Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: saos@ngmo on 15/01/07, 02:19 Return to Full Version
Title: Tình thư nhất bức
Post by: saos@ngmo on 15/01/07, 02:19
Post by: saos@ngmo on 15/01/07, 02:19
Tình thư nhất bức
Erskine Caldwell
Mắt Rê chớp chớp không tin, chằm chằm đưa mắt qua cái nắp kính, nhìn bức thư một lúc lâu. Sau đó, tay run run, anh mở hộp thư, lấy ra chiếc phong bì màu hồng. Khi bắt đầu dọc thư, vẻ buồn bã trên bộ mặt thuôn gầy của anh dần tan biến, anh bắt đầu mỉm cười. Rồi đột nhiên, anh nhét bức thư vào túi, lao ngay ra khỏi phòng bưu điện...
Theo thói thường ai mà chả thích nhận thư, song chắc chẳng có người nào trong thị trấn Nước Lặng lại thích nhận được thư gửi hơn là Rê Bơphin. Tuy vậy, Rê là người nhận được thư tại hộp thư của anh ở phòng bưu điện ít hơn bất kỳ ai.
"Khỉ gió thật!" – Rê thường thốt lên như vậy, vẻ buồn bã hiện trên gương mặt thuôn gầy khi anh nhìn lại lần cuối hộp thư của mình, rồi rời phòng bưu điện. Những lúc như thế, cả cái thân hình cao, xương xẩu của anh rũ xuống, thất vọng: "Lần này, vẫn không có thư, nhưng trong lòng, mình tin tưởng một ngày nào đó sẽ nhận được một bức thư".
Tất nhiên, vì chẳng có họ hàng thân thích để trao đổi thư từ và không quen biết người nào ở ngoài thị trấn Nước Lặng, cho nên bản thân anh cũng chẳng có lý do gì để viết một bức thư. Trường hợp ngoại lệ duy nhất đã xảy ra một lần từ nhiều năm trước. Hồi đó, Rê khoảng 13 tuổi – anh đã viết một lá thư gửi cho một cô nàng, nàng kiều diễm biết bao. Anh kết thúc bức thư bằng cách xin cưới nàng, nhưng anh không nhận được thư trả lời.
Giống như một số lớn các thị trấn nhỏ khác, thị trấn Nước Lặng với số dân khoảng năm trăm rưởi, không nằm cạnh đường sắt hoặc quốc lộ lớn, do đó mỗi ngày chỉ có một chuyến thư tới.
Chiều chiều, trừ chủ nhật, chiếc xe ôtô từ Oliơn tới, dừng lại trước cửa phòng bưu điện ở quảng trường thị trấn. Anh lái xe mở cửa, quăng ra hai ba túi bưu kiện chứa đủ các loại thư từ, báo chí, gói nhỏ. Xe thường đến lúc bốn giờ, và chỉ ít phút sau, bác trưởng phòng bưu điện Xít Xtoni đã bắt đầu phân loại thư từ, xếp vào các hộp thư có nắp kính.
Buổi chiều, đúng vào giờ đó, Rê Bơphin bao giờ cũng khóa cửa hiệu của anh lại (anh kiếm sống bằng cách chữa các loại máy thu thanh, đồng hồ báo thức, súng hơi trẻ em), vội vã đi qua quảng trường, tới phòng bưu điện. Cố len thật sát tới hộp thư số 42 của mình, Rê Bơphin đứng ở chỗ đó lo lắng quan sát cái nắp kính nhỏ bé trên hộp thư trong khi Xít Xtoni chậm rãi phân loại, chia thư từ trong ngày.
Trong lúc chờ đợi, người ta đùa cợt và tán chuyện, nhưng Rê Bơphin hầu như chẳng nói một lời nào trong khi đứng quan sát tuyệt vọng hộp thư số 42, cho đến lúc tận bức thư cuối cùng được chia xong. Rốt cuộc, khi Xít Xtoni đã chia xong tất cả thư từ, Rê bao giờ cũng đưa mắt nhìn hộp thư của mình lần cuối, rồi chậm rãi đi ngang qua quảng trường, bộ mặt gầy cúi xuống thất vọng.
- Khỉ gió thật! – Rê thường lẩm bẩm như vậy – Lần này vẫn không có thư.
Về tới cửa hiệu, anh mở khóa cửa, bước vào nhà. Anh thường ngồi khom người trên ghế làm việc cho tới tận khuya.
Trong thị trấn có hai chàng thanh niên, tên là Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin, thường nghĩ ra các trò đùa cợt người khác. Một buổi chiều, sau khi quan sát Rê Bơphin lòng đầy hy vọng đứng đợi thư, hai anh chàng bàn nhau, quyết định sẽ gửi cho Rê Bơphin một bức thư ký một cái tên bịa đặt nào đó. Các chuyện đùa cợt của hai anh bạn này bao giờ cũng đầy thiện ý, chẳng hề có ý định làm hại đến ai cả.
Thế là hai anh chàng quyết định bảo mọi người đứng trong phòng bưu điện hãy quan sát Rê lấy bức thư ở trong hộp của anh ta, rồi một người nào đó hỏi thật to xem có phải Rê nhận được thư tình của một thiếu nữ không. Sau đó, một người sẽ giật bức thư ở tay Rê và đọc to cho mọi người cùng nghe.
Gai và Ranphơ đi vòng góc phố, tới tổng đài điện thoại có cô Grêxi Búc trực ban đêm.
Grêxi là một phụ nữ đẫy đà, tóc sáng, hơi đứng tuổi, đã làm việc ở Công ty Điện thoại từ khi tốt nghiệp trung học. Suốt những năm đó, cô ta vẫn sống độc thân. Bởi lẽ Grêxi sống cuộc đời đơn độc, làm việc vào ban đêm và ngủ vào ban ngày, cho nên cô biết hiện giờ cô ít có cơ hội gặp được một người đàn ông muốn lấy cô.
