Cổng vào tri thức => Không phân loại => Topic started by: vitconhocve on 23/06/07, 22:22 Return to Full Version
Title: .> Còn chờ gì nữa các anh? <.
Post by: vitconhocve on 23/06/07, 22:22
Post by: vitconhocve on 23/06/07, 22:22
Những tác hại chưa được biết nhiều của thuốc lá đối với sức khỏe
Khói thuốc lá chứa tới hơn 4000 hóa chất, trong đó nhiều chất độc hại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khẳng định tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trong đó có ung thư phổi, một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước. Tuy nhiên mỗi ngày, người ta lại biết thêm nhiều tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.
Thuốc lá với da
Da chóng lão hóa
Người hút thuốc nom già hơn người cùng tuổi không hút thuốc. Chỉ cần nhìn kỹ mặt ai, người ta dễ dàng nhận ra người ấy có hút thuốc không. Bởi vì khói thuốc hoạt hóa một gen có trách nhiệm đối với enzym phân hủy collagen, một chất khuôn mẫu ngoại tế bào chiếm tới 70% trọng lượng khô của da. Kết quả là khói thuốc làm da mất tính đàn hồi, xệ và nhǎn.
GS Antony Young ở Trường Y khoa Guy's, Kings & St Thomas, London, Anh Quốc đã đo nồng độ ARN-đưa tin (mRNA) đối với metalloproteinase khuôn 1 (matrix metalloproteinase 1, viết tắt MMP-1) trên da mông của người hút thuốc so với người không hút thuốc, dùng phản ứng chuỗi polymerase thời gian thực định lượng (quantitative real-time polymerase chain reaction).
Giống như phơi da ngoài nắng hứng chịu tia tử ngoại (UV), khói thuốc lá cũng sinh MMP. Men protease-phụ thuộc kẽm này cũng phân hủy collagen. Chất chiết từ khói thuốc lá khởi phát sinh MMP-1 và MMP-3 mRNA ở nguyên bào sợi da in vitro nhưng không tác động lên chất ức chế mô (tissue inhibitor) metalloproteinase-1 (TIM-1) và TIM-3 mRNA. Thế mà các TIM thì ức chế tác dụng tiêu protein của MMP.
Nghiên cứu trên nhóm người hút thuốc và so sánh với người không hút thuốc, cả nam lẫn nữ, tránh các hiệu ứng tương tự của tia UV lúc phơi nắng dễ gây nhầm lẫn, tác giả nhận thấy khói thuốc lá khởi phát tác dụng in vivo sinh MMP-1 mRNA trên da mà không tác động trên TIM-1 mRNA. Mất thǎng bằng MMP-1 và TIM-1 là lý do lão hóa da vì tia nắng cũng như vì khói thuốc lá. Dĩ nhiên số đối tượng được nghiên cứu trong công trình này chưa nhiều nên cần mở rộng hơn nữa.
Ung thư da
Ngoài ung thư phổi, hiện nay tệ hút thuốc gây ra ngày càng nhiều ung thư ngoài phổi như ung thư bàng quang, đầu và cổ, cổ tử cung và cả ung thư da nữa. Tuy các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác nguyên nhân, song về lý thuyết thì hút thuốc gây tổn thương ADN trên da.
Carcinoma tế bào vảy (squamos cell carcinoma), mà có lẽ nguyên nhân chính do phơi nắng kéo dài, là một ung thư hay gặp lúc tuổi già. Tuy là một ung thư da ác tính, song phẫu thuật điều trị được 95% các ca và nếu phẫu thuật sớm sẽ không tái phát. Jan Bavinck, Trung tâm Y học Đại học Leiden, Hà Lan đã xem xét số người hút thuốc trong một nhóm 580 người mắc nhiều loại ung thư da khác nhau. Ông thấy người hút thuốc lá dễ mắc carcinoma tế bào vảy nhiều gấp 3,3 lần so với người không hút. Hút 1 - 10 điếu/ngày, tỉ lệ mắc cao hơn 2,4 lần; 11-20 điếu: 3 lần và trên 21 điếu: 4 lần.
