Thư giãn - Giải trí => Yêu tiếng cười - Chat chít => Topic started by: saos@ngmo on 21/02/07, 05:06 Return to Full Version
Title: Tết này pháo nổ râm ran
Post by: saos@ngmo on 21/02/07, 05:06
Post by: saos@ngmo on 21/02/07, 05:06
(LĐĐT) - Không dưới 2 lần trong dịp Tết này, người ta gọi điện cho tôi với cùng một câu hỏi: "Hình như nước mình có chủ trương cho đốt pháo lại rồi phải không?" – tôi ớ ra, cố lục lọi lại trong đầu mình cũng như xem trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thấy thông tin này không. Nhưng tuyệt nhiên không hề có!
(http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=17549&at=0&ts=236)
Cấm cũng như không!
Chính tiếng pháo đì đẹt, râm ran ở khắp các con phố, ngõ, khu tập thể trên địa bàn thủ đô trong những ngày giáp Tết và trong Tết đã khiến nhiều người dân tưởng lầm rằng Chính phủ đã bãi bỏ lệnh cấm đốt pháo đã được thiết lập từ 12 năm nay.
Trên phố, xe đang chạy bon bon, bỗng nhiều bà nhiều cô giật thót mình vì tiếng pháo đanh bất ngờ vang lên giữa đường. Nhiều người yếu tim còn bị tiếng pháo làm cho loạng choạng tay lái, ngã xe và tai nạn. Trong các khu tập thể, thậm chí người ta có thể nghe thấy cả tiếng đì đẹt của những băng pháo khá dài nổ trong vòng vài ba phút. Những tiếng pháo lớn hơn cũng được nghe thấy khá thường xuyên. Đây chính là hậu quả của sự nhập lậu pháo Trung Quốc vào Việt Nam dưới nhiều hình thức, nhưng nhìn chung là rất khó kiểm soát và khiến cho các cơ quan chức năng hầu như bó tay.
Pháo Trung Quốc được bày bán nửa công khai, nửa bí mật, nhưng muốn mua cũng không hề khó khăn. Theo tìm hiểu, loại pháo phổ biến nhất hiện nay là những quả pháo diêm, kích thước to bằng cái đũa, khi muốn đốt có thể quẹt một đầu vào hộp diêm rồi vứt ra đường và cả vài giây sau mới phát nổ. Người sử dụng loại pháo này sẽ cảm thấy rất an toàn, khó bị phát hiện. Chỉ khổ những ai là nạn nhân của những trò đùa tai ác này, đặc biệt là giới nữ.
Loại thứ 2 cũng được giới thanh niên nghịch ngợm "ưa chuộng" là pháo ném, nhỏ như viên bi ve: Thuốc nổ được gói trong gói giấy cùng với những hạt sỏi nhỏ tạo ma sát, khi ném mạnh xuống đất hoặc vào vật cứng sẽ phát nổ. Trên đường, nhiều nhóm thanh niên thường dùng loại pháo này để ném vào người, vào xe để trêu nhau. Nhiều nhóm tai quái hơn ném cả vào các bà, các cô đi xe máy trên đường và hậu quả thì hết sức khó lường.
Một số loại pháo hoa, pháo bông cũng góp mặt trong dịp Tết năm nay với nhiều kích cỡ, màu sắc, tầm cao khác nhau và có điều lạ là tất cả đều được đốt một cách khá công khai tại các nơi công cộng, trên các đường phố, ngõ xóm của thủ đô mà hầu như không gặp phải một sự ngăn trở, cảnh cáo hoặc xử lý nào từ phía các lực lượng chức năng. Phải chăng vì đang là ngày Tết mà theo truyền thống của người Việt, chỉ nói chuyện vui trong dịp này nên người ta tạm cho qua những hành động được coi là vi phạm pháp luật như thế này?
(http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/lethangd/20070219/dotphao2.jpg)
Đốt pháo công khai đêm Giao thừa.
Lưu hành pháo: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Đốt pháo vốn là một phong tục truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Tuy nhiên, hàng năm, do số người bị thương tật và tử vong do những tai nạn về pháo gây ra càng ngày càng lớn nên ngày 8.8.1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406/CT-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, trong đó có quy định rõ: Kể từ ngày 1.1.1995, nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa). Nghiêm cấm việc nhập khẩu các loại pháo, các loại thuốc pháo và nguyên liệu làm pháo từ nước ngoài vào Việt Nam. Mọi loại pháo nước ngoài đang được buôn bán trên thị trường Việt Nam đều bị tịch thu và tiêu hủy và thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người đốt các loại pháo trái pháp luật có thể bị xử lý hành chính: phạt tiền từ 200.000-500.000đ; người sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển pháo, thuốc pháo có thể bị phạt 2.000.000-5.000.000đ, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trong trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; tội cố ý gây thương tích hoặc vô ý làm chết người...).
Chỉ thị này cũng nghiêm cấm đốt pháo trong trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang; cấm đốt pháo gây nguy hiểm cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường, trật tự chung...
Hiện nay, chưa có văn bản nào bãi bỏ hoặc thay thế chỉ thị 406/CT-TTg, vì thế, việc vi phạm các quy định trên vẫn sẽ bị xử lý theo pháp luật.
(http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=17549&at=0&ts=236)
Cấm cũng như không!
Chính tiếng pháo đì đẹt, râm ran ở khắp các con phố, ngõ, khu tập thể trên địa bàn thủ đô trong những ngày giáp Tết và trong Tết đã khiến nhiều người dân tưởng lầm rằng Chính phủ đã bãi bỏ lệnh cấm đốt pháo đã được thiết lập từ 12 năm nay.
