Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: QUANGKHAI on 27/05/07, 21:52 Return to Full Version
Title: BẾN SÔNG BUỒN - Trần Nguyên Ý Anh
Post by: QUANGKHAI on 27/05/07, 21:52
Post by: QUANGKHAI on 27/05/07, 21:52
BẾN SÔNG BUỒN
Chiều đã xuống trên sông. Gió đã trở lạnh. Con đường đất vắng tanh không một bóng người. Chị Hoà nhìn chiếc xuồng cũ kỹ của mình rồi nhìn lại bến sông. Chị bất giác thở dài và hy vọng Thuận sẽ về.
Chị ơi! Khi nào lớn lên em làm bác sĩ để trị bệnh cho chị nghe! ừ! - Chị ơi! Em không lấy vợ đâu, em sẽ sống với chị nghe! ừ! - Chị ơi!... Thôi đi, cứ nói xàm hoài, đi mau lên trời sắp mưa rồi!Những năm tháng của thời thơ ấu cũng qua đi. Thuận bây giờ đã học lớp mười hai. Chị Hoà chỉ học hết lớp chín rồi nghỉ luôn. Chị Hoà học rất giỏi nhưng sao lại nghỉ nửa chừng, Thuận không hiểu được vì lúc chị Hoà nghỉ học Thuận mới học lớp năm.
Thuận không hiểu là phải vì lúc ấy Thuận mới lên mười, chị Hoà phải nghỉ học vì má không thể nuôi hai đứa đi học cùng một lúc. Và một điều quan trọng nữa: chị Hoà đâu phải là con ruột của ba má.
Năm ấy má vừa sanh Thuận được mấy ngày thì có một người đàn bà trông nghèo khổ lắm dắt theo một đưá con gái chừng năm, sáu tuổi đến nhà. Người đàn bà than thở hoàn cảnh của mình, chồng bệnh nặng nằm viện cần tiền cứu chữa. Hoàn cảnh quá nhặt nghèo nên muốn cho đứa con này và xin một ít tiền lo chạy chữa cho chồng.
Chị Hoà trở thành con của ba má từ đó.
Năm chị Hoà học lớp chín là năm ba má mất. Ba bị tai nạn lúc theo ghe lưới ra khơi. Bữa đó có giông đột xuất. Ghe lưới nhỏ nên vô bờ không kịp. Ghe chìm và cả bốn người đều không sống sót. Má nằm luôn cả tuần không dậy nổi. Hoà cáng đáng mọi việc. Từ đó, chị Hoà nghỉ học để phụ làm với má nuôi em.
Chị Hoà thương Thuận lắm, dù trong thâm tâm chị đã biết Thuận không phải là em ruột của mình. Hồi nhỏ Thuận đày chị Hoà dữ lắm. Mùa mưa đi học, qua những chỗ đường xấu nước đọng, chị Hoà phải cõng Thuận trên lưng. Được hai củ khoai chị Hoà chỉ ăn nửa củ. Thuận phá phách bị má đánh đòn chị Hoà xin được bị đòn thay em...
Thuận lớn lên trong sự thương yêu, đùm bọc của chị. Lúc phải nghỉ học chị Hoà buồn lắm. Nhưng khi nghĩ tới Thuận chị Hoà hết buồn ngay.
Chị Hoà làm đủ mọi việc để kiếm tiền và giúp má. Kiếm được con cá, mớ rau chị Hoà đi chợ bán. Có tiền, chị mua tập vở cho Thuận. Chị không nghĩ tới mình.
Lúc nhỏ Thuận cũng chẳng thích chơi với ai ngoài chị Hoà. Những lúc rảnh rỗi hai chị em ra vườn chơi cất nhà chòi. Thuận thường nói:
- Mai mốt lớn lên em có nhiều tiền mình không ở nhà lá nữa nghe chị! ừ!- Em làm bác sĩ để khi nào chị bịnh em lo nghe chị! ừ!Những lúc như vậy, chị Hoà thấy vui lắm. Thuận học giỏi lại biết ước mơ. Không hiểu sao nó cứ mơ làm bác sĩ.
