Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: saos@ngmo on 16/03/07, 17:11 Return to Full Version
Title: Trang Hạ: 'Trung Quốc có dòng văn học mạng'
Post by: saos@ngmo on 16/03/07, 17:11
Post by: saos@ngmo on 16/03/07, 17:11
Mải mê với các diễn đàn, blog văn học, Trang Hạ là một trong số không nhiều nhà văn trẻ đi sâu vào thế giới mạng và nhìn thấu trong cuộc sống ảo ấy những khuôn mặt thật. Chị vừa dịch và cho xuất bản cuốn tiểu thuyết nguồn gốc từ văn học mạng Trung Quốc "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" của Bảo Thê.
- Có vẻ nặng lòng với đời sống ảo, chị đánh giá thế nào về việc xuất bản trên
Internet?
- Tôi cho rằng, mạng là một thế giới mở và ai cũng có thể "xuất bản" những tác phẩm của mình. Tôi đến với văn học mạng khá tình cờ. Trước đây, khi chưa làm blog tiếng Việt, tôi có mở một blog tiếng Hoa và post lên đó các sáng tác bằng tiếng Hoa của mình. Rồi cũng có khá nhiều người quan tâm đến văn chương mạng vào đọc. Từ đó tôi bất ngờ nhận ra, ở Đài Loan và đại lục, văn học mạng đang ở thế thượng phong.
Người ta có hẳn một dòng văn học riêng. Có những nhà xuất bản chỉ in những tác phẩm xuất hiện từ Internet, có một dòng văn chương, đa phần của những người trẻ tuổi, được xếp thành kệ lớn tại các nhà sách. Những tên tuổi được biết nhiều hiện nay ở Việt Nam như Quách Kính Minh, Hàn Hàn... chính là con đẻ của dòng văn học này.
- Sao chị lại có hứng thú với dòng văn học này nhiều đến thế?
- Nói thực lòng, hầu hết các sách văn học Trung Quốc được dịch ở Việt Nam thì tôi không đọc. Dòng Linglei cũng vậy. Tôi đọc văn học Trung Hoa chủ yếu trên mạng, thậm chí tác giả chỉ là một cái nick vô danh tính. Nhưng quả là có nhiều bất ngờ. Tôi đã dịch nhiều tác phẩm ra tiếng Việt và đưa hàng tuần lên blog của mình, tạo được hứng thú phần nào cho bạn đọc. Cuốn tiểu thuyết Xin lỗi, em chỉ là con đĩ của Bảo Thê cũng đã được xuất bản ra tiếng Việt bởi NXB Hội Nhà văn. Đó là một tác phẩm văn học mạng hoàn chỉnh. Một đời sống cuồn cuộn chảy và rất nhân văn.
(http://www.evan.com.vn/News/chan-dung/2007/03/3B9AD736/ha.jpg)
Nhà văn Trang Hạ. Ảnh: trangha.
- Vì sao chị nhận ra được "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" trong hàng triệu thứ cả vàng cả rác như thế?
- À, tại Trung Quốc có những diễn đàn, trang web chuyên về văn học. Tôi có qua đó và dựa vào số người xem để truy cập. Xin lỗi, em chỉ là con đĩ mãi đến tháng 6/2006 mới được lên mạng. Nhưng thực sự nhanh chóng, số người đọc nó đã lên tới hàng triệu. Tôi đọc, ngỡ ngàng, vừa đọc vừa dịch, phải nói tốc độ dịch cũng ngang tốc độ đọc, nên nhanh chóng phổ biến qua mạng Việt ngữ là vì thế.
- Rồi chị tìm Bảo Thê - mẹ đẻ của "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" - như thế nào?
- Dịch văn học mạng rất cực, ở chỗ phải tìm được tác giả thực để xin bản quyền. Đặc trưng của các blogger là những sự sao chép không ghi nguồn, nên cứ lần hồi nhiều tôi cũng tìm được Bảo Thê qua e-mail. Bảo Thê thực sự rất trẻ, cô ấy sinh 1985, đã có chồng, bút danh Bảo Thê có nghĩa là vợ quý. Chồng cô ấy là luật sự và là người đứng ra thương thảo với tôi chuyện bản quyền. Hai vợ chồng họ dùng chung số điện thoại, chung địa chỉ e-mail và mật khẩu, đời sống thật cởi mở. Cô ấy đã đồng ý cho tôi chuyển ngữ toàn bộ tiểu thuyết của mình ra tiếng Việt.
