Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: QUANGKHAI on 06/05/07, 21:18 Return to Full Version
Title: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: QUANGKHAI on 06/05/07, 21:18
Post by: QUANGKHAI on 06/05/07, 21:18
SỰ TÍCH CÂY CHỔI
Chuyện kể rằng xưa thật xưa, trên thiên đình có một người đàn bà nấu ăn vô cùng khéo léo chuyên trong coi việc nấu ăn cho Ngọc hoàng . Phàm có tài
lại hay có tật, bà ta tính rất tham lam và lại hay ăn vụng . Tuy chưa biết luật nhà trời vốn rất khắt khe: Người hầu có thức ăn riêng, không được chạm vào các món rành riêng cho ngọc hoàng hay quan tướng , nhưng người đàn bà này luôn tìm mọi cách để phạm vào thiên luật mà không ai biết .
Bà ta vốn làm bạn với 1 lão chăn ngựa cho thiên đình . Không khác gì với những người chăn ngựa dưới trần gian , cuộc sống của lão rất thiếu thốn và gian khổ, đã vậy do được quen biết đầu bếp của thiên cung nên lão lại sinh ra tật ham uống rượu chè và thèm ăn ngon . Để chiều ý bạn vàng , bà bếp càng không ngần ngại phạm luật trời : lấy cắp rượu thịt mang ra cho lão chăn ngựa, thậm chí nhiều lúc bà ta còn đưa ông ta vào kho rượu của nhà trời để uống thỏa thích .
Một hôm, để chuẩn bị cho bữa tiệc ngọc hoang thết đãi quân thần và chư tiên , bà đầu bếp cùng mọi người hầu phải làm việc suốt từ sáng đến lúc trăng rằm vừa tảo chiếu là bữa tiệc bắt đầu . Vừa lúc ấy, bà nghe vẳng lại tiếng hát nghêu ngao của lão chăn ngựa, vội vàng bà ta vừa lo ăn lấy ăn để các thức ăn ngon trong bếp vùa tìm cách lấy thứ ngon nhất của bữa tiệc ra cho lão bạn già , khi đã uống mấy hơi dài , lão chăn ngựa cao hứng , lẻn vào bếp nếm hầu hết các món sắp đưa ra bàn. Thiên bất dung gian , quả nhiên khi nhìn qua các món , ngọc hoàng biết có kẻ nếm trước . Nổi giận ngài cho truy hỏi thì bà đầu bếp cùng lão chăn ngựa không dám chối , liền cúi đầu nhận tội . Để phạt hai người , ngọc hoàng giáng họ xuống trần gian làm cây chổi, chuyên phải ăn thức dư thừa , dơ uế trong rác rưởi và phải làm việc không ngừng .
Về sau , do hai phạm nhân kêu ca là quà cực khổ vì không lúc nào được loài người cho nghỉ ngơi , ngọc hoàng niệm tình cho họ được nghỉ ba ngày trong năm , đó là ba ngày tết đầu năm , bởi thế mới có phong tục kiêng quết rác trong ba ngày tết
Chuyện kể rằng xưa thật xưa, trên thiên đình có một người đàn bà nấu ăn vô cùng khéo léo chuyên trong coi việc nấu ăn cho Ngọc hoàng . Phàm có tài
lại hay có tật, bà ta tính rất tham lam và lại hay ăn vụng . Tuy chưa biết luật nhà trời vốn rất khắt khe: Người hầu có thức ăn riêng, không được chạm vào các món rành riêng cho ngọc hoàng hay quan tướng , nhưng người đàn bà này luôn tìm mọi cách để phạm vào thiên luật mà không ai biết .
Bà ta vốn làm bạn với 1 lão chăn ngựa cho thiên đình . Không khác gì với những người chăn ngựa dưới trần gian , cuộc sống của lão rất thiếu thốn và gian khổ, đã vậy do được quen biết đầu bếp của thiên cung nên lão lại sinh ra tật ham uống rượu chè và thèm ăn ngon . Để chiều ý bạn vàng , bà bếp càng không ngần ngại phạm luật trời : lấy cắp rượu thịt mang ra cho lão chăn ngựa, thậm chí nhiều lúc bà ta còn đưa ông ta vào kho rượu của nhà trời để uống thỏa thích .
Một hôm, để chuẩn bị cho bữa tiệc ngọc hoang thết đãi quân thần và chư tiên , bà đầu bếp cùng mọi người hầu phải làm việc suốt từ sáng đến lúc trăng rằm vừa tảo chiếu là bữa tiệc bắt đầu . Vừa lúc ấy, bà nghe vẳng lại tiếng hát nghêu ngao của lão chăn ngựa, vội vàng bà ta vừa lo ăn lấy ăn để các thức ăn ngon trong bếp vùa tìm cách lấy thứ ngon nhất của bữa tiệc ra cho lão bạn già , khi đã uống mấy hơi dài , lão chăn ngựa cao hứng , lẻn vào bếp nếm hầu hết các món sắp đưa ra bàn. Thiên bất dung gian , quả nhiên khi nhìn qua các món , ngọc hoàng biết có kẻ nếm trước . Nổi giận ngài cho truy hỏi thì bà đầu bếp cùng lão chăn ngựa không dám chối , liền cúi đầu nhận tội . Để phạt hai người , ngọc hoàng giáng họ xuống trần gian làm cây chổi, chuyên phải ăn thức dư thừa , dơ uế trong rác rưởi và phải làm việc không ngừng .
Về sau , do hai phạm nhân kêu ca là quà cực khổ vì không lúc nào được loài người cho nghỉ ngơi , ngọc hoàng niệm tình cho họ được nghỉ ba ngày trong năm , đó là ba ngày tết đầu năm , bởi thế mới có phong tục kiêng quết rác trong ba ngày tết
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: QUANGKHAI on 06/05/07, 22:19
Post by: QUANGKHAI on 06/05/07, 22:19
NHÂN SÂM
Ngày xưa có hai vợ chồng tiều phu nghèo khổ làm lụng vất vả quanh năm , để thoát khỏi cảnh nghèo túng , họ tranh thủ làm từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về . Thế mà cũng chưa đủ ăn mặc . Mỗi ngày nư vậy họ để lại cho đúa con trai ở nhà , dành một phần cơm chỉ vừa kưng dạ và dặn con rằng : sáng con hãy ngủ cho no ròi dậy hái trái cây mà ăn , xế trưa giở cơm ra ăn chức đừng lấy cơm ăn sáng kẻo đến chiều lại đói bụng sớm . Nếu con đói bụng lúc bố mẹ chưa về thì chẳng ai lo được cho con đâu .
Lạ lùng thay mỗi ngày chú bé chỉ ăn có một lứng bát cơm trưa như thế , cha mẹ mang về bữa tối khi thì củ khoai khi thì trái bắp , lúc đói mới được chén cơm mà đưa trẻ ngày một hồng hòa béo tốt , lớn lên như thổi . Hai vợ chồng ban đầu không để ý , nhưng đến hai năm sau bỗng thấy con mình to cao hơn những đứa trẻ khác mới hỏi con rằng :
Con ơi , bố mẹ thiếu thốn mỗi ngày chỉ cho con ăn có một bát cơm trưa , con có ăn đủ no không ?
Nó trả lời :
Cả hơn năm nay chẳng mấy khi con ăn cơm của bố mẹ để lại vì mỗi sáng khi con thức giấc đã thấy đàn khỉ trong rừng kêu la khọt khẹt bốc ăn hết phần cơm mà bố mẹ dành cho con rồi .
Hai người lại cang kinh ngạc hỏi :
Rồi con ăn gì ? sao không ăn cơm mà con khỏe mạnh đén thế ?
Nó thưa : sáng sáng có một thằng bé đến đây chơi đùa cùng con , con đùa nghịch chạy nhẩy leo trèo với nó và thấy hết đói , càng chơi đùa càng khỏe , đến chiều nó mới ra về .
Hai người hỏi : Bạn con tên gì , hình dáng ra sao ? Con không biết tên , chỉ thấy nó hồng hòa trắng trẻo còn hơn con nữa .
Hai người nghĩ mãi mà không đoán biết được là ai vì nhà họ rất xa làng xóm nên nghi hoặc , nghi ngờ lo rằng con mình bị ma quỷ ám gì chăng. Vì thế ngày hôm sau , người tiều phu ra chợ mua 1 cuộn chỉ tơ về trao cho con và dặn dò rằng .
Hễ thất thằng bé kia đến chơi , con hãy lấy chỉ này buộn vào chân hoặc tay nó , bố mẹ sẽ biết nó là ai .
Đứa con hứa lam theo lời cha bảo , sau đó vợ chồng người tiều phu đi khỏi nhà theo lệ thường nhưng không vào rừng lấy củi mà họ rình nấp ở gần nhà . Lát sau quả nhiên có 1 chú bé béo tròn xinh đẹp hồng hào như 1 tiên đồng ,chẳng mặc quần ao chỉ đeo 1 cái yếm đỏ thắmh đến túp lều chơi đùa với thằng bé con người tiều phu . Chú bé làm y như lời cha dặn , lấy chỉ tơ cột vào tay bạn . Hai vợ chồng thấy thế , đột ngột vào nhabất chợt lúc 2 trẻ đang nô đùa , Chú bé hốt hoảng bỏ chạy rồi biến mất vào bụi cây gần bên nhà họ . Người tiều phu lần theo sợi chỉ tơ len lỏi qua bui cây hoang dại , cỏ tranh chằng chịt rồi cuối cùng đến bụi rậm nơi chú bé biến mất . Mừng rỡ và tham lam quá người tiều phu hấp tấp đào xới , mong lấy hết buih sâm quí về làm của riêng để được trường sinh bất tử . Vô tình luõi xẻng oan nghiệt làm nát bui sâm , chết mất thằng bé , chỉ lấy được phần rễ dưới gốc . Vì thế ngày nay sâm đã giảm bớt hiệu lực , không còn làm thuốc trường sinh được nữa , chỉ làm thuốc cho người bệnh tật , già yếu mà thôi !
Ngày xưa có hai vợ chồng tiều phu nghèo khổ làm lụng vất vả quanh năm , để thoát khỏi cảnh nghèo túng , họ tranh thủ làm từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về . Thế mà cũng chưa đủ ăn mặc . Mỗi ngày nư vậy họ để lại cho đúa con trai ở nhà , dành một phần cơm chỉ vừa kưng dạ và dặn con rằng : sáng con hãy ngủ cho no ròi dậy hái trái cây mà ăn , xế trưa giở cơm ra ăn chức đừng lấy cơm ăn sáng kẻo đến chiều lại đói bụng sớm . Nếu con đói bụng lúc bố mẹ chưa về thì chẳng ai lo được cho con đâu .
Lạ lùng thay mỗi ngày chú bé chỉ ăn có một lứng bát cơm trưa như thế , cha mẹ mang về bữa tối khi thì củ khoai khi thì trái bắp , lúc đói mới được chén cơm mà đưa trẻ ngày một hồng hòa béo tốt , lớn lên như thổi . Hai vợ chồng ban đầu không để ý , nhưng đến hai năm sau bỗng thấy con mình to cao hơn những đứa trẻ khác mới hỏi con rằng :
Con ơi , bố mẹ thiếu thốn mỗi ngày chỉ cho con ăn có một bát cơm trưa , con có ăn đủ no không ?
Nó trả lời :
Cả hơn năm nay chẳng mấy khi con ăn cơm của bố mẹ để lại vì mỗi sáng khi con thức giấc đã thấy đàn khỉ trong rừng kêu la khọt khẹt bốc ăn hết phần cơm mà bố mẹ dành cho con rồi .
Hai người lại cang kinh ngạc hỏi :
Rồi con ăn gì ? sao không ăn cơm mà con khỏe mạnh đén thế ?
Nó thưa : sáng sáng có một thằng bé đến đây chơi đùa cùng con , con đùa nghịch chạy nhẩy leo trèo với nó và thấy hết đói , càng chơi đùa càng khỏe , đến chiều nó mới ra về .
Hai người hỏi : Bạn con tên gì , hình dáng ra sao ? Con không biết tên , chỉ thấy nó hồng hòa trắng trẻo còn hơn con nữa .
Hai người nghĩ mãi mà không đoán biết được là ai vì nhà họ rất xa làng xóm nên nghi hoặc , nghi ngờ lo rằng con mình bị ma quỷ ám gì chăng. Vì thế ngày hôm sau , người tiều phu ra chợ mua 1 cuộn chỉ tơ về trao cho con và dặn dò rằng .
Hễ thất thằng bé kia đến chơi , con hãy lấy chỉ này buộn vào chân hoặc tay nó , bố mẹ sẽ biết nó là ai .
Đứa con hứa lam theo lời cha bảo , sau đó vợ chồng người tiều phu đi khỏi nhà theo lệ thường nhưng không vào rừng lấy củi mà họ rình nấp ở gần nhà . Lát sau quả nhiên có 1 chú bé béo tròn xinh đẹp hồng hào như 1 tiên đồng ,chẳng mặc quần ao chỉ đeo 1 cái yếm đỏ thắmh đến túp lều chơi đùa với thằng bé con người tiều phu . Chú bé làm y như lời cha dặn , lấy chỉ tơ cột vào tay bạn . Hai vợ chồng thấy thế , đột ngột vào nhabất chợt lúc 2 trẻ đang nô đùa , Chú bé hốt hoảng bỏ chạy rồi biến mất vào bụi cây gần bên nhà họ . Người tiều phu lần theo sợi chỉ tơ len lỏi qua bui cây hoang dại , cỏ tranh chằng chịt rồi cuối cùng đến bụi rậm nơi chú bé biến mất . Mừng rỡ và tham lam quá người tiều phu hấp tấp đào xới , mong lấy hết buih sâm quí về làm của riêng để được trường sinh bất tử . Vô tình luõi xẻng oan nghiệt làm nát bui sâm , chết mất thằng bé , chỉ lấy được phần rễ dưới gốc . Vì thế ngày nay sâm đã giảm bớt hiệu lực , không còn làm thuốc trường sinh được nữa , chỉ làm thuốc cho người bệnh tật , già yếu mà thôi !
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:25
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:25
Ngày xưa, có một bà cụ già có một người con trai lớn, nhưng bà nghèo quá chẳng có tiền để hỏi vợ cho con. Ðêm nào thấy con trai nằm ngủ một mình bên bếp lửa, bà cũng ra đầu sàn ngồi nhìn trời mà khóc.
Một đêm, sau khi khóc nhiều quá, bà ngã đầu vào cái vách ngủ mê đi lúc nào không biết. Một ánh chớp loé lên, bà cụ vội mở mắt thì thấy một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo xanh, đi giầy xanh, chống gậy xanh, đứng trên ngọn cây mít. Hoảng quá, bà cụ định chạy vào bếp, thì thấy ông cụ già khoát tay, cất giọng hiền từ bảo: "Ta là tiên, biết bà đang khổ vì cảnh nghèo khó, không có tiền đi hỏi vợ cho con, nên ta giúp. Ngày mai bà bảo con trai bà đi theo hướng ta chỉ, cứ đi mãi đến ngọn núi có phiến đá trắng to như cái nhà kia, sẽ thấy chín nàng tiên xuống tắm. Con trai bà yêu cô nào, thì cứ lấy đôi cánh của nàng tiên ấy đem về nhà là được ."
Nói xong Tiên ông biến mất. Mừng quá, bà cụ liền đẩy cửa, vào thổi bếp lửa cháy bùng lên, gọi con dậy, kể lại đầu đuôi câu chuyện vừa qua.
Tờ mờ sáng hôm sau, người con trai gói cơm, đeo ống nước, băng rừng, leo núi, leo hết núi này đến núi khác, đúng trưa mới đến chỗ tiên ông bảo. Một cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mắt. Hồ nước xanh biếc, trong vắt như gương, có đường xuống bến tắm, trên bờ hoa thơm, cỏ lạ đang đua nở khoe sắc cùng ong bướm, sỏi đá lấp lánh như kim cương.
Thấy nắng rung rinh, chàng đưa mắt ngó lên trời, bỗng từ trong đám mây hồng có chín nàng tiên mặc áo xiêm trắng, đang bay và hạ xuống dần. Chàng con trai nghèo liền nép vào bụi nhìn theo. Chín nàng tiên đã đứng trên các phiến đá ngọc, cởi cánh ra, lội xuống tắm. Nước trong, da các nàng tiên trắng ngần, nhìn cô nào cũng đẹp lộng lẫy như mặt trời mọc. Duy có nàng thứ chín là đẹp hiền hậu hơn cả. Tóc nàng đen mướt và dài như dòng suối, giọng cười trong và thanh như tiếng sáo ngân vang: miệng đẹp hơn hoa nở, mắt sáng như sao, khi nàng nhìn vào vật gì vật đó rực lên như có trăm ngàn ánh hào quang chói sáng. Chàng trai liền lẻn đến lấy trộm cặp cánh tiên của cô thứ chín, rồi trở về nhà.
Trống trên trời gióng bảy hồi khoan nhặt báo giờ các cô phải về tiên cung. Tám cô chị lên bờ, lắp cánh của mình và bay trước. Còn cô em mải đùa nghịch dưới làn nước mát, lên sau. Không thấy cánh tiên đâu nữa, nàng hoảng hốt cuống cuồng chạy quanh bờ. Trống trên trời vẫn giục giã, sắp đến giờ đóng cửa của thiên đình. Nàng tiên thứ chín lại chạy quanh bến nước chăm chú tìm lại, nhưng thông thấy. Nhìn dấu chân người còn in trên cát mịn, dấu chân trên đường xuống núi, biết có kẻ lấy đôi cánh của mình rồi, nàng vội vã cài lại áo xiêm, lần theo dấu chân đi mãi . Xế chiều nàng đến một ngôi nhà sàn nhỏ, dựng lẻ loi dưới chân núi. Nàng đang phân vân không biết đi ngả nào, thì một cụ già đến bên nàng chào hỏi: "Cháu ơi! Ðường xa vắng vẻ, cháu đi một mình như thế này nguy hiểm lắm, cháu hãy vào nhà ta ăn cơm, uống nước rồi nghỉ lại đã." Nhìn nét mặt hiền hậu của bà cụ, nàng tiên gục đầu vào vai bà khóc, kể lại việc nàng bị mất đôi cánh tiên nên không về trời được. Bà cụ đưa nàng vào nhà. Chàng con trai sung sướng bước ra chào hỏi, rồi vào rừng bẻ măng, nhổ nấm đem về đưa mẹ nấu canh cho cô gái ăn. Tối chàng ngồi kéo đàn kơ ri - loại nhạc cụ réo rắt như đờn cò của người kinh - cho cô gái yên giấc.
Ở đây một tháng, hai tháng, lúc đầu nàng tiên thứ chín hết sức nhớ mẹ, nhớ cha, nhưng được sự chăm sóc, trìu mến của bà cụ và chàng trai hiền hậu, siêng năng, nên nàng khuây khoả dần. Buổi sáng nàng cũng đi lên rẫy, vào rừng, buổi chiều nàng cũng ra giếng đội nước với chị em.
Nửa năm sau người con trai bà cụ lấy nàng tiên. Hai vợ chồng sống bên nhau rất hòa thuận, vui vẻ. Dân làng ví họ là cặp vợ chồng chim sáo - vì họ vừa xinh đẹp, vừa chịu khó làm ăn. Người chồng chưa bao giờ mắng vợ nửa lời. Chiều nào lên rừng về, chàng cũng cố tìm cho mẹ và vợ một ống mực thơm, một bó rau ngót, một bó măng, hay lưng gùi ngô non thơm sữa. Hai mùa, ba mùa, đến một đêm trăng tròn vành vạnh, nàng tiên thứ chín sinh được một đứa con trai kháu khỉnh. Từ đó, trong nhà càng thêm đầm ấm, vui vẻ hơn. Nhưng một hôm trời đang yên lành, bỗng có tiếng sấm ầm ầm, giận dữ. Mây đen, mây xám kéo đầy trời. Lửa đỏ rực, chớp nhằng nhịt dữ tợn. Người vợ vừa cõng con ra đứng đầu sàn phía tây, đột nhiên thấy thiên lôi từ trên trời cầm búa nhảy xuống sân. Mặt giận dữ, Thiên lôi bảo rằng, hắn vâng lệnh Trời, xuống bắt nàng tiên phải về ngay, nếu không sẽ giết chết con nàng, giết cả chồng và người mẹ chồng của nàng nữa. Thương con, thương chồng quá, nàng tiên ngã gục xuống khóc nức nở rồi chạy vào nhà rút ba ống nứa dài vắt đầy sữa, nhẹ nhàng đặt con lên chiếu, cắt một nắm tóc để lại cho chồng, rồi theo Thiên lôi về thiên đình.
Chiều bà cụ và người chồng về nhà, không thấy nàng tiên, chỉ thấy đứa con nằm ngủ bên nắm tóc thơm của mẹ nó. Nhìn cây cối ngả nghiêng, cháy xém, biết có điều hung dữ xảy ra, chàng cõng con trên lưng, bước xuống cầu thang đi vào rừng, nhìn trời khóc suốt chín ngày đêm. Tiếng khóc ai oán, ấm ức nghe nghẹn cả cổ, đau cả lòng. Ðược tin, dân làng thương quá, rủ nhau giúp sức, góp của. Nhờ bác thợ rèn chuyên nghề chim sắt biết bay, đúc cho hai cha con người xấu số ấy một con chim công sắt.