Trên phố, xe đang chạy bon bon, bỗng nhiều bà nhiều cô giật thót mình vì tiếng pháo đanh bất ngờ vang lên giữa đường. Nhiều người yếu tim còn bị tiếng pháo làm cho loạng choạng tay lái, ngã xe và tai nạn. Trong các khu tập thể, thậm chí người ta có thể nghe thấy cả tiếng đì đẹt của những băng pháo khá dài nổ trong vòng vài ba phút. Những tiếng pháo lớn hơn cũng được nghe thấy khá thường xuyên. Đây chính là hậu quả của sự nhập lậu pháo Trung Quốc vào Việt Nam dưới nhiều hình thức, nhưng nhìn chung là rất khó kiểm soát và khiến cho các cơ quan chức năng hầu như bó tay.
Pháo Trung Quốc được bày bán nửa công khai, nửa bí mật, nhưng muốn mua cũng không hề khó khăn. Theo tìm hiểu, loại pháo phổ biến nhất hiện nay là những quả pháo diêm, kích thước to bằng cái đũa, khi muốn đốt có thể quẹt một đầu vào hộp diêm rồi vứt ra đường và cả vài giây sau mới phát nổ. Người sử dụng loại pháo này sẽ cảm thấy rất an toàn, khó bị phát hiện. Chỉ khổ những ai là nạn nhân của những trò đùa tai ác này, đặc biệt là giới nữ.
Loại thứ 2 cũng được giới thanh niên nghịch ngợm "ưa chuộng" là pháo ném, nhỏ như viên bi ve: Thuốc nổ được gói trong gói giấy cùng với những hạt sỏi nhỏ tạo ma sát, khi ném mạnh xuống đất hoặc vào vật cứng sẽ phát nổ. Trên đường, nhiều nhóm thanh niên thường dùng loại pháo này để ném vào người, vào xe để trêu nhau. Nhiều nhóm tai quái hơn ném cả vào các bà, các cô đi xe máy trên đường và hậu quả thì hết sức khó lường.
Một số loại pháo hoa, pháo bông cũng góp mặt trong dịp Tết năm nay với nhiều kích cỡ, màu sắc, tầm cao khác nhau và có điều lạ là tất cả đều được đốt một cách khá công khai tại các nơi công cộng, trên các đường phố, ngõ xóm của thủ đô mà hầu như không gặp phải một sự ngăn trở, cảnh cáo hoặc xử lý nào từ phía các lực lượng chức năng. Phải chăng vì đang là ngày Tết mà theo truyền thống của người Việt, chỉ nói chuyện vui trong dịp này nên người ta tạm cho qua những hành động được coi là vi phạm pháp luật như thế này?
(http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/lethangd/20070219/dotphao2.jpg)
Đốt pháo công khai đêm Giao thừa.
Lưu hành pháo: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Đốt pháo vốn là một phong tục truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Tuy nhiên, hàng năm, do số người bị thương tật và tử vong do những tai nạn về pháo gây ra càng ngày càng lớn nên ngày 8.8.1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406/CT-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, trong đó có quy định rõ: Kể từ ngày 1.1.1995, nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa). Nghiêm cấm việc nhập khẩu các loại pháo, các loại thuốc pháo và nguyên liệu làm pháo từ nước ngoài vào Việt Nam. Mọi loại pháo nước ngoài đang được buôn bán trên thị trường Việt Nam đều bị tịch thu và tiêu hủy và thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người đốt các loại pháo trái pháp luật có thể bị xử lý hành chính: phạt tiền từ 200.000-500.000đ; người sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển pháo, thuốc pháo có thể bị phạt 2.000.000-5.000.000đ, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trong trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; tội cố ý gây thương tích hoặc vô ý làm chết người...).
Chỉ thị này cũng nghiêm cấm đốt pháo trong trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang; cấm đốt pháo gây nguy hiểm cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường, trật tự chung...
Hiện nay, chưa có văn bản nào bãi bỏ hoặc thay thế chỉ thị 406/CT-TTg, vì thế, việc vi phạm các quy định trên vẫn sẽ bị xử lý theo pháp luật.
QuoteBắc Kinh - Cấm, rồi bỏ, rồi lại cấm!Hải Phong
Vào dịp Tết Nguyên đán Bính Tuất 2006, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã khôi phục lại lệnh cấm đốt pháo. Điều này khiến cho nhiều người thấy hết sức ngạc nhiên vì chỉ mới trước đó vài tháng (chính xác là vào tháng 9.2005), giới chức của TP đã quyết định bãi bỏ lệnh cấm đốt pháo và theo đó, người dân ở một số vùng chỉ định ở Bắc Kinh được phép đốt pháo vào dịp Tết Nguyên đán và một số lễ hội truyền thống. Hiện có khoảng trên 100 thành phố trong tổng số trên 200 thành phố ở Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm đốt pháo sau khi lệnh này được áp dụng từ năm 1995.
Title: Re: Tết này pháo nổ râm ran
Post by: ma_xinh_xan on 24/02/07, 13:22
Post by: ma_xinh_xan on 24/02/07, 13:22
Mình cũng được đốt vài quả pháo, hí hí
Title: Re: Tết này pháo nổ râm ran
Post by: tinhbanvatoi on 25/02/07, 16:36
Post by: tinhbanvatoi on 25/02/07, 16:36
pháo ma đốt hôm đó nổ to nhỉ hihihhi