Cổng vào tri thức => Ăn mặc - Sức khỏe - Mẹo vặt => Topic started by: saos@ngmo on 25/04/07, 08:55 Return to Full Version
Title: Giấy ăn càng trắng, càng thơm càng nhiều hoá chất!
Post by: saos@ngmo on 25/04/07, 08:55
Post by: saos@ngmo on 25/04/07, 08:55
(http://vnmedia.vn/images_upload/small_97091.jpg)
Giấy lộn nghiền nát ngâm, tẩy hóa chất là công thức của hầu hết các loại giấy ăn hiện nay. Giấy càng trắng, càng thơm, hóa chất càng nhiều. Hàng trăm tấn giấy lộn và hóa chất ngày ngày được chở về Yên Phong, Bắc Ninh - nơi cung cấp giấy ăn, giấy vệ sinh cho toàn bộ khu vực phía Bắc.
Theo khảo sát, hầu hết các quán cơm bình dân hiện nay đều sử dụng cùng một loại giấy ăn. Đó là thứ giấy xỉn màu, hình vuông, được gấp đôi hoặc gấp tư. Loại giấy này lau bát ướt là rữa ra, lau miệng có khi dính lên cả môi. Một số quán khác tiết kiệm hơn còn dùng cả giấy cuộn vệ sinh thay giấy ăn.
Với loại giấy có mùi thơm còn khủng khiếp nữa. Chị K. ở Kim Liên, Hà Nội một lần mua tập giấy ăn ở quán nước, mở ra dùng thì mùi hương từ giấy xộc thẳng vào mũi khiến chị hắt hơi lia lịa.
"Vẫn chưa kinh khủng bằng khăn ăn có hương thơm. Không biết ướp tẩm hóa chất gì mà mùa thơm hắc nồng nặc. Ấp cái khăn ướt ấy lên miệng chỉ muốn ói mửa. Từ lần đó tôi không dám dùng giấy ăn hay khăn ăn có hương thơm nữa" - Chị K kể lại.
Về "đại bản doanh" giấy ăn
Hiện nay thôn Dương Ổ có xấp xỉ gần 100 nhà có dây chuyền cỡ lớn, mỗi dây chuyền có công suất 15 tấn/ngày. Cả xã mỗi ngày sản xuất khoảng 200 tấn thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh, cung cấp cho toàn bộ khu vực miền Bắc.
Một bác sĩ Viện Da liễu cho biết, khăn lạnh và giấy ăn không đảm bảo vệ sinh là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh sôi phát triển, đặc biệt là virus herpes gây lở rộp môi. Các hóa chất còn tồn đọng trong giấy ăn, khăn ăn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Thôn Dương Ổ, xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh), có 137/867 hộ chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy phế liệu. Những hộ khác cung cấp các dịch vụ liên quan đến giấy như phân loại, vận chuyển, đóng gói, v.v...
Giấy vụn, bìa các tông chất cao như núi ngay từ đầu thôn xen lẫn các phuy đựng hóa chất xếp ngổn ngang. Xe container chở giấy vụn tới, rồi chở thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh đi, rầm rập suốt ngày đêm.
Ngang qua những hộ làm giấy, một mùi hăng hắc bốc lên thật khó chịu. Ông Nguyễn Văn Huệ, Trưởng thôn Dương Ổ bảo: "Mùi hóa chất đấy!". Theo ông Huệ, giấy báo, vở học sinh, lề thùng (bìa các tông), giấy photo, v.v..., theo chân đồng nát từ khắp nơi đổ về đây.
Sau khi phân loại, giấy vụn được ngâm vào bể nước sút cho mục ra, sau đó dùng máy thủy lực nghiền nát thành bột. Để giấy trắng, người ta tẩy bột này bằng nước javen hoặc chất tiba phản quang. "Tuỳ theo yêu cầu của khách, muốn giấy càng trắng thì càng phải dùng nhiều chất tẩy" - Ông Huệ cho biết.
