Cổng vào tri thức => Không phân loại => Topic started by: phuongdong on 09/08/06, 15:57 Return to Full Version
Title: Nghệ thuật đụng chạm trong tiếp xúc
Post by: phuongdong on 09/08/06, 15:57
Post by: phuongdong on 09/08/06, 15:57
Nghệ thuật đụng chạm trong tiếp xúc
Trong ngành công nghiệp, không biết bắt tay nhau sẽ dẫn đến sự tự triệt tiêu. Ảnh: Fotosearch.
Làm như vô tình, cô phục vụ chạm nhẹ vào tay ông khách. Và khi tách cà phê được mang ra cùng hóa đơn, vị khách móc túi trả tiền và không quên để lại tiền boa.
Ông Nicolas Guégen, làm việc tại Đại học Nam Bretagne giải thích "một động tác đụng chạm sẽ kích thích tâm trạng phấn chấn và tạo hiệu quả thiết thực trong nhiều trường hợp".
Những động tác biết nói
Sau một thời gian dài bị xem là điều cấm kỵ, tác dụng của việc đụng chạm vào nhau đã được nhìn nhận tại nhiều quốc gia. Là biểu hiện của quyền lợi, che chở, hay quyền lực, giờ đây, việc đụng chạm cơ thể đã tác động mạnh đến hành vi của con người.
Quả thực, đụng chạm vào nhau là cả một nghệ thuật. Tại châu Âu, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Nga, người ta thường tìm cách đụng chạm vào nhau nhiều nhất. Tại Pháp, hơn một nửa số người ăn xin có cơ may nhận được tiền bố thí của người đi đường nếu cố cầm lấy tay họ. Đây là kết quả một cuộc khảo sát thực hiện tại thành phố Marseille vào tháng 4/2006. Cũng tại Pháp, nếu một giáo viên khuyến khích các học sinh của mình bằng hành động chạm vào tay hay vai thì có 2/3 số em trong lớp tự nguyện lên bục để phát biểu.
Jean-Pierre Veyrat, chuyên viên phác thảo chân dung tâm lý tội phạm, làm việc tại Bộ Nội vụ Pháp, nhận xét: "Người Pháp có thói quen bắt tay hoặc hôn nhau ở bất cứ nơi đâu. Chạm vào nhau là dấu hiệu của sự yêu thích nhưng cũng là ý nghĩa của sự yêu cầu: tôi có việc phải nhờ đến anh và anh không thể từ chối".
Tại Mỹ, các nhà tâm lý học, xã hội học và cả bác sĩ đều quan tâm đến hiện tượng đụng chạm vào nhau từ thập niên 1970 và đã thành lập Viện nghiên cứu về đụng chạm cơ thể tại Đại học Y khoa Miami. Còn tại Canada, cứ hai năm một lần lại diễn ra Hội nghị về nghệ thuật đụng chạm cơ thể, tập hợp nhiều nhà khoa học trên thế giới đến để bàn thảo.
Riêng tại Pháp, việc đụng chạm vào nhau vốn được xem là điều cấm kỵ từ xưa do liên quan đến vệ sinh y tế và tôn giáo, nay cũng được thừa nhận. Giáo sư Edouard Gentaz, làm việc tại phòng nghiên cứu về tâm lý và thần kinh học Grenoble, cho biết: "Trong một xã hội mà tất cả mọi việc đều được kiểm soát, được điều chỉnh thì việc đụng chạm vào nhau không chỉ được dung thứ mà còn là một nhu cầu".
Theo nhà tâm lý, xã hội học người Anh Peter Collett, tác giả cuốn Những động tác biết giãi bày cùng chúng ta thì sự đụng chạm cơ thể "khơi dậy tình cảm và sự an lành mà người ta cảm nhận được khi còn là trẻ con". Người ta có cảm giác được chấp nhận, quan tâm khi được một ai đó chạm vào, đến nỗi còn tìm cách để hành động vô tình hay cố ý diễn đi diễn lại nhiều lần. Giáo sư Robert Vincent Joule, phụ trách một phòng nghiên cứu tâm lý xã hội học ở Pháp, cho biết "một khách hàng hay được nữ nhân viên trong cửa hàng chạm vào cơ thể, cứ 22 phút lại đến cửa hàng. Anh ta làm việc này một cách vô thức". Vì vậy, nghệ thuật đụng chạm cơ thể với khách hàng đang được giảng dạy tại nhiều trường nghiệp vụ bán hàng.
