đó trong nhiều ngày, có thể là nhiều tuần, nhưng vẫn chẳng bao giờ rút ra một kết luận nào cả, mà cũng chẳng thấy nhàm chán gì hết!
Trong khi đó, Roger, một lần đang chơi bóng đá với một anh bạn, là ngời đã giới thiệu Elaine cho Roger, đã dừng lại và hỏi anh bạn kia:
- Này có phải Elaine đã từng có một con ngựa trắng ko?
Và đó là sự khác nhau giữa con trai và con gái! Con trai là những kẻ cực kì đơn giản!
Có một chàng trai tên Roger quen một cô gái tên Elaine. Chàng trai mời cô gái đi xem phim, cô đồng ý, và họ cùng đi rất vui vẻ. Rồi một lần chàng trai mời cô gái đi ăn tối, và một lần nữa họ lại cùng đi rất vui vẻ. Họ gặp nhau khá thường xuyên, và chẵng bao lâu sau thì họ luôn đi cùng nhau.
Thế rồi một buổi tối, khi Roger lái xe chở Elaine về nhà, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu Elaine. Và, ko suy nghĩ lâu lắm, cô nói: "Anh có nhận ra rằng, đến tối nay thì chúng ta đã quen nhau được đúng sáu tháng ko?"
Sự im lặng kéo dài trong xe ô tô.
Đối với Elaine, sự im lặng quả là đáng sợ. Cô nghĩ: "Trời, có lẽ mình nói thế làm phiền anh ấy.Có thể anh ấy đang sợ ràng buộc; anh ấy nghĩ mình đang cố trói buộc anh ấy, mà anh ấy ko muốn thế".
Roger nghĩ: "Trời, sáu tháng!".
Elaine nghĩ: "Nhưng bản thân mình cũng ko biết là mình nói thế để làm gì. Mình đang muốn tự do cơ mà. Như thế này chẳng tốt hay sao?Mình đã biết rő anh ấy đâu nào?!".
Roger nghĩ: "Thế tức là... xem nào... Mình quen cô ấy từ tháng hai, đó chính là khi mình mới mua cái ôtô này. Thế tức là... để mình xem công -tơ-mét cái đã... Chà!Mình đã quá hạn để đi thay dầu rồi!"
Elaine nghĩ: "Anh ấy đang buồn kìa!Mình thấy rő mà! Hay là mình sai? Có thể anh ấy tế nhị và hơi nhút nhát? Đúng rồi! Đó là lý do anh ấy ngại nói ra những lời hoa mỹ chăng?! Chắc anh ấy sợ mình từ chối!".
Roger nghĩ: "Và mình cũng phải bảo bọn họ xem xét lại bộ truyền lực của xe nữa! Mình chẳng thčm quan tâm những kẻ ngốc nghếch ở chỗ bán xe nói gì. Thế nào họ cũng đổ tại thời tiết lạnh cho mà xem. Thời tiết lạnh cái gì chứ?Thế mà mình đã trả cho những kẻ ăn cướp ấy cả nghìn dollar!"
Elaine nghĩ: "Anh ấy đang giận.Mình ko trách anh ấy. Nếu là anh ấy thì mình cũng giận ấy chứ!Lỗi tại mình,tự nhiên làm anh ấy khó xử!"
Roger nghĩ: "Thế nào họ cũng nói là chỉ bảo hành ba tháng thôi cho mà xem! Đồ đáng ghét!"
Elaine nghĩ: "Có thể mình cứ hay lý tưởng hóa, cứ chờ một chàng hoàng tử cưỡi trên con ngựa trắng cơ, trong khi mình lại quen biết một người hoàn hảo như anh ấy, người mà mình thực sự tin tưởng đợc. Chắc anh ấy đang lúng túng vì một kẻ cứ tự đề cao, một con bé học trung học mà còn hay mơ mộng viển vông như mình!
Roger nghĩ: "Bảo hành à?Bọn họ cần bảo hành chứ gì?Rồi mình sẽ nói cho họ biết thế nào là bảo hành!"
- Roger! - Bỗng Elaine nói to.
- Gì cơ? - Roger giật mình.
- Anh đừng tự hành hạ mình nữa! - Elaine nói,bắt đầu rơm rớm nớc mắt - Có lẽ em ko nên... Trời ơi, em cảm thấy... (Elaine khóc òa lên)
- Gì cơ? - Roger ngạc nhiên.
- Em thật ngốc - Elaine sụt sịt - Em muốn nói là, em biết ko có chàng hoàng tử nào, cũng ko có con ngựa trắng nào...
- Ko có ngựa? - Roger ngạc nhiên.
- Anh nghĩ em thật ngu ngốc, đúng ko? - Elaine hỏi.
- Ko! - Roger đáp, rất hãnh diện vì cuối cùng cũng có cơ hội tìm được câu trả lời đúng.
- Chỉ là vì... em... cần có thời gian... -Elaine vẫn sụt sịt.
Roger ngừng lại trong mời lăm giây, cố nghĩ thật nhanh để tìm một câu trả lời "an toàn" cho Elaine khỏi khóc. Cuối cùng, Roger tìm đợc một câu trả lời mà anh ta nghĩ hợp lý.
- Đúng! - Roger nói.
Elaine cực kì xúc động kêu lên:
- Ôi, Roger, anh thực sự cảm thấy thế nào?
- Như thế nào? - Roger hỏi.
- Về thời gian ấy!
- Ơ, đúng!
Elaine nhìn thẳng vào Roger, làm Roger cực kì lo lắng về việc Elaine sẽ nói gì tiếp nữa, đặc biệt là nếu như chuyện đó có liên quan đến con ngựa trắng. Cuối cùng, Elaine nói:
- Cảm ơn Roger!
- Ơ, cảm ơn! - Roger cũng nói.
Roger chở Elaine về nhà cô. Elaine rất xúc động và khóc suốt.
Còn khi Roger về nhà mình, anh ta đi tìm một miếng bánh mì, bật tivi, và ngay lập tức chìm đắm vào trận bóng giữa hai câu lạc bộ Anh mà anh ta chưa hề biết tên. Roger cũng nhận thấy có chuyện gì hơi to lớn vừa xảy ra, nhưng anh ta lại ko chắc chắn là chuyện gì, nên anh ta nghĩ tốt hơn hết là chẳng cần nghĩ về nó nữa.
Hôm sau, Elaine gọi điện cho cô bạn thân nhất. Họ nói về tình trạng của Elaine trong suốt sáu tiếng, phân tích từng chi tiết, từng từ, từng biểu hiện một. Họ nói về đề tài đó trong nhiều ngày, có thể là nhiều tuần, nhưng vẫn chẳng bao giờ rút ra một kết luận nào cả, mà cũng chẳng thấy nhàm chán gì hết!
Trong khi đó, Roger, một lần đang chơi bóng đá với một anh bạn, là ngời đã giới thiệu Elaine cho Roger, đã dừng lại và hỏi anh bạn kia:
- Này có phải Elaine đã từng có một con ngựa trắng ko?
Và đó là sự khác nhau giữa con trai và con gái! Con trai là những kẻ cực kì đơn giản!
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: vovavietnam on 11/07/06, 21:53
Post by: vovavietnam on 11/07/06, 21:53
Nhiều quá,chắc phải down về nhà đọc dần.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: Girl_x8ls on 12/07/06, 08:04
Post by: Girl_x8ls on 12/07/06, 08:04
CÂU CHUYỆN BÁT MĚ
Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31-12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho nên đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới.
Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phác, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhč nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào.
Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rč nói:
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau.
- Ngon quá - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31-12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhč nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lčo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!".
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá! - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu. Đến ngày 31-12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện.
Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là "200đ/bát mì" và thay vào đó giá của năm ngoái "150đ/bát mì". Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ".
Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần, chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: "Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?", Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31-12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!".
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: Girl_x8ls on 12/07/06, 08:06
Post by: Girl_x8ls on 12/07/06, 08:06
(tiếp theo )
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con".
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
"Việc này có ý nghĩa như thế nào?". Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ.
Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31-12 đã đi qua. Lại một ngày 31-12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay.
Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai.
Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn... Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhč nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại.
Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp bắp nói:
- Các vị... các vị là...
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vã nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ! Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.
- o O o -
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm.
------
Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
Hết
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con".
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
"Việc này có ý nghĩa như thế nào?". Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ.
Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31-12 đã đi qua. Lại một ngày 31-12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay.
Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai.
Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn... Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhč nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại.
Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp bắp nói:
- Các vị... các vị là...
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vã nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ! Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.
- o O o -
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm.
------
Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
Hết
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 12/07/06, 11:09
Post by: kem on 12/07/06, 11:09
Đưa những con sao biển về nhà
Một sớm tinh mơ, khi mặt biển còn mù sương, tôi bắt đầu chạy thể dục với chiếc walkman đeo bên hông. Ở phía xa, tôi thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Cậu chạy lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi quăng nó xuống biển. Nếu đó là trò chơi thi ném đá thì tôi có thể trổ tài cùng cậu bé. Ngày nhỏ, tôi cũng thường hay chơi trò này. Nhưng khi nghe thấy tiếng cậu hét: "Về nhà ngay nhé! Bố mẹ mày đang đợi đấy!"
Có thể bạn không tin, như chính tôi lúc ấy, như những "viên đá" đó thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Và vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại bãi biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không tài nào chịu đựng nổi.
Nhưng những cố gắng của cậu bé rồi sẽ chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa hàng ngàn con sao biển về "nhà" của chúng được? Tôi gọi to: " Này nhóc, làm thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả những con sao biển?"
Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời: "Nhưng em có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!" Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lặp tức cúi xuống với một con khác...
