Cổng vào tri thức => Tin học => Topic started by: vitconhocve on 11/03/07, 22:22 Return to Full Version
Title: 6 bước để cải thiện màu sắc
Post by: vitconhocve on 11/03/07, 22:22
Post by: vitconhocve on 11/03/07, 22:22
6 bước để cải thiện màu sắc (phần 1)
Để xây được một quy trình quản lý màu sắc một cách hiệu quả điều đầu tiên bạn cần hiểu rõ những lý thuyết cơ bản.
Hầu như tất cả chúng ta đều gặp phải vấn đề sau trong thiết kế: Bạn muốn mọi thứ trên sản phẩm cuối cùng giống hệt như cái đã hiển thị trên màn hình của bạn nhưng hỡi ôi cầm bản in trên tay bạn gầm rú lên: "Tôi đâu có dùng cái màu quái quỷ này". Bạn tự hỏi thế nào mới đúng? Cái nào mới đúng: màn hình của bạn hay cái máy in? Và nguy cơ là chẳng cái nào là đúng cả. Không ai có khả năng giải thích được, dường như là vậy.
Vấn đề là gì? Có thể khắc phục được không?
Trong sáu phần sẽ được giới thiệu lần lượt, chuyên gia về màu Michael Jahn sẽ mô tả màu sắc là loại "động vật khó bảo" như thế nào và thuần phục nó như thế nào. Ông đưa ra 6 bước để có màu sắc như ý:
1. Hiểu các công cụ của bạn: máy tính, màn hình, phần mềm, máy in,...
2. Tổ chức hệ thống của bạn
3. Tận dụng tối đa các ứng dụng liên quan
4. Giám sát, điều chỉnh hoạt động của màn hình
5. Nâng cấp máy in
6. Hoàn thiện các file PDF
Phần 1- Hiểu các công cụ của bạn
Có thể là bất thường khi bắt đầu một bài báo bằng một lời xin lỗi, nhưng bán đáng được một lời xin lỗi. Nhẽ ra bạn không phải bận tâm về việc quản lý màu. Nhưng bất hạnh thay bạn phải lo lắng về nó rất nhiều. Rất lấy làm tiếc cho bạn.
Bạn chẳng phải ngó ngàng gì tới việc quản lý bàn phím của bạn. Nó hoạt động cực tốt. Bạn nhấn phím E và thế là bạn có một chữ E trên màn hình chứ không phải là một thứ gì đó mơ hồ tựa như lai giữa chữ E và một kí tự khác.
Thế nhưng đời thật chớ trêu, màu sắc của bạn lại không được như vậy. Nắm bắt và tái tạo được màu sắc một cách đầy đủ là một công việc đòi hỏi sự khéo léo cao độ. Hãy đi đến các quán café bóng đá và quan sát tất cả các tivi, bạn sẽ nhận thấy rằng cùng một trận bóng đấy với cùng một đầu thu sóng hay giải mã thì mầu sắc ở mỗi tivi cũng có một khác biệt lớn.
Dự đoán được màu sắc qua màn hình và các thiết bị đầu ra là một lợi thế lớn. Các nhà thiết kế cần một trang màu có thể tái tạo được trên các công nghệ khác nhau với những kết quả chắc chắn, ổn định. Điều đó là có thể nếu bạn cài đặt, tổ chức hệ thống của bạn đúng cách và -ơn trời!- ứng dụng các trình quản lý màu.
Trước khi khám phá quản lý màu là gì và sử dụng nó như thế nào, hãy xem xem màu sắc "xảy ra" như thế nào trong môi trường số.
Các bức hình số được tạo ra bằng các ô vuông màu cực nhỏ được gọi là pixel, và mỗi pixel được miêu tả băng cách sử dụng một bộ giá trị màu (xem khung 1). Có nhiều cách khác nhau để "định nghĩa" màu:
•Màu cộng (Additive)-Chồng càng nhiều màu (màu của ánh sáng) thì tạo ra màu càng sáng.