Thuốc lá và rǎng miệng
Vừa ung thư miệng vừa rụng rǎng và viêm quanh rǎng
Thuốc lá gây cặn rǎng rất nặng và trở ngại rất nhiều cho chức nǎng rǎng miệng. Khói thuốc lá làm tǎng nguy cơ ung thư miệng, gây nhiều bệnh lợi và nha chu, cản trở hoạt động của rǎng giả, biến màu rǎng rất mất mỹ quan, hôi mồm, mất cảm giác mùi vị... Nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá tác hại cho việc trồng rǎng, thậm chí gây thải loại rǎng trồng. Thày thuốc khuyên ngừng hút thuốc trước khi trồng rǎng và 8 tuần lễ sau khi trồng rǎng.
Theo Scott Tomar (US Centre for Disease Control and Prevention, đǎng trên Journal of Periodontology 5/00) người hút thuốc dễ mắc bệnh lợi gấp 4 lần so với người không hút. Hút thuốc là nguy cơ chính gây các bệnh quanh rǎng, dễ gây rụng rǎng. Hút thuốc phá hoại hệ miễn dịch, giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lợi. American Academy of Periodontology dẫn ra một thống kê đáng kinh ngạc: nghiên cứu trên 12.000 đối tượng cho thấy những người hút trên 1,5 bao thuốc mỗi ngày thì bị viêm quanh rǎng cao gấp 6 lần so với người không hút; còn hút dưới nửa bao thì cao gấp 3 lần. Tuy nhiên, 11 nǎm sau khi bỏ thuốc lá, thì nguy cơ sẽ bằng người không hút.
Hút thuốc lá và sức khỏe sinh sản
Vô sinh, mãn kinh sớm, thai lạc chỗ, thai chết lưu...
Người ta biết rất rõ mối liên quan giữa thuốc lá với nguy cơ các bệnh tim, phổi, ung thư phổi, song đó là gánh nặng cho nam giới nhiều hơn nữ giới. Nhưng nữ giới lại gặp những vấn đề gay cấn về sức khỏe sinh sản. Hút thuốc lá dần dà làm giảm nồng độ hormon estrogen, do đó làm tǎng nguy cơ xốp xương, ròn xương. Thuốc lá liên quan đến vô sinh, mãn kinh sớm, thai lạc chỗ, sảy thai, thai chết lưu và ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, rất không may là phụ nữ ít quan tâm đến điều đó. American Journal of Obstetrics and Gynecology tháng 4/01 dẫn một nghiên cứu điều tra trên 400 nữ, cả hút thuốc và không, cho thấy gần 80% chưa hiểu có những vấn đề sức khỏe khác nhau liên quan đến thuốc lá giữa nam và nữ. 100% không biết hút thuốc gây các bệnh phổi, tim và ung thư phổi, chỉ 40% biết thuốc lá gây sảy thai; 30% biết thuốc lá gây xốp xương; 27% biết gây thai nghén lạc chỗ; 24% biết tới nguy cơ ung thư cổ tử cung và 17% với nguy cơ mãn kinh sớm. Trong số đối tượng điều tra có nhiều người là nữ nhân viên y tế, song họ không hiểu biết gì hơn dân thường về các nguy cơ này. Những phát hiện nói trên được công bố mấy tuần lễ sau báo cáo của US Surgeon General cho biết hiện nay ở Mỹ, nữ giới chiếm 39% tổng số tử vong mỗi nǎm liên quan đến thuốc lá.
Thuốc lá và não: Nicotin gây tổn thương có chọn lọc
Nicotin tác hại cho fasciculus retroflexus
Bản thân nicotin không sinh ung thư song lại gây nghiện. Nicotin trong thuốc lá làm thoái hóa chọn lọc vùng não tác động đến sự kiểm soát xúc cảm, hứng thú tình dục, động kinh...
