Thư giãn - Giải trí => Giao lưu âm nhạc => Topic started by: saos@ngmo on 12/03/07, 13:25 Return to Full Version
Title: Hồng Nhung và câu chuyện phía sau nhạc Trịnh
Post by: saos@ngmo on 12/03/07, 13:25
Post by: saos@ngmo on 12/03/07, 13:25
Trở lại Hà Nội sau một thời gian dài, lại đúng vào những ngày trở lạnh đột ngột để hát những ca khúc nhạc Trịnh, Hồng Nhung bảo như thế là "trời đã thương" chị. Trong tâm trạng ấy, cô Bống kể về những câu chuyện dài ít ai biết tới đằng sau mỗi ca khúc.
Câu chuyện về "giáo đường tình yêu"
9 ca khúc trong Như cánh vạc bay, đĩa nhạc Trịnh gần đây nhất của Hồng Nhung không phải là một câu chuyện thường thấy trong các CD trước đó mà chỉ "cố gắng đưa đến cho người nghe một thông điệp". "Đôi khi một câu chuyện không cần có ba phần: mở đầu, phần thân rồi phần kết mà chỉ một câu nói vu vơ cũng đã đủ một cho một thông điệp", chị tâm sự. Và Như cánh vạc bay mang ý nghĩa đặc biệt như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã kể về ca khúc Tuổi đá buồn của mình.
"Ngày đó ở Huế, nhạc sĩ thường gặp một cô gái mặc áo sơ mi trắng rất giản dị, cầm hoa hồng trước ngực và đến nhà thờ một mình mỗi sáng chủ nhật. Bình thường ai đi lễ nhà thờ thường cầm nến nhưng riêng cô gái này lại cầm hoa hồng nên nhạc sĩ họ Trịnh nghĩ cô gái đi cầu xin cho tình yêu của mình, vì thế ông đã viết ca khúc cho người con gái không quen. Cô gái ấy còn rất trẻ như nhạc sĩ viết "đóa hoa hồng cài lên tóc mây", nhưng cùng với thời gian, cô gái đó chắc đã cầu xin nhiều lắm, lâu lắm cho tình yêu của mình nên cuối bài ông đã viết "đóa hoa hồng tàn hôn lên môi - em gầy ngón dài - lời ru miệt mài".
Khi Trịnh Công Sơn mất đi mà vẫn chưa xây được một "giáo đường tình yêu" bằng gạch ngói dành cho mọi người như nguyện ước, những người có tâm huyết với nhạc Trịnh như nhạc sĩ Hoài Sa, đạo diễn Phạm Hoàng Nam đã giúp Hồng Nhung xây nên giáo đường ấy trong đêm Như cánh vạc bay cách đây chưa lâu. "Ở đó, một không gian không chỉ có nến, ánh đèn trên sân khấu mà ở dưới hàng ghế còn có khán giả đang cầu nguyện cho tình yêu của mỗi người", chị kể.
Và câu chuyện về sự giản dị
Để thu âm Như cánh vạc bay, đĩa nhạc Trịnh sau khoảng cách 5 năm, công việc chọn bài đã khiến Hồng Nhung mất rất nhiều thời gian vì trong một "biển" 600 ca khúc, chọn được 9 bài là công việc thực sự khó khăn. Có những ca khúc chị đã thu âm hoàn chỉnh rồi, sau đó lại bỏ đi để chọn bài khác. Một thuận lợi hơn cả là Hồng Nhung và nhạc sĩ Hoài Sa, người chịu trách nhiệm hòa âm phối khí và biên tập đã "không hẹn mà gặp" phong cách âm nhạc cho album này. Đó là phong cách blue jazz không cầu kỳ, đưa nhạc Trịnh về với chính sự giản dị, mộc mạc.
"Không cần ai phải thuyết phục ai. Tôi đến nhà và anh Hoài Sa đệm piano cho tôi hát, tự nhiên như khi tôi đứng hát bên chiếc piano tại nhà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn... Hát một cách giản dị có lẽ hợp nhất với nhạc Trịnh, chỉ cần một chiếc đàn guitar và để cho cảm xúc thật bay bổng. Nếu như trước đây, mình hơi miết, hơi đẩy mạnh ra một chút thì bây giờ nhẹ hơn như nói chậm, thậm chí nói nhẹ", chị chia sẻ.