•Màu trừ (Subtractive)-Chồng càng nhiều màu (màu của mực in) thì tạo ra màu càng tối.
Một quả chuối có màu vàng khi nó chín, phải vậy không? Không nhất thiết. Bạn muốn có bằng chứng ư? Hãy để nó trong phòng kín và đóng cửa không cho ánh sáng lọt vào. Bạn thấy gì? Chẳng gì cả. Bây giờ, nếu bạn có hình ảnh của một quả chuối trên màn hình máy tính, bạn có thể thấy nó trong bóng tối. Tại sao? Đơn giản, màn hình đã mang ánh sáng tới căn phòng tối tăm của bạn.
Bạn cần ánh sáng chiếu tới vật thể để bạn có thể nhìn thấy chúng. Chính xác hơn bạn cần ánh sáng phản chiếu từ vật thể tới mắt bạn. Các vật thể khác nhau hấp thu các bước sóng ánh sáng khác nhau và phản chiếu những bước sóng còn lại. Những bước sóng còn lại này mà mắt ta tiếp nhận được chính là màu của vật thể đó.
Sau đây là điểm mấu chốt nhất của việc quản lý màu trong môi trường số: Để có màu sắc hiển thị như nhau trên các thiết bị khác nhau, giá trị màu của chúng phải được thay thế hay chuyển đổi phù hợp với từng thiết bị. Đối với một màu để có sự tương thích cả trên màn hình (sử dụng 3 màu ánh sáng RGB) và trên máy in màu (sử dụng mực in 4 màu CMYK), bạn áp dụng các cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Điều này được thực hiện với các bảng biểu, phương trình và các "mánh khóe" khác. Trên máy tính, nó được hoàn thành một cách nhanh chóng bởi các phần mềm chuyển đổi giá trị màu.
Khung hình 1:
Các màu được miêu tả bằng các giá trị-một nhóm các con số- như là việc khoảng cách được miêu tả bởi các đơn vị inch, mét và các đơn vị tương tự thế. Ví dụ, một màu có thể được mô tả như sau : Đỏ (Red)=153, Xanh lục (Green)=255, Xanh dương (Blue)=204. Như vậy có nghĩa là gì? Trong hệ màu RGB (được sử dụng trên màn hình), điều đó có nghĩa là một màu xanh dương nhạt như điểm màu phía dưới. Để biểu hiện cùng một màu trong hệ màu CMYK (được sử dụng trong in ấn 4 màu), các con số sẽ là: Cyan=51, Magenta=0, Yellow=37, Black=0.
Giả sử như chúng ta gửi cùng một giá trị màu tới 2 thiết bị hiển thị màu, ví dụ như 2 màn hình máy tính. Nếu những màn hình nay hiển thị màu khác nhau thì để cho chúng giống nhau chúng ta phải gửi các con số khác tới một trong số 2 màn hình. Như vậy chúng ta mới có cùng một kết quả.
Để hiểu hơn khái niệm này, hãy đọc vài một khái niệm cơ bản sau đây:
• Một màu được đại diện bởi các con số. Một bộ số đại diện cho một màu nào đó được gọi là giá trị màu. Các con số sẽ khác nhau trong các hệ màu khác nhau-RGB, CMYK, ...
• Các con số quy tới một hệ thống nhận dạng xác định đối với một thiết bị xác định. Cũng như gương mặt của con người, mỗi một thiết bị có đặc điểm nhận dạng riêng.
• Hệ thống nhận dạng là một tham chiếu giải thích ý nghĩa của các con số-sự biểu hiện màu sắc (có thể coi là một hệ thống giải mã và nhận diện màu).
• Khi một hình ảnh được chuyển từ thiết bị này tới thiết bị khác (từ nguồn tới đích), tham chiếu sẽ thay đổi.