Rő ràng cậu bé không quan tâm đến việc có vô số những con sao biển trên cát. Cậu chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang nắm trong tay. Cái mà cậu bé nhìn thấy, dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa. Còn tôi, tôi nhìn thấy một con số quá khổng lồ đó là vô vọng.
Thế là tôi cúi xuống nhặt một con sao biển lên và đưa nó về nhà.
Một sớm tinh mơ, khi mặt biển còn mù sương, tôi bắt đầu chạy thể dục với chiếc walkman đeo bên hông. Ở phía xa, tôi thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Cậu chạy lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi quăng nó xuống biển. Nếu đó là trò chơi thi ném đá thì tôi có thể trổ tài cùng cậu bé. Ngày nhỏ, tôi cũng thường hay chơi trò này. Nhưng khi nghe thấy tiếng cậu hét: "Về nhà ngay nhé! Bố mẹ mày đang đợi đấy!"
Có thể bạn không tin, như chính tôi lúc ấy, như những "viên đá" đó thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Và vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại bãi biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không tài nào chịu đựng nổi.
Nhưng những cố gắng của cậu bé rồi sẽ chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa hàng ngàn con sao biển về "nhà" của chúng được? Tôi gọi to: " Này nhóc, làm thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả những con sao biển?"
Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời: "Nhưng em có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!" Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lặp tức cúi xuống với một con khác...
Rő ràng cậu bé không quan tâm đến việc có vô số những con sao biển trên cát. Cậu chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang nắm trong tay. Cái mà cậu bé nhìn thấy, dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa. Còn tôi, tôi nhìn thấy một con số quá khổng lồ đó là vô vọng.
Thế là tôi cúi xuống nhặt một con sao biển lên và đưa nó về nhà.
Title: Hồi âm: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 12/07/06, 11:13
Post by: kem on 12/07/06, 11:13
Quote from: SaTaniSM on 11/07/06, 21:53
Nhiều quá,chắc phải down về nhà đọc dần.
công nhận là nhiêu thật, nhưng mỗi ngày đọc một ít những truyện này thấy rất ý nghĩa !!! và muốn share cho mọi người những ý nghĩa đó!!! Thanhks vì bạn đã nghía qua topic này!
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 12/07/06, 11:15
Post by: kem on 12/07/06, 11:15
Gai của hoa hồng
"Ông đúng là ông già khó chịu!", Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏi phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơn một năm nay.
Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai tuần và ông ta làm cho cuộc sống của tất cả các y tá trở thành địa ngục. Ông ta chửi rủa, quát, đá tất cả những ai lại gần ông ta. Đó là còn chưa kể việc ông ta cố tình đổ thừa ăn ra giường để y tá phải đến dọn, và để ông ta có thể nguyền rủa thêm. Becky không nghĩ là ông ta có người thân vì chẳng có ai đến thăm ông, ít nhất là trong khoảng thời gian cô phải chăm sóc ông ta.
Một hôm, một tổ chức phụ nữ đến thăm bệnh viện. Họ hát và đem hoa hồng đến, tặng mỗi bệnh nhân một bông hoa đỏ thắm. Ông già khó tính nhìn bông hoa được cắm tử tế trong lọ thủy tinh trên bàn, lấy mu bàn tay gạt cái lọ. Cái lọ rơi xuống, vỡ tan tành. Mọi người chỉ đứng nhìn ông ta vẻ kỳ lạ. Ông trở mình quay mặt vào tường xoay lưng lại những người từ tổ chức phụ nữ đến thăm. Một người bắt đầu dọn những mảnh vụn của cái lọ. Becky nhặt bông hoa lên, cắm nó vào một cái cốc nhựa và đặt lên tủ đầu giường của bệnh nhân già kia.
Khi người của tổ chức phụ nữ đã đi về, Becky quay lại phòng ông bệnh nhân khó chịu, cầm bông hoa hồng và ngắt từng cánh một, ném vào thùng rác bên cạnh. Ông già nhìn thẳng cô y tá, cho đến khi cô ngắt đến cánh cuối cùng. Còn lại cuống hoa, cô cắm trả lại cốc nhựa. Vừa khi cô định quay đi thì ông bệnh nhân già làu bàu:
- Sao cô lại làm thế?
- Tôi chỉ muốn ông thấy những gì ông đã làm? – Becky đáp – Ông đã phá vỡ những mối quan tâm của chúng tôi với ông như là ngắt bỏ từng cánh hoa một, kể từ khi ông đến đây.
Rồi Becky đi ra.
Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Becky đến dọn phòng ông bệnh nhân già. Ông đã mất vào đêm hôm trước. Khi Becky thu khăn trải giường đi giặt, cô nhìn thấy bông hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn trong cái cốc nhựa. Những cánh hoa đã được đính vào cuống hoa bằng băng dính một cách vụng về.
Becky cũng thấy ở dưới gối của ông lão có một quyển Kinh thánh. Khi cô nhấc quyển sách lên, trong đó rơi ra một tờ giấy, có ghi: "Không phải tôi muốn mọi người ghét tôi. Tôi chỉ không muốn tất cả mọi người sẽ quên tôi. Tôi đã là một đứa trẻ mồ côi và tôi chẳng bao giờ có một người thân."
Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Becky hiểu rằng người bệnh nhân già đó không phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới này quan tâm đến ông ấy. Vì ông thấy mọi người đều quên ông ấy, ngay cả khi ông ấy vẫn còn sống. Và tất cả những gì ông lão muốn chỉ là có ai đó nhớ tới ông ấy.
"Ông đúng là ông già khó chịu!", Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏi phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơn một năm nay.
Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai tuần và ông ta làm cho cuộc sống của tất cả các y tá trở thành địa ngục. Ông ta chửi rủa, quát, đá tất cả những ai lại gần ông ta. Đó là còn chưa kể việc ông ta cố tình đổ thừa ăn ra giường để y tá phải đến dọn, và để ông ta có thể nguyền rủa thêm. Becky không nghĩ là ông ta có người thân vì chẳng có ai đến thăm ông, ít nhất là trong khoảng thời gian cô phải chăm sóc ông ta.
Một hôm, một tổ chức phụ nữ đến thăm bệnh viện. Họ hát và đem hoa hồng đến, tặng mỗi bệnh nhân một bông hoa đỏ thắm. Ông già khó tính nhìn bông hoa được cắm tử tế trong lọ thủy tinh trên bàn, lấy mu bàn tay gạt cái lọ. Cái lọ rơi xuống, vỡ tan tành. Mọi người chỉ đứng nhìn ông ta vẻ kỳ lạ. Ông trở mình quay mặt vào tường xoay lưng lại những người từ tổ chức phụ nữ đến thăm. Một người bắt đầu dọn những mảnh vụn của cái lọ. Becky nhặt bông hoa lên, cắm nó vào một cái cốc nhựa và đặt lên tủ đầu giường của bệnh nhân già kia.
Khi người của tổ chức phụ nữ đã đi về, Becky quay lại phòng ông bệnh nhân khó chịu, cầm bông hoa hồng và ngắt từng cánh một, ném vào thùng rác bên cạnh. Ông già nhìn thẳng cô y tá, cho đến khi cô ngắt đến cánh cuối cùng. Còn lại cuống hoa, cô cắm trả lại cốc nhựa. Vừa khi cô định quay đi thì ông bệnh nhân già làu bàu:
- Sao cô lại làm thế?
- Tôi chỉ muốn ông thấy những gì ông đã làm? – Becky đáp – Ông đã phá vỡ những mối quan tâm của chúng tôi với ông như là ngắt bỏ từng cánh hoa một, kể từ khi ông đến đây.
Rồi Becky đi ra.
Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Becky đến dọn phòng ông bệnh nhân già. Ông đã mất vào đêm hôm trước. Khi Becky thu khăn trải giường đi giặt, cô nhìn thấy bông hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn trong cái cốc nhựa. Những cánh hoa đã được đính vào cuống hoa bằng băng dính một cách vụng về.
Becky cũng thấy ở dưới gối của ông lão có một quyển Kinh thánh. Khi cô nhấc quyển sách lên, trong đó rơi ra một tờ giấy, có ghi: "Không phải tôi muốn mọi người ghét tôi. Tôi chỉ không muốn tất cả mọi người sẽ quên tôi. Tôi đã là một đứa trẻ mồ côi và tôi chẳng bao giờ có một người thân."
Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Becky hiểu rằng người bệnh nhân già đó không phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới này quan tâm đến ông ấy. Vì ông thấy mọi người đều quên ông ấy, ngay cả khi ông ấy vẫn còn sống. Và tất cả những gì ông lão muốn chỉ là có ai đó nhớ tới ông ấy.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 13/07/06, 01:22
Post by: kem on 13/07/06, 01:22
Điều đó rồi cũng qua đi
Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cần thần thân tín của mình. Vua bčn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó".
Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?".
Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.
Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.
Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghčo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.
Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. "Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.
Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi".
Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi...
Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cần thần thân tín của mình. Vua bčn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó".
Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?".
Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.
Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.
Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghčo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.
Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. "Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.
Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi".
Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi...
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 13/07/06, 01:23
Post by: kem on 13/07/06, 01:23
Điều tôi muốn biết
Tôi không quan tâm bạn mưu sinh thế nào mà chỉ muốn biết bạn khao khát điều gì và có dám mơ ước đạt được điều mình đang khao khát không?
Tôi không quan tâm bạn bao nhiêu tuổi mà chỉ muốn biết bạn có dám như một kẻ ngốc liều mình vì tình yêu, vì những ước mơ và vì một chuyến phiêu lưu để được tồn tại trong cuộc đời này không?
Tôi không cần biết điều gì mới phù hợp với ước mơ của bạn mà chỉ muốn biết bạn đã dám đối mặt với nỗi đau bị cuộc đời dối trá hay lại khép chặt lòng mình vì e sợ lại một nỗi đau khác?
