Thư giãn - Giải trí => Yêu tiếng cười - Chat chít => Topic started by: saos@ngmo on 19/01/07, 12:53 Return to Full Version
Title: Một cô gái trở về sau 18 năm lạc trong rừng - bản năng của con người thật khủng
Post by: saos@ngmo on 19/01/07, 12:53
Post by: saos@ngmo on 19/01/07, 12:53
(http://images.timnhanh.com/tintuc/20070118/big/hpnhien.jpg)
Năm 1989, một cô bé 8 tuổi đi vào rừng và lạc. 18 năm sau, cô được tìm thấy và đưa về làng. Sự trở về đầy gian nan bởi cô gần như đã bị "rừng hóa".
Đó là cô bé Rơ Châm H'Pnhiên, một Việt kiều ở Campuchia. Anh Ksor Lu, cha của Rơ Châm H'Pnhiên, kể: Gia đình anh thuộc dân tộc Giơ-rai, quê gốc ở xã Ia Do, huyện Đức Cơ (Gia Lai), hiện đang sống ở thị trấn Ô-da-đao, tỉnh Ra-ta-na-ki-ri.
Ngày 12/4/1989, lúc đó H'Pnhiên lên 8 tuổi, đang học lớp 2. Mải đi tìm bò lạc, em đã đi sâu vào rừng rồi không tìm được đường về. Dân làng đã đi tìm 3 ngày, 3 đêm nhưng không thấy. Vợ chồng anh đành gạt nước mắt khổ đau và đinh ninh con gái mình đã bị thú dữ ăn thịt.
Đầu tháng 1/2007, một nhóm người địa phương ở khu vực làng Xom, huyện Ô-da-đao đi phát cây làm rẫy, phát hiện hằng ngày phần cơm họ nấu để dành bữa trưa luôn có dấu một bàn tay nào đó bốc ăn vụng. Và nhóm người này quyết định rình để bắt cho được "thủ phạm"... Hai, ba lần họ phát hiện đuổi theo nhưng "người rừng" chạy nhanh quá nên trốn vào rừng mất... Cho đến trưa ngày 13/1/2007 thì họ đã bắt được "người rừng".
Lúc bắt gặp, ai nấy đều sợ hãi như không còn tin vào mắt mình: Một hình hài con gái đen đúa, không mảnh vải che thân, tóc dài chấm gót rối bù, miệng chỉ ú ớ giống tiếng người, lại cả giống tiếng thú mà không rõ nghĩa. Nhóm người địa phương liền đưa "người rừng" về làng Xom cạnh đó và báo cho cơ quan Công an huyện Ô-da-đao.
Được tin, anh Ksor Lu (Công an huyện Ô-da-đao) đã có mặt. Anh không cầm được nước mắt khi phát hiện "người rừng" đó chính là con gái mình đã bị lạc cách đây 18 năm. Ksor Lu định ôm con vào lòng, nhưng nó sợ quá cào anh rách cả mặt, chỉ chực chạy trốn.
Phải vất vả lắm vợ chồng anh Ksor Lu mới "làm quen" và giữ được con gái để cắt tóc, cắt móng chân, móng tay và tắm gội. H'Pnhiên còn nhất quyết không chịu mặc quần áo... Cuối cùng, chị Rơ Châm H'Thía, mẹ của H'Pnhiên, vuốt ve và nựng mãi, "người rừng" mới chịu để yên.
H' Pnhiên không thể đi vừa dép vì bàn chân và ngón dài quá, ngón tay cũng dài và lóng ngóng như tay vượn, cứ co co như sắp nhảy và trèo. "Người rừng" đặc biệt thích ăn trái cây và thức ăn sống... Có thể thấy, Rơ Châm H'Pnhiên gần như đã bị "rừng hóa". Đến nay, sau mấy ngày tách khỏi rừng rú và sống trong tình yêu thương của gia đình "bản tính người" trong cô mới hồi phục dần dần...
Theo mẹ của H'Pnhiên, thì đến nay con gái chị đã phát âm được đôi tiếng bập bẹ hơi rõ nghĩa - và qua các cử chỉ ra hiệu, vợ chồng chị bước đầu đã hình dung ra được 18 năm qua trong rừng con gái mình đã sống như thế nào.