Theo bài báo trên Neuropharmacology 11/00 của nhà thần kinh học Gaylor Ellison (Đại học Los Angeles) cho biết amphetamin, cocain, Ecstasy và các chất gây nghiện khác gây tổn thương cho một nửa bó chùm thần kinh quặt sau (fasciculus retroflexus), là cụm dây thần kinh xuất phát từ vùng não ngay sát phía trên đồi não. Nicotin làm thoái hóa nửa còn lại bên kia của chùm thần kinh này - là vùng bị tác động nhiều hơn bởi dùng ma túy lâu dài so với các phần khác của não. Những chất phá hoại một bên cụm dây thần kinh này lại không phá hoại bên bị nicotin làm thoái hóa. Tính chọn lọc đó làm cho nicotin gây hại kín đáo và nguy hiểm khó nhận thấy. Chỉ một nơi trên não bị tác động và fasciculus retroflexus chính là vị trí đặc biệt dễ bị tác động bởi độc lực thần kinh do nicotin gây ra.
V.Bình
Tổng quan từ CNN.com/Health
9/11/00 23/4/01, 26/4/01,22/4/01;
BBC News/Health 27/8/00, 29/12/00 22/3/01, 23/3/01
Khói thuốc lá chứa tới hơn 4000 hóa chất, trong đó nhiều chất độc hại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khẳng định tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trong đó có ung thư phổi, một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước. Tuy nhiên mỗi ngày, người ta lại biết thêm nhiều tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.
Thuốc lá với da
Da chóng lão hóa
Người hút thuốc nom già hơn người cùng tuổi không hút thuốc. Chỉ cần nhìn kỹ mặt ai, người ta dễ dàng nhận ra người ấy có hút thuốc không. Bởi vì khói thuốc hoạt hóa một gen có trách nhiệm đối với enzym phân hủy collagen, một chất khuôn mẫu ngoại tế bào chiếm tới 70% trọng lượng khô của da. Kết quả là khói thuốc làm da mất tính đàn hồi, xệ và nhǎn.
GS Antony Young ở Trường Y khoa Guy's, Kings & St Thomas, London, Anh Quốc đã đo nồng độ ARN-đưa tin (mRNA) đối với metalloproteinase khuôn 1 (matrix metalloproteinase 1, viết tắt MMP-1) trên da mông của người hút thuốc so với người không hút thuốc, dùng phản ứng chuỗi polymerase thời gian thực định lượng (quantitative real-time polymerase chain reaction).
Giống như phơi da ngoài nắng hứng chịu tia tử ngoại (UV), khói thuốc lá cũng sinh MMP. Men protease-phụ thuộc kẽm này cũng phân hủy collagen. Chất chiết từ khói thuốc lá khởi phát sinh MMP-1 và MMP-3 mRNA ở nguyên bào sợi da in vitro nhưng không tác động lên chất ức chế mô (tissue inhibitor) metalloproteinase-1 (TIM-1) và TIM-3 mRNA. Thế mà các TIM thì ức chế tác dụng tiêu protein của MMP.
Nghiên cứu trên nhóm người hút thuốc và so sánh với người không hút thuốc, cả nam lẫn nữ, tránh các hiệu ứng tương tự của tia UV lúc phơi nắng dễ gây nhầm lẫn, tác giả nhận thấy khói thuốc lá khởi phát tác dụng in vivo sinh MMP-1 mRNA trên da mà không tác động trên TIM-1 mRNA. Mất thǎng bằng MMP-1 và TIM-1 là lý do lão hóa da vì tia nắng cũng như vì khói thuốc lá. Dĩ nhiên số đối tượng được nghiên cứu trong công trình này chưa nhiều nên cần mở rộng hơn nữa.
Ung thư da
Ngoài ung thư phổi, hiện nay tệ hút thuốc gây ra ngày càng nhiều ung thư ngoài phổi như ung thư bàng quang, đầu và cổ, cổ tử cung và cả ung thư da nữa. Tuy các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác nguyên nhân, song về lý thuyết thì hút thuốc gây tổn thương ADN trên da.
