Cổng vào tri thức => Mobile => Topic started by: saos@ngmo on 27/04/07, 13:56 Return to Full Version
Title: Điện thoại di động tại Việt Nam có thể bị nghe trộm?
Post by: saos@ngmo on 27/04/07, 13:56
Post by: saos@ngmo on 27/04/07, 13:56
Mức bảo mật trên hệ thống thông tin di động tại Việt Nam hiện đang ở mức yếu. Một mạng di động của Việt Nam thậm chí còn... không có hệ thống bảo mật.
Ngay từ những ngày đầu năm 2007, các hãng bảo mật danh tiếng trên thế giới đã bộc bạch một nguy cơ làm ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Họ là những người sử dụng điện thoại di động mà mức độ gắn bó đến mức không thể không có được.
Bên cạnh việc bị tấn công bằng tin nhắn kiểu dội bom, đánh cắp dữ liệu cá nhân... một nguy cơ lớn hơn nhiều là các cuộc gọi của họ có thể bị nghe lén. Nguy cơ này ở Việt Nam càng cao hơn khi mức độ bảo mật di động ở nước ta được xếp vào loại yếu. Trên thị trường chợ đen đã bắt đầu thấy rao bán các thiết bị có thể nghe lén điện thoại di động như vậy...
Gần đây, tiếp xúc với phóng viên tại cuộc hội thảo về an toàn thông tin vừa được Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng... tổ chức tại Hà Nội, ông Dmitry Shkurenkov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo mật thông tin trên điện thoại di động (thuộc trung tâm nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật ATLAS - Nga) đưa ra những thông tin hết sức đáng chú ý:
"Công nghệ bảo mật thông tin trên điện thoại di động của Việt Nam ở mức yếu. Thậm chí có nhà cung cấp mạng GSM còn không có hệ thống bảo mật. Vì vậy, kẻ xấu rất dễ nghe lén các cuộc điện thoại di động tại Việt Nam".
Hiện nay, Việt Nam có 3 nhà cung cấp mạng GSM và một số nhà cung cấp mạng CDMA. Cả ba nhà cung cấp mạng GSM đều sử dụng nguyên lý bảo mật theo kiểu lập mã bảo mật từ máy thuê bao đến trạm gốc, rồi từ trạm gốc phát lại đến thuê bao bên kia.
Trên thế giới hiện chia làm hai mức bảo mật trên hệ thống thông tin di động là mức mạnh và mức yếu.
Ở Châu Âu có hệ thống bảo mật mạnh, ở Việt Nam là mức yếu. Thậm chí có một mạng của Việt Nam còn không có hệ thống bảo mật. Các cơ chế bảo mật được xác định và áp dụng thì nhiều, nhưng đối với từng cơ chế cũng có ưu nhược điểm khác nhau.
Đối với cơ chế bảo mật từ máy thuê bao đến trạm gốc (đang được áp dụng ở một số mạng di động Việt Nam), nếu những tổ chức, cá nhân có ý đồ nghe trộm, họ có thể sử dụng một thiết bị làm trạm gốc giả, thuê bao sẽ vô tình chuyển nội dung cuộc thoại đến đúng trạm gốc giả đó. Kẻ xấu có thể thu lại toàn bộ nội dung cuộc thoại không khó khăn gì.
"Hiện nay, trên thế giới tình trạng nghe lén điện thoại khá phổ biến. Mới đây ở Nga, một giám đốc ngân hàng lớn bị ám sát cũng vì bị bọn khủng bố nghe lén điện thoại, biết được lịch di chuyển của ông ấy để phục kích.
Tôi không biết đã có cá nhân, tổ chức nào đưa thiết bị nghe trộm vào Việt Nam hay chưa, nhưng hiện nay, trên thế giới thiết bị nghe lén đó không phải là quá hiếm và quá đắt.
Điều nguy hiểm là những thiết bị đó khó bị phát hiện, chúng có thể ngụy trang dưới thiết bị âm thanh, một chiếc amli chẳng hạn, để đưa vào Việt Nam một cách công khai, các cơ quan hải quan cũng rất khó phát hiện, vì không phải ở đâu họ cũng có thiết bị để kiểm tra..." - ông Dmitry Shkurenkov cho biết.