Lúc bị lạc, H'Pnhiên rất sợ, khóc suốt mấy ngày, cứ đi, cứ khóc và cứ lạc sâu vào rừng rậm. Mỏi chân thì tìm một bóng cây ngồi nghỉ, buồn ngủ thì trốn vào khe đá... Nguồn sống của H'Pnhiên là các loại trái cây rừng. Đôi khi đi qua suối bắt được cá ăn sống luôn. Suốt 18 năm trời, H'Pnhiên không gặp một ai, mà chỉ thấy thú rừng. Không lửa, không quần áo che thân, đau ốm không thuốc, vậy mà H' Pnhiên vẫn sống thì quả là một câu chuyện thần kỳ, hy hữu...
Hiện vợ chồng chị Rơ Châm H'Thía đang tích cực gần gũi để "thuần hóa người rừng" và đợi khi con gái đã làm quen với môi trường, sẽ đưa đi bệnh viện khám, điều trị phục hồi sức khỏe.
LÊ QUANG HỒI
(Ghi theo lời kể của Đại tá Trần Văn Dũng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Gia Lai)
Báo Quân Đội Nhân Dân
Năm 1989, một cô bé 8 tuổi đi vào rừng và lạc. 18 năm sau, cô được tìm thấy và đưa về làng. Sự trở về đầy gian nan bởi cô gần như đã bị "rừng hóa".
Đó là cô bé Rơ Châm H'Pnhiên, một Việt kiều ở Campuchia. Anh Ksor Lu, cha của Rơ Châm H'Pnhiên, kể: Gia đình anh thuộc dân tộc Giơ-rai, quê gốc ở xã Ia Do, huyện Đức Cơ (Gia Lai), hiện đang sống ở thị trấn Ô-da-đao, tỉnh Ra-ta-na-ki-ri.
Ngày 12/4/1989, lúc đó H'Pnhiên lên 8 tuổi, đang học lớp 2. Mải đi tìm bò lạc, em đã đi sâu vào rừng rồi không tìm được đường về. Dân làng đã đi tìm 3 ngày, 3 đêm nhưng không thấy. Vợ chồng anh đành gạt nước mắt khổ đau và đinh ninh con gái mình đã bị thú dữ ăn thịt.
Đầu tháng 1/2007, một nhóm người địa phương ở khu vực làng Xom, huyện Ô-da-đao đi phát cây làm rẫy, phát hiện hằng ngày phần cơm họ nấu để dành bữa trưa luôn có dấu một bàn tay nào đó bốc ăn vụng. Và nhóm người này quyết định rình để bắt cho được "thủ phạm"... Hai, ba lần họ phát hiện đuổi theo nhưng "người rừng" chạy nhanh quá nên trốn vào rừng mất... Cho đến trưa ngày 13/1/2007 thì họ đã bắt được "người rừng".
Lúc bắt gặp, ai nấy đều sợ hãi như không còn tin vào mắt mình: Một hình hài con gái đen đúa, không mảnh vải che thân, tóc dài chấm gót rối bù, miệng chỉ ú ớ giống tiếng người, lại cả giống tiếng thú mà không rõ nghĩa. Nhóm người địa phương liền đưa "người rừng" về làng Xom cạnh đó và báo cho cơ quan Công an huyện Ô-da-đao.
Được tin, anh Ksor Lu (Công an huyện Ô-da-đao) đã có mặt. Anh không cầm được nước mắt khi phát hiện "người rừng" đó chính là con gái mình đã bị lạc cách đây 18 năm. Ksor Lu định ôm con vào lòng, nhưng nó sợ quá cào anh rách cả mặt, chỉ chực chạy trốn.
Phải vất vả lắm vợ chồng anh Ksor Lu mới "làm quen" và giữ được con gái để cắt tóc, cắt móng chân, móng tay và tắm gội. H'Pnhiên còn nhất quyết không chịu mặc quần áo... Cuối cùng, chị Rơ Châm H'Thía, mẹ của H'Pnhiên, vuốt ve và nựng mãi, "người rừng" mới chịu để yên.
H' Pnhiên không thể đi vừa dép vì bàn chân và ngón dài quá, ngón tay cũng dài và lóng ngóng như tay vượn, cứ co co như sắp nhảy và trèo. "Người rừng" đặc biệt thích ăn trái cây và thức ăn sống... Có thể thấy, Rơ Châm H'Pnhiên gần như đã bị "rừng hóa". Đến nay, sau mấy ngày tách khỏi rừng rú và sống trong tình yêu thương của gia đình "bản tính người" trong cô mới hồi phục dần dần...