Hai anh bạn Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin đến nhử Grêxi viết thư gửi cho Rê, bởi họ muốn thư được viết bằng nét chữ phụ nữ. Thoạt tiên, Grêxi trả lời không muốn dính dáng gì đến mưu mô của hai anh chàng. Cô vừa nói vừa lắc đầu:
- Thật là độc ác. Tôi không bao giờ làm một việc độc ác như vậy đâu.
- Chỉ là chuyện đùa thôi mà, chị Grêxi ạ - Ranphơ cố giải thích – tất cả chỉ là để cho vui thôi mà. Mọi người đều thích thỉnh thoảng diễn ra một chuyện đùa vui vô hại. Cứ tưởng tượng đến cái cảnh sẽ diễn ra khi anh bạn Rê nhận được "tình thư nhất bức" viết trên tờ giấy hồng của một nàng thiếu nữ Mơtơn, hoặc Giơxi, hoặc Phơlơrơn nào đó nói rằng nàng thầm yêu trộm nhớ Rê đã lâu lắm rồi mà không thể che giấu tình cảm được thêm một ngày nào nữa. Cái vẻ mặt buồn thiu của Rê sẽ tan biến nhanh chóng đến mức không ai ở thị trấn này còn nhận ra được anh bạn Rê nữa.
Rồi Ranphơ tiếp tục năn nỉ - Hãy mạnh dạn lên, viết hộ chúng tôi lá thư đi. Chúng tôi không cho anh bạn Rê hoặc bất kỳ ai biết chị viết lá thư đó đâu. Anh ấy chẳng bao giờ biết được mà.
Đột nhiên, Grêxi quay đầu, giấu mặt đi, nhưng không ngăn nổi dòng nước mắt tuôn trên gò má. Hình như cả một cuộc đời đã trôi qua, kể từ khi chị nhận được một bức thư của Rê Bơphin viết rằng anh say mê chị hơn bất kỳ thiếu nữ nào và mong muốn lấy chị. Lúc đó, Grêxi vừa tốt nghiệp trung học và mới bắt đầu làm việc ở Công ty Điện thoại, bởi vì còn mang tính vô tư của một cô gái mới lớn và không hề nghĩ tới việc lấy ai khi còn trẻ trung như vậy, cho nên chị không trả lời bức thư.
Từ đó, suốt trong bao năm, hai người thỉnh thoảng có gặp nhau và chẳng có gì hơn ngoài một sự chào hỏi lịch sự. Mỗi lần nhìn thấy Rê, Grêxi đều thấy anh có vẻ buồn hơn, cô đơn hơn. Trong mấy năm gần đây, có nhiều lần Grêxi muốn chạy đến với Rê, quàng tay ôm cổ anh, xin anh tha thứ vì chị đã không trả lời bức thư. Nếu chị đã trả lời, có lẽ họ đã sống chúng với nhau suốt những năm đó, và bây giờ không ai còn cô đơn nữa.
- Nào chị Grêxi – Gai Hogiơ năn nỉ - Chị hãy mạnh dạn lên, viết hộ chúng tôi lá thư. Nếu chị không viết, chúng tôi sẽ phải tìm người khác đấy.
- Không! - Grêxi nói nhanh, lau nước mắt ở mắt và má - Đừng làm thế! Tôi muốn viết bức thư đó! Tôi không muốn để một người khác viết bức thư đó!
- Tuyệt lắm, chị Grêxi – Ran phơ nói, vỗ vào vai Grêxi - Tôi biết chị thích chuyện vui đùa mà. Nào, chúng ta bàn xem chị nên viết những gì nhé. Tôi nghĩ chị nên kể cho anh bạn Rê là chị say mê anh ấy từ lâu rồi, chị muốn được thân mật hẹn hò với anh ấy. Rồi chị có thể viết rằng nếu, anh bạn Rê không phản đối, chị muốn gặp anh ấy càng sớm càng hay để tâm sự với một việc riêng liên quan đến hai người. Chị làm cho anh bạn Rê nghĩ là chị thật lòng muốn xây dựng gia đình. Rồi chị ký bất kỳ cái tên nào chị thích.
- Tôi cho rằng tôi biết cần phải viết những gì - Grêxi chấp thuận - Tối nay, tôi sẽ viết và sáng sớm mai sẽ bỏ vào hộp thư.
Sau khi hai chàng thanh niên rời tổng đài điện thoại, Grêxi khóc một lúc lâu. Canh khuya đêm đó, chị ngồi viết thư gửi Rê Bơphin và sáng hôm sau, khi rời tổng đài điện thoại chị đến phòng bưu điện bỏ thư.
Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin đợi ở phòng bưu điện lúc bốn giờ chiều hôm ấy khi Rê bước vào, đứng trước hộp thư của anh. Lúc đó, một đám người đông hơn thường lệ tụ họp trong phòng bưu điện. Mọi người đều biết chuyện sắp diễn ra. Họ nháy mắt, hích nhẹ nhau đầy vẻ hiểu biết, nhưng hầu như không ai nói một lời nào.
Xít Xtoni chưa bắt đầu phân loại thư từ do xe từ Niu Oliơn chở đến, thì Rê đã nhìn thấy một bức thư nằm trong hộp thư của mình, mắt anh chớp chớp không tin, anh chằm chằm đưa mắt qua cái nắp kính, nhìn bức thư một lúc lâu. Sau đó, tay run run, anh mở hộp thư, lấy ra chiếc phong bì màu hồng. Khi bắt đầu dọc thư, vẻ buồn bã trên bộ mặt thuôn gầy của anh biến mất, anh bắt đầu mỉm cười. Rồi đột nhiên, anh nhét bức thư vào túi, lao ngay ra khỏi phòng bưu điện, chẳng ai kịp nói gì hoặc kịp ngăn anh lại.