Thuận tốt nghiệp cấp hai và được tuyển thẳng vào lớp mười. Má vui mừng khôn xiết. Chị Hoà vui hơn cả má. Chị trồng thêm rau để bán. Chị theo con nước kiếm tôm cá cho Thuận có thêm tiền sách vở và quần áo mới. Chị nghĩ lên lớp mười ra huyện học sợ Thuận thua kém bạn bè.
Thuận về huyện học ngày đầu chị Hoà đưa Thuận đi. Hai chị em phải gởi xe đạp bên sông vì đường trong đồng lầy lội lắm! Chị Hoà bơi xuồng, Thuận ngồi loay hoay vì sợ bộ đồ mới của mình bị dính bùn. Bộ đồ này chị Hoà đưa Thuận đi may ở tiệm may tận ngoài phố huyện. Chị vui vì Thuận càng lớn càng khoẻ đẹp ra.
- Chị ơi! Chị đưa bữa nay thôi, mai mốt em đi một mình nghe chị!- ừ! Thì đi một mình. Lớn rồi chứ bộ! Bữa nay chị đi theo bởi vì bữa đầu mà.Qua sông hai chị em đèo nhau trên chiếc xe đạp mới. Để mua được chiếc xe đạp này chị Hoà phải thức suốt mấy đêm liền đón con nước rong chờ con tôm con tép.
Ngôi trường cấp ba của huyện mới được xây thêm hai dãy phòng học nữa. Thuận thấy hồi hộp lắm vì ngôi trường quá xa lạ với mình. Chị Hoà hết quan sát dãy phòng lại nhìn theo các thầy cô đi đi, lại lại. Lòng chị buồn vui lẫn lộn. Buồn vì mình không còn đi học, không được bước chân vào ngôi trường đẹp đẽ, khang trang này. Vui vì Thuận được học ở đây mà được tuyển thẳng nữa.
Hai năm trôi qua nhanh quá! Thuận bây giờ đã học lớp mười hai. Thuận vẫn đi về mỗi ngày trên con đường trải đá và bến sông quen thuộc cũng đã bao lần in dấu chân mình.
Chị Hoà vẫn tảo tần giúp má nuôi em. Chị Hoà bây giờ đã bước vào tuổi hai ba. Đã có mấy đám cậy người dạm hỏi, nhưng đám nào chị Hoà cũng từ chối. Có lần Thuận ghẹo chị:
- Sao chị không ưng đám đó? Em thấy người ta cũng được chứ bộ!
- Ưng hay không mắc mớ gì tới em? Chị còn phải nuôi em học. Bộ bây giờ em không muốn làm bác sĩ nữa sao?
Thuận vô tâm quá! Nó không nghĩ được nếu chị Hoà lấy chồng rồi ai kiếm tiền nuôi nó ăn học đây. Cái chết của ba đã làm má suy sụp hẳn. Mới ngoài bốn mươi mà mái tóc má đã bạc nhiều. Lúc ba còn sống, má vốn đã yếu đuối rồi. Bây giờ mà mới chỉ loay hoay việc nhà. Công việc nặng nhọc bên ngoài chị Hoà gánh hết. Thuận cũng không phải đứa lười biếng. Nó muốn phụ làm với chị nhưng chị Hoà đâu cho, chị Hoà thường nói đùa:
- Em chỉ phải lo học để sau này làm bác sĩ thôi! Má nay bịnh mai đau. Sau này nhờ em lo cho má.
Nghe lời chị, Thuận gắng hết sức học hành.
Mùa thi năm đó Thuận đậu với số điểm cao nhất trường và mãi đến bây giờ Thuận vẫn ước mơ làm bác sĩ. Chị Hoà vui không tả xiết. Má bây giờ nay yếu, mai đau. Chị Hoà tất tả ngược xuôi lo tiền cho Thuận vào đại học.