Ðược chim sắt rồi, hai cha con ngồi trên lưng công bay vút lên trời. Qua mây hồng, mây bạc, mây xanh, đến sông Hằng sắp tới triều đình, thì công sắt không tài nào bay qua được. Gió to, sóng gầm dữ dội. Năm bảy lần con công cất cánh đều lao đao muốn rớt. Hai cha con đành ở bên này sông. Một hôm, người vợ ra sông giặt áo, đứa con nhỏ thấy mẹ, liền gọi lên. "Mẹ ơi!" Người vợ quay sang, hai vợ chồng nhìn thấy nhau, nhưng không gần nhau được. Ðau khổ quá, họ bưng mặt khóc.
Dân làng nhà trời thấy vậy vô cùng thương xót. Họ vào xin thiên đình cho hai vợ chồng được gặp nhau. Nhưng thiên đình không cho, viện cớ sắp gả nàng tiên thứ chín cho chàng trai thuộc dòng họ quyền quý. Không quản ngại, dân làng liên tiếp cử người đến gõ cửa, buộc thiên đình phải xử. Cuối cùng Ngọc Hoàng phải xuống lệnh nếu chồng cô thứ chín làm được mấy việc sau này mới lấy được con gái nhà trời. Thứ nhất là trong một ngày phải nhặt hết số vừng rơi trong khu rẫy dài bằng một khoảng chim bay mỏi cánh. Thứ hai là phải ăn hết những ớt gió đã chín trong một khu rừng ớt. Thứ ba là phải làm một cái nhà bằng kim cương thật đẹp giữa sông Hằng. Thương con, thương vợ người chồng phải nhận. Sáng hôm sau, hai cha con dậy thật sớm để nhặt vừng, nhưng mãi cho tới trưa, khi mặt trời đã ở giữa đỉnh đầu mà vẫn chưa nhặt được bao nhiêu. Thấy thế, Tiên ông liền đọc phù chú, gọi một bầy chim sẻ đông nghịt, bay xuống nhặt hộ, chẳng mấy chốc đã hết nhẵn.
Nhưng còn rừng ớt chín đỏ kia làm sao hái hết cho được. Người chồng cố hái ăn, bụng nóng như lửa đốt, mắt đỏ xè, thế mà mới ăn được mấy quả. Tiên ông thấy vậy , liền niệm thần chú hoá ra một đàn chim chào mào bay xuống ăn giúp. Trong giây lát cả rừng ớt chỉ còn trơ lại cành lá. (Ðến nay người Hê- rê giải thích chim chào mào đỏ đít là do ngày xưa nó ăn ớt cứu người).
Ðã đến lúc phải xây nhà kim cương giữa sông Hằng chảy xiết. Chàng trai và dân làng đổ rất nhiều công đẵn gỗ thả xuống sông, nhưng gỗ dù nặng dù to mấy đều bị nước cuốn phăng đi như cuốn một cái lá. Một ngày không được, một tháng không được, một mùa không được, một năm không xong, hết phương kế, chàng trai ôm con ngồi bên bờ sông than khóc thảm thiết.
Thần cá liền ra lệnh cho cá chình, cá sấp, cá chép, lươn chạch, cua, rùa, cá lóc, cá nghạnh... đều bơi lại giúp. Một con chình to lớn quẫy mạnh, nhô đầu lên bảo: "Anh đừng lo, ngày mai anh sẽ có nhà đẹp và sẽ được gặp vợ. Hãy vui lên, đừng khóc nữa!" Quả đúng như vậy, sáng hôm sau, khi mặt trời vừa thức giấc, bỗng có một ngôi nhà lấp lánh bằng kim cương hiện lên đồ sộ giữa sông. Chung quanh sóng vỗ rạt rào. Chiếc nhà do các loài cá xây nên, cá chình nhận làm cột, cá lóc làm sạp, cá sấp, cá chép làm mái nhà. Cá nghạnh làm xà, rùa làm bếp, cua làm móc chiêng, lươn, chình thì nối đuôi nhau thành một cái cầu tuyệt đẹp từ bờ ra đến giữa sông.
Ngọc Hoàng cùng thần hung ác thấy nhà đẹp mới chịu đem thuyền cho anh chàng nghèo sang sông gặp vợ. Còn bọn chúng thì hí hửng khiêng lúa, gạo, chiêng, ché ra nhà kim cương ở, chúng lao nhao tổ chức lễ ăn mừng. Nhưng khi vừa nhóm lửa nấu thịt thì rùa làm bếp bị nóng lưng quá lăn ngay xuống nước. Cùng lúc cá chình, cá lóc, cá sấp, cá trê... cũng lăn theo. Nhà đổ sập làm chìm cả lũ gian thần xuống dòng sông chảy xiết đầy cá sấu, cá măng. Trời cao vòi vọi, sóng nước mênh mông trắng xoá.
Từ đó nàng tiên thứ chín và chồng được cai quản thiên đình, làm cho mưa rơi xuống, mát mẻ trần gian. Làm cho nắng chiếu xuống để cây cỏ xanh tươi, bốn mùa hoa nở. Lâu lâu họ chắp cánh bay xuống tắm ở suối ngọc rồi về thăm mẹ già và bà con quê cũ.
Một đêm, sau khi khóc nhiều quá, bà ngã đầu vào cái vách ngủ mê đi lúc nào không biết. Một ánh chớp loé lên, bà cụ vội mở mắt thì thấy một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo xanh, đi giầy xanh, chống gậy xanh, đứng trên ngọn cây mít. Hoảng quá, bà cụ định chạy vào bếp, thì thấy ông cụ già khoát tay, cất giọng hiền từ bảo: "Ta là tiên, biết bà đang khổ vì cảnh nghèo khó, không có tiền đi hỏi vợ cho con, nên ta giúp. Ngày mai bà bảo con trai bà đi theo hướng ta chỉ, cứ đi mãi đến ngọn núi có phiến đá trắng to như cái nhà kia, sẽ thấy chín nàng tiên xuống tắm. Con trai bà yêu cô nào, thì cứ lấy đôi cánh của nàng tiên ấy đem về nhà là được ."
Nói xong Tiên ông biến mất. Mừng quá, bà cụ liền đẩy cửa, vào thổi bếp lửa cháy bùng lên, gọi con dậy, kể lại đầu đuôi câu chuyện vừa qua.
Tờ mờ sáng hôm sau, người con trai gói cơm, đeo ống nước, băng rừng, leo núi, leo hết núi này đến núi khác, đúng trưa mới đến chỗ tiên ông bảo. Một cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mắt. Hồ nước xanh biếc, trong vắt như gương, có đường xuống bến tắm, trên bờ hoa thơm, cỏ lạ đang đua nở khoe sắc cùng ong bướm, sỏi đá lấp lánh như kim cương.
Thấy nắng rung rinh, chàng đưa mắt ngó lên trời, bỗng từ trong đám mây hồng có chín nàng tiên mặc áo xiêm trắng, đang bay và hạ xuống dần. Chàng con trai nghèo liền nép vào bụi nhìn theo. Chín nàng tiên đã đứng trên các phiến đá ngọc, cởi cánh ra, lội xuống tắm. Nước trong, da các nàng tiên trắng ngần, nhìn cô nào cũng đẹp lộng lẫy như mặt trời mọc. Duy có nàng thứ chín là đẹp hiền hậu hơn cả. Tóc nàng đen mướt và dài như dòng suối, giọng cười trong và thanh như tiếng sáo ngân vang: miệng đẹp hơn hoa nở, mắt sáng như sao, khi nàng nhìn vào vật gì vật đó rực lên như có trăm ngàn ánh hào quang chói sáng. Chàng trai liền lẻn đến lấy trộm cặp cánh tiên của cô thứ chín, rồi trở về nhà.
Trống trên trời gióng bảy hồi khoan nhặt báo giờ các cô phải về tiên cung. Tám cô chị lên bờ, lắp cánh của mình và bay trước. Còn cô em mải đùa nghịch dưới làn nước mát, lên sau. Không thấy cánh tiên đâu nữa, nàng hoảng hốt cuống cuồng chạy quanh bờ. Trống trên trời vẫn giục giã, sắp đến giờ đóng cửa của thiên đình. Nàng tiên thứ chín lại chạy quanh bến nước chăm chú tìm lại, nhưng thông thấy. Nhìn dấu chân người còn in trên cát mịn, dấu chân trên đường xuống núi, biết có kẻ lấy đôi cánh của mình rồi, nàng vội vã cài lại áo xiêm, lần theo dấu chân đi mãi . Xế chiều nàng đến một ngôi nhà sàn nhỏ, dựng lẻ loi dưới chân núi. Nàng đang phân vân không biết đi ngả nào, thì một cụ già đến bên nàng chào hỏi: "Cháu ơi! Ðường xa vắng vẻ, cháu đi một mình như thế này nguy hiểm lắm, cháu hãy vào nhà ta ăn cơm, uống nước rồi nghỉ lại đã." Nhìn nét mặt hiền hậu của bà cụ, nàng tiên gục đầu vào vai bà khóc, kể lại việc nàng bị mất đôi cánh tiên nên không về trời được. Bà cụ đưa nàng vào nhà. Chàng con trai sung sướng bước ra chào hỏi, rồi vào rừng bẻ măng, nhổ nấm đem về đưa mẹ nấu canh cho cô gái ăn. Tối chàng ngồi kéo đàn kơ ri - loại nhạc cụ réo rắt như đờn cò của người kinh - cho cô gái yên giấc.
Ở đây một tháng, hai tháng, lúc đầu nàng tiên thứ chín hết sức nhớ mẹ, nhớ cha, nhưng được sự chăm sóc, trìu mến của bà cụ và chàng trai hiền hậu, siêng năng, nên nàng khuây khoả dần. Buổi sáng nàng cũng đi lên rẫy, vào rừng, buổi chiều nàng cũng ra giếng đội nước với chị em.
Nửa năm sau người con trai bà cụ lấy nàng tiên. Hai vợ chồng sống bên nhau rất hòa thuận, vui vẻ. Dân làng ví họ là cặp vợ chồng chim sáo - vì họ vừa xinh đẹp, vừa chịu khó làm ăn. Người chồng chưa bao giờ mắng vợ nửa lời. Chiều nào lên rừng về, chàng cũng cố tìm cho mẹ và vợ một ống mực thơm, một bó rau ngót, một bó măng, hay lưng gùi ngô non thơm sữa. Hai mùa, ba mùa, đến một đêm trăng tròn vành vạnh, nàng tiên thứ chín sinh được một đứa con trai kháu khỉnh. Từ đó, trong nhà càng thêm đầm ấm, vui vẻ hơn. Nhưng một hôm trời đang yên lành, bỗng có tiếng sấm ầm ầm, giận dữ. Mây đen, mây xám kéo đầy trời. Lửa đỏ rực, chớp nhằng nhịt dữ tợn. Người vợ vừa cõng con ra đứng đầu sàn phía tây, đột nhiên thấy thiên lôi từ trên trời cầm búa nhảy xuống sân. Mặt giận dữ, Thiên lôi bảo rằng, hắn vâng lệnh Trời, xuống bắt nàng tiên phải về ngay, nếu không sẽ giết chết con nàng, giết cả chồng và người mẹ chồng của nàng nữa. Thương con, thương chồng quá, nàng tiên ngã gục xuống khóc nức nở rồi chạy vào nhà rút ba ống nứa dài vắt đầy sữa, nhẹ nhàng đặt con lên chiếu, cắt một nắm tóc để lại cho chồng, rồi theo Thiên lôi về thiên đình.
Chiều bà cụ và người chồng về nhà, không thấy nàng tiên, chỉ thấy đứa con nằm ngủ bên nắm tóc thơm của mẹ nó. Nhìn cây cối ngả nghiêng, cháy xém, biết có điều hung dữ xảy ra, chàng cõng con trên lưng, bước xuống cầu thang đi vào rừng, nhìn trời khóc suốt chín ngày đêm. Tiếng khóc ai oán, ấm ức nghe nghẹn cả cổ, đau cả lòng. Ðược tin, dân làng thương quá, rủ nhau giúp sức, góp của. Nhờ bác thợ rèn chuyên nghề chim sắt biết bay, đúc cho hai cha con người xấu số ấy một con chim công sắt.
Ðược chim sắt rồi, hai cha con ngồi trên lưng công bay vút lên trời. Qua mây hồng, mây bạc, mây xanh, đến sông Hằng sắp tới triều đình, thì công sắt không tài nào bay qua được. Gió to, sóng gầm dữ dội. Năm bảy lần con công cất cánh đều lao đao muốn rớt. Hai cha con đành ở bên này sông. Một hôm, người vợ ra sông giặt áo, đứa con nhỏ thấy mẹ, liền gọi lên. "Mẹ ơi!" Người vợ quay sang, hai vợ chồng nhìn thấy nhau, nhưng không gần nhau được. Ðau khổ quá, họ bưng mặt khóc.
Dân làng nhà trời thấy vậy vô cùng thương xót. Họ vào xin thiên đình cho hai vợ chồng được gặp nhau. Nhưng thiên đình không cho, viện cớ sắp gả nàng tiên thứ chín cho chàng trai thuộc dòng họ quyền quý. Không quản ngại, dân làng liên tiếp cử người đến gõ cửa, buộc thiên đình phải xử. Cuối cùng Ngọc Hoàng phải xuống lệnh nếu chồng cô thứ chín làm được mấy việc sau này mới lấy được con gái nhà trời. Thứ nhất là trong một ngày phải nhặt hết số vừng rơi trong khu rẫy dài bằng một khoảng chim bay mỏi cánh. Thứ hai là phải ăn hết những ớt gió đã chín trong một khu rừng ớt. Thứ ba là phải làm một cái nhà bằng kim cương thật đẹp giữa sông Hằng. Thương con, thương vợ người chồng phải nhận. Sáng hôm sau, hai cha con dậy thật sớm để nhặt vừng, nhưng mãi cho tới trưa, khi mặt trời đã ở giữa đỉnh đầu mà vẫn chưa nhặt được bao nhiêu. Thấy thế, Tiên ông liền đọc phù chú, gọi một bầy chim sẻ đông nghịt, bay xuống nhặt hộ, chẳng mấy chốc đã hết nhẵn.
Nhưng còn rừng ớt chín đỏ kia làm sao hái hết cho được. Người chồng cố hái ăn, bụng nóng như lửa đốt, mắt đỏ xè, thế mà mới ăn được mấy quả. Tiên ông thấy vậy , liền niệm thần chú hoá ra một đàn chim chào mào bay xuống ăn giúp. Trong giây lát cả rừng ớt chỉ còn trơ lại cành lá. (Ðến nay người Hê- rê giải thích chim chào mào đỏ đít là do ngày xưa nó ăn ớt cứu người).
Ðã đến lúc phải xây nhà kim cương giữa sông Hằng chảy xiết. Chàng trai và dân làng đổ rất nhiều công đẵn gỗ thả xuống sông, nhưng gỗ dù nặng dù to mấy đều bị nước cuốn phăng đi như cuốn một cái lá. Một ngày không được, một tháng không được, một mùa không được, một năm không xong, hết phương kế, chàng trai ôm con ngồi bên bờ sông than khóc thảm thiết.
Thần cá liền ra lệnh cho cá chình, cá sấp, cá chép, lươn chạch, cua, rùa, cá lóc, cá nghạnh... đều bơi lại giúp. Một con chình to lớn quẫy mạnh, nhô đầu lên bảo: "Anh đừng lo, ngày mai anh sẽ có nhà đẹp và sẽ được gặp vợ. Hãy vui lên, đừng khóc nữa!" Quả đúng như vậy, sáng hôm sau, khi mặt trời vừa thức giấc, bỗng có một ngôi nhà lấp lánh bằng kim cương hiện lên đồ sộ giữa sông. Chung quanh sóng vỗ rạt rào. Chiếc nhà do các loài cá xây nên, cá chình nhận làm cột, cá lóc làm sạp, cá sấp, cá chép làm mái nhà. Cá nghạnh làm xà, rùa làm bếp, cua làm móc chiêng, lươn, chình thì nối đuôi nhau thành một cái cầu tuyệt đẹp từ bờ ra đến giữa sông.
Ngọc Hoàng cùng thần hung ác thấy nhà đẹp mới chịu đem thuyền cho anh chàng nghèo sang sông gặp vợ. Còn bọn chúng thì hí hửng khiêng lúa, gạo, chiêng, ché ra nhà kim cương ở, chúng lao nhao tổ chức lễ ăn mừng. Nhưng khi vừa nhóm lửa nấu thịt thì rùa làm bếp bị nóng lưng quá lăn ngay xuống nước. Cùng lúc cá chình, cá lóc, cá sấp, cá trê... cũng lăn theo. Nhà đổ sập làm chìm cả lũ gian thần xuống dòng sông chảy xiết đầy cá sấu, cá măng. Trời cao vòi vọi, sóng nước mênh mông trắng xoá.
Từ đó nàng tiên thứ chín và chồng được cai quản thiên đình, làm cho mưa rơi xuống, mát mẻ trần gian. Làm cho nắng chiếu xuống để cây cỏ xanh tươi, bốn mùa hoa nở. Lâu lâu họ chắp cánh bay xuống tắm ở suối ngọc rồi về thăm mẹ già và bà con quê cũ.
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:30
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:30
Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều. Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.
Chồng nàng Bân, cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn. Những nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, xe được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Nhiều người trên trời đã chế giễu nàng:
"Nàng Bân may áo cho chồng
May ba tháng ròng mới trọn cổ tay".
Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: "Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân" là vì thế.
Chồng nàng Bân, cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn. Những nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, xe được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Nhiều người trên trời đã chế giễu nàng:
"Nàng Bân may áo cho chồng
May ba tháng ròng mới trọn cổ tay".
Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: "Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân" là vì thế.
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:33
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:33
Vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa
25.10.2006 01:24
(Truyện cổ dân tộc Bru)
Ngày xưa có hai anh em mồ côi đều chết vợ. Người em phát rẫy cạnh bên mộ vợ và thường bị lợn rừng đến phá.
Một hôm, anh ta đặt bẫy, đánh trúng lợn. Chú lợn bị thương vùng khỏi bẫy chạy hút về phía mộ vợ anh. Người em cầm giáo đuổi theo. Con lợn bị đuổi chui tọt vào một cái hang bên cạnh mộ vợ anh. Theo dấu chân mồi, anh đuổi theo lợn.
Chạy theo một đoạn vào trong hang sâu, dấu chân lợn mất đi và hang bỗng rộng ra. Đi thêm một đoạn nữa, anh lại bị ngáng trước một cửa hang chẹt. Từ cửa hang nhìn vào, anh nhận ra nhiều người quen cũ (nay họ đã chết rồi). Anh thầm đoán vợ mình cũng ở trong đám người đó.
Anh định vượt qua cửa hang thì có người chặn lại hỏi:
- Anh đi đâu?
Anh trả lời liền:
- Tôi muốn đến thăm vợ.
Người kia tỏ ý bằng lòng và dặn thêm:
- Đây là xứ Mường Lộôc(1), anh vào đây nên tìm cách xin vợ về, không nên ăn cơm, uống nước. Đã ăn cơm, uống nước xứ Mường Lộôc thì không còn lên mặt đất được nữa.
Nói xong, người kia mở cửa cho anh vào.
Suốt hai ngày, hai đêm, anh đi hết đường cao, lối thấp, qua những suối vàng, sông xanh để tìm vợ. Lúc cổ khát cháy, khi bụng đói cồn cào, lại qua nhiều nơi làm chay, làm hội, cỗ bày rượu thịt linh đình, có người rước đón, tiếp mời, anh vẫn một mực từ chối.
Đến sáng ngày thứ ba, anh nhận ra vợ đang giã gạo dưới một sàn nhà cao. Vợ anh cũng đã nhận ra anh, vội buông chày chạy ra niềm nở hỏi han:
- Sao anh đi thăm em lại không đưa con cùng đi? Con ta có khỏe không? Nó lớn bằng nào rồi?
Anh rưng rưng nước mắt bảo vợ:
- Con ta đã khóc khản cả cổ, ngày đêm trông ngóng mẹ về.
Chị đưa mắt lên sàn nhà bảo anh:
- Anh xin cho em về thì em về.
Cha của chị bây giờ là vua xứ Mường Lộôc có quyền to lắm, ít người dám bén chân đến thang sàn nhà ông. Anh vì thương vợ, thương con nên đánh liều leo lên sàn cao gặp vua.
Ông vua đang ngồi bếp, thấy người lạ có nét mặt thật thà, dễ thương nên quay sang hỏi chuyện. Anh được dịp liền kể hết nỗi niềm tình cảm vợ chồng của mình cho vua nghe. Ông vua ra chiều xúc động, gật gật đầu, bảo:
- Vợ chồng mày chung thủy như vậy là rất tốt, ta không nỡ gây cảnh phân li. Thôi được, ta cho vợ mày về Mường Lùm(2).