- Nhìn vào văn học mạng tiếng Việt, chị thấy có gì giống và khác với văn học mạng tiếng Hoa?
- Tôi thấy, mới có Trần Thu Trang với Phải lấy người như anh là người đặt dấu chấm đầu tiên cho văn học mạng tiếng Việt. Sau Trang chưa thấy ai. So với rừng tác phẩm đồ sộ tiếng Hoa kia và cả lớp nhà văn mạng khác của Trung Quốc thì chúng ta chẳng có gì đáng nói. Sắp tới, tôi có dự định tuyển chọn những tác phẩm văn học mạng, tên tác giả chỉ là những nickname để bạn đọc dễ dàng lên mạng và tìm những cái tên ấy.
Có ý định thành nhà văn mạng không với tôi thật khó nói. Vì đời sống của tôi không hoàn toàn trên mạng như mọi người nghĩ. Mỗi ngày tôi dành 2 giờ (từ 22h đến 0h) để đưa thông tin lên blog của mình. Nhưng quả thật, thời gian sau này, phần lớn những gì tôi viết đều trên Internet.
- Blog của chị luôn được nhắc đến trong các bài viết về văn học mạng. Theo chị, đó là nhờ các bài dịch của chị hay nhờ những sáng tác mới?
- Blog của tôi thường đông người đọc vào những ngày cuối tuần, có ngày lên đến vài chục nghìn người, tôi nghĩ có thể coi nó ngang với một tờ báo điện tử nhỏ về lượng người đọc. Nhưng tôi lặn lội ở trên đó cả năm trời, rồi nhận ra một sự bi quan về bạn đọc. Người ta vào đó vì blog của Trang Hạ chứ không phải vì những tác phẩm của cô ấy.
- Người ta nói, mạng Internet tạo cho người ta cảm giác sống giữa muôn ngàn cánh cửa nhưng lại biến họ đứng như pho tượng trước cánh cửa của cuộc sống thực. Người nghiện net thường lơ mơ với đời sống. Có ý kiến cho rằng có thể vì lý do đó mà những sáng tác của chị cũng không còn như trước nữa. Chị nói sao?
- Tôi không có nhiều thì giờ cho Internet vì cuộc sống của tôi vô cùng bận rộn. Nhưng mỗi khi vào mạng thì thấy cũng hơi bất ngờ, có những người buổi sáng vào blog của tôi góp ý, buổi chiều gửi tin nhắn, buổi tối gửi tin qua yahoo. Vậy là ít nhất có 3 lần họ vào blog của tôi. Hoặc những người chầu chực để "póc tem" (người đầu tiên góp ý) cho blog chẳng hạn. Rõ ràng họ rảnh rỗi, hoặc họ bị nghiện Internet. Tôi thấy rất đáng thương. Còn phần tôi, nếu ai đó nói sáng tác của tôi chưa hay thì tôi chấp nhận, còn bảo tôi lơ mơ nên viết không hay thì người đó chẳng hiểu gì về tôi.
- Chị dịch văn nhiều, còn những dự định sáng tác thì sao?
- Đợt này tôi phát hành đồng thời với Xin lỗi, em chỉ là con đĩ cuốn truyện ngắn Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử. Cuốn này lâu rồi, tôi dự thi ở NXB Thanh Niên, mấy năm giam bản thảo ở đó mà chẳng được in, nay thì nhà sách Bách Việt làm. Cũng trong năm 2007 này, tôi sẽ xuất bản ở Đài Loan một cuốn truyện dài bằng tiếng Hoa. Bản thảo của nó cũng được "xuất bản" lần một trên blog Hoa ngữ của tôi rồi. Ngoài ra, tôi vẫn viết tản văn hằng ngày. Tôi nghĩ tản văn có sức sống của nó.
(Nguồn: Người Đẹp)
- Có vẻ nặng lòng với đời sống ảo, chị đánh giá thế nào về việc xuất bản trên
Internet?
- Tôi cho rằng, mạng là một thế giới mở và ai cũng có thể "xuất bản" những tác phẩm của mình. Tôi đến với văn học mạng khá tình cờ. Trước đây, khi chưa làm blog tiếng Việt, tôi có mở một blog tiếng Hoa và post lên đó các sáng tác bằng tiếng Hoa của mình. Rồi cũng có khá nhiều người quan tâm đến văn chương mạng vào đọc. Từ đó tôi bất ngờ nhận ra, ở Đài Loan và đại lục, văn học mạng đang ở thế thượng phong.