Má thường rơm rớm nước mắt. Má đâu ngờ chút lòng từ tâm ngày trước nuôi một đứa trẻ bơ vơ mà lại được hưởng quá nhiều như ngày nay. Chị Hoà lo cho Thuận không thiếu thứ gì để Thuận yên tâm học. Má càng ngày càng yếu đi.
Thuận đậu vào trường Y được hai tháng thì má mất. Chị Hoà khóc dữ lắm. Thuận buồn da diết trong những ngày làm đám. Sau khi chôn má xong, Thuận đòi nghỉ học đi kiếm việc làm. Thuận không muốn chị Hoà vất vả nữa. Hoà đùng đùng nổi giận:
Bộ em muốn má chết còn buồn sao? Em phải học để vong hồn má được vui. Chị còn sức lo cho em mà!
Thuận biết không dễ gì lay chuyển được chị Hoà nên phải tiếp tục con đường học vấn.
Thuận đưa về ba người bạn nữa. Chị Hoà bơi xuồng đón Thuận ở bến sông xưa. Mùa này đã có chướng non. Bông so đũa lác đác nở sớm trước nhà. Thuận giới thiệu với chị Hoà cô bạn gái thân nhất của mình là Diệu. Diệu cùng khoa với Thuận và hai cô cậu coi mòi đã mến yêu nhau.
Cuối cùng thì mơ ước từ thuở ấu thơ của Thuận đã được chị Hoà chắp cánh thành công rồi. Thuận ra trường và được công tác tại thành phố vì đậu điểm cao. Chị Hoà vui như chính mình tốt nghiệp. Bây giờ chị đã qua tuổi ba mươi. Người dân quê đã coi tuổi ba mươi là tuổi lỡ thời. Người ta chấp nhận chị với đời sống độc thân như một điều tự nhiên không cần thắc mắc. Ngày ngày chị vẫn qua lại bến sông này để đến chợ bán con cá, cọng rau... Chị chưa một lần nghĩ tới nỗi cô đơn của mình. Trong lòng chị, cuộc đời của Thuận là của mình. Sự thành đạt của Thuận là của chị. Chị bán hết số đồ nữ trang dành dụm từ lâu thuê cho Thuận một căn nhà để vừa làm chỗ ở vừa làm phòng khám bệnh tư.
Một năm sau, Thuận về nói với chị sẽ cưới Diệu. Chị Hoà lại tất bật nữa. Thuận không làm đám cưới ở quê vì sợ bạn bè đi lại khó khăn. Anh tổ chức tiệc cưới ở thành phố và chị Hoà lên dự. Hoà buồn vì Thuận đã xa mình từng bước. Chị buồn nhưng không để lộ ra. Diệu là cô gái tỉnh thành lại cao học. Cuộc sống của cô không giống với Hoà. ở Diệu chỉ có tình yêu đối với chồng. Cô không có sự đồng cảm với Hoà, cô không yêu cũng không ghét người chị chồng quê mùa chân chất này.Vợ chồng Thuận ít khi về thăm chị. Nhịp sống ở thành phố với những ràng buộc nhất định của nó đã làm Thuận quên dần những kỷ niệm đẹp ngày xưa. Những thành đạt quá sớm và lối sống đua chen đã làm Thuận phải chạy theo ánh hào quang rực rỡ cuả một người có vị trí cao trong xã hội. Thuận cũng nghĩ đến chị Hoà chứ chẳng không nhưng nghĩ đến chỉ có nghĩa là gửi tiền, gửi quà và dăm ba câu thăm hỏi. Có lần, Thuận nhắn chị Hoà lên nhà mình và đề nghị chị bán hết đất đai ở dưới quê đi rồi lên đây sống với vợ chồng anh. Chị Hoà không đồng ý. Chị nói với giọng buồn buồn:ở dưới có mồ mả ông bà và ba má, chị phải ở lại trông coi. Với lại, chị không thích cuộc sống ở thành phố đâu, ngột ngạt quá!Diệu cũng muốn chị Hoà lên nhưng không phải vì thương yêu chị Diệu muốn sanh đứa con đầu lòng có người chăm sóc.