Anh mừng quá xuống đón ngay vợ về. Đi được một buổi đường thì vợ chồng gặp một cây to chắn ngang đường. Người vợ vừa leo lên toan vượt qua thì trượt chân ngã, chết. Cùng lúc, tất cả đồ đạc, vật dụng chị ta mang theo đều biến thành vỏ cây.
Anh chồng khóc lóc, bỏ xác vợ vào gùi, quyết vượt qua thân cây to để trở về mặt đất. Leo đến một ngày, hai ngày vẫn chưa vượt qua được thân cây, xác vợ anh ngày một thối rữa ra. Không quản gì thối tha, nặng nhọc, anh gùi xác vợ bên mình gắng qua nơi hiểm trở.
Đến ngày thứ tư, khi vượt qua được thân cây to thì chợt vợ anh sống lại. Vợ chồng lại mừng rỡ, dắt tay nhau cùng đi về hướng quê nhà.
Đi thêm một ngày nữa, vợ chồng lại gặp một con sông rộng. Đang bơi giữa dòng, người vọ bỗng chới với rồi chìm nghỉm. Anh chồng lại ngụp lặn tìm xác vợ.
Mãi đến chiều ngày hôm sau, anh mới vớt được xác vợ lên. Anh lại đặt xác vợ vào gùi, mang đi. Xác chết phình nước nên chỉ đến chiều hôm sau là bắt đầu thối rữa. Mặc, anh vẫn gùi vợ đi. Được thêm một ngày nữa, người vợ sống trở lại, đúng lúc vợ chồng ra đến cửa hang. Họ nắm tay nhau chạy về nhà. Vợ chồng con cái lại sum họp như xưa.
Người chồng đi làm rẫy, người vợ lo nuôi con, sửa sang lại nhà, nương. Ngày ngày, tiếng chày giã gạo của chị lại âm vang rừng núi.
Người anh cả côi cút trong cảnh gà trống nuôi con, bỗng nghe tiếng chày giã gạo suốt sáng đến tối từ phía nhà em dội sang thì lạ lắm. Anh cho con sang xem ai đang giã gạo.
Biết vợ em trở về, người anh dắt con sang chơi nhà em, hỏi chuyện làm sao em dâu chết lâu rồi nay sống lại được.
Người em kể lại sự tình cho anh nghe và bảo:
- Anh ơi, nếu anh muốn tìm chị về thì em sẽ đi giúp...
Người anh xua tay:
- Để anh đi tìm lấy. Ai lại để em chồng đi tìm chị dâu.
Anh cả ra đi đúng như lời em dặn, như đường em đã đi. Anh cũng gặp được vợ, cũng xin vua Mường Lộôc cho vợ được về với mình.
Trên đường về, vợ anh cũng vượt qua cây gỗ và ngã chết, anh làm theo lời em, bỏ xác vợ vào gùi mang đi. Mùi thối của xác chết làm anh nhức óc. Có lần anh toan ném cái xác ấy đi, nhưng nhớ lời em dặn, anh bịt mũi, chịu khó mang đi tiếp. Vượt qua được thân cây to, vợ anh sống lại.
Vì sợ phải mang xác chết lần nữa, anh cả tách rừng rẽ sang một lối khác. Cuối cùng anh vẫn phải vượt qua bến sông như lời em đã báo trước.
Người anh cố dìu chắc để vợ khỏi chết đuối, nhưng khi ra giữa dòng, bỗng dưng giông tố nổi lên, người vợ bị tuột khỏi tay anh chìm nghỉm. Anh cố công lặn tìm suốt một ngày, một đêm thâu. Khi vớt được thì xác của vợ đã rữa ra, mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Anh cả không chịu được nữa, đành buông xác vợ xuống sông.
Anh cả tiu nghỉu lên bờ tìm đường về, liền nghe tiếng gọi rất quen từ bên kia dội sang. Anh nhận ra bóng dáng vợ mình đã sống lại, đang đứng ở bờ bên kia gọi nhắn sang:
- Anh ơi, vợ chồng lấy điều chung thủy làm đầu. Anh đã không giữ được điều đó, từ nay trở đi anh đừng quay lại nữa.
Nói rồi chị ta biến mất.
Lúc quay về xứ Mường Lộôc, chị ta thuật lại mọi chuyện cho vua nghe. Ông vua nổi giận, gọi hết những người coi cửa xứ ông đến, nghiêm khắc bảo:
- Từ nay ta cấm tiệt việc người sống trên Mường Lùm về thăm người sống dưới xứ Mường Lộôc ta.
Từ đó đến nay, người sống bị cấm cửa, không còn được đi thăm người chết như trước nữa.
1(âm phu_
2(trân gian
25.10.2006 01:24
(Truyện cổ dân tộc Bru)
Ngày xưa có hai anh em mồ côi đều chết vợ. Người em phát rẫy cạnh bên mộ vợ và thường bị lợn rừng đến phá.
Một hôm, anh ta đặt bẫy, đánh trúng lợn. Chú lợn bị thương vùng khỏi bẫy chạy hút về phía mộ vợ anh. Người em cầm giáo đuổi theo. Con lợn bị đuổi chui tọt vào một cái hang bên cạnh mộ vợ anh. Theo dấu chân mồi, anh đuổi theo lợn.
Chạy theo một đoạn vào trong hang sâu, dấu chân lợn mất đi và hang bỗng rộng ra. Đi thêm một đoạn nữa, anh lại bị ngáng trước một cửa hang chẹt. Từ cửa hang nhìn vào, anh nhận ra nhiều người quen cũ (nay họ đã chết rồi). Anh thầm đoán vợ mình cũng ở trong đám người đó.
Anh định vượt qua cửa hang thì có người chặn lại hỏi:
- Anh đi đâu?
Anh trả lời liền:
- Tôi muốn đến thăm vợ.
Người kia tỏ ý bằng lòng và dặn thêm:
- Đây là xứ Mường Lộôc(1), anh vào đây nên tìm cách xin vợ về, không nên ăn cơm, uống nước. Đã ăn cơm, uống nước xứ Mường Lộôc thì không còn lên mặt đất được nữa.
Nói xong, người kia mở cửa cho anh vào.
Suốt hai ngày, hai đêm, anh đi hết đường cao, lối thấp, qua những suối vàng, sông xanh để tìm vợ. Lúc cổ khát cháy, khi bụng đói cồn cào, lại qua nhiều nơi làm chay, làm hội, cỗ bày rượu thịt linh đình, có người rước đón, tiếp mời, anh vẫn một mực từ chối.
Đến sáng ngày thứ ba, anh nhận ra vợ đang giã gạo dưới một sàn nhà cao. Vợ anh cũng đã nhận ra anh, vội buông chày chạy ra niềm nở hỏi han:
- Sao anh đi thăm em lại không đưa con cùng đi? Con ta có khỏe không? Nó lớn bằng nào rồi?
Anh rưng rưng nước mắt bảo vợ:
- Con ta đã khóc khản cả cổ, ngày đêm trông ngóng mẹ về.
Chị đưa mắt lên sàn nhà bảo anh:
- Anh xin cho em về thì em về.
Cha của chị bây giờ là vua xứ Mường Lộôc có quyền to lắm, ít người dám bén chân đến thang sàn nhà ông. Anh vì thương vợ, thương con nên đánh liều leo lên sàn cao gặp vua.
Ông vua đang ngồi bếp, thấy người lạ có nét mặt thật thà, dễ thương nên quay sang hỏi chuyện. Anh được dịp liền kể hết nỗi niềm tình cảm vợ chồng của mình cho vua nghe. Ông vua ra chiều xúc động, gật gật đầu, bảo:
- Vợ chồng mày chung thủy như vậy là rất tốt, ta không nỡ gây cảnh phân li. Thôi được, ta cho vợ mày về Mường Lùm(2).
Anh mừng quá xuống đón ngay vợ về. Đi được một buổi đường thì vợ chồng gặp một cây to chắn ngang đường. Người vợ vừa leo lên toan vượt qua thì trượt chân ngã, chết. Cùng lúc, tất cả đồ đạc, vật dụng chị ta mang theo đều biến thành vỏ cây.
Anh chồng khóc lóc, bỏ xác vợ vào gùi, quyết vượt qua thân cây to để trở về mặt đất. Leo đến một ngày, hai ngày vẫn chưa vượt qua được thân cây, xác vợ anh ngày một thối rữa ra. Không quản gì thối tha, nặng nhọc, anh gùi xác vợ bên mình gắng qua nơi hiểm trở.
Đến ngày thứ tư, khi vượt qua được thân cây to thì chợt vợ anh sống lại. Vợ chồng lại mừng rỡ, dắt tay nhau cùng đi về hướng quê nhà.
Đi thêm một ngày nữa, vợ chồng lại gặp một con sông rộng. Đang bơi giữa dòng, người vọ bỗng chới với rồi chìm nghỉm. Anh chồng lại ngụp lặn tìm xác vợ.
Mãi đến chiều ngày hôm sau, anh mới vớt được xác vợ lên. Anh lại đặt xác vợ vào gùi, mang đi. Xác chết phình nước nên chỉ đến chiều hôm sau là bắt đầu thối rữa. Mặc, anh vẫn gùi vợ đi. Được thêm một ngày nữa, người vợ sống trở lại, đúng lúc vợ chồng ra đến cửa hang. Họ nắm tay nhau chạy về nhà. Vợ chồng con cái lại sum họp như xưa.
Người chồng đi làm rẫy, người vợ lo nuôi con, sửa sang lại nhà, nương. Ngày ngày, tiếng chày giã gạo của chị lại âm vang rừng núi.
Người anh cả côi cút trong cảnh gà trống nuôi con, bỗng nghe tiếng chày giã gạo suốt sáng đến tối từ phía nhà em dội sang thì lạ lắm. Anh cho con sang xem ai đang giã gạo.
Biết vợ em trở về, người anh dắt con sang chơi nhà em, hỏi chuyện làm sao em dâu chết lâu rồi nay sống lại được.
Người em kể lại sự tình cho anh nghe và bảo:
- Anh ơi, nếu anh muốn tìm chị về thì em sẽ đi giúp...
Người anh xua tay:
- Để anh đi tìm lấy. Ai lại để em chồng đi tìm chị dâu.
Anh cả ra đi đúng như lời em dặn, như đường em đã đi. Anh cũng gặp được vợ, cũng xin vua Mường Lộôc cho vợ được về với mình.
Trên đường về, vợ anh cũng vượt qua cây gỗ và ngã chết, anh làm theo lời em, bỏ xác vợ vào gùi mang đi. Mùi thối của xác chết làm anh nhức óc. Có lần anh toan ném cái xác ấy đi, nhưng nhớ lời em dặn, anh bịt mũi, chịu khó mang đi tiếp. Vượt qua được thân cây to, vợ anh sống lại.
Vì sợ phải mang xác chết lần nữa, anh cả tách rừng rẽ sang một lối khác. Cuối cùng anh vẫn phải vượt qua bến sông như lời em đã báo trước.
Người anh cố dìu chắc để vợ khỏi chết đuối, nhưng khi ra giữa dòng, bỗng dưng giông tố nổi lên, người vợ bị tuột khỏi tay anh chìm nghỉm. Anh cố công lặn tìm suốt một ngày, một đêm thâu. Khi vớt được thì xác của vợ đã rữa ra, mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Anh cả không chịu được nữa, đành buông xác vợ xuống sông.
Anh cả tiu nghỉu lên bờ tìm đường về, liền nghe tiếng gọi rất quen từ bên kia dội sang. Anh nhận ra bóng dáng vợ mình đã sống lại, đang đứng ở bờ bên kia gọi nhắn sang:
- Anh ơi, vợ chồng lấy điều chung thủy làm đầu. Anh đã không giữ được điều đó, từ nay trở đi anh đừng quay lại nữa.
Nói rồi chị ta biến mất.
Lúc quay về xứ Mường Lộôc, chị ta thuật lại mọi chuyện cho vua nghe. Ông vua nổi giận, gọi hết những người coi cửa xứ ông đến, nghiêm khắc bảo:
- Từ nay ta cấm tiệt việc người sống trên Mường Lùm về thăm người sống dưới xứ Mường Lộôc ta.
Từ đó đến nay, người sống bị cấm cửa, không còn được đi thăm người chết như trước nữa.
1(âm phu_
2(trân gian
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:40
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:40
Sự tích con Dã Tràng
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang.
Một hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn vào, thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong. Vì mới lột nên mình mẩy của nó yếu ớt không cựa quậy được. Một lúc lâu rắn chồng bò trở về, miệng tha một con nhái đút cho vợ ăn .
Ít lâu sau, Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. Lần này rắn chồng đến kỳ lột, nằm im thiêm thiếp, lốt da cũ còn bỏ lại bên hang. Hồi lâu, rắn vợ trở về, theo sau một con rắn đực khác khá lớn. Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn đực một mình bò vào hang. Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồi. Ông cảm thấy tức giận, muốn trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược. Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn rút một mũi tên nhằm con rắn đực mới đến, bắn ngay một phát. Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà. Từ đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữa. Chừng dăm bảy ngày sau, một hôm Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn những việc mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt lời thì bỗng nghe trên máng nhà có tiếng phì phì. Cả hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói :
- Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng này chỉ chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi . Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe này. Đeo nó vào mình thì có thể nghe được mọi tiếng muông chim ở thế gian .
Từ kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ rời.
Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, tự dưng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cau nói chuyện lao xao. Chúng nó bảo Dã Tràng như thế này : "Ở núi Nam có một con dê bị hổ vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi với". Dã Tràng làm theo lời quạ, quả thấy xác một con dê trên núi Nam. Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy, đua nhau đi đông quá, thành ra họ lấy tất cả, chẳng chừa một tí gì.
Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn đổ xô đến vườn ông réo om sòm. Thấy vậy ông biết là người trong xóm đã làm hại mình, không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe, cứ đứng đó chửi mãi.
Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng. Chủ ý là để đuổi chúng đi chứ không định giết. Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân, liền cắp mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù. Lúc bay qua sông, thấy một cái xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên ấy cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan sở tại đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông, hạ ngục.
Dã Tràng bị bắt bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên là một chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông . Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin quan xét giải ông về kinh để vua phân xử.
Từ đề lao tỉnh, ông bị điệu đi. Dọc đường trời tối, bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghỉ ngơi. Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn rầu không ngủ được. Lúc trời gần rạng, ông nghe có một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau :
- Nhanh lên ! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi cả.
Một con khác hỏi :
- Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế ?
Con nọ trả lời :
- Của Vua nước bên kia. Họ toan kéo sang đánh úp bên này. Ngày hôm qua, quân đội giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên giới thì bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác cho nên chúng ta tha hồ chén.
Nghe đoạn, chờ lúc bọn lính thúc dục lên đường, Dã Tràng bảo họ :
- Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc oan uổng và nhỏ mọn, không nên bận tâm, mà giờ đây chỉ nên lo việc quốc gia trọng đại thôi, và còn cấp bách nữa là khác.
Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ nài rằng hễ có mặt quan, mình mới tỏ bày rõ ràng.
Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết rằng Hiến Đế ở phương bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết, chưa tấn công được. Bây giờ họ đang vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam. Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như vậy không. Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà đoan rằng nếu có sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời của ông đúng thì xin bề trên thả ra cho. Ngay lúc đó, những tên quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngõ để lấy tin. Và nội ngày hôm sau, Dã Tràng được thả vì lời mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để chuẩn bị đối phó với địch.
Được tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa ngả, ông mới đến vùng Hồng Hoa. Ông tìm vào nhà người bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân.
Gặp lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết. Nghe tin ông bị tra tấn giam cùm và suýt mất đầu, hai vợ chồng rất cảm thương bạn. Thấy bữa ăn tối thết bạn không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ :
- Bạn ta đến, lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn. Sẵn có cặp ngỗng, con nó đã khôn, ta làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.
Người vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng sớm bắt ngỗng và cắt tiết vặt lông giúp mình một tay.
Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện. Ngỗng trống bảo ngỗng mái :
- Mình ơi ! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho chủ nó bắt. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay cho chồng. Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy ra sân từ giã đàn con :
- Con ơi ! Các con ở lại với mẹ nghe. Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữa.
Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi chết thay chồng cho bằng được.
Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than thở. Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lại.
Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên, vào khoảng canh tư, Trần Anh thức dậy bước ra chuồng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt. Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy đao. Ông nói :
- Xin bạn thả nó ra. Tính tôi không hay sát sinh. Tình thân của đôi ta lọ phải cỗ bàn mới thân. Nếu bạn giết nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ này.
Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.
Cơm nước xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấy. Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc và nói :
- Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.
Ngỗng lại nói tiếp :
- Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn !
Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận lấy ngọc rồi về.
Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, liền cứ để nguyên áo quần đi xuống nước. Thì lạ thay, nước rẽ ra thành một lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông . Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử xem thế nào.
Hôm đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động, cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò la sự tình.
Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấu xiêu người nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.
Gặp Long Vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng. Long Vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt. Nếu hắn làm thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa ! Vì thế, Long Vương đãi Dã Tràng rất hậu. Ông muốn gì có nấy. Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất nhiều để mong nể mặt.
Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn chân về tới tận nhà mới trở lại. Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì ai cũng lấy làm mừng cho ông . Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng chúng và luôn luôn đeo ở cổ.
Một hôm Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một người bà con ăn giỗ. Lúc đến nơi Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vì vội vàng quá nên ông đã bỏ quên mất túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thể nào an tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội cáo từ về ngay.
Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. Ông rụng rời cả người. Đi tìm vợ, vợ cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi. Cuối cùng ông bắt được một mảnh giấy do vợ ông viết để lại gài ở chỗ treo áo. Trong đó, vợ ông nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì sẽ được phong làm hoàng hậu. Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên tìm làm gì cho mệt. Đọc xong thư vợ. Dã Tràng ngất đi. Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được. Ông cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến nước ấy. Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên ruột. Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của Long Vương. Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe, bèn dọn nhà ra bờ biển làm công việc đó. Ngày ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được. Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng gọi là con Dã Tràng ngày ngày xe cát để lấp biển. Tục ngữ có câu :
Dã Tràng xe cát biển Đông .
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Hay là :
Công Dã Tràng hàng ngày xe cát,
Sóng biển dồn tan tác còn chi .
Hay là :
Con còng còng dại lắm không khôn .
Luống công xe cát sóng dồn lại tan .
Người ta nói ngày nay loài ngỗng sở dĩ không bao giờ ăn tép là vì chúng nó nhớ ơn loài tép đã thế mạng cho tổ tiên mình ngày xưa. Họ còn nói loài ngỗng có một cái mào trắng trên đầu là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để nhớ ơn cứu mạng.
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang.
Một hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn vào, thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong. Vì mới lột nên mình mẩy của nó yếu ớt không cựa quậy được. Một lúc lâu rắn chồng bò trở về, miệng tha một con nhái đút cho vợ ăn .
Ít lâu sau, Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. Lần này rắn chồng đến kỳ lột, nằm im thiêm thiếp, lốt da cũ còn bỏ lại bên hang. Hồi lâu, rắn vợ trở về, theo sau một con rắn đực khác khá lớn. Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn đực một mình bò vào hang. Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồi. Ông cảm thấy tức giận, muốn trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược. Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn rút một mũi tên nhằm con rắn đực mới đến, bắn ngay một phát. Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà. Từ đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữa. Chừng dăm bảy ngày sau, một hôm Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn những việc mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt lời thì bỗng nghe trên máng nhà có tiếng phì phì. Cả hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói :
- Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng này chỉ chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi . Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe này. Đeo nó vào mình thì có thể nghe được mọi tiếng muông chim ở thế gian .
Từ kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ rời.
Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, tự dưng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cau nói chuyện lao xao. Chúng nó bảo Dã Tràng như thế này : "Ở núi Nam có một con dê bị hổ vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi với". Dã Tràng làm theo lời quạ, quả thấy xác một con dê trên núi Nam. Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy, đua nhau đi đông quá, thành ra họ lấy tất cả, chẳng chừa một tí gì.
Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn đổ xô đến vườn ông réo om sòm. Thấy vậy ông biết là người trong xóm đã làm hại mình, không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe, cứ đứng đó chửi mãi.
Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng. Chủ ý là để đuổi chúng đi chứ không định giết. Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân, liền cắp mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù. Lúc bay qua sông, thấy một cái xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên ấy cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan sở tại đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông, hạ ngục.
Dã Tràng bị bắt bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên là một chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông . Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin quan xét giải ông về kinh để vua phân xử.
Từ đề lao tỉnh, ông bị điệu đi. Dọc đường trời tối, bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghỉ ngơi. Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn rầu không ngủ được. Lúc trời gần rạng, ông nghe có một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau :
- Nhanh lên ! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi cả.
Một con khác hỏi :
- Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế ?
Con nọ trả lời :
- Của Vua nước bên kia. Họ toan kéo sang đánh úp bên này. Ngày hôm qua, quân đội giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên giới thì bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác cho nên chúng ta tha hồ chén.
Nghe đoạn, chờ lúc bọn lính thúc dục lên đường, Dã Tràng bảo họ :
- Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc oan uổng và nhỏ mọn, không nên bận tâm, mà giờ đây chỉ nên lo việc quốc gia trọng đại thôi, và còn cấp bách nữa là khác.
Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ nài rằng hễ có mặt quan, mình mới tỏ bày rõ ràng.
Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết rằng Hiến Đế ở phương bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết, chưa tấn công được. Bây giờ họ đang vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam. Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như vậy không. Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà đoan rằng nếu có sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời của ông đúng thì xin bề trên thả ra cho. Ngay lúc đó, những tên quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngõ để lấy tin. Và nội ngày hôm sau, Dã Tràng được thả vì lời mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để chuẩn bị đối phó với địch.
Được tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa ngả, ông mới đến vùng Hồng Hoa. Ông tìm vào nhà người bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân.
Gặp lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết. Nghe tin ông bị tra tấn giam cùm và suýt mất đầu, hai vợ chồng rất cảm thương bạn. Thấy bữa ăn tối thết bạn không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ :
- Bạn ta đến, lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn. Sẵn có cặp ngỗng, con nó đã khôn, ta làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.
Người vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng sớm bắt ngỗng và cắt tiết vặt lông giúp mình một tay.
Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện. Ngỗng trống bảo ngỗng mái :
- Mình ơi ! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho chủ nó bắt. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay cho chồng. Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy ra sân từ giã đàn con :
- Con ơi ! Các con ở lại với mẹ nghe. Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữa.
Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi chết thay chồng cho bằng được.
Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than thở. Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lại.
Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên, vào khoảng canh tư, Trần Anh thức dậy bước ra chuồng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt. Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy đao. Ông nói :
- Xin bạn thả nó ra. Tính tôi không hay sát sinh. Tình thân của đôi ta lọ phải cỗ bàn mới thân. Nếu bạn giết nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ này.
Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.
Cơm nước xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấy. Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc và nói :
- Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.
Ngỗng lại nói tiếp :
- Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn !
Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận lấy ngọc rồi về.
Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, liền cứ để nguyên áo quần đi xuống nước. Thì lạ thay, nước rẽ ra thành một lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông . Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử xem thế nào.
Hôm đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động, cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò la sự tình.
Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấu xiêu người nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.
Gặp Long Vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng. Long Vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt. Nếu hắn làm thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa ! Vì thế, Long Vương đãi Dã Tràng rất hậu. Ông muốn gì có nấy. Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất nhiều để mong nể mặt.
Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn chân về tới tận nhà mới trở lại. Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì ai cũng lấy làm mừng cho ông . Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng chúng và luôn luôn đeo ở cổ.
Một hôm Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một người bà con ăn giỗ. Lúc đến nơi Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vì vội vàng quá nên ông đã bỏ quên mất túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thể nào an tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội cáo từ về ngay.
Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. Ông rụng rời cả người. Đi tìm vợ, vợ cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi. Cuối cùng ông bắt được một mảnh giấy do vợ ông viết để lại gài ở chỗ treo áo. Trong đó, vợ ông nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì sẽ được phong làm hoàng hậu. Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên tìm làm gì cho mệt. Đọc xong thư vợ. Dã Tràng ngất đi. Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được. Ông cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến nước ấy. Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên ruột. Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của Long Vương. Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe, bèn dọn nhà ra bờ biển làm công việc đó. Ngày ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được. Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng gọi là con Dã Tràng ngày ngày xe cát để lấp biển. Tục ngữ có câu :
Dã Tràng xe cát biển Đông .
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Hay là :
Công Dã Tràng hàng ngày xe cát,
Sóng biển dồn tan tác còn chi .
Hay là :
Con còng còng dại lắm không khôn .
Luống công xe cát sóng dồn lại tan .
Người ta nói ngày nay loài ngỗng sở dĩ không bao giờ ăn tép là vì chúng nó nhớ ơn loài tép đã thế mạng cho tổ tiên mình ngày xưa. Họ còn nói loài ngỗng có một cái mào trắng trên đầu là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để nhớ ơn cứu mạng.
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:47
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:47
Hòn Vọng Phu
Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con.
Năm đó, đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng thường để hai con ở nhà, dặn anh trông nom em gái.
Một hôm trước khi đi làm, người mẹ trao cho hai con một cây mía, bảo con lớn ở nhà chặt cho em ăn. Đứa anh ở nhà tìm dao chặt mía, không ngờ khi nó vừa đưa dao lên chặt, thì lưỡi dao sút cán văng vào đầu em. Cô bé ngã quay ra bất tỉnh nhân sự, máu đỏ lênh láng cả một vạt đất. Thấy thế, thằng anh tưởng em gái đã chết, hoảng sợ bèn bỏ nhà mà trốn đi.
Cậu bé đi, đi mãi. Trên bước đường lưu lạc, cậu ở nhà này một ít lâu rồi bỏ đi đánh bạn với nhà khác. Trong hơn mười lăm năm, cậu không biết mình đi những xứ nào, cơm ăn của bao nhiêu nhà. Cho đến lần cuối cùng, cậu làm con nuôi một người đánh cá ở miền vùng biển Bình Định. Nghề chài lưới giữ chân cậu bé lại ở đây.
Ngày lại ngày nối nhau trôi qua. Cậu bé đã lớn, rồi anh kết duyên cùng một cô gái xinh đẹp. Vợ anh cũng thạo nghề đan lưới. Mỗi lúc thuyền của chồng về bãi, vợ nhận lấy phần cá của chồng, quảy ra chợ bán. Sau hai năm có được mụn con, hai vợ chồng cảm thấy sung sướng vô hạn.
Hôm ấy biển động, anh nghỉ ở nhà vá lưới. Cơm trưa xong, vợ xõa tóc nhờ anh bắt chấy, đứa con đi chập chững trước sân nhà, bốc cát chơi một mình. Thấy vợ có một cái sẹo bằng đồng tiền ở trên tai bên phải, chồng lấy làm ngạc nhiên vì bấy lâu nay mái tóc đen của vợ đã hữu ý che kín cái sẹo không cho một người nào biết, trong số đó có cả chồng. Anh liền hỏi về lai lịch chiếc sẹo. Vợ vui miệng kể: "Ngày đó cách đây hơn hai mươi năm, em mới bằng một tí đã biết gì đâu, anh ruột của em chặt mía cho em ăn. Chao ôi! Cái mũi mác tai hại đã trúng em. Em ngất đi. Sau này, em mới biết lúc đó hàng xóm đã đổ tới cứu chữa rất lâu cho đến khi cha mẹ em về thì mới chạy tìm thầy thuốc. May làm sao em vẫn sống để nhìn lại cha mẹ. Nhưng lại mất đi người anh ruột vì anh của em sợ quá đã bỏ trốn. Cha mẹ em cố ý tìm kiếm nhưng tuyệt không có tin gì. Rồi đó, cha mẹ em thương con buồn rầu quá, thành ra mang bệnh, kế tiếp nhau qua đời. Phần em, không có người nương tựa, lại bị người ta lập mưu cướp hết của cải và đem bán cho thuyền buôn. Em không ở yên một nơi nào cả, nay đây mai đó, cuối cùng đến đây gặp anh..."
Sau lưng người vợ, nét mặt của chồng biến sắc khi biết là lấy nhầm phải em ruột. Lòng người chồng càng bị vò xé vì tin cha me, tin quê quán do vợ nói ra. Nhưng chồng vẫn cố ngăn cản xúc của mình, gói kín sự bí mật đau lòng đó lại, không cho vợ biết.
Qua mấy ngày sau, sóng gió yên lặng, người chồng chở lưới ra biển đánh cá. Nhưng lần này một đi không bao giờ trở lại. Người vợ ở nhà trông đợi chồng ngày một mòn mỏi. Nàng không hiểu tại sao mỗi khi đánh cá xong, giữa lúc đêm tối, mọi người đều cho thuyền chở về đất liền, thì chồng mình lại dong buồm đi biệt.
Mỗi chiều nàng lại bồng con trèo lên hòn núi ở cửa biển, con mắt đăm đăm nhìn về phía chân trời mù mịt. Tuy nước mắt bấy giờ đã khô kiệt, nhưng người đàn bà vẫn không quên trèo núi trông chồng. Hình bóng ấy đối với dân làng thành quen thuộc. Về sau cả hai mẹ con đều hóa ra đá.
Hòn đá ấy ngày nay vẫn còn trên đỉnh núi ở bên cửa biển Đề Gi, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Người ta vẫn gọi là đá Trông Chồng hay đá Vọng Phu.
Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con.
Năm đó, đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng thường để hai con ở nhà, dặn anh trông nom em gái.
Một hôm trước khi đi làm, người mẹ trao cho hai con một cây mía, bảo con lớn ở nhà chặt cho em ăn. Đứa anh ở nhà tìm dao chặt mía, không ngờ khi nó vừa đưa dao lên chặt, thì lưỡi dao sút cán văng vào đầu em. Cô bé ngã quay ra bất tỉnh nhân sự, máu đỏ lênh láng cả một vạt đất. Thấy thế, thằng anh tưởng em gái đã chết, hoảng sợ bèn bỏ nhà mà trốn đi.
Cậu bé đi, đi mãi. Trên bước đường lưu lạc, cậu ở nhà này một ít lâu rồi bỏ đi đánh bạn với nhà khác. Trong hơn mười lăm năm, cậu không biết mình đi những xứ nào, cơm ăn của bao nhiêu nhà. Cho đến lần cuối cùng, cậu làm con nuôi một người đánh cá ở miền vùng biển Bình Định. Nghề chài lưới giữ chân cậu bé lại ở đây.
Ngày lại ngày nối nhau trôi qua. Cậu bé đã lớn, rồi anh kết duyên cùng một cô gái xinh đẹp. Vợ anh cũng thạo nghề đan lưới. Mỗi lúc thuyền của chồng về bãi, vợ nhận lấy phần cá của chồng, quảy ra chợ bán. Sau hai năm có được mụn con, hai vợ chồng cảm thấy sung sướng vô hạn.
Hôm ấy biển động, anh nghỉ ở nhà vá lưới. Cơm trưa xong, vợ xõa tóc nhờ anh bắt chấy, đứa con đi chập chững trước sân nhà, bốc cát chơi một mình. Thấy vợ có một cái sẹo bằng đồng tiền ở trên tai bên phải, chồng lấy làm ngạc nhiên vì bấy lâu nay mái tóc đen của vợ đã hữu ý che kín cái sẹo không cho một người nào biết, trong số đó có cả chồng. Anh liền hỏi về lai lịch chiếc sẹo. Vợ vui miệng kể: "Ngày đó cách đây hơn hai mươi năm, em mới bằng một tí đã biết gì đâu, anh ruột của em chặt mía cho em ăn. Chao ôi! Cái mũi mác tai hại đã trúng em. Em ngất đi. Sau này, em mới biết lúc đó hàng xóm đã đổ tới cứu chữa rất lâu cho đến khi cha mẹ em về thì mới chạy tìm thầy thuốc. May làm sao em vẫn sống để nhìn lại cha mẹ. Nhưng lại mất đi người anh ruột vì anh của em sợ quá đã bỏ trốn. Cha mẹ em cố ý tìm kiếm nhưng tuyệt không có tin gì. Rồi đó, cha mẹ em thương con buồn rầu quá, thành ra mang bệnh, kế tiếp nhau qua đời. Phần em, không có người nương tựa, lại bị người ta lập mưu cướp hết của cải và đem bán cho thuyền buôn. Em không ở yên một nơi nào cả, nay đây mai đó, cuối cùng đến đây gặp anh..."
Sau lưng người vợ, nét mặt của chồng biến sắc khi biết là lấy nhầm phải em ruột. Lòng người chồng càng bị vò xé vì tin cha me, tin quê quán do vợ nói ra. Nhưng chồng vẫn cố ngăn cản xúc của mình, gói kín sự bí mật đau lòng đó lại, không cho vợ biết.
Qua mấy ngày sau, sóng gió yên lặng, người chồng chở lưới ra biển đánh cá. Nhưng lần này một đi không bao giờ trở lại. Người vợ ở nhà trông đợi chồng ngày một mòn mỏi. Nàng không hiểu tại sao mỗi khi đánh cá xong, giữa lúc đêm tối, mọi người đều cho thuyền chở về đất liền, thì chồng mình lại dong buồm đi biệt.
Mỗi chiều nàng lại bồng con trèo lên hòn núi ở cửa biển, con mắt đăm đăm nhìn về phía chân trời mù mịt. Tuy nước mắt bấy giờ đã khô kiệt, nhưng người đàn bà vẫn không quên trèo núi trông chồng. Hình bóng ấy đối với dân làng thành quen thuộc. Về sau cả hai mẹ con đều hóa ra đá.
Hòn đá ấy ngày nay vẫn còn trên đỉnh núi ở bên cửa biển Đề Gi, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Người ta vẫn gọi là đá Trông Chồng hay đá Vọng Phu.
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:48
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:48
Sự tích cây Huyết dụ
Ngày xưa có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt để mang bán ở chơ. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hàng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc sư cụ bên chùa theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường, sư cụ thức chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai.
Bấy giờ cũng là lúc bác đồ tể sửa soạn giết lợn cho nên bác ta quen lấy tiếng chuông chùa làm chứng thức dậy làm việc hàng ngày. Cứ như thế ngày nào cũng như ngày nào không bao giờ sai lạc.
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng" rối rít. Sư cụ hỏi người đàn bà:
- "A di đà Phật! Cứu mạng là cứu thế nào! Bần tăng phải làm gì đây?".
Người mẹ điệu bộ hãi hùng ấy trả lời:
- "Ngày mai xin hoà thượng hãy cho đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con chúng tôi rất đội ơn". Nhà sư tỉnh dậy không hiểu thế nào cả. Nhưng tờ mờ sáng hôm đó, vâng theo lời báo mộng, sự cụ chỉ lâm râm đọc kinh cầu nguyện mà không thức chú tiểu dậy thỉnh chuông.
Lại nói chuyện cũng hôm ấy bác đồ tể ngủ một giấc li bì. Mãi đến lúc mặt trời lên chừng một con sào, tiếng chuông chùa mới bắt đầu vang rền làm cho bác giật mình choàng dậy. Thấy trời đã quá trưa, bác không dám giết lợn như thường lệ vì nếu làm thịt thì khi đưa ra đến chợ, chợ đã vãn người rồi. Tức mình vì lỡ một phiên chợ, bác lật đật sang chùa trách sư cụ. Sư cụ cho biết câu chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm không phải lỗi tại mình.
Nhưng lúc bước chân về chuồng lợn nhà mình thì bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái mua ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác ta kể lại cho mọi người biết sự lạ lùng:
- Ðúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu bầy con của mình khỏi chết".
Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ. Bác thấy bàn tay mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu sinh mạng. Trong một lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ nay xin giải nghệ.
Không rõ bác đồ tể rồi sau đó thế nào, nhưng con dao của bác tự nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ.
Ngày xưa có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt để mang bán ở chơ. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hàng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc sư cụ bên chùa theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường, sư cụ thức chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai.
Bấy giờ cũng là lúc bác đồ tể sửa soạn giết lợn cho nên bác ta quen lấy tiếng chuông chùa làm chứng thức dậy làm việc hàng ngày. Cứ như thế ngày nào cũng như ngày nào không bao giờ sai lạc.
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng" rối rít. Sư cụ hỏi người đàn bà:
- "A di đà Phật! Cứu mạng là cứu thế nào! Bần tăng phải làm gì đây?".
Người mẹ điệu bộ hãi hùng ấy trả lời:
- "Ngày mai xin hoà thượng hãy cho đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con chúng tôi rất đội ơn". Nhà sư tỉnh dậy không hiểu thế nào cả. Nhưng tờ mờ sáng hôm đó, vâng theo lời báo mộng, sự cụ chỉ lâm râm đọc kinh cầu nguyện mà không thức chú tiểu dậy thỉnh chuông.
Lại nói chuyện cũng hôm ấy bác đồ tể ngủ một giấc li bì. Mãi đến lúc mặt trời lên chừng một con sào, tiếng chuông chùa mới bắt đầu vang rền làm cho bác giật mình choàng dậy. Thấy trời đã quá trưa, bác không dám giết lợn như thường lệ vì nếu làm thịt thì khi đưa ra đến chợ, chợ đã vãn người rồi. Tức mình vì lỡ một phiên chợ, bác lật đật sang chùa trách sư cụ. Sư cụ cho biết câu chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm không phải lỗi tại mình.
Nhưng lúc bước chân về chuồng lợn nhà mình thì bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái mua ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác ta kể lại cho mọi người biết sự lạ lùng:
- Ðúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu bầy con của mình khỏi chết".
Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ. Bác thấy bàn tay mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu sinh mạng. Trong một lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ nay xin giải nghệ.
Không rõ bác đồ tể rồi sau đó thế nào, nhưng con dao của bác tự nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ.
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:52
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:52
Người chết đẻ con
Ngày xưa, có người đàn bà nhà quê sắp đến ngày sinh đẻ thì nhuốm phải bệnh nặng. Biết mình không thể sống nổi để cho con ra đời, lúc hấp hối, thiếu phụ ứa nước mắt nhìn chồng, tay sờ soạng lên bụng chửa, nghẹn ngào sẽ nói: "Còn con... con của chúng ta..." rồi tắt thở.
Người chồng đau đớn vật vã, khóc lóc thảm thiết, thương tiếc vợ chết tức tưởi với đứa con còn trong bụng mẹ.
Sau khi chôn cất thiếu phụ được mấy hôm, bà lão bán quán thong manh ở gốc cây đa cánh đồng làng thấy có một người đàn bà dáng quen quen đến mua mấy đồng tiền mật. Người đàn bà mua mật đi rồi, đứa cháu gái bà lão bán hàng mới run sợ nói cho bà hay là nó trông người khách vừa rồi giống hệt thiếu phụ mới chết hôm nào.
Qua ngày hôm sau, cũng vào lúc xế chiều, thiếu phụ trở lại, cũng lại hỏi mua mật. Bà hàng tò mò hỏi, thiếu phụ trả lời mua cho con dại vì mình không có sữa. Thiếu phụ đi rồi, đứa cháu gái theo lời bà nom theo thì thấy đi về phía ngôi mả mới chôn trên gò cánh đồng.
Bà lão bán hàng bèn tin cho người chồng hay. Hôm sau, người chồng đến chờ sẵn ở quán. Vào lúc chiều tối, thấy vợ từ ngoài đồng đến, anh ta đâm xổ ra chận hỏi, nhưng thiếu phụ không nói năng gì, cúi gầm mặt lại chạy trốn. Người chồng đuổi theo thì không thấy bóng vợ đâu nữa.
Anh ta khóc lóc, đau đớn điên cuồng chạy ra ôm lấy mả vợ mà kêu gào rên rỉ, rồi ngừng lặng như muốn ngất đi. Bỗng nhiên anh nghe mang máng như có tiếng trẻ con từ dưới mả vẳng lên. Anh áp tai vào mả nghe tiếng oe oe càng rõ.
Người chồng liền chạy về nhà lấy thuổng, cuốc ra đào mả vợ. Cạy nắp hòm ra thì thấy một đứa con trai đang yếu ớt cựa quậy nằm trên bụng mẹ, bên mép hài nhi còn dính vết mật. Thi thể người vợ cứng lạnh, bụng chửa đã xẹp xuống, xác vẫn nguyên vẹn. Người chồng trông nét mặt vợ thanh thản như mỉm cười, khác hẳn vẻ nhăn nhó đau thương hôm chết. Anh bế đứa con trai về nhà, được lối xóm đóng lại quan tài và đắp lại mả vợ.
Thằng bé lớn lên như các đứa trẻ khác, còn mẹ nó thì không ai thấy lại đâu nữa. Người chồng nhiều phen trở lại mả cùng đi quanh ngôi quán bà lão ở cánh đồng để rình gặp cũng không thấy vợ hiện ra nữa
Ngày xưa, có người đàn bà nhà quê sắp đến ngày sinh đẻ thì nhuốm phải bệnh nặng. Biết mình không thể sống nổi để cho con ra đời, lúc hấp hối, thiếu phụ ứa nước mắt nhìn chồng, tay sờ soạng lên bụng chửa, nghẹn ngào sẽ nói: "Còn con... con của chúng ta..." rồi tắt thở.
Người chồng đau đớn vật vã, khóc lóc thảm thiết, thương tiếc vợ chết tức tưởi với đứa con còn trong bụng mẹ.
Sau khi chôn cất thiếu phụ được mấy hôm, bà lão bán quán thong manh ở gốc cây đa cánh đồng làng thấy có một người đàn bà dáng quen quen đến mua mấy đồng tiền mật. Người đàn bà mua mật đi rồi, đứa cháu gái bà lão bán hàng mới run sợ nói cho bà hay là nó trông người khách vừa rồi giống hệt thiếu phụ mới chết hôm nào.
Qua ngày hôm sau, cũng vào lúc xế chiều, thiếu phụ trở lại, cũng lại hỏi mua mật. Bà hàng tò mò hỏi, thiếu phụ trả lời mua cho con dại vì mình không có sữa. Thiếu phụ đi rồi, đứa cháu gái theo lời bà nom theo thì thấy đi về phía ngôi mả mới chôn trên gò cánh đồng.