Tôi muốn biết bạn có dám ngồi lại với nỗi đau của tôi hay của chính bạn; có dám khiêu vũ thật điên cuồng để sự say mê tràn ngập đến tận đầu ngón tay và ngón chân của mình mà không cần phải e dč giữ ý, phải thực tế hay phải luôn nhớ đến những giới hạn của con người?
Tôi không quan tâm câu chuyện bạn kể có thật hay không mà chỉ muốn biết bạn có dám làm thất vọng người khác để thành thật với bản thân mình? Liệu bạn có thể chịu đựng bị kết tội phản bội mà vẫn không phản bội lại chính nhân cách của mình? Liệu bạn sẽ trung thực và vì thế sẽ đáng được tin cậy chứ?
Tôi muốn biết liệu bạn có nhận ra vẻ đẹp dù cho hằng ngày nó chẳng hề xinh đẹp, và liệu bạn có thể quyết định cuộc đời mình mà không cần sự hiện diện của Chúa?
Tôi muốn biết liệu bạn sẽ chịu đựng được thất bại của lẫn bạn và tôi, đứng bên bờ hồ mà hét vang đến tận trời cao là "có"?
Tôi muốn biết liệu bạn có thể thức dậy dù sau đêm dài đau khổ, thất vọng, kiệt sức và rã rời mà làm những gì phải làm cho các con của bạn không?
Tôi không quan tâm bạn là ai hay làm sao đến được đây. Tôi chỉ muốn biết liệu bạn có thể sát cánh cùng tôi trong lửa đỏ và sẽ không chùn bước thoái lui?
Tôi không quan tâm bạn đã học ở đâu, những gì và của ai. Tôi chỉ muốn biết liệu bạn có thể một mình đối diện với bản thân chân thật như người bạn bạn có bên mình trong những giây phút đơn độc?
Tôi không quan tâm bạn mưu sinh thế nào mà chỉ muốn biết bạn khao khát điều gì và có dám mơ ước đạt được điều mình đang khao khát không?
Tôi không quan tâm bạn bao nhiêu tuổi mà chỉ muốn biết bạn có dám như một kẻ ngốc liều mình vì tình yêu, vì những ước mơ và vì một chuyến phiêu lưu để được tồn tại trong cuộc đời này không?
Tôi không cần biết điều gì mới phù hợp với ước mơ của bạn mà chỉ muốn biết bạn đã dám đối mặt với nỗi đau bị cuộc đời dối trá hay lại khép chặt lòng mình vì e sợ lại một nỗi đau khác?
Tôi muốn biết bạn có dám ngồi lại với nỗi đau của tôi hay của chính bạn; có dám khiêu vũ thật điên cuồng để sự say mê tràn ngập đến tận đầu ngón tay và ngón chân của mình mà không cần phải e dč giữ ý, phải thực tế hay phải luôn nhớ đến những giới hạn của con người?
Tôi không quan tâm câu chuyện bạn kể có thật hay không mà chỉ muốn biết bạn có dám làm thất vọng người khác để thành thật với bản thân mình? Liệu bạn có thể chịu đựng bị kết tội phản bội mà vẫn không phản bội lại chính nhân cách của mình? Liệu bạn sẽ trung thực và vì thế sẽ đáng được tin cậy chứ?
Tôi muốn biết liệu bạn có nhận ra vẻ đẹp dù cho hằng ngày nó chẳng hề xinh đẹp, và liệu bạn có thể quyết định cuộc đời mình mà không cần sự hiện diện của Chúa?
Tôi muốn biết liệu bạn sẽ chịu đựng được thất bại của lẫn bạn và tôi, đứng bên bờ hồ mà hét vang đến tận trời cao là "có"?
Tôi muốn biết liệu bạn có thể thức dậy dù sau đêm dài đau khổ, thất vọng, kiệt sức và rã rời mà làm những gì phải làm cho các con của bạn không?
Tôi không quan tâm bạn là ai hay làm sao đến được đây. Tôi chỉ muốn biết liệu bạn có thể sát cánh cùng tôi trong lửa đỏ và sẽ không chùn bước thoái lui?
Tôi không quan tâm bạn đã học ở đâu, những gì và của ai. Tôi chỉ muốn biết liệu bạn có thể một mình đối diện với bản thân chân thật như người bạn bạn có bên mình trong những giây phút đơn độc?
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 13/07/06, 01:23
Post by: kem on 13/07/06, 01:23
Alan.D.Shultz
Điều ước đêm Giáng Sinh
Khi bé Ami Hagadom vòng qua góc phòng họp bên cạnh lớp học, cô bé ko để ý nên va phải 1 cậu bé học lớp 5 đi ngược lại.
Cậu này hét vào mặt cô bé : "Đi đứng thế hả, đồ dị hợm", sau đó với ánh mắt giễu cợt, cậu ta nhấc chân phải lên và bắt chước dáng đi cà nhắc của Amy.
Bị xúc phạm, nhưng cố hết sức, Amy tự nhủ "kệ xác hắn" và lầm lũi bước về lớp học. Thế nhưng khi đi học về, Amy cứ nghĩ mãi về hành động của đứa bé kia, và cậu ta ko phải là đứa duy nhất. Kể từ lúc học lớp 3, Amy đã phải chịu đựng những lời giễu cợt của các bạn về cách phát âm và cái chân cà nhắc của mình. Amy cảm thấy tủi thân, trong phòng học đầy bạn bč, nhưng cô bé lúc nào cũng thấy mình đơn độc.
Bữa ăn tối hôm đó, Amy chẳng nói 1 lời nào. Mẹ cô bé đoán ngay là đã có gì ko hay xảy ra. Để giúp bé vui hơn, bà thông báo : "Amy này, có 1 cuộc thi về điều ước Đêm Giáng sinh. Hãy viết thư cho ông già Noel và con có cơ hội đạt giải thưởng. Mẹ nghĩ cô bé tóc vàng đang ngồi trên bàn ăn có thể tham gia đấy."
Amy cười khúc khích, cuộc thi có vẻ thú vị. Amy bắt đầu miên man suy nghĩ về điều ước của mình.
Chợt cô bé mỉm cười, biết mình phải ước gì. Lấy giấy và bút chì, cô bé bắt đầu viết về điều ước của mình bằng câu "Kính gửi ông già Noel".
Cả nhà bắt đầu đoán già đoán non Amy sẽ ước gì, chị Amy - Jamine và mẹ cô đoán Amy sẽ ước con búp bê có 3 chân, bố Amy lại đoán là 1 cuốn sách hình. Còn Amy thì vẫn giữ bí mật. Đây là bức thư Amy gửi ông già Noel.
"Kính gửi ông già Noel,
Cháu tên là Amy. Năm nay cháu 9 tuổi. Cháu có chuyện khó xử ở trường. Ông có thể giúp cháu ko ? Các bạn luôn chế giễu cách cháu phát âm và cái chân cà nhắc của cháu. Cháu bị bệnh liệt não. Cháu chỉ ước 1 ngày ko bị cười nhạo...
Thương yêu ông
Cháu Amy"
Hôm ấy tại đài phát thanh WJTL ở Fort Wayne, bang Indiana, rất nhiều thư từ khắp nơi đổ về tham gia cuộc thi "Điều ước đêm Giáng sinh. Nhân viên đài đôi khi phải bật cười vì những món quà khác nhau mà các cô bé, cậu bé mong ước.
Đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đọc đi đọc lại mãi. Ông biết liệt não là 1 căn bệnh rối loạn cơ, mà bạn bč của Amy chắc chẳng thể nào hiểu được. Ông cho rằng, cần phải cho mọi người ở Fort Wayne nghe về câu chuyện đặc biệt của cô bé học lớp 3 và điều ước khác thường của cô. Ông nhấc máy gọi 1 tờ báo địa phương đến.
Ngày hơm sau, hình Amy và lá thư cô bé gửi ông già Noel xuất hiện trên trang nhất của tờ News Sentinel. Câu chuyện nhanh chóng lan nhanh. Trên cả nước, báo chí, đài phát thanh và truyền hình đều tường thuật về câu chuyện của cô bé ở Fort Wayne, Indiana, cô bé chỉ mong 1 món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của đêm Giáng Sinh - 1 ngày ko bị cười nhạo.
Hôm ấy như thường lệ bưu tá lại đến nhà Hagadorn. Rất nhiều thư được gửi cho Amy, cả trẻ em và người lớn trên khắp nước Mỹ. Đó là nhưng thiệp mừng hoặc những lời động viên khích lệ.
Suốt mùa Giáng sinh, hơn 2 ngàn người trên khắp thế giới đã gửi đến cho Amy những lá thư thân ái và động viên. Cả nhà Amy đọc từng lá thư một. Một số viết rằng họ cũng bị tật và bị chế giễu khi còn nhỏ. Mỗi lá thư là 1 lời nhắn gửi đặc biệt. Thông qua những lá thư và thiệp của mọi người, Amy phát hiện ra 1 thế giới toàn những bạn bč thực sự quan tâm và lo lắng cho nhau. Cô bé nhận ra rằng, ko còn bất cứ lời chế giễu nào có thể làm cho cô cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhiều người đã cảm ơn Amy đã dám mạnh dạn bày tỏ mong ước của mình. Những người khác động viên Amy bỏ ngoài tai những lời chế nhạo và phả luôn luôn ngẩng cao đầu. Lynn - 1 cô bé học lớp 6 ở Texas, đã gửi cho Amy : "Mình muốn làm bạn của cậu và nếu cậu muốn thăm mình, chúng ta có thể chơi đùa với nhau. Ko ai có thể cười cợt chúng ta, và dù họ có làm như thế, chúng mình cũng chẳng thčm nghe."