Chị Hoà lại trở về quê. Về với những công việc thường ngày của chị. Diệu sanh đứa thứ nhất rồi đứa thứ hai. Thuận ra trường đã được mười năm. Chị Hoà đã già thêm mười tuổi... Bây giờ chị không còn lặn ngụp dưới sông hay ngoài đồng để kiếm tôm kiếm cá nữa. Chị trồng thêm một số cây ăn trái trên đất rẫy ngày xưa để chuẩn bị cho tuổi già. Căn nhà của ba má để lại đã cũ nát rồi. Năm ngoái, Thuận về chơi một ngày và mang tiền về cho chị xây lại ngôi nhà khang trang hơn. Chị Hoà cũng vui vì ba má đã được ở trong ngôi nhà mơ ước. Lời nói ngày nào của Thuận vẫn còn văng vẳng đâu đây:
- Chị ơi! Mai mốt có tiền em sẽ xây nhà tường cho chị ở nghe chị!
Những lời nói ngây ngô ngày nào của Thuận đã được thực hiện gần hết rồi. Duy chỉ một điều vẫn không làm được là chị Hoà không ở bên Thuận như điều mơ ước ngày xưa.
Chị Hoà vừa nhận được tin vui từ tuần trước: Thuận sẽ đưa vợ con về ăn tết ở quê. Chị Hoà chuẩn bị như thể ngày xưa người ta đón quan trạng về nhà. Chị mua sắm thêm đủ thứ, chỉ sợ nhà không còn đủ tiện nghi. Chị làm thêm những thứ bánh mứt ngày xưa Thuận thích chất đầy cả tủ. Hàng xóm chưa thấy chị vui như thế bao giờ.
Tối hai mươi chín tết chị không tài nào ngủ được. Cứ trằn trọc suy nghĩ vẩn vơ, chị trở dậy từ ba giờ sáng nấu cơm, làm thức ăn và dọn cúng ba má sớm hơn mọi năm. Buổi trưa, chị ra bến sông ngồi đợi.
Màu nắng trên sông trưa nay sao như nhạt nhoà hơn những ngày thường. Chị Hoà ngồi dưới bóng cây bằng lăng già cỗi, mắt cứ đăm đăm nhìn ra con đường đất dẫn đến bờ sông. Chiếc xuồng cũ kỹ từ mấy chục năm nay như một chứng nhân già nua mỏi mệt nằm im nghe tiếng nước vỗ róc rách vào thân mình.
Gió chướng mơn man, dòng sông lăn tăn gợn sóng. Chị Hoà ngồi đó... đợi chờ. Hình ảnh quá khứ lại về. Chị cõng Thuận đi qua những khúc đường lầy lội vào những ngày mưa. Hai chị em tắm sông vào những trưa hè. Rồi chị đưa Thuận lên huyện học. Má chết... Thuận đậu vào đại học và ra trường... tất cả, tất cả như những đoạn phim liên tục trở về trong dòng suy tưởng của chị. Gió vẫn mơn man, nắng vẫn nhạt nhoà. Có tiếng bìm bịp báo nước đâu đây. Chị Hoà vẫn ngồi đó trên bến sông buồn muôn thuở như gốc bằng lăng già đã có mặt ở đây và chứng kiến bao nhiêu cuộc tiễn đưa...
Chiều đã xuống trên sông. Gió đã trở lạnh. Con đường đất vắng tanh không một bóng người. Chị Hoà nhìn chiếc xuồng cũ kỹ của mình rồi nhìn lại bến sông. Chị bất giác thở dài. Nó sẽ về mà! Chắc nó sẽ về thôi!
Trần Nguyên ý Anh
Chiều đã xuống trên sông. Gió đã trở lạnh. Con đường đất vắng tanh không một bóng người. Chị Hoà nhìn chiếc xuồng cũ kỹ của mình rồi nhìn lại bến sông. Chị bất giác thở dài và hy vọng Thuận sẽ về.
Chị ơi! Khi nào lớn lên em làm bác sĩ để trị bệnh cho chị nghe! ừ! - Chị ơi! Em không lấy vợ đâu, em sẽ sống với chị nghe! ừ! - Chị ơi!... Thôi đi, cứ nói xàm hoài, đi mau lên trời sắp mưa rồi!Những năm tháng của thời thơ ấu cũng qua đi. Thuận bây giờ đã học lớp mười hai. Chị Hoà chỉ học hết lớp chín rồi nghỉ luôn. Chị Hoà học rất giỏi nhưng sao lại nghỉ nửa chừng, Thuận không hiểu được vì lúc chị Hoà nghỉ học Thuận mới học lớp năm.
Thuận không hiểu là phải vì lúc ấy Thuận mới lên mười, chị Hoà phải nghỉ học vì má không thể nuôi hai đứa đi học cùng một lúc. Và một điều quan trọng nữa: chị Hoà đâu phải là con ruột của ba má.
Năm ấy má vừa sanh Thuận được mấy ngày thì có một người đàn bà trông nghèo khổ lắm dắt theo một đưá con gái chừng năm, sáu tuổi đến nhà. Người đàn bà than thở hoàn cảnh của mình, chồng bệnh nặng nằm viện cần tiền cứu chữa. Hoàn cảnh quá nhặt nghèo nên muốn cho đứa con này và xin một ít tiền lo chạy chữa cho chồng.
Chị Hoà trở thành con của ba má từ đó.
Năm chị Hoà học lớp chín là năm ba má mất. Ba bị tai nạn lúc theo ghe lưới ra khơi. Bữa đó có giông đột xuất. Ghe lưới nhỏ nên vô bờ không kịp. Ghe chìm và cả bốn người đều không sống sót. Má nằm luôn cả tuần không dậy nổi. Hoà cáng đáng mọi việc. Từ đó, chị Hoà nghỉ học để phụ làm với má nuôi em.
Chị Hoà thương Thuận lắm, dù trong thâm tâm chị đã biết Thuận không phải là em ruột của mình. Hồi nhỏ Thuận đày chị Hoà dữ lắm. Mùa mưa đi học, qua những chỗ đường xấu nước đọng, chị Hoà phải cõng Thuận trên lưng. Được hai củ khoai chị Hoà chỉ ăn nửa củ. Thuận phá phách bị má đánh đòn chị Hoà xin được bị đòn thay em...
Thuận lớn lên trong sự thương yêu, đùm bọc của chị. Lúc phải nghỉ học chị Hoà buồn lắm. Nhưng khi nghĩ tới Thuận chị Hoà hết buồn ngay.
Chị Hoà làm đủ mọi việc để kiếm tiền và giúp má. Kiếm được con cá, mớ rau chị Hoà đi chợ bán. Có tiền, chị mua tập vở cho Thuận. Chị không nghĩ tới mình.
Lúc nhỏ Thuận cũng chẳng thích chơi với ai ngoài chị Hoà. Những lúc rảnh rỗi hai chị em ra vườn chơi cất nhà chòi. Thuận thường nói:
- Mai mốt lớn lên em có nhiều tiền mình không ở nhà lá nữa nghe chị! ừ!- Em làm bác sĩ để khi nào chị bịnh em lo nghe chị! ừ!Những lúc như vậy, chị Hoà thấy vui lắm. Thuận học giỏi lại biết ước mơ. Không hiểu sao nó cứ mơ làm bác sĩ.