Bà lão bán hàng bèn tin cho người chồng hay. Hôm sau, người chồng đến chờ sẵn ở quán. Vào lúc chiều tối, thấy vợ từ ngoài đồng đến, anh ta đâm xổ ra chận hỏi, nhưng thiếu phụ không nói năng gì, cúi gầm mặt lại chạy trốn. Người chồng đuổi theo thì không thấy bóng vợ đâu nữa.
Anh ta khóc lóc, đau đớn điên cuồng chạy ra ôm lấy mả vợ mà kêu gào rên rỉ, rồi ngừng lặng như muốn ngất đi. Bỗng nhiên anh nghe mang máng như có tiếng trẻ con từ dưới mả vẳng lên. Anh áp tai vào mả nghe tiếng oe oe càng rõ.
Người chồng liền chạy về nhà lấy thuổng, cuốc ra đào mả vợ. Cạy nắp hòm ra thì thấy một đứa con trai đang yếu ớt cựa quậy nằm trên bụng mẹ, bên mép hài nhi còn dính vết mật. Thi thể người vợ cứng lạnh, bụng chửa đã xẹp xuống, xác vẫn nguyên vẹn. Người chồng trông nét mặt vợ thanh thản như mỉm cười, khác hẳn vẻ nhăn nhó đau thương hôm chết. Anh bế đứa con trai về nhà, được lối xóm đóng lại quan tài và đắp lại mả vợ.
Thằng bé lớn lên như các đứa trẻ khác, còn mẹ nó thì không ai thấy lại đâu nữa. Người chồng nhiều phen trở lại mả cùng đi quanh ngôi quán bà lão ở cánh đồng để rình gặp cũng không thấy vợ hiện ra nữa
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:53
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:53
Sự tích Hoa Trinh Nữ
Thuở ấy, nhà nọ từng có hai kiếp đàn bà, cả hai kiếp đến lượt mình, đều chôn chân thờ chồng đi lính.
Hai người đàn ông lần lượt ra đi, nhưng người về thì chỉ một. Người chiến binh dũng cảm ấy về làng trong tiếng tiền hô hậu ủng, xênh xang trong mũ áo vua ban và làm vẻ vang cho dòng họ.
Nhưng khi đón chồng, người đàn bà thứ hai khóc thầm: "Cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban... tất cả đều đẹp nhưng mái đầu ta và ông ấy tự lúc nào đã ngả sang màu sương!..."
Vậy nên, kiếp đàn bà thứ ba vừa lọt lòng và nhoe nhoe khóc, thì cả bà, cả bố và mẹ cô bé chắp tay: "Lạy Phật! Lại thêm một cái tội nữa. Nhưng lần này, chúng ta sẽ không gả nó cho bất kỳ một người lính nào đâu nhé. Hai đời, chúng ta đã đợi chờ đến bạc tóc, thế còn chưa đủ sao?".
Cô bé lớn lên mơn mởn như nụ hồng. Từ nhỏ đến lớn cả nhà không cho cô được nói chuyện với bất cứ một người lính nào để cô giữ lời nguyền thuở trước.
Một buổi sáng, xa xa vẳng tới tiếng trống ngũ liên. Cô gái bước ra vườn, đến bên bờ giậu đẫm sương. Chàng trai nhà bên đang gấp gáp khăn gói lên đường. Vốn là đôi trẻ vẫn cũng nhau chơi trò "đố lá", họ cùng nhìn nhau rồi cùng cúi mặt, lớp lông măng ngăm ngăm trên mép chàng trai khẽ rung. Tiếng trống thúc dồn. Chàng trai đánh bạo:
- Thế... có chờ... không?
- Sao không hỏi xem bông tầm xuân có nở trước khi mặt trời lên không? - Cô gái cắn môi, nước mắt lăn tròn trên má.
Và thế là mặt chàng trai đỏ đến tận chân tóc. Lâng lâng như vừa được chắp cánh, chàng bấm bụng: "Ta có thể ra đi, dù "da ngựa bọc thây".
Cô gái trở vào, mắt ngấn nước và thẫn thờ như người ốm, trong tiếng trống ngũ liên xa xa thúc dồn. Vậy là cả nhà biết. Họ trách lẫn nhau, rồi hai người đàn bà ôm nhau khóc. Bà cô gái thắp ba nén hương khấn người chồng quá cố: "Ông ơi! Có lẽ cháu ông đúng, bởi tôi nghiệm rằng, nếu bây giờ ông sống dậy, lại ra trận, thì tôi vẫn chờ ông. Ôi! Cái kiếp đàn bà!...". Mẹ cô gái nức nở: "Chỉ tại mẹ thôi, chính mẹ đã truyền cho con dòng máu "đợi chờ"! Con làm sao khác được!". Ông bố cố gạt đi: "Thì cũng phải có một đứa con gái nào đó chờ thằng bé ấy chứ, cũng như ngày xưa, trong căn nhà này bà chờ tôi vậy! Bây giờ, chỉ còn biết mong sao thằng bé ấy trở về!".
Nhưng thằng bé không sớm trở về. Chàng tân binh hăng hái giết giặc trong vài trận rồi ngôi sao chiếu mệnh mỉm cười với chàng ta, đấng quân vương vốn giỏi chọn người, vừa nhìn thấy chàng trai đã nhận ra ngay rằng đây là một tên lính hầu trung thành vô hạn. Thế là, ngài cho rút chàng trai về, ngày đêm cận kề bên ngài, một bước cũng không được rời xa. Khi còn giặc giã, vua cần chàng đưa vồng ngực vạm vỡ ra che làn đạn giặc, còn khi hết giặc, vua càng cần chàng hơn, để giữ gìn quyền uy tối hậu. Chàng là lưỡi kiếm "trừng phạt" tuyệt hảo, sẵn sàng giáng xuống đầu bất kỳ ai, theo lệnh đấng quân vương.
Đã mười bảy năm rồi, cô gái chờ người lính ấy. Từ một thiếu nữ như nụ hoa chớm hé, nàng đã trở thành một cô gái quá lứa nhỡ thì. Bà nàng, rồi cha mẹ nàng theo nhau lần lượt trở về cõi Phật. Trước khi nhắm mắt, họ đều gọi con gái đến bên giường dặn dò: "Mai ngày nếu sinh con gái...". Cô gái lặng lẽ khóc khi bà và bố mẹ mất, lặng lẽ khóc khi người yêu của chúng bạn trở về hay tử trận và cuối cùng, lặng lẽ để tang người yêu năm xưa, vì đã mười mấy năm rồi, chàng biệt vô âm tín.
Thế rồi một buổi chiều có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm.
Bước xuống từ yên ngựa là một người đàn ông phong trần và nhìn mọi vật từ trên xuống qua ánh mắt lạnh lẽo như thép. Ngang lưng anh ta thắt chiếc đai vàng vua ban. Đó là phần thưởng sau khi anh ta lập được công đâm vào lưng người bạn cũ. Người bạn này đã cả gan ngăn vua khi ngài hạ lệnh chém một danh tướng. Ông này chỉ vì mắt kém mà trót dâng vua một quả táo bị sâu ăn. Sau bữa tiệc ngập máu ấy, vua đã cất nhắc anh ta và cho phép anh ta về thăm nhà sau mười mấy năm xa cách. Mười mấy năm qua, người lính đó vẫn không quên người yêu xưa. Giữa cuộc đời bụi bậm, giữa triều đình đầy mưu kế sâu độc, cô trinh nữ nhà lành cắn môi cố nuốt giọt nước mắt chia ly vẫn không mờ nhạt mà thật lạ kỳ, lại càng như vầng trăng xa thẳm gọi anh về.
Người con gái lỡ thì bước tới vài bước rồi sững lại. Nàng hoang mang tự hỏi, không biết đó có phải là chàng trai hàng xóm năm xưa rụt rè mãi mới dám hỏi: "Thế... có chờ... không?". Nhưng khi người đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc, nàng khóc, tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi, vì nàng phải chờ đợi quá lâu, và người nàng chờ nay đã biến thành người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép.
Làng xóm đua nhau chúc mừng nàng. Các ông làm nghề "gõ đầu trẻ" đem mối tình chung thủy của hai người rao giảng trong các lớp học. Thế là từ đấy có thêm nhiều cậu bé chỉ mơ về chiến trận. Mơ về một mai mình được hầu cận đấng quân vương. Còn những cô bé thì chỉ ao ước sao mai này lớn, được chờ người yêu đến khi lỡ thì!
Không chậm trễ gì, người ta làm lễ cưới cho đôi tình nhân chung thủy. Vua ban áo tím cho nàng trinh nữ lỡ thì và đám cưới trọng thể hết chỗ nói. Hoàng hôn xuống, cạnh chén rượu bên mâm cỗ, quan khách tròn xoe mắt nghe chú rể kể chuyện. Mười mấy năm hầu cận vua, anh ta đã quen tính kín miệng. Và chỉ bốc lên khi rượu đã ngà ngà. Nhưng anh không biết nói chuyện gì khác, ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị ngập máu trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh. Cuối cùng, vì sao vua đã ban cho anh ta chiếc đai vàng.
Người trinh nữ nghe chuyện của chồng mới cưới và nàng đứng không vững nữa. Lảo đảo, nàng lùi dần về buồng. Nép mình trên giường trong bóng tối, nàng như ngửi thấy mùi tanh lợm của máu, và trên mặt nàng như có làn môi lạnh toát của những oan hồn lướt qua. Nàng vùng dậy, run lật bật, vội vàng châm lửa lên tất cả các ngọn đèn dầu lạc mà nàng tìm được trong buồng. Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm nàng thêm sợ hãi.
Vừa lúc đó, có tiếng kẹt cửa. Thân hình to lớn của người chồng mới cưới chếnh choáng tiến vào. Theo thói quen, anh ta vẫn mang theo thanh kiếm. Nàng nhìn lên, và thấy anh không vào một mình. Theo liền sau anh là một người đàn bà trong veo, tóc xoã - chỉ có bộ tóc là còn màu sắc - mặc quần áo đại tang, đang cầm một tấm áo đẫm máu giơ lên và cất giọng đều đều một cách kỳ lạ, lặp đi lặp lại như không bao giờ dứt:
-Hãy trả chồng cho ta! Kẻ giết bạn kia, trước khi mi bước vào giường cưới! Hãy trả cha cho năm đứa con thơ dại của ta! Hãy trả...
Vậy mà chồng nàng không nghe thấy gì cả, anh dựng thanh kiếm vào vách, rồi xáp tới đặt tay lên ngực nàng. Ngay lúc đó, nàng nhìn thấy máu từ tấm áo trong tay người đàn bà xoã tóc rỏ xuống hai bàn tay người chồng mới cưới. Nàng ôm mặt rú lên kinh hãi:
- Ôi kìa, máu! Máu nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!
Chồng nàng giật mình nhìn lại. Anh vẫn không thấy gì cả, ngoài những vết sẹo ngang dọc nơi bàn tay mình. Anh dỗ dành:
- Ồ! Can đảm lên, cô em ủy mị! Chẳng qua là vì em quá hồi hộp đó thôi! Đã bao ngày ta chờ phút giây này. Nào, hãy vui lên.
Anh nói vậy, nhưng miệng không cười và mắt vẫn lạnh như thép, cũng như từ ngày về đến giờ, chưa một ai nhìn thấy anh cười. Người trinh nữ bỏ hai bàn tay che mặt. Nàng không nhìn thấy người đàn bà tóc xoã nữa, nhưng trên khuôn mặt đang gần xuống mặt nàng, nàng chỉ thấy khóe miệng mím chặt và cái nhìn lạnh lẽo như cái nhìn của Thần Chết. Lại sợ hãi cuống quít, nàng van vỉ:
-Hãy mỉm cười đi anh! Em van đấy! Hãy cười lên để em thấy anh của ngày xưa. Bao năm chờ đợi, em đâu muốn anh buồn...
Người chồng cố hết sức để mỉm cười. Đã lâu lắm rồi anh không làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu một nụ cười như thế nào. Khó nhọc lắm, anh mới nhớ ra rằng, khi cười người ta phải để lộ ít nhất là một hàm răng. Anh nhếch môi, để lộ hẳn hai hàm răng chắc khỏe.
Nhưng anh quên rằng, khi người ta cười, chính đôi mắt cười trước, cái miệng cười sau, thậm chí chỉ cười bằng mắt cũng đủ. Mà đôi mắt muốn cười, trước hết tâm hồn phải cười đã, cho nên cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói. Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại và quay mặt vào trong, thổn thức cố kìm tiếng khóc.
Người chồng buồn bã soi trong tấm gương cười, ngắm kỹ mình, rồi tuyệt vọng:
- Thôi, thế là hết, cả một đời chờ đợi! Em chối từ ta, em ghê tởm ta ư?
Anh rũ xuống thành giường, rồi gầm lên như một con thú bị thương:
- Tại sao em chờ ta cả đời, để rồi chối từ ta? Tại sao em bắt ta phải cười! Còn đâu nữa chàng trai với lớp lông măng trên mép ngày xưa! Ta đã trở thành "người đàn ông không cười" của triều đình, từ khi bàn tay này nhúng vào máu bạn bè, bên những bàn tiệc đầy sơn hào hải vị. Đấng quân vương sai ta giết hết những kẻ bất tuân thượng mệnh bằng các chiếc đũa. Trong mọi chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc đều có một lưỡi dao tinh tế giấu ở trong...
Anh nức nở, đôi vai rung lên dữ dội:
- Ôi! Bạn ta! Người bạn đã cùng ta tựa vào lưng nhau tìm hơi ấm chống đỡ cơn gió lạnh chiến hào. Thôi, thế là hết và đây là đêm tân hôn vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương.
Tiếng nức nở dữ dội của người chồng mới cưới rung chuyển cả căn phòng. Rồi xách kiếm trên tay, anh bỏ đi biệt xứ. Có người nói rằng anh đã đến tìm vua, định bắt vua phải đền tội đã biến anh thành người đàn ông không biết cười. Nhưng vua đã kịp giết chết anh trước, bằng chính một trong những chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc. Cũng có người bảo rằng anh lại lao vào những cuộc chém giết mới không ghê tay cho quên ngày tháng.
Chỉ còn lại nơi quê nhà người trinh nữ lỡ thì. Nàng sống âm thầm như cái bóng, mà không một lần nghĩ đến chuyện tự giải thoát bằng cái chết. Nhưng cái tật hễ có tiếng chân hay tiếng động mạnh là đưa tay lên ôm mặt thì nàng không sao bỏ được.
Một hôm, người xã trưởng được mời đến để làm giấy chứng tử cho nàng. Nàng chết mà hai tay che mặt, người khâm liệm nắn thế nào cũng không bỏ ra.
Vài ngày sau, trên mộ nàng rùm roà mọc một loài cây thấp lòa xòa mang hình tròn tim tím buồn man mác. Mỗi khi có chân bước qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá lăn tăn lại giật mình khép lại, xuôi xuống như bàn tay ai che mặt.
Những loài hoa cỏ mọc đầy chung quanh lấy làm lạ lùng lắm về chuyện đó. Một hôm, chúng chặn chàng Gió lại:
- Này, anh Gió! Ở đây, không có ai già như anh và trẻ như anh. Vậy anh hãy nói cho chúng tôi biết vì sao loài cây mới đến kia, tầm thường đến vậy, lòa xòa bên vệ cỏ, khách bộ hành dễ dàng giẫm lên, có gì đặc biệt đâu mà phải gìn giữ, hơi một tí lại lấy tay che mặt, điệu đà làm vậy?
Từng trải như chàng Gió mà cũng không trả lời được.
Thế là một đêm thanh tĩnh, dịu dàng, muôn hoa cỏ đang mơ màng trong giấc ngủ êm đềm, chàng Gió lướt tới bên loài cây tầm thường ấy, khẽ hỏi:
- Này cô em bé bỏng! Sao em hay che mặt thế? Ở đây có ai chọc ghẹo em sao? Em hay e thẹn lắm à? Nếu không, tại sao người ta lại gọi em là cây trinh nữ?
Đắn đo một chút, rồi loài cây ấy nhẹ nhàng đáp:
- Không phải thế đâu, mặc dù chết đi, em vẫn là trinh nữ. Em che mặt vì sợ. Ngày nay người ta càng tranh giành nhau dữ hơn, những bàn tiệc ngập máu vẫn còn nhiều. Vậy nên, mỗi va chạm, mỗi bước chân tạt qua đều làm em giật thót mình. Em sợ người ta sẽ gửi đến cho em đôi bàn tay đầy máu và khuôn mặt người yêu xưa chẳng biết cười.
Cây trinh nữ chợt co mình lại vì vừa nghe tiếng chân qua. Đó là bước chân sóng đôi của một đôi trai gái đang đi trong sương mù. Trước khi cẩn thận khép những mắt lá lại, cây trinh nữ cầu khẩn: "Ôi! Lạy Phật! Cầu cho đây không phải là bước chân của những người phải tiễn nhau về nơi ấy...".
Thuở ấy, nhà nọ từng có hai kiếp đàn bà, cả hai kiếp đến lượt mình, đều chôn chân thờ chồng đi lính.
Hai người đàn ông lần lượt ra đi, nhưng người về thì chỉ một. Người chiến binh dũng cảm ấy về làng trong tiếng tiền hô hậu ủng, xênh xang trong mũ áo vua ban và làm vẻ vang cho dòng họ.
Nhưng khi đón chồng, người đàn bà thứ hai khóc thầm: "Cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban... tất cả đều đẹp nhưng mái đầu ta và ông ấy tự lúc nào đã ngả sang màu sương!..."
Vậy nên, kiếp đàn bà thứ ba vừa lọt lòng và nhoe nhoe khóc, thì cả bà, cả bố và mẹ cô bé chắp tay: "Lạy Phật! Lại thêm một cái tội nữa. Nhưng lần này, chúng ta sẽ không gả nó cho bất kỳ một người lính nào đâu nhé. Hai đời, chúng ta đã đợi chờ đến bạc tóc, thế còn chưa đủ sao?".
Cô bé lớn lên mơn mởn như nụ hồng. Từ nhỏ đến lớn cả nhà không cho cô được nói chuyện với bất cứ một người lính nào để cô giữ lời nguyền thuở trước.
Một buổi sáng, xa xa vẳng tới tiếng trống ngũ liên. Cô gái bước ra vườn, đến bên bờ giậu đẫm sương. Chàng trai nhà bên đang gấp gáp khăn gói lên đường. Vốn là đôi trẻ vẫn cũng nhau chơi trò "đố lá", họ cùng nhìn nhau rồi cùng cúi mặt, lớp lông măng ngăm ngăm trên mép chàng trai khẽ rung. Tiếng trống thúc dồn. Chàng trai đánh bạo:
- Thế... có chờ... không?
- Sao không hỏi xem bông tầm xuân có nở trước khi mặt trời lên không? - Cô gái cắn môi, nước mắt lăn tròn trên má.
Và thế là mặt chàng trai đỏ đến tận chân tóc. Lâng lâng như vừa được chắp cánh, chàng bấm bụng: "Ta có thể ra đi, dù "da ngựa bọc thây".
Cô gái trở vào, mắt ngấn nước và thẫn thờ như người ốm, trong tiếng trống ngũ liên xa xa thúc dồn. Vậy là cả nhà biết. Họ trách lẫn nhau, rồi hai người đàn bà ôm nhau khóc. Bà cô gái thắp ba nén hương khấn người chồng quá cố: "Ông ơi! Có lẽ cháu ông đúng, bởi tôi nghiệm rằng, nếu bây giờ ông sống dậy, lại ra trận, thì tôi vẫn chờ ông. Ôi! Cái kiếp đàn bà!...". Mẹ cô gái nức nở: "Chỉ tại mẹ thôi, chính mẹ đã truyền cho con dòng máu "đợi chờ"! Con làm sao khác được!". Ông bố cố gạt đi: "Thì cũng phải có một đứa con gái nào đó chờ thằng bé ấy chứ, cũng như ngày xưa, trong căn nhà này bà chờ tôi vậy! Bây giờ, chỉ còn biết mong sao thằng bé ấy trở về!".
Nhưng thằng bé không sớm trở về. Chàng tân binh hăng hái giết giặc trong vài trận rồi ngôi sao chiếu mệnh mỉm cười với chàng ta, đấng quân vương vốn giỏi chọn người, vừa nhìn thấy chàng trai đã nhận ra ngay rằng đây là một tên lính hầu trung thành vô hạn. Thế là, ngài cho rút chàng trai về, ngày đêm cận kề bên ngài, một bước cũng không được rời xa. Khi còn giặc giã, vua cần chàng đưa vồng ngực vạm vỡ ra che làn đạn giặc, còn khi hết giặc, vua càng cần chàng hơn, để giữ gìn quyền uy tối hậu. Chàng là lưỡi kiếm "trừng phạt" tuyệt hảo, sẵn sàng giáng xuống đầu bất kỳ ai, theo lệnh đấng quân vương.