Quy tắc chạm vào nhau trong ngoại giao
Trong xã hội, mỗi ngành nghề, mỗi tầng lớp có cách đụng chạm vào nhau riêng. Nếu như giới nghệ sĩ thích hôn nhau thì các viên chức cao cấp lại hất đầu và bắt tay nhau. Còn tại các nhà máy, xí nghiệp, đụng chạm vào nhau thuộc về nghi thức. Người chủ có quyền vỗ vào vai, lưng của một công nhân mới tuyển dụng, nhưng anh ta không có quyền làm như thế với ông chủ. Nếu trong ngành dịch vụ, người ta cho rằng việc bắt tay là nặng nề thì trong ngành công nghiệp, nếu không biết bắt tay với nhau sẽ dẫn đến sự tự triệt tiêu.
Người Pháp, Nga, Italy và Tây Ban Nha là những người luôn ưa thích bắt và lắc tay. Ngược lại, động tác này lại không phổ biến ở Anh và Đức. Vào năm 2004, đã xảy ra một sự cố ngoại giao nhỏ khi tổng thống Pháp Jacques Chirac vô tình bắt và lắc tay nữ hoàng Anh Elisabeth II nhân dịp bà công du đến Pháp.
Từ xưa, bắt tay chính là cách để thể hiện không mang vũ khí và đến với nhau bằng tình bằng hữu. Tại Nga, vào thế kỷ 15, động tác bắt tay không chỉ để chào hỏi nhau mà còn để thỏa thuận một vấn đề quan trọng. Trong khi tại Pháp, nam nữ có thể tự do bắt tay nhau thì ở Anh, động tác này chỉ dành cho nam giới. Còn ở một số vùng của châu Phi, một cái bắt tay mang tính thân thiện phải nhẹ nhàng và kéo dài trong nhiều phút. Nếu như bắt tay quá lâu thì người da đỏ tại châu Mỹ lại cho đó là một hành động gây hấn.
Thế nhưng, đôi khi việc đụng chạm vào nhau lại phản tác dụng, để lại ấn tượng xấu. Không có gì làm một phụ nữ phẫn nộ bằng việc liên tục bị sờ mó bởi những kẻ quấy rối. Chính những hành động thái quá này làm nảy sinh hiện tượng sợ hãi vô cớ đối với những hành động đụng chạm và trở thành một chứng bệnh. Bệnh viện Saint Louis ở Paris từ năm 2000 đã thành lập một trung tâm tư vấn và trị liệu cho những ai mắc bệnh này. Nữ giáo sư Danielle Pomey-Rey, phụ trách trung tâm cho biết: "ở góc độ da liễu, sự tiếp xúc giữa hai làm da với nhau không có vấn đề gì. Thế nhưng, trường hợp tự cho là tổn thương hay bị đe dọa do ai đó tìm cách đụng chạm vào cơ thể mình thì lại là vấn đề tâm lý, sinh lý".
Khi đi xem phim, đi xe buýt hay đi tàu điện ngầm, Camille,32 tuổi, nữ nhân viên thư viện, tìm mọi cách để không ai có thể đụng chạm vào cơ thể mình. Nếu có ai đó vô tình chạm tay vào cô thì Camille tìm mọi cách tránh xa. Khi còn đi học, chính thái độ và hành động này của Camille đã khiến bạn bč phải xa lánh. Quyết tâm khắc phục chứng sợ hãi vô cớ khi bị đụng chạm của mình, Camille thử nghiệm bằng cách đụng chạm vào các đồ vật lạ, cây cối, thú vật, rồi sau đó, thử chạm tay vào một nữ đồng nghiệp và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Quả là hành động đụng chạm vào nhau có một sự cuốn hút mãnh liệt, đến nỗi một người như Camille phải "tự sửa" hành vi của mình để có thể cảm nhận được điều thú vị này.
(Theo Thế giới mới)
Trong ngành công nghiệp, không biết bắt tay nhau sẽ dẫn đến sự tự triệt tiêu. Ảnh: Fotosearch.
Làm như vô tình, cô phục vụ chạm nhẹ vào tay ông khách. Và khi tách cà phê được mang ra cùng hóa đơn, vị khách móc túi trả tiền và không quên để lại tiền boa.
Ông Nicolas Guégen, làm việc tại Đại học Nam Bretagne giải thích "một động tác đụng chạm sẽ kích thích tâm trạng phấn chấn và tạo hiệu quả thiết thực trong nhiều trường hợp".
Những động tác biết nói
Sau một thời gian dài bị xem là điều cấm kỵ, tác dụng của việc đụng chạm vào nhau đã được nhìn nhận tại nhiều quốc gia. Là biểu hiện của quyền lợi, che chở, hay quyền lực, giờ đây, việc đụng chạm cơ thể đã tác động mạnh đến hành vi của con người.
Quả thực, đụng chạm vào nhau là cả một nghệ thuật. Tại châu Âu, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Nga, người ta thường tìm cách đụng chạm vào nhau nhiều nhất. Tại Pháp, hơn một nửa số người ăn xin có cơ may nhận được tiền bố thí của người đi đường nếu cố cầm lấy tay họ. Đây là kết quả một cuộc khảo sát thực hiện tại thành phố Marseille vào tháng 4/2006. Cũng tại Pháp, nếu một giáo viên khuyến khích các học sinh của mình bằng hành động chạm vào tay hay vai thì có 2/3 số em trong lớp tự nguyện lên bục để phát biểu.
Jean-Pierre Veyrat, chuyên viên phác thảo chân dung tâm lý tội phạm, làm việc tại Bộ Nội vụ Pháp, nhận xét: "Người Pháp có thói quen bắt tay hoặc hôn nhau ở bất cứ nơi đâu. Chạm vào nhau là dấu hiệu của sự yêu thích nhưng cũng là ý nghĩa của sự yêu cầu: tôi có việc phải nhờ đến anh và anh không thể từ chối".
Tại Mỹ, các nhà tâm lý học, xã hội học và cả bác sĩ đều quan tâm đến hiện tượng đụng chạm vào nhau từ thập niên 1970 và đã thành lập Viện nghiên cứu về đụng chạm cơ thể tại Đại học Y khoa Miami. Còn tại Canada, cứ hai năm một lần lại diễn ra Hội nghị về nghệ thuật đụng chạm cơ thể, tập hợp nhiều nhà khoa học trên thế giới đến để bàn thảo.
Riêng tại Pháp, việc đụng chạm vào nhau vốn được xem là điều cấm kỵ từ xưa do liên quan đến vệ sinh y tế và tôn giáo, nay cũng được thừa nhận. Giáo sư Edouard Gentaz, làm việc tại phòng nghiên cứu về tâm lý và thần kinh học Grenoble, cho biết: "Trong một xã hội mà tất cả mọi việc đều được kiểm soát, được điều chỉnh thì việc đụng chạm vào nhau không chỉ được dung thứ mà còn là một nhu cầu".
Theo nhà tâm lý, xã hội học người Anh Peter Collett, tác giả cuốn Những động tác biết giãi bày cùng chúng ta thì sự đụng chạm cơ thể "khơi dậy tình cảm và sự an lành mà người ta cảm nhận được khi còn là trẻ con". Người ta có cảm giác được chấp nhận, quan tâm khi được một ai đó chạm vào, đến nỗi còn tìm cách để hành động vô tình hay cố ý diễn đi diễn lại nhiều lần. Giáo sư Robert Vincent Joule, phụ trách một phòng nghiên cứu tâm lý xã hội học ở Pháp, cho biết "một khách hàng hay được nữ nhân viên trong cửa hàng chạm vào cơ thể, cứ 22 phút lại đến cửa hàng. Anh ta làm việc này một cách vô thức". Vì vậy, nghệ thuật đụng chạm cơ thể với khách hàng đang được giảng dạy tại nhiều trường nghiệp vụ bán hàng.
Quy tắc chạm vào nhau trong ngoại giao
Trong xã hội, mỗi ngành nghề, mỗi tầng lớp có cách đụng chạm vào nhau riêng. Nếu như giới nghệ sĩ thích hôn nhau thì các viên chức cao cấp lại hất đầu và bắt tay nhau. Còn tại các nhà máy, xí nghiệp, đụng chạm vào nhau thuộc về nghi thức. Người chủ có quyền vỗ vào vai, lưng của một công nhân mới tuyển dụng, nhưng anh ta không có quyền làm như thế với ông chủ. Nếu trong ngành dịch vụ, người ta cho rằng việc bắt tay là nặng nề thì trong ngành công nghiệp, nếu không biết bắt tay với nhau sẽ dẫn đến sự tự triệt tiêu.
Người Pháp, Nga, Italy và Tây Ban Nha là những người luôn ưa thích bắt và lắc tay. Ngược lại, động tác này lại không phổ biến ở Anh và Đức. Vào năm 2004, đã xảy ra một sự cố ngoại giao nhỏ khi tổng thống Pháp Jacques Chirac vô tình bắt và lắc tay nữ hoàng Anh Elisabeth II nhân dịp bà công du đến Pháp.
Từ xưa, bắt tay chính là cách để thể hiện không mang vũ khí và đến với nhau bằng tình bằng hữu. Tại Nga, vào thế kỷ 15, động tác bắt tay không chỉ để chào hỏi nhau mà còn để thỏa thuận một vấn đề quan trọng. Trong khi tại Pháp, nam nữ có thể tự do bắt tay nhau thì ở Anh, động tác này chỉ dành cho nam giới. Còn ở một số vùng của châu Phi, một cái bắt tay mang tính thân thiện phải nhẹ nhàng và kéo dài trong nhiều phút. Nếu như bắt tay quá lâu thì người da đỏ tại châu Mỹ lại cho đó là một hành động gây hấn.
Thế nhưng, đôi khi việc đụng chạm vào nhau lại phản tác dụng, để lại ấn tượng xấu. Không có gì làm một phụ nữ phẫn nộ bằng việc liên tục bị sờ mó bởi những kẻ quấy rối. Chính những hành động thái quá này làm nảy sinh hiện tượng sợ hãi vô cớ đối với những hành động đụng chạm và trở thành một chứng bệnh. Bệnh viện Saint Louis ở Paris từ năm 2000 đã thành lập một trung tâm tư vấn và trị liệu cho những ai mắc bệnh này. Nữ giáo sư Danielle Pomey-Rey, phụ trách trung tâm cho biết: "ở góc độ da liễu, sự tiếp xúc giữa hai làm da với nhau không có vấn đề gì. Thế nhưng, trường hợp tự cho là tổn thương hay bị đe dọa do ai đó tìm cách đụng chạm vào cơ thể mình thì lại là vấn đề tâm lý, sinh lý".
Khi đi xem phim, đi xe buýt hay đi tàu điện ngầm, Camille,32 tuổi, nữ nhân viên thư viện, tìm mọi cách để không ai có thể đụng chạm vào cơ thể mình. Nếu có ai đó vô tình chạm tay vào cô thì Camille tìm mọi cách tránh xa. Khi còn đi học, chính thái độ và hành động này của Camille đã khiến bạn bč phải xa lánh. Quyết tâm khắc phục chứng sợ hãi vô cớ khi bị đụng chạm của mình, Camille thử nghiệm bằng cách đụng chạm vào các đồ vật lạ, cây cối, thú vật, rồi sau đó, thử chạm tay vào một nữ đồng nghiệp và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Quả là hành động đụng chạm vào nhau có một sự cuốn hút mãnh liệt, đến nỗi một người như Camille phải "tự sửa" hành vi của mình để có thể cảm nhận được điều thú vị này.
(Theo Thế giới mới)