Carcinoma tế bào vảy (squamos cell carcinoma), mà có lẽ nguyên nhân chính do phơi nắng kéo dài, là một ung thư hay gặp lúc tuổi già. Tuy là một ung thư da ác tính, song phẫu thuật điều trị được 95% các ca và nếu phẫu thuật sớm sẽ không tái phát. Jan Bavinck, Trung tâm Y học Đại học Leiden, Hà Lan đã xem xét số người hút thuốc trong một nhóm 580 người mắc nhiều loại ung thư da khác nhau. Ông thấy người hút thuốc lá dễ mắc carcinoma tế bào vảy nhiều gấp 3,3 lần so với người không hút. Hút 1 - 10 điếu/ngày, tỉ lệ mắc cao hơn 2,4 lần; 11-20 điếu: 3 lần và trên 21 điếu: 4 lần.
Thuốc lá và rǎng miệng
Vừa ung thư miệng vừa rụng rǎng và viêm quanh rǎng
Thuốc lá gây cặn rǎng rất nặng và trở ngại rất nhiều cho chức nǎng rǎng miệng. Khói thuốc lá làm tǎng nguy cơ ung thư miệng, gây nhiều bệnh lợi và nha chu, cản trở hoạt động của rǎng giả, biến màu rǎng rất mất mỹ quan, hôi mồm, mất cảm giác mùi vị... Nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá tác hại cho việc trồng rǎng, thậm chí gây thải loại rǎng trồng. Thày thuốc khuyên ngừng hút thuốc trước khi trồng rǎng và 8 tuần lễ sau khi trồng rǎng.
Theo Scott Tomar (US Centre for Disease Control and Prevention, đǎng trên Journal of Periodontology 5/00) người hút thuốc dễ mắc bệnh lợi gấp 4 lần so với người không hút. Hút thuốc là nguy cơ chính gây các bệnh quanh rǎng, dễ gây rụng rǎng. Hút thuốc phá hoại hệ miễn dịch, giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lợi. American Academy of Periodontology dẫn ra một thống kê đáng kinh ngạc: nghiên cứu trên 12.000 đối tượng cho thấy những người hút trên 1,5 bao thuốc mỗi ngày thì bị viêm quanh rǎng cao gấp 6 lần so với người không hút; còn hút dưới nửa bao thì cao gấp 3 lần. Tuy nhiên, 11 nǎm sau khi bỏ thuốc lá, thì nguy cơ sẽ bằng người không hút.
Hút thuốc lá và sức khỏe sinh sản
Vô sinh, mãn kinh sớm, thai lạc chỗ, thai chết lưu...
Người ta biết rất rõ mối liên quan giữa thuốc lá với nguy cơ các bệnh tim, phổi, ung thư phổi, song đó là gánh nặng cho nam giới nhiều hơn nữ giới. Nhưng nữ giới lại gặp những vấn đề gay cấn về sức khỏe sinh sản. Hút thuốc lá dần dà làm giảm nồng độ hormon estrogen, do đó làm tǎng nguy cơ xốp xương, ròn xương. Thuốc lá liên quan đến vô sinh, mãn kinh sớm, thai lạc chỗ, sảy thai, thai chết lưu và ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, rất không may là phụ nữ ít quan tâm đến điều đó. American Journal of Obstetrics and Gynecology tháng 4/01 dẫn một nghiên cứu điều tra trên 400 nữ, cả hút thuốc và không, cho thấy gần 80% chưa hiểu có những vấn đề sức khỏe khác nhau liên quan đến thuốc lá giữa nam và nữ. 100% không biết hút thuốc gây các bệnh phổi, tim và ung thư phổi, chỉ 40% biết thuốc lá gây sảy thai; 30% biết thuốc lá gây xốp xương; 27% biết gây thai nghén lạc chỗ; 24% biết tới nguy cơ ung thư cổ tử cung và 17% với nguy cơ mãn kinh sớm. Trong số đối tượng điều tra có nhiều người là nữ nhân viên y tế, song họ không hiểu biết gì hơn dân thường về các nguy cơ này. Những phát hiện nói trên được công bố mấy tuần lễ sau báo cáo của US Surgeon General cho biết hiện nay ở Mỹ, nữ giới chiếm 39% tổng số tử vong mỗi nǎm liên quan đến thuốc lá.