Thoạt thấy sự việc xảy ra như vậy, Gai và Ranphơ vừa chạy theo Rê vừa gọi anh quay lại phòng bưu điện. Nhưng Rê vẫn vội vã vòng góc phố đi tới tổng đài điện thoại. Thường lệ, phải đến sáu giờ tối Grêxi Búc mới tới làm việc, nhưng hôm nay chị đến từ bốn giờ chiều Gai và Ranphơ chạy vào, thấy Grêxi ngồi trước bảng tổng đài và Rê đứng bên cạnh, trên mặt nở một nụ cười hạnh phúc và sung sướng nhất trần đời mà hai chàng thanh niên chưa hề thấy trên gương mặt Rê bao giờ.
Rõ ràng chưa ai nói một lời nào, rõ ràng hai người quá xúc động đến mức không nhận thấy Gai và Ranphơ đã có mặt trong phòng, quan sát họ. Lúc này, Rê với tay xuống, cầm tay Grêxi, Grêxi đáp lại tức khắc bằng cách gục đầu vào người Rê, nước mắt lăn trên gò má.
Gai và Ranphơ ra khỏi phòng. Họ chẳng hề nói một lời cho đến khi ra tới đường phố.
- Cái chuyện đùa này sao lại biến thành như thế này được nhỉ? – Ranphơ hỏi, bối rối lúc anh và Gai trở lại phòng bưu điện – Mình cứ nghĩ chúng ta chắc là sẽ được một mẻ cười anh chàng Rê thật thoải mái. Mình không hiểu sự việc đầu cua tai nheo sao cả. Cậu có nghĩ rằng Grêxi Búc đã ký nhầm tên chị ấy không nhỉ?
- Đúng là Grêxi đã ký tên thật của chị ấy, nhưng mình cho đó không phải chuyện nhầm lẫn. Mình thấy xem chừng cả hai người đều muốn lấy nhau từ lâu lắm rồi, nhưng họ quá rụt rè không dám nói năng gì cả. Mình đánh cuộc là nếu chúng mình không nghĩ ra cái trò đùa viết thư thì hai người chẳng bao giờ ngỏ lời với nhau đâu.
- Mình chẳng quan tâm – Ranphơ nói, tự lắc đầu một mình – nhưng lần sau nếu bày ra một chuyện đùa nào, chúng ta phải đảm bảo chắc ăn. Đừng để người ta bắt đầu nói rằng chúng ta không còn bày ra được những chuyện đùa vui vẻ nữa.
- Dù sao chăng nữa, mình cũng rất vui mừng thấy chuyện này đã thành ra như vậy. Hơn nữa, không có chúng ta, Rê chẳng bao giờ nhận được bức thư mà chắc chắn anh ta đã chờ đợi mất một phần lớn cuộc đời.
Đắc Lê dịch
Theo VNCA
Erskine Caldwell
Mắt Rê chớp chớp không tin, chằm chằm đưa mắt qua cái nắp kính, nhìn bức thư một lúc lâu. Sau đó, tay run run, anh mở hộp thư, lấy ra chiếc phong bì màu hồng. Khi bắt đầu dọc thư, vẻ buồn bã trên bộ mặt thuôn gầy của anh dần tan biến, anh bắt đầu mỉm cười. Rồi đột nhiên, anh nhét bức thư vào túi, lao ngay ra khỏi phòng bưu điện...
Theo thói thường ai mà chả thích nhận thư, song chắc chẳng có người nào trong thị trấn Nước Lặng lại thích nhận được thư gửi hơn là Rê Bơphin. Tuy vậy, Rê là người nhận được thư tại hộp thư của anh ở phòng bưu điện ít hơn bất kỳ ai.
"Khỉ gió thật!" – Rê thường thốt lên như vậy, vẻ buồn bã hiện trên gương mặt thuôn gầy khi anh nhìn lại lần cuối hộp thư của mình, rồi rời phòng bưu điện. Những lúc như thế, cả cái thân hình cao, xương xẩu của anh rũ xuống, thất vọng: "Lần này, vẫn không có thư, nhưng trong lòng, mình tin tưởng một ngày nào đó sẽ nhận được một bức thư".
Tất nhiên, vì chẳng có họ hàng thân thích để trao đổi thư từ và không quen biết người nào ở ngoài thị trấn Nước Lặng, cho nên bản thân anh cũng chẳng có lý do gì để viết một bức thư. Trường hợp ngoại lệ duy nhất đã xảy ra một lần từ nhiều năm trước. Hồi đó, Rê khoảng 13 tuổi – anh đã viết một lá thư gửi cho một cô nàng, nàng kiều diễm biết bao. Anh kết thúc bức thư bằng cách xin cưới nàng, nhưng anh không nhận được thư trả lời.
Giống như một số lớn các thị trấn nhỏ khác, thị trấn Nước Lặng với số dân khoảng năm trăm rưởi, không nằm cạnh đường sắt hoặc quốc lộ lớn, do đó mỗi ngày chỉ có một chuyến thư tới.
Chiều chiều, trừ chủ nhật, chiếc xe ôtô từ Oliơn tới, dừng lại trước cửa phòng bưu điện ở quảng trường thị trấn. Anh lái xe mở cửa, quăng ra hai ba túi bưu kiện chứa đủ các loại thư từ, báo chí, gói nhỏ. Xe thường đến lúc bốn giờ, và chỉ ít phút sau, bác trưởng phòng bưu điện Xít Xtoni đã bắt đầu phân loại thư từ, xếp vào các hộp thư có nắp kính.
Buổi chiều, đúng vào giờ đó, Rê Bơphin bao giờ cũng khóa cửa hiệu của anh lại (anh kiếm sống bằng cách chữa các loại máy thu thanh, đồng hồ báo thức, súng hơi trẻ em), vội vã đi qua quảng trường, tới phòng bưu điện. Cố len thật sát tới hộp thư số 42 của mình, Rê Bơphin đứng ở chỗ đó lo lắng quan sát cái nắp kính nhỏ bé trên hộp thư trong khi Xít Xtoni chậm rãi phân loại, chia thư từ trong ngày.