Amy đã có 1 điều ước thật đặc biệt ko bị giễu cợt ở trường tiểu học South Wayne. Hơn thế, tất cả mọi người ở trường được thêm 1 bài học. Cả thầy và trò cùng nói chuyện với nhau về việc chế nhạo đã làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương như thế nào.
Năm đó, thị trưởng Fort Wayne chính thức tuyên bố ngày 21/12 là ngày Amy Jo Hagadorn trên khắp thành phố. Thị trưởng giải thích rằng, bằng cách dám đưa ra 1 điều ước đơn giản như thế, Amy đã dạy cho mọi người 1 bài học.
Thị trưởng phát biểu rằng "Mọi người đều mong muốn và xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quý mến".
Điều ước đêm Giáng Sinh
Khi bé Ami Hagadom vòng qua góc phòng họp bên cạnh lớp học, cô bé ko để ý nên va phải 1 cậu bé học lớp 5 đi ngược lại.
Cậu này hét vào mặt cô bé : "Đi đứng thế hả, đồ dị hợm", sau đó với ánh mắt giễu cợt, cậu ta nhấc chân phải lên và bắt chước dáng đi cà nhắc của Amy.
Bị xúc phạm, nhưng cố hết sức, Amy tự nhủ "kệ xác hắn" và lầm lũi bước về lớp học. Thế nhưng khi đi học về, Amy cứ nghĩ mãi về hành động của đứa bé kia, và cậu ta ko phải là đứa duy nhất. Kể từ lúc học lớp 3, Amy đã phải chịu đựng những lời giễu cợt của các bạn về cách phát âm và cái chân cà nhắc của mình. Amy cảm thấy tủi thân, trong phòng học đầy bạn bč, nhưng cô bé lúc nào cũng thấy mình đơn độc.
Bữa ăn tối hôm đó, Amy chẳng nói 1 lời nào. Mẹ cô bé đoán ngay là đã có gì ko hay xảy ra. Để giúp bé vui hơn, bà thông báo : "Amy này, có 1 cuộc thi về điều ước Đêm Giáng sinh. Hãy viết thư cho ông già Noel và con có cơ hội đạt giải thưởng. Mẹ nghĩ cô bé tóc vàng đang ngồi trên bàn ăn có thể tham gia đấy."
Amy cười khúc khích, cuộc thi có vẻ thú vị. Amy bắt đầu miên man suy nghĩ về điều ước của mình.
Chợt cô bé mỉm cười, biết mình phải ước gì. Lấy giấy và bút chì, cô bé bắt đầu viết về điều ước của mình bằng câu "Kính gửi ông già Noel".
Cả nhà bắt đầu đoán già đoán non Amy sẽ ước gì, chị Amy - Jamine và mẹ cô đoán Amy sẽ ước con búp bê có 3 chân, bố Amy lại đoán là 1 cuốn sách hình. Còn Amy thì vẫn giữ bí mật. Đây là bức thư Amy gửi ông già Noel.
"Kính gửi ông già Noel,
Cháu tên là Amy. Năm nay cháu 9 tuổi. Cháu có chuyện khó xử ở trường. Ông có thể giúp cháu ko ? Các bạn luôn chế giễu cách cháu phát âm và cái chân cà nhắc của cháu. Cháu bị bệnh liệt não. Cháu chỉ ước 1 ngày ko bị cười nhạo...
Thương yêu ông
Cháu Amy"
Hôm ấy tại đài phát thanh WJTL ở Fort Wayne, bang Indiana, rất nhiều thư từ khắp nơi đổ về tham gia cuộc thi "Điều ước đêm Giáng sinh. Nhân viên đài đôi khi phải bật cười vì những món quà khác nhau mà các cô bé, cậu bé mong ước.
Đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đọc đi đọc lại mãi. Ông biết liệt não là 1 căn bệnh rối loạn cơ, mà bạn bč của Amy chắc chẳng thể nào hiểu được. Ông cho rằng, cần phải cho mọi người ở Fort Wayne nghe về câu chuyện đặc biệt của cô bé học lớp 3 và điều ước khác thường của cô. Ông nhấc máy gọi 1 tờ báo địa phương đến.
Ngày hơm sau, hình Amy và lá thư cô bé gửi ông già Noel xuất hiện trên trang nhất của tờ News Sentinel. Câu chuyện nhanh chóng lan nhanh. Trên cả nước, báo chí, đài phát thanh và truyền hình đều tường thuật về câu chuyện của cô bé ở Fort Wayne, Indiana, cô bé chỉ mong 1 món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của đêm Giáng Sinh - 1 ngày ko bị cười nhạo.
Hôm ấy như thường lệ bưu tá lại đến nhà Hagadorn. Rất nhiều thư được gửi cho Amy, cả trẻ em và người lớn trên khắp nước Mỹ. Đó là nhưng thiệp mừng hoặc những lời động viên khích lệ.
Suốt mùa Giáng sinh, hơn 2 ngàn người trên khắp thế giới đã gửi đến cho Amy những lá thư thân ái và động viên. Cả nhà Amy đọc từng lá thư một. Một số viết rằng họ cũng bị tật và bị chế giễu khi còn nhỏ. Mỗi lá thư là 1 lời nhắn gửi đặc biệt. Thông qua những lá thư và thiệp của mọi người, Amy phát hiện ra 1 thế giới toàn những bạn bč thực sự quan tâm và lo lắng cho nhau. Cô bé nhận ra rằng, ko còn bất cứ lời chế giễu nào có thể làm cho cô cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhiều người đã cảm ơn Amy đã dám mạnh dạn bày tỏ mong ước của mình. Những người khác động viên Amy bỏ ngoài tai những lời chế nhạo và phả luôn luôn ngẩng cao đầu. Lynn - 1 cô bé học lớp 6 ở Texas, đã gửi cho Amy : "Mình muốn làm bạn của cậu và nếu cậu muốn thăm mình, chúng ta có thể chơi đùa với nhau. Ko ai có thể cười cợt chúng ta, và dù họ có làm như thế, chúng mình cũng chẳng thčm nghe."
Amy đã có 1 điều ước thật đặc biệt ko bị giễu cợt ở trường tiểu học South Wayne. Hơn thế, tất cả mọi người ở trường được thêm 1 bài học. Cả thầy và trò cùng nói chuyện với nhau về việc chế nhạo đã làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương như thế nào.
Năm đó, thị trưởng Fort Wayne chính thức tuyên bố ngày 21/12 là ngày Amy Jo Hagadorn trên khắp thành phố. Thị trưởng giải thích rằng, bằng cách dám đưa ra 1 điều ước đơn giản như thế, Amy đã dạy cho mọi người 1 bài học.
Thị trưởng phát biểu rằng "Mọi người đều mong muốn và xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quý mến".
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 14/07/06, 13:37
Post by: kem on 14/07/06, 13:37
Anthony Robbins
Giá trị của những câu hỏi
"Bọn chúng chẳng cần lý do gì cả. Chúng đến nhà anh chỉ vì anh là người gốc Do thái. Quân Đức Quốc xã xông vào nhà, lôi anh và cả gia đình anh đi. Ngay sau đó chúng lùa họ như bày gia súc và tống lên xe lửa rồi chở thẳng đến trại tập trung... chúng đã giết chết họ và chỉ mình anh còn sống.
Làm sao mà anh có thể sống nổi trước cảnh tượng hãi hùng phải nhìn thấy con mình nơi bộ quần áo của một đứa trẻ khác vì bây giờ con anh đã chết sau một cơn mưa đạn?
Thế nhưng anh vẫn phải sống.
Một hôm anh nhìn cơn ác mộng chung quanh mình và phải đối diện với một sự thật hiển nhiên : nếu anh còn ở đây thêm một ngày chắc chắn anh sẽ chết. Anh có một quyết định là phải thoát khỏi đây ngay lập tức! Anh không biết cách nào, anh chỉ biết mình phải trốn. Hàng tuần liền anh hỏi các bạn tù, "Làm sao chúng ta có thể thoát được nơi kinh hoàng này?". Anh hầu như luôn nhận được cùng một câu trả lời: "Đừng dại dột", họ trả lời "Không thể nào thoát nổi! Hỏi như vậy dằn vặt tâm trí anh mà thôi. Cứ chịu khó làm việc và cầu nguyện cho mình được sống sót". Nhưng anh không chấp nhận điều này - anh nhất định sẽ không chấp nhận như thế. Anh bị ám ảnh vì truyện trốn thoát và cho dù những câu hỏi của anh không có nghĩa gì, anh vẫn luôn luôn hỏi đi hỏi lại, "Làm sao tôi có thể trốn thoát? Phải có cách nào đó. Làm thế nào tôi có thể trốn thoát khỏi nơi này mà vẫn khoẻ, vẫn sống, ngay hôm nay?"
Có lời nói rằng bạn cứ xin thì sẽ được. Và không hiểu vì sao hôm ấy anh đã nhận được câu trả lời. Có thể vì anh hỏi quá sức mãnh liệt, có thể là vì anh đã ý thức rő "bây giờ chính là thời điểm". Cũng có thể là vì anh liên tục tập trung vào một tiêu điểm là câu trả lời cho câu hỏi của mình. Bất luận lý do gì, sức mạnh vĩ đại của tâm trí và tinh thần đã thức tỉnh nơi người đàn ông này. Câu trả lời đã đến với anh từ một nguồn gốc lạ thường: mùi lợm giọng của xác người đã thối rữa. Ở đó chỉ cách vài bước cách chỗ anh lao động, anh thấy một đống xác người đã bị xúc lên thùng xe tải - đàn ông, đàn bà, trẻ em, tất cả đã bị hít khí ngạt. Những chiếc răng vàng của họ đã bị gỡ ra, mọi đồ trang sức quí báu mà họ có, thậm trí quần áo họ mang trên người, đều bị lột sạch. Lúc đó thay vì hỏi, "Làm sao quân Đức quốc xã có thể ghê tởm, mất nhân tính đến thế? Làm sao Thượng đế có thể làm một điều tàn ác đến thế? Tại sao thượng đế lại để truyện này xảy đến với tôi?" Stanislavsky Lech đã hỏi một câu hoàn toàn khác. Anh hỏi "Làm cách nào tôi có thể sử dụng điều này để trốn thoát?" Và ngay lập tức anh đã có câu trả lời.