Tuy nhiên, mọi việc có vẻ không chỉ dừng lại ở đó, người sử dụng điện thoại di động không chỉ bị nghe lén mà họ còn trở thành con tin của kẻ xấu đúng với nghĩa đen của nó.
Trong một số thiết bị cầm tay (điện thoại di động) đang có mặt trên thị trường, nhà sản xuất có cài phần mềm mà họ có thể kích hoạt chiếc điện thoại từ xa, ngoài ý muốn của người sử dụng.
Có thể xảy ra trường hợp thế này, một người cầm điện thoại vào phòng bắt đầu một cuộc họp quan trọng, dù đã tắt máy, nhưng nếu muốn lấy thông tin cuộc họp đó, những kẻ xấu từ khoảng cách vài trăm km có thể kích cho điện thoại hoạt động và cứ thế nối thông để điện thoại truyền toàn bộ nội dung cuộc họp ra ngoài.
Như thế, chỉ còn cách thích ứng trong hoàn cảnh hiện nay là phải tự bảo vệ mình. Sẽ là sai lầm nếu có ai nghĩ rằng thông tin trên điện thoại di động là an toàn tuyệt đối. Những thông tin quan trọng, nếu không muốn bị nghe trộm thì đừng trao đổi qua điện thoại di động thông thường.
Phải nói thêm rằng trước khi đưa các thông tin này đến với độc giả, chúng tôi đã chủ động liên lạc với một số nhà cung cấp dịch vụ và Bộ Bưu chính Viễn thông nhưng vẫn chưa có câu trả lời.
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong các số báo tới.
Theo Công An Nhân Dân
Ngay từ những ngày đầu năm 2007, các hãng bảo mật danh tiếng trên thế giới đã bộc bạch một nguy cơ làm ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Họ là những người sử dụng điện thoại di động mà mức độ gắn bó đến mức không thể không có được.
Bên cạnh việc bị tấn công bằng tin nhắn kiểu dội bom, đánh cắp dữ liệu cá nhân... một nguy cơ lớn hơn nhiều là các cuộc gọi của họ có thể bị nghe lén. Nguy cơ này ở Việt Nam càng cao hơn khi mức độ bảo mật di động ở nước ta được xếp vào loại yếu. Trên thị trường chợ đen đã bắt đầu thấy rao bán các thiết bị có thể nghe lén điện thoại di động như vậy...
Gần đây, tiếp xúc với phóng viên tại cuộc hội thảo về an toàn thông tin vừa được Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng... tổ chức tại Hà Nội, ông Dmitry Shkurenkov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo mật thông tin trên điện thoại di động (thuộc trung tâm nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật ATLAS - Nga) đưa ra những thông tin hết sức đáng chú ý:
"Công nghệ bảo mật thông tin trên điện thoại di động của Việt Nam ở mức yếu. Thậm chí có nhà cung cấp mạng GSM còn không có hệ thống bảo mật. Vì vậy, kẻ xấu rất dễ nghe lén các cuộc điện thoại di động tại Việt Nam".
Hiện nay, Việt Nam có 3 nhà cung cấp mạng GSM và một số nhà cung cấp mạng CDMA. Cả ba nhà cung cấp mạng GSM đều sử dụng nguyên lý bảo mật theo kiểu lập mã bảo mật từ máy thuê bao đến trạm gốc, rồi từ trạm gốc phát lại đến thuê bao bên kia.
Trên thế giới hiện chia làm hai mức bảo mật trên hệ thống thông tin di động là mức mạnh và mức yếu.
Ở Châu Âu có hệ thống bảo mật mạnh, ở Việt Nam là mức yếu. Thậm chí có một mạng của Việt Nam còn không có hệ thống bảo mật. Các cơ chế bảo mật được xác định và áp dụng thì nhiều, nhưng đối với từng cơ chế cũng có ưu nhược điểm khác nhau.
Đối với cơ chế bảo mật từ máy thuê bao đến trạm gốc (đang được áp dụng ở một số mạng di động Việt Nam), nếu những tổ chức, cá nhân có ý đồ nghe trộm, họ có thể sử dụng một thiết bị làm trạm gốc giả, thuê bao sẽ vô tình chuyển nội dung cuộc thoại đến đúng trạm gốc giả đó. Kẻ xấu có thể thu lại toàn bộ nội dung cuộc thoại không khó khăn gì.