Theo mẹ của H'Pnhiên, thì đến nay con gái chị đã phát âm được đôi tiếng bập bẹ hơi rõ nghĩa - và qua các cử chỉ ra hiệu, vợ chồng chị bước đầu đã hình dung ra được 18 năm qua trong rừng con gái mình đã sống như thế nào.
Lúc bị lạc, H'Pnhiên rất sợ, khóc suốt mấy ngày, cứ đi, cứ khóc và cứ lạc sâu vào rừng rậm. Mỏi chân thì tìm một bóng cây ngồi nghỉ, buồn ngủ thì trốn vào khe đá... Nguồn sống của H'Pnhiên là các loại trái cây rừng. Đôi khi đi qua suối bắt được cá ăn sống luôn. Suốt 18 năm trời, H'Pnhiên không gặp một ai, mà chỉ thấy thú rừng. Không lửa, không quần áo che thân, đau ốm không thuốc, vậy mà H' Pnhiên vẫn sống thì quả là một câu chuyện thần kỳ, hy hữu...
Hiện vợ chồng chị Rơ Châm H'Thía đang tích cực gần gũi để "thuần hóa người rừng" và đợi khi con gái đã làm quen với môi trường, sẽ đưa đi bệnh viện khám, điều trị phục hồi sức khỏe.
LÊ QUANG HỒI
(Ghi theo lời kể của Đại tá Trần Văn Dũng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Gia Lai)
Báo Quân Đội Nhân Dân
Title: Sự thật về cô bé 8 tuổi lạc rừng 18 năm trở về
Post by: saos@ngmo on 26/01/07, 12:52
Post by: saos@ngmo on 26/01/07, 12:52
Việc H'Pnhiêng ở Campuchia đi lạc khỏi nhà từ lúc nhỏ mười mấy năm người thân mới gặp lại là có thật, song không có cơ sở khẳng định cô bé sống ở rừng như một số báo đã nêu thời gian qua.
Vừa qua một số tờ báo có bài về Rơ Chăm H'Pnhiêng dân tộc J'Rai gốc ở xã biên giới Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai lúc 8 tuổi đi chăn bò lạc rừng, trưa 13/1/2007 đã được một đám sơn tràng ở Ozađao Campuchia bắt gặp, trả về cho gia đình. Đây quả là chuyện hy hữu, bởi người lớn lạc rừng bằng ấy năm cũng khó sống sót.
UBND xã Ia Dom trong giờ hành chính đủ mặt cán bộ chủ chốt: Ông Siu Sum, Chủ tịch UBND xã; Rơ Ma Din, Phó Chủ tịch UBND; Siu Xuil, Phó Chủ tịch HĐND xã. Khi được hỏi ở xã mình có Rơ Chăm H'Pnhiêng con ông Ksor Lu hiện sống ở Ozađao - Ratanakiri - Campuchia năm 1989 đi chăn bò lạc rừng sau 18 năm mới tìm thấy?
Chủ tịch UBND xã Siu Sum quả quyết không có người nào gốc ở Ia Dom qua Ozađao sinh sống có con thất lạc. Siu Sum bảo ông làm cán bộ xã từ năm 1976 khi Ia Dom còn chung trong xã Ia Kla, huyện Đức Cơ còn là một phần của huyện Chư Pah (cũ).
Từ năm 1986, Siu Sum là Phó Chủ tịch UBND xã nên thông thuộc nơi đây từng nóc nhà bụi cây. Làng Mooc Đen nơi xã đứng chân, năm 1986 chỉ có 360 người, giờ hơn 1.000 người, con cháu ai, nhà ở đâu Siu Sum nắm rõ. Ia Dom và Ozađao tuy về lãnh thổ thuộc 2 nước khác nhau song về địa lý lại giáp ranh nhau, cùng là người J'Rai nên đồng bào hai bên đi lại, thăm hỏi, dựng vợ gả chồng. Vừa qua khi báo đăng bài, Công an huyện Đức Cơ gọi điện hỏi Chủ tịch UBND xã, ông đã khẳng định không có ai ở Ia Dom mất tích năm 1989!
Phó Chủ tịch UBND xã Rơ Ma Din bảo nghe loáng thoáng rằng có đứa trẻ ở Ozađao đi lạc 18 năm vừa rồi được gia đình tìm về, người nhà của nó có họ hàng với Rơ Chăm Phia - Phó Bí thư Đảng ủy xã ở làng Mooc Trang. Hôm nay Phia thu hoạch sắn, chiều tối mới về.