Thuận tốt nghiệp cấp hai và được tuyển thẳng vào lớp mười. Má vui mừng khôn xiết. Chị Hoà vui hơn cả má. Chị trồng thêm rau để bán. Chị theo con nước kiếm tôm cá cho Thuận có thêm tiền sách vở và quần áo mới. Chị nghĩ lên lớp mười ra huyện học sợ Thuận thua kém bạn bè.
Thuận về huyện học ngày đầu chị Hoà đưa Thuận đi. Hai chị em phải gởi xe đạp bên sông vì đường trong đồng lầy lội lắm! Chị Hoà bơi xuồng, Thuận ngồi loay hoay vì sợ bộ đồ mới của mình bị dính bùn. Bộ đồ này chị Hoà đưa Thuận đi may ở tiệm may tận ngoài phố huyện. Chị vui vì Thuận càng lớn càng khoẻ đẹp ra.
- Chị ơi! Chị đưa bữa nay thôi, mai mốt em đi một mình nghe chị!- ừ! Thì đi một mình. Lớn rồi chứ bộ! Bữa nay chị đi theo bởi vì bữa đầu mà.Qua sông hai chị em đèo nhau trên chiếc xe đạp mới. Để mua được chiếc xe đạp này chị Hoà phải thức suốt mấy đêm liền đón con nước rong chờ con tôm con tép.
Ngôi trường cấp ba của huyện mới được xây thêm hai dãy phòng học nữa. Thuận thấy hồi hộp lắm vì ngôi trường quá xa lạ với mình. Chị Hoà hết quan sát dãy phòng lại nhìn theo các thầy cô đi đi, lại lại. Lòng chị buồn vui lẫn lộn. Buồn vì mình không còn đi học, không được bước chân vào ngôi trường đẹp đẽ, khang trang này. Vui vì Thuận được học ở đây mà được tuyển thẳng nữa.
Hai năm trôi qua nhanh quá! Thuận bây giờ đã học lớp mười hai. Thuận vẫn đi về mỗi ngày trên con đường trải đá và bến sông quen thuộc cũng đã bao lần in dấu chân mình.
Chị Hoà vẫn tảo tần giúp má nuôi em. Chị Hoà bây giờ đã bước vào tuổi hai ba. Đã có mấy đám cậy người dạm hỏi, nhưng đám nào chị Hoà cũng từ chối. Có lần Thuận ghẹo chị:
- Sao chị không ưng đám đó? Em thấy người ta cũng được chứ bộ!
- Ưng hay không mắc mớ gì tới em? Chị còn phải nuôi em học. Bộ bây giờ em không muốn làm bác sĩ nữa sao?
Thuận vô tâm quá! Nó không nghĩ được nếu chị Hoà lấy chồng rồi ai kiếm tiền nuôi nó ăn học đây. Cái chết của ba đã làm má suy sụp hẳn. Mới ngoài bốn mươi mà mái tóc má đã bạc nhiều. Lúc ba còn sống, má vốn đã yếu đuối rồi. Bây giờ mà mới chỉ loay hoay việc nhà. Công việc nặng nhọc bên ngoài chị Hoà gánh hết. Thuận cũng không phải đứa lười biếng. Nó muốn phụ làm với chị nhưng chị Hoà đâu cho, chị Hoà thường nói đùa:
- Em chỉ phải lo học để sau này làm bác sĩ thôi! Má nay bịnh mai đau. Sau này nhờ em lo cho má.
Nghe lời chị, Thuận gắng hết sức học hành.
Mùa thi năm đó Thuận đậu với số điểm cao nhất trường và mãi đến bây giờ Thuận vẫn ước mơ làm bác sĩ. Chị Hoà vui không tả xiết. Má bây giờ nay yếu, mai đau. Chị Hoà tất tả ngược xuôi lo tiền cho Thuận vào đại học.