"Hiện nay, trên thế giới tình trạng nghe lén điện thoại khá phổ biến. Mới đây ở Nga, một giám đốc ngân hàng lớn bị ám sát cũng vì bị bọn khủng bố nghe lén điện thoại, biết được lịch di chuyển của ông ấy để phục kích.
Tôi không biết đã có cá nhân, tổ chức nào đưa thiết bị nghe trộm vào Việt Nam hay chưa, nhưng hiện nay, trên thế giới thiết bị nghe lén đó không phải là quá hiếm và quá đắt.
Điều nguy hiểm là những thiết bị đó khó bị phát hiện, chúng có thể ngụy trang dưới thiết bị âm thanh, một chiếc amli chẳng hạn, để đưa vào Việt Nam một cách công khai, các cơ quan hải quan cũng rất khó phát hiện, vì không phải ở đâu họ cũng có thiết bị để kiểm tra..." - ông Dmitry Shkurenkov cho biết.
Tuy nhiên, mọi việc có vẻ không chỉ dừng lại ở đó, người sử dụng điện thoại di động không chỉ bị nghe lén mà họ còn trở thành con tin của kẻ xấu đúng với nghĩa đen của nó.
Trong một số thiết bị cầm tay (điện thoại di động) đang có mặt trên thị trường, nhà sản xuất có cài phần mềm mà họ có thể kích hoạt chiếc điện thoại từ xa, ngoài ý muốn của người sử dụng.
Có thể xảy ra trường hợp thế này, một người cầm điện thoại vào phòng bắt đầu một cuộc họp quan trọng, dù đã tắt máy, nhưng nếu muốn lấy thông tin cuộc họp đó, những kẻ xấu từ khoảng cách vài trăm km có thể kích cho điện thoại hoạt động và cứ thế nối thông để điện thoại truyền toàn bộ nội dung cuộc họp ra ngoài.
Như thế, chỉ còn cách thích ứng trong hoàn cảnh hiện nay là phải tự bảo vệ mình. Sẽ là sai lầm nếu có ai nghĩ rằng thông tin trên điện thoại di động là an toàn tuyệt đối. Những thông tin quan trọng, nếu không muốn bị nghe trộm thì đừng trao đổi qua điện thoại di động thông thường.
Phải nói thêm rằng trước khi đưa các thông tin này đến với độc giả, chúng tôi đã chủ động liên lạc với một số nhà cung cấp dịch vụ và Bộ Bưu chính Viễn thông nhưng vẫn chưa có câu trả lời.
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong các số báo tới.
Theo Công An Nhân Dân
Title: Re: Điện thoại di động tại Việt Nam có thể bị nghe trộm?
Post by: cop_xong_paste on 05/05/08, 21:49
Post by: cop_xong_paste on 05/05/08, 21:49
bây giờ dùng máy bộ đàm của cảnh sát cũng có thể nghe lén đc, hoặc máy kéo dài.Máy kéo dài thì 1 lần vô tình e bắt đc 1 cuộc nói chuyện của 2 bà, chậc nghe buồn cười vãi.
Title: Re: Điện thoại di động tại Việt Nam có thể bị nghe trộm?
Post by: origamih on 05/05/08, 23:04
Post by: origamih on 05/05/08, 23:04
máy kéo dài dùng tín hiệu FM, dùng cái máy nào bắt FM có dải tần rộng rộng tí là câu được hết !! Cả mấy cái mic ko dây cũng thế.
Title: Re: Điện thoại di động tại Việt Nam có thể bị nghe trộm?
Post by: vovavietnam on 09/05/08, 23:32
Post by: vovavietnam on 09/05/08, 23:32
Gì chứ cái chuyện dùng bộ đàm nghịch dò sóng linh tih rồi vô tình nghe đc ngừoi ta nói chuyện thì vova cũng gặp rồi,trước đi làm xây dựng có cái bộ đàm,liên lạc thì ít,"tìm hiểu" thì nhiều.