Thuốc lá và não: Nicotin gây tổn thương có chọn lọc
Nicotin tác hại cho fasciculus retroflexus
Bản thân nicotin không sinh ung thư song lại gây nghiện. Nicotin trong thuốc lá làm thoái hóa chọn lọc vùng não tác động đến sự kiểm soát xúc cảm, hứng thú tình dục, động kinh...
Theo bài báo trên Neuropharmacology 11/00 của nhà thần kinh học Gaylor Ellison (Đại học Los Angeles) cho biết amphetamin, cocain, Ecstasy và các chất gây nghiện khác gây tổn thương cho một nửa bó chùm thần kinh quặt sau (fasciculus retroflexus), là cụm dây thần kinh xuất phát từ vùng não ngay sát phía trên đồi não. Nicotin làm thoái hóa nửa còn lại bên kia của chùm thần kinh này - là vùng bị tác động nhiều hơn bởi dùng ma túy lâu dài so với các phần khác của não. Những chất phá hoại một bên cụm dây thần kinh này lại không phá hoại bên bị nicotin làm thoái hóa. Tính chọn lọc đó làm cho nicotin gây hại kín đáo và nguy hiểm khó nhận thấy. Chỉ một nơi trên não bị tác động và fasciculus retroflexus chính là vị trí đặc biệt dễ bị tác động bởi độc lực thần kinh do nicotin gây ra.
V.Bình
Tổng quan từ CNN.com/Health
9/11/00 23/4/01, 26/4/01,22/4/01;
BBC News/Health 27/8/00, 29/12/00 22/3/01, 23/3/01
Title: Re: .> Còn chờ gì nữa các anh? <.
Post by: vitconhocve on 23/06/07, 22:25
Post by: vitconhocve on 23/06/07, 22:25
I. Thành phần, độc tính của thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
1. Nicotine:
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
2. Monoxit carbon (khí CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
4. Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
5. Định nghĩa khói thuốc
Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút
ETS rất giống với MS: nó bao gồm hơn 3.800 loại hoá chất. Điều đáng ngạc nhiên là SS có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn MS. Điều này là bởi vì SS thường bị tạp nhiễm hơn MS. SS cũng khác với MS ở chỗ các sản phẩm độc có thể tồn tại dưới dạng khác ví dụ nicotine chủ yếu ở dạng hạt rắn trong khói dòng chính, nhưng lại ở dạng khí trong khói thuốc môi trường
Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác nhau. Kích thuớc các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1-1 micromet trong dòng khói chính, nhưng từ 0,01-1 micromet trong dòng khói phụ. Khi dòng khói phụ bị pha loãng hơn thì kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi. (Theo như định nghĩa thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong dòng khói chính).
II. Các nguy cơ gây bệnh của hút thuốc lá
Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch.... Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
1. Nicotine:
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
2. Monoxit carbon (khí CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
4. Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
5. Định nghĩa khói thuốc
Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút
ETS rất giống với MS: nó bao gồm hơn 3.800 loại hoá chất. Điều đáng ngạc nhiên là SS có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn MS. Điều này là bởi vì SS thường bị tạp nhiễm hơn MS. SS cũng khác với MS ở chỗ các sản phẩm độc có thể tồn tại dưới dạng khác ví dụ nicotine chủ yếu ở dạng hạt rắn trong khói dòng chính, nhưng lại ở dạng khí trong khói thuốc môi trường
Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác nhau. Kích thuớc các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1-1 micromet trong dòng khói chính, nhưng từ 0,01-1 micromet trong dòng khói phụ. Khi dòng khói phụ bị pha loãng hơn thì kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi. (Theo như định nghĩa thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong dòng khói chính).
