Thư giãn - Giải trí => Giao lưu âm nhạc => Topic started by: saos@ngmo on 17/04/07, 17:12 Return to Full Version
Title: Thy Dung: "Sau cô dâu sẽ là nàng dâu"
Post by: saos@ngmo on 17/04/07, 17:12
Post by: saos@ngmo on 17/04/07, 17:12
Cô ca sĩ thường được nhắc đến hình ảnh cô dâu - Thy Dung đã có những hướng đi rất lạ, nào là kế hoạch Bắc tiến, rồi muốn đóng phim truyền hình miền Bắc, và mới nhất, Dung bật mí rằng: sau hình ảnh cô dâu có thể sẽ là nàng dâu!
(http://giaitri.timnhanh.com/musicuploads/images/news/20070416/source/1176709521.jpg)
Lí do nào Dung lại đẩy mạnh kế hoạch Bắc tiến đến vậy?
Rõ ràng là âm nhạc giữa miền Nam và miền Bắc có khác nhau. Nhưng bây giờ thị trường mở cửa, ca sĩ miền Bắc thì chinh phục khán giả miền Nam, ca sĩ miền Nam ra Bắc chinh phục khán giả miền Bắc. Chuyện này cũng bình thường thôi. Cũng có rất nhiều ca sĩ miền Nam hay ra Bắc mà mọi người không để ý thôi, như Hà Anh Tuấn, Anh Khoa, Hoàng Thanh...
Đúng là khán giả ngoài Bắc khá là khó tính, không phải muốn hát là hát, khán giả sẽ đón nhận ngay đâu. Nhưng khi người ta mời mình 1 lần, rồi sau đó là lần 2, 3, 4... thì hiển nhiên là mình đã được chấp nhận. Chính vì vậy khi Dung đã được khán giả ngoài Bắc đón nhận thì mình phải tận tình phục vụ khán giả chứ.
Có bao giờ Dung phải cân nhắc là hát bài nào cho khán giả miền Nam, bài nào cho khán giả miền Bắc?
Cũng không đến mức vậy đâu. Khi làm đĩa thì Dung cũng có nói trước với nhạc sĩ là: "Em hay ra Bắc diễn lắm đó, anh làm sao cho bài vở em hát được cả hai miền nha!". Cũng chỉ lựa kĩ hơn một chút thôi. Vì âm nhạc đối với Dung là vô biên, rộng lớn lắm. Rõ ràng là những ca khúc đậm chất Bắc như "hương ngọc lan", hay "mây trắng bay về"... khán giả miền Nam vẫn nghe, vẫn thích đấy thôi. Chuyện chọn bài cũng chỉ là tương đối, không nên phân biệt hai miền.
Biểu diễn ngoài Bắc nhiều như vậy, có học hỏi được gì mới lạ không?
Học được nhiều thứ chứ. Thứ nhất, về âm nhạc, Dung cũng nghe rất nhiều ca sĩ miền Bắc như chị Thanh Lam, chị Mỹ Linh, các bạn trẻ như Mỹ Dung... cũng học được nhiều điều. Rồi ẩm thực, ngôn ngữ, cách sống của người Bắc cũng khác.
Ra nhiều nên lâu lâu mà không có lịch diễn là Dung lại phải tự sắp xếp để ra Bắc. Nhớ lắm, Dung nhớ phố phường, rồi món ăn, nhớ cả nhưng từ ngữ người Bắc nói rất hay. Cí dụ như mới đây Dung học được một câu "phi công trẻ lái máy bay bà già", đem vào trong Nam nói không ai hiểu hết, hoặc tinh vi, tinh tướng... nhiều lắm. Nghĩ mà thấy hay hay.
Vậy sau một thời gian chinh phục miền Bắc, Dung cảm thấy khán giả yêu thích mình nhất ở điểm nào?
Có lẽ đó là sự thân thiện, tự nhiên, gần gũi của Thy Dung. Thêm nữa là cách hát của Dung mạnh mẽ, thoải mái, không bị gò bó nên có lẽ điều đó làm khán giả thích thú.
Đã làm được khá nhiều việc, tuy vậy mọi người vẫn chỉ nhắc đến Dung với hình ảnh cô dâu chứ cũng chẳng ấn tượng hẳn với bài hát nào?