Hoàng hôn đang sửa soạn kết thúc một ngày lao động, Lech chạy lại nấp sau chiếc xe tải. Chỉ trong nháy mắt anh đã lột bỏ hết quần áo và lẻn mình trần truồng vào đống xác chết mà không ai để ý. Anh giả bộ như đã chết, không một chút cử động cựa quật dù có lúc anh gần ngộp thở vì một số xác chết khác tiếp tục được đč lên người anh.
Mùi hôi thối của thịt người rữa, những cái xác chết cứng đơ bao bọc anh tứ phía. Anh chờ đợi và chờ đợi, hi vọng không một ai để ý đến một người vẫn còn sống giữa đám xác chết này và hi vọng sớm muộn chiếc xe tải cũng sẽ chạy đi.
Cuối cùng, anh nghe tiếng động cơ xe tải nổ. Anh cảm thấy chiếc xe rung lên. Và đúng lúc ấy anh cảm nghiệm được mối hy vọng của mình khi đang nằm im giữa đống xác chết. Rốt cuộc anh thấy xe dừng lại và rồi nó chút toàn bộ những thây ma xuống một chiếc hố rộng mênh mông bên ngoài trại. Lech cứ ở yên đó hàng giờ cho tới khi màn đêm buông xuống. Sau cùng anh ta cảm thấy chắc chắn không có ai ở đó, anh rúc ra khỏi núi thây người và chạy trần truồng suốt 25 dặm cho tới khi tìm được tự do.
Giữa Stanislavsky Lech và biết bao nhiêu người phải bỏ mạng ở trại tập trung, khác biệt ở chỗ nào? Tất nhiên có nhiều yếu tố nhưng một sự khác biệt quyết định chính là anh đã đặt một câu hỏi khác với những người kia. Anh đã hỏi một cách dai dẳng, hỏi và mong chờ có câu trả lời và trong tâm trí anh đã nảy sinh một giải pháp cứu sống anh. Những câu hỏi anh tự đặt ra hôm ấy ở Krakow đã khiến anh làm những quyết định chớp nhoáng ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của anh. Nhưng trước khi anh nhận được câu trả lời, trước khi anh làm quyết định và trước khi có những hành động ấy, anh đã phải hỏi mình những câu hỏi đúng.
Tôi muốn nói cho bạn điều này, người ta khác nhau là ở sự khác biệt trong những câu hỏi mà người ta nêu ra một cách nhất quán. Khi người ta chán nản, lý do thường là vì họ cứ lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi tiêu cực như, "Có ích gì? Cố gắng làm gì, rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì. Trời sao lại là tôi cơ chứ?".
Nếu bạn hỏi một câu hỏi khủng khiếp, bạn sẽ nhận được câu trả lời khủng khiếp. Bộ não của bạn luôn sẵn sàng phục vụ bạn, nên bất kỳ bạn đưa ra một câu hỏi nào, nó chắc chắn sẽ có một câu trả lời.
Vì thế nếu bạn hỏi, "Tại sao tôi không bao giờ thành công?" nó sẽ cho bạn câu trả lời đại khái như sau : "Vì bạn ngốc nghếch lắm", hay vì bạn không đáng để làm điều gì đến nơi đến chốn".
Tôi cho bạn một ví dụ về những câu hỏi thông minh, đó là truyện về anh bạn W. Mitchell yêu quí của tôi. Bạn nghĩ làm sao anh ta có thể sống nổi với hai phần ba thân thể đã bị cháy mà vẫn còn cảm thấy yêu đời?... Sau vụ tai nạn máy bay, khi nằm trong bệnh viện và bị liệt từ chân trở xuống, anh đã gặp một phụ nữ thật hấp dẫn, một y tá tên là Annie. Mặt anh đã cháy đen hoàn toàn, thân thể liệt từ hông trở xuống, thế mà anh đã có cam đảm hỏi: "Tôi có cách nào làm quen với cô ấy không?". Các bạn anh trả lời, "Mày điên rồi, mày đang tự lừa dối mình". Nhưng một năm rưỡi sau, anh và Annie đã thân quen nhau và nay hai người đã trở thành vợ chồng. Đó là kết quả của những câu hỏi mãnh liệt: chúng đem lại cho chúng ta một nguồn năng lực không gì có thể thay thế: những câu trả lời và những giải pháp!"
"Điều quan trọng là đừng bao giờ ngưng đặt câu hỏi. Sự tò mò có tính hiện hữu của nó. Ta không thể nào không kinh ngạc khi chiêm ngắm những bí nhiệm của sự vĩnh cửu, của sự sống, của cơ cấu lạ lùng của ta thực tại. Chỉ cần người ta lãnh hội một chút bí nhiệm này mỗi ngày thôi đã đủ. Đừng bao giờ để mất sự tò mò lành thánh".- Albert Einstein
Giá trị của những câu hỏi
"Bọn chúng chẳng cần lý do gì cả. Chúng đến nhà anh chỉ vì anh là người gốc Do thái. Quân Đức Quốc xã xông vào nhà, lôi anh và cả gia đình anh đi. Ngay sau đó chúng lùa họ như bày gia súc và tống lên xe lửa rồi chở thẳng đến trại tập trung... chúng đã giết chết họ và chỉ mình anh còn sống.
Làm sao mà anh có thể sống nổi trước cảnh tượng hãi hùng phải nhìn thấy con mình nơi bộ quần áo của một đứa trẻ khác vì bây giờ con anh đã chết sau một cơn mưa đạn?
Thế nhưng anh vẫn phải sống.
Một hôm anh nhìn cơn ác mộng chung quanh mình và phải đối diện với một sự thật hiển nhiên : nếu anh còn ở đây thêm một ngày chắc chắn anh sẽ chết. Anh có một quyết định là phải thoát khỏi đây ngay lập tức! Anh không biết cách nào, anh chỉ biết mình phải trốn. Hàng tuần liền anh hỏi các bạn tù, "Làm sao chúng ta có thể thoát được nơi kinh hoàng này?". Anh hầu như luôn nhận được cùng một câu trả lời: "Đừng dại dột", họ trả lời "Không thể nào thoát nổi! Hỏi như vậy dằn vặt tâm trí anh mà thôi. Cứ chịu khó làm việc và cầu nguyện cho mình được sống sót". Nhưng anh không chấp nhận điều này - anh nhất định sẽ không chấp nhận như thế. Anh bị ám ảnh vì truyện trốn thoát và cho dù những câu hỏi của anh không có nghĩa gì, anh vẫn luôn luôn hỏi đi hỏi lại, "Làm sao tôi có thể trốn thoát? Phải có cách nào đó. Làm thế nào tôi có thể trốn thoát khỏi nơi này mà vẫn khoẻ, vẫn sống, ngay hôm nay?"
Có lời nói rằng bạn cứ xin thì sẽ được. Và không hiểu vì sao hôm ấy anh đã nhận được câu trả lời. Có thể vì anh hỏi quá sức mãnh liệt, có thể là vì anh đã ý thức rő "bây giờ chính là thời điểm". Cũng có thể là vì anh liên tục tập trung vào một tiêu điểm là câu trả lời cho câu hỏi của mình. Bất luận lý do gì, sức mạnh vĩ đại của tâm trí và tinh thần đã thức tỉnh nơi người đàn ông này. Câu trả lời đã đến với anh từ một nguồn gốc lạ thường: mùi lợm giọng của xác người đã thối rữa. Ở đó chỉ cách vài bước cách chỗ anh lao động, anh thấy một đống xác người đã bị xúc lên thùng xe tải - đàn ông, đàn bà, trẻ em, tất cả đã bị hít khí ngạt. Những chiếc răng vàng của họ đã bị gỡ ra, mọi đồ trang sức quí báu mà họ có, thậm trí quần áo họ mang trên người, đều bị lột sạch. Lúc đó thay vì hỏi, "Làm sao quân Đức quốc xã có thể ghê tởm, mất nhân tính đến thế? Làm sao Thượng đế có thể làm một điều tàn ác đến thế? Tại sao thượng đế lại để truyện này xảy đến với tôi?" Stanislavsky Lech đã hỏi một câu hoàn toàn khác. Anh hỏi "Làm cách nào tôi có thể sử dụng điều này để trốn thoát?" Và ngay lập tức anh đã có câu trả lời.
Hoàng hôn đang sửa soạn kết thúc một ngày lao động, Lech chạy lại nấp sau chiếc xe tải. Chỉ trong nháy mắt anh đã lột bỏ hết quần áo và lẻn mình trần truồng vào đống xác chết mà không ai để ý. Anh giả bộ như đã chết, không một chút cử động cựa quật dù có lúc anh gần ngộp thở vì một số xác chết khác tiếp tục được đč lên người anh.
Mùi hôi thối của thịt người rữa, những cái xác chết cứng đơ bao bọc anh tứ phía. Anh chờ đợi và chờ đợi, hi vọng không một ai để ý đến một người vẫn còn sống giữa đám xác chết này và hi vọng sớm muộn chiếc xe tải cũng sẽ chạy đi.
