Cổng vào tri thức => Tin học => Topic started by: saos@ngmo on 24/04/07, 15:41 Return to Full Version

Title: Tìm hiểu về RAM
Post by: saos@ngmo on 24/04/07, 15:41
1. RAM là thiết bị dùng để làm gì ?
RAM (Random Access Memory : bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là nơi máy tính sử dụng để lưu trữ tạm thời dữ liệu cho các chương trình đang chạy, hay các file đang mở để giúp CPU xử lý tốt nhất. RAM dùng để chỉ bộ nhớ chính của hệ thống. Thuật ngữ RAM còn được hiểu là Read-And-write Memory (bộ nhớ có thể đọc và ghi). Nghĩa là bạn có thể ghi dữ liệu vào RAM và đọc dữ liệu từ RAM. RAM phải được nuôi bằng nguồn điện. Khi tắt máy các dữ liệu trong RAM sẽ mất đi, nó trái ngược với bộ nhớ ROM

2. RAM làm việc như thế nào ?
Trong một máy tính RAM có thể được tìm thấy trong nhiều ứng dụng chẳng hạn như bộ nhớ hệ thống, bộ nhớ cache, bộ nhớ card video. RAM được sử dụng để ghi thông tin mà máy tính cần hoạt động. Một máy tính có bộ nhớ lớn nhất trong hệ thống bởi vì nó cho phép ghi các chương trình và dữ liệu hiện hành từ đĩa vào RAM ( dữ liệu trong các tài liệu, bảng tính, hình ảnh, cơ sở dữ liệu hay bất cứ tập
tin gì...) mà máy tính cần để thực hiện một hoạt động nào đó. RAM làm việc nhanh hơn nhiều so với ROM

3. Cơ chế kiểm tra lỗi của bộ nhớ hoạt động như thế nào ?
Các mạch chỉnh sửa lỗi hay mã chỉnh sửa lỗi sẽ dò tìm lỗi bộ nhớ để có thể dò tìm
lỗi bit và cung cấp sự chỉnh sửa một bit. Các mô-đun nhớ có khả năng truyền một
bit bổ sung sau mỗi byte cần thiết để điều khiển sự kiểm tra lỗi.
4. Thế nào là các mô-đun nhớ ?
Mô-đun nhớ là thanh nhựa hay còn gọi là bo mạch, có gắn các con chip. Khi nói về
RAM người ta phân biệt rõ mô-đun và chip (miếng silicon chứa mạch điện tử siêu nhỏ gắn trên thanh nhựa). Như vậy mô-đun nhớ là một thanh nhớ hoàn chỉnh có khả năng thực hiện việc kiểm tra lỗi và chỉnh sửa lỗi

5. Phân biệt các loại RAM thông dụng như thế nào ?
Để phân biệt các loại RAM ta chỉ cần quan sát số hàng chân (pins) trên thanh RAM. Tất nhiên là ta không thể đếm số hàng chân này, ta xem số ghi ở cuối thanh RAM. Nếu là loại RAM có một hàng chân, bạn thấy chữ số cho biết số hàng chân của thanh RAM. Còn nếu là RAM mới ( có 2 hàng chân ), trên mỗi mặt RAM, bạn
chỉ thấy chữ số là giá trị phân nửa của tổng số hàng chân.
Ngoài ra bạn còn có thể xác định loại RAM thông qua vị trí các khe trống trên hàng chân RAM
VD:
SDRAM có 2 khe nằm cách xa nhau

(http://i96.photobucket.com/albums/l197/tranngochanh85t/hanh.jpg)


RDRAM có 2 khe nằm gần nhau

(http://i96.photobucket.com/albums/l197/tranngochanh85t/2.jpg)

DDR có 1 khe nằm gần chính giữa

DDR2 giống như DDR
(http://i96.photobucket.com/albums/l197/tranngochanh85t/4.jpg)

EDO/FPM RAM có một khe ở giữa

(http://i96.photobucket.com/albums/l197/tranngochanh85t/untitled.jpg)


6. Tại sao phải thiết lập bộ nhớ kênh đôi ( Dual-channel memory ) ?
Gần đây Intel phát triển công nghệ tăng gấp đôi băng thông bộ nhớ của hệ thống gọi là Dual Channel ( kênh đôi ). Nhờ đó, chẳng hạn, trên mainboard có chipset hỗ
trợ Dual Channel, với 2 thanh DDR400 được gắn thành cặp đúng quy định (socket
1 + socket 3, hay socket 2 + socket 4), hệ thống có được băng thông bộ nhớ tới
800 MHz, ngang với băng thông hệ thống của CPU bus 800, không còn "thắt cổ
chai" giữa băng thông hệ thống và băng thông bộ nhớ


DDRAM bus 400


7. Sự khác biệt giữa RAM bus 266, bus 333, bus 400 ?

DDR266 / PC2100 có băng thông là 2,1 GB/s


DDR333 / PC2700 có băng thông là 2,7 GB/s

DDR400 / PC3200 có băng thông là 3,2 GB/s
(http://i96.photobucket.com/albums/l197/tranngochanh85t/7.jpg)

8. Bạn cần bao nhiêu RAM thì đủ ?
Để xác định được cần bao nhiêu RAM thì đủ , ta phải xem dung lượng tối đa của một thanh RAM mà mainboard còn nhận được. Do vậy nếu thanh RAM cắm vượt ngưỡng này thì mainboard không nhận được. Để biết giới hạn RAM của mainboard, bạn xem lại sách hướng dẫn kèm theo khi ### mainboard, tra thông
tin mainboard trên website của nhà sản xuất hoặc dùng các phần mềm kiểm tra hệ
thống phần cứng máy tính.

9. Liệt kê các loại RAM đang có trên thị trường, so sánh tính năng của các loại
RAM này

Các loại RAM đang có trên thị trường: SDRAM (8/16 chip), DDR (bus 266, 333,
400), DDR2 (bus 400, 533, 800)
Vẫn còn nhiều loại RAM khác trên thị trường nhưng các loại được nêu ở trên là phổ biến
Tính năng các loại RAM:
- SDRAM: hiện nay không còn phổ biến vì tốc độ bus chỉ hổ trợ tới 133 MHz , chỉ
có 168 chân
- DDR: rất phổ biến, có tốc độ truyền tải gấp đôi , ví dụ : tuy cùng xung 133 MHz, nhưng trong khi SDRAM PC133 có băng thông bộ nhớ 1,06 GB/s thì DDR266/PC2100 có băng thông tới 2,1 GB/s . Ngoài ra DDR cũng ít hao điện hơn SDRAM (điện áp 2,5V so với 3,3V). Có 184 chân
- DDR2: có tốc độ cao hơn cả DDR, ví dụ: cùng tần số nhân chip (core) 100MHz,
ở DDR, tần số xung (clock) đạt 100MHz và tần số dữ liệu 200 MHz; còn ở DDR2, hai tần số này tăng gấp đôi tới 200 MHz và 400 MHz. Điện áp bộ nhớ cùa DDR2 cũng chỉ còn 1.8V (thấp hơn 30% so với DDR) . Có tới 240 chân

Sưu tầm