Trong lúc chờ đợi, người ta đùa cợt và tán chuyện, nhưng Rê Bơphin hầu như chẳng nói một lời nào trong khi đứng quan sát tuyệt vọng hộp thư số 42, cho đến lúc tận bức thư cuối cùng được chia xong. Rốt cuộc, khi Xít Xtoni đã chia xong tất cả thư từ, Rê bao giờ cũng đưa mắt nhìn hộp thư của mình lần cuối, rồi chậm rãi đi ngang qua quảng trường, bộ mặt gầy cúi xuống thất vọng.
- Khỉ gió thật! – Rê thường lẩm bẩm như vậy – Lần này vẫn không có thư.
Về tới cửa hiệu, anh mở khóa cửa, bước vào nhà. Anh thường ngồi khom người trên ghế làm việc cho tới tận khuya.
Trong thị trấn có hai chàng thanh niên, tên là Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin, thường nghĩ ra các trò đùa cợt người khác. Một buổi chiều, sau khi quan sát Rê Bơphin lòng đầy hy vọng đứng đợi thư, hai anh chàng bàn nhau, quyết định sẽ gửi cho Rê Bơphin một bức thư ký một cái tên bịa đặt nào đó. Các chuyện đùa cợt của hai anh bạn này bao giờ cũng đầy thiện ý, chẳng hề có ý định làm hại đến ai cả.
Thế là hai anh chàng quyết định bảo mọi người đứng trong phòng bưu điện hãy quan sát Rê lấy bức thư ở trong hộp của anh ta, rồi một người nào đó hỏi thật to xem có phải Rê nhận được thư tình của một thiếu nữ không. Sau đó, một người sẽ giật bức thư ở tay Rê và đọc to cho mọi người cùng nghe.
Gai và Ranphơ đi vòng góc phố, tới tổng đài điện thoại có cô Grêxi Búc trực ban đêm.
Grêxi là một phụ nữ đẫy đà, tóc sáng, hơi đứng tuổi, đã làm việc ở Công ty Điện thoại từ khi tốt nghiệp trung học. Suốt những năm đó, cô ta vẫn sống độc thân. Bởi lẽ Grêxi sống cuộc đời đơn độc, làm việc vào ban đêm và ngủ vào ban ngày, cho nên cô biết hiện giờ cô ít có cơ hội gặp được một người đàn ông muốn lấy cô.
Hai anh bạn Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin đến nhử Grêxi viết thư gửi cho Rê, bởi họ muốn thư được viết bằng nét chữ phụ nữ. Thoạt tiên, Grêxi trả lời không muốn dính dáng gì đến mưu mô của hai anh chàng. Cô vừa nói vừa lắc đầu:
- Thật là độc ác. Tôi không bao giờ làm một việc độc ác như vậy đâu.
- Chỉ là chuyện đùa thôi mà, chị Grêxi ạ - Ranphơ cố giải thích – tất cả chỉ là để cho vui thôi mà. Mọi người đều thích thỉnh thoảng diễn ra một chuyện đùa vui vô hại. Cứ tưởng tượng đến cái cảnh sẽ diễn ra khi anh bạn Rê nhận được "tình thư nhất bức" viết trên tờ giấy hồng của một nàng thiếu nữ Mơtơn, hoặc Giơxi, hoặc Phơlơrơn nào đó nói rằng nàng thầm yêu trộm nhớ Rê đã lâu lắm rồi mà không thể che giấu tình cảm được thêm một ngày nào nữa. Cái vẻ mặt buồn thiu của Rê sẽ tan biến nhanh chóng đến mức không ai ở thị trấn này còn nhận ra được anh bạn Rê nữa.
Rồi Ranphơ tiếp tục năn nỉ - Hãy mạnh dạn lên, viết hộ chúng tôi lá thư đi. Chúng tôi không cho anh bạn Rê hoặc bất kỳ ai biết chị viết lá thư đó đâu. Anh ấy chẳng bao giờ biết được mà.
Đột nhiên, Grêxi quay đầu, giấu mặt đi, nhưng không ngăn nổi dòng nước mắt tuôn trên gò má. Hình như cả một cuộc đời đã trôi qua, kể từ khi chị nhận được một bức thư của Rê Bơphin viết rằng anh say mê chị hơn bất kỳ thiếu nữ nào và mong muốn lấy chị. Lúc đó, Grêxi vừa tốt nghiệp trung học và mới bắt đầu làm việc ở Công ty Điện thoại, bởi vì còn mang tính vô tư của một cô gái mới lớn và không hề nghĩ tới việc lấy ai khi còn trẻ trung như vậy, cho nên chị không trả lời bức thư.
Từ đó, suốt trong bao năm, hai người thỉnh thoảng có gặp nhau và chẳng có gì hơn ngoài một sự chào hỏi lịch sự. Mỗi lần nhìn thấy Rê, Grêxi đều thấy anh có vẻ buồn hơn, cô đơn hơn. Trong mấy năm gần đây, có nhiều lần Grêxi muốn chạy đến với Rê, quàng tay ôm cổ anh, xin anh tha thứ vì chị đã không trả lời bức thư. Nếu chị đã trả lời, có lẽ họ đã sống chúng với nhau suốt những năm đó, và bây giờ không ai còn cô đơn nữa.
- Nào chị Grêxi – Gai Hogiơ năn nỉ - Chị hãy mạnh dạn lên, viết hộ chúng tôi lá thư. Nếu chị không viết, chúng tôi sẽ phải tìm người khác đấy.
- Không! - Grêxi nói nhanh, lau nước mắt ở mắt và má - Đừng làm thế! Tôi muốn viết bức thư đó! Tôi không muốn để một người khác viết bức thư đó!