Dung biết, và cũng buồn lắm chứ. Nhưng nghĩ lại tuổi nghề của Dung mới có hơn 2 năm, còn phải xây dựng dần dần. Bây giờ Dung chưa có bài hit nào để khán giả nhắc đến thì khán giả cứ nhứ đến là hình tượng cô dâu là cũng được lắm rồi. Nếu khán giả không biết mình là ai, hoặc nhầm lẫn thì còn đau lòng hơn.
Đồng nghĩa Dung sẽ trung thành với hình ảnh này?
Đúng vậy. Vì cũng đã rất nhiều người hỏi về chuyện này mà Dung chưa có dịp giải thích cặn kẽ. Hình ảnh cô dâu xuất phát từ mong muốn được hạnh phúc, nhưng hạnh phúc này không phải ai cũng có được. Có người có mấy đời chồng, có nhiều con nhưng chưa một lần lên xe hoa, họ sẽ không có cái cảm nhận làm cô dâu thế nào, hạnh phúc lúc đó ra sao. Vì vậy Dung muốn chuyển đến họ những cảm xúc đó qua âm nhạc. Sắp tới Dung dự định sẽ mở cửa hàng áo cưới để phát triển hơn hình ảnh cô dâu của mình.
Nhưng nếu người ta nói Dung đâu còn ít tuổi mà cố xây dựng hình ảnh dễ thương?
Chuyện hát một bài là mình đặt cảm xúc của mình vào bài hát đó, để hát và truyền tải tới khán giả. Dung thấy là có nhiều bạn rất trẻ, thậm chí đang học ở bậc THPT nhưng vẫn hát bài rất già, tình yêu, rồi chia ly, dằn vặt đau đớn. Tại sao mọi người không nhìn vào những cái đó, mà quay sang hỏi tại sao già rồi mà vẫn hát bài dễ thương. Dung chỉ tâm niệm một điều là hát bài nào mình cũng phải có cảm xúc thì mới hát được thôi. Còn về hình ảnh cô dâu, thì Dung xây dựng hình ảnh cô dâu không phải để kiếm chồng!
Không thể làm cô dâu mãi được?
Dung biết chứ. Sau cô dâu sẽ là nàng dâu! (cười). Sắp tới Dung sẽ gửi tới khán gỉa những tâm sự của một nàng dâu. Có những người không được lên xe hoa, và cũng có những người phụ nữ không có may mắn được làm dâu, Dung sẽ giúp người ta hiểu rằng người phụ nữ khi làm dâu thì cảm xúc sẽ thế nào.
Trở về thực tế thì Dung có phải làm dâu để biểu lộ cảm xúc rõ hơn không?
Khi hát mình chỉ đặt cảm xúc vào bài hát thôi mà (Cười).
Theo VTC
(http://giaitri.timnhanh.com/musicuploads/images/news/20070416/source/1176709521.jpg)
Lí do nào Dung lại đẩy mạnh kế hoạch Bắc tiến đến vậy?
Rõ ràng là âm nhạc giữa miền Nam và miền Bắc có khác nhau. Nhưng bây giờ thị trường mở cửa, ca sĩ miền Bắc thì chinh phục khán giả miền Nam, ca sĩ miền Nam ra Bắc chinh phục khán giả miền Bắc. Chuyện này cũng bình thường thôi. Cũng có rất nhiều ca sĩ miền Nam hay ra Bắc mà mọi người không để ý thôi, như Hà Anh Tuấn, Anh Khoa, Hoàng Thanh...
Đúng là khán giả ngoài Bắc khá là khó tính, không phải muốn hát là hát, khán giả sẽ đón nhận ngay đâu. Nhưng khi người ta mời mình 1 lần, rồi sau đó là lần 2, 3, 4... thì hiển nhiên là mình đã được chấp nhận. Chính vì vậy khi Dung đã được khán giả ngoài Bắc đón nhận thì mình phải tận tình phục vụ khán giả chứ.
Có bao giờ Dung phải cân nhắc là hát bài nào cho khán giả miền Nam, bài nào cho khán giả miền Bắc?
Cũng không đến mức vậy đâu. Khi làm đĩa thì Dung cũng có nói trước với nhạc sĩ là: "Em hay ra Bắc diễn lắm đó, anh làm sao cho bài vở em hát được cả hai miền nha!". Cũng chỉ lựa kĩ hơn một chút thôi. Vì âm nhạc đối với Dung là vô biên, rộng lớn lắm. Rõ ràng là những ca khúc đậm chất Bắc như "hương ngọc lan", hay "mây trắng bay về"... khán giả miền Nam vẫn nghe, vẫn thích đấy thôi. Chuyện chọn bài cũng chỉ là tương đối, không nên phân biệt hai miền.