Trong lúc chờ Phia về, một thầy giáo người địa phương dạy ở trường Trung học phổ thông Đức Cơ cơ sở 2 ở Ia Dom cho biết Siu Thiêu - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã biết có nhiều người nhà ở Ozađao, nên đến đó hỏi. Siu Thiêu cho hay ông có nghe sơ, không biết rõ.
Vừa qua một số người ở Ozađao sang nhổ sắn thuê cho Siu Thiêu kể rằng: Ở làng Trel xã Ia Tung huyện Ozađao có Ban Ving (người rừng) nhặt 2 đứa bé gái đi, bây giờ trả 1 đứa về. Hỏi thông tin về làng Xom như báo viết, Siu Thiêu bảo: Không có làng Xom mà chỉ có xã Som Thom. Về chi tiết mà một số bài báo viết rằng cô ta ăn trộm cơm của đám sơn tràng bị bắt cũng gây ngạc nhiên nhiều người, bởi thoát ly khỏi thế giới loài người 18 năm làm sao nhớ chuyện tìm cơm ăn!
Chiều muộn, Rơ Chăm Phia vẫn chưa về. Khi nghe tôi gợi chuyện cô con gái đầu nhanh nhảu giới thiệu bác của mình là Rơ Chăm Toan-giáo viên trường Tiểu học Trần Phú biết rõ sự việc. Tôi theo cháu đến nhà Toan. Hóa ra cuối tháng 12/2006, Toan đã nhìn thấy "người rừng" đi ngang qua nơi anh dạy học. Cô ta trần truồng từ hướng làng Pia về phía Ozađao. Thầy Toan thấy thế hỏi trong xã gia đình nào có người thân bị bệnh không song Ia Dom không có.
Giữa tháng 1/2007, cháu gọi Toan bằng cậu là Siu Liu - dân tộc J'Rai ở thị trấn Ozađao qua thăm chơi, kể chuyện: Chị vợ của Siu Liu bỏ nhà đi từ mười mấy năm nay giờ gia đình mới tìm được. Lúc 8 tuổi, cô bé bị "ma ám" bỏ nhà đi biệt.
Đầu tháng 1/2007, người dân Ozađao phát hiện một cô gái lang thang không có mảnh vải trên người, trí nhớ lúc được lúc mất. Cô nhớ tên cha, tên làng nên công an đã thông báo cho gia đình đến nhận về. Lúc đầu người nhà mặc quần áo cô xé hết, chỉ ăn đồ sống mà không ăn cơm. Đó là người bệnh mà Toan đã nhìn thấy cuối tháng 12/2006 trên đường từ Ia Dom về phía Ozađao.
Từ nguồn tin này thông qua kênh riêng, chúng tôi đã đến thị trấn Ozađao tìm H'Pnhiêng. Nhìn đôi mắt vô hồn, thất thần của cô, người có kinh nghiệm đều đoán cô bị bệnh tâm thần. Đến giờ H'Pnhiêng vẫn im lặng, không hề nói gì, vì thế không ai biết những ngày tháng qua cô sống ở đâu. Quan sát cô chúng tôi hoàn toàn không thấy dấu hiệu gì của người đã thoát ly khỏi thế giới loài người trong thời gian dài.
Sự thật về "cô bé 8 tuổi lạc rừng 18 năm" đến đây có thể đã được vén lên. Việc H'Pnhiêng ở Campuchia đi lạc khỏi nhà từ lúc nhỏ mười mấy năm người thân mới gặp lại là có thật, song không có cơ sở khẳng định cô bé sống ở rừng như một số báo đã nêu. Gia đình cô cho biết sẽ đưa H'Pnhiêng lên Ratanakiri chữa bệnh.
Vừa qua một số tờ báo có bài về Rơ Chăm H'Pnhiêng dân tộc J'Rai gốc ở xã biên giới Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai lúc 8 tuổi đi chăn bò lạc rừng, trưa 13/1/2007 đã được một đám sơn tràng ở Ozađao Campuchia bắt gặp, trả về cho gia đình. Đây quả là chuyện hy hữu, bởi người lớn lạc rừng bằng ấy năm cũng khó sống sót.
UBND xã Ia Dom trong giờ hành chính đủ mặt cán bộ chủ chốt: Ông Siu Sum, Chủ tịch UBND xã; Rơ Ma Din, Phó Chủ tịch UBND; Siu Xuil, Phó Chủ tịch HĐND xã. Khi được hỏi ở xã mình có Rơ Chăm H'Pnhiêng con ông Ksor Lu hiện sống ở Ozađao - Ratanakiri - Campuchia năm 1989 đi chăn bò lạc rừng sau 18 năm mới tìm thấy?
Chủ tịch UBND xã Siu Sum quả quyết không có người nào gốc ở Ia Dom qua Ozađao sinh sống có con thất lạc. Siu Sum bảo ông làm cán bộ xã từ năm 1976 khi Ia Dom còn chung trong xã Ia Kla, huyện Đức Cơ còn là một phần của huyện Chư Pah (cũ).
Từ năm 1986, Siu Sum là Phó Chủ tịch UBND xã nên thông thuộc nơi đây từng nóc nhà bụi cây. Làng Mooc Đen nơi xã đứng chân, năm 1986 chỉ có 360 người, giờ hơn 1.000 người, con cháu ai, nhà ở đâu Siu Sum nắm rõ. Ia Dom và Ozađao tuy về lãnh thổ thuộc 2 nước khác nhau song về địa lý lại giáp ranh nhau, cùng là người J'Rai nên đồng bào hai bên đi lại, thăm hỏi, dựng vợ gả chồng. Vừa qua khi báo đăng bài, Công an huyện Đức Cơ gọi điện hỏi Chủ tịch UBND xã, ông đã khẳng định không có ai ở Ia Dom mất tích năm 1989!
Phó Chủ tịch UBND xã Rơ Ma Din bảo nghe loáng thoáng rằng có đứa trẻ ở Ozađao đi lạc 18 năm vừa rồi được gia đình tìm về, người nhà của nó có họ hàng với Rơ Chăm Phia - Phó Bí thư Đảng ủy xã ở làng Mooc Trang. Hôm nay Phia thu hoạch sắn, chiều tối mới về.
Trong lúc chờ Phia về, một thầy giáo người địa phương dạy ở trường Trung học phổ thông Đức Cơ cơ sở 2 ở Ia Dom cho biết Siu Thiêu - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã biết có nhiều người nhà ở Ozađao, nên đến đó hỏi. Siu Thiêu cho hay ông có nghe sơ, không biết rõ.
Vừa qua một số người ở Ozađao sang nhổ sắn thuê cho Siu Thiêu kể rằng: Ở làng Trel xã Ia Tung huyện Ozađao có Ban Ving (người rừng) nhặt 2 đứa bé gái đi, bây giờ trả 1 đứa về. Hỏi thông tin về làng Xom như báo viết, Siu Thiêu bảo: Không có làng Xom mà chỉ có xã Som Thom. Về chi tiết mà một số bài báo viết rằng cô ta ăn trộm cơm của đám sơn tràng bị bắt cũng gây ngạc nhiên nhiều người, bởi thoát ly khỏi thế giới loài người 18 năm làm sao nhớ chuyện tìm cơm ăn!
Chiều muộn, Rơ Chăm Phia vẫn chưa về. Khi nghe tôi gợi chuyện cô con gái đầu nhanh nhảu giới thiệu bác của mình là Rơ Chăm Toan-giáo viên trường Tiểu học Trần Phú biết rõ sự việc. Tôi theo cháu đến nhà Toan. Hóa ra cuối tháng 12/2006, Toan đã nhìn thấy "người rừng" đi ngang qua nơi anh dạy học. Cô ta trần truồng từ hướng làng Pia về phía Ozađao. Thầy Toan thấy thế hỏi trong xã gia đình nào có người thân bị bệnh không song Ia Dom không có.
Giữa tháng 1/2007, cháu gọi Toan bằng cậu là Siu Liu - dân tộc J'Rai ở thị trấn Ozađao qua thăm chơi, kể chuyện: Chị vợ của Siu Liu bỏ nhà đi từ mười mấy năm nay giờ gia đình mới tìm được. Lúc 8 tuổi, cô bé bị "ma ám" bỏ nhà đi biệt.
Đầu tháng 1/2007, người dân Ozađao phát hiện một cô gái lang thang không có mảnh vải trên người, trí nhớ lúc được lúc mất. Cô nhớ tên cha, tên làng nên công an đã thông báo cho gia đình đến nhận về. Lúc đầu người nhà mặc quần áo cô xé hết, chỉ ăn đồ sống mà không ăn cơm. Đó là người bệnh mà Toan đã nhìn thấy cuối tháng 12/2006 trên đường từ Ia Dom về phía Ozađao.