Cuối cùng, anh nghe tiếng động cơ xe tải nổ. Anh cảm thấy chiếc xe rung lên. Và đúng lúc ấy anh cảm nghiệm được mối hy vọng của mình khi đang nằm im giữa đống xác chết. Rốt cuộc anh thấy xe dừng lại và rồi nó chút toàn bộ những thây ma xuống một chiếc hố rộng mênh mông bên ngoài trại. Lech cứ ở yên đó hàng giờ cho tới khi màn đêm buông xuống. Sau cùng anh ta cảm thấy chắc chắn không có ai ở đó, anh rúc ra khỏi núi thây người và chạy trần truồng suốt 25 dặm cho tới khi tìm được tự do.
Giữa Stanislavsky Lech và biết bao nhiêu người phải bỏ mạng ở trại tập trung, khác biệt ở chỗ nào? Tất nhiên có nhiều yếu tố nhưng một sự khác biệt quyết định chính là anh đã đặt một câu hỏi khác với những người kia. Anh đã hỏi một cách dai dẳng, hỏi và mong chờ có câu trả lời và trong tâm trí anh đã nảy sinh một giải pháp cứu sống anh. Những câu hỏi anh tự đặt ra hôm ấy ở Krakow đã khiến anh làm những quyết định chớp nhoáng ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của anh. Nhưng trước khi anh nhận được câu trả lời, trước khi anh làm quyết định và trước khi có những hành động ấy, anh đã phải hỏi mình những câu hỏi đúng.
Tôi muốn nói cho bạn điều này, người ta khác nhau là ở sự khác biệt trong những câu hỏi mà người ta nêu ra một cách nhất quán. Khi người ta chán nản, lý do thường là vì họ cứ lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi tiêu cực như, "Có ích gì? Cố gắng làm gì, rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì. Trời sao lại là tôi cơ chứ?".
Nếu bạn hỏi một câu hỏi khủng khiếp, bạn sẽ nhận được câu trả lời khủng khiếp. Bộ não của bạn luôn sẵn sàng phục vụ bạn, nên bất kỳ bạn đưa ra một câu hỏi nào, nó chắc chắn sẽ có một câu trả lời.
Vì thế nếu bạn hỏi, "Tại sao tôi không bao giờ thành công?" nó sẽ cho bạn câu trả lời đại khái như sau : "Vì bạn ngốc nghếch lắm", hay vì bạn không đáng để làm điều gì đến nơi đến chốn".
Tôi cho bạn một ví dụ về những câu hỏi thông minh, đó là truyện về anh bạn W. Mitchell yêu quí của tôi. Bạn nghĩ làm sao anh ta có thể sống nổi với hai phần ba thân thể đã bị cháy mà vẫn còn cảm thấy yêu đời?... Sau vụ tai nạn máy bay, khi nằm trong bệnh viện và bị liệt từ chân trở xuống, anh đã gặp một phụ nữ thật hấp dẫn, một y tá tên là Annie. Mặt anh đã cháy đen hoàn toàn, thân thể liệt từ hông trở xuống, thế mà anh đã có cam đảm hỏi: "Tôi có cách nào làm quen với cô ấy không?". Các bạn anh trả lời, "Mày điên rồi, mày đang tự lừa dối mình". Nhưng một năm rưỡi sau, anh và Annie đã thân quen nhau và nay hai người đã trở thành vợ chồng. Đó là kết quả của những câu hỏi mãnh liệt: chúng đem lại cho chúng ta một nguồn năng lực không gì có thể thay thế: những câu trả lời và những giải pháp!"
"Điều quan trọng là đừng bao giờ ngưng đặt câu hỏi. Sự tò mò có tính hiện hữu của nó. Ta không thể nào không kinh ngạc khi chiêm ngắm những bí nhiệm của sự vĩnh cửu, của sự sống, của cơ cấu lạ lùng của ta thực tại. Chỉ cần người ta lãnh hội một chút bí nhiệm này mỗi ngày thôi đã đủ. Đừng bao giờ để mất sự tò mò lành thánh".- Albert Einstein
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 08:56
Post by: kem on 22/07/06, 08:56
Tình thương không lời
Cha tôi dường như không biết thể hiện tình yêu thương của mình. Cả gia đình tôi sống vui vẻ và thoải mái, tất cả cũng là nhờ mẹ tôi. Hàng ngày cha cứ sáng sớm đi làm, chiều tối về nhà. Thế nhưng sau khi nghe mẹ tôi kể về những tội mà chúng tôi phạm phải trong ngày thì cha lại không ngớt lời rầy la chúng tôi.
Có lần tôi ăn trộm một cây kẹo ở cửa tiệm nhỏ đầu phố. Cha biết chuyện và nhất định bắt tôi đem trả. Không những thế cha còn bắt tôi đến quét dọn cửa tiệm để chuộc lại lỗi lầm. Lần ấy duy chỉ có mẹ hiểu bởi dù sao tôi cũng chỉ là đứa trẻ mà thôi.
Tôi chơi bóng sơ ý bị gãy chân. Trên đường đến bệnh viện, người ôm tôi vào lòng là mẹ. Cha dừng xe hơi của ông trước cửa phòng cấp cứu, nhưng người bảo vệ yêu cầu ông đậu xe nơi khác vì chỗ đó chỉ dành cho những xe cấp cứu đỗ mà thôi. Cha nghe xong liền nổi giận: "Thế ông tưởng xe của chúng tôi là xe gì? Xe du lịch chắc?".
Trong những buổi tiệc mừng sinh nhật của tôi, cha chẳng giống một người cha chung vui với tôi chút nào. Cha chỉ mải lo thổi bong bóng, bày bàn tiệc hoặc làm những việc phục vụ vặt vãnh. Vẫn là mẹ cắm nến lên bánh kem và đưa đến cho tôi thổi.
Xem những album ảnh, bạn bč thường hỏi: "Cha bạn ở đâu vậy?". Chỉ có trời mới hiểu nổi, vì lúc nào cha cũng là người cầm máy chụp hình. Còn mẹ và tôi thì luôn cười tươi như hoa và ảnh chụp dĩ nhiên là vô số.
Tôi còn nhớ có lần mẹ nhờ cha dạy cho tôi tập đi xe đạp. Tôi xin cha khoan hãy buông tay ra, nhưng cha nói đã đến lúc cha không nên vịn xe cho tôi nữa. Và thế là cha buông tay. Tôi té xuống đất, mẹ vội chạy lại đỡ tôi dậy, còn cha thì khoát tay ra hiệu mẹ tránh ra. Lúc đó tôi rất giận, và nhất định phải chứng tỏ cho cha thấy tôi cũng không cần sự giúp đỡ. Nghĩ vậy tôi lập tức gắng leo lại lên xe và chạy một mình cho cha xem. Lúc ấy cha chỉ đứng yên và nở một nụ cười.
Tôi vào đại học, tất cả thư từ đều do mẹ viết cho tôi. Cha chỉ gửi tiền ăn học và duy nhất một bức thư ngắn trong vòng bốn năm trời, nội dung chỉ vẻn vẹn vài dòng về chuyện tôi rời khỏi nhà đi học xa nên chẳng còn ai đá bóng trên thảm cỏ trước nhà nữa khiến thảm cỏ của cha ngày một tươi tốt.
Mỗi lần tôi gọi điện về nhà, cha dường như đều rất muốn trò chuyện với tôi nhưng cuối cùng ông lại nói: "Cha gọi mẹ lại nghe điện nhé!".
Thế rồi tôi cũng kết hôn, lại vẫn là mẹ khóc. Cha chỉ sụt sịt mũi vài cái rồi bước ngay ra khỏi phòng.
Từ bé đến lớn, cha chỉ thường nói với tôi những điều như: Con đi đâu đấy?, Mấy giờ về?, Xe còn đủ xăng không?, Không, không được đi...
Cha hoàn toàn không biết thể hiện tình yêu thương của mình. Trừ phi... Trừ phi... Phải chăng cha đã thể hiện rất nhiều nhưng tôi lại vô tình không cảm nhận được tình thương yêu bao la đó?
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 08:58
Post by: kem on 22/07/06, 08:58
Tình yêu
Đã một năm kể từ khi Susan bị mù vì một chẩn đoán sai của bác sĩ, cô đột ngột bị ném vào thế giới của bóng tối, tức giận, tuyệt vọng và mặc cảm. Và tất cả những gì đủ để cô còn bám víu vào cuộc sống là vì bạn trai cô - Mark.
Mark là một sĩ quan quân đội. Anh rất yêu Susan, đã nhìn thấy cô tuyệt vọng đến mức nào, anh quyết định giúp Susan lấy lại được sức mạnh và tự lập.
Đầu tiên, anh tìm cho cô một công việc dành cho người khiếm thị. Nhưng làm sao cô đến chỗ làm việc được đây? Mark đề nghị đưa cô đến chỗ làm hằng ngày, dù hai người ở hai đầu thành phố. Tuy nhiên sau đó, Mark nhận ra rằng đó không phải là giải pháp. Susan sẽ phải tự mình đi xe buýt, tự đến chỗ làm - đó mới là cách đúng. Nhưng Susan rất nhạy cảm, cô ấy sẽ phản ứng thế nào?
Đúng như với Mark nghĩ, Susan hết sức hốt hoảng khi nghe tới việc mình phải tự đi xe buýt. "Em bị mù" mà"- Cô phản ứng bằng giọng cay đắng - "Làm sao em biết em sẽ đi đến đâu? Anh bỏ rơi em phải không?"
Mark rất đau lòng khi nghe những lời đó, nhưng anh biết phải làm gì. Anh hứa sẽ cùng cô đi xe buýt mỗi sáng và mỗi chiều, bao lâu cũng được, cho đến bao giờ cô quen với việc đi xe buýt.
Trong hai tuần liền, Mark trong bộ đồng phục quân đội, đi theo Susan đến nơi làm việc. Anh dạy cô làm sao để sử dụng các giác quan khác, nhất là thính giác, để biết mình đang ở đâu và làm sao để quen với môi trường mới. Anh cũng giúp cô làm quen với những người lái xe buýt, nhờ họ để mắt đến cô, giữ cho cô một chỗ ngồi hằng ngày...
Cuối cùng, Susan nói cô có thể tự đi được.
Sáng thứ hai, lần đầu tiên, họ đi theo hai hướng khác nhau.
Thứ ba, thứ tư, thứ năm... Mỗi ngày Susan đều tự đi xe buýt đến chỗ làm và đón xe buýt đi về. Susan cảm thất rất vui vì cô vẫn tự mình làm được mọi việc.
Thứ hai của 5 tuần sau đó, Susan đón xe buýt đi làm như mọi khi. Khi cô đang đóng tiền mua vé tháng cho người lái xe, bỗng anh lái xe nói: "Tôi thật ghen tỵ với cô đấy nhé!".
Susan không biết có phải anh ta nói với mình không. Nhưng nói cho cùng, có ai mà lại đi ghen với một cô gái mù đang đấu tranh để mà sống chứ? Cô hỏi:
- Sao anh lại ghen với tôi được?
- Vì cô được quan tâm và bảo vệ. Cô quả là hạnh phúc!
- Tôi được bao vệ? Anh nói thế tức là sao?
- Suốt mấy tuần qua, sáng nào tôi cũng thấy một chàng trai mặc đồng phục quân đội lái xe theo, rồi đứng bên kia đường nhìn cô xuống xe. Anh ta nhìn theo đến khi cô đi qua đường an toàn, đi vào nơi cô làm việc và vẫy tay chào cô rồi mới lái xe đi. Cô quả là một người may mắn!
Susan khóc. Vì cô không nhìn thấy Mark nhưng cô cảm thấy Mark ở bên cạnh. Cô là người may mắn vì cô đã nhận được một món quà mà cô không cần phải nhìn thấy tận mắt để tin: món quà của tình yêu có thể mang ánh sáng đến những nơi nhiều bóng tối nhất.
Tình yêu đích thực không bao giờ gục ngã.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:00
Post by: kem on 22/07/06, 09:00
Tôi đã bắt đầu biết... nói dối
Thủa nhỏ, tôi được dậy rằng phải sống trung thực, không dối trá với bản thân mình và tất cả mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người. Khi đó, tôi chưa hiểu thực sự thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết ''sự thật'' trong những lời khen ấy. Tôi bắt đầu biết nói dối - những lời nói dối chân thành nhất của đời mình.
Tôi có người bạn quanh năm lênh đênh trên con tầu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày. Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội. Nhà anh chỉ còn một người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó, gió bão gào thét dữ dội. Các bác sĩ chuẩn đoán và quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành trong khi bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.
Trong những đoạn tỉnh táo ngắn ngủi, bà chỉ thều thào hỏi là bão đã tan chưa, con trai bà đã về chưa. Khi đó có một người làng lên cho biết rằng đã tìm thấy những mảnh... vỡ của con tầu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ, không ai trả lời bà. Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão còn khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tầu đã bị vỡ, sóng xô vài mảnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận đang đẩy đưa thế nào?
Các bác sĩ không kịp cản tôi nói. Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi không tha thứ nổi cho mình. Sau khi bão tan, người bạn tôi sống sót trở về do được một chiếc tầu khác cứu. Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự "trung thực" ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm phải một sai lầm khủng khiếp như vậy.
Trong truyện ngắn nổi danh "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cửa sổ và tin rằng đó là chiếc "đồng hồ" số phận của cô. Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khoẻ mạnh và không biết rằng, chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá "giả" do một hoạ sĩ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.
Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức... Nếu như tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mảnh ván tầu vỡ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết. Nếu như không có chiếc lá "giả" kia thì cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuỵêt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng... điều đó mới gọi là sự thật.
Còn tất cả những hành động nào, lời nói nào cho dù đúng với mắt mình nhìn thấy, tai mình nghe thấy, tri thức của mình hiểu thấy nhưng chúng là khiến cho người khác, hoặc cho chính mình lâm vào cảnh tuyệt vọng hơn, mất đi niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc huỷ hoại đời sống... thì đều không phải sự trung thực. Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của Quỷ tàn nhẫn không biết yêu thương con người.!
Trong cuộc sống của chúng ta, giữa sự thật của Tình yêu và sự thật của Quỷ luôn luôn xáo trộn, mập mờ. Một lời nói dối trong "tình yêu" có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết người. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn để nói lời nói dối chân chính. Tuy vậy để phân biệt rő ràng khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu con người không?
Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:02
Post by: kem on 22/07/06, 09:02
Tôi không thể
Hôm nay, lớp học của cô giáo Donna có một sự kiện khác thường, học sinh đang làm gì đó rất phấn khích lắm. Donna dạy môn Nghệ thuật Ngôn Ngữ, giúp cho học sinh cảm thấy mạnh mẽ hơn, yêu quý và có trách nhiệm với bản thân hơn. Công việc của tôi hôm ấy là quan sát xem lớp học này có hiệu quả thế nào. Vậy nên tôi chọn một ghế trống và ngồi xuống cuối lớp. Tất cả học sinh đều đang viết vào một tờ giấy trắng.Cô bé ngồi cạnh tôi đang viết đầy những câu "Tôi không thể": "Tôi không thể làm cho bạn Debbie quý em", "Tôi không thể nhân chia ba con số"... Tờ giấy đã đầy một nửa mà có chưa có vẻ ngừng lại. Cô bé viết làm có vẻ kiên quyết, dứt khoát lắm. Tôi liền đứng dậy đi xem những cô cậu học sinh khác viết những thứ mà họ không thể làm. Một cậu học sinh gầy gò thì viết: "Tôi không thể chạy nhanh trong giờ thể dục". Một cô bé mập mạp thì viết: "Tôi không thể ăn sôcôla". Đến lúc này tôi đã khá tò mò đi lại phía Donna. Cô ấy cũng có vẻ đang bận rộn: "Mình không thể gọi mẹ của Jonh đến họp phụ huynh. mình không thể bảo em Alan dùng lời nói thay cho nắm đấm..." - đó là những gì mà Donna đang viết.
"Xong rồi, kết thúc thôi các em!". Các học sinh đều gập giấy lại, mang ra bàn cô giáo, bỏ vào một cái hộp gỗ. Donna cũng bỏ giấy của cô vào đó. Đậy nắp hộp lại, Donna ôm hộp ra cửa, theo sau là tất cả học sinh và tôi. Ra đến vườn, cô lấy xẻng đã xếp sẵn ngoài đó phát cho mọi người. Họ bắt đầu đào.
Mười phút sau, cái hố khá sâu, họ đặt cái hộp "Tôi không thể" xuống và nhanh chóng lấp lại. Ba mươi mốt học sinh lớp 10 đứng xung quanh:
"Nào các em, nắm tay nhau và cúi đầu!" .Học sinh đứng vòng quanh "ngôi mộ": "Hôm nay chúng ta ở đây để tưởng niệm "Tôi không thể". Khi "Tôi không thể" còn sống, tên của anh ta được nói ở khắp mọi nơi. Nay chung ta mong "Tôi không thể" tìm được yên bình ở nơi này. Thay vào đó là các anh chị em của anh ta là "Tôi có thể", "Tôi sẽ"... các em đồng ý không?"
Tôi biết là các em học sinh sẽ không bao giờ quên ngày hôm ấy. Rồi cô Donna dẫn các em vào lớp. Họ "ăn mừng" sự ra đi của "Tôi không thể" bằng bánh quy, bỏng ngô va nước quả. Như một phần của buổi lễ, cô Donna viết lên góc bảng: "Tôi không thể" và ngày tháng "hi sinh" của nó.
Tôi không phải là học sinh của Donna, thực ra cô ấy đã từng là học sinh của tôi. Nhưng hôm ấy tôi đã học được ở Donna nhiều điều. Cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ 31 học sinh lớp 10 cùng cô giáo nắm tay, cúi đầu tưởng niệm... "Tôi không thể".
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:04
Post by: kem on 22/07/06, 09:04
Trái tim hoàn hảo
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bč... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:08
Post by: kem on 22/07/06, 09:08
Meg Hill
Và tôi đã bật khóc
Trần Xuân Hải dịch
Tôi đã không bật khóc khi được biết con tôi là một đứa trẻ bị bệnh tâm thần. Tôi vẫn ngồi im và không nói gì khi vợ chồng tôi được thông báo rằng Kristi đứa con hai tuổi của chúng tôi - đúng như chúng tôi đã nghi ngờ – thật sự bị chậm phát triển trí não.Và tôi đã bật khóc
Trần Xuân Hải dịch
"Cứ khóc đi," bác sỹ khuyên tôi thân ái. "Nó giúp tránh được các khủng hoảng về tâm lý."
Những khủng hoảng tâm lý không xảy ra, tôi không thể khóc trong những ngày tháng tiếp theo. Chúng tôi đăng ký cho con vào trường mẫu giáo khi cháu được bẩy tuổi.
Thật dễ bật khóc khi tôi để con mình ở lại trong căn phòng toàn những đứa trẻ năm tuổi đầy tự tin, háo hức, nhanh nhẹn. Kristi đã chơi một mình ở nhà rất nhiều giờ, nhưng vào bữa đó, khi cháu là đứa khác biệt hẳn giữa hai mươi đứa trẻ khác, có lẽ lúc đó là lúc cháu nó cảm thấy cô đơn nhất.
Mặc dù vậy, những điều tốt đẹp hơn cũng dần dần tới với Kristi và những bạn cùng lớp của cháu. Khi khoe về mình, những đứa bạn của Kristi cũng cố gắng khen thêm: "Hôm nay Kristi đã đọc tất cả các chữ chính xác." Không đứa trẻ nào nói thêm rằng những chữ mà Kristi phải đọc dễ hơn nhiều so với các bạn khác.
Trong năm thứ hai ở trường, cháu nó gặp một trường hợp rất khó khăn. Một cuộc thi lớn cho học sinh về năng khiếu âm nhạc và thể thao. Kristi lại rất kém về âm nhạc và khả năng vận động. Vợ chồng chúng tôi cũng rất sợ khi nghĩ đến ngày đó.
Hôm đó, Kristi tính giả bộ bệnh. Tôi cũng muốn liều để cho cháu ở nhà. Tại sao phải để cho Kristi thua trong một phòng thể thao ngập những phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo? Cách giải quyết đơn giản nhất là để cháu ở nhà. Chắc chắn rằng vắng mặt trong một chương trình như vậy cũng không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi đầu hàng dễ dàng như vậy. Và cuối cùng thì tôi phải đẩy Kristi - lúc đó đã tái nhợt và rất miễn cưỡng - lên xe học sinh và chính tôi lại giả bộ bệnh.
Nhưng một khi tôi đã ép con gái mình tới trường, thì tôi cũng phải ép mình tới tham gia chương trình. Dường như thời gian kéo dài tới vô tận khi chưa tới nhóm của Kristi trình diễn. Cuối cùng thì chúng cũng tới lượt, khi đó tôi biết Kristi rất lo sợ. Lớp của cháu được chia thành từng nhóm. Với những động tác ì ạch, chậm và lóng ngóng, chắc chắn cháu sẽ làm đội kém điểm.
Cuộc thi đấu lại diễn ra rất suôn sẻ một cách đáng ngạc nhiên, cho đến khi cuộc thi chạy trong bao tải. Mỗi đứa trẻ phải nhảy vào trong bao từ tư thế đứng, ôm bao nhảy đến đích, quay vòng lại nơi xuất phát và nhảy ra khỏi bao.
Tôi thấy Kristi đứng gần cuối hàng và trông có vẻ hoảng loạn.
Nhưng khi gần tới lượt Kristi, có một thay đổi trong đội của cháu. Cậu con trai cao nhất trong đội đứng ra sau Kristi và đặt hai tay lên eo của cháu. Hai đứa con trai khác đứng lệch ra phía trước của cháu. Khi đứa trẻ trước Kristi nhảy ra khỏi bao, hai đứa con trai đằng trước giữ bao trong khi đứa con trai đằng sau nhấc Kristi lên và đặt cháu chính xác vào trong bao. Đứa con gái đứng đằng trước Kristi giữ tay cháu và giúp cháu giữ thằng bằng. Cuối cùng cháu cũng bắt đầu nhảy, mỉm cười và tự hào.
Giữa tiếng hoan hô cổ vũ của các giáo viên, học sinh và phụ huynh, tôi đã cảm ơn trời vì những con người tốt bụng kia có mặt trong cuộc đời đã giúp cho đứa con gái khuyết tật của tôi có thể cảm thấy mình như là một con người thật sự.
Và tôi đã bật khóc.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:09
Post by: kem on 22/07/06, 09:09
Vai diễn cuối cùng
Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp 1 trường làng.
Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đây bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy háo hức đưa tay vẫy chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."
Hôm sau, người em thấy ông anh giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:13
Post by: kem on 22/07/06, 09:13
Abraham Lincoln
Xin thầy hãy dạy cho con tôi
Xin thầy hãy dạy cho con tôi
(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học)
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hč phố...
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:16
Post by: kem on 22/07/06, 09:16
Hạnh phúc vô biên
Trong một căn phòng ở bệnh viện có hai người đàn ông lớn tuổi đang bị bệnh rất nặng. Một trong số hai người được phép ngồi dậy một giờ mỗi buổi chiều.
Trong phòng chỉ có mỗi một cửa sổ nhìn ra bên ngoài lại nằm cạnh giường người đàn ông này. Người thứ hai bị buộc phải nằm bất động trên giường mà không được đi lại hay ngồi dậy. Hai người đàn ông nói chuyện với nhau rất nhiều. Họ kể cho nhau nghe về vợ con, gia đình, công việc, về cuộc sống của họ trong quân ngũ và cả về nơi họ đã đi nghỉ mát.
Vào mỗi buổi chiều khi người đàn ông có giường bên cạnh cửa sổ ngồi dậy, ông ta kể cho người bạn cùng phòng của mình nghe về những điều ông thấy bên ngoài cánh cửa. Người thứ hai dần dần chỉ sống bằng những khoảng một tiếng, khi mà cuộc sống buồn chán của ông được làm tươi sáng và sinh động hơn bởi những hoạt động và màu sắc từ thế giới bên ngoài cửa sổ. Khung cửa nhìn ra một công viên với một hồ nước rất đẹp. Vịt trời và thiên nga bơi lội trên mặt nước trong khi những đứa trẻ thả những con thuyền nhỏ của chúng bên bờ hồ. Những cặp tình nhân đi dạo tay trong tay giữa rừng hoa muôn màu.
Người đàn ông bên cửa sổ mô tả những cảnh này chi tiết đến mức người thứ hai có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng ra toàn bộ khung cảnh. Có ngày người ngồi bên cửa sổ kể về một cuộc diễu hành đi ngang qua. Dù lúc đó người thứ hai không nghe thấy tiếng nhạc, ông ta vẫn có thể tưởng tượng được qua những mô tả của người thứ nhất. Ngày lại ngày trôi qua như vậy.
Một buổi sáng, khi y tá đến thăm, người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời trong đêm. Ai cũng rất đau buồn vì chuyện này. Sau khi mọi việc đã qua, người thứ hai hỏi xin được chuyển đến bên cửa sổ. Cô y tá chuyển người này và sau đó rời khỏi phòng.
Chậm rãi và đau đớn, người đàn ông cố nhấc mình lên để nhìn ra ngoài cửa sổ lần đầu tiên. Cuối cùng, ông cũng có thể tự mình nhìn ra ngoài. Ông cố gắng xoay người nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài là một bức tường rất cao che hết tầm nhìn. Người đàn ông vô cùng ngạc nhiên. Ông hỏi cô y tá tại sao mà người bạn cùng phòng vừa mới qua đời có thể kể về những điều kỳ diệu như vậy, hệt như ông ta đang nhìn thấy thật. Cô y tá suy nghĩ một chút rồi trả lời. "Có lẽ ông ta muốn khích lệ ông đó," cô y tá nói.
Hạnh phúc thay, khi có thể làm cho người khác hạnh phúc, bất kể chúng ta đang ở trong tình cảnh nào. Chia buồn làm giảm nỗi đau, nhưng chung vui lại làm tăng niềm hạnh phúc. Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc không thể mua được.
Tác giả của câu chuyện này không rő là ai, nhưng nó đem lại hạnh phúc và may mắn cho những ai đọc nó. Đây là một lá thư, nhưng đừng giữ lại lá thư này, cũng đừng gửi tiền cho ai cả. Hãy gửi lá thư này cho những người bạn của bạn mà bạn ước muốn đem lại may mắn cho họ. Bạn sẽ thấy rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn trong thời gian gần nhất!
Hãy nhớ rằng, khi bạn bắt đầu tin tưởng, bạn đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình... và một ngày kia, khi mà bạn ít ngờ tới nhất, ước mơ của bạn sẽ thành sự thật!! Đừng bao giờ mất niềm tin nơi bản thân mình và những ước mơ của bạn bởi vì có thể một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra với chính bạn!!!
Chúc bạn may mắn!!!
Câu chuyện thật hay và thật cảm động .
Trong cuộc sống, đem được niềm vui tới cho mọi người cũng chính là đem niềm vui tới cho chính mình, cái triết lý đơn giản này mong rằng ai cũng hiểu .Nếu được như vậy thì trái đất này tràn đầy hạnh phúc và niềm vui
Qua cửa sổ bức tường lạnh lùng và câm lặng
Nhưng với ta là cả một thế giới muôn màu
Có hương có hoa có bầu trời xanh biếc
Mặt hồ xa liễu rủ bóng thiên nga
Bạn đi rồi ! ta nhìn qua khung cửa
Chợt bàng hoàng ! lòng bạn xiết bao la
Bạn đã xa nhưng bao lời bạn kể
Đẹp như đời, lấp lánh ánh sao sa .
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:18
Post by: kem on 22/07/06, 09:18
Mẹ lạnh lắm phải không?
Vào một đem Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu.
Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đưa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy.Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm.Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo . Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.
"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!". Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?" Và cậu bé oà khóc.
Title: Hồi âm: Chicken soup!
Post by: kem on 22/07/06, 09:20
Post by: kem on 22/07/06, 09:20
Một
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bč, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".
Chẳng những thế, cô thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rő đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những điều đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau: "Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan... Em là nguồn vui cho người chung quanh". Cô giáo lớp 2 nhận xét: "Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bč yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu". Giáo viên lớp 3 ghi: "Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ". Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 nhận xét: "Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp". Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô: "Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa". Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học trò cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: "Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em". Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và "Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em". Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng "Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời". Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. "Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em", nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: "Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ". Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: "Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô được gặp em".
câu chuyện cảm động
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bč, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".
Chẳng những thế, cô thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rő đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những điều đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau: "Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan... Em là nguồn vui cho người chung quanh". Cô giáo lớp 2 nhận xét: "Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bč yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu". Giáo viên lớp 3 ghi: "Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ". Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 nhận xét: "Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp". Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô: "Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa". Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học trò cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: "Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em". Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và "Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em". Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng "Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời". Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. "Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em", nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: "Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ". Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: "Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô được gặp em".