Cổng vào tri thức => Tin học => Topic started by: ga_ru on 23/12/06, 13:58 Return to Full Version
Title: Dành cho những mem làm báo.
Post by: ga_ru on 23/12/06, 13:58
Post by: ga_ru on 23/12/06, 13:58
Một số quy tắc khi dàn trang
Có một số tờ nhật báo hiện nay được trình bày theo kiểu... vô tội vạ, chẳng theo một nguyên tắc gì. Ngay cả những độc giả ít quan tâm nhất đến chuyện hình thức cũng phải nghĩ rằng dường như các bài được "tống" lên mặt báo chứ không hề có bàn tay họa sĩ.
Tất nhiên là với báo ngày thì đã có master layout - thiết kế trang cơ bản, họa sĩ thậm chí không được sửa đổi nhiều. Nhưng điều đó không có nghĩa là không cần vai trò của họ. Sắp xếp bài thế nào, đặt hình ảnh ra sao, cỡ chữ cho tiêu đề thế nào là đúng, tất cả đều có logic của nó. Và trên hết, đó là nhằm phục vụ tốt nhất cho độc giả.
Herman Obermayer, người từng theo dự chương trình Knight International Press đã tổng hợp một số quy tắc căn bản như sau:
LƯU Ý CHUNG:
- Trong layout theo chiều đứng (vertical), nên sắp xếp các yếu tố theo thứ tự sau: ảnh, chú thích, tiêu đề, nội dung.
- Tất cả các bài nên theo hình chữ nhật. Các trang báo sẽ bao gồm những hình chữ nhật ghép lại mà thành.
- Không đặt hình vẽ ở cuối cột chữ.
- Mỗi trang nên có một hình minh họa nổi bật.
CHỮ:
- Độ cao mỗi cột chữ từ 5cm đến 25cm.
- Cột chữ không rộng quá 20 pica và không hẹp hơn 10 pica.
- Sử dụng các kiểu nghiêng, đậm hoặc hiệu ứng đặc biệt trong phần nội dung ở mức tối thiểu.
- Chữ nhỏ hơn 8 point rất khó đọc.
TIÊU ĐỀ:
- Bài nào cũng phải có tiêu đề.
- Tiêu đề nên ngắn gọn.
- Cỡ chữ của tiêu đề nên nhỏ dần với những bài ở phần dưới của trang. Bài nhỏ hơn thì cỡ chữ của tiêu đề cũng nên nhỏ hơn.
- Không bao giờ xen một hình vẽ minh họa giữa tiêu đề và bắt đầu của một bài viết.
- Không ngắt dòng các tiêu đề. Nếu buộc phải làm như vậy vài lần trong một trang thì nên thay đổi kích cỡ và số dòng của các tiêu đề.
- Viết tiêu đề: Tránh lối viết cứng nhắc, dùng biệt ngữ, thiếu động từ.
ẢNH:
- Chụp ảnh người thật đang hoạt động.
- Những ảnh có hướng nhìn nên quay về phía phần chữ đi cùng.
- Khi không chắc chắn thì nên dùng một ảnh to thay vì hai ảnh nhỏ.
- Khi sử dụng hai ảnh trở lên thì nên lấy một ảnh làm chính - tức là to hơn những ảnh khác.
- Kích cỡ của các ảnh (và cả các bài viết) trên cũng một trang nên khác nhau.
- Tránh gây hiểu nhầm bằng cách mỗi ảnh chỉ có một chú thích và phần chú thích phải sát với ảnh mà nó mô tả.
- Khi chạy chú thích bên cạnh của ảnh thì nên có chiều rộng ít nhất là 6 pica.
- Khi chạy chú thích bên dưới của ảnh thì đặt thẳng với hai cạnh của bức ảnh. Không để phần chú thích rộng hơn ảnh.
- Tránh tình trạng một chữ lẻ loi khi phần chú thích dài quá 1 dòng.
- Không đặt ảnh ngay trên một hình quảng cáo.
- Phần nội dung chạy bên dưới một bức ảnh nên có độ sâu ít nhất 2,5cm.
NHẢY TRANG:
- Một bài viết nên có độ cao ít nhất 10cm trên trang báo trước khi "nhảy" sang trang khác.
- Phần tiếp theo ở trang khác ít nhất nên dài ít nhất 15cm (bõ công độc giả lật trang).
- Mỗi bài viết chỉ "nhảy trang" một lần mà thôi.