Từ nguồn tin này thông qua kênh riêng, chúng tôi đã đến thị trấn Ozađao tìm H'Pnhiêng. Nhìn đôi mắt vô hồn, thất thần của cô, người có kinh nghiệm đều đoán cô bị bệnh tâm thần. Đến giờ H'Pnhiêng vẫn im lặng, không hề nói gì, vì thế không ai biết những ngày tháng qua cô sống ở đâu. Quan sát cô chúng tôi hoàn toàn không thấy dấu hiệu gì của người đã thoát ly khỏi thế giới loài người trong thời gian dài.
Sự thật về "cô bé 8 tuổi lạc rừng 18 năm" đến đây có thể đã được vén lên. Việc H'Pnhiêng ở Campuchia đi lạc khỏi nhà từ lúc nhỏ mười mấy năm người thân mới gặp lại là có thật, song không có cơ sở khẳng định cô bé sống ở rừng như một số báo đã nêu. Gia đình cô cho biết sẽ đưa H'Pnhiêng lên Ratanakiri chữa bệnh.
Title: Cô gái “người rừng” vẫn còn bí ẩn
Post by: ga_ru on 29/01/07, 21:27
Post by: ga_ru on 29/01/07, 21:27
Cho dù còn rất nhiều bí ẩn về "cô gái 18 năm lạc ở rừng" Rơ Chăm H'Pnhiêng chưa thể giải thích, nhưng sự có mặt của chuyên gia tâm lý học danh tiếng người Tây Ban Nha, giáo sư Hector Rifa, đã giải mã phần nào những nghi vấn xoay quanh sự kiện hi hữu này.
Có mặt tại làng Xom, tỉnh Rattanakiri và tiếp xúc "cô gái người rừng" từ 23-1, giáo sư Rifa, thuộc ĐH Oviedo và là chuyên gia thuộc Tổ chức Các nhà tâm lý học không biên giới (Tây Ban Nha), khẳng định chắc chắn: "Rơ Chăm H'Pnhiêng không hề bị bệnh tâm thần" như nhiều người nghi ngờ. Trước đó, người dân trong vùng đặt câu hỏi: liệu Rơ Chăm H'Pnhiêng có phải là "người rừng" thật sự, hay chỉ là một bệnh nhân tâm thần và mới lạc vào rừng thời gian gần đây?
Nghi vấn được đưa ra khi người ta không giải thích nổi tại sao một đứa trẻ có thể sống sót từng ấy năm trong rừng thẳm đầy hổ báo và các động vật nguy hiểm khác. Tờ The Age, một nhật báo xuất bản ở Melbourne (Úc), ngày 23-1 cũng có bài đặt vấn đề "nghi ngờ nhân thân "người rừng" Campuchia".
Theo ông Ksor Lu, "người rừng" chính là con gái của ông, Rơ Chăm H'Pnhiêng, đi lạc năm 8 tuổi. Gia đình Ksor Lu là người dân tộc Jơ Rai, gốc ở xã biên giới Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai). Hiện nay vợ chồng Ksor Lu sống ở huyện Ozađao, tỉnh Rattanakiri (Campuchia), cách Đức Cơ 80km.
Bài báo nêu: ở những nước nghèo, một số người bị bệnh tâm thần thường bị đem giấu thay vì được chữa trị. Đồng thời, theo họ, người lạc trong rừng khó có thể có bàn tay, bàn chân mềm mại, móng tay và móng chân gọn ghẽ như Rơ Chăm H'Pnhiêng. Một số người nhận định vết sẹo quanh cổ tay cô chẳng phải là vết dao cứa, mà là hậu quả của việc bị trói lâu ngày.
Dù khẳng định Rơ Chăm H'Pnhiêng không bị bệnh tâm thần, nhưng bác sĩ Rifa cũng thừa nhận cô vẫn là một bí ẩn lớn, và chỉ có xét nghiệm ADN mới có thể khẳng định liệu cô có phải là con của gia đình ông Ksor Lu hay không. Ông Ksor Lu cũng cho biết sẵn sàng thực hiện xét nghiệm ADN để chứng minh Rơ Chăm H'Pnhiêng chính là con gái ruột bị mất tích của ông.
Hiện tại, theo ông Rifa, Rơ Chăm H'Pnhiêng "đã cảm thấy thoải mái, vui vẻ và hòa nhập hơn với gia đình", không còn biểu hiện của sự sợ hãi. Cô ăn uống tốt và ngủ ngon, thậm chí có thể sử dụng được muỗng để ăn và không có ý định chạy trốn. Hơn nữa, cô bắt đầu có cố gắng giao tiếp với mọi người thông qua tiếp xúc bằng ánh mắt, và đã cố gắng "nói một số từ", chỉ có điều không ai hiểu được. "Đây là sự tiến bộ dù chậm" - ông Rifa cho biết.
Hiện ông Rifa đã rời làng Xom và đến thủ đô Phnom Penh. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ trở lại để nghiên cứu và đánh giá thêm về trường hợp của Rơ Chăm H'Pnhiêng, khi cô có sự hòa nhập tốt hơn.
Theo TTO
Có mặt tại làng Xom, tỉnh Rattanakiri và tiếp xúc "cô gái người rừng" từ 23-1, giáo sư Rifa, thuộc ĐH Oviedo và là chuyên gia thuộc Tổ chức Các nhà tâm lý học không biên giới (Tây Ban Nha), khẳng định chắc chắn: "Rơ Chăm H'Pnhiêng không hề bị bệnh tâm thần" như nhiều người nghi ngờ. Trước đó, người dân trong vùng đặt câu hỏi: liệu Rơ Chăm H'Pnhiêng có phải là "người rừng" thật sự, hay chỉ là một bệnh nhân tâm thần và mới lạc vào rừng thời gian gần đây?
Nghi vấn được đưa ra khi người ta không giải thích nổi tại sao một đứa trẻ có thể sống sót từng ấy năm trong rừng thẳm đầy hổ báo và các động vật nguy hiểm khác. Tờ The Age, một nhật báo xuất bản ở Melbourne (Úc), ngày 23-1 cũng có bài đặt vấn đề "nghi ngờ nhân thân "người rừng" Campuchia".
Theo ông Ksor Lu, "người rừng" chính là con gái của ông, Rơ Chăm H'Pnhiêng, đi lạc năm 8 tuổi. Gia đình Ksor Lu là người dân tộc Jơ Rai, gốc ở xã biên giới Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai). Hiện nay vợ chồng Ksor Lu sống ở huyện Ozađao, tỉnh Rattanakiri (Campuchia), cách Đức Cơ 80km.
Bài báo nêu: ở những nước nghèo, một số người bị bệnh tâm thần thường bị đem giấu thay vì được chữa trị. Đồng thời, theo họ, người lạc trong rừng khó có thể có bàn tay, bàn chân mềm mại, móng tay và móng chân gọn ghẽ như Rơ Chăm H'Pnhiêng. Một số người nhận định vết sẹo quanh cổ tay cô chẳng phải là vết dao cứa, mà là hậu quả của việc bị trói lâu ngày.
Dù khẳng định Rơ Chăm H'Pnhiêng không bị bệnh tâm thần, nhưng bác sĩ Rifa cũng thừa nhận cô vẫn là một bí ẩn lớn, và chỉ có xét nghiệm ADN mới có thể khẳng định liệu cô có phải là con của gia đình ông Ksor Lu hay không. Ông Ksor Lu cũng cho biết sẵn sàng thực hiện xét nghiệm ADN để chứng minh Rơ Chăm H'Pnhiêng chính là con gái ruột bị mất tích của ông.
Hiện tại, theo ông Rifa, Rơ Chăm H'Pnhiêng "đã cảm thấy thoải mái, vui vẻ và hòa nhập hơn với gia đình", không còn biểu hiện của sự sợ hãi. Cô ăn uống tốt và ngủ ngon, thậm chí có thể sử dụng được muỗng để ăn và không có ý định chạy trốn. Hơn nữa, cô bắt đầu có cố gắng giao tiếp với mọi người thông qua tiếp xúc bằng ánh mắt, và đã cố gắng "nói một số từ", chỉ có điều không ai hiểu được. "Đây là sự tiến bộ dù chậm" - ông Rifa cho biết.
Hiện ông Rifa đã rời làng Xom và đến thủ đô Phnom Penh. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ trở lại để nghiên cứu và đánh giá thêm về trường hợp của Rơ Chăm H'Pnhiêng, khi cô có sự hòa nhập tốt hơn.
Theo TTO