- Tuyệt lắm, chị Grêxi – Ran phơ nói, vỗ vào vai Grêxi - Tôi biết chị thích chuyện vui đùa mà. Nào, chúng ta bàn xem chị nên viết những gì nhé. Tôi nghĩ chị nên kể cho anh bạn Rê là chị say mê anh ấy từ lâu rồi, chị muốn được thân mật hẹn hò với anh ấy. Rồi chị có thể viết rằng nếu, anh bạn Rê không phản đối, chị muốn gặp anh ấy càng sớm càng hay để tâm sự với một việc riêng liên quan đến hai người. Chị làm cho anh bạn Rê nghĩ là chị thật lòng muốn xây dựng gia đình. Rồi chị ký bất kỳ cái tên nào chị thích.
- Tôi cho rằng tôi biết cần phải viết những gì - Grêxi chấp thuận - Tối nay, tôi sẽ viết và sáng sớm mai sẽ bỏ vào hộp thư.
Sau khi hai chàng thanh niên rời tổng đài điện thoại, Grêxi khóc một lúc lâu. Canh khuya đêm đó, chị ngồi viết thư gửi Rê Bơphin và sáng hôm sau, khi rời tổng đài điện thoại chị đến phòng bưu điện bỏ thư.
Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin đợi ở phòng bưu điện lúc bốn giờ chiều hôm ấy khi Rê bước vào, đứng trước hộp thư của anh. Lúc đó, một đám người đông hơn thường lệ tụ họp trong phòng bưu điện. Mọi người đều biết chuyện sắp diễn ra. Họ nháy mắt, hích nhẹ nhau đầy vẻ hiểu biết, nhưng hầu như không ai nói một lời nào.
Xít Xtoni chưa bắt đầu phân loại thư từ do xe từ Niu Oliơn chở đến, thì Rê đã nhìn thấy một bức thư nằm trong hộp thư của mình, mắt anh chớp chớp không tin, anh chằm chằm đưa mắt qua cái nắp kính, nhìn bức thư một lúc lâu. Sau đó, tay run run, anh mở hộp thư, lấy ra chiếc phong bì màu hồng. Khi bắt đầu dọc thư, vẻ buồn bã trên bộ mặt thuôn gầy của anh biến mất, anh bắt đầu mỉm cười. Rồi đột nhiên, anh nhét bức thư vào túi, lao ngay ra khỏi phòng bưu điện, chẳng ai kịp nói gì hoặc kịp ngăn anh lại.
Thoạt thấy sự việc xảy ra như vậy, Gai và Ranphơ vừa chạy theo Rê vừa gọi anh quay lại phòng bưu điện. Nhưng Rê vẫn vội vã vòng góc phố đi tới tổng đài điện thoại. Thường lệ, phải đến sáu giờ tối Grêxi Búc mới tới làm việc, nhưng hôm nay chị đến từ bốn giờ chiều Gai và Ranphơ chạy vào, thấy Grêxi ngồi trước bảng tổng đài và Rê đứng bên cạnh, trên mặt nở một nụ cười hạnh phúc và sung sướng nhất trần đời mà hai chàng thanh niên chưa hề thấy trên gương mặt Rê bao giờ.
Rõ ràng chưa ai nói một lời nào, rõ ràng hai người quá xúc động đến mức không nhận thấy Gai và Ranphơ đã có mặt trong phòng, quan sát họ. Lúc này, Rê với tay xuống, cầm tay Grêxi, Grêxi đáp lại tức khắc bằng cách gục đầu vào người Rê, nước mắt lăn trên gò má.
Gai và Ranphơ ra khỏi phòng. Họ chẳng hề nói một lời cho đến khi ra tới đường phố.
- Cái chuyện đùa này sao lại biến thành như thế này được nhỉ? – Ranphơ hỏi, bối rối lúc anh và Gai trở lại phòng bưu điện – Mình cứ nghĩ chúng ta chắc là sẽ được một mẻ cười anh chàng Rê thật thoải mái. Mình không hiểu sự việc đầu cua tai nheo sao cả. Cậu có nghĩ rằng Grêxi Búc đã ký nhầm tên chị ấy không nhỉ?
- Đúng là Grêxi đã ký tên thật của chị ấy, nhưng mình cho đó không phải chuyện nhầm lẫn. Mình thấy xem chừng cả hai người đều muốn lấy nhau từ lâu lắm rồi, nhưng họ quá rụt rè không dám nói năng gì cả. Mình đánh cuộc là nếu chúng mình không nghĩ ra cái trò đùa viết thư thì hai người chẳng bao giờ ngỏ lời với nhau đâu.
- Mình chẳng quan tâm – Ranphơ nói, tự lắc đầu một mình – nhưng lần sau nếu bày ra một chuyện đùa nào, chúng ta phải đảm bảo chắc ăn. Đừng để người ta bắt đầu nói rằng chúng ta không còn bày ra được những chuyện đùa vui vẻ nữa.
- Dù sao chăng nữa, mình cũng rất vui mừng thấy chuyện này đã thành ra như vậy. Hơn nữa, không có chúng ta, Rê chẳng bao giờ nhận được bức thư mà chắc chắn anh ta đã chờ đợi mất một phần lớn cuộc đời.
Đắc Lê dịch
Theo VNCA
Title: Re: Tình thư nhất bức
Post by: springwind on 30/01/07, 15:09
Post by: springwind on 30/01/07, 15:09
Những bài này tôi có đọc được và thấy nó rất hữu ích cho những bạn gái nào cần chinh phục một người nào đó ( Xin lỗi vì sắp xếp hơi lộn xộn)
Thư gởi người đàn bà không quen biết
-------------------------by André Maurois---------------------------
Cô ta bảo :
- Chinh phục một người đàn ông... Nhưng đàn bà làm sao chinh phục được. Đàn bà thụ dộng mà. Đợi lời tán tụng... hay chửi rủa mà. Quyền phát khởi đâu thuộc về họ.
Tôi đáp :
- Đó là cô xét bề ngoài, chứ không phải sự thực. Bernard Shaw đã viết từ lâu rằng đàn bà đợi lời tán tụng của đàn ông cũng như con nhện đợi con ruồi.
Cô ta bảo :
- Con nhện chăng lưới, còn một thiếu nữ tội nghiệp có làm cái gì đâu ? Đàn ông ưa họ hay không ưa họ. Nếu không ưa họ thì họ có tội nghiệp gắng sức cũng không làm cho đàn ông đổi ý được. Hình như còn ngược lại nữa ; không có gì làm bực mình một chàng thanh niên bằng sự đeo đuổi của một thiếu nữ mà chàng không yêu. Một người đàn bà mà tán tỉnh đàn ông, tự hiến thân cho đàn ông chỉ làm cho họ khinh chứ không yêu.
Tôi đáp :
- Đúng như cô nói, nếu người đàn bà vụng về quá để cho người ta thấy rằng chính mình đã gợi ý trước, nhưng tất cả nghệ thuật là mình gợi ra trước mà không có vẻ như vậy. "Nàng chạy trốn vào bụi ,liễu và rất mong rằng được người ta trông thấy..." Rút lui để nhử địch, chiến lược giả đò có từ thời xưa đó, rất công hiệu, giúp được nhiều cho các trinh nữ cũng như các quân nhân.
- Vâng lối giả đò đó cổ điển, nhưng nếu địch không muốn đuổi tôi thì là tôi uổng công trốn và phải ngồi một mình dưới đám liễu.
- Về điểm đó nữa, chính cô phải gợi cho đàn ông ý muốn đuổi theo cô. Có cả một chiến thuật mà cô biết rõ hơn tôi. Ban cho chàng ta một chút, làm bộ chú ý tới chàng, rồi thình lình "bỏ rơi", cấm ngặt cái mà hôm trước chàng có cảm tưởng rằng đã chiếm được. Cái lối Tô-cách-lan , cho một vòi nước nóng rồi tiếp theo vòi nước lạnh đó, ngặt thật đấy nhưng làm cho ái tình và dục vọng dễ nảy nở.
Cô ta bảo :
- Cụ nói thì dễ lắm, nhưng chiến thuật của cụ cần có hai điều kiện này :1) người đàn bà áp dụng nó phải bình tâm tĩnh trí (một người đàn ông mà giọng nói đã làm cho mình hổn hển thì làm sao mình có thể áp dụng lối tắm Tô-cách-lan đó vào họ được?) và 2) người đàn ông đó phải bắt đầu chú ý tới mình đã. Nếu không, có liệng cuộn chỉ ra, con mèo con cũng không chịu vờn.
Tôi đáp :
_-Tôi không tin rằng một thiếu nữ trẻ và đẹp mà lại không thể bắt được một người đàn ông phải chú ý tới mình, dù chỉ là dùng thuật nói với người đó về người đó. Hầu hết bọn đàn ông là những kỹ thuật gia tự cao tự đại. Cứ nghe họ kể về kỹ thuật của họ và về họ, cô cũng đủ được họ khen là thông minh và ngỏ ý muốn được gặp lại cô.
- Vậy, chán ngấy cũng phải rán chịu ư ?
- Dĩ nhiên. Đây là một định lí không cần chứng minh. Dù là đàn ông hay đàn bà, trong ái tình hay trong chính trị, muốn thành công nhất thời trên cõi trần này, thì phải rán chịu được chán.
Cô ta bảo :
- Nếu vậy thì tôi xin vái cái sự thành công.
Tôi bảo :
_Tôi cũng nghĩ như cô, mà chúng ta sẽ thành công mới quái chứ.
------------------------------Bọn đàn ông---------------------------------------
Hôm nọ, đọc báo Mỹ tôi thấy một bài chắc cô thích. Tác giả là một bà Mỹ viết cho chị em bạn gái. Bà ta bảo :
"Chị phàn nàn rằng không kiếm được chồng ư? Chị không có cái nhan sắc chinh phục mà hỡi ơi, Hollywood đã làm cho bọn đàn ông quen mắt rời ư? Chị sống cô liêu và ít có cơ hội giao thiẹp với đời ư ? TÓm lại, chị không được biết nhiều đàn ông và những chàng có thể được chị chấm thì lại không chú ý tới chị ư ?
Chị cho phép tôi chỉ cho chị vài thuật mà đem áp dụng , tôi đã thấy rất thành công. Tôi đoán rằng, như hầu hết bọn chúng mình, chị ở một căn nhà nhỏ chung quanh có bãi cỏ và nhiều căn nhà giống hệt nhà chị. Trong mấy căn nhà bên cạnh, thế nào cũng có vài gã độc thân.
Chị bảo tôi :
- Phải, nhưng họ không chú ý đến tôi.
Hãy khoan ! Để tôi kể cho chị nghe thuật của tôi. Chị dựng một chiếc thang vào tường, rồi lên nóc nhà, rán đặt ăng ten vô tuyến truyền hình. Thế là đủ. Tức thì chị sẽ thấy tất cả bọn đàn ông ở chung quanh bu lại như bầy ong võ vẽ đánh hơi thấy một xe mật. Vì sao? Vì đàn ông thích máy móc, thích hí hoáy sữa chữa, làm mọi việc lặt vặt, vì tất cả đều tự cho mình là khéo, là tài... và nhất là được tỏ ra rằng mình hơn một người đàn bà thì họ khoái làm.
Họ sẽ bảo chị :
- Không phải vậy !...Cô không biết làm. Để tôi làm cho...
Dĩ nhiên, chị để họ làm. Chị nhìn họ làm cho chị và thán phục họ. Thế là thêm được một bọn đàn ông, và họ đã mang ơn chị cho họ có cơ hội trổ tài."
Nữ tác giả Mỹ có viết đáp :
"Muốn hớt cỏ trên bãi cỏ của tôi, tôi cặm cụi đẩy dọc theo bãi cỏ một cái máy hớt chạy điện. TÔi còn hì hục như vậy thì không có một gã nào đó ló mặt ra cả. Nhưng nếu tôi muốn bọn đàn ông hàng xóm chú ý tới tôi, thì cực dễ. Tôi tắt máy, làm bộ lo lắng tìm hiểu xem nó hư chỗ nào. Tức thì ở nhà bên phải một gã mang chiếc kìm ra trong khi ở nhà bên trái một gã khác ôm cả một hộp đồ nghề ra. Thế là các chú thợ máy của chúng ta mắc bẫy rồi nhé.
Lái xe trên đường cũng vậy. Chị cho ngừng xe lại, dỡ cái mui xe lên, rúc đầu vào mò các bu gi , vẻ hoang mang. Một đám ong vò vẽ khác ham được khen cũng ngừng xe lại để xin được giúp đỡ mà trổ tài. Chị nên nhớ, nếu xẹp bánh, phải thay hoặc bơm thì họ không thích đâu. Công việc đó tầm thường quá, mệt nhọc mà không vẻ vang gì cả. Hạnh phúc của đàn ông, chúa tể thế giới, là tỏ ra cho đàn bà thấy quyền năng rất mạnh của mình. Có biết bao người đàn ông đáng được chọn làm chồng, sống lẻ loi và bất giác chỉ mong kiếm được một người đàn bà như chị, ngây thơ, dốt nát và biết thán phục họ ! Con đường đưa tới trái tim của đàn ông cứ cách quãng lại có một cái máy ".
Tôi nghĩ rằng những thuật đó quả có ích, nếu áp dụng với người Mỹ. Áp dụng với người Pháp thì có công hiệu như vậy không? Có lẽ không, nhưng đàn ông Pháp chúng tôi cũng có nhược điểm. Chúng tôi thích khoe tài ăn nói của mình. Nhờ một nhà lý tài, một chính khách, một nhà bác học giảng cho một kỹ thuật nào đó, cũng là một cách mơn trớn lòng tự cao tự đại của giống đực để mà quyến rũ. Nhờ dạy trượt tuyết, nhờ dạy bơi là cách tuyệt hảo để bẫy các thể thao gia.
Hồi xưa Goethe bảo không gì thích thú bằng học khi mà nàng thích học và chàng thích dạy. Ngày nay lời đó cũng còn đúng. Biết bao mối tình đã phát sinh trên một bài dịch La tinh, một bài toán vật lí, mớ tóc của nữ sinh viên kề má chàng thanh niên! Nhờ giảng cho một triết lí khó hiểu, mơ mộng nghe mà đưa ra nét mặt bản diện quyến rũ nhất, rồi tỏ rằng mình đã hiểu, chà, sức mạnh đó ghê gớm lắm sao ! Ở Pháp, con đương tới trái tim đi ngang qua trí óc. Tôi sẽ tìm được con đường đưa tới trái tim của cô chăng ?
Thư gởi người đàn bà không quen biết
-------------------------by André Maurois---------------------------
Cô ta bảo :
- Chinh phục một người đàn ông... Nhưng đàn bà làm sao chinh phục được. Đàn bà thụ dộng mà. Đợi lời tán tụng... hay chửi rủa mà. Quyền phát khởi đâu thuộc về họ.
Tôi đáp :
- Đó là cô xét bề ngoài, chứ không phải sự thực. Bernard Shaw đã viết từ lâu rằng đàn bà đợi lời tán tụng của đàn ông cũng như con nhện đợi con ruồi.
Cô ta bảo :
- Con nhện chăng lưới, còn một thiếu nữ tội nghiệp có làm cái gì đâu ? Đàn ông ưa họ hay không ưa họ. Nếu không ưa họ thì họ có tội nghiệp gắng sức cũng không làm cho đàn ông đổi ý được. Hình như còn ngược lại nữa ; không có gì làm bực mình một chàng thanh niên bằng sự đeo đuổi của một thiếu nữ mà chàng không yêu. Một người đàn bà mà tán tỉnh đàn ông, tự hiến thân cho đàn ông chỉ làm cho họ khinh chứ không yêu.
Tôi đáp :
- Đúng như cô nói, nếu người đàn bà vụng về quá để cho người ta thấy rằng chính mình đã gợi ý trước, nhưng tất cả nghệ thuật là mình gợi ra trước mà không có vẻ như vậy. "Nàng chạy trốn vào bụi ,liễu và rất mong rằng được người ta trông thấy..." Rút lui để nhử địch, chiến lược giả đò có từ thời xưa đó, rất công hiệu, giúp được nhiều cho các trinh nữ cũng như các quân nhân.
- Vâng lối giả đò đó cổ điển, nhưng nếu địch không muốn đuổi tôi thì là tôi uổng công trốn và phải ngồi một mình dưới đám liễu.
- Về điểm đó nữa, chính cô phải gợi cho đàn ông ý muốn đuổi theo cô. Có cả một chiến thuật mà cô biết rõ hơn tôi. Ban cho chàng ta một chút, làm bộ chú ý tới chàng, rồi thình lình "bỏ rơi", cấm ngặt cái mà hôm trước chàng có cảm tưởng rằng đã chiếm được. Cái lối Tô-cách-lan , cho một vòi nước nóng rồi tiếp theo vòi nước lạnh đó, ngặt thật đấy nhưng làm cho ái tình và dục vọng dễ nảy nở.
Cô ta bảo :
- Cụ nói thì dễ lắm, nhưng chiến thuật của cụ cần có hai điều kiện này :1) người đàn bà áp dụng nó phải bình tâm tĩnh trí (một người đàn ông mà giọng nói đã làm cho mình hổn hển thì làm sao mình có thể áp dụng lối tắm Tô-cách-lan đó vào họ được?) và 2) người đàn ông đó phải bắt đầu chú ý tới mình đã. Nếu không, có liệng cuộn chỉ ra, con mèo con cũng không chịu vờn.
Tôi đáp :
_-Tôi không tin rằng một thiếu nữ trẻ và đẹp mà lại không thể bắt được một người đàn ông phải chú ý tới mình, dù chỉ là dùng thuật nói với người đó về người đó. Hầu hết bọn đàn ông là những kỹ thuật gia tự cao tự đại. Cứ nghe họ kể về kỹ thuật của họ và về họ, cô cũng đủ được họ khen là thông minh và ngỏ ý muốn được gặp lại cô.