Từ bột này, qua một số công đoạn nữa như seo, ép nước, sấy... sẽ được thành phẩm là giấy ăn, giấy vệ sinh, thậm chí cả băng vệ sinh phụ nữ. Theo tính toán của các hộ làm giấy, một tấn giấy phế liệu để làm ra thành phẩm cần 9 cân sút và 30 - 40 lít javen tẩy trắng. Đối với giấy thơm, phải thêm một công đoạn nữa là phun hóa chất thơm lên mặt giấy. Các loại hóa chất này thường là hàng Trung Quốc nhập về.
Giấy ăn ở đây bán rất rẻ. Một dây giấy thơm gồm 500 gói nhỏ chỉ trên 50.000đ. Giấy vệ sinh 4000 - 4.500đ/10 cuộn, đắt nhất 8.000đ/10 cuộn. Giấy càng trắng, càng thơm, càng phải dùng nhiều hóa chất nên giá thành thường đắt hơn các loại giấy xỉn màu hoặc không hương thơm.
Chúng tôi thắc mắc về độ an toàn của các sản phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh sản xuất tại thôn, anh Ngô Văn Trường, Giám đốc Cty Hải Tiến, thôn Dương Ổ, chắc nịch: "Sau khi ép hết nước và sấy khô ở nhiệt độ trên 100độC, đảm bảo hóa chất bay hết". Nhưng anh cũng tiết lộ: "Máy của nhà nào xử lý không tốt thì giấy vẫn còn mùi hóa chất".
Dạo một vòng qua các ngõ xóm toàn giấy và rác, bên bờ con sông Ngũ Huyện Khê chảy quanh thôn. Sau hàng chục năm hứng những dòng nước xả lẫn hóa chất và bột giấy không hề qua xử lý từ các hộ làm giấy, con sông đã chết. Cả một khúc sông lớn không còn giọt nước. Nhiều đoạn bột giấy cô đặc thành lớp dày đến nỗi người đi qua cũng không thủng.
"Bao nhiêu hóa chất như thế, chuột cũng chết nói gì cá!" – Ông Huệ thở dài.
(theo Tiền Phong)
Giấy lộn nghiền nát ngâm, tẩy hóa chất là công thức của hầu hết các loại giấy ăn hiện nay. Giấy càng trắng, càng thơm, hóa chất càng nhiều. Hàng trăm tấn giấy lộn và hóa chất ngày ngày được chở về Yên Phong, Bắc Ninh - nơi cung cấp giấy ăn, giấy vệ sinh cho toàn bộ khu vực phía Bắc.
Theo khảo sát, hầu hết các quán cơm bình dân hiện nay đều sử dụng cùng một loại giấy ăn. Đó là thứ giấy xỉn màu, hình vuông, được gấp đôi hoặc gấp tư. Loại giấy này lau bát ướt là rữa ra, lau miệng có khi dính lên cả môi. Một số quán khác tiết kiệm hơn còn dùng cả giấy cuộn vệ sinh thay giấy ăn.
Với loại giấy có mùi thơm còn khủng khiếp nữa. Chị K. ở Kim Liên, Hà Nội một lần mua tập giấy ăn ở quán nước, mở ra dùng thì mùi hương từ giấy xộc thẳng vào mũi khiến chị hắt hơi lia lịa.
"Vẫn chưa kinh khủng bằng khăn ăn có hương thơm. Không biết ướp tẩm hóa chất gì mà mùa thơm hắc nồng nặc. Ấp cái khăn ướt ấy lên miệng chỉ muốn ói mửa. Từ lần đó tôi không dám dùng giấy ăn hay khăn ăn có hương thơm nữa" - Chị K kể lại.