Biểu diễn ngoài Bắc nhiều như vậy, có học hỏi được gì mới lạ không?
Học được nhiều thứ chứ. Thứ nhất, về âm nhạc, Dung cũng nghe rất nhiều ca sĩ miền Bắc như chị Thanh Lam, chị Mỹ Linh, các bạn trẻ như Mỹ Dung... cũng học được nhiều điều. Rồi ẩm thực, ngôn ngữ, cách sống của người Bắc cũng khác.
Ra nhiều nên lâu lâu mà không có lịch diễn là Dung lại phải tự sắp xếp để ra Bắc. Nhớ lắm, Dung nhớ phố phường, rồi món ăn, nhớ cả nhưng từ ngữ người Bắc nói rất hay. Cí dụ như mới đây Dung học được một câu "phi công trẻ lái máy bay bà già", đem vào trong Nam nói không ai hiểu hết, hoặc tinh vi, tinh tướng... nhiều lắm. Nghĩ mà thấy hay hay.
Vậy sau một thời gian chinh phục miền Bắc, Dung cảm thấy khán giả yêu thích mình nhất ở điểm nào?
Có lẽ đó là sự thân thiện, tự nhiên, gần gũi của Thy Dung. Thêm nữa là cách hát của Dung mạnh mẽ, thoải mái, không bị gò bó nên có lẽ điều đó làm khán giả thích thú.
Đã làm được khá nhiều việc, tuy vậy mọi người vẫn chỉ nhắc đến Dung với hình ảnh cô dâu chứ cũng chẳng ấn tượng hẳn với bài hát nào?
Dung biết, và cũng buồn lắm chứ. Nhưng nghĩ lại tuổi nghề của Dung mới có hơn 2 năm, còn phải xây dựng dần dần. Bây giờ Dung chưa có bài hit nào để khán giả nhắc đến thì khán giả cứ nhứ đến là hình tượng cô dâu là cũng được lắm rồi. Nếu khán giả không biết mình là ai, hoặc nhầm lẫn thì còn đau lòng hơn.
Đồng nghĩa Dung sẽ trung thành với hình ảnh này?
Đúng vậy. Vì cũng đã rất nhiều người hỏi về chuyện này mà Dung chưa có dịp giải thích cặn kẽ. Hình ảnh cô dâu xuất phát từ mong muốn được hạnh phúc, nhưng hạnh phúc này không phải ai cũng có được. Có người có mấy đời chồng, có nhiều con nhưng chưa một lần lên xe hoa, họ sẽ không có cái cảm nhận làm cô dâu thế nào, hạnh phúc lúc đó ra sao. Vì vậy Dung muốn chuyển đến họ những cảm xúc đó qua âm nhạc. Sắp tới Dung dự định sẽ mở cửa hàng áo cưới để phát triển hơn hình ảnh cô dâu của mình.
Nhưng nếu người ta nói Dung đâu còn ít tuổi mà cố xây dựng hình ảnh dễ thương?
Chuyện hát một bài là mình đặt cảm xúc của mình vào bài hát đó, để hát và truyền tải tới khán giả. Dung thấy là có nhiều bạn rất trẻ, thậm chí đang học ở bậc THPT nhưng vẫn hát bài rất già, tình yêu, rồi chia ly, dằn vặt đau đớn. Tại sao mọi người không nhìn vào những cái đó, mà quay sang hỏi tại sao già rồi mà vẫn hát bài dễ thương. Dung chỉ tâm niệm một điều là hát bài nào mình cũng phải có cảm xúc thì mới hát được thôi. Còn về hình ảnh cô dâu, thì Dung xây dựng hình ảnh cô dâu không phải để kiếm chồng!
Không thể làm cô dâu mãi được?
Dung biết chứ. Sau cô dâu sẽ là nàng dâu! (cười). Sắp tới Dung sẽ gửi tới khán gỉa những tâm sự của một nàng dâu. Có những người không được lên xe hoa, và cũng có những người phụ nữ không có may mắn được làm dâu, Dung sẽ giúp người ta hiểu rằng người phụ nữ khi làm dâu thì cảm xúc sẽ thế nào.
Trở về thực tế thì Dung có phải làm dâu để biểu lộ cảm xúc rõ hơn không?
Khi hát mình chỉ đặt cảm xúc vào bài hát thôi mà (Cười).
Theo VTC