Người ta có hẳn một dòng văn học riêng. Có những nhà xuất bản chỉ in những tác phẩm xuất hiện từ Internet, có một dòng văn chương, đa phần của những người trẻ tuổi, được xếp thành kệ lớn tại các nhà sách. Những tên tuổi được biết nhiều hiện nay ở Việt Nam như Quách Kính Minh, Hàn Hàn... chính là con đẻ của dòng văn học này.
- Sao chị lại có hứng thú với dòng văn học này nhiều đến thế?
- Nói thực lòng, hầu hết các sách văn học Trung Quốc được dịch ở Việt Nam thì tôi không đọc. Dòng Linglei cũng vậy. Tôi đọc văn học Trung Hoa chủ yếu trên mạng, thậm chí tác giả chỉ là một cái nick vô danh tính. Nhưng quả là có nhiều bất ngờ. Tôi đã dịch nhiều tác phẩm ra tiếng Việt và đưa hàng tuần lên blog của mình, tạo được hứng thú phần nào cho bạn đọc. Cuốn tiểu thuyết Xin lỗi, em chỉ là con đĩ của Bảo Thê cũng đã được xuất bản ra tiếng Việt bởi NXB Hội Nhà văn. Đó là một tác phẩm văn học mạng hoàn chỉnh. Một đời sống cuồn cuộn chảy và rất nhân văn.
(http://www.evan.com.vn/News/chan-dung/2007/03/3B9AD736/ha.jpg)
Nhà văn Trang Hạ. Ảnh: trangha.
- Vì sao chị nhận ra được "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" trong hàng triệu thứ cả vàng cả rác như thế?
- À, tại Trung Quốc có những diễn đàn, trang web chuyên về văn học. Tôi có qua đó và dựa vào số người xem để truy cập. Xin lỗi, em chỉ là con đĩ mãi đến tháng 6/2006 mới được lên mạng. Nhưng thực sự nhanh chóng, số người đọc nó đã lên tới hàng triệu. Tôi đọc, ngỡ ngàng, vừa đọc vừa dịch, phải nói tốc độ dịch cũng ngang tốc độ đọc, nên nhanh chóng phổ biến qua mạng Việt ngữ là vì thế.
- Rồi chị tìm Bảo Thê - mẹ đẻ của "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" - như thế nào?
- Dịch văn học mạng rất cực, ở chỗ phải tìm được tác giả thực để xin bản quyền. Đặc trưng của các blogger là những sự sao chép không ghi nguồn, nên cứ lần hồi nhiều tôi cũng tìm được Bảo Thê qua e-mail. Bảo Thê thực sự rất trẻ, cô ấy sinh 1985, đã có chồng, bút danh Bảo Thê có nghĩa là vợ quý. Chồng cô ấy là luật sự và là người đứng ra thương thảo với tôi chuyện bản quyền. Hai vợ chồng họ dùng chung số điện thoại, chung địa chỉ e-mail và mật khẩu, đời sống thật cởi mở. Cô ấy đã đồng ý cho tôi chuyển ngữ toàn bộ tiểu thuyết của mình ra tiếng Việt.
- Nhìn vào văn học mạng tiếng Việt, chị thấy có gì giống và khác với văn học mạng tiếng Hoa?
- Tôi thấy, mới có Trần Thu Trang với Phải lấy người như anh là người đặt dấu chấm đầu tiên cho văn học mạng tiếng Việt. Sau Trang chưa thấy ai. So với rừng tác phẩm đồ sộ tiếng Hoa kia và cả lớp nhà văn mạng khác của Trung Quốc thì chúng ta chẳng có gì đáng nói. Sắp tới, tôi có dự định tuyển chọn những tác phẩm văn học mạng, tên tác giả chỉ là những nickname để bạn đọc dễ dàng lên mạng và tìm những cái tên ấy.
Có ý định thành nhà văn mạng không với tôi thật khó nói. Vì đời sống của tôi không hoàn toàn trên mạng như mọi người nghĩ. Mỗi ngày tôi dành 2 giờ (từ 22h đến 0h) để đưa thông tin lên blog của mình. Nhưng quả thật, thời gian sau này, phần lớn những gì tôi viết đều trên Internet.