- Nếu có thể, phần tiếp theo của bài viết ở trang khác nên ở cùng vị trí./.
[minhlq - Vietnam Journalism]
Có một số tờ nhật báo hiện nay được trình bày theo kiểu... vô tội vạ, chẳng theo một nguyên tắc gì. Ngay cả những độc giả ít quan tâm nhất đến chuyện hình thức cũng phải nghĩ rằng dường như các bài được "tống" lên mặt báo chứ không hề có bàn tay họa sĩ.
Tất nhiên là với báo ngày thì đã có master layout - thiết kế trang cơ bản, họa sĩ thậm chí không được sửa đổi nhiều. Nhưng điều đó không có nghĩa là không cần vai trò của họ. Sắp xếp bài thế nào, đặt hình ảnh ra sao, cỡ chữ cho tiêu đề thế nào là đúng, tất cả đều có logic của nó. Và trên hết, đó là nhằm phục vụ tốt nhất cho độc giả.
Herman Obermayer, người từng theo dự chương trình Knight International Press đã tổng hợp một số quy tắc căn bản như sau:
LƯU Ý CHUNG:
- Trong layout theo chiều đứng (vertical), nên sắp xếp các yếu tố theo thứ tự sau: ảnh, chú thích, tiêu đề, nội dung.
- Tất cả các bài nên theo hình chữ nhật. Các trang báo sẽ bao gồm những hình chữ nhật ghép lại mà thành.
- Không đặt hình vẽ ở cuối cột chữ.
- Mỗi trang nên có một hình minh họa nổi bật.
CHỮ:
- Độ cao mỗi cột chữ từ 5cm đến 25cm.
- Cột chữ không rộng quá 20 pica và không hẹp hơn 10 pica.
- Sử dụng các kiểu nghiêng, đậm hoặc hiệu ứng đặc biệt trong phần nội dung ở mức tối thiểu.
- Chữ nhỏ hơn 8 point rất khó đọc.
TIÊU ĐỀ:
- Bài nào cũng phải có tiêu đề.
- Tiêu đề nên ngắn gọn.
- Cỡ chữ của tiêu đề nên nhỏ dần với những bài ở phần dưới của trang. Bài nhỏ hơn thì cỡ chữ của tiêu đề cũng nên nhỏ hơn.
- Không bao giờ xen một hình vẽ minh họa giữa tiêu đề và bắt đầu của một bài viết.
- Không ngắt dòng các tiêu đề. Nếu buộc phải làm như vậy vài lần trong một trang thì nên thay đổi kích cỡ và số dòng của các tiêu đề.
- Viết tiêu đề: Tránh lối viết cứng nhắc, dùng biệt ngữ, thiếu động từ.
ẢNH:
- Chụp ảnh người thật đang hoạt động.
- Những ảnh có hướng nhìn nên quay về phía phần chữ đi cùng.
- Khi không chắc chắn thì nên dùng một ảnh to thay vì hai ảnh nhỏ.
- Khi sử dụng hai ảnh trở lên thì nên lấy một ảnh làm chính - tức là to hơn những ảnh khác.
- Kích cỡ của các ảnh (và cả các bài viết) trên cũng một trang nên khác nhau.
- Tránh gây hiểu nhầm bằng cách mỗi ảnh chỉ có một chú thích và phần chú thích phải sát với ảnh mà nó mô tả.
- Khi chạy chú thích bên cạnh của ảnh thì nên có chiều rộng ít nhất là 6 pica.
- Khi chạy chú thích bên dưới của ảnh thì đặt thẳng với hai cạnh của bức ảnh. Không để phần chú thích rộng hơn ảnh.
- Tránh tình trạng một chữ lẻ loi khi phần chú thích dài quá 1 dòng.
- Không đặt ảnh ngay trên một hình quảng cáo.
- Phần nội dung chạy bên dưới một bức ảnh nên có độ sâu ít nhất 2,5cm.
NHẢY TRANG:
- Một bài viết nên có độ cao ít nhất 10cm trên trang báo trước khi "nhảy" sang trang khác.
- Phần tiếp theo ở trang khác ít nhất nên dài ít nhất 15cm (bõ công độc giả lật trang).
- Mỗi bài viết chỉ "nhảy trang" một lần mà thôi.
- Nếu có thể, phần tiếp theo của bài viết ở trang khác nên ở cùng vị trí./.
[minhlq - Vietnam Journalism]