• Khi di chuyển hình ảnh, cần phải thay đổi thông số để ý nghĩa (tức màu sắc được biểu hiện) vẫn giữ nguyên.
• Quá trình thay đổi thông số được gọi là chuyển đổi màu. Việc này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, hoặc là ngay trong các chương trình xử lý ảnh như Adobe Photoshop hoặc nếu đầu ra là máy in, có thể thực hiện trong giai đoạn in ấn thậm chí ngay trong máy in.
• Chuyển đổi màu được thực hiện bởi một phần của chương trình được gọi là động cơ màu. Các hệ thống nhận dạng và các động cơ màu có thể nằm trong các ứng dụng hoặc ngay trong hệ điều hành. Trong hệ điều hành Macintosh, việc quản lý màu được thực hiện bởi ColorSync, trong khi một vài phiên bản của Windows lại sử dụng Image Color Management, ICM ở mức độ hệ thống.
Khung 2: ICC
International Color Consortium (Liên minh về Màu quốc tế) được thành lập năm 1993 bởi 8 nhà sản xuất trong ngành với mục đích tạo ra, phổ biến, thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa và cải tiến hệ thống quản lý màu- mở, trung lập và thống nhất. (Tham khảo về ICC: www.color.org.)
Trong tiêu chuẩn ICC này biểu thị các không gian màu khác nhau: Toàn bộ vùng hiển thị là các màu mà mắt người có thể nhìn thấy được. Các không gian màu khác chỉ chiếm một phần quang phổ có thể nhìn thấy.
Trong loạt bài này, chúng ta sẽ xem xét lấy một nguồn nào đó (như một bản can trong suốt hay một file mà bạn tạo ra trong một ứng dụng như Adobe Illustrator) và chuyển đổi nó sang một bộ giá trị đã chuyển đổi phù hợp với các thiết bị đích khác nhau, như màn hình và máy in.
Nó làm việc như thế nào?
Giải thích một cách đơn giản như thế này: Trước tiên chúng ta hãy đơn giản hóa tình huống bằng việc bắt đầu với một hệ màu cố định. Một sự chuyển đổi trên nguồn là tất cả những gì chúng ta cần để đưa ra một tiêu chuẩn, và một sự chuyển đổi trên đích là tất cả những gì chúng ta cần để chiếu theo mỗi đích.
Nghe có vẻ kỹ thuật nhưng thật sự là rất đơn giản. Chúng ta thay đổi dữ liệu RGB hiện thị trên màn hình của bạn thành một dạng màu được gọi là trung gian thiết bị để nó có thể được chuyển đổi thành hệ màu đích, ví dụ như máy in của bạn. Quy tắc này là một phần quan trọng của cái mà các nhà sản xuất các chương trình quản lý màu tham chiếu tới như là màu cho các thiết bị độc lập (xem khung 2).
Để tạo ra một định nghĩa về trung gian thiết bị của một màu, chúng ta phát triển một hệ thống nhận diện ICC, một hồ sơ miêu tả cách một thiết bị cụ thể tạo ra màu như thế nào- đó là không gian màu đặc trưng của thiết bị. Các hệ thống nhận diện ICC được tạo ra cho 3 loại thiết bị:
• Thiết bị hiển thị (màn hình)
• Thiết bị đầu vào (máy scan, camera số)
• Thiết bị đầu ra (máy in)
Một hệ thống nhận diện miêu tả đầy đủ thiết bị sẽ cho bạn những kết quả tốt nhất trong công việc xử lý màu.
Bài tới: Tổ chức hệ thống của bạn
Trong phần 2, Michael Jahn sẽ nó cho bạn biết làm thế nào để tổ chức máy tính và các thiết bị ngoại vi của bạn để bắt đầu xây dựng một quy trình quản lý màu.
(Michael Jahn là một cố vấn cho các nhà sản xuất hệ thống quy trình làm việc số trong ngành công nghiệp xuất bản và in ấn. Chuyên môn của ông nằm trong các lĩnh vực PDF, xử lý PDF, tiền in ấn và quản lý màu.)
TG: Tùng Arena dịch
Để xây được một quy trình quản lý màu sắc một cách hiệu quả điều đầu tiên bạn cần hiểu rõ những lý thuyết cơ bản.
Hầu như tất cả chúng ta đều gặp phải vấn đề sau trong thiết kế: Bạn muốn mọi thứ trên sản phẩm cuối cùng giống hệt như cái đã hiển thị trên màn hình của bạn nhưng hỡi ôi cầm bản in trên tay bạn gầm rú lên: "Tôi đâu có dùng cái màu quái quỷ này". Bạn tự hỏi thế nào mới đúng? Cái nào mới đúng: màn hình của bạn hay cái máy in? Và nguy cơ là chẳng cái nào là đúng cả. Không ai có khả năng giải thích được, dường như là vậy.
Vấn đề là gì? Có thể khắc phục được không?
Trong sáu phần sẽ được giới thiệu lần lượt, chuyên gia về màu Michael Jahn sẽ mô tả màu sắc là loại "động vật khó bảo" như thế nào và thuần phục nó như thế nào. Ông đưa ra 6 bước để có màu sắc như ý:
1. Hiểu các công cụ của bạn: máy tính, màn hình, phần mềm, máy in,...
2. Tổ chức hệ thống của bạn
3. Tận dụng tối đa các ứng dụng liên quan
4. Giám sát, điều chỉnh hoạt động của màn hình
5. Nâng cấp máy in
6. Hoàn thiện các file PDF
Phần 1- Hiểu các công cụ của bạn
Có thể là bất thường khi bắt đầu một bài báo bằng một lời xin lỗi, nhưng bán đáng được một lời xin lỗi. Nhẽ ra bạn không phải bận tâm về việc quản lý màu. Nhưng bất hạnh thay bạn phải lo lắng về nó rất nhiều. Rất lấy làm tiếc cho bạn.
Bạn chẳng phải ngó ngàng gì tới việc quản lý bàn phím của bạn. Nó hoạt động cực tốt. Bạn nhấn phím E và thế là bạn có một chữ E trên màn hình chứ không phải là một thứ gì đó mơ hồ tựa như lai giữa chữ E và một kí tự khác.
Thế nhưng đời thật chớ trêu, màu sắc của bạn lại không được như vậy. Nắm bắt và tái tạo được màu sắc một cách đầy đủ là một công việc đòi hỏi sự khéo léo cao độ. Hãy đi đến các quán café bóng đá và quan sát tất cả các tivi, bạn sẽ nhận thấy rằng cùng một trận bóng đấy với cùng một đầu thu sóng hay giải mã thì mầu sắc ở mỗi tivi cũng có một khác biệt lớn.
Dự đoán được màu sắc qua màn hình và các thiết bị đầu ra là một lợi thế lớn. Các nhà thiết kế cần một trang màu có thể tái tạo được trên các công nghệ khác nhau với những kết quả chắc chắn, ổn định. Điều đó là có thể nếu bạn cài đặt, tổ chức hệ thống của bạn đúng cách và -ơn trời!- ứng dụng các trình quản lý màu.
Trước khi khám phá quản lý màu là gì và sử dụng nó như thế nào, hãy xem xem màu sắc "xảy ra" như thế nào trong môi trường số.
Các bức hình số được tạo ra bằng các ô vuông màu cực nhỏ được gọi là pixel, và mỗi pixel được miêu tả băng cách sử dụng một bộ giá trị màu (xem khung 1). Có nhiều cách khác nhau để "định nghĩa" màu:
•Màu cộng (Additive)-Chồng càng nhiều màu (màu của ánh sáng) thì tạo ra màu càng sáng.
•Màu trừ (Subtractive)-Chồng càng nhiều màu (màu của mực in) thì tạo ra màu càng tối.
Một quả chuối có màu vàng khi nó chín, phải vậy không? Không nhất thiết. Bạn muốn có bằng chứng ư? Hãy để nó trong phòng kín và đóng cửa không cho ánh sáng lọt vào. Bạn thấy gì? Chẳng gì cả. Bây giờ, nếu bạn có hình ảnh của một quả chuối trên màn hình máy tính, bạn có thể thấy nó trong bóng tối. Tại sao? Đơn giản, màn hình đã mang ánh sáng tới căn phòng tối tăm của bạn.
Bạn cần ánh sáng chiếu tới vật thể để bạn có thể nhìn thấy chúng. Chính xác hơn bạn cần ánh sáng phản chiếu từ vật thể tới mắt bạn. Các vật thể khác nhau hấp thu các bước sóng ánh sáng khác nhau và phản chiếu những bước sóng còn lại. Những bước sóng còn lại này mà mắt ta tiếp nhận được chính là màu của vật thể đó.
Sau đây là điểm mấu chốt nhất của việc quản lý màu trong môi trường số: Để có màu sắc hiển thị như nhau trên các thiết bị khác nhau, giá trị màu của chúng phải được thay thế hay chuyển đổi phù hợp với từng thiết bị. Đối với một màu để có sự tương thích cả trên màn hình (sử dụng 3 màu ánh sáng RGB) và trên máy in màu (sử dụng mực in 4 màu CMYK), bạn áp dụng các cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Điều này được thực hiện với các bảng biểu, phương trình và các "mánh khóe" khác. Trên máy tính, nó được hoàn thành một cách nhanh chóng bởi các phần mềm chuyển đổi giá trị màu.
Khung hình 1:
Các màu được miêu tả bằng các giá trị-một nhóm các con số- như là việc khoảng cách được miêu tả bởi các đơn vị inch, mét và các đơn vị tương tự thế. Ví dụ, một màu có thể được mô tả như sau : Đỏ (Red)=153, Xanh lục (Green)=255, Xanh dương (Blue)=204. Như vậy có nghĩa là gì? Trong hệ màu RGB (được sử dụng trên màn hình), điều đó có nghĩa là một màu xanh dương nhạt như điểm màu phía dưới. Để biểu hiện cùng một màu trong hệ màu CMYK (được sử dụng trong in ấn 4 màu), các con số sẽ là: Cyan=51, Magenta=0, Yellow=37, Black=0.
Giả sử như chúng ta gửi cùng một giá trị màu tới 2 thiết bị hiển thị màu, ví dụ như 2 màn hình máy tính. Nếu những màn hình nay hiển thị màu khác nhau thì để cho chúng giống nhau chúng ta phải gửi các con số khác tới một trong số 2 màn hình. Như vậy chúng ta mới có cùng một kết quả.
Để hiểu hơn khái niệm này, hãy đọc vài một khái niệm cơ bản sau đây:
• Một màu được đại diện bởi các con số. Một bộ số đại diện cho một màu nào đó được gọi là giá trị màu. Các con số sẽ khác nhau trong các hệ màu khác nhau-RGB, CMYK, ...
• Các con số quy tới một hệ thống nhận dạng xác định đối với một thiết bị xác định. Cũng như gương mặt của con người, mỗi một thiết bị có đặc điểm nhận dạng riêng.
• Hệ thống nhận dạng là một tham chiếu giải thích ý nghĩa của các con số-sự biểu hiện màu sắc (có thể coi là một hệ thống giải mã và nhận diện màu).
• Khi một hình ảnh được chuyển từ thiết bị này tới thiết bị khác (từ nguồn tới đích), tham chiếu sẽ thay đổi.
• Khi di chuyển hình ảnh, cần phải thay đổi thông số để ý nghĩa (tức màu sắc được biểu hiện) vẫn giữ nguyên.
• Quá trình thay đổi thông số được gọi là chuyển đổi màu. Việc này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, hoặc là ngay trong các chương trình xử lý ảnh như Adobe Photoshop hoặc nếu đầu ra là máy in, có thể thực hiện trong giai đoạn in ấn thậm chí ngay trong máy in.
• Chuyển đổi màu được thực hiện bởi một phần của chương trình được gọi là động cơ màu. Các hệ thống nhận dạng và các động cơ màu có thể nằm trong các ứng dụng hoặc ngay trong hệ điều hành. Trong hệ điều hành Macintosh, việc quản lý màu được thực hiện bởi ColorSync, trong khi một vài phiên bản của Windows lại sử dụng Image Color Management, ICM ở mức độ hệ thống.
Khung 2: ICC
International Color Consortium (Liên minh về Màu quốc tế) được thành lập năm 1993 bởi 8 nhà sản xuất trong ngành với mục đích tạo ra, phổ biến, thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa và cải tiến hệ thống quản lý màu- mở, trung lập và thống nhất. (Tham khảo về ICC: www.color.org.)
Trong tiêu chuẩn ICC này biểu thị các không gian màu khác nhau: Toàn bộ vùng hiển thị là các màu mà mắt người có thể nhìn thấy được. Các không gian màu khác chỉ chiếm một phần quang phổ có thể nhìn thấy.
Trong loạt bài này, chúng ta sẽ xem xét lấy một nguồn nào đó (như một bản can trong suốt hay một file mà bạn tạo ra trong một ứng dụng như Adobe Illustrator) và chuyển đổi nó sang một bộ giá trị đã chuyển đổi phù hợp với các thiết bị đích khác nhau, như màn hình và máy in.
Nó làm việc như thế nào?
Giải thích một cách đơn giản như thế này: Trước tiên chúng ta hãy đơn giản hóa tình huống bằng việc bắt đầu với một hệ màu cố định. Một sự chuyển đổi trên nguồn là tất cả những gì chúng ta cần để đưa ra một tiêu chuẩn, và một sự chuyển đổi trên đích là tất cả những gì chúng ta cần để chiếu theo mỗi đích.
Nghe có vẻ kỹ thuật nhưng thật sự là rất đơn giản. Chúng ta thay đổi dữ liệu RGB hiện thị trên màn hình của bạn thành một dạng màu được gọi là trung gian thiết bị để nó có thể được chuyển đổi thành hệ màu đích, ví dụ như máy in của bạn. Quy tắc này là một phần quan trọng của cái mà các nhà sản xuất các chương trình quản lý màu tham chiếu tới như là màu cho các thiết bị độc lập (xem khung 2).
Để tạo ra một định nghĩa về trung gian thiết bị của một màu, chúng ta phát triển một hệ thống nhận diện ICC, một hồ sơ miêu tả cách một thiết bị cụ thể tạo ra màu như thế nào- đó là không gian màu đặc trưng của thiết bị. Các hệ thống nhận diện ICC được tạo ra cho 3 loại thiết bị:
• Thiết bị hiển thị (màn hình)
• Thiết bị đầu vào (máy scan, camera số)
• Thiết bị đầu ra (máy in)
Một hệ thống nhận diện miêu tả đầy đủ thiết bị sẽ cho bạn những kết quả tốt nhất trong công việc xử lý màu.
Bài tới: Tổ chức hệ thống của bạn
Trong phần 2, Michael Jahn sẽ nó cho bạn biết làm thế nào để tổ chức máy tính và các thiết bị ngoại vi của bạn để bắt đầu xây dựng một quy trình quản lý màu.
(Michael Jahn là một cố vấn cho các nhà sản xuất hệ thống quy trình làm việc số trong ngành công nghiệp xuất bản và in ấn. Chuyên môn của ông nằm trong các lĩnh vực PDF, xử lý PDF, tiền in ấn và quản lý màu.)
TG: Tùng Arena dịch