- Blog của chị luôn được nhắc đến trong các bài viết về văn học mạng. Theo chị, đó là nhờ các bài dịch của chị hay nhờ những sáng tác mới?
- Blog của tôi thường đông người đọc vào những ngày cuối tuần, có ngày lên đến vài chục nghìn người, tôi nghĩ có thể coi nó ngang với một tờ báo điện tử nhỏ về lượng người đọc. Nhưng tôi lặn lội ở trên đó cả năm trời, rồi nhận ra một sự bi quan về bạn đọc. Người ta vào đó vì blog của Trang Hạ chứ không phải vì những tác phẩm của cô ấy.
- Người ta nói, mạng Internet tạo cho người ta cảm giác sống giữa muôn ngàn cánh cửa nhưng lại biến họ đứng như pho tượng trước cánh cửa của cuộc sống thực. Người nghiện net thường lơ mơ với đời sống. Có ý kiến cho rằng có thể vì lý do đó mà những sáng tác của chị cũng không còn như trước nữa. Chị nói sao?
- Tôi không có nhiều thì giờ cho Internet vì cuộc sống của tôi vô cùng bận rộn. Nhưng mỗi khi vào mạng thì thấy cũng hơi bất ngờ, có những người buổi sáng vào blog của tôi góp ý, buổi chiều gửi tin nhắn, buổi tối gửi tin qua yahoo. Vậy là ít nhất có 3 lần họ vào blog của tôi. Hoặc những người chầu chực để "póc tem" (người đầu tiên góp ý) cho blog chẳng hạn. Rõ ràng họ rảnh rỗi, hoặc họ bị nghiện Internet. Tôi thấy rất đáng thương. Còn phần tôi, nếu ai đó nói sáng tác của tôi chưa hay thì tôi chấp nhận, còn bảo tôi lơ mơ nên viết không hay thì người đó chẳng hiểu gì về tôi.
- Chị dịch văn nhiều, còn những dự định sáng tác thì sao?
- Đợt này tôi phát hành đồng thời với Xin lỗi, em chỉ là con đĩ cuốn truyện ngắn Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử. Cuốn này lâu rồi, tôi dự thi ở NXB Thanh Niên, mấy năm giam bản thảo ở đó mà chẳng được in, nay thì nhà sách Bách Việt làm. Cũng trong năm 2007 này, tôi sẽ xuất bản ở Đài Loan một cuốn truyện dài bằng tiếng Hoa. Bản thảo của nó cũng được "xuất bản" lần một trên blog Hoa ngữ của tôi rồi. Ngoài ra, tôi vẫn viết tản văn hằng ngày. Tôi nghĩ tản văn có sức sống của nó.
(Nguồn: Người Đẹp)
Title: Re: Trang Hạ: 'Trung Quốc có dòng văn học mạng'
Post by: Em se la Nguoi ra di on 05/04/07, 17:47
Post by: Em se la Nguoi ra di on 05/04/07, 17:47
Phải làm thế nào để đọc được "xinloiemchilacondi". Mình đã thử vào theo link chỉ dẫn của Trang Ha nhưng không được. Ai giúp mình với. Cảm ơn nhiều!
Title: Re: Trang Hạ: 'Trung Quốc có dòng văn học mạng'
Post by: saos@ngmo on 05/04/07, 18:02
Post by: saos@ngmo on 05/04/07, 18:02
Xin lỗi em chỉ là con đĩ:
http://files.myopera.com/nguyenhung2709/files/Xinloiemchilacondi_TrangHa.pdf
Lỡ tay chạm ngực con gái
http://files.myopera.com/nguyenhung2709/files/LoTayChamNgucConGai_TrangHa.pdf
Đọc bằng Adobe PDF Reader, bạn có thể download ở đây:
http://www.adobe.com/products/acrobat/readstep2.html
http://files.myopera.com/nguyenhung2709/files/Xinloiemchilacondi_TrangHa.pdf
Lỡ tay chạm ngực con gái
http://files.myopera.com/nguyenhung2709/files/LoTayChamNgucConGai_TrangHa.pdf
Đọc bằng Adobe PDF Reader, bạn có thể download ở đây:
http://www.adobe.com/products/acrobat/readstep2.html