Má thường rơm rớm nước mắt. Má đâu ngờ chút lòng từ tâm ngày trước nuôi một đứa trẻ bơ vơ mà lại được hưởng quá nhiều như ngày nay. Chị Hoà lo cho Thuận không thiếu thứ gì để Thuận yên tâm học. Má càng ngày càng yếu đi.
Thuận đậu vào trường Y được hai tháng thì má mất. Chị Hoà khóc dữ lắm. Thuận buồn da diết trong những ngày làm đám. Sau khi chôn má xong, Thuận đòi nghỉ học đi kiếm việc làm. Thuận không muốn chị Hoà vất vả nữa. Hoà đùng đùng nổi giận:
Bộ em muốn má chết còn buồn sao? Em phải học để vong hồn má được vui. Chị còn sức lo cho em mà!
Thuận biết không dễ gì lay chuyển được chị Hoà nên phải tiếp tục con đường học vấn.
Thuận đưa về ba người bạn nữa. Chị Hoà bơi xuồng đón Thuận ở bến sông xưa. Mùa này đã có chướng non. Bông so đũa lác đác nở sớm trước nhà. Thuận giới thiệu với chị Hoà cô bạn gái thân nhất của mình là Diệu. Diệu cùng khoa với Thuận và hai cô cậu coi mòi đã mến yêu nhau.
Cuối cùng thì mơ ước từ thuở ấu thơ của Thuận đã được chị Hoà chắp cánh thành công rồi. Thuận ra trường và được công tác tại thành phố vì đậu điểm cao. Chị Hoà vui như chính mình tốt nghiệp. Bây giờ chị đã qua tuổi ba mươi. Người dân quê đã coi tuổi ba mươi là tuổi lỡ thời. Người ta chấp nhận chị với đời sống độc thân như một điều tự nhiên không cần thắc mắc. Ngày ngày chị vẫn qua lại bến sông này để đến chợ bán con cá, cọng rau... Chị chưa một lần nghĩ tới nỗi cô đơn của mình. Trong lòng chị, cuộc đời của Thuận là của mình. Sự thành đạt của Thuận là của chị. Chị bán hết số đồ nữ trang dành dụm từ lâu thuê cho Thuận một căn nhà để vừa làm chỗ ở vừa làm phòng khám bệnh tư.
Một năm sau, Thuận về nói với chị sẽ cưới Diệu. Chị Hoà lại tất bật nữa. Thuận không làm đám cưới ở quê vì sợ bạn bè đi lại khó khăn. Anh tổ chức tiệc cưới ở thành phố và chị Hoà lên dự. Hoà buồn vì Thuận đã xa mình từng bước. Chị buồn nhưng không để lộ ra. Diệu là cô gái tỉnh thành lại cao học. Cuộc sống của cô không giống với Hoà. ở Diệu chỉ có tình yêu đối với chồng. Cô không có sự đồng cảm với Hoà, cô không yêu cũng không ghét người chị chồng quê mùa chân chất này.Vợ chồng Thuận ít khi về thăm chị. Nhịp sống ở thành phố với những ràng buộc nhất định của nó đã làm Thuận quên dần những kỷ niệm đẹp ngày xưa. Những thành đạt quá sớm và lối sống đua chen đã làm Thuận phải chạy theo ánh hào quang rực rỡ cuả một người có vị trí cao trong xã hội. Thuận cũng nghĩ đến chị Hoà chứ chẳng không nhưng nghĩ đến chỉ có nghĩa là gửi tiền, gửi quà và dăm ba câu thăm hỏi. Có lần, Thuận nhắn chị Hoà lên nhà mình và đề nghị chị bán hết đất đai ở dưới quê đi rồi lên đây sống với vợ chồng anh. Chị Hoà không đồng ý. Chị nói với giọng buồn buồn:ở dưới có mồ mả ông bà và ba má, chị phải ở lại trông coi. Với lại, chị không thích cuộc sống ở thành phố đâu, ngột ngạt quá!Diệu cũng muốn chị Hoà lên nhưng không phải vì thương yêu chị Diệu muốn sanh đứa con đầu lòng có người chăm sóc.