II. Các nguy cơ gây bệnh của hút thuốc lá
Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch.... Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.
Title: Re: .> Còn chờ gì nữa các anh? <.
Post by: vitconhocve on 23/06/07, 22:26
Post by: vitconhocve on 23/06/07, 22:26
Tác hại của hút thuốc đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
1. Thai chết lưu, chậm phát triển trong tử cung và trọng lượng khi sinh thấp
Hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết lưu do hút thuốc gây các biến chứng ở rau thai và hút thuốc làm thai nhi phát triển chậm trong tử cung. ở những người hút thuốc thì nguy cơ đẻ trẻ ít cân cao gấp 3,4-4 lần. Những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ hút thuốc nhẹ cân hơn so với con của những bà mẹ không hút thuốc trung bình khoảng 170-200 gam do những đứa trẻ này phát triển chưa được đầy đủ. Trọng lượng khi sinh thấp là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sức khoẻ trẻ mới sinh và thậm chí còn gây những biến chứng muộn sau này.
Hút thuốc làm thiếu oxy, giảm dòng máu đến tử cung, giảm vận chuyển các axit amin qua rau thai và làm giảm kẽm (một chất khoáng quan trọng trong quá trình phát triển).
2. Tăng nguy cơ truyền HIV cho thai nhi
Những thai phụ có HIV dương tính thì có thê lây sang cho con, nhưng ở những phụ nữ có hút thuốc thì tỉ lệ này cao hơn. Theo một nghiên cứu ở những bà mẹ có HIV dương tính thì thấy ở những người hút thuốc thì tỷ lệ cao gấp 3,3 lần so với người không hút thuốc.
3. Dị tật bẩm sinh
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ở những thai phụ hút thuốc trên 1bao/ngày khi mang thai thì nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao gấp 1,6 - 2,3 lần so với người không hút thuốc.
4. Tình trạng dị ứng
Các bà mẹ hút thuốc khi mang thai làm cho con của họ có nguy cơ bị dị ứng cao gấp 3 lần so với con của các bà mẹ không hút thuốc.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Khoảng 30% những trường hợp chết đột ngột ở trẻ sơ sinh có thể phòng bằng cách cha mẹ chúng bỏ thuốc.
6. Ảnh hưởng đến trí tuệ của thế hệ sau
Người mẹ hút thuốc lá khi mang thai còn ảnh hưởng lâu dài sau khi sinh. Con của những người hút thuốc thường có khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi và giảm khả năng học tập ở trường. Các nhà nghiên cứu cho rằng các ảnh hưởng đó là do thuốc lá gây giải phóng vào trong máu những chất làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. Sự giảm ôxy cũng có vai trò gây tình trạng này. Các nghiên cứu gần đây thấy rằng ở những đứa con của những người có hút thuốc trong thời kỳ mang thai thì tỉ lệ chậm phát triển trí tuệ tăng hơn 50 % so với người không hút thuốc và tăng 70 % ở những người hút từ 1 bao/ngày trở lên
Title: Re: .> Còn chờ gì nữa các anh? <.
Post by: vitconhocve on 23/06/07, 22:34
Post by: vitconhocve on 23/06/07, 22:34
Bạn hoàn toàn có thể làm được!
Bỏ thuốc lá trong 5 ngày
[/color]Bốn điểm tổng quát cần chú ý
1. Nghiện thuốc là một bệnh mãn tính cũng như là bệnh cao huyết áp hay bệnh [em xin lỗi, em là người chửi bậy] đường, cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công. Nhưng điều quan trọng là:
2. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn bỏ thuốc.
3. Để bỏ thuốc thì quyết tâm là yếu tố quyết định
Hiểu biết + QUYẾT TÂM + Hỗ trợ = THÀNH CÔNG.
4. Có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua:
a) Nghĩ về việc bỏ thuốc
b) Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc
c) Bỏ hẳn thuốc
d) Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá
Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc –
Chọn ngày hợp lý rất quan trọng
• Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc.
• Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng.
• Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngõi chủ động theo ý của mình.
5 ngày trước ngày cai thuốc
1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy.
- Thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tốn tiền, Hút thuốc bất tiện,
- Ảnh hưởng người khác, Gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác...
2. Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc.
3. Dừng mua thuốc lá!
4 ngày trước ngày cai thuốc
1. Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc
Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê ...
2. Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn.
Tăm xỉa răng sau bữa ăn, Hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; Hai Quả cầu lăn trên tay, bút chì ...
3. Hãy nghĩ đến những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc.
3 ngày trước ngày cai thuốc
1. Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ.
- BS gia đình
- Bạn bè, nếu là người đã cai thuốc là tốt nhất.
- Người yêu, vợ, con, đồng nghiệp...
2. Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được khi không phải mua thuốc lá.
- Thưởng cho mình vật gì đó mang tính kỷ niệm.
- Thưởng cho con, cháu vì thành tích học tập...
- Làm các việc có ích khác ...
2 ngày trước ngày cai thuốc
1. Xem lại: khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó.
• Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê
• Sức ép của công việc (Stress)
• Các triệu chứng của "đói" thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu):
- Chóng mặt và nhức đầu; Tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn; Khó tập trung tư tưởng.
- Thèm thuốc; Rối loạn tiêu hoá;
• Tăng cân sau cai nghiện
2. Mua một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì...
3. Cách vượt qua cơn thèm thuốc:
• Uống nhiều nước
• Hít thở sâu
• Không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác: đánh răng, đi bộ, hạt dưa...
• Nói chuyện với người khác
• Trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ bài hát mình thích...
1 ngày trước ngày cai thuốc
1. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.
2. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.
3. Giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá.
4. Buổi tối hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình!
Lên dây cót một lần nữa:
"Cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được"
Ngày cai thuốc
1. Sáng: Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn – ngày bạn cai thuốc lá
2. Hãy tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng.
3. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá.
4. Hãy tự làm cho đầu óc vui sướng hoặc cái gì đó đặc biệt làm phần thưởng cho thành công đầu tiên.
a) Hãy có chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức!
b) Nếu bạn không chịu nổi và hút lại thì cũng đừng bỏ cuộc! Hãy chuẩn bị làm lại từ đầu!Trước khi thành công có người đã phải làm đi làm lại một vài lần!
c) Hãy chia sẻ với bạn bè hoặc gọi cho phòng khám cai nghiện thuốc lá để có thêm kinh nghiệm.
Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá
• Tuần đầu tiên:
‾ Hãy tính mỗi ngày một lần. Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày thứ nhất tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai.
‾ Hãy sử dụng các kỹ thuật đã biết để vượt qua từng ngày một. Các thách thức sẽ giảm dần khoảng sau một tuần.
‾ Có người phải mất 1 - 3 tháng để có cảm giác bình thường như một người không hút thuốc.
• Tuần thứ 2 – 6:
Bạn vẫn còn phải đấu tranh tư tưởng, luôn luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Hãy nói là không hút hôm nay, ngày mai và từng ngày sau nữa.
Những điều nguy hiểm rất cần lưu ý tránh :
– Hút một điếu sẽ chẳng sao! Nếu hút lại là thất bại dù chỉ là một hơi.
– Các buổi tiệc thường có bia rượu, hãy cẩn thận đừng cho phép mình hút thuốc mà hãy cho phép mình được khoẻ mạnh.
– Lúc căng thẳng: Mọi chuyện rồi cũng phải qua đi, và nếu lại hút thuốc bạn hãy tưởng tượng rằng lại phải bắt đầu cai nghiện từ đầu khi mọi chuyện qua đi.
• Từ tuần thứ 7 trở đi : Tuyệt vời ! Bạn đã cai được thuốc. Nhưng cai thuốc là một chuyện, còn sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá lại là một việc khác. Hãy đừng để cho nghị lực của mình bị mềm yếu đến khi bạn không còn đếm ngày đã không hút thuốc và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa!