Cổng vào tri thức => Ăn mặc - Sức khỏe - Mẹo vặt => Topic started by: hoatim on 28/05/07, 14:48 Return to Full Version
Title: Tuyệt chiêu cho các nàng vụng
Post by: hoatim on 28/05/07, 14:48
Post by: hoatim on 28/05/07, 14:48
Là cô nàng rất đoảng về bếp núc, nhưng không muốn bị "mất điểm" khi về làm dâu, bạn có 3 giải pháp: Lấy anh chồng thật khéo, đảm đang; tìm bà mẹ chồng thông cảm hoặc cũng vụng về như bạn và sống càng xa nhà chồng càng tốt.
Hòa may mắn trúng trường hợp thứ nhất. Là giám đốc điều hành của một công ty tầm cỡ, cô "không sợ trời không sợ đất", chỉ sợ mỗi cái... bếp gas và bồn rửa chén. May cho Hòa, anh chồng là kỹ sư nhưng nấu ăn cực ngon, giỏi việc nhà lại rất khéo ăn nói.
Ngày đầu tiên về làm dâu, Hòa xung phong rửa chén và may mắn không đánh vỡ chiếc bát nào. Chỉ có điều, mới rửa được 5 phút thì ống nước ở bồn bị nghẽn toàn phần. Nàng dâu mới loay hoay sửa chữa thế nào lại làm ống nước gãy làm đôi. Mếu máo cầu cứu chồng, lát sau Hòa mới được anh "tư vấn", trước khi rửa chén phải đổ hết thức ăn thừa vào thùng rác chứ không được... lùa hết xuống ống. Anh chồng đáng yêu giúp vợ dọn dẹp bãi chiến trường rồi báo cáo với mẹ: "Tại đường ống lâu ngày nên mục hết cả". Nhờ chồng khéo mà làm dâu suốt 8 năm, Hòa vẫn tự hào: "Chỉ cần anh ấy ở nhà là yên tâm... xuống bếp"!
Nhưng tìm được một anh chồng đảm đang khéo vén trong thời buổi cơm hàng cháo chợ này quả thật rất hiếm. 99% đàn ông hiện đại đều không giỏi nội trợ, 1% còn lại sở dĩ biết nấu ăn vì họ làm nghề... đầu bếp. Vì vậy, Bình, một điển hình "vợ thằng Đậu" thời hiện đại, tự nhận mình là rất may mắn khi có bà mẹ chồng cực kỳ thông cảm với con dâu.
Ngay từ ngày hai gia đình gặp mặt, mẹ của Bình đã vui vẻ thú nhận với bà thông gia tương lai: "Cháu nó từ nhỏ chỉ biết học hành chứ không biết nấu nướng bếp núc chi cả". Thấy bà sui vẫn gật gù, mẹ Bình phấn khởi kể tiếp, năm lớp 10, cô con gái bà suýt... đốt nhà trong lần đầu tiên xuống bếp. Ấy thế mà bà mẹ chồng tương lai vẫn thản nhiên, tuyệt không tỏ vẻ gì là kinh hãi.
Sau này, trong một lần tâm sự, bà mới thủ thỉ: "Ngày xưa, mẹ cũng từng... thiêu rụi nguyên cái chuồng lợn sau khi đốt rơm um muỗi cho bầy lợn con". Vì vậy, cô con dâu vụng về bếp núc vẫn được bà thông cảm và làm lơ mỗi khi đánh vỡ bình hoa hay trót nêm nồi canh hơi mặn. Mỗi lần Bình vào bếp, lại thấy mẹ chồng "tình cờ" đi ngang, chỉ con dâu cách nêm món này, nếm món kia. Cô sung sướng: "Mẹ chồng mình là nhất!".
Đấy là chuyện những cô nàng vụng về gặp may mắn. Nhưng nếu bạn không có chồng rành chuyện bếp núc, mẹ chồng lại chẳng dễ cảm thông thì chắc chắn bạn phải nhấp nhổm và hồi hộp khi đối diện với mẹ chồng.
Lúc này, bạn nên dịu dàng thủ thỉ khuyên chồng dọn ra ở riêng một thời gian ngắn, trước khi tập nấu nướng một số món, cắm vài bông hoa hay ít nhất là rửa vài cái chén cho thật sành điệu. Sau khi đã thực hành nhuần nhuyễn các ngón nghề, bạn có thể ung dung về thăm mẹ chồng và biểu diễn "món tủ" cho bà xem.