Chị Hoà lại trở về quê. Về với những công việc thường ngày của chị. Diệu sanh đứa thứ nhất rồi đứa thứ hai. Thuận ra trường đã được mười năm. Chị Hoà đã già thêm mười tuổi... Bây giờ chị không còn lặn ngụp dưới sông hay ngoài đồng để kiếm tôm kiếm cá nữa. Chị trồng thêm một số cây ăn trái trên đất rẫy ngày xưa để chuẩn bị cho tuổi già. Căn nhà của ba má để lại đã cũ nát rồi. Năm ngoái, Thuận về chơi một ngày và mang tiền về cho chị xây lại ngôi nhà khang trang hơn. Chị Hoà cũng vui vì ba má đã được ở trong ngôi nhà mơ ước. Lời nói ngày nào của Thuận vẫn còn văng vẳng đâu đây:
- Chị ơi! Mai mốt có tiền em sẽ xây nhà tường cho chị ở nghe chị!
Những lời nói ngây ngô ngày nào của Thuận đã được thực hiện gần hết rồi. Duy chỉ một điều vẫn không làm được là chị Hoà không ở bên Thuận như điều mơ ước ngày xưa.
Chị Hoà vừa nhận được tin vui từ tuần trước: Thuận sẽ đưa vợ con về ăn tết ở quê. Chị Hoà chuẩn bị như thể ngày xưa người ta đón quan trạng về nhà. Chị mua sắm thêm đủ thứ, chỉ sợ nhà không còn đủ tiện nghi. Chị làm thêm những thứ bánh mứt ngày xưa Thuận thích chất đầy cả tủ. Hàng xóm chưa thấy chị vui như thế bao giờ.
Tối hai mươi chín tết chị không tài nào ngủ được. Cứ trằn trọc suy nghĩ vẩn vơ, chị trở dậy từ ba giờ sáng nấu cơm, làm thức ăn và dọn cúng ba má sớm hơn mọi năm. Buổi trưa, chị ra bến sông ngồi đợi.
Màu nắng trên sông trưa nay sao như nhạt nhoà hơn những ngày thường. Chị Hoà ngồi dưới bóng cây bằng lăng già cỗi, mắt cứ đăm đăm nhìn ra con đường đất dẫn đến bờ sông. Chiếc xuồng cũ kỹ từ mấy chục năm nay như một chứng nhân già nua mỏi mệt nằm im nghe tiếng nước vỗ róc rách vào thân mình.
Gió chướng mơn man, dòng sông lăn tăn gợn sóng. Chị Hoà ngồi đó... đợi chờ. Hình ảnh quá khứ lại về. Chị cõng Thuận đi qua những khúc đường lầy lội vào những ngày mưa. Hai chị em tắm sông vào những trưa hè. Rồi chị đưa Thuận lên huyện học. Má chết... Thuận đậu vào đại học và ra trường... tất cả, tất cả như những đoạn phim liên tục trở về trong dòng suy tưởng của chị. Gió vẫn mơn man, nắng vẫn nhạt nhoà. Có tiếng bìm bịp báo nước đâu đây. Chị Hoà vẫn ngồi đó trên bến sông buồn muôn thuở như gốc bằng lăng già đã có mặt ở đây và chứng kiến bao nhiêu cuộc tiễn đưa...
Chiều đã xuống trên sông. Gió đã trở lạnh. Con đường đất vắng tanh không một bóng người. Chị Hoà nhìn chiếc xuồng cũ kỹ của mình rồi nhìn lại bến sông. Chị bất giác thở dài. Nó sẽ về mà! Chắc nó sẽ về thôi!
Trần Nguyên ý Anh