Theo VTV
Câu chuyện về "giáo đường tình yêu"
9 ca khúc trong Như cánh vạc bay, đĩa nhạc Trịnh gần đây nhất của Hồng Nhung không phải là một câu chuyện thường thấy trong các CD trước đó mà chỉ "cố gắng đưa đến cho người nghe một thông điệp". "Đôi khi một câu chuyện không cần có ba phần: mở đầu, phần thân rồi phần kết mà chỉ một câu nói vu vơ cũng đã đủ một cho một thông điệp", chị tâm sự. Và Như cánh vạc bay mang ý nghĩa đặc biệt như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã kể về ca khúc Tuổi đá buồn của mình.
"Ngày đó ở Huế, nhạc sĩ thường gặp một cô gái mặc áo sơ mi trắng rất giản dị, cầm hoa hồng trước ngực và đến nhà thờ một mình mỗi sáng chủ nhật. Bình thường ai đi lễ nhà thờ thường cầm nến nhưng riêng cô gái này lại cầm hoa hồng nên nhạc sĩ họ Trịnh nghĩ cô gái đi cầu xin cho tình yêu của mình, vì thế ông đã viết ca khúc cho người con gái không quen. Cô gái ấy còn rất trẻ như nhạc sĩ viết "đóa hoa hồng cài lên tóc mây", nhưng cùng với thời gian, cô gái đó chắc đã cầu xin nhiều lắm, lâu lắm cho tình yêu của mình nên cuối bài ông đã viết "đóa hoa hồng tàn hôn lên môi - em gầy ngón dài - lời ru miệt mài".
Khi Trịnh Công Sơn mất đi mà vẫn chưa xây được một "giáo đường tình yêu" bằng gạch ngói dành cho mọi người như nguyện ước, những người có tâm huyết với nhạc Trịnh như nhạc sĩ Hoài Sa, đạo diễn Phạm Hoàng Nam đã giúp Hồng Nhung xây nên giáo đường ấy trong đêm Như cánh vạc bay cách đây chưa lâu. "Ở đó, một không gian không chỉ có nến, ánh đèn trên sân khấu mà ở dưới hàng ghế còn có khán giả đang cầu nguyện cho tình yêu của mỗi người", chị kể.
Và câu chuyện về sự giản dị
Để thu âm Như cánh vạc bay, đĩa nhạc Trịnh sau khoảng cách 5 năm, công việc chọn bài đã khiến Hồng Nhung mất rất nhiều thời gian vì trong một "biển" 600 ca khúc, chọn được 9 bài là công việc thực sự khó khăn. Có những ca khúc chị đã thu âm hoàn chỉnh rồi, sau đó lại bỏ đi để chọn bài khác. Một thuận lợi hơn cả là Hồng Nhung và nhạc sĩ Hoài Sa, người chịu trách nhiệm hòa âm phối khí và biên tập đã "không hẹn mà gặp" phong cách âm nhạc cho album này. Đó là phong cách blue jazz không cầu kỳ, đưa nhạc Trịnh về với chính sự giản dị, mộc mạc.
"Không cần ai phải thuyết phục ai. Tôi đến nhà và anh Hoài Sa đệm piano cho tôi hát, tự nhiên như khi tôi đứng hát bên chiếc piano tại nhà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn... Hát một cách giản dị có lẽ hợp nhất với nhạc Trịnh, chỉ cần một chiếc đàn guitar và để cho cảm xúc thật bay bổng. Nếu như trước đây, mình hơi miết, hơi đẩy mạnh ra một chút thì bây giờ nhẹ hơn như nói chậm, thậm chí nói nhẹ", chị chia sẻ.
Theo VTV
Title: Re: Hồng Nhung và câu chuyện phía sau nhạc Trịnh
Post by: ma_xinh_xan on 13/03/07, 19:02
Post by: ma_xinh_xan on 13/03/07, 19:02
Em rất thích nghe nhạc Trịnh dù đôi khi không hiểu hết được những ý nghĩa của ca từ bài hát, rất khó để hiểu. Nhưng nhạc Trịnh đúng là phải là hát giản dị mới hay. Khác với mọi người thích nghe Khánh Ly còn Ma thích Hồng Nhung và Quang Dũng hát,giản dị và chân thật,nghe Khánh Ly hát cảm giác lành lạnh rất ma quái.