Còn nếu mẹ chồng đã sớm phát hiện ra chân tướng cô con dâu đoảng ngay từ đầu, có lẽ cách tốt nhất là bạn đi học nấu ăn, nâng cao tay nghề nội trợ. Theo những "chuyên gia làm dâu", các bà mẹ chồng bây giờ rất thông cảm với những cô con dâu hiện đại - luôn đầu tắt mặt tối, vất vả không kém chồng trong việc mưu sinh, nên bạn cũng có thể hy vọng kéo dài những khóa học này.
Hòa may mắn trúng trường hợp thứ nhất. Là giám đốc điều hành của một công ty tầm cỡ, cô "không sợ trời không sợ đất", chỉ sợ mỗi cái... bếp gas và bồn rửa chén. May cho Hòa, anh chồng là kỹ sư nhưng nấu ăn cực ngon, giỏi việc nhà lại rất khéo ăn nói.
Ngày đầu tiên về làm dâu, Hòa xung phong rửa chén và may mắn không đánh vỡ chiếc bát nào. Chỉ có điều, mới rửa được 5 phút thì ống nước ở bồn bị nghẽn toàn phần. Nàng dâu mới loay hoay sửa chữa thế nào lại làm ống nước gãy làm đôi. Mếu máo cầu cứu chồng, lát sau Hòa mới được anh "tư vấn", trước khi rửa chén phải đổ hết thức ăn thừa vào thùng rác chứ không được... lùa hết xuống ống. Anh chồng đáng yêu giúp vợ dọn dẹp bãi chiến trường rồi báo cáo với mẹ: "Tại đường ống lâu ngày nên mục hết cả". Nhờ chồng khéo mà làm dâu suốt 8 năm, Hòa vẫn tự hào: "Chỉ cần anh ấy ở nhà là yên tâm... xuống bếp"!
Nhưng tìm được một anh chồng đảm đang khéo vén trong thời buổi cơm hàng cháo chợ này quả thật rất hiếm. 99% đàn ông hiện đại đều không giỏi nội trợ, 1% còn lại sở dĩ biết nấu ăn vì họ làm nghề... đầu bếp. Vì vậy, Bình, một điển hình "vợ thằng Đậu" thời hiện đại, tự nhận mình là rất may mắn khi có bà mẹ chồng cực kỳ thông cảm với con dâu.
Ngay từ ngày hai gia đình gặp mặt, mẹ của Bình đã vui vẻ thú nhận với bà thông gia tương lai: "Cháu nó từ nhỏ chỉ biết học hành chứ không biết nấu nướng bếp núc chi cả". Thấy bà sui vẫn gật gù, mẹ Bình phấn khởi kể tiếp, năm lớp 10, cô con gái bà suýt... đốt nhà trong lần đầu tiên xuống bếp. Ấy thế mà bà mẹ chồng tương lai vẫn thản nhiên, tuyệt không tỏ vẻ gì là kinh hãi.
Sau này, trong một lần tâm sự, bà mới thủ thỉ: "Ngày xưa, mẹ cũng từng... thiêu rụi nguyên cái chuồng lợn sau khi đốt rơm um muỗi cho bầy lợn con". Vì vậy, cô con dâu vụng về bếp núc vẫn được bà thông cảm và làm lơ mỗi khi đánh vỡ bình hoa hay trót nêm nồi canh hơi mặn. Mỗi lần Bình vào bếp, lại thấy mẹ chồng "tình cờ" đi ngang, chỉ con dâu cách nêm món này, nếm món kia. Cô sung sướng: "Mẹ chồng mình là nhất!".
Đấy là chuyện những cô nàng vụng về gặp may mắn. Nhưng nếu bạn không có chồng rành chuyện bếp núc, mẹ chồng lại chẳng dễ cảm thông thì chắc chắn bạn phải nhấp nhổm và hồi hộp khi đối diện với mẹ chồng.
Lúc này, bạn nên dịu dàng thủ thỉ khuyên chồng dọn ra ở riêng một thời gian ngắn, trước khi tập nấu nướng một số món, cắm vài bông hoa hay ít nhất là rửa vài cái chén cho thật sành điệu. Sau khi đã thực hành nhuần nhuyễn các ngón nghề, bạn có thể ung dung về thăm mẹ chồng và biểu diễn "món tủ" cho bà xem.
Còn nếu mẹ chồng đã sớm phát hiện ra chân tướng cô con dâu đoảng ngay từ đầu, có lẽ cách tốt nhất là bạn đi học nấu ăn, nâng cao tay nghề nội trợ. Theo những "chuyên gia làm dâu", các bà mẹ chồng bây giờ rất thông cảm với những cô con dâu hiện đại - luôn đầu tắt mặt tối, vất vả không kém chồng trong việc mưu sinh, nên bạn cũng có thể hy vọng kéo dài những khóa học này.