Về "đại bản doanh" giấy ăn
Hiện nay thôn Dương Ổ có xấp xỉ gần 100 nhà có dây chuyền cỡ lớn, mỗi dây chuyền có công suất 15 tấn/ngày. Cả xã mỗi ngày sản xuất khoảng 200 tấn thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh, cung cấp cho toàn bộ khu vực miền Bắc.
Một bác sĩ Viện Da liễu cho biết, khăn lạnh và giấy ăn không đảm bảo vệ sinh là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh sôi phát triển, đặc biệt là virus herpes gây lở rộp môi. Các hóa chất còn tồn đọng trong giấy ăn, khăn ăn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Thôn Dương Ổ, xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh), có 137/867 hộ chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy phế liệu. Những hộ khác cung cấp các dịch vụ liên quan đến giấy như phân loại, vận chuyển, đóng gói, v.v...
Giấy vụn, bìa các tông chất cao như núi ngay từ đầu thôn xen lẫn các phuy đựng hóa chất xếp ngổn ngang. Xe container chở giấy vụn tới, rồi chở thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh đi, rầm rập suốt ngày đêm.
Ngang qua những hộ làm giấy, một mùi hăng hắc bốc lên thật khó chịu. Ông Nguyễn Văn Huệ, Trưởng thôn Dương Ổ bảo: "Mùi hóa chất đấy!". Theo ông Huệ, giấy báo, vở học sinh, lề thùng (bìa các tông), giấy photo, v.v..., theo chân đồng nát từ khắp nơi đổ về đây.
Sau khi phân loại, giấy vụn được ngâm vào bể nước sút cho mục ra, sau đó dùng máy thủy lực nghiền nát thành bột. Để giấy trắng, người ta tẩy bột này bằng nước javen hoặc chất tiba phản quang. "Tuỳ theo yêu cầu của khách, muốn giấy càng trắng thì càng phải dùng nhiều chất tẩy" - Ông Huệ cho biết.
Từ bột này, qua một số công đoạn nữa như seo, ép nước, sấy... sẽ được thành phẩm là giấy ăn, giấy vệ sinh, thậm chí cả băng vệ sinh phụ nữ. Theo tính toán của các hộ làm giấy, một tấn giấy phế liệu để làm ra thành phẩm cần 9 cân sút và 30 - 40 lít javen tẩy trắng. Đối với giấy thơm, phải thêm một công đoạn nữa là phun hóa chất thơm lên mặt giấy. Các loại hóa chất này thường là hàng Trung Quốc nhập về.
Giấy ăn ở đây bán rất rẻ. Một dây giấy thơm gồm 500 gói nhỏ chỉ trên 50.000đ. Giấy vệ sinh 4000 - 4.500đ/10 cuộn, đắt nhất 8.000đ/10 cuộn. Giấy càng trắng, càng thơm, càng phải dùng nhiều hóa chất nên giá thành thường đắt hơn các loại giấy xỉn màu hoặc không hương thơm.
Chúng tôi thắc mắc về độ an toàn của các sản phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh sản xuất tại thôn, anh Ngô Văn Trường, Giám đốc Cty Hải Tiến, thôn Dương Ổ, chắc nịch: "Sau khi ép hết nước và sấy khô ở nhiệt độ trên 100độC, đảm bảo hóa chất bay hết". Nhưng anh cũng tiết lộ: "Máy của nhà nào xử lý không tốt thì giấy vẫn còn mùi hóa chất".
Dạo một vòng qua các ngõ xóm toàn giấy và rác, bên bờ con sông Ngũ Huyện Khê chảy quanh thôn. Sau hàng chục năm hứng những dòng nước xả lẫn hóa chất và bột giấy không hề qua xử lý từ các hộ làm giấy, con sông đã chết. Cả một khúc sông lớn không còn giọt nước. Nhiều đoạn bột giấy cô đặc thành lớp dày đến nỗi người đi qua cũng không thủng.
"Bao nhiêu hóa chất như thế, chuột cũng chết nói gì cá!" – Ông Huệ thở dài.
(theo Tiền Phong)