- Vậy, chán ngấy cũng phải rán chịu ư ?
- Dĩ nhiên. Đây là một định lí không cần chứng minh. Dù là đàn ông hay đàn bà, trong ái tình hay trong chính trị, muốn thành công nhất thời trên cõi trần này, thì phải rán chịu được chán.
Cô ta bảo :
- Nếu vậy thì tôi xin vái cái sự thành công.
Tôi bảo :
_Tôi cũng nghĩ như cô, mà chúng ta sẽ thành công mới quái chứ.
------------------------------Bọn đàn ông---------------------------------------
Hôm nọ, đọc báo Mỹ tôi thấy một bài chắc cô thích. Tác giả là một bà Mỹ viết cho chị em bạn gái. Bà ta bảo :
"Chị phàn nàn rằng không kiếm được chồng ư? Chị không có cái nhan sắc chinh phục mà hỡi ơi, Hollywood đã làm cho bọn đàn ông quen mắt rời ư? Chị sống cô liêu và ít có cơ hội giao thiẹp với đời ư ? TÓm lại, chị không được biết nhiều đàn ông và những chàng có thể được chị chấm thì lại không chú ý tới chị ư ?
Chị cho phép tôi chỉ cho chị vài thuật mà đem áp dụng , tôi đã thấy rất thành công. Tôi đoán rằng, như hầu hết bọn chúng mình, chị ở một căn nhà nhỏ chung quanh có bãi cỏ và nhiều căn nhà giống hệt nhà chị. Trong mấy căn nhà bên cạnh, thế nào cũng có vài gã độc thân.
Chị bảo tôi :
- Phải, nhưng họ không chú ý đến tôi.
Hãy khoan ! Để tôi kể cho chị nghe thuật của tôi. Chị dựng một chiếc thang vào tường, rồi lên nóc nhà, rán đặt ăng ten vô tuyến truyền hình. Thế là đủ. Tức thì chị sẽ thấy tất cả bọn đàn ông ở chung quanh bu lại như bầy ong võ vẽ đánh hơi thấy một xe mật. Vì sao? Vì đàn ông thích máy móc, thích hí hoáy sữa chữa, làm mọi việc lặt vặt, vì tất cả đều tự cho mình là khéo, là tài... và nhất là được tỏ ra rằng mình hơn một người đàn bà thì họ khoái làm.
Họ sẽ bảo chị :
- Không phải vậy !...Cô không biết làm. Để tôi làm cho...
Dĩ nhiên, chị để họ làm. Chị nhìn họ làm cho chị và thán phục họ. Thế là thêm được một bọn đàn ông, và họ đã mang ơn chị cho họ có cơ hội trổ tài."
Nữ tác giả Mỹ có viết đáp :
"Muốn hớt cỏ trên bãi cỏ của tôi, tôi cặm cụi đẩy dọc theo bãi cỏ một cái máy hớt chạy điện. TÔi còn hì hục như vậy thì không có một gã nào đó ló mặt ra cả. Nhưng nếu tôi muốn bọn đàn ông hàng xóm chú ý tới tôi, thì cực dễ. Tôi tắt máy, làm bộ lo lắng tìm hiểu xem nó hư chỗ nào. Tức thì ở nhà bên phải một gã mang chiếc kìm ra trong khi ở nhà bên trái một gã khác ôm cả một hộp đồ nghề ra. Thế là các chú thợ máy của chúng ta mắc bẫy rồi nhé.
Lái xe trên đường cũng vậy. Chị cho ngừng xe lại, dỡ cái mui xe lên, rúc đầu vào mò các bu gi , vẻ hoang mang. Một đám ong vò vẽ khác ham được khen cũng ngừng xe lại để xin được giúp đỡ mà trổ tài. Chị nên nhớ, nếu xẹp bánh, phải thay hoặc bơm thì họ không thích đâu. Công việc đó tầm thường quá, mệt nhọc mà không vẻ vang gì cả. Hạnh phúc của đàn ông, chúa tể thế giới, là tỏ ra cho đàn bà thấy quyền năng rất mạnh của mình. Có biết bao người đàn ông đáng được chọn làm chồng, sống lẻ loi và bất giác chỉ mong kiếm được một người đàn bà như chị, ngây thơ, dốt nát và biết thán phục họ ! Con đường đưa tới trái tim của đàn ông cứ cách quãng lại có một cái máy ".
Tôi nghĩ rằng những thuật đó quả có ích, nếu áp dụng với người Mỹ. Áp dụng với người Pháp thì có công hiệu như vậy không? Có lẽ không, nhưng đàn ông Pháp chúng tôi cũng có nhược điểm. Chúng tôi thích khoe tài ăn nói của mình. Nhờ một nhà lý tài, một chính khách, một nhà bác học giảng cho một kỹ thuật nào đó, cũng là một cách mơn trớn lòng tự cao tự đại của giống đực để mà quyến rũ. Nhờ dạy trượt tuyết, nhờ dạy bơi là cách tuyệt hảo để bẫy các thể thao gia.
Hồi xưa Goethe bảo không gì thích thú bằng học khi mà nàng thích học và chàng thích dạy. Ngày nay lời đó cũng còn đúng. Biết bao mối tình đã phát sinh trên một bài dịch La tinh, một bài toán vật lí, mớ tóc của nữ sinh viên kề má chàng thanh niên! Nhờ giảng cho một triết lí khó hiểu, mơ mộng nghe mà đưa ra nét mặt bản diện quyến rũ nhất, rồi tỏ rằng mình đã hiểu, chà, sức mạnh đó ghê gớm lắm sao ! Ở Pháp, con đương tới trái tim đi ngang qua trí óc. Tôi sẽ tìm được con đường đưa tới trái tim của cô chăng ?