Đã mười bảy năm rồi, cô gái chờ người lính ấy. Từ một thiếu nữ như nụ hoa chớm hé, nàng đã trở thành một cô gái quá lứa nhỡ thì. Bà nàng, rồi cha mẹ nàng theo nhau lần lượt trở về cõi Phật. Trước khi nhắm mắt, họ đều gọi con gái đến bên giường dặn dò: "Mai ngày nếu sinh con gái...". Cô gái lặng lẽ khóc khi bà và bố mẹ mất, lặng lẽ khóc khi người yêu của chúng bạn trở về hay tử trận và cuối cùng, lặng lẽ để tang người yêu năm xưa, vì đã mười mấy năm rồi, chàng biệt vô âm tín.
Thế rồi một buổi chiều có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm.
Bước xuống từ yên ngựa là một người đàn ông phong trần và nhìn mọi vật từ trên xuống qua ánh mắt lạnh lẽo như thép. Ngang lưng anh ta thắt chiếc đai vàng vua ban. Đó là phần thưởng sau khi anh ta lập được công đâm vào lưng người bạn cũ. Người bạn này đã cả gan ngăn vua khi ngài hạ lệnh chém một danh tướng. Ông này chỉ vì mắt kém mà trót dâng vua một quả táo bị sâu ăn. Sau bữa tiệc ngập máu ấy, vua đã cất nhắc anh ta và cho phép anh ta về thăm nhà sau mười mấy năm xa cách. Mười mấy năm qua, người lính đó vẫn không quên người yêu xưa. Giữa cuộc đời bụi bậm, giữa triều đình đầy mưu kế sâu độc, cô trinh nữ nhà lành cắn môi cố nuốt giọt nước mắt chia ly vẫn không mờ nhạt mà thật lạ kỳ, lại càng như vầng trăng xa thẳm gọi anh về.
Người con gái lỡ thì bước tới vài bước rồi sững lại. Nàng hoang mang tự hỏi, không biết đó có phải là chàng trai hàng xóm năm xưa rụt rè mãi mới dám hỏi: "Thế... có chờ... không?". Nhưng khi người đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc, nàng khóc, tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi, vì nàng phải chờ đợi quá lâu, và người nàng chờ nay đã biến thành người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép.
Làng xóm đua nhau chúc mừng nàng. Các ông làm nghề "gõ đầu trẻ" đem mối tình chung thủy của hai người rao giảng trong các lớp học. Thế là từ đấy có thêm nhiều cậu bé chỉ mơ về chiến trận. Mơ về một mai mình được hầu cận đấng quân vương. Còn những cô bé thì chỉ ao ước sao mai này lớn, được chờ người yêu đến khi lỡ thì!
Không chậm trễ gì, người ta làm lễ cưới cho đôi tình nhân chung thủy. Vua ban áo tím cho nàng trinh nữ lỡ thì và đám cưới trọng thể hết chỗ nói. Hoàng hôn xuống, cạnh chén rượu bên mâm cỗ, quan khách tròn xoe mắt nghe chú rể kể chuyện. Mười mấy năm hầu cận vua, anh ta đã quen tính kín miệng. Và chỉ bốc lên khi rượu đã ngà ngà. Nhưng anh không biết nói chuyện gì khác, ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị ngập máu trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh. Cuối cùng, vì sao vua đã ban cho anh ta chiếc đai vàng.
Người trinh nữ nghe chuyện của chồng mới cưới và nàng đứng không vững nữa. Lảo đảo, nàng lùi dần về buồng. Nép mình trên giường trong bóng tối, nàng như ngửi thấy mùi tanh lợm của máu, và trên mặt nàng như có làn môi lạnh toát của những oan hồn lướt qua. Nàng vùng dậy, run lật bật, vội vàng châm lửa lên tất cả các ngọn đèn dầu lạc mà nàng tìm được trong buồng. Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm nàng thêm sợ hãi.
Vừa lúc đó, có tiếng kẹt cửa. Thân hình to lớn của người chồng mới cưới chếnh choáng tiến vào. Theo thói quen, anh ta vẫn mang theo thanh kiếm. Nàng nhìn lên, và thấy anh không vào một mình. Theo liền sau anh là một người đàn bà trong veo, tóc xoã - chỉ có bộ tóc là còn màu sắc - mặc quần áo đại tang, đang cầm một tấm áo đẫm máu giơ lên và cất giọng đều đều một cách kỳ lạ, lặp đi lặp lại như không bao giờ dứt:
-Hãy trả chồng cho ta! Kẻ giết bạn kia, trước khi mi bước vào giường cưới! Hãy trả cha cho năm đứa con thơ dại của ta! Hãy trả...
Vậy mà chồng nàng không nghe thấy gì cả, anh dựng thanh kiếm vào vách, rồi xáp tới đặt tay lên ngực nàng. Ngay lúc đó, nàng nhìn thấy máu từ tấm áo trong tay người đàn bà xoã tóc rỏ xuống hai bàn tay người chồng mới cưới. Nàng ôm mặt rú lên kinh hãi:
- Ôi kìa, máu! Máu nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!
Chồng nàng giật mình nhìn lại. Anh vẫn không thấy gì cả, ngoài những vết sẹo ngang dọc nơi bàn tay mình. Anh dỗ dành:
- Ồ! Can đảm lên, cô em ủy mị! Chẳng qua là vì em quá hồi hộp đó thôi! Đã bao ngày ta chờ phút giây này. Nào, hãy vui lên.
Anh nói vậy, nhưng miệng không cười và mắt vẫn lạnh như thép, cũng như từ ngày về đến giờ, chưa một ai nhìn thấy anh cười. Người trinh nữ bỏ hai bàn tay che mặt. Nàng không nhìn thấy người đàn bà tóc xoã nữa, nhưng trên khuôn mặt đang gần xuống mặt nàng, nàng chỉ thấy khóe miệng mím chặt và cái nhìn lạnh lẽo như cái nhìn của Thần Chết. Lại sợ hãi cuống quít, nàng van vỉ:
-Hãy mỉm cười đi anh! Em van đấy! Hãy cười lên để em thấy anh của ngày xưa. Bao năm chờ đợi, em đâu muốn anh buồn...
Người chồng cố hết sức để mỉm cười. Đã lâu lắm rồi anh không làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu một nụ cười như thế nào. Khó nhọc lắm, anh mới nhớ ra rằng, khi cười người ta phải để lộ ít nhất là một hàm răng. Anh nhếch môi, để lộ hẳn hai hàm răng chắc khỏe.
Nhưng anh quên rằng, khi người ta cười, chính đôi mắt cười trước, cái miệng cười sau, thậm chí chỉ cười bằng mắt cũng đủ. Mà đôi mắt muốn cười, trước hết tâm hồn phải cười đã, cho nên cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói. Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại và quay mặt vào trong, thổn thức cố kìm tiếng khóc.
Người chồng buồn bã soi trong tấm gương cười, ngắm kỹ mình, rồi tuyệt vọng:
- Thôi, thế là hết, cả một đời chờ đợi! Em chối từ ta, em ghê tởm ta ư?
Anh rũ xuống thành giường, rồi gầm lên như một con thú bị thương:
- Tại sao em chờ ta cả đời, để rồi chối từ ta? Tại sao em bắt ta phải cười! Còn đâu nữa chàng trai với lớp lông măng trên mép ngày xưa! Ta đã trở thành "người đàn ông không cười" của triều đình, từ khi bàn tay này nhúng vào máu bạn bè, bên những bàn tiệc đầy sơn hào hải vị. Đấng quân vương sai ta giết hết những kẻ bất tuân thượng mệnh bằng các chiếc đũa. Trong mọi chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc đều có một lưỡi dao tinh tế giấu ở trong...
Anh nức nở, đôi vai rung lên dữ dội:
- Ôi! Bạn ta! Người bạn đã cùng ta tựa vào lưng nhau tìm hơi ấm chống đỡ cơn gió lạnh chiến hào. Thôi, thế là hết và đây là đêm tân hôn vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương.
Tiếng nức nở dữ dội của người chồng mới cưới rung chuyển cả căn phòng. Rồi xách kiếm trên tay, anh bỏ đi biệt xứ. Có người nói rằng anh đã đến tìm vua, định bắt vua phải đền tội đã biến anh thành người đàn ông không biết cười. Nhưng vua đã kịp giết chết anh trước, bằng chính một trong những chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc. Cũng có người bảo rằng anh lại lao vào những cuộc chém giết mới không ghê tay cho quên ngày tháng.
Chỉ còn lại nơi quê nhà người trinh nữ lỡ thì. Nàng sống âm thầm như cái bóng, mà không một lần nghĩ đến chuyện tự giải thoát bằng cái chết. Nhưng cái tật hễ có tiếng chân hay tiếng động mạnh là đưa tay lên ôm mặt thì nàng không sao bỏ được.
Một hôm, người xã trưởng được mời đến để làm giấy chứng tử cho nàng. Nàng chết mà hai tay che mặt, người khâm liệm nắn thế nào cũng không bỏ ra.
Vài ngày sau, trên mộ nàng rùm roà mọc một loài cây thấp lòa xòa mang hình tròn tim tím buồn man mác. Mỗi khi có chân bước qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá lăn tăn lại giật mình khép lại, xuôi xuống như bàn tay ai che mặt.
Những loài hoa cỏ mọc đầy chung quanh lấy làm lạ lùng lắm về chuyện đó. Một hôm, chúng chặn chàng Gió lại:
- Này, anh Gió! Ở đây, không có ai già như anh và trẻ như anh. Vậy anh hãy nói cho chúng tôi biết vì sao loài cây mới đến kia, tầm thường đến vậy, lòa xòa bên vệ cỏ, khách bộ hành dễ dàng giẫm lên, có gì đặc biệt đâu mà phải gìn giữ, hơi một tí lại lấy tay che mặt, điệu đà làm vậy?
Từng trải như chàng Gió mà cũng không trả lời được.
Thế là một đêm thanh tĩnh, dịu dàng, muôn hoa cỏ đang mơ màng trong giấc ngủ êm đềm, chàng Gió lướt tới bên loài cây tầm thường ấy, khẽ hỏi:
- Này cô em bé bỏng! Sao em hay che mặt thế? Ở đây có ai chọc ghẹo em sao? Em hay e thẹn lắm à? Nếu không, tại sao người ta lại gọi em là cây trinh nữ?
Đắn đo một chút, rồi loài cây ấy nhẹ nhàng đáp:
- Không phải thế đâu, mặc dù chết đi, em vẫn là trinh nữ. Em che mặt vì sợ. Ngày nay người ta càng tranh giành nhau dữ hơn, những bàn tiệc ngập máu vẫn còn nhiều. Vậy nên, mỗi va chạm, mỗi bước chân tạt qua đều làm em giật thót mình. Em sợ người ta sẽ gửi đến cho em đôi bàn tay đầy máu và khuôn mặt người yêu xưa chẳng biết cười.
Cây trinh nữ chợt co mình lại vì vừa nghe tiếng chân qua. Đó là bước chân sóng đôi của một đôi trai gái đang đi trong sương mù. Trước khi cẩn thận khép những mắt lá lại, cây trinh nữ cầu khẩn: "Ôi! Lạy Phật! Cầu cho đây không phải là bước chân của những người phải tiễn nhau về nơi ấy...".
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:57
Post by: hoatim on 08/05/07, 00:57
Núi Bà Đen
Ngày xưa, núi Bà Đen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật.
Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến.
Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn.
Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng: "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất.
Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng". Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.
Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Định thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tử. Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậỵ Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh. Núi Bà Đen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.
Ngày xưa, núi Bà Đen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật.
Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến.
Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn.
Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng: "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất.
Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng". Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.
Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Định thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tử. Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậỵ Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh. Núi Bà Đen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: QUANGKHAI on 16/05/07, 19:33
Post by: QUANGKHAI on 16/05/07, 19:33
SỰ TÍCH CHIM HÍT CÔ
Ngày xưa ở một vùng quê nghèo khó có hai cô cháu ở chung với nhau một nhà . Người cô góa bùa , đứa cháu thì mồ côi cha mẹ .Tài sane của họ chỏ có mảnh ruộng . Cô cháu ngày ngày chăm chỉ cầy cấy nên cũng tạm đủ ăn.
Mấy năm được mùa họ sống vui cẻ bên nhau. Tuy không dư dả nhưng chú bé 12 tuổi chịu khó theo cô xáh giỏ ra đồng ngoài việc giúp cô cấy hái, nó lại đi hái rau bắt ốc dặm thêm vào những bữa ăn .
Không may vụ lúa năm ấy mất mùa, rồi tiếp theo là hạn hán. Thời ấy công việc thủy lợi chưa phát triển, cuộc sống con người phụ thuộc vào thiên nhiên và các ao đầm đều khô kiệt nước cả, đất ruộng nứt nẻ thành khe thành hốc. Hai cô cháu phải đi làng khác, mò cua bắt ốc để sống. Mãi rồi cua ốc cũng trốn đâu mất biệt mà gạo trong nhà đã hết từ lâu.
Người có sức khỏe thì lên rừng đốn củi đổi lấy thức ăn. Hai cô cháu thì một người quá già một người quá yếu , đành nằm nhà nhịn đói. Cái chết bắt đầu rình rập trong làng.
May sao sáng hôm ấy có người hàng xóm báo tin là mấy đám lúa làng bên cạnh đã bắt đầu gặt.
Bà cô đã rất yếu đứng lên không nổi, chỉ có chú bé là còn hơi tỉnh. Một người láng giềng đem cho 1 bát canh rau. Chú bé húp vào thấy khỏe cả người, vội đứng lên cùng đi theo họ.
Trên cánh đòng lúa người gặt thì ít mà người mót thì nhiều. Có người liều lĩnh sấn vào bứt lúa bất chấp chủ ruộng đánh đập không tiếc tay. Mãi đênbuổi chiều chú bé mới mang được một nắm lúa về . Chú bé nhẫn nại đập lúa sẩy vỏ rồi bỏ vào cối giã xong xuôi mới bắc nồi lên bếp nấu cháo.
Khi nồi cháo bắt đầu sôi thì người cô trở mình rên khừ khừ , chú bé lật đật chạy vào thăm cô, cô nói :
Cháu tìm cho cô 1 tí gừng may ra mới hết đau bụng.
Ngần ngại một chút chú bé vội chạy sang hàng xóm. Người cô cố gắng chở dậy tiếp củi vào bếp rồi bỏ một chút muối vào chảo . Xong xuôi nếm thử một chút , cháo chôi vào bụng đến đau , cô như sống lại đến đó. đợi mãi cháu chưa về , cô múc ra bát để dành phần cháu rồi lại ngồi ăn . thoáng một cái phần cháo cô đã hết mà bụng vẫn chưa đủ no . Thấy cháu mãi chua về cô lại đoán răng :
Có lẽ thằng bé lại được người ta cho ăn no rồi, nên mới rong chơi ở đâu . Nếu hắn đói thì có gừng hay không hắn đã về rồi.
Nghĩ thế cô lại lồm cồm ngồi dậy húp thêm 1 tí phần cháo của cháu . Đợi thêm một lát vẫn không thấy tăm hơi chú bé nên cô tự nhủ :
Chắc nó no rồi lại ngồi sưởi ấm ở bếp người ta mình không ăn hết thì thật là dại. Để mãi cháo cũng vữa ra .
Nghĩ thế cô húp 2 húp nữa thì hết.
đến khi người cháu mang gừng về thì bát cháo chỉ còn ươn ướt ở đáy . Hỏi cô, cô không ăn trả lời , chú bé đoán ra tất cả rồi ôm mạt khóc nức nở . Không còn tự chủ được nữa , chú cầm bát cháo dí vào miệng cô và cay đắng nói:
Còn một tí đấy hít nốt đi , hít đi cô , hít đi cô ...
sáng hôm sau , chờ mãi đến trưa vẫn không thấy cháu dậy, cứ ngỡ cháu giận mình nên cô ngần ngại không gọi. Đến lúc cô đánh bạo đến lay goi cháu thì ôi thôi cháu chỉ còn là một thân thể người bất động lạnh toát từ bao giờ. Từ đó trở đi giữa lúc đêm khuya người ta thường nghe một tiếng chim kêu não nuột , đều đều vang xa với hai tiếng " hít cô , hít cô " như nhắc nhở những ngày buồn của hai cô cháu trong vùng quê quanh năm đói khổ .
Ngày xưa ở một vùng quê nghèo khó có hai cô cháu ở chung với nhau một nhà . Người cô góa bùa , đứa cháu thì mồ côi cha mẹ .Tài sane của họ chỏ có mảnh ruộng . Cô cháu ngày ngày chăm chỉ cầy cấy nên cũng tạm đủ ăn.
Mấy năm được mùa họ sống vui cẻ bên nhau. Tuy không dư dả nhưng chú bé 12 tuổi chịu khó theo cô xáh giỏ ra đồng ngoài việc giúp cô cấy hái, nó lại đi hái rau bắt ốc dặm thêm vào những bữa ăn .
Không may vụ lúa năm ấy mất mùa, rồi tiếp theo là hạn hán. Thời ấy công việc thủy lợi chưa phát triển, cuộc sống con người phụ thuộc vào thiên nhiên và các ao đầm đều khô kiệt nước cả, đất ruộng nứt nẻ thành khe thành hốc. Hai cô cháu phải đi làng khác, mò cua bắt ốc để sống. Mãi rồi cua ốc cũng trốn đâu mất biệt mà gạo trong nhà đã hết từ lâu.
Người có sức khỏe thì lên rừng đốn củi đổi lấy thức ăn. Hai cô cháu thì một người quá già một người quá yếu , đành nằm nhà nhịn đói. Cái chết bắt đầu rình rập trong làng.
May sao sáng hôm ấy có người hàng xóm báo tin là mấy đám lúa làng bên cạnh đã bắt đầu gặt.
Bà cô đã rất yếu đứng lên không nổi, chỉ có chú bé là còn hơi tỉnh. Một người láng giềng đem cho 1 bát canh rau. Chú bé húp vào thấy khỏe cả người, vội đứng lên cùng đi theo họ.
Trên cánh đòng lúa người gặt thì ít mà người mót thì nhiều. Có người liều lĩnh sấn vào bứt lúa bất chấp chủ ruộng đánh đập không tiếc tay. Mãi đênbuổi chiều chú bé mới mang được một nắm lúa về . Chú bé nhẫn nại đập lúa sẩy vỏ rồi bỏ vào cối giã xong xuôi mới bắc nồi lên bếp nấu cháo.
Khi nồi cháo bắt đầu sôi thì người cô trở mình rên khừ khừ , chú bé lật đật chạy vào thăm cô, cô nói :
Cháu tìm cho cô 1 tí gừng may ra mới hết đau bụng.
Ngần ngại một chút chú bé vội chạy sang hàng xóm. Người cô cố gắng chở dậy tiếp củi vào bếp rồi bỏ một chút muối vào chảo . Xong xuôi nếm thử một chút , cháo chôi vào bụng đến đau , cô như sống lại đến đó. đợi mãi cháu chưa về , cô múc ra bát để dành phần cháu rồi lại ngồi ăn . thoáng một cái phần cháo cô đã hết mà bụng vẫn chưa đủ no . Thấy cháu mãi chua về cô lại đoán răng :
Có lẽ thằng bé lại được người ta cho ăn no rồi, nên mới rong chơi ở đâu . Nếu hắn đói thì có gừng hay không hắn đã về rồi.
Nghĩ thế cô lại lồm cồm ngồi dậy húp thêm 1 tí phần cháo của cháu . Đợi thêm một lát vẫn không thấy tăm hơi chú bé nên cô tự nhủ :
Chắc nó no rồi lại ngồi sưởi ấm ở bếp người ta mình không ăn hết thì thật là dại. Để mãi cháo cũng vữa ra .
Nghĩ thế cô húp 2 húp nữa thì hết.
đến khi người cháu mang gừng về thì bát cháo chỉ còn ươn ướt ở đáy . Hỏi cô, cô không ăn trả lời , chú bé đoán ra tất cả rồi ôm mạt khóc nức nở . Không còn tự chủ được nữa , chú cầm bát cháo dí vào miệng cô và cay đắng nói:
Còn một tí đấy hít nốt đi , hít đi cô , hít đi cô ...
sáng hôm sau , chờ mãi đến trưa vẫn không thấy cháu dậy, cứ ngỡ cháu giận mình nên cô ngần ngại không gọi. Đến lúc cô đánh bạo đến lay goi cháu thì ôi thôi cháu chỉ còn là một thân thể người bất động lạnh toát từ bao giờ. Từ đó trở đi giữa lúc đêm khuya người ta thường nghe một tiếng chim kêu não nuột , đều đều vang xa với hai tiếng " hít cô , hít cô " như nhắc nhở những ngày buồn của hai cô cháu trong vùng quê quanh năm đói khổ .
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: QUANGKHAI on 16/05/07, 20:19
Post by: QUANGKHAI on 16/05/07, 20:19
Hoàng Oanh Anh Nông Dân Và Thần Núi
Chuyện này đã lâu lắm rồi. Một anh nông dân quanh quẩn thế nào một hôm lại lạc vào rừng sâu và gặp ngay thần Núi. Phải nói rỏ ràng anh nông dân chỉ mới biết bóng dáng của thần Núi qua các tranh vẽ mà thôi. Nhìn thấy anh, thần núi quát tướng lên:
- Anh kia, mi là người trần! Phải biết rằng ai đã đến đây cũng không thoát khỏi tay ta, đừng có chạy. Ta phải ăn thịt ngươi! Sửa soạn đi thôi.
Anh nông dân sợ rung cả người nhưng cố trấn tỉnh đáp lại:
- Tôi đã nghe nói đến ngày rất nhiều. Vậy ra ngài là thần Núi? Rừng rậm thế này tôi cũng chẳng thoát được với ngài. Tôi đã sẵn sàng, ngài muốn làm gì tùy ý. Nhưng ngài có thể rộng lượng cho tôi được nói một điều không?
- Nào, còn muốn nói gì nữa? Nói cho tường tận, Thần Núi hét to.
Anh nông dân liền nói:
- Người ta đồn rằng thần Núi có thể biến thành cái gì cũng được. Tôi chỉ khao khát rằng trước khi bị ngài ăn thịt, tôi được thấy tận mắt cái tài của ngài coi nó thế nào.
Thần núi cười sằng sặc:
Cái đó có hề chi. Nói đi, anh muốn ta biến thành thứ gì nào?
- Xin ngài biến thành cây đại thụ. Bằng cây nào cao nhất xung quanh đây mới giỏi.
- Anh nói.
Trong nháy mắt, thần Núi đã biến thành một cây đại thụ ngọn cao nhất, tưởng chạm đến cả trời.
Anh nông dân đưa tay vuốt thân cây mà khen lấy khen để:
- Đúng là thần Núi rồi! Mình không ngờ rằng cây đại thụ lại cao lớn như thế.
- Anh đã thấy phép lạ của ta chưa? Đủ rồi chứ?
- Thần Núi đắc chí hỏi anh.
Nhưng anh nông dân lại xin thêm một điều nữa:
- Tôi muốn xem ngài biến thành tảng đá nữa...
Tức thì thần Núi không còn cây đại thụ mà đã hóa thành một ngọn núi cao sừng sững trước mặt anh. Lần này anh lại khen lấy khen để thần Núi, rồi cuối cùng anh nói:
- Thế là ngài đã biến được thành hai thứ to lớn nhất mà tôi vẫn ao ước được thấy. Vậy ngài có thể biến thành một thứ gì nhỏ tí tỉ tì ti không ạ? Ngài trổ tài lần nữa xem, ngài thử biến thành một hạt đậu trên bàn tay tôi đi nào...nào...
- Hừm... thế thôi à?
- Thần Núi cả cười, nhăn cả cái mũi dài thườn thượt.
Thần núi biến ngay thành một hạt đậu nhỏ tẹo trên lòng bàn tay anh nông dân.
Anh bỏ luôn hạt đậu vào mồm, nhai nhai và nuốt chửng.
Từ đó người ta quen miệng chế giễu những chàng có tính khoe khoang là "Thần Núi".
[Truyện Kế]
Chuyện này đã lâu lắm rồi. Một anh nông dân quanh quẩn thế nào một hôm lại lạc vào rừng sâu và gặp ngay thần Núi. Phải nói rỏ ràng anh nông dân chỉ mới biết bóng dáng của thần Núi qua các tranh vẽ mà thôi. Nhìn thấy anh, thần núi quát tướng lên:
- Anh kia, mi là người trần! Phải biết rằng ai đã đến đây cũng không thoát khỏi tay ta, đừng có chạy. Ta phải ăn thịt ngươi! Sửa soạn đi thôi.
Anh nông dân sợ rung cả người nhưng cố trấn tỉnh đáp lại:
- Tôi đã nghe nói đến ngày rất nhiều. Vậy ra ngài là thần Núi? Rừng rậm thế này tôi cũng chẳng thoát được với ngài. Tôi đã sẵn sàng, ngài muốn làm gì tùy ý. Nhưng ngài có thể rộng lượng cho tôi được nói một điều không?
- Nào, còn muốn nói gì nữa? Nói cho tường tận, Thần Núi hét to.
Anh nông dân liền nói:
- Người ta đồn rằng thần Núi có thể biến thành cái gì cũng được. Tôi chỉ khao khát rằng trước khi bị ngài ăn thịt, tôi được thấy tận mắt cái tài của ngài coi nó thế nào.
Thần núi cười sằng sặc:
Cái đó có hề chi. Nói đi, anh muốn ta biến thành thứ gì nào?
- Xin ngài biến thành cây đại thụ. Bằng cây nào cao nhất xung quanh đây mới giỏi.
- Anh nói.
Trong nháy mắt, thần Núi đã biến thành một cây đại thụ ngọn cao nhất, tưởng chạm đến cả trời.
Anh nông dân đưa tay vuốt thân cây mà khen lấy khen để:
- Đúng là thần Núi rồi! Mình không ngờ rằng cây đại thụ lại cao lớn như thế.
- Anh đã thấy phép lạ của ta chưa? Đủ rồi chứ?
- Thần Núi đắc chí hỏi anh.
Nhưng anh nông dân lại xin thêm một điều nữa:
- Tôi muốn xem ngài biến thành tảng đá nữa...
Tức thì thần Núi không còn cây đại thụ mà đã hóa thành một ngọn núi cao sừng sững trước mặt anh. Lần này anh lại khen lấy khen để thần Núi, rồi cuối cùng anh nói:
- Thế là ngài đã biến được thành hai thứ to lớn nhất mà tôi vẫn ao ước được thấy. Vậy ngài có thể biến thành một thứ gì nhỏ tí tỉ tì ti không ạ? Ngài trổ tài lần nữa xem, ngài thử biến thành một hạt đậu trên bàn tay tôi đi nào...nào...
- Hừm... thế thôi à?
- Thần Núi cả cười, nhăn cả cái mũi dài thườn thượt.
Thần núi biến ngay thành một hạt đậu nhỏ tẹo trên lòng bàn tay anh nông dân.
Anh bỏ luôn hạt đậu vào mồm, nhai nhai và nuốt chửng.
Từ đó người ta quen miệng chế giễu những chàng có tính khoe khoang là "Thần Núi".
[Truyện Kế]
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: QUANGKHAI on 16/05/07, 20:23
Post by: QUANGKHAI on 16/05/07, 20:23
Con Rùa Vàng
Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.
Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.
Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của qúi, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.
Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng?
Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:
- Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?
Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.
Đại Phú mới bảo ban:
- Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.
Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn.
Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.
Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói:
- Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy con xin trả lại.
Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra, có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác để thế.
Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:
- Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về? Còn Chí Quân nhận mình mắc nợ ông Phú nên không chịu về.
Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công để nhờ phân xử.
Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng.
Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.
Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.
Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của qúi, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.
Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng?
Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:
- Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?
Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.
Đại Phú mới bảo ban:
- Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.
Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn.
Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.
Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói:
- Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy con xin trả lại.
Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra, có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác để thế.
Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:
- Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về? Còn Chí Quân nhận mình mắc nợ ông Phú nên không chịu về.
Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công để nhờ phân xử.
Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng.
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: QUANGKHAI on 18/05/07, 00:03
Post by: QUANGKHAI on 18/05/07, 00:03
Bà Chúa Ngọc
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa. Năm ấy, đến độ dưa chín, sáng nào ra ruộng thăm, ông bà cũng thấy dưa bị hái trộm. Lạ một điều, chỉ có một quả dưa lớn nhất đẹp nhất là bị hái, nhưng kẻ trộm không ăn mà cũng chẳng mang đi. Quả dưa còn nằm ở một chỗ trống, nhưng bưng lên đã thấy bị nẫu.
Thấy sự lạ, hai ông bà bèn bàn nhau cất công để ý rình. Rồi một đêm trăng sáng, họ đến nấp vào một bụi cây cạnh ruộng. Gần đến nửa đêm, bỗng đâu có cô gái trạc độ mười ba mười bốn tuổi tự nhiên hiện ra ở giữa ruộng dưa. Cô gái rón rén đi, nhìn ngắm từng quả dưa một, rồi sau đó, hình như đã chọn được quả ưng ý nhất thì cúi xuống hái lên. Cô ngắm đi ngắm lại mãi, rồi tìm ra một chỗ trống, tung quả dưa từ tay bên này sang tay bên kia, và cứ như thế, một lúc lâu, sau lại ôm lấy quả dưa mà ngắm nghía mãi không biết chán ...
Đúng lúc ấy, từ chỗ nấp, hai ông bà chạy ùa cả ra, nắm ngay lấy tay cô gái. Còn cô gái, tuy không chạy trốn kịp nhưng cũng chẳng tỏ ra có chút gì sợ hãi. Cô trả cho họ quả dưa, và khi được hỏi thì cô lễ phép trả lời: Cô là con nhà nghèo không còn cả cha lẫn mẹ, nhà cô ở cách đây rất xa và cô cũng chẳng nhớ được quê mình ở đâu nữa ...
Thấy cô gái dễ thương, lại nghĩ mình không có con cái, nên ông bà bàn nhau nhận cô về làm con nuôi, rồi cả hai cùng nói với cô gái ...
Còn cô gái, thấy cử chỉ, lời lẽ của hai ông bà đều chân thành thì cô im lặng lắng nghe và suy nghĩ, rồi sau đó nhận lời.
Cô theo họ về nhà. Sáng hôm sau, hai ông bà sửa lễ gia tiên, rồi hai bên chính thức nhận nhau là bố mẹ và con cái. Từ đấy trong ngôi nhà của họ, không khí vui vẻ đầm ấm hẳn lên. Hai ông bà hết lòng yêu thương chăm sóc cô, còn cô thì cũng rất mực yêu thương kính trọng bố mẹ.
Một hôm trời đổ cơn mưa lớn, nước lũ ở thượng nguồn tràn về mênh mang, khiến mọi người đều ở trong nhà không ai đi làm được cả. Bố mẹ cô, lẽ dĩ nhiên là rất lo lắng, mong sao cho nước mau cạn để cây cối khỏi bị chết úng, thì cô, do tính tình còn trẻ dại, lại thích nô đùa. Rồi cô xuống bên mé nước cậy đá lên, xếp chúng thành một hòn núi giả, lại đi tìm những cành lá gẫy cắm vào xung quanh, để chơi ...
Thấy vậy, ông bà bực quá, nghĩ rằng con cái chẳng hiểu được lòng bố mẹ, bèn lên tiếng trách cứ rồi la mắng. Nào ngờ, cô gái thấy tủi thân quá, bèn lủi ra đầu hồi nhà, đứng khóc một mình. Một lúc lâu sau, nhân lúc bố mẹ không ai để ý, cô lại lén ra khỏi nhà, rồi men theo những dải đất cao, đi ra phía bờ biển. Cũng lúc ấy, dập dềnh bên mé nước có một cây gỗ kỳ nam, không biết trôi từ đâu đến. Cô gái còn khóc hồi nữa, rồi nhìn quanh nhìn quẩn, thấy mình hoàn toàn lẻ loi, cô đơn, cô bèn nhảy luôn lên cây gỗ, và một điều kỳ lạ xảy ra: Cô gái đã nhập thân vào cây gỗ. Cây gỗ dập dềnh ở đấy một lúc nữa, như có điều gì còn ghi nhớ và lưu luyến, rồi sau đó, theo sóng biển, trôi mãi lên phương Bắc ...
Ông bà bố mẹ nuôi cô gái đang bận việc chẻ củi và may vá trong nhà, tưởng con khóc rồi chơi ở ngoài đầu hồi, nên cũng không để ý. Đến mãi sau, khi lên tiếng gọi thì chẳng thấy con đâu! Hai ông bà bèn nháo nhào đi tìm nhưng khắp chốn cùng nơi, cũng vẫn tuyệt âm vô tín. Nước lụt mênh mang như thế, lại đang cuộn chảy mãi ra biển, họ cho là con gái xảy chân đã trôi ra biển mất rồi. Thế là ông bà gào thét, khóc than thảm thiết, sau đó làm lễ cúng chay cho con, và từ đấy trở đi, sống âm thầm, rầu rĩ cho đến cuối đời ...
Còn cây gỗ kỳ nam, sau một hồi dập dềnh rồi trôi lên phương Bắc, và cứ thế trôi mãi ... trôi mãi ... Đến khi sóng lặng gió yên thì đã trôi được cả ngàn dặm đường và dạt vào bờ ...
Một buổi sáng dân địa phương nọ ra bờ biển, vô cùng ngạc nhiên thấy có cây gỗ lạ rất đẹp trôi từ đâu đến. Họ bảo nhau mang thừng chão ra buộc vào rồi cùng kéo lên bờ, nhưng hàng trăm người xúm vào mà cây vẫn không nhúc nhích. Họ bèn đóng cọc ghim lại để tìm kế sách khác, và cũng từ đấy, dường như ngay tức khắc, tiếng đồn về cây gỗ kỳ lạ đã lan ra khắp cả vùng.
Hoàng tử ở phương Bắc bấy giờ vào tuổi kén vợ, đang đi chu du khắp chốn cùng nơi để tìm cho ra một người ưng ý. Khi đến vùng này, nghe chuyện cây gỗ kỳ lạ, chàng cũng tò mò tìm đến. Thấy cây gỗ đẹp thì có đẹp nhưng cũng không lớn lắm mà sao cả trăm người kéo không được thì chàng lấy làm lạ lắm. Cũng vẫn là tò mò, chàng xắn tay áo lên, bảo mọi người cho mình kéo thử một cái xem sao.
Chiều ý Hoàng tử, mọi người lui cả ra. Nhưng thật vô cùng bất ngờ, khi hoàng tử vừa cầm thừng co tay lại thì cây gỗ cũng lập tức chuyển động, rồi dần dần, theo sức kéo mà tiến vào bờ. Đến khi chạm đất, Hoàng tử kéo mạnh một cái nữa thì cây hoàn toàn đã nằm trên bãi biển.
Mọi người vô cùng phấn khởi, vỗ tay reo hò không ngớt. Xong xuôi, sau khi hỏi ý kiến dân làng, Hoàng tử cho quân lính đem cây gỗ về Kinh đô .
Về phía dân làng, tuy cũng có người còn tiếc rẻ, nhưng đa phần cho rằng, đưa cây gỗ về kinh là hợp lý hơn cả vì như vậy tất cả bàn dân thiên hạ sẽ đều được chiêm ngưỡng. Còn về phía Hoàng tử thì cũng chẳng có vui mừng nào hơn, chàng cho là có duyên cớ, bèn không tiếp tục đi tìm vợ nữa, mà cùng quân lính trở về kinh, cùng với cây gỗ.
Khỏi phải nói, khi về đến Kinh đô thì mọi người, mọi nơi nghe tiếng, nao nức tìm đến xem đông như thế nào. Nhưng rồi sự kiện ấy cũng mau chóng qua đi bởi lẽ mọi người nhìn mãi rồi cũng chán, vì cây đẹp thì có đẹp nhưng chẳng thấy có biểu hiện gì là lạ lùng cả. Mà dân chúng cần là cần sự lạ lùng, xưa nay chưa từng có, chứ không phải là một cái cây đẹp.
Chỉ riêng có Hoàng tử, do chính tay mình đã chứng kiến và thực hiện được một điều kỳ diệu, nên còn giữ mãi trong lòng sự vui mừng và niềm mong đợi. Khi mọi người đã xem chán xem chê, đến mức không còn ai thiết xem nữa, thì Hoàng tử mới sai quân lính đem cây về trước Đông cung để hàng ngày được nhìn ngắm và gần gũi với cây.
Cây quả là đã có tình ý với Hoàng tử thật. Từ đó trở đi, mỗi đêm trăng sáng, Hoàng tử bỗng thấy trong thân gỗ bước ra một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, và cùng lúc, là mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra theo mỗi bước chân của nàng.
Mê mẩn trước người đẹp, Hoàng tử vội vàng chạy tới, nhưng lần nào cũng vậy, hễ cứ giáp mặt, là người con gái lại biến ngay vào trong thân gỗ.
Sau vài lần như thế, Hoàng tử đã nghĩ ra được một cách, cũng khá đơn giản chứ chẳng có gì ghê gớm lắm.Chàng cho mấy người lính hầu đứng nấp ở xung quanh, còn tự mình cũng nấp saÜn ở gần đấy. Khi cô gái vừa xuất hiện thì Hoàng tử đã bước ra nắm chặt lấy tay nàng, và mấy người lính cũng lập tức khiêng cây gỗ đem dấu biến đi. Hoàng tử bảo cô gái hãy vui lòng vì chàng mà ở lại. Cô gái e lệ cúi đầu. Thế rồi, ngay lúc đó chàng dẫn nàng đến trình với đức vua cha và hoàng hậu, kể lại hết đầu đuôi ngọn ngành, và xin cha mẹ hãy tác thành cho họ.
Nhà vua lắng nghe, rồi nói: "Được. Để xem", xong cho gọi thị nữ đưa nàng về phòng riêng, còn Hoàng tử thì trở về Đông cung.
Sáng hôm sau thiết triều, nhà vua cho triệu quan Thái bốc lại để bói xem điều lành điều gở thế nào. Sau khi nghe tấu trình là quẻ đại phúc, nhà vua cả mừng rồi ngay sau đó, cho cử đại lễ để hoàng tử sánh duyên cùng cô gái.
Từ đó, cuộc sum vầy của đôi trai gái diễn ra thật vô cùng êm ả, hạnh phúc. Ba năm sau, họ sinh được một gái và một trai.
Tưởng rằng cuộc tình duyên ấy sẽ mặn nồng mãi mãi đến lúc đầu bạc răng long. Nào ngờ Hoàng tử cũng là kẻ bạc tình, chỉ chung thủy được có mấy năm đầu. Khi vợ đã có con thì chàng ta đâm ra hay chơi bời chứ chẳng quan tâm được như trước. Nay rượu, mai cờ bạc, rồi đi dong duổi khắp nơi, không chú ý gì đến việc dạy dỗ con cái. Nàng đã nhiều lần khuyên can nhưng chàng vẫn chứng nào tật ấy, làm nàng rất chán nản. Vì vậy, ở trong hoàng cung, sống giữa nhung lụa, kẻ hầu người hạ không thiếu, mà nàng cảm thấy bơ vơ, rồi buồn tủi xót xa, chỉ muốn tìm cách bỏ đi, không chút luyến tiếc. Bởi vì con người ta vốn là vậy, nên dẫu là thần thánh, thì khi tình yêu đã hết, tất cả sẽ chỉ là vô nghĩa.
Thế rồi một hôm, nhân khi Hoàng tử bỏ đi chơi lâu ngày, nàng tìm thấy cây kỳ nam mà khi trước bọn lính đã đem dấu biệt. Nàng gọi hai con đến rồi đọc một câu thần chú, thế là cả ba mẹ con cùng nhập vào cây kỳ nam. Cây kỳ nam tự chuyển động rời khỏi hoàng cung rồi lăn xuống sông. Từ sông, kỳ nam dòng nước trôi ra biển. Biển lúc ấy bỗng nhiên nổi luồng gió trái. Và theo chiều gió, cây kỳ nam trôi mãi, trôi mãi ... Cuối cùng trở lại biển phương Nam.
Đến đúng trước cù lao Huân thì gió lặng và cây kỳ nam dừng lại. Cây trôi vào sát mép nước. Từ thân cây, cả ba mẹ con bỗng chốc hiện ra, bước lên bờ, rồi trở về nhà cũ. Cả hai ông bà cha mẹ nuôi lúc ấy đều đã mất. Nhà vắng vẻ tiêu điều. Ba mẹ con bắt tay ngay vào việc dọn dẹp sửa sang cửa nhà, lập bàn thờ cha mẹ, ông bà tổ tiên, rồi cùng làm ăn sinh sống với dân làng. Từ đấy trở đi, quê hương, vùng cù lao Huân mỗi ngày một thêm ấm no, trù phú. Thế rồi đến một hôm, giữa lúc trời quang mây tạnh, trước sự chứng kiến và ngạc nhiên của mọi người, cả ba mẹ con cùng bay vút lên trời ...
Ở phương Bắc, Hoàng tử đi chơi về thấy vợ con mất tích. Tìm cây kỳ nam ngày trước thì cũng chẳng thấy đâu. Chàng hối hận vô cùng, lòng tự nhủ lòng sẽ tìm ra bằng được ba mẹ con, dẫu có phải đi xuống tận địa ngục.
Khi xưa, lúc ở bờ biển chàng có nghe dân chúng nói cây gỗ này trôi từ biển phương Nam lại. Thế là Hoàng tử vào từ biệt vua cha và hoàng hậu, rồi cùng một số gia nhân, binh lính và thủy thủ xuống thuyền, dong buồm vượt biển hướng về phương Nam.
Khi thuyền vừa đúng đến cửa Đại An thì bỗng đâu một trận cuồng phong dữ dội nổi lên. Thuyền đắm, cả Hoàng tử cùng gia nhân thủy thủ đều chìm sâu xuống đáy nước. Nhưng khi cơn bão tan thì tự nhiên biển ở chỗ ấy cũng nổi lên một mô đá nhỏ, vượt cao khỏi mặt nước. Trên mặt mô đá có những hình thù ngoằn ngoèo tựa như những hàng chữ nổi. Từ bao đời nay, đã có nhiều người hay chữ và kiến thức uyên bác đi thuyền tới đó, nhưng chưa ai đọc được đấy là những chữ gì. Và có lẽ như thế nên có thể cho rằng, những điều bí mật của thiên cơ, chắc còn lâu người ở dưới trần gian mới có thể hiểu thấu được hết.
Ba mẹ con nàng tiên đã về trời, nhưng từ đó đến nay vẫn thường hiển linh ở các nơi gần xa quanh vùng cửa Đại An, vùng cù lao Huân, cù lao Yến. Vì vậy dân đi biển, đi đánh cá, đi tìm tổ yến vẫn thường bày lễ vật, thắp hương rồi hướng mặt lên trời cao cầu xin sự che chở, phù hộ độ trì của nàng tiên, mà từ đó trở đi được kính cẩn tôn xưng là bà chúa Ngọc.
Bà chúa Ngọc còn được gọi là bà chúa tiên hay Thánh mẫu Thiên Ya na, theo cách gọi của người Chăm pa, một dân tộc đã định cư lâu dài ở vùng đất này. Từ Huế đến Nha Trang ở đâu cũng có điện thờ bà chúa Ngọc. Triều Nguyễn có sắc thượng phong cho bà là "Hồng Nhân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần".
Tại Nha Trang có tháp lớn cao sáu trượng để thờ bà chúa Ngọc. Lại có cả những tháp nhỏ xung quanh để thờ Hoàng tử, hai người con và hai ông bà bố mẹ nuôi. Bia đặt trong tháp lớn do chính tay quan đại thần Phan Thanh Giản thời Tự Đức soạn.
Trước kia, hàng năm triều Nguyễn đều ủy thác cho bộ Lễ về đây làm lễ quốc tế.
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa. Năm ấy, đến độ dưa chín, sáng nào ra ruộng thăm, ông bà cũng thấy dưa bị hái trộm. Lạ một điều, chỉ có một quả dưa lớn nhất đẹp nhất là bị hái, nhưng kẻ trộm không ăn mà cũng chẳng mang đi. Quả dưa còn nằm ở một chỗ trống, nhưng bưng lên đã thấy bị nẫu.
Thấy sự lạ, hai ông bà bèn bàn nhau cất công để ý rình. Rồi một đêm trăng sáng, họ đến nấp vào một bụi cây cạnh ruộng. Gần đến nửa đêm, bỗng đâu có cô gái trạc độ mười ba mười bốn tuổi tự nhiên hiện ra ở giữa ruộng dưa. Cô gái rón rén đi, nhìn ngắm từng quả dưa một, rồi sau đó, hình như đã chọn được quả ưng ý nhất thì cúi xuống hái lên. Cô ngắm đi ngắm lại mãi, rồi tìm ra một chỗ trống, tung quả dưa từ tay bên này sang tay bên kia, và cứ như thế, một lúc lâu, sau lại ôm lấy quả dưa mà ngắm nghía mãi không biết chán ...
Đúng lúc ấy, từ chỗ nấp, hai ông bà chạy ùa cả ra, nắm ngay lấy tay cô gái. Còn cô gái, tuy không chạy trốn kịp nhưng cũng chẳng tỏ ra có chút gì sợ hãi. Cô trả cho họ quả dưa, và khi được hỏi thì cô lễ phép trả lời: Cô là con nhà nghèo không còn cả cha lẫn mẹ, nhà cô ở cách đây rất xa và cô cũng chẳng nhớ được quê mình ở đâu nữa ...
Thấy cô gái dễ thương, lại nghĩ mình không có con cái, nên ông bà bàn nhau nhận cô về làm con nuôi, rồi cả hai cùng nói với cô gái ...
Còn cô gái, thấy cử chỉ, lời lẽ của hai ông bà đều chân thành thì cô im lặng lắng nghe và suy nghĩ, rồi sau đó nhận lời.
Cô theo họ về nhà. Sáng hôm sau, hai ông bà sửa lễ gia tiên, rồi hai bên chính thức nhận nhau là bố mẹ và con cái. Từ đấy trong ngôi nhà của họ, không khí vui vẻ đầm ấm hẳn lên. Hai ông bà hết lòng yêu thương chăm sóc cô, còn cô thì cũng rất mực yêu thương kính trọng bố mẹ.
Một hôm trời đổ cơn mưa lớn, nước lũ ở thượng nguồn tràn về mênh mang, khiến mọi người đều ở trong nhà không ai đi làm được cả. Bố mẹ cô, lẽ dĩ nhiên là rất lo lắng, mong sao cho nước mau cạn để cây cối khỏi bị chết úng, thì cô, do tính tình còn trẻ dại, lại thích nô đùa. Rồi cô xuống bên mé nước cậy đá lên, xếp chúng thành một hòn núi giả, lại đi tìm những cành lá gẫy cắm vào xung quanh, để chơi ...
Thấy vậy, ông bà bực quá, nghĩ rằng con cái chẳng hiểu được lòng bố mẹ, bèn lên tiếng trách cứ rồi la mắng. Nào ngờ, cô gái thấy tủi thân quá, bèn lủi ra đầu hồi nhà, đứng khóc một mình. Một lúc lâu sau, nhân lúc bố mẹ không ai để ý, cô lại lén ra khỏi nhà, rồi men theo những dải đất cao, đi ra phía bờ biển. Cũng lúc ấy, dập dềnh bên mé nước có một cây gỗ kỳ nam, không biết trôi từ đâu đến. Cô gái còn khóc hồi nữa, rồi nhìn quanh nhìn quẩn, thấy mình hoàn toàn lẻ loi, cô đơn, cô bèn nhảy luôn lên cây gỗ, và một điều kỳ lạ xảy ra: Cô gái đã nhập thân vào cây gỗ. Cây gỗ dập dềnh ở đấy một lúc nữa, như có điều gì còn ghi nhớ và lưu luyến, rồi sau đó, theo sóng biển, trôi mãi lên phương Bắc ...
Ông bà bố mẹ nuôi cô gái đang bận việc chẻ củi và may vá trong nhà, tưởng con khóc rồi chơi ở ngoài đầu hồi, nên cũng không để ý. Đến mãi sau, khi lên tiếng gọi thì chẳng thấy con đâu! Hai ông bà bèn nháo nhào đi tìm nhưng khắp chốn cùng nơi, cũng vẫn tuyệt âm vô tín. Nước lụt mênh mang như thế, lại đang cuộn chảy mãi ra biển, họ cho là con gái xảy chân đã trôi ra biển mất rồi. Thế là ông bà gào thét, khóc than thảm thiết, sau đó làm lễ cúng chay cho con, và từ đấy trở đi, sống âm thầm, rầu rĩ cho đến cuối đời ...
Còn cây gỗ kỳ nam, sau một hồi dập dềnh rồi trôi lên phương Bắc, và cứ thế trôi mãi ... trôi mãi ... Đến khi sóng lặng gió yên thì đã trôi được cả ngàn dặm đường và dạt vào bờ ...
Một buổi sáng dân địa phương nọ ra bờ biển, vô cùng ngạc nhiên thấy có cây gỗ lạ rất đẹp trôi từ đâu đến. Họ bảo nhau mang thừng chão ra buộc vào rồi cùng kéo lên bờ, nhưng hàng trăm người xúm vào mà cây vẫn không nhúc nhích. Họ bèn đóng cọc ghim lại để tìm kế sách khác, và cũng từ đấy, dường như ngay tức khắc, tiếng đồn về cây gỗ kỳ lạ đã lan ra khắp cả vùng.
Hoàng tử ở phương Bắc bấy giờ vào tuổi kén vợ, đang đi chu du khắp chốn cùng nơi để tìm cho ra một người ưng ý. Khi đến vùng này, nghe chuyện cây gỗ kỳ lạ, chàng cũng tò mò tìm đến. Thấy cây gỗ đẹp thì có đẹp nhưng cũng không lớn lắm mà sao cả trăm người kéo không được thì chàng lấy làm lạ lắm. Cũng vẫn là tò mò, chàng xắn tay áo lên, bảo mọi người cho mình kéo thử một cái xem sao.
Chiều ý Hoàng tử, mọi người lui cả ra. Nhưng thật vô cùng bất ngờ, khi hoàng tử vừa cầm thừng co tay lại thì cây gỗ cũng lập tức chuyển động, rồi dần dần, theo sức kéo mà tiến vào bờ. Đến khi chạm đất, Hoàng tử kéo mạnh một cái nữa thì cây hoàn toàn đã nằm trên bãi biển.
Mọi người vô cùng phấn khởi, vỗ tay reo hò không ngớt. Xong xuôi, sau khi hỏi ý kiến dân làng, Hoàng tử cho quân lính đem cây gỗ về Kinh đô .
Về phía dân làng, tuy cũng có người còn tiếc rẻ, nhưng đa phần cho rằng, đưa cây gỗ về kinh là hợp lý hơn cả vì như vậy tất cả bàn dân thiên hạ sẽ đều được chiêm ngưỡng. Còn về phía Hoàng tử thì cũng chẳng có vui mừng nào hơn, chàng cho là có duyên cớ, bèn không tiếp tục đi tìm vợ nữa, mà cùng quân lính trở về kinh, cùng với cây gỗ.
Khỏi phải nói, khi về đến Kinh đô thì mọi người, mọi nơi nghe tiếng, nao nức tìm đến xem đông như thế nào. Nhưng rồi sự kiện ấy cũng mau chóng qua đi bởi lẽ mọi người nhìn mãi rồi cũng chán, vì cây đẹp thì có đẹp nhưng chẳng thấy có biểu hiện gì là lạ lùng cả. Mà dân chúng cần là cần sự lạ lùng, xưa nay chưa từng có, chứ không phải là một cái cây đẹp.
Chỉ riêng có Hoàng tử, do chính tay mình đã chứng kiến và thực hiện được một điều kỳ diệu, nên còn giữ mãi trong lòng sự vui mừng và niềm mong đợi. Khi mọi người đã xem chán xem chê, đến mức không còn ai thiết xem nữa, thì Hoàng tử mới sai quân lính đem cây về trước Đông cung để hàng ngày được nhìn ngắm và gần gũi với cây.
Cây quả là đã có tình ý với Hoàng tử thật. Từ đó trở đi, mỗi đêm trăng sáng, Hoàng tử bỗng thấy trong thân gỗ bước ra một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, và cùng lúc, là mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra theo mỗi bước chân của nàng.
Mê mẩn trước người đẹp, Hoàng tử vội vàng chạy tới, nhưng lần nào cũng vậy, hễ cứ giáp mặt, là người con gái lại biến ngay vào trong thân gỗ.
Sau vài lần như thế, Hoàng tử đã nghĩ ra được một cách, cũng khá đơn giản chứ chẳng có gì ghê gớm lắm.Chàng cho mấy người lính hầu đứng nấp ở xung quanh, còn tự mình cũng nấp saÜn ở gần đấy. Khi cô gái vừa xuất hiện thì Hoàng tử đã bước ra nắm chặt lấy tay nàng, và mấy người lính cũng lập tức khiêng cây gỗ đem dấu biến đi. Hoàng tử bảo cô gái hãy vui lòng vì chàng mà ở lại. Cô gái e lệ cúi đầu. Thế rồi, ngay lúc đó chàng dẫn nàng đến trình với đức vua cha và hoàng hậu, kể lại hết đầu đuôi ngọn ngành, và xin cha mẹ hãy tác thành cho họ.
Nhà vua lắng nghe, rồi nói: "Được. Để xem", xong cho gọi thị nữ đưa nàng về phòng riêng, còn Hoàng tử thì trở về Đông cung.
Sáng hôm sau thiết triều, nhà vua cho triệu quan Thái bốc lại để bói xem điều lành điều gở thế nào. Sau khi nghe tấu trình là quẻ đại phúc, nhà vua cả mừng rồi ngay sau đó, cho cử đại lễ để hoàng tử sánh duyên cùng cô gái.
Từ đó, cuộc sum vầy của đôi trai gái diễn ra thật vô cùng êm ả, hạnh phúc. Ba năm sau, họ sinh được một gái và một trai.
Tưởng rằng cuộc tình duyên ấy sẽ mặn nồng mãi mãi đến lúc đầu bạc răng long. Nào ngờ Hoàng tử cũng là kẻ bạc tình, chỉ chung thủy được có mấy năm đầu. Khi vợ đã có con thì chàng ta đâm ra hay chơi bời chứ chẳng quan tâm được như trước. Nay rượu, mai cờ bạc, rồi đi dong duổi khắp nơi, không chú ý gì đến việc dạy dỗ con cái. Nàng đã nhiều lần khuyên can nhưng chàng vẫn chứng nào tật ấy, làm nàng rất chán nản. Vì vậy, ở trong hoàng cung, sống giữa nhung lụa, kẻ hầu người hạ không thiếu, mà nàng cảm thấy bơ vơ, rồi buồn tủi xót xa, chỉ muốn tìm cách bỏ đi, không chút luyến tiếc. Bởi vì con người ta vốn là vậy, nên dẫu là thần thánh, thì khi tình yêu đã hết, tất cả sẽ chỉ là vô nghĩa.
Thế rồi một hôm, nhân khi Hoàng tử bỏ đi chơi lâu ngày, nàng tìm thấy cây kỳ nam mà khi trước bọn lính đã đem dấu biệt. Nàng gọi hai con đến rồi đọc một câu thần chú, thế là cả ba mẹ con cùng nhập vào cây kỳ nam. Cây kỳ nam tự chuyển động rời khỏi hoàng cung rồi lăn xuống sông. Từ sông, kỳ nam dòng nước trôi ra biển. Biển lúc ấy bỗng nhiên nổi luồng gió trái. Và theo chiều gió, cây kỳ nam trôi mãi, trôi mãi ... Cuối cùng trở lại biển phương Nam.
Đến đúng trước cù lao Huân thì gió lặng và cây kỳ nam dừng lại. Cây trôi vào sát mép nước. Từ thân cây, cả ba mẹ con bỗng chốc hiện ra, bước lên bờ, rồi trở về nhà cũ. Cả hai ông bà cha mẹ nuôi lúc ấy đều đã mất. Nhà vắng vẻ tiêu điều. Ba mẹ con bắt tay ngay vào việc dọn dẹp sửa sang cửa nhà, lập bàn thờ cha mẹ, ông bà tổ tiên, rồi cùng làm ăn sinh sống với dân làng. Từ đấy trở đi, quê hương, vùng cù lao Huân mỗi ngày một thêm ấm no, trù phú. Thế rồi đến một hôm, giữa lúc trời quang mây tạnh, trước sự chứng kiến và ngạc nhiên của mọi người, cả ba mẹ con cùng bay vút lên trời ...
Ở phương Bắc, Hoàng tử đi chơi về thấy vợ con mất tích. Tìm cây kỳ nam ngày trước thì cũng chẳng thấy đâu. Chàng hối hận vô cùng, lòng tự nhủ lòng sẽ tìm ra bằng được ba mẹ con, dẫu có phải đi xuống tận địa ngục.
Khi xưa, lúc ở bờ biển chàng có nghe dân chúng nói cây gỗ này trôi từ biển phương Nam lại. Thế là Hoàng tử vào từ biệt vua cha và hoàng hậu, rồi cùng một số gia nhân, binh lính và thủy thủ xuống thuyền, dong buồm vượt biển hướng về phương Nam.
Khi thuyền vừa đúng đến cửa Đại An thì bỗng đâu một trận cuồng phong dữ dội nổi lên. Thuyền đắm, cả Hoàng tử cùng gia nhân thủy thủ đều chìm sâu xuống đáy nước. Nhưng khi cơn bão tan thì tự nhiên biển ở chỗ ấy cũng nổi lên một mô đá nhỏ, vượt cao khỏi mặt nước. Trên mặt mô đá có những hình thù ngoằn ngoèo tựa như những hàng chữ nổi. Từ bao đời nay, đã có nhiều người hay chữ và kiến thức uyên bác đi thuyền tới đó, nhưng chưa ai đọc được đấy là những chữ gì. Và có lẽ như thế nên có thể cho rằng, những điều bí mật của thiên cơ, chắc còn lâu người ở dưới trần gian mới có thể hiểu thấu được hết.
Ba mẹ con nàng tiên đã về trời, nhưng từ đó đến nay vẫn thường hiển linh ở các nơi gần xa quanh vùng cửa Đại An, vùng cù lao Huân, cù lao Yến. Vì vậy dân đi biển, đi đánh cá, đi tìm tổ yến vẫn thường bày lễ vật, thắp hương rồi hướng mặt lên trời cao cầu xin sự che chở, phù hộ độ trì của nàng tiên, mà từ đó trở đi được kính cẩn tôn xưng là bà chúa Ngọc.
Bà chúa Ngọc còn được gọi là bà chúa tiên hay Thánh mẫu Thiên Ya na, theo cách gọi của người Chăm pa, một dân tộc đã định cư lâu dài ở vùng đất này. Từ Huế đến Nha Trang ở đâu cũng có điện thờ bà chúa Ngọc. Triều Nguyễn có sắc thượng phong cho bà là "Hồng Nhân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần".
Tại Nha Trang có tháp lớn cao sáu trượng để thờ bà chúa Ngọc. Lại có cả những tháp nhỏ xung quanh để thờ Hoàng tử, hai người con và hai ông bà bố mẹ nuôi. Bia đặt trong tháp lớn do chính tay quan đại thần Phan Thanh Giản thời Tự Đức soạn.
Trước kia, hàng năm triều Nguyễn đều ủy thác cho bộ Lễ về đây làm lễ quốc tế.
Title: Re: CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Post by: QUANGKHAI on 18/05/07, 00:05
Post by: QUANGKHAI on 18/05/07, 00:05
Ba Chàng Rể
Hai vợ chồng nhà nọ khá giàu có cũng chỉ sinh được một cô con gái. Cô này có nhan sắc. Có ba chàng trai ngấp nghé làm rể: Một tú tài, một khóa sinh và một nông dân. Chẳng may phú ông qua đời, bà vợ bảo: "Ai làm bài văn tế ông nghe mà cảm động thảm thiết sẽ gả con gái cho".
Tưởng văn chương là nghề múa tay trong bị, chàng tú tài làm một bài văn chữ Hán đối nhau chan chát và đầy điển tích, nhưng mới bắt đầu đọc chữ "duy" đã bị anh chàng nông dân đứng lên cãi: "Duy là giữ lại. Bố chết được chôn cất là hay, tại sao lại bảo giữ lại". Không ngờ bị một anh vô học phá ngang, chàng tú tài bèn bỏ ra về. Đến chàng thứ hai nhờ người gàbài văn tế mở đầu cũng có chữ "duy". Thấy đọc "duy" bị bắt bẻ, anh bèn đọc "di" nhưng lại bị anh nông dân bác: "di" là dời, bố chết chưa được mồ yên mả ấm lại bảo dời đi đâu?". Thẹn quá, anh chàng cũng bỏ luôn. Đến lượt anh nông dân, chẳng tài văn chương giấy má gì cả, đến trước quan tài, quỳ xuống vừa khóc vừa khấn nôm:
Ô hô! Ô hô! Ô hô!
Nhớ ông xưa:
Mình tròn trùng trục, râu dài lê thê
Ăn rồi: phát bờ, dọn khe, đan mủng đan sề
Ru con ẵm cháu, trồng cà dái dê.
Ông bỏ đi mô (đâu)? Ông lại chẳng về.
Nói đến đó, bà vợ người quá cố xúc động quá, khóc sướt mướt. Thế là anh chàng nông dân được làm rể.
Hai vợ chồng nhà nọ khá giàu có cũng chỉ sinh được một cô con gái. Cô này có nhan sắc. Có ba chàng trai ngấp nghé làm rể: Một tú tài, một khóa sinh và một nông dân. Chẳng may phú ông qua đời, bà vợ bảo: "Ai làm bài văn tế ông nghe mà cảm động thảm thiết sẽ gả con gái cho".
Tưởng văn chương là nghề múa tay trong bị, chàng tú tài làm một bài văn chữ Hán đối nhau chan chát và đầy điển tích, nhưng mới bắt đầu đọc chữ "duy" đã bị anh chàng nông dân đứng lên cãi: "Duy là giữ lại. Bố chết được chôn cất là hay, tại sao lại bảo giữ lại". Không ngờ bị một anh vô học phá ngang, chàng tú tài bèn bỏ ra về. Đến chàng thứ hai nhờ người gàbài văn tế mở đầu cũng có chữ "duy". Thấy đọc "duy" bị bắt bẻ, anh bèn đọc "di" nhưng lại bị anh nông dân bác: "di" là dời, bố chết chưa được mồ yên mả ấm lại bảo dời đi đâu?". Thẹn quá, anh chàng cũng bỏ luôn. Đến lượt anh nông dân, chẳng tài văn chương giấy má gì cả, đến trước quan tài, quỳ xuống vừa khóc vừa khấn nôm:
Ô hô! Ô hô! Ô hô!
Nhớ ông xưa:
Mình tròn trùng trục, râu dài lê thê
Ăn rồi: phát bờ, dọn khe, đan mủng đan sề
Ru con ẵm cháu, trồng cà dái dê.
Ông bỏ đi mô (đâu)? Ông lại chẳng về.
Nói đến đó, bà vợ người quá cố xúc động quá, khóc sướt mướt. Thế là anh